-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo thực tế chính trị xã hội tỉnh Bắc Ninh - Lạng Sơn | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Vùng đất Bắc Ninh xưa với tên gọi Kinh Bắc đã có từ rất lâu đời và được mang tên Bắc Ninh vào thời nhà Nguyễn(1823). Vào năm 1963, tỉnh Bắc Ninh sáp nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc, từ ngày 1 tháng 1 năm 1997 tỉnh Bắc Ninh lại được tái lập. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thực tế Chính trị Xã hội 79 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Báo cáo thực tế chính trị xã hội tỉnh Bắc Ninh - Lạng Sơn | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Vùng đất Bắc Ninh xưa với tên gọi Kinh Bắc đã có từ rất lâu đời và được mang tên Bắc Ninh vào thời nhà Nguyễn(1823). Vào năm 1963, tỉnh Bắc Ninh sáp nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc, từ ngày 1 tháng 1 năm 1997 tỉnh Bắc Ninh lại được tái lập. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thực tế Chính trị Xã hội 79 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
MỤC LỤC
1. Mục đích, kế hoạch tìm hiểu đơn vị đi thực tế .................................................. 1 1.1.
Mục đích chuyến đi thực tế ..................................................................... 1 1.2.
Kế hoạch tìm hiểu các đơn vị thực tế ..................................................... 1
2. Tìm hiểu tình hình kinh tế chính trị xã hội tại huyện Tiên Du – tỉnh Bắc
Ninh ........................................................................................................................... 2 2.1.
Giới thiệu về tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Tiên Du nói riêng ... 2 2.2.
Buổi làm việc tại huyện ủy huyện Tiên Du ............................................ 5
3. Tìm hiểu tình hình kinh tế chính trị xã hội tại tỉnh Lạng Sơn .................... 8 3.1.
Giới thiệu chung về tỉnh Lạng Sơn ......................................................... 8
3.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 8
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 tại Lạng Sơn ......................... 9 3.2.
Buổi làm việc tại tỉnh ủy tỉnh Lạng Sơn...............................................12 3.3.
Giới thiệu về các địa điểm, cơ quan đã được tham quan trong chuyến
thực tế xã hội ......................................................................................................18
3.3.1. Đền Kỳ Cùng ....................................................................................18
3.3.2. Đồn biên phòng Tân Thanh ............................................................20
3.3.3. Cửa khẩu Tân Thanh ......................................................................21
3.3.4. Chùa Tân Thanh ..............................................................................23
3.3.5. Ga Quốc tế Đồng Đăng ....................................................................26
3.3.6. Chùa Tam Thanh, núi Vọng Phu ...................................................27 3.4.
Bài học kinh nghiệm ...............................................................................29
1. Mục đích, kế hoạch tìm hiểu đơn vị đi thực tế
1.1. Mục đích chuyến đi thực tế
Trong học phần môn Thực tế Chính trị - Xã hội, với sự đồng ý từ Học viện Báo
chí và Tuyên truyền cùng lãnh đạo Khoa Quan hệ Quốc tế, sinh viên các lớp
Truyền thông Quốc tế K41, Thông tin đối ngoại K41 và Quan hệ Chính trị và
Truyền thông Quốc tế K41 đã may mắn được tham gia vào chuyến đi thực tế
Chương trình đặc sắc tìm hiểu lịch sử, văn hóa, danh thắng và làm việc tại
hai tỉnh Bắc Ninh và Lạng Sơn. Với mục đích giúp sinh viên được tiếp cận gần
hơn với thực tế chính trị tại các địa phương thay vì chỉ biết đến thông tin qua báo
đài, chuyến đi đã mang lại cho toàn thể sinh viên 3 lớp K41 Khoa Quan hệ Quốc
tế những trải nghiệm không thể quên cùng với những kiến thức thực tiễn đáng
giá tại những địa điểm tham quan và làm việc. Đặc biệt, với đặc thù của tỉnh Lạng
Sơn, là một tỉnh giáp với Trung Quốc về phía Đông Bắc cùng với những cửa
khẩu quốc tế, đảm nhận công việc xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước, hoạt
động đối ngoại của Lạng Sơn được chú trọng hơn bao giờ hết. Chuyến đi giúp
sinh viên có một cái nhìn và nhận thức sâu sắc hơn về các hoạt động đối ngoại
của Lạng Sơn nói riêng và các tỉnh giáp biên giới nói chung.
