Báo cáo thực tế chính trị xã hội tỉnh Hà Nam | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trước năm 1890, toàn bộ vùng đất Hà Nam nằm dưới quyền cai trị của triều đình Huế, lúc ấy còn là phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội, do Tri phủ đứng đầu dưới quyền của Tổng đốc Hà Nội. Khi thành lập tỉnh, hình thức chính quyền có sự thay đổi theo chính quyền bảo hộ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
16 trang 5 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Báo cáo thực tế chính trị xã hội tỉnh Hà Nam | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trước năm 1890, toàn bộ vùng đất Hà Nam nằm dưới quyền cai trị của triều đình Huế, lúc ấy còn là phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội, do Tri phủ đứng đầu dưới quyền của Tổng đốc Hà Nội. Khi thành lập tỉnh, hình thức chính quyền có sự thay đổi theo chính quyền bảo hộ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

6 3 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-------------------------
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC
BÀI THU HOẠCH
THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Sinh viên : NGUYỄN HÀ TRANG
Mã SV : 2155310055
Lớp : CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN K41
I. Mở đầu
Người xưa có câu: “Đi xa để khôn lớn, để trưởng thành và nhìn nhận cuộc sống thú
vị hơn” Càng thấy nhiều điều càng khiến con người ta trưởng thành và càng thực tế
thì con người càng hiểu rõ năng lực và giá trị thực của bản thân để phát huy tốt khả
năng của mình. Trong học phần thực tế chính trị xã hội gồm 2 tín, với sự đồng ý từ
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thầy cô và các sinh viên khoa Chính trị phát
triển K41A1, A2, Học viện đã quyết định thực hiện môn học cho chúng em thông
qua chuyến đi thực tế đến Hà Nam. Được coi là mảnh đất với truyền thống lịch sử
văn hóa lâu đời và những di tích lịch sử quan trọng của đất nước.
Chuyến đi được hướng dẫn dưới sự chỉ đạo của các thầy cô trong khoa Chính trị
phát triển, đặc biệt là thầy trưởng khoa … chuyến đi được diễn ra vào ngày
4/1/2023 và kết thúc vào buổi chiều cùng ngày. Cụ thể chuyến đi sẽ được nêu rõ
trong bản báo cáo chuyến đi thực tế chính trị xã hội tại Hà Nam dưới đây.
Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện
cho sinh viên chúng em có cơ hội được thực hiện chuyến đi thực tế này một cách
trọn vẹn nhất.
Bản báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô góp ý và sửa lỗi
cho em.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ !
II. NỘI DUNG BẢN BÁO CÁO
1. khái quát về cơ sở đến nghiên cứu thực tế chính trị - xã hội
1.1 lịch sử hình thành tỉnh Hà Nam
Trước năm 1890, toàn bộ vùng đất Hà Nam nằm dưới quyền cai trị của triều đình
Huế, lúc ấy còn là phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội, do Tri phủ đứng đầu dưới
quyền của Tổng đốc Hà Nội. Khi thành lập tỉnh, hình thức chính quyền có sự thay
đổi theo chính quyền bảo hộ. Nắm toàn quyền bởi một viên Công sứ Pháp có tên là
Phera, Tuần phủ chưa được triều đình cử mà mọi việc do viên Bố chính đảm
nhiệm. Mãi đến năm 1904, Hà Nam mới có Tuần phủ của Nam triều là Nguyễn
Hữu Đắc.
Trong kháng chiến chống Pháp, theo Nghị định của Chính phủ nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, 3 huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc của tỉnh Nam Định được đặt dưới
quyền quản lý của tỉnh Hà Nam.
Sau hòa bình lập lại trên miền Bắc, trước yêu cầu mới, lần lượt châu Lạc Thủy và 3
huyện trên của tỉnh Nam Định được trả về cho tỉnh cũ.
Năm 1965, đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại trên miền Bắc. Để tập
trung tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, Nhà nước ta đã hợp nhất một số tỉnh. Tỉnh
Nam Hà (bao gồm 2 tỉnh Hà Nam, Nam Định) được thành lập theo Quyết định số
103-TVQH ngày 21/4/1965 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đồng thời cũng giải
thể huyện Mỹ Lộc của tỉnh Nam Định, cắt 9 xã về cho huyện Bình Lục, 6 xã cho
thành phố Nam Định.
Ngày 27/12/1971, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa V, kỳ họp thứ
hai Quyết định thành lập một số tỉnh mới, trong đó tỉnh Nam Hà được hợp nhất với
tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Rồi 16 năm sau, ngày 26/12/1991, trong
kỳ họp của Quốc hội lại quyết định chia tách tỉnh Hà Nam Ninh thành hai tỉnh
Nam Hà, Ninh Bình như cũ.
Sau hơn 32 năm hợp nhất với tỉnh Nam Định rồi Ninh Bình, Hà Nam được tái lập
trở lại với tên khai sinh theo Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, khóa VIII, Kỳ họp thứ 10, ngày 06/11/1996 chia tỉnh Nam Hà
thành 2 tỉnh Hà Nam, Nam Định. Huyện Mỹ Lộc cũ của tỉnh Nam Định được tái
lập, nhận về 9 xã cũ thuộc huyện Bình Lục. Hiện nay, tỉnh Hà Nam có thành phố
Phủ Lý, thị xã Duy Tiên và 4 huyện: Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng.
1.2 điều kiện tự nhiên, xã hội
- điều kiện tự nhiên:
+ vị trí địa lý : Hà Nam nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội với diện tích đất tự nhiên 84.952
ha; có thị xã Phủ Lý là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của tỉnh, cách Hà Nội
58 km, tương lai không xa sẽ trở thành phố vệ tinh của Hà Nội. Hà Nam có mạng
lưới giao thông rất thuận lợi, là tỉnh nằm trên trục đường sắt Bắc Nam và quốc lộ
1A – huyết mạch giao thông quan trọng của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để
giao lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của cả
nước cũng như từ đó tới các cảng biển, sân bay ra nước ngoài.
+ địa hình : Hà Nam có địa hình đa dạng vừa có đồng bằng, có vùng bán sơn địa,
vừa có vùng trũng. Vùng đồi núi phía Tây có nhiều tài nguyên khoáng sản, đặc biệt
là đá vôi, để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là xi măng;
cũng là vùng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Vùng đồng bằng có diện tích
đất đai màu mỡ, bãi bồi ven sông Hồng, sông Châu, là tiền đề để phát triển sản
xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và du lịch
sinh thái. Địa hình đó là điều kiện để phát triển kinh tế đa dạng, với hướng kết hợp
kinh tế vùng đồng bằng với kinh tế vùng đồi núi.
