-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo thực tế chính trị xã hội xã Thạch Lâm – huyện Thạch Thành – tỉnh Thanh Hóa | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trong thời đại phát triển của công nghệ 4.0 hiện nay thì Internet và công nghệ số đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu đối với sinh viên nói chung và sinh viên khoa Xã hội học và Phát triển nói riêng. Internet mang lại nhiều ích nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều những vấn đề mà bản thân mỗi người sinh viên cần quan tâm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thực tế Chính trị Xã hội 79 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.2 K tài liệu
Báo cáo thực tế chính trị xã hội xã Thạch Lâm – huyện Thạch Thành – tỉnh Thanh Hóa | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trong thời đại phát triển của công nghệ 4.0 hiện nay thì Internet và công nghệ số đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu đối với sinh viên nói chung và sinh viên khoa Xã hội học và Phát triển nói riêng. Internet mang lại nhiều ích nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều những vấn đề mà bản thân mỗi người sinh viên cần quan tâm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thực tế Chính trị Xã hội 79 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN ----------------------
BÁO CÁO THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Giảng viên hướng dẫn: Th.s PHẠM VÕ QUỲNH HẠNH
Sinh viên thực hiện: THÂN THỊ NGỌC ÁNH
Mã sinh viên: 2251010005
Lớp: CÔNG TÁC XÃ HỘI K42 Hà Nội, tháng 6 năm 2024 LỜI MỞ ĐẦU
Thực tế chính trị - xã hội trong thời gian một tuần là một môn học trong chương
trình học của sinh viên, đặc biệt với sinh viên công tác xã hội trong thời gian
thực tế này lại càng cần thiết.
Đây chính là cơ hội để sinh viên có thể thân nhập vào thực tế, có những trải
nghiệm về nghề của mình đã chọn. Bên cạnh đó, mỗi sinh viên còn được vận
dụng kiến thức đã được học và trau dồi ở trường vào thực tế, thử sức với chuyên
ngàng. Tuy thời gian thực tế ngắn nhưng kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng
mang lại cho sinh viên là rất lớn.
Em xin cảm ơn đến Học viên Báo chí và Tuyên truyền, khoa Xã hội học và Phát
triển đã tạo điều kiện cho chúng em được trải nghiệm thực tế tại học phần Thực
tế chính trị - xã hội. Là một sinh viên của ngàng Công tác xã hội, em nhận thức
được rằng công việc cần được học hỏi từ những kiến thức được liên kết với thực
tế. Từ đó, những lý thuyết sẽ trở nên có ý nghĩa và dễ hiểu hơn rất nhiều. Chính
vì vậy, học phần thực tế chính trị - xã hội đã được đưa vào chương trình đào tạo
giúp cho chúng em có cơ sở được học hỏi các tri thức gần gũi và trực quan hơn.
Trong chuyến đi này, chúng em được tìm hiểu, trải nghiệm, tham quan, quan sát
tại xã Thạch Lâm – huyện Thạch Thành – tỉnh Thanh Hóa. Chúng em đã được
quan sát cuộc sống của người dân địa phương nơi đây, tìm hiểu những phong
tục tập quán của người dân tộc Mường, tham gia khánh thành “tủ sách tương
lai” trao tặng các em học sinh, các bạn đọc tại địa phương. Đặc biệt, chúng em
còn được nghe báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - văn hóa, quốc
phòng – an ninh năm 2023 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng – an ninh năm 2024 của xã Thạch Lâm – huyện Thạch Thành – tỉnh Thanh Hóa.
Chuyến đi đã để lại không chỉ em mà còn của các bạn sinh viên cùng khoa
những kỉ niệm không thể quên, những bài học bổ ích. Sau đây là những gì em
thu nhận được trong quá trình tham gia các hội thảo, tọa đàm và thực tế tại địa phương MỤC LỤC
PHẦN 1: BÁO CÁO VỀ CÁC HỘI THẢO, TỌA ĐÀM ĐÃ THAM GIA----------3
1. Tác động của Internet và công nghệ số đối với sinh viên hiện nay------------3
2. Sàng lọc, phát hiện sớm, chẩn đoán, can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ tại
bệnh viện Nhi trung ương.------------------------------------------------------------------4
PHẦN II: BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THAM GIA THỰC TẾ CHÍNH TRỊ TẠI
ĐỊA PHƯƠNG-----------------------------------------------------------------------------------7
I. GIỚI THIỆU VỀ XÃ THẠCH LÂM – THẠCH THÀNH – THANH HÓA 7 1.
Vị trí địa lý.----------------------------------------------------------------------------------------------------- 7 2.
Về hành chính------------------------------------------------------------------------------------------------- 7
II. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH THỰC TẾ CỦA XÃ THẠCH LÂM – THẠCH
THÀNH – THANH HÓA-------------------------------------------------------------------8 1.
Tình hình kinh tế - xã hội----------------------------------------------------------------------------------8
2. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội--------------15 2.1.
Các chỉ tiêu chủ yếu--------------------------------------------------------------------------------------15
2.2. Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu-------------------------------------------------------------------16
III. PHÂN TÍCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT HIỆN ĐƯỢC Ở ĐỊA PHƯƠNG
THÔNG QUA CÁC CUỘC PHỎNG VẤN QUAN SÁT CỦA BẢN THÂN VÀ
NHÓM-----------------------------------------------------------------------------------------20 1.
Vấn đề phát triển du lịch tại địa phương.-----------------------------------------------------------20 2.