1.2. Kế hoạch tìm hiểu các đơn vị thực tế
Trong chuyến đi thực tế tìm hiểu hoạt lịch sử, văn hóa, danh thắng và làm việc
tại hai tỉnh Bắc Ninh và Lạng Sơn, sinh viên lớp Truyền thông Quốc tế K40 đã
được trải nghiệm kế hoạch thực tế chính trị trong vòng 3 ngày 2 đêm với nhiều hoạt động khác nhau:
- Thời gian triển khai: Từ ngày 05/01/2023 đến ngày 07/01/2023.
- Giáo viên dẫn đoàn: PGS. TS Nguyễn Ngọc Oanh (Trưởng đoàn) cùng 6 thầy
cô thuộc khoa Quan hệ Quốc tế Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 1
Nội dung chuyến đi thực tế chính trị - xã hội bao gồm:
- Ngày 1 (05/01/2023): Làm việc tại Huyện ủy Tiên Du - di chuyển đến tỉnh
Lạng Sơn và tham quan Đền Kỳ Cùng.
- Ngày 2 (06/01/2023): Làm việc tại Văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn - di chuyển
đến Tân Thanh, làm việc tại Đồn biên phòng Tân Thanh – thăm và lễ chùa
Tân Thanh, thăm Ga Đồng Đăng (nơi diễn ra sự kiện lịch sử Chủ tịch Kim
Jong Un rời ga Đồng Đăng lên xe về Hà Nội gặp Tổng Thống Mỹ Donald
Trump tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 tổ chức tại Hà Nội
ngày 26/2/2019) – tham gia Gala Dinner.
- Ngày 3 (07/01/2023): đi thăm chùa Tam Thanh, ngắm nhìn Núi Vọng Phu –
tham quan và mua sắm tại Trung tâm thương mại Đông Kinh – Trung tâm
thương mại nhộn nhịp nhất Thành phố Lạng Sơn – di chuyển về Hà Nội.
2. Tìm hiểu tình hình kinh tế chính trị xã hội tại huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh
2.1. Giới thiệu về tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Tiên Du nói riêng
Vùng đất Bắc Ninh xưa với tên gọi Kinh Bắc đã có từ rất lâu đời và được mang
tên Bắc Ninh vào thời nhà Nguyễn (1823). Vào năm 1963, tỉnh Bắc Ninh được
sáp nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc, từ ngày 01 tháng 01 năm 1997
tỉnh Bắc Ninh lại được tái lập.
Về vị trí địa lý, tỉnh Bắc Ninh có diện tích 822,7 km2, nằm ở cửa ngõ phía Bắc
của thủ đô Hà Nội, trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng –
Quảng Ninh. Tỉnh Bắc Ninh được chia làm 8 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành
phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện: Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành,
Quế Võ, Gia Bình và Lương Tài với 126 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có
94 xã, 26 phường và 6 thị trấn. 2 Bản đồ tỉnh Bắc Ninh Nguồn: Wikipedia
Bắc Ninh là tỉnh có các đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh
với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hóa của miền Bắc. Quốc lộ 1A nối
Hà Nội – Bắc Ninh – Lạng Sơn; đường cao tốc Quốc lộ 18 nối sân bay Quốc tế
Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh – Hải Dương – Hải
Phòng; trục đường sắt xuyên Việt đi Lạng Sơn và Trung Quốc. Cùng với đó,
mạng lưới đường thủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình chảy ra biền
Đông. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh Bắc Ninh phát triển kinh tế - văn
hóa – xã hội và giao lưu với các tỉnh ngoài. 3
Về tình hình kinh tế, sau hơn 20 năm tái lập, từ một tỉnh nông nghiệp thuần túy,
đến nay, Bắc Ninh đã cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, với
nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đứng đầu cả nước. Bắc Ninh liên tục được xây
dựng các khu công nghiệp vừa và lớn, giải quyết việc làm cho hơn 27000 người
lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày một tăng lên. Tỷ lệ hộ nghèo giảm
đáng kể, còn 1,27% (năm 2019). Giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh đạt
1,07 triệu tỷ đồng (giá so sánh 2010), trong đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài ước 991,2 nghìn tỷ đồng. Duy trì vị trí thứ 1 so với cả nước về quy
mô sản xuất. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 8.223 tỷ đồng (giá so sánh năm
2010), đạt 91,9% kế hoạch năm.