+ thời tiết : Hà Nam cũng như các tỉnh đồng bằng sông Hồng có khí hậu mang đặc
điểm của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, mùa đông lạnh hơn nhiều với điều kiện trung
bình cùng vĩ tuyến. Nhiệt độ trung bình khoảng 23°C, nhiệt độ trung bình tháng
thấp nhất là tháng 1 khoảng 15,1°C và cao nhất là tháng 6 khoảng 29°C. Tổng giờ
nắng trung bình khoảng 1.100 – 1.200 giờ. Lượng mưa trung bình năm 1.700 –
2.200 mm, song lượng mưa không đều tập trung 70% lượng mưa cả năm vào mùa
hạ (từ tháng 5 đến tháng 10); mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4
năm sau, ít mưa khô lạnh.
+ tài nguyên thiên nhiên :
Tài nguyên đất: Hà Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 84.952 ha, trong đó đất
nông nghiệp chiếm 47.206 ha, diện tích nuôi trồng thuỷ sản 4.529 ha; đất lâm
nghiệp 9.635 ha; đất chuyên dùng 11.692 ha, đất ở 4.326 ha; đất chưa sử dụng
7.564 ha.
Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Hà Nam chủ yếu là
đá carbonate (có trữ lượng trên 7,4 tỷ m³). Nguồn đá này cung cấp cho sản xuất xi
măng, xây dựng, bột mịn cho xây trát, bột nhẹ thương phẩm. Đá quý (đá vân hồng
tím nhạt ở huyện Thanh Liêm, Kim Bảng, có vỉa cao 60 m, dài 30 – 40 m, song
cũng có vỉa dài tới gần 200 m. Đá vân mây da báo ở Thanh Liêm. Đá đen tập trung
ở Bút Sơn. Đất sét với tổng trữ lượng 393,1 triệu tấn (trong đó, đất sét làm nguyên
liệu sản xuất xi măng 331 triệu tấn; đất sét làm gạch ngói 62 triệu tấn). Than bùn
có trữ lượng trên 11 triệu m³ tại vùng Hồ Tam Chúc – Ba Sao, hồ Đồng Hán, Xã
Thanh Sơn, huyện Kim Bảng (nguyên liệu này có thể làm phân vi sinh và một số
chất phụ gia khác). Cát xây dựng ở Hà Nam rất dồi dào, đặc biệt là nguồn cát đen ở
bãi ven sông Hồng dài 10 km, bãi sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ hàng năm
cung cấp cho san lấp và xây dựng, có khả năng cung cấp cho tỉnh ngoài hàng triệu
m³.
- điều kiện kinh tế xã hội:
+ Công nghiệp chủ đạo của tỉnh là xi măng, vật liệu xây dựng. Công nghiệp dệt
may và tiểu thủ công nghiệp với làng nghề dệt lụa Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện
Duy Tiên chuyên dệt lụa tơ tằm, đũi, quy mô hiện tại có 500 khung dệt, công suất
đạt từ 850.000 – 1.000.000 mét lụa/năm; làng nghề dệt vải xã Hoà Hậu, huyện Lý
Nhân chuyên sản xuất vải, khăn tắm, khăn ăn các loại; làng nghề thêu ren thủ công
xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm với các sản phẩm thêu chăn, ga, gối, đệm, khăn
ăn, khăn trang trí,… chủ yếu xuất sang châu Âu và Bắc Á (doanh thu mỗi năm làng
nghề đạt 25 -30 tỷ đồng). Mây tre giang đan ở Hoàng Đông, Duy Tiên với các sản
phẩm chủ yếu là hàng mây, giang, đan thủ công, thị trường tiêu thụ là ở châu Âu,
châu Mỹ và một phần Bắc Á. Nghề sừng thủ công mỹ nghệ ở xã An Lão – Bình
Lục, dùng nguyên liệu sừng động vật để chế tác ra các vật dụng trang trí, đồ dùng
sinh hoạt, thị trường xuất khẩu chủ yếu của sản phẩm là Đông Âu, Bắc Á, doanh
thu bình quân 1 năm từ 2 – 3 tỷ đồng.
+ với bề dày cả về lịch sử lẫn văn hóa thì Hà Nam nổi tiếng hút khách du lịch về
nơi đây với những khu du lịch hay đền chùa nổi tiếng như Đền Trúc thờ Lý
Thường Kiệt hay Đền Trần Thương thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn,…
ngoài ra còn có nhiều khu du lịch sinh thái đặc sắc thu hút hàng ngàn lượt khách
tham quan từ thập phương đến nghỉ dưỡng.
2. tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và hoạt động hệ thống chính
trị tại địa phương
Với chuyến thực tế chính trị xã hội này chúng em được tìm hiểu về văn phòng
Tỉnh ủy tỉnh Hà Nam. Qua đó biết được một số chức năng nhiệm vụ của văn phòng
Tỉnh ủy của tỉnh Hà Nam cụ thể như sau:
2.1 Chức năng:
Với 2 chức năng chính là
1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy nhưng trực tiếp, thường xuyên là
Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy trong tổ chức, điều hành công tác, lãnh
đạo, chỉ đạo, điều phối phối hợp hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc;
phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, thẩm định các đề xuất về chủ
trương, chính sách trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại;
nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng bộ; là trung tâm thông tin
tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy; là đầu mối giúp Thường trực
Tỉnh ủy giải quyết công việc hàng ngày.
2. Đại diện chủ sở hữu tài sản của Tỉnh ủy; trực tiếp quản lý tài chính, tài sản của
Tỉnh uỷ và các cơ quan, tổ chức trực thuộc Tỉnh uỷ; bảo đảm kinh phí, cơ sở vật
chất, phương tiện và tổ chức phục vụ các hoạt động của Tỉnh ủy và các cơ quan
tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy
2.2 nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện
a) Nghiên cứu , đề xuất và giúp Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh
ủy, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức thực hiện chương trình công tác; xây dựng, tổ
chức thực hiện quy chế làm việc; sắp xếp chương trình công tác của đồng chí Bí
thư Tỉnh ủy, các đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy và một số hoạt động của các đồng
chí Ủy viên Ban Thường vụ Tinh ủy theo quy chế làm việc và chương trình công
tác; thực hiện công tác đối ngoại của Tỉnh ủy; phối hợp và điều hòa hoạt động của
các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy. Chủ trì, phối hợp tham mưu và tổ chức
thực hiện công tác cải cách hành chính trong đảng.
b) Tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định,
quy chế, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy và hoạt động của các cấp ủy đảng
đoàn, ban cán sự đảng, các cơ quan thuộc Tỉnh ủy. Thông báo ý kiến kết luận, chỉ
đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư
Tỉnh ủy và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện. Theo dõi, đôn đốc các tổ chức đảng
trực thuộc Tỉnh ủy, các cơ quan liên quan thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo
quy định. Thực hiện công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy; chế độ
cung cấp thông tin cho cấp ủy viên và các tổ chức. Giúp Tỉnh ủy thực hiện chế độ
thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất.
c) Tiếp nhận, phát hành và quản lý các tài liệu, văn bản đến và đi của Tỉnh ủy;
quản lý, khai thác mạng cơ yếu của Tỉnh ủy. Tổ chức quản lý, khai thác, ứng dụng
công nghệ thông tin, bảo vệ mạng thông tin diện rộng của đảng bộ.
d) Quản lý, tổ chức khai thác tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam
thuộc thẩm quyền thu thập của lưu trữ lịch sử Đảng bộ tỉnh, bao gồm tài liệu lưu
trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội.
đ) Trực tiếp quản lý tài chính, tài sản, chi tiêu ngân sách đảng; quản trị, tài vụ phục
vụ hoạt động của cấp ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tinh ủy Thực hiện
thẩm tra quyết toán tài chính ngân sách đảng của các tổ chức đảng và đảng bộ trực
thuộc. Bảo đảm điều kiện vật chất, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động của
Tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tinh ủy; đồng thời bảo đảm tài chính
và cơ sở vật chất khác cho các cơ quan trực thuộc Tỉnh ủy theo phân công, phân
cấp.
e) Tham gia tổ chức, phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh; chủ trì phục vụ hội nghị Tỉnh
ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các hội nghị do Thường trực Tỉnh ủy triệu tập; các
cuộc làm việc của Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy.
g) Sơ kết, tổng kết công tác văn phòng cấp ủy.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
a) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng, công tác tài chính, quản
lý tài sản của đảng cho các tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy và văn phòng cấp ủy
cấp dưới; nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, đoàn
thể chính trị - xã hội ở địa phương theo quy định của pháp luật về lưu trữ, các quy
định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng; công nghệ
thông tin, nghiệp vụ công tác cơ yếu cho văn phòng cấp ủy cấp dưới và các cơ
quan đảng thuộc Tỉnh ủy.
b) Thực hiện kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ văn phòng và công tác tài chính - kế
toán ở các đảng bộ và tổ chức trực thuộc Tỉnh ủy.
c) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các cơ
quan liên quan giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện Quy chế làm việc của Tỉnh ủy
- Thẩm định, thẩm tra
a) Đề án, văn bản của các cơ quan, tổ chức trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ
Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy về: Yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền ban
hành và thể thức văn bản.
b) Nội dung đề án, văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh,
đối ngoại và các lĩnh vực khác theo sự phân công của Thường trực Tỉnh ủy trước
khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Thường trực Tỉnh ủy.
- Phối hợp
a) Với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương của Tinh
ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng - an
ninh, đối ngoại; tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hóa
chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
b) Với các cơ quan liên quan xây dựng một số đề án, văn bản, chương trình hành
động do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao; biên tập hoặc thẩm
định văn bản trước khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy ban hành.
c) Với Ban Tổ chức Tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc
quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Tỉnh ủy theo phân cấp.
d) Với các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng,
đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy để tham mưu giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tinh ủy,
Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện
nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Trung ương và của
Tinh ủy về công tác xây dựng đảng; về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối
ngoại; việc thực hiện chủ trương, chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản của
Tỉnh ủy.
đ) Với cơ quan chức năng nhà nước trong việc quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư
xây dựng cơ bản và thực hiện dự án cho các cơ quan đảng theo quy định của pháp
luật.
e) Với Ban Nội chính Tinh ủy giúp Thường trực Tỉnh ủy tổ chức tiếp công dân.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh
ủy giao.
2.3 tổ chức, bộ máy
- Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, gồm: Chánh Văn phòng và không quá 03 Phó
Chánh Văn phòng.
- Các phòng trực thuộc gồm:
+ phòng tổng hợp
+ Phòng Thẩm định, thẩm tra kinh tế - xã hội.
+ Phòng Hành chính - Lưu trữ.
+ Phòng Tài chính, kế toán.
+ Phòng Cơ yếu - Công nghệ thông tin.
+ Phòng Quản trị.
- Biên chế
Biên chế của Văn phòng Tỉnh ủy do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định trên cơ sở
chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và vị trí việc làm; đồng thời thực hiện các
nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội
ngũ cán bộ, công chức.
3. tìm hiểu, nghiên cứu về việc thực hiện chuyên môn của cơ sở thực tế chính trị -
xã hội
3.1 về báo cáo tổng kết cuối năm của tỉnh ủy Hà Nam
Với tầm nhìn của các nhà lãnh đạo tỉnh Hà Nam, phương hướng phát triển mà nghị
quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã đặt trong năm vừa qua đã đạt được những
kết quả tốt đẹp mà không phải nơi nào cũng có thể làm được.
Trong báo cáo tổng kết cuối năm đã nêu rõ lên những kết quả to lớn ấy qua mọi
mặt trong đời sống xã hội tỉnh Hà Nam. Từ công tác xây dựng Đảng với hàng loạt
nghị quyết, chỉ thị, thông tư, các chương trình công tác, chương trình kiểm tra
giám sát và phòng chống tham nhũng tiêu cực, cũng với đó là nhiều văn bản lãnh
đạo, chỉ đạo trên mọi lĩnh vực.
Công tác tuyên truyền và giáo dục chính trị tư tưởng được đẩy mạnh thông qua các
đợt sinh hoạt chính trị với chủ đề “tự soi tự sửa”, mở thêm nhiều lớp bồi dưỡng
chính trị, cập nhập kiến thức mới cho các cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt của
tỉnh.
Đối với công tác tổ chức cán bộ cũng được thực hiện nghiêm túc, quán triệt dựa
trên những nghị quyết của trung ương về quản lý biên chế (Nghị quyết số 18, 19-
NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) và Chương trình hành
động số 54-CTr/TU, số 62-CTr/TU của Tỉnh ủy (khóa XIX)). Công tác bảo vệ
chính trị nội bộ được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định; tiến hành rà soát,
thẩm định, kết luận tiêu chuẩn chính trị của nhân sự khi thực hiện công tác cán bộ.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được quan tâm; thực hiện tốt các chế độ, chính
sách cán bộ.
Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng được thực hiện nghiêm túc và
hiệu quả, ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 26/5/2022 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật
của Đảng, nhiệm kỳ 2020-2025 và các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực
hiện công tác kiểm tra, giám sát, đã ba hành triển khai nhiều cuộc kiểm tra giám sát
và kỉ luật nhiều Đảng viên vi phạm, có dấu hiệu vi phạm.
Công tác dân vận được tổ chức tổng kết sau 20 năm thực hiện theo Nghị quyết số
23-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh; chỉ đạo sơ, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết, quy định, kết luận của Trung
ương, của tỉnh về công tác dân vận
Công tác nội chính và phòng chống tham nhũng được thực hiện theo đừng Quy
định về “Tăng cường sự lãnh đạo công tác phối hợp giữa các cơ quan nội chính
tỉnh Hà Nam”; Kế hoạch tự kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kết luận số 44-
KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ
thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của
đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2019-2022.
Triển khai rà soát các cuộc thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thực
hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2019, 2020, 2021
Các chỉ tiêu đặt ra trong năm cũng đã được hoàn thành xuất sắc, đạt chỉ tiêu thậm
chí còn vượt chỉ tiêu đã đề ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau của kinh tế.
- Về nông nghiệp Tiếp tục hoàn thiện Đề án thành lập Khu Công nghệ cao Hà
Nam; Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Hà
Nam. Đẩy nhanh xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động
của các khu, cụm công nghiệp. Rà soát, đề xuất điều chỉnh quy hoạch các khu, cụm
công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng khai thác tối đa lợi thế về hạ tầng giao
thông, dịch vụ logistics. Quan tâm phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Rà
soát tình hình hoạt động của các cụm công nghiệp, làng nghề, các cơ sở sản xuất
nhỏ lẻ ở nông thôn trên địa bàn tỉnh; xây dựng và triển khai Kế hoạch bình chọn
sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2022
- về thương mại, dịch vụ, du lịch, doanh thu ước đạt hàng chục nghỉn tỉ đồng và
vượt nhiều so với kế hoạch, các khu du lịch được đổi mới, trùng tu đã thu hút rất
nhiều lượt khách du lịch tới tham quan. Ban hành Chương trình Xúc tiến thương
mại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch phát triển thương mại điện tử
tỉnh giai đoạn 2021-2025.
- về văn hóa – xã hội, Các hoạt động văn hoá, thể thao được tổ chức sôi nổi, đa
dạng phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh và đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần
của Nhân dân, phù hợp với tình hình dịch Covid-19. Thực hiện hiệu quả công tác
phòng, chống dịch bệnh, nhất là dịch Covid-19. Đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện
tiêm vắc xin phòng Covid-19. chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện tốt
các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là dịch Covid-19. Chất lượng giáo dục
được duy trì và nâng cao. Thực hiện tốt các chính sách xã hội cho mọi tầng lớp
nhân dân vad giải quyết vấn đề việc làm ổn định cho người lao động.
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản ổn định và phát triển, dự kiến hoàn thành
và hoàn thành vượt mức 16/17 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế xã hội. Tổng sản phẩm
trong tỉnh đạt mức tăng trưởng cao (10,82%), là tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao thứ
3 vùng Đồng bằng sông Hồng và thứ 12 toàn quốc. Sản xuất công nghiệp, thu hút
đầu tư, xuất nhập khẩu, du lịch, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng khá; sản xuất
nông nghiệp duy trì ổn định. Tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, du lịch, vui chơi giải trí đã hoạt động trở lại trong điều
kiện bình thường mới; văn hoá xã hội có nhiều hoạt động sôi nổi. Các chính sách
đảm bảo an sinh xã hội được triển khai kịp thời, thiết thực. Quốc phòng được củng
cố vững chắc. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống
Nhân dân ổn định.
3.2 về quá trình di chuyển trong suốt buổi thực tế
Điểm đến đầu tiên ngay khi được đặt chân lên mảnh đất Hà Nam này chính là ngồi
chưa mới được trùng tu và xây dựng lại Địa Tạng Phi Lai. Nơi đây mang trong
mình vẻ yên bình lặng lẽ khác xa chốn đô thị ồn ào náo nhiệt
Về quy mô, chùa có Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền; nhà ở,
giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử. Cả quần thể ngôi chùa nhìn từ xa ẩn
mình và được che chở giữa rừng thông. Ngôi chùa vừa có kiến trúc đẹp, vừa gợi
lên cảm giác thanh tao, thoát tục mà bất kỳ ai có dịp đến đây cũng có thể cảm
nhận. Hiện nay, chùa thường xuyên thu hút đông đảo du khách tìm đến để thưởng
ngoạn cảnh quan cũng như đi tìm lại những khoảnh khắc thanh bình trong góc
khuất tâm hồn giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ thanh vắng
Nối tiếp chuyến đi là điểm tham quan ngồi nhà cổ của Bá Kiến. Ngôi nhà với lịch
sử lâu đời qua nhiều thế hệ. Tại đây chúng em được nghe người dân kể lại về
những thế hệ đã sinh sống trong ngồi nhà cổ có tuổi đời hàng trăm năm này.
Điểm cuối của chuyến đi này đó là khu tưởng niệm liệt sĩ Nam Cao, vừa là vị anh
hung dân tộc vừa là tác giả của một kho tàng văn chương với giá trị nhân đạo được
đề cao mà ông để lại cho các thế hệ sau
4. kết quả đạt được
Một là thấy được sự sáng tạo và quyết chiến trong lãnh đạo quản lý điều hành của
Thành ủy tỉnh Hà Nam và sự đoàn kết đồng lòng của người dẫn dắt nên một sức
mạnh tổng thể. Nhờ giám sát kết quả của tỉnh và thành phố là đã gặt hái được
nhiều thành công trên tất cả các lĩnh vực.
Hai là cảm nhận sâu sắc về tinh thần thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng và hệ
thống chính trị trong sạch. Thành phố đang trên con đường xây dựng hệ thống
chính trị tinh gọn chính quyền chính quyền vững mạnh hoạt động hiệu lực. hiệu
quả phục vụ nhân dân.