Vấn đề về cơ sở vật chất tại trường học.-------------------------------------------------------------21
IV. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA
TRONG CHUYẾN THỰC TẾ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI------------------------------23 1.
Những thuận lợi và khó khăn---------------------------------------------------------------------------23 2.
Kinh nghiệm, bài học--------------------------------------------------------------------------------------24
V. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN---------------------------------------------------------------------25
PHỤ LỤC----------------------------------------------------------------------------------------25
PHẦN 1: BÁO CÁO VỀ CÁC HỘI THẢO, TỌA ĐÀM ĐÃ THAM GIA
1. Tác động của Internet và công nghệ số đối với sinh viên hiện nay
Thời gian diễn ra tọa đàm: chiều ngày 31 tháng 10 năm 2022
Địa điểm: phòng B3.301, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trong thời đại phát triển của công nghệ 4.0 hiện nay thì Internet và
công nghệ số đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu đối với sinh
viên nói chung và sinh viên khoa Xã hội học và Phát triển nói riêng. Internet
mang lại nhiều ích nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều những vấn đề mà bản thân
mỗi người sinh viên cần quan tâm.
Trước hết phải kể đến những ưu điểm của Internet. Internet ra đời tạo
điều kiện cho các em sinh viên có cơ hội tìm kiếm, học hỏi, có cái nhìn rộng
lớn hơn về thế giới.Tìm kiếm tài liệu học tập một cách dễ dàng, hiểu hơn về
bên lề bên ngoài. Có thể kết nối bạn, nói chuyện với bạn bè thế giới, bạn có
biết Internet giúp đỡ các bạn sinh viên thành viên kết nối thông tin với nhau
dễ dàng hơn thông qua các trang mạng xã hội facebook, zalo,instagram,
email. Sinh viên có thể trao đổi tài liệu học tập dễ dàng hơn, tiết kiệm thời
gian hơn. Internet giúp các em sinh viên tìm kiếm việc làm bán thời gian trở
nên thuận tiện hơn. Trước kia để tìm việc làm sinh viên bán thời gian phải
đến các trung tâm tìm kiếm giới thiệu việc làm mất phí, hiện nay sẽ giúp
phát triển internet mà các bạn sinh viên tìm kiếm việc làm một cách dễ dàng
hơn nhờ thông qua các trang mạng xã hội facebook, các trang tìm việc làm
cho sinh viên,vieclam24h.com. Internet giúp các em sinh viên có thể giải trí,
xả stress sau những giờ học, giờ làm thêm bằng cách cách nghe nhạc, xem
phim. Hơn nữa, bạn có thể tận dụng internet để cải thiện tiếng anh của mình
thông qua học tiếng anh online, hay khám phá những điều mới lạ, những
khoa học sáng tạo, những môn nghệ thuật thông qua các giải thưởng, các
video hướng dẫn trên kênh youtube.
Internet rất dễ sử dụng nhưng cũng dễ phản tác dụng khi sử dụng sai
mục đích khiến con người lười vận động, có thể gây nghiện và tồn tại nội
dung rác ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế hệ trẻ. Nhiều người dành quá
nhiều thời gian trên mạng xã hội và trò chơi trực tuyến, bỏ lỡ hoạt động thể
chất và không duy trì một lối sống lành mạnh. Việc sử dụng thiết bị di động
và máy tính để bàn cũng có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đến sức
khỏe như đau cổ, đau lưng, và tăng nguy cơ béo phì.
Internet có thể gây nghiện vì nó cung cấp cho người dùng một lượng
lớn thông tin và giải trí một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nhiều người đã
trở nên lệ thuộc vào Internet để giải trí, giao tiếp, làm việc, mua sắm, học
tập, và thậm chí để tìm kiếm cảm giác thoả mãn. Việc sử dụng quá mức
Internet có thể dẫn đến mất ngủ, ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tinh
thần, gây giảm năng suất làm việc và học tập, và làm giảm sự tương tác xã
hội trực tiếp giữa con người. Internet cung cấp một lượng thông tin khổng lồ
cho người sử dụng, tuy nhiên, trong số đó có rất nhiều nội dung không có giá
trị hoặc thậm chí là gây hại. Nội dung rác (spam) thường là những thông tin
không liên quan hoặc thư rác được gửi đi hàng loạt để quảng cáo hoặc gây phiền toái.
Từ buổi tọa đàm, được nghe những bài tham luận của các bạn sinh viên,
những lời chia sẻ từ các thầy cô, em thấy rằng Internet và ứng dụng công
nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu đối với sinh viên với nhiều ưu
điểm giúp ích cho sinh viên. Tuy nhiên nó lại tiềm ẩn những vấn đề không
thể lường trước. Chính vì vậy chúng ta cần sử dụng Internet một cách thông
minh, sử dụng đúng, đủ và không nên lợi dụng Internet và công nghệ số.
Hãy trở thành một người dùng thông minh.
2. Sàng lọc, phát hiện sớm, chẩn đoán, can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ
tại bệnh viện Nhi trung ương.
Thời gian diễn ra tọa đàm: Sáng ngày 22/10/2022
Địa điểm: Bệnh viện nhi Trung ương.