Về văn hóa – xã hội, Bắc Ninh vốn là vùng đất địa linh nhân kiệt, nổi tiếng với
bề dày lịch sử văn hóa, là quê hương của rất nhiều những lễ hội truyền thống.
Nơi đây, mỗi năm có khoảng 500 lễ hội lớn, nhỏ được tổ chức vào các mùa trong
năm. Nét văn hóa đặc sắc nhất của Bắc Ninh không thể không nhắc đến, đó là
Dân ca Quan họ và những văn hóa gắn liền với loại hình nghệ thuật – nguồn tài
sản văn hóa phi vật thể vô giá của nước ta.
Tiên Du là huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km
về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc. Tiên Du vốn là một vùng
quê giàu truyền thông văn hiến và cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ, cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Tiên Du đã
có nhiều đóng góp về sức người, sức của bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc
và hạnh phúc cho nhân dân. Ghi nhận sự đóng góp to lớn ấy, Đảng bộ và nhân
dân huyện Tiên Du đã được Đảng và nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều phần thưởng cao quý khác. Truyền thống
cách mạng hào hùng đó đang được Đảng bộ và nhân dân trong huyện phát huy 4
ngày càng mạnh mẽ, chủ động hội nhập vươn lên trong công cuộc đổi mới hôm
nay. Với vị trí địa lý nằm kề của ngõ thủ đô Hà Nội, trong những năm gần đây,
Đảng bộ huyện Tiên Du đã lãnh đạo tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn
huyện theo hướng phát triển tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và xây dựng,
giảm dần tỷ trọng nông – lâm nghiệp, đưa cuộc sống của nhân dân ngày càng
giàu mạnh và phát triển.
2.2. Buổi làm việc tại huyện ủy huyện Tiên Du
Vào sáng ngày 05/01/2023, đoàn thực tế chính trị - xã hội của Khoa Quan hệ
Quốc tế đã có buổi Hội nghị Thông tin tình hình kinh tế - xã hội với các cán bộ
tại huyện ủy Tiên Du – Bắc Ninh. Chương trình Hội nghị diễn ra trong vòng hơn
1 giờ với các nội dung sau:
1. Đón tiếp đại biểu, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
2. Thông tin Thời sự, kinh tế - xã hội của huyện.
3. Xem phóng sự kết quả kinh tế -
xã hội của huyện năm 2022.
4. Giao lưu văn hóa, văn nghệ.
Trong suốt hơn 1 giờ làm việc, sinh viên được lắng nghe các chia sẻ đến từ các
thành viên chủ chốt trong Ban Tuyên giáo huyện ủy về nhiều khía cạnh liên quan
đến tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tiên Du trong năm 2022, cùng với đó,
đồng chí Nguyễn Thị Lụa, BTV HU, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám
đốc Trung tâm Chính trị cũng đã chia sẻ với sinh viên về những phương hướng,
nhiệm vụ phát triển của huyện cần chú trọng của năm 2023. 5
Bằng những chia sẻ hết sức cởi mở và gần gũi, sinh viên đã được tiếp cận với
những vấn đề kinh tế - xã hội của một huyện một cách dễ hiểu nhất, qua đó, có
cái nhìn tổng thể và sâu sắc hơn về những khía cạnh trong tình hình kinh tế - xã
hội tại huyện Tiên Du cũng như liên hệ đến địa phương mình sinh sống. Cùng
với đó, huyện ủy Tiên Du đã chu đáo chuẩn bị tư liệu Phóng sự kết quả Kinh tế
- Xã hội huyện Tiên Du năm 2022, mang lại một cái nhìn rõ nét và trực quan đến
với những sinh viên lâu nay chỉ được tiếp cận với những thông tin tương tự qua sách vở hay báo đài.