Cuối cùng chuyến thực tế chính trị cho em thấy được khả năng phát triển của một
tỉnh mà cụ thể ở đây là tỉnh Hà Nam, trải nghiệm dịch vụ du lịch, trải nghiệm các
mô hình kinh tế và trải nghiệm những món ăn đặc sản. Cùng với đó là khám phá
bản thân về những điều mà em có thể chưa biết
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền, cảm
ơn các thầy các cô trong khoa đã dẫn dắt chúng em trong suốt chuyến đi thực tế
này. Mong rằng trường sẽ tiếp tục mở thêm những chuyến thực tế bổ ích như vậy
trong những năm học tiếp theo của chúng em.
| 1/16

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ------------------------- KHOA CHÍNH TRỊ HỌC BÀI THU HOẠCH
THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Sinh viên : NGUYỄN HÀ TRANG Mã SV : 2155310055 Lớp
: CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN K41 I. Mở đầu
Người xưa có câu: “Đi xa để khôn lớn, để trưởng thành và nhìn nhận cuộc sống thú
vị hơn” Càng thấy nhiều điều càng khiến con người ta trưởng thành và càng thực tế
thì con người càng hiểu rõ năng lực và giá trị thực của bản thân để phát huy tốt khả
năng của mình. Trong học phần thực tế chính trị xã hội gồm 2 tín, với sự đồng ý từ
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thầy cô và các sinh viên khoa Chính trị phát
triển K41A1, A2, Học viện đã quyết định thực hiện môn học cho chúng em thông
qua chuyến đi thực tế đến Hà Nam. Được coi là mảnh đất với truyền thống lịch sử
văn hóa lâu đời và những di tích lịch sử quan trọng của đất nước.
Chuyến đi được hướng dẫn dưới sự chỉ đạo của các thầy cô trong khoa Chính trị
phát triển, đặc biệt là thầy trưởng khoa … chuyến đi được diễn ra vào ngày
4/1/2023 và kết thúc vào buổi chiều cùng ngày. Cụ thể chuyến đi sẽ được nêu rõ
trong bản báo cáo chuyến đi thực tế chính trị xã hội tại Hà Nam dưới đây.
Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện
cho sinh viên chúng em có cơ hội được thực hiện chuyến đi thực tế này một cách trọn vẹn nhất.
Bản báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô góp ý và sửa lỗi cho em.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ ! II. NỘI DUNG BẢN BÁO CÁO
1. khái quát về cơ sở đến nghiên cứu thực tế chính trị - xã hội
1.1 lịch sử hình thành tỉnh Hà Nam
Trước năm 1890, toàn bộ vùng đất Hà Nam nằm dưới quyền cai trị của triều đình
Huế, lúc ấy còn là phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội, do Tri phủ đứng đầu dưới
quyền của Tổng đốc Hà Nội. Khi thành lập tỉnh, hình thức chính quyền có sự thay
đổi theo chính quyền bảo hộ. Nắm toàn quyền bởi một viên Công sứ Pháp có tên là
Phera, Tuần phủ chưa được triều đình cử mà mọi việc do viên Bố chính đảm
nhiệm. Mãi đến năm 1904, Hà Nam mới có Tuần phủ của Nam triều là Nguyễn Hữu Đắc.
Trong kháng chiến chống Pháp, theo Nghị định của Chính phủ nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, 3 huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc của tỉnh Nam Định được đặt dưới
quyền quản lý của tỉnh Hà Nam.
Sau hòa bình lập lại trên miền Bắc, trước yêu cầu mới, lần lượt châu Lạc Thủy và 3
huyện trên của tỉnh Nam Định được trả về cho tỉnh cũ.
Năm 1965, đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại trên miền Bắc. Để tập
trung tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, Nhà nước ta đã hợp nhất một số tỉnh. Tỉnh
Nam Hà (bao gồm 2 tỉnh Hà Nam, Nam Định) được thành lập theo Quyết định số
103-TVQH ngày 21/4/1965 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đồng thời cũng giải
thể huyện Mỹ Lộc của tỉnh Nam Định, cắt 9 xã về cho huyện Bình Lục, 6 xã cho thành phố Nam Định.
Ngày 27/12/1971, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa V, kỳ họp thứ
hai Quyết định thành lập một số tỉnh mới, trong đó tỉnh Nam Hà được hợp nhất với
tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Rồi 16 năm sau, ngày 26/12/1991, trong
kỳ họp của Quốc hội lại quyết định chia tách tỉnh Hà Nam Ninh thành hai tỉnh Nam Hà, Ninh Bình như cũ.
Sau hơn 32 năm hợp nhất với tỉnh Nam Định rồi Ninh Bình, Hà Nam được tái lập
trở lại với tên khai sinh theo Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, khóa VIII, Kỳ họp thứ 10, ngày 06/11/1996 chia tỉnh Nam Hà
thành 2 tỉnh Hà Nam, Nam Định. Huyện Mỹ Lộc cũ của tỉnh Nam Định được tái
lập, nhận về 9 xã cũ thuộc huyện Bình Lục. Hiện nay, tỉnh Hà Nam có thành phố
Phủ Lý, thị xã Duy Tiên và 4 huyện: Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng.
1.2 điều kiện tự nhiên, xã hội - điều kiện tự nhiên:
+ vị trí địa lý : Hà Nam nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội với diện tích đất tự nhiên 84.952
ha; có thị xã Phủ Lý là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của tỉnh, cách Hà Nội
58 km, tương lai không xa sẽ trở thành phố vệ tinh của Hà Nội. Hà Nam có mạng
lưới giao thông rất thuận lợi, là tỉnh nằm trên trục đường sắt Bắc Nam và quốc lộ
1A – huyết mạch giao thông quan trọng của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để
giao lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của cả
nước cũng như từ đó tới các cảng biển, sân bay ra nước ngoài.
+ địa hình : Hà Nam có địa hình đa dạng vừa có đồng bằng, có vùng bán sơn địa,
vừa có vùng trũng. Vùng đồi núi phía Tây có nhiều tài nguyên khoáng sản, đặc biệt
là đá vôi, để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là xi măng;
cũng là vùng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Vùng đồng bằng có diện tích
đất đai màu mỡ, bãi bồi ven sông Hồng, sông Châu, là tiền đề để phát triển sản
xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và du lịch
sinh thái. Địa hình đó là điều kiện để phát triển kinh tế đa dạng, với hướng kết hợp
kinh tế vùng đồng bằng với kinh tế vùng đồi núi.