Bệnh viện Nhi Trung ương đã tổ chức tập huấn "Sàng lọc, phát hiện
sớm, chẩn đoán, can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ" cho các cán bộ làm công
tác xã hội của Bệnh viện và các sinh viên ngàng công tác xã hội tại trường
đại học. Mục đích của lớp học là giúp nâng cao năng lực can thiệp với trẻ tự
kỷ nhằm nâng cao chất lượng điều trị chăm sóc trẻ tự kỷ tại bệnh viện.
Hoạt động nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế được Bệnh
viện Nhi Trung ương tổ chức theo dự án hoạt động Công tác xã hội trong trợ
giúp trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ do phòng Công tác xã hội phối hợp với khoa
Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức. Giảng viên của lớp học là các
cán bộ y tế thuộc Khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ương với rất nhiều
kinh nghiệm trong chẩn đoán, can thiệp và trị liệu tâm lý cho trẻ mắc tự kỷ.
Trong buổi học, bên cạnh việc trang bị lý thuyết, các giảng viên cũng
tích cực đưa ra tình huống thông qua các video, hình ảnh và minh hoạ trực
tiếp để học viên đánh giá và thực hành. Bởi, điều trị – phục hồi chức năng
cho trẻ mắc tự kỷ là một lĩnh vực mới mang đầy thách thức đối với các cán
bộ CTXH.Chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ cần phối hợp nhiều
biện pháp như: Trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp; Hoạt động trị liệu; Phương
pháp chơi trị liệu, Điện kích thích phát âm; Sử dụng thuốc khi cần thiết;…
Ngoài ra, sự kiên trì từ cha mẹ và nhà trường, kết hợp với nỗ lực từ phía y
bác sĩ là vấn đề cốt lõi giúp tình trạng của trẻ tốt lên từng ngày.
Lớp tập huấn chỉ diễn ra trong 1 thời gian ngắn, nhưng các cán bộ làm
CTXH đã thu nhận được những kiến thức thiết thực, các kỹ năng thực hành
trong việc sàng lọc, phát hiện sớm và và tư vấn với gia đình trẻ mắc tự kỷ.
Với việc mở rộng mạng lưới cán bộ y tế trong hỗ trợ chăm sóc, điều trị
trẻ tự kỷ là một trong những kế hoạch nâng cao năng lực chuyên môn đối với
các cán bộ y tế làm Công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Thông
qua hình thức đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lực, Bệnh viện Nhi Trung
ương hướng đến việc kiện toàn quy trình chăm sóc và điều trị cho trẻ tự kỷ
để không những bệnh nhi được chăm sóc, điều trị mà ngay cả thân nhân
người bệnh cũng được chia sẻ nhằm giảm bớt những gánh nặng về tâm lý
trong chặng đường đương đầu với chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ.
Theo Th.S BSCKII Thành Ngọc Minh – Trưởng khoa Tâm thần: Chứng
tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển về tâm thần kéo dài suốt cuộc đời. Trẻ
mắc chứng tự kỷ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Tự kỷ là rối loạn về phát triển hành vi có thể làm ảnh hưởng đến các kỹ
năng cơ bản của trẻ như kỹ năng giao tiếp và phát triển các mối quan hệ xã
hội, kỹ năng học tập, sinh hoạt. Đồng thời, trẻ tự kỷ có những vấn đề về
hành vi, sở thích, thói quen rập khuôn cứng nhắc, định hình. Trẻ tự kỷ gặp
khó khăn trong hòa nhập với thế giới xung quanh. Thế giới của trẻ tự kỷ
khác biệt so với những trẻ bình thường khác.
Đến với buổi tập huấn, em đã biết được những dấu hiệu để nhận biết
đươc trẻ tự kỉ. Điều này giúp ích vô cùng lớn, phục vụ cho bản thân em trong
môn học công tác xã hội cá nhân. Buổi tập huấn đã đem đến cho em những
kiến thức cơ bản nhất, những kĩ năng cơ bản nhất để nhận biết và tiếp cận đối với trẻ tự kỉ
PHẦN II: BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THAM GIA THỰC TẾ
CHÍNH TRỊ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
I. GIỚI THIỆU VỀ XÃ THẠCH LÂM – THẠCH THÀNH – THANH HÓA 1. Vị trí địa lý.
Xã Thạch Lâm là xã nằm về phía Tây Bắc của huyện Thạch
Thành. Tiếp giáp xã Thạch Quảng, xã Thạch Tượng, huyện Thạch Thành xã
Lương Nội của huyện Bá Thức, xã Tự Do, Ngọc Lâu, Ân Nghĩa - Lạc Sơn -
Hòa Bình. và Vườn Quốc gia Cúc Phương.
Tổng diện tích tự nhiên của xã Thạch Lâm là: 6.521,4 ha, có hơn 5.699
ha diện tích đất lâm nghiệp, trong đó rừng đặc dụng 1.801 ha, rừng phòng hộ
1.617 ha, rừng sản xuất 2.281 ha. Tỷ lệ rừng che phủ trên 87% lớn nhất huyện Thạch Thành
Phía Bắc giáp: Xã Ngọc Lâu, Tân Mỹ, Ân Nghĩa - huyện Lạc Sơn - tỉnh Hòa Bình
Phía Tây giáp: Xã Tự do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
Phí Đông giáp: Xã Thành Mỹ, huyện Thạch Thành và vườn Quốc gia Cúc Phương
Phía Nam giáp: Xã Thạch Quảng, xã Thạch Tượng, huyện Thạch Thành 2. Về hành chính
Xã có 6 thôn gồm các thôn: Thôn Đăng Thượng Thôn Nội Thành Thôn Thống Nhất Thôn Nhéo Thôi Đồi Thôn Biện
Với 666 hộ và 2.892 nhân khẩu; dân tộc Mường chiếm 98% còn 2% là dân tộc khác. Xã có 4 trường học:
Trường tiểu học Lâm 1
Trường tiểu học Lâm 2 Trường Mần Non Trường THCS Có 1 trạm y tế xã
II. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH THỰC TẾ CỦA XÃ THẠCH LÂM –
THẠCH THÀNH – THANH HÓA
1. Tình hình kinh tế - xã hội
1.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp a. Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng năm 2023 đạt: 393,23 ha, đạt 100% so với kế
hoạch huyện và xã giao = 100% so với cùng kỳ.