Đoàn khoa Quan hệ Quốc tế chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ Huyện ủy Tiên Du 6
Để buổi làm việc không trở nên khô khan, huyện ủy còn chuẩn bị một số tiết
mục văn nghệ, đặc biệt, mang đến cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền những làn điệu Dân ca Quan họ vô cùng đặc sắc.
Liền anh, liền chị trình bày khúc Dân ca Quan họ Bắc Ninh 7
3. Tìm hiểu tình hình kinh tế chính trị xã hội tại tỉnh Lạng Sơn
3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Lạng Sơn 3.1.1. Vị trí địa lý
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, thuộc vùng Đông Bắc với diện tích tự nhiên
8.310 km2, dân số là 802,1 nghìn người. Tỉnh Lạng Sơn có 11 đơn vị hành chính
cấp huyện, 200 đơn vị hành chính cấp xã. Lạng Sơn tiếp giáp các tỉnh Cao Bằng,
Thái Nguyên, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Bắc Giang và Khu tự trị dân tộc Choang,
Quảng Tây (Trung Quốc), có đường biên giới với Quảng Tây – Trung Quốc dài
231,74 km, gồm 12 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu Quốc tế
đường sắt Ga Đồng Đăng, cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị), 1 cửa khẩu chính (cửa
khẩu Chi Ma) và 9 cửa khẩu phụ/lối mở.
Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn Nguồn: Wikipedia 8
Lạng Sơn là điểm đầu tiên của Việt Nam trên hai tuyến hành lang kinh tế Nam
Kinh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và Lạng Sơn – Hà Nội –
thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài (tham gia hành lang xuyên Á: Nam Ninh –
Singapore), là cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc và các nước ASEAN.
Ngoài ra, Lạng Sơn sở hữu đường sắt liên vận quốc tế, đây là điều kiện rất thuận
lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học – công nghệ với các tỉnh phía Nam trong
cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và các nước khác…
Như vậy, có thể nói rằng, Lạng Sơn có một vị trí địa lý vô cùng thuận tiện cho
việc phát triển kinh tế của cả tỉnh, đặc biệt trong công việc xuất – nhập khẩu
hàng hóa. Tuy nhiên, vị trí nằm ngay cạnh Trung Quốc cũng là đặc điểm bị các
đối tượng xấu lợi dụng, đặc biệt trong việc buôn lậu hoặc tuyên truyền những tư
tưởng không phù hợp cho người dân. Do đó, vị trí địa lí của tỉnh Lạng Sơn vừa
là một thế mạnh vừa là một thách thức trong công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại của tỉnh này.
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 tại Lạng Sơn a. Tình hình kinh tế
Năm 2022 là năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Tỉnh Lạng
Sơn bước vào triển khai nhiệm vụ năm 2022 trong điều kiện có một số thuận lợi
cơ bản, tiếp nối kết quả thực hiện thành công “mục tiêu kép” năm 2020, 2021;
đồng thời cũng phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như: dịch Covid-19
tiếp tục diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm; những diễn biến bất
thường của thời tiết gây nhiều thiệt hại đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn một số huyện; Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách ”Zero 9
Covid” đã tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu và kết quả thu ngân
sách của tỉnh; xung đột tại một số quốc gia đã tác động đến thị trường chung của
thế giới, giá cả một số mặt hàng tăng cao, nhất là nhiên liệu, ảnh hưởng lớn tới
sản xuất, đời sống của Nhân dân. Trong bối cảnh đó, được sự quan tâm của Chính
phủ, các Bộ, ngành Trung ương, sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Tỉnh uỷ, sự
giám sát của HĐND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ, đồng thuận của Ủy ban MTTQ
và các đoàn thể tỉnh, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, điều hành tổ chức thực
hiện các giải pháp tích cực, đồng bộ trên các lĩnh vực, cùng với sự nỗ lực phấn
đấu của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế năm 2022 của tỉnh đã đạt
được nhiều kết quả quan trọng.