+ thời tiết : Hà Nam cũng như các tỉnh đồng bằng sông Hồng có khí hậu mang đặc
điểm của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, mùa đông lạnh hơn nhiều với điều kiện trung
bình cùng vĩ tuyến. Nhiệt độ trung bình khoảng 23°C, nhiệt độ trung bình tháng
thấp nhất là tháng 1 khoảng 15,1°C và cao nhất là tháng 6 khoảng 29°C. Tổng giờ
nắng trung bình khoảng 1.100 – 1.200 giờ. Lượng mưa trung bình năm 1.700 –
2.200 mm, song lượng mưa không đều tập trung 70% lượng mưa cả năm vào mùa
hạ (từ tháng 5 đến tháng 10); mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4
năm sau, ít mưa khô lạnh. + tài nguyên thiên nhiên :
Tài nguyên đất: Hà Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 84.952 ha, trong đó đất
nông nghiệp chiếm 47.206 ha, diện tích nuôi trồng thuỷ sản 4.529 ha; đất lâm
nghiệp 9.635 ha; đất chuyên dùng 11.692 ha, đất ở 4.326 ha; đất chưa sử dụng 7.564 ha.
Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Hà Nam chủ yếu là
đá carbonate (có trữ lượng trên 7,4 tỷ m³). Nguồn đá này cung cấp cho sản xuất xi
măng, xây dựng, bột mịn cho xây trát, bột nhẹ thương phẩm. Đá quý (đá vân hồng
tím nhạt ở huyện Thanh Liêm, Kim Bảng, có vỉa cao 60 m, dài 30 – 40 m, song
cũng có vỉa dài tới gần 200 m. Đá vân mây da báo ở Thanh Liêm. Đá đen tập trung
ở Bút Sơn. Đất sét với tổng trữ lượng 393,1 triệu tấn (trong đó, đất sét làm nguyên
liệu sản xuất xi măng 331 triệu tấn; đất sét làm gạch ngói 62 triệu tấn). Than bùn
có trữ lượng trên 11 triệu m³ tại vùng Hồ Tam Chúc – Ba Sao, hồ Đồng Hán, Xã
Thanh Sơn, huyện Kim Bảng (nguyên liệu này có thể làm phân vi sinh và một số
chất phụ gia khác). Cát xây dựng ở Hà Nam rất dồi dào, đặc biệt là nguồn cát đen ở
bãi ven sông Hồng dài 10 km, bãi sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ hàng năm
cung cấp cho san lấp và xây dựng, có khả năng cung cấp cho tỉnh ngoài hàng triệu m³.
- điều kiện kinh tế xã hội:
+ Công nghiệp chủ đạo của tỉnh là xi măng, vật liệu xây dựng. Công nghiệp dệt
may và tiểu thủ công nghiệp với làng nghề dệt lụa Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện
Duy Tiên chuyên dệt lụa tơ tằm, đũi, quy mô hiện tại có 500 khung dệt, công suất
đạt từ 850.000 – 1.000.000 mét lụa/năm; làng nghề dệt vải xã Hoà Hậu, huyện Lý
Nhân chuyên sản xuất vải, khăn tắm, khăn ăn các loại; làng nghề thêu ren thủ công
xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm với các sản phẩm thêu chăn, ga, gối, đệm, khăn
ăn, khăn trang trí,… chủ yếu xuất sang châu Âu và Bắc Á (doanh thu mỗi năm làng
nghề đạt 25 -30 tỷ đồng). Mây tre giang đan ở Hoàng Đông, Duy Tiên với các sản
phẩm chủ yếu là hàng mây, giang, đan thủ công, thị trường tiêu thụ là ở châu Âu,
châu Mỹ và một phần Bắc Á. Nghề sừng thủ công mỹ nghệ ở xã An Lão – Bình
Lục, dùng nguyên liệu sừng động vật để chế tác ra các vật dụng trang trí, đồ dùng
sinh hoạt, thị trường xuất khẩu chủ yếu của sản phẩm là Đông Âu, Bắc Á, doanh
thu bình quân 1 năm từ 2 – 3 tỷ đồng.
+ với bề dày cả về lịch sử lẫn văn hóa thì Hà Nam nổi tiếng hút khách du lịch về
nơi đây với những khu du lịch hay đền chùa nổi tiếng như Đền Trúc thờ Lý
Thường Kiệt hay Đền Trần Thương thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn,…
ngoài ra còn có nhiều khu du lịch sinh thái đặc sắc thu hút hàng ngàn lượt khách
tham quan từ thập phương đến nghỉ dưỡng.
2. tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và hoạt động hệ thống chính trị tại địa phương
Với chuyến thực tế chính trị xã hội này chúng em được tìm hiểu về văn phòng
Tỉnh ủy tỉnh Hà Nam. Qua đó biết được một số chức năng nhiệm vụ của văn phòng
Tỉnh ủy của tỉnh Hà Nam cụ thể như sau: 2.1 Chức năng:
Với 2 chức năng chính là
1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy nhưng trực tiếp, thường xuyên là
Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy trong tổ chức, điều hành công tác, lãnh
đạo, chỉ đạo, điều phối phối hợp hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc;
phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, thẩm định các đề xuất về chủ
trương, chính sách trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại;
nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng bộ; là trung tâm thông tin
tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy; là đầu mối giúp Thường trực
Tỉnh ủy giải quyết công việc hàng ngày.
2. Đại diện chủ sở hữu tài sản của Tỉnh ủy; trực tiếp quản lý tài chính, tài sản của
Tỉnh uỷ và các cơ quan, tổ chức trực thuộc Tỉnh uỷ; bảo đảm kinh phí, cơ sở vật
chất, phương tiện và tổ chức phục vụ các hoạt động của Tỉnh ủy và các cơ quan
tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy 2.2 nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện
a) Nghiên cứu , đề xuất và giúp Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh
ủy, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức thực hiện chương trình công tác; xây dựng, tổ
chức thực hiện quy chế làm việc; sắp xếp chương trình công tác của đồng chí Bí
thư Tỉnh ủy, các đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy và một số hoạt động của các đồng
chí Ủy viên Ban Thường vụ Tinh ủy theo quy chế làm việc và chương trình công
tác; thực hiện công tác đối ngoại của Tỉnh ủy; phối hợp và điều hòa hoạt động của
các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy. Chủ trì, phối hợp tham mưu và tổ chức
thực hiện công tác cải cách hành chính trong đảng.
b) Tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định,
quy chế, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy và hoạt động của các cấp ủy đảng
đoàn, ban cán sự đảng, các cơ quan thuộc Tỉnh ủy. Thông báo ý kiến kết luận, chỉ
đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư
Tỉnh ủy và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện. Theo dõi, đôn đốc các tổ chức đảng
trực thuộc Tỉnh ủy, các cơ quan liên quan thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo
quy định. Thực hiện công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy; chế độ
cung cấp thông tin cho cấp ủy viên và các tổ chức. Giúp Tỉnh ủy thực hiện chế độ
thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất.
c) Tiếp nhận, phát hành và quản lý các tài liệu, văn bản đến và đi của Tỉnh ủy;
quản lý, khai thác mạng cơ yếu của Tỉnh ủy. Tổ chức quản lý, khai thác, ứng dụng
công nghệ thông tin, bảo vệ mạng thông tin diện rộng của đảng bộ.
d) Quản lý, tổ chức khai thác tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam
thuộc thẩm quyền thu thập của lưu trữ lịch sử Đảng bộ tỉnh, bao gồm tài liệu lưu
trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội.