Tổng sản lượng lương thực năm 2023 ước đạt 1.254 tấn đạt 100,48% so
với kế hoạch huyện và xã giao = 100,32% so với cùng kỳ, trong đó:
Diện tích cây lúa: 79,5ha/66ha chỉ tiêu giao xã, đạt 120% so với kế
hoạch xã giao = 101% so với cùng kỳ; năng xuất bình quân 45,36tạ/ ha; sản
lượng 1.254 tấn/ha đạt 100,48% so với kế hoạch xã và huyện giao = 100,32% so với cùng kỳ.
Diện tích cây ngô 210,2 ha, năng xuất bình quân 41 tạ/ha, sản lượng
8.618 tấn đạt 99,1 % kh so với xã giao.
Diện tích cây chất bột 46,9 ha chỉ tiêu giao đạt 100% kế hoạch.
Diện tích mía nguyên liệu vụ ép năm 2023-2024 hiện có 14,5ha
giảm 12% so với cùng kỳ ước đạt 63,2 tấn/ha.
Diện tích cây thực phẩm, rau màu các loại: 16,8 ha đạt 100 % so với
kế hoạch Huyện và xã giao = 100 % so với cùng kỳ.
Diện tích đất được tích tụ đất tập trung để sản xuất lâm nghiệp: 10
ha /10 ha chỉ tiêu giao đạt 100% kế hoạch.
Diện tích cỏ chăn nuôi 24,6 ha/24,6 ha đạt 100% kế hoạch.
b. Chăn nuôi phòng chống dịch bệnh
Tổ chức kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia
cầm, giao chỉ tiêu chăn nuôi cho từng đơn vị, tổ chức tiêm phòng đợt 1, đợt 2
cho đàn gia súc, gia cầm hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao, Tổng lượng
thực phẩm năm 2023 ước đạt 58,12 tấn/58,12 tấn chỉ tiêu giao đạt 100% so
với kế hoạch xã giao và huyện giao = 100% so với cùng kỳ.
Diện tích nuôi trồng thủy sản thu hoạch năm 2023 đạt 39,23 tấn đạt 100% kế hoạch.
c. Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng
Công tác quản lý và bảo vệ rừng luân được chỉ đạo thực hiện tốt, Ban
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển rừng của xã phối hợp với kiểm lâm địa
bàn tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn kịp thời các
đối tượng có hành vi chặt phá và vận chuyển trái phép lâm sản trên địa bàn
xã trong năm 2023 trên địa bàn xã không xảy ra vụ vi phạm QLBVR nào và
rừng trồng trên địa bàn phát triển tốt.
1.2. Giao thông thủy lợi, phòng chống thiên tai
UBND xã đã chỉ đạo kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm
kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự xã, thành lập các Tổ, Đội xung kích; xây
dựng Phương án phòng, chống, ứng phó theo cấp độ rủi ro thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn xã năm 2023; Phương án sơ tán nhân dân vùng trũng thấp, ven
sông trên địa bàn xã năm 2023; Phương án phòng, chống, ứng phó với bão
mạnh, siêu bão năm 2023, chuẩn bị các điều kiện phòng, chống thiên tai,
TKCN theo phương châm “4 tại chỗ”.
Trong quý IV năm 2023 đang thi công và sắp hoàn thành kênh mương
nội đồng tại thôn Nội Thành 1 km.
1.3. Tài nguyên, môi trường
Thực hiện đo đạc, hoàn chỉnh hồ sơ cấp giấy chứng nhận Quyền sử
dụng đất cho 16 hộ gia đình, Cấp đổi 05 trường hợp, điều chỉnh 03 trường
hợp, thừa kế 03 trường hợp.
Công tác vệ sinh môi trường được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt, trong
đó tập trung chỉ đạo các thôn dọn vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm,
xử lý chất thải rắn sinh hoạt; tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt công tác vệ sinh
môi trường trong phát triển du lịch, dịch vụ và lĩnh vực chăn nuôi. Đã có 73
hộ gia đình xây dựng hố xử lý rác thảo sinh hoạt gia đình.
1.4. Công tác tài chính tín dụng
Tổng thu ngân sách xã năm 2023 thực hiện: 10,288 triệu đồng, tăng
257% dự toán năm. Trong đó thu tại địa bàn là: 408 triệu đồng, đạt 2,19% kế hoạch giao cả năm.
Ước chi ngân sách năm 2023: 8.690 triệu đồng, đạt 217% kế hoạch năm.
Trong đó: 100% chi thường xuyên.
1.5. Công tác phát triển doanh nghiêp
Thực hiện Kế hoạch cấp trên giao thực hiện trong năm 2023, UBND
xã chỉ đạo thực hiện thành lập mới 01/01 doanh nghiệp Thắng Lệ Bảo ở
thôn Tháng Nhất đạt 100% kế hoạch huyện giao.