Kinh tế tỉnh Lạng Sơn phục hồi đà tăng
trưởng, tổng sản phẩm trên địa bàn
(GRDP) ước đạt 22.683 tỷ đồng, tốc độ
tăng tổng sản phẩm trên địa bàn 7,22%,
trong đó: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
tăng 5,01%, đóng góp 1,06 điểm phần
trăm vào mức tăng chung; công nghiệp -
xây dựng tăng 11,03%, đóng góp 2,75
điểm phần trăm vào mức tăng chung; dịch
vụ tăng 6,6%, đóng góp 3,23 điểm phần
trăm vào mức tăng chung; thuế sản phẩm
trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,53% đóng góp
0,17 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Đặc biệt, ngành du lịch tại Lạng Sơn
năm 2022 đã có những khởi sắc đáng kể so với 2021, tổng lượng khách du lịch
tăng mạnh so với cùng kỳ, tuy nhiên lượng khách quốc tế còn hạn chế do tình 10
hình dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, ước đạt khoảng 3,5 triệu lượt khách. b. Tình hình xã hội
Trong năm 2022, đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cơ bản ổn định
không có biến động lớn, giá cả một số mặt hàng được bình ổn, cung ứng đầy đủ
nguồn hàng chính sách và các mặt hàng
tiêu dùng thiết yếu. Công tác an sinh xã
hội trên địa bàn được thực hiện đầy đủ,
có hiệu quả. Công tác tư vấn, giới thiệu
việc làm, các chính sách lao động –
việc làm được duy trì thường xuyên tại
Trung tâm Dịch vụ việc làm, ước thực
hiện cả năm là 23.740 lượt người, đạt
183% so với kế hoạch. Thực hiện tốt
công tác bảo đảm trật tự an toàn xã hội,
nâng cao hiệu quả công tác phòng
ngừa, đấu tranh, kiềm chế các loại tội
phạm, tệ nạn xã hội, phòng cháy, chữa
cháy, hạn chế các vụ tai nạn giao thông.
Tuy nhiên, với địa hình chủ yếu là núi đồi, năm 2022, trên địa bàn tỉnh chịu ảnh
hưởng của nhiều dạng hình thái thiên tai, đặc biệt từ ngày 09 – 15/5/2022 xảy ra
đợt mưa lũ lớn, làm 03 người chết, 03 người bị thương, thiệt hại về nhà cửa, cây
trồng, thủy sản, gia súc, gia cầm, thủy lợi, giao thông, ... Lũy kế giá trị thiệt hại
do thiên tai gây ra năm 2022 là 411 tỷ đồng, so với năm 2021 tăng 399,1 tỷ đồng
(năm 2021 tổng giá trị thiệt hại 11,9 tỷ đồng). 11
3.2. Buổi làm việc tại tỉnh ủy tỉnh Lạng Sơn
Vào sáng ngày 06/01/2023, tại Hội trường Trung tâm Hội nghị tỉnh Lạng Sơn,
Đoàn thực tế Khoa Quan hệ Quốc tế đã vinh dự được tham gia Hội nghị trao đổi
về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Lạng Sơn năm
2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023. Buổi làm việc diễn ra sôi nổi trong
vòng hơn 2 giờ đồng hồ với chia sẻ từ các đồng chí đến từ Văn phòng tỉnh ủy và
trao đổi của các sinh viên với các vấn đề được nêu trên.
Mở đầu chương trình, đồng chí Lãnh đạo Văn phòng tỉnh ủy đã có bài phát biểu
chào mừng Đoàn thực tế Khoa Quan hệ Quốc tế đến thăm và làm việc tại tỉnh
Lạng Sơn và giới thiệu các đại biểu tham gia chương trình.