đ) Trực tiếp quản lý tài chính, tài sản, chi tiêu ngân sách đảng; quản trị, tài vụ phục
vụ hoạt động của cấp ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tinh ủy Thực hiện
thẩm tra quyết toán tài chính ngân sách đảng của các tổ chức đảng và đảng bộ trực
thuộc. Bảo đảm điều kiện vật chất, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động của
Tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tinh ủy; đồng thời bảo đảm tài chính
và cơ sở vật chất khác cho các cơ quan trực thuộc Tỉnh ủy theo phân công, phân cấp.
e) Tham gia tổ chức, phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh; chủ trì phục vụ hội nghị Tỉnh
ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các hội nghị do Thường trực Tỉnh ủy triệu tập; các
cuộc làm việc của Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy.
g) Sơ kết, tổng kết công tác văn phòng cấp ủy.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
a) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng, công tác tài chính, quản
lý tài sản của đảng cho các tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy và văn phòng cấp ủy
cấp dưới; nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, đoàn
thể chính trị - xã hội ở địa phương theo quy định của pháp luật về lưu trữ, các quy
định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng; công nghệ
thông tin, nghiệp vụ công tác cơ yếu cho văn phòng cấp ủy cấp dưới và các cơ
quan đảng thuộc Tỉnh ủy.
b) Thực hiện kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ văn phòng và công tác tài chính - kế
toán ở các đảng bộ và tổ chức trực thuộc Tỉnh ủy.
c) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các cơ
quan liên quan giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện Quy chế làm việc của Tỉnh ủy - Thẩm định, thẩm tra
a) Đề án, văn bản của các cơ quan, tổ chức trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ
Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy về: Yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền ban
hành và thể thức văn bản.
b) Nội dung đề án, văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh,
đối ngoại và các lĩnh vực khác theo sự phân công của Thường trực Tỉnh ủy trước
khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Thường trực Tỉnh ủy. - Phối hợp
a) Với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương của Tinh
ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng - an
ninh, đối ngoại; tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hóa
chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
b) Với các cơ quan liên quan xây dựng một số đề án, văn bản, chương trình hành
động do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao; biên tập hoặc thẩm
định văn bản trước khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy ban hành.
c) Với Ban Tổ chức Tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc
quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Tỉnh ủy theo phân cấp.
d) Với các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng,
đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy để tham mưu giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tinh ủy,
Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện
nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Trung ương và của
Tinh ủy về công tác xây dựng đảng; về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối
ngoại; việc thực hiện chủ trương, chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản của Tỉnh ủy.
đ) Với cơ quan chức năng nhà nước trong việc quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư
xây dựng cơ bản và thực hiện dự án cho các cơ quan đảng theo quy định của pháp luật.
e) Với Ban Nội chính Tinh ủy giúp Thường trực Tỉnh ủy tổ chức tiếp công dân.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao. 2.3 tổ chức, bộ máy
- Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, gồm: Chánh Văn phòng và không quá 03 Phó Chánh Văn phòng.
- Các phòng trực thuộc gồm: + phòng tổng hợp
+ Phòng Thẩm định, thẩm tra kinh tế - xã hội.
+ Phòng Hành chính - Lưu trữ.
+ Phòng Tài chính, kế toán.
+ Phòng Cơ yếu - Công nghệ thông tin. + Phòng Quản trị. - Biên chế
Biên chế của Văn phòng Tỉnh ủy do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định trên cơ sở
chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và vị trí việc làm; đồng thời thực hiện các
nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức.
3. tìm hiểu, nghiên cứu về việc thực hiện chuyên môn của cơ sở thực tế chính trị - xã hội
3.1 về báo cáo tổng kết cuối năm của tỉnh ủy Hà Nam
Với tầm nhìn của các nhà lãnh đạo tỉnh Hà Nam, phương hướng phát triển mà nghị
quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã đặt trong năm vừa qua đã đạt được những
kết quả tốt đẹp mà không phải nơi nào cũng có thể làm được.
Trong báo cáo tổng kết cuối năm đã nêu rõ lên những kết quả to lớn ấy qua mọi
mặt trong đời sống xã hội tỉnh Hà Nam. Từ công tác xây dựng Đảng với hàng loạt
nghị quyết, chỉ thị, thông tư, các chương trình công tác, chương trình kiểm tra
giám sát và phòng chống tham nhũng tiêu cực, cũng với đó là nhiều văn bản lãnh
đạo, chỉ đạo trên mọi lĩnh vực.
Công tác tuyên truyền và giáo dục chính trị tư tưởng được đẩy mạnh thông qua các
đợt sinh hoạt chính trị với chủ đề “tự soi tự sửa”, mở thêm nhiều lớp bồi dưỡng
chính trị, cập nhập kiến thức mới cho các cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt của tỉnh.
Đối với công tác tổ chức cán bộ cũng được thực hiện nghiêm túc, quán triệt dựa
trên những nghị quyết của trung ương về quản lý biên chế (Nghị quyết số 18, 19-
NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) và Chương trình hành
động số 54-CTr/TU, số 62-CTr/TU của Tỉnh ủy (khóa XIX)). Công tác bảo vệ
chính trị nội bộ được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định; tiến hành rà soát,
thẩm định, kết luận tiêu chuẩn chính trị của nhân sự khi thực hiện công tác cán bộ.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được quan tâm; thực hiện tốt các chế độ, chính sách cán bộ.
Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng được thực hiện nghiêm túc và
hiệu quả, ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 26/5/2022 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật
của Đảng, nhiệm kỳ 2020-2025 và các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực
hiện công tác kiểm tra, giám sát, đã ba hành triển khai nhiều cuộc kiểm tra giám sát
và kỉ luật nhiều Đảng viên vi phạm, có dấu hiệu vi phạm.