1.6. Văn hóa thông tin
Công tác thông tin tuyên truyền trong dịp Tết, dịp ngày lễ Chiến thắng
30/4 và ngày Quốc tế Lao động 01/5, Lễ kỷ niệm 78 năm Quốc khánh
02/9… được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả, các nội dung tuyên truyền
tập trung vào nội dung Kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, các chủ trương của Đảng Chính sách, Pháp luật của nhà nước, quảng
bá phát triển du lịch Thác Mây và các nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương.
Tình hình tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao:Các hoạt động văn
hoá, văn nghệ, TDTT diễn ra sôi nổi, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán
Quý Mão, các ngày Lễ, dịp kỷ niệm của đất nước. Trong các ngày từ 24/4
đến 26/4 năm 2023 xã Thạch Lâm tổ chức Ngày hội Văn hoá – Thể thao –
Du lịch Thác Mây gắn với các hoạt động khai trương mùa du lịch Thác Mây
năm 2023 đã thu hút đông đảo doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, nhân
dân và du khách tham gia, tạo sự lan toả quản bá tiềm năng phát triển du
lịch, hình ảnh thiên nhiên, con người, văn hoá của địa phương đến nhà đầu
tư và khách tham quan, hiện toàn xã có trên 45 cơ sở, hộ kinh doanh du lịch,
tạo nhiều việc làm tại chỗ cho trên 220 lao động
1.7. Về chính sách - xã hội
Công tác an sinh xã hội, chăm lo Tết cho các đối tượng chính sách và
nhân dân địa phương được quan tâm chỉ đạo thực hiện kịp thời:
UBND xã Thạch Lâm tiến hành rà soát hộ đặc biệt khó khăn, hộ có
nguy cơ thiếu đói để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, không để có hộ không có
thực phẩm trong ngày Tết; tiến hành rút 08 triệu đồng từ Quỹ đền ơn đáp
nghĩa, cùng với quà Tết của Trung ương, tỉnh để Lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND,
UBND, Uỷ ban MTTQ xã Thạch Lâm thăm hỏi, chúc Tết 20 hộ gia đình
chính sách, người có công với Cách mạng, các Thương, bệnh binh trong
ngày 14/01/2023 (tức ngày 23 tháng chạp năm Nhâm Dần), tổng giá trị xuất quà là 20 triệu đồng.
Các hoạt động chung tay hỗ trợ hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn
diễn ra sôi nổi, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán. Các chính sách hỗ trợ thẻ
BHYT, tiền điện … đối với hộ nghèo, chính sách bảo trợ xã hội được thực
hiện đảm bảo, kịp thời. Trong năm đã tổ chức họp Hội đồng chính sách xét
duyệt đề nghị hưởng chế độ bảo trợ xã hội cho 17 đối tượng tăng mới, rà soát
cắt giảm 24 đối tượng, hoàn tất hồ sơ mai táng phí cho 04 đối tượng.
Hoàn thiện hồ sơ các Chương trình, các Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 2, Dự
án 3; Chương trình hỗ trợ nước sạch, hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình
MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong năm 2023 hỗ trợ mua
téc nước cho 54 hộ nghèo với tổng giá trị 162 triệu đồng, hỗ trợ mua trâu nái
sinh sản cho 73 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo với tổng số tiền
là 1.210.000.000 đồng đến thời điểm hiện tại đã thực hiện chi trả xong.
Thực hiện tuyên truyền cho nhân dân tham gia BHYT đến thời điểm
21/12/2023 tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn xã là 2.714/2.770
đạt 98,4 % so với KH vượt chỉ tiêu kế hoạch huyện giao và xã giao là 106,98%.
Tổ chức điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 kết quả điều
tra tổng số hộ nghèo trên địa bàn xã còn 55 đạt 237,5% vượt chỉ tiêu huyện
giao, hộ cận nghèo là 102 tăng 23 hộ so với năm 2022.
1.8. Công tác giáo dục
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành TW Đảng khoá
XI về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục & đào tạo”, Trong năm 2023,
UBND xã đã chỉ đạo các nhà trường trên địa bàn xã tiếp tục thực hiện các
giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, quan tâm chất lượng mũi nhọn,
nâng cao chất lượng đại trà.
Nhìn chung năm học 2022- 2023 mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng
các nhà trường trên địa bàn xã đã hoàn thành tốt chương trình đề ra, chuẩn bị
tốt các điều kiện cơ sở vật chất trang thiết phục vụ năm học mới theo quy định.
Trong năm 2023 được sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên hiện nay
trường THCS xã Thạch Lâm đa thi công nhà hiệu bộ và các phòng chức năng
phấn đấu đến tháng 02/2024 thực hiện xây xong.
Hội khuyến học làm tốt vai trò trong công tác khuyến học khuyến tài
nhằm khuyến khích động viên các cháu trong quá trình học học tập. Trong
năm hội khuyến học các thôn đã tổ chức đã tổ chức khen thưởng động viên
thành tích học tập của các cháu các cấp với tổng số 403 cháu.