Tiếp đó, sinh viên được trực tiếp nghe những chia sẻ xoay quanh tình hình kinh
tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn từ đồng chí Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hà Mạnh Cường. Theo đó, những nội dung mà đồng chí nhấn mạnh trong tình
hình kinh tế - xã hội tại Lạng Sơn năm 2022 như sau: 12
Trong năm 2022, toàn tỉnh đã nỗ lực phấn đấu thực hiện đạt và vượt mức mục
tiêu, nhiệm vụ năm 2022 theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ – CP của Chính
phủ, Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, HĐND tỉnh với phương châm,
chủ đề “Siết chặt kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, quyết liệt hành động, sáng
tạo bứt phá”. Năm vừa qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đã trình Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành các Nghị quyết, chỉ thị để triển khai
nhiệm vụ phát triển các ngành, lĩnh vực; trình HĐND tỉnh ban hành các cơ chế,
chính sách làm cơ sở pháp lí triển khai các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh
quốc phòng trên địa bàn tỉnh; tổ
chức thực hiện các Nghị quyết
ngay khi được HĐND tỉnh thông
qua. Cùng với đó, Đảng bộ tỉnh
cũng tích cực chỉ đạo tập trung
thực hiện tái cơ cấu ngành nông
nghiệp gắn với xây dựng nông
thôn mới, kịp thời triển khai công
tác cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ Nhân
dân chịu ảnh hưởng của thiên tai,
lũ lụt; đẩy nhanh tiến độ giải ngân
vốn đầu tư công, vốn ODA; triển
khai quyết liệt thực hiện các
Chương trình MTQG giai đoạn
2021 – 2025 và năm 2022 ngay
Đồng chí Hà Mạnh Cường phát biểu tại sau khi được giao vốn. Chương trình Hội nghị
Theo đó, kết quả đạt được của tỉnh Lạng Sơn trong năm 2022 như sau: 13
Về mặt kinh tế, năm 2022, kinh tế Lạng Sơn có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng tổng
sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 7,22% (mục tiêu từ 7 – 7,5%); GRDP
bình quân đầu người ước đạt 51,72 triệu đầu, tương đương 2.155,1 USD.
- Tiến hành tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Sản
xuất nông, lâm nghiệp có sự chuyển biến tích cực về cơ cấu cây trồng theo
hướng tăng diện tích các loại có giá trị kinh tế cao và thị trường tiêu thụ tốt.
Tổng diện tích gieo trồng ước đạt 94.031 ha, tương đương cùng kỳ; tổng sản
lượng lương thực 304.944 tấn, đạt 101,33% tương đương cùng kỳ. Diện tích
nuôi thủy sản ước đạt 1.290 ha, sản lượng khai thác 1.955 tấn, tăng 0,39%.
Duy trì sản xuất mô hình nuôi cá lồng; cung ứng khoảng 863.200 con cá giống
các loại. Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững đạt kết quả cao, trông rừng
mới ước đạt 9.300 ha, đạt 103,3% kế hoạch, tăng 33,3% so với cùng kỳ; trồng
cây phân tán 3,52 triệu cây, đạt 156,3% kế hoạch; trồng cây ăn quả 931 ha,
đạt 186,2% kế hoạch; tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 63,8%.
- Tập trung huy động các nguồn đầu tư, phát triển kinh tế cửa khẩu. Thực hiện
xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh tại
khu vực cửa khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2022 gặp nhiều khó khăn
do phía Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách “Zero COVID”, liên tục thắt
chặt các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là khu vực biên giới và các cửa
khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn năm 2022 giảm mạnh so
với cùng kỳ, ước đạt 3.100 triệu USD, đạt 56,36% kế hoạch, giảm 27,4%,
trong đó xuất khẩu 940 triệu USD, đạt 43,93% kế hoạch, giảm 31,39%, nhập
khẩu 2.160 triệu USD, đạt 64,29% kế hoạch, giảm 25,52%. Xuất khẩu hàng
hóa địa phương ước đạt 142 triệu USD, tăng 9,23% so với cùng kỳ.
- Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ,
chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 ước tăng 7,09%. Sản lượng 9/13 sản 14
phẩm công nghiệp chủ yếu hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch: Điện sản
xuất 862 triệu Kwh, đạt 101,41% kế hoạch, tăng 6,82% so với cùng kỳ; điện
thương phẩm 825 triệu Kwh, đạt 97,06%, tăng 1,23%; than sạch 550 nghìn
tần, đạt 100%, tăng 8,7%; xi măng 960 nghìn tấn, đạt 100%, tăng 2,5%; gạch
các loại 254 triệu viên, đạt 101,6%, tăng 4,1%; đá các loại 4.350 nghìn m3,
đạt 100%, tăng 6,4%; nhựa thông và các sản phẩm chế biến từ nhựa thông 22
nghìn tấn, đạt 113,2%, tăng 2%; hợp kim và chất kim loại 670 nghìn tấn, đạt
115,5%, tăng 0,6%; Clinker 280 nghìn tấn, đạt 63,6%, giảm 38,8%; nước máy
9.347 m3, đạt 94,4%, giảm 3,4%; bột đá mài 6.356 nghìn tấn, đạt 86,2%, giảm
12,8%; ván bóc và các sản phẩm từ gỗ rừng trồng 131,3 m3, đạt 87,5%, giảm
3,5%; muối công nghiệp 580 tấn, đạt 68,24%, giảm 26,86%.
- Dịch COVID – 19 cơ bản được kiểm soát đã thúc đẩy hoạt động thương mại,
dịch vụ phục hồi, diễn ra sôi động hơn so với cùng kỳ, công tác bình ổn giá
được thực hiện tốt, bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu. Tổng mức bán
lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 24.451,4 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch. Hoạt
động vận tải 1361 tỷ đồng, đạt 107,17% kế hoạch, tăng 11,74% so với cùng
kỳ. Hoạt động du lịch có sự phục hồi khởi sắc, tổng lượng khách du lịch tăng
mạnh so với cùng kỳ, tuy nhiên lượng khách quốc tế còn hạn chế do tình hình
dịch COVID – 19 trên thế giới diễn biến phức tạp, ước đạt khoảng 3,5 triệu
lượt khách, đạt 101,16% kế hoạch, tăng 115,66%. Về mặt xã hội,
- Giáo dục và đào tạo năm 2022 tại Lạng Sơn có nhiều chuyển biến tích cực.
Hoàn thành nhiệm vụ năm học 2022 – 2023, tổ chức triển khai nhiệm vụ năm
học 2022 – 2023. Hoàn thành tổ chức lựa chọn sách giáo khoa năm học 2022
– 2023. Đã công nhận mới 17 trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng số trường
đạt chuẩn quốc gia lên 269 trường, vượt chỉ tiêu 02 trường. 15
- Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được chú trọng, đạt kết quả
cao. Các biện pháp phòng, chống dịch COVID – 19 được thực hiện đồng bộ
theo chỉ đạo của Trung ương và Ban Chỉ đạo tỉnh. Kế hoạch tiêm vắc xin
phòng COVID – 19 được tổ chức cho các nhóm đối tượng theo quy định của
Bộ Y tế, cơ bản đạt mục tiêu đề ra, tỷ lệ tiêm chủng các nhóm tuổi của tỉnh
Lạng Sơn luôn được đánh giá trong top 15 tỉnh có tỷ lệ tiêm chủng nhanh và
cao so với tỷ lệ trung bình của cả nước. Thực hiện quyết toán dự án và bàn
giao chính thức công trình Bệnh viện Đa khoa tỉnh 700 giường. Năm 2022.
Có 32,9 giường bệnh và 11,2 vạn bác sĩ/vạn dân; 180 xã đạt Bộ tiêu chí quốc
gia về y tế xã, đạt 90%; tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt 100%.