Công tác dân vận được tổ chức tổng kết sau 20 năm thực hiện theo Nghị quyết số
23-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh; chỉ đạo sơ, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết, quy định, kết luận của Trung
ương, của tỉnh về công tác dân vận
Công tác nội chính và phòng chống tham nhũng được thực hiện theo đừng Quy
định về “Tăng cường sự lãnh đạo công tác phối hợp giữa các cơ quan nội chính
tỉnh Hà Nam”; Kế hoạch tự kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kết luận số 44-
KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ
thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của
đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2019-2022.
Triển khai rà soát các cuộc thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thực
hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2019, 2020, 2021
Các chỉ tiêu đặt ra trong năm cũng đã được hoàn thành xuất sắc, đạt chỉ tiêu thậm
chí còn vượt chỉ tiêu đã đề ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau của kinh tế.
- Về nông nghiệp Tiếp tục hoàn thiện Đề án thành lập Khu Công nghệ cao Hà
Nam; Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Hà
Nam. Đẩy nhanh xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động
của các khu, cụm công nghiệp. Rà soát, đề xuất điều chỉnh quy hoạch các khu, cụm
công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng khai thác tối đa lợi thế về hạ tầng giao
thông, dịch vụ logistics. Quan tâm phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Rà
soát tình hình hoạt động của các cụm công nghiệp, làng nghề, các cơ sở sản xuất
nhỏ lẻ ở nông thôn trên địa bàn tỉnh; xây dựng và triển khai Kế hoạch bình chọn
sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2022
- về thương mại, dịch vụ, du lịch, doanh thu ước đạt hàng chục nghỉn tỉ đồng và
vượt nhiều so với kế hoạch, các khu du lịch được đổi mới, trùng tu đã thu hút rất
nhiều lượt khách du lịch tới tham quan. Ban hành Chương trình Xúc tiến thương
mại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh giai đoạn 2021-2025.
- về văn hóa – xã hội, Các hoạt động văn hoá, thể thao được tổ chức sôi nổi, đa
dạng phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh và đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần
của Nhân dân, phù hợp với tình hình dịch Covid-19. Thực hiện hiệu quả công tác
phòng, chống dịch bệnh, nhất là dịch Covid-19. Đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện
tiêm vắc xin phòng Covid-19. chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện tốt
các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là dịch Covid-19. Chất lượng giáo dục
được duy trì và nâng cao. Thực hiện tốt các chính sách xã hội cho mọi tầng lớp
nhân dân vad giải quyết vấn đề việc làm ổn định cho người lao động.
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản ổn định và phát triển, dự kiến hoàn thành
và hoàn thành vượt mức 16/17 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế xã hội. Tổng sản phẩm
trong tỉnh đạt mức tăng trưởng cao (10,82%), là tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao thứ
3 vùng Đồng bằng sông Hồng và thứ 12 toàn quốc. Sản xuất công nghiệp, thu hút
đầu tư, xuất nhập khẩu, du lịch, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng khá; sản xuất
nông nghiệp duy trì ổn định. Tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, du lịch, vui chơi giải trí đã hoạt động trở lại trong điều
kiện bình thường mới; văn hoá xã hội có nhiều hoạt động sôi nổi. Các chính sách
đảm bảo an sinh xã hội được triển khai kịp thời, thiết thực. Quốc phòng được củng
cố vững chắc. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống Nhân dân ổn định.
3.2 về quá trình di chuyển trong suốt buổi thực tế
Điểm đến đầu tiên ngay khi được đặt chân lên mảnh đất Hà Nam này chính là ngồi
chưa mới được trùng tu và xây dựng lại Địa Tạng Phi Lai. Nơi đây mang trong
mình vẻ yên bình lặng lẽ khác xa chốn đô thị ồn ào náo nhiệt
Về quy mô, chùa có Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền; nhà ở,
giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử. Cả quần thể ngôi chùa nhìn từ xa ẩn
mình và được che chở giữa rừng thông. Ngôi chùa vừa có kiến trúc đẹp, vừa gợi
lên cảm giác thanh tao, thoát tục mà bất kỳ ai có dịp đến đây cũng có thể cảm
nhận. Hiện nay, chùa thường xuyên thu hút đông đảo du khách tìm đến để thưởng
ngoạn cảnh quan cũng như đi tìm lại những khoảnh khắc thanh bình trong góc
khuất tâm hồn giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ thanh vắng
Nối tiếp chuyến đi là điểm tham quan ngồi nhà cổ của Bá Kiến. Ngôi nhà với lịch
sử lâu đời qua nhiều thế hệ. Tại đây chúng em được nghe người dân kể lại về
những thế hệ đã sinh sống trong ngồi nhà cổ có tuổi đời hàng trăm năm này.
Điểm cuối của chuyến đi này đó là khu tưởng niệm liệt sĩ Nam Cao, vừa là vị anh
hung dân tộc vừa là tác giả của một kho tàng văn chương với giá trị nhân đạo được
đề cao mà ông để lại cho các thế hệ sau 4. kết quả đạt được
Một là thấy được sự sáng tạo và quyết chiến trong lãnh đạo quản lý điều hành của
Thành ủy tỉnh Hà Nam và sự đoàn kết đồng lòng của người dẫn dắt nên một sức
mạnh tổng thể. Nhờ giám sát kết quả của tỉnh và thành phố là đã gặt hái được
nhiều thành công trên tất cả các lĩnh vực.
Hai là cảm nhận sâu sắc về tinh thần thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng và hệ
thống chính trị trong sạch. Thành phố đang trên con đường xây dựng hệ thống
chính trị tinh gọn chính quyền chính quyền vững mạnh hoạt động hiệu lực. hiệu quả phục vụ nhân dân.
Cuối cùng chuyến thực tế chính trị cho em thấy được khả năng phát triển của một
tỉnh mà cụ thể ở đây là tỉnh Hà Nam, trải nghiệm dịch vụ du lịch, trải nghiệm các
mô hình kinh tế và trải nghiệm những món ăn đặc sản. Cùng với đó là khám phá
bản thân về những điều mà em có thể chưa biết
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền, cảm
ơn các thầy các cô trong khoa đã dẫn dắt chúng em trong suốt chuyến đi thực tế
này. Mong rằng trường sẽ tiếp tục mở thêm những chuyến thực tế bổ ích như vậy
trong những năm học tiếp theo của chúng em.