1.9. Công tác y tế dân số kế hoạch hóa gia đình a. Công tác y tế
Trạm y tế duy trì trực trạm 24/24 giờ, thực hiện tốt công tác khám chữa
bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Trong năm 2023, tổng số người được
khám và chữa bệnh là cho 2057 lượt người, không có bệnh nhân điều trị nội
trú; thực hiện tốt công tác tiêm chủng phòng bệnh; công tác phối hợp kiểm
tra, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được triển khai có hiệu quả. Thực
hiện tốt công tác y tế dự phòng, tiếp tục tiêm phòng vác xin cho trẻ em và phụ
nữ có thai theo lịch tiêm phòng định kỳ hàng tháng và thực hiện có hiệu quả
một số chương trình y tế khác như chăm sóc sức khỏe học sinh, người cao tuổi,
bệnh chuyên khoa xã hội, bệnh mãn tính không lây, công tác vệ sinh an toàn
thực phẩm được quan tâm, tổ chức kiểm tra hành nghề y dược tư nhân, trong
năm trên địa bàn không có tình trạng bị ngộ độc thực phẩm sảy ra.
1.10. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình
Tổ chức truyền thông dân số và thực hiện chương trình Quốc gia về dân
số kế hoạch hoá gia đình. Tổng số sinh 75 cháu, tổng số người chết 17
người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,6 %.
1.11. Công tác xây dựng nông thôn mới
UBND xã chỉ đạo công chức phụ trách xây dựng NTM, các bộ phận,
cán bộ công chức liên quan tổng hợp, báo cáo tiến độ, kết quả, tình hình xây
dựng NTM đến 31/12/2023; triển khai Phương hướng, nhiệm vụ công tác
xây dựng NTM năm 2024. Tham mưu tổ chức tham quan, học tập kinh
nghiệm xây dựng NTM tại xã Ngọc Sơn, huyện Ngọc Lặc, tổ chức Hội nghị
đánh giá kết quả thực hiện và triển khai các nhiệm vụ xây dựng NTM năm
2023 đến toàn thể cán bộ, công chức từ xã đến thôn. Chỉ đạo các thôn tổ
chức họp thôn trong đầu quý 2 để triển khai, vận động đóng góp từ 300 ngàn
đến 600 ngàn/hộ dân để lồng ghép với các nguồn vốn hỗ trợ để xây dựng
nông thôn mới, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Các đơn vị thôn huy động đóng góp từ nhân dân, tổ chức, cá nhân trên
35 triệu đồng để thực hiện hoạt động chỉnh trang vườn nhà, vệ sinh đường
làng, ngõ xóm; các thôn đã tổ chức ươm giống, trồng được trên 3km đường cây xanh và trồng hoa.
Ngày 28/7/2023 UBND huyện Thạch Thành ban hành Quyết định số
2464/QĐ-UBND Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng xã Thạch Lâm đến
năm 2030, làm cơ sở để địa phương thực hiện hoàn thành 04 tiêu chí (tiêu
chí thu nhập, quy hoạch, thuỷ lợi, thiên tai, ANQP), nâng tổng số tiêu chí
hoàn thành của địa phương lên 10 tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng xã
Nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.
Có 07 công trình xây dựng cơ bản được khởi công xây dựng trên địa
bàn. Hiện có 05 công trình hoàn thành, trong giai đoạn nghiệm thu đưa vào
sử dụng, 02 công trình đang thực hiện.
Trong đó bê tông hóa đường giao thông vốn khuyến khích NTM tại
thôn Đăng Thương, Nội Thành và Thôn Nghéo 1,7km, vốn 135 thôn Biện và
Đồi 0,7km, vốn NMT ở thôn nghéo 1km, vốn hỗ VQG Cúc phường và nhân
dân đóng góp thôn Nội Thành và thôn Nghéo 0,33 km.
1.12. Công tác Quốc phòng, an ninh
a. Công tác Quân sự, Quốc phòng
Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, phối hợp với Ban công
an xã thực hiện tốt nhiệm vụ, đặc biệt là trong dịp trước, trong và sau Tết
Nguyên đán Quý Mão năm 2023.
Làm tốt công tác tuyển quân đợt I năm 2023, xã Thạch Lâm có 8 thanh
niên lên đường thực hiện nghĩa vụ Quân sự, 01 thanh niên thực hiện nghĩa
vụ Công an; Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức xây
dựng lực lượng, kiện toàn lực lượng DQTV, xây dựng kế hoạch XDCS về
thực hiện Quy chế dân chủ, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch quân sự
năm 2023. Tổ chức khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự đợt II có 11 công dân
khám tuyển đạt yêu cầu, có 10 công dân được xét nghiệm để chuẩn bị lực
lượng tuyển quân năm 2024 đạt kết quả cao.
Tổ chức rà soát, đánh giá lại Phương án Sơ tán nhân dân sinh sống vùng
trũng thấp, ven bãi sông và vùng có có nguy cơ bị lũ ống, lũ quét, sạt lở đất
đá trên địa bàn xã, chuẩn bị tốt các điều kiện phòng, ứng phó với thiên tai năm 2024.
Rà soát, báo cáo danh sách đối tượng 3, đối tượng 4 tham gia bồi dưỡng
kiến thức Quốc phòng – an ninh năm 2024.