- Tổ chức các hoạt động mừng Đảng – mừng Xuân Nhâm Dần 2022 và các
ngày lễ lớn trong năm phù hợp với tình hình thực tế dịch COVID – 19. Tiếp
tục làm tốt công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, lập hồ sơ trình
xếp hạnh khu du kích Ba Sơn, huyện Cao Lộc; lập hồ sơ khoa học di sản văn
hóa phi vật thể Lễ hội chùa Bắc Nga, huyện Cao Lộc.
Ngoài ra, đồng chí còn cởi mở chia sẻ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho
tỉnh Lạng Sơn trong năm 2023 sắp tới.
Tiếp sau những chia sẻ của đồng chí Hà Mạnh Cường, đồng chí Bùi Thị Minh
Phương, trưởng phòng quản lý biên giới Sở Ngoại vụ tiếp tục chia sẻ với sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền những thông tin liên quan tới công tác đối
ngoại của tỉnh Lạng Sơn hiện nay. Về cơ bản, đối ngoại Lạng Sơn trong năm 2022
đã đạt được một số tiến bộ so với năm 2021, trong đó: tham gia giao lưu hữu nghị
quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 7, góp phần gia tăng tình
hữu nghị giữa hai quốc gia, đặc biệt khi Trung Quốc là đối tác xuất khẩu chính
của tỉnh Lạng Sơn; triển khai hoạt động đối ngoại với nhiều quốc gia khác bên
cạnh Trung Quốc: Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp và các đối tác (Đại sứ Belarus, Đài 16
Loan, Mỹ, …) thúc đẩy hợp tác cấp địa phương, xúc tiến đầu tư, tăng cường quan
hệ hợp tác trên các lĩnh vực. Tăng cường kết nối các đối tác quốc tế trong mạng
lưới Công viên địa chất toàn cầu, các cơ quan đại diện nước ngoài về phát triển
Công viên địa chất Lạng Sơn.
Đồng chí Bùi Thị Minh Phương trong Hội nghị chia sẻ với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tiếp theo chương trình Hội nghị là thông tin về tình hình an ninh quốc phòng, đối
ngoại quốc phòng của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn hiện nay bằng
hai hình thức: thông tin qua hình ảnh và thông tin từ báo cáo viên – đồng chí Trịnh
Hữu Tăng, Tỉnh ủy viên, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn.
Sau đó, đã có một cuộc trao đổi vô cùng sôi nổi khi các sinh viên được đặt câu
hỏi nhằm làm rõ những thắc mắc của mình trong suốt chương trình Hội nghị. 17
Trên đây chỉ là một phần nhỏ trong những nội dung nổi bật mà các báo cáo viên
đã đưa ra trong buổi làm việc.
Với những kiến thức và thông tin mà các báo cáo viên đã cung cấp, là lớp sinh
viên của ngành ngoại giao nói chung và cụ thể là khoa Khoa Quan hệ quốc tế, có
thể nói buổi làm việc vào ngày 06/01/2023 đã đem lại những kiến thức bổ ích để
giúp sinh viên có thêm những góc nhìn rộng mở và cụ thể về hoạt động phát triển
một tỉnh/thành phố nói chung và hoạt động đối ngoại, thông tin đối ngoại nói riêng.
3.3. Giới thiệu về các địa điểm, cơ quan đã được tham quan trong chuyến thực tế xã hội 3.3.1. Đền Kỳ Cùng
Đền Kỳ Cùng (hay còn được biết đến là đền Quan Lớn Tuần Tranh) là một trong
những di tích cổ tích nổi tiếng đẹp và linh thiêng tại xứ Lạng. Đền tọa lạc trên
mạnh đất có vị thế đẹp phía bờ Bắc sông Kỳ Cùng, thuộc phương Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn. Đền Kỳ Cùng và bến đá Kỳ Cùng – một
trong tám cảnh đẹp nổi tiếng của xứ Lạng,
cùng với cột Đồng Trụ, nhà Công Quán, chùa Diên Khánh tạo nên một quần thể di tích
lịch sử văn hóa – danh lam thắng cảnh đầy thơ mộng và cổ tích hai bên bờ sông
Kỳ Cùng. Đây cũng là nơi dừng chân, sửa soạn làm lễ cáo yết của các đoàn sứ 18