Trình Chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm chức danh Phó Chỉ huy trưởng
Ban chỉ huy Quân sự xã để đảm bảo quân số trong thực hiện nhiệm vụ quân
sự, quốc phòng trong tình hình mới. b. Công tác An ninh
An ninh chính trị, Trật tự ATXH, an ninh nông thôn ổn định, không có
vụ việc làm mất ANTT phức tạp trên địa bàn. UBND xã đã chỉ đạo Công an
xã phối hợp với Ban CHQS xã xây dựng kế hoạch, họp phân vùng lực lượng,
triển khai phương án, lịch tuần tra, kiểm soát tình hình ANTT thôn xóm, bảo
vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, phân công lực lượng trực ban tại trụ sở
UBND xã 24/24 giờ/ngày để kịp thời xử lý các tình huống, đặc biệt là trong
thời gian cao điểm Tết nguyên đán Quý Mão.
Tổ chức thành công ngày hội “toàn dân bảo vệ ANTQ” năm 2023 được
tổ chức điểm tại 02 đơn vị thôn, tạo không khí vui tươi, đoàn kết trong các
khu dân cư, nâng cao nhận thức của mỗi người dân trong bảo vệ anh ninh, trật tự an toàn xã.
2. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
2.1. Các chỉ tiêu chủ yếu
Về kinh tế (11 chỉ tiêu)
(1) Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 15% trở lên
(2) Thu nhập bình quân đầu người phấn đấu đạt 45,2 triệu đồng/người/năm
(3) Sản lượng lương thực phấn đấu đạt (1.255) tấn trở lên
(4) Tổng diện tích gieo trồng ổn định 418 ha
(5) Về chăn nuôi: Đàn trâu bò trên 655 con, đàn lợn trên 850 con, đàn gia
cầm trên 11.200 con, đàn dê (250) con, ong mật trên 350 đàn.
(6) Giá trị sản xuất trên 1 ha trồng trọt và nuôi trồng thủy sản 126 triệu/ha.
(7) Tổng vốn đầu tư, phát triển toàn xã hội phấn đấu 60 tỷ đồng
(8) Thu ngân sách nhà nước tăng 12% trở lên so với dự toán huyện giao
(9) Thành lập mới 01 doanh nghiệp
(10) Tỷ lệ đường giao thông trên địa bàn được cứng hóa 90,2%
(11) Tỷ lệ thôn đạt thôn NTM 100 %
Về văn hóa - xã hội (8 chỉ tiêu)
(12) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ổn định 0,6%
(13) Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 60 %
(14) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 10,60 %
(15) Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên tổng dân số trên 93 %
(16) Tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn 96 %
(17) Giảm 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo 35 hộ
(18) 100% số thôn giữ vững danh hiệu thôn văn hoá, gia đình văn hoá đạt 95%
(19) Tỷ lệ tiếp nhận, giải quyết hồ sơ dịch vụ công trực tuyến một phần và
một phần đạt 100% kế hoạch
Về môi trường và Quốc phòng, an ninh (4 chỉ tiêu)
(20) Tỷ lệ che phủ rừng trên 86 %
(21) Tỷ lệ hộ được dùng nước hợp vệ sinh đạt 100 %; trong đó tỷ lệ hộ
được dùng nước sạch tập trung trên 36%
(22) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom xử lý bằng công nghệ 100%.
(23) Tỷ lệ khu dân cư an toàn về ANTT 100%. Hoàn thành 100% nhiệm vụ quân sự quốc phòng
2.2. Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
2.2.1. Về sản xuất nông, lâm nghiệp a. Trồng trọt
Chỉ đạo các thôn tổ chức thực hiện tốt kế hoạch, phương án sản xuất,
tiếp tục lựa chọn đưa các giống lúa có năng xuất chất lượng cao vào sản
xuất; tiếp tục khảo sát, chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu sang
trồng các cây màu khác có giá trị kinh tế cao hơn vào sản xuất. b. Chăn nuôi
Tập trung thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn giá
súc, gia cầm, đặc biệt là dịch tả lợn châu phi, dịch bệnh viêm da nổi cục, lở
mồm, long móng ở đàn trâu, bò, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, giao
chỉ tiêu cụ thể cho từng đơn vị.
c. Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng
Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
Tiếp tục chỉ đạo Nhân dân thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ diện tích
rừng trồng mới. Tiếp tục đấu mối với các cơ quan chức năng thực hiện cấp
chứng chỉ rừng (FSC), nâng cao thu nhập của người trồng rừng, tăng cường
quản lý, phát triển rừng bền vững.
2.2.2. Về giao thông thủy lợi và phòng chống thiên tai
Tiếp tục chỉ đạo các thôn xây dựng đường giao thông nội đồng, nạo vét
kênh mương đảm bảo tưới tiêu, phục vụ sản xuất.
Xây dựng các phương án ứng phó theo cấp độ rủi ro thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn năm 2024, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đơn vị, chuẩn bị đầy đủ lực
lượng vật tư, trang thiết bị theo phương châm 4 tại chỗ, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra.
2.2.3. Công tác quản lý đất đai
Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai; tăng cường
quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản, xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm, hoàn thiện các thủ tục, tiếp tục tập trung giải quyết việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất thổ cư cho các hộ có đủ điều kiện được cấp giấy; tiếp
tục rà soát diện tích đất công ích, tổ chức đấu khoán đối với các diện tích đất
đã hết hạn hợp đồng.
2.2.4. Công tác thu chi ngân sách
Tập trung khai thác triệt để nguồn thu từ quỹ đất công ích; phối hợp với
ngành thuế và các cơ quan chức năng thực hiện tốt việc thu thuế môn bài và
các loại thuế theo quy định đối với các doanh nghiệp, các hộ sản xuất, kinh
doanh trên địa bàn; quản lý, thực hiện tốt khoản thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp, thu phí, lệ phí, thu nợ tồn đọng, các khoản thu theo tỷ lệ phần trăm;
quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên để cân
đối chi thường xuyên bảo đảm chế độ con người, hoạt động bộ máy và thực
hiện đầu tư xây dựng cơ bản.
2.2.5. Văn hoá thông tin
Tiếp tục tập chung tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên,
các ngày lễ lớn của đất nước; tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch
bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; tuyên truyền các nội dung về công tác
Quốc phòng - An ninh, trong đó quan tâm Luật nghĩa vụ quân sự. Luật
Dân quân tự vệ, công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông…
2.2.6. Về chính sách xã hội
Thực hiện tốt các nội dung an sinh xã hội, quan tâm thực hiện truyền
thống và đạo lý “uống nước nhớ nguồn” “đền ơn đáp nghĩa”, thăm hỏi, tặng
quà cho các gia đình chính sách, người có công trong các dịp lễ, tết; người cao
tuổi trong diện mừng thọ, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người tàn tật có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn, giải quyết kịp thời các chế độ chính sách cho các đối tượng
được hưởng, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa. Tổ chức tiếp nhận và tặng
quà chính sách cho các đối tượng; phối hợp với MTTQ, các đoàn thể, các hội
đặc thù lập danh sách, tiếp nhận quà tết của cấp trên tổ chức trao cho các đối
tượng đúng, đủ đảm bảo theo danh sách được phê duyệt; thực hiện tốt các thủ
tục giải quyết chế độ cho các đối tượng theo quy định. Kịp thời làm các thủ tục
giải quyết chế độ cho các đối tượng chính sách xã hội theo quy định. Tổ chức
xét duyệt đề nghị hưởng chế độ bảo trợ xã hội cho các đối tượng, xác nhận hồ
sơ đề nghị hỗ trợ hỏa táng cho các gia đình có người hỏa táng; phối hợp với
Hội người cao tuổi xã tổ chức tặng quà cho các cụ thuộc diện mừng thọ theo
quy định., tuyên truyền vận động Nhân dân tham gia BHYT đảm bảo kế
hoạch, thực hiện tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 theo quy định.
2.2.7. Công tác giáo dục
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác thi đua dạy tốt, học tốt trong các nhà
trường thực hiện tốt quy định của ngành giáo dục; quan tâm chất lượng giáo
dục mũi nhọn, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà.
Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng và hội
khuyến học; bám sát vào mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương, xây dựng
kế hoạch đào tạo nghề ngắn hạn và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật
chú trọng lực lượng lao động qua đào tạo, phục vụ cho các công ty, doanh
nghiệp tuyển dụng vào làm việc
2.2.8. Về công tác y tế, dân số
Chỉ đạo Trạm y tế duy trì trực trạm 24/24 giờ, thực hiện tốt công tác
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tiếp tục làm tốt công tác phòng chống dịch
bệnh, phòng dịch sốt xuất huyết, thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực
phẩm. Tăng cường tuyên truyền nhân dân tham gia bảo hiểm y tế, xây dựng
kế hoạch truyền thông giảm tỷ lệ sinh và sinh con thứ 3.
2.2.9. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư
Tiếp tục thực hiện tốt các quy định về tiếp công dân, thực hiện theo cơ
chế một cửa liên thông phân công cán bộ, công chức phụ trách tiếp công dân
đến giao dịch, nhận hồ sơ, phối hợp với các bộ phận chuyên môn xử lý và trả
kết quả đảm bảo trình tự thủ tục hành chính, các chế độ chính sách được
thông báo công khai, minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đến
giao dịch. Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã trực tiếp, tiếp công dân tại công
sở, công chức Tư pháp hộ tịch tiếp công dân và trực tiếp giải quyết các nội
dung theo thẩm quyền.Thực hiện tốt đơn giải quyết đơn thư, kiến nghị của công dân theo quy định.
2.2.10. Công tác xây dựng nông thôn mới
Tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới đã
đạt, tập chung hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt để cuối năm 2024 các thôn
còn lại đảm bảo đủ chỉ tiêu về đích NTM, tiếp cận thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới Nâng cao.
2.2.11. Công tác Quốc phòng, an ninh a. Quốc phòng
Thực hiện tốt chế độ trực sẵn sàng chiến đấu,bảo đảm giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã. Quản lý chặt chẽ lực lượng
dân quân, chủ động lực lượng, phương tiện trong phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
Chỉ đạo Ban CHQS xã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thực hiện
tốt Nghị định số: 02/2019/NĐ-CP, ngày 02/01/2019 của Chính phủ về phòng
thủ dân sự, theo đúng hướng dẫn của cơ quan cấp trên, quản lý chặt chẽ
thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự và thực hiện tốt công tác tuyển
chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2023 bảo đảm chỉ tiêu được giao. b. An ninh
Tăng cường các biện pháp phòng ngừa đấu tranh trấn áp tội phạm, ngăn
chặn có hiệu quả các tệ nạn xã hội, phấn đấu 100% khu dân cư, cơ quan đơn
vị an toàn về an ninh trật tự.
2.2.12. Tiếp tục nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, phòng chống tham
nhũng, lãng phí, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo.
Thực hiện hiệu quả chỉ đạo, hướng dẫn của UBND huyện, Chủ tịch
UBND huyện về đẩy mạnh cải cách hình chính; triển khai đồng bộ các giải
pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng
dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục phụ chuyển đổi
số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.