Báo cáo thuyết trình: Nguồn gốc, bản chất của ý thức - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Báo cáo thuyết trình: Nguồn gốc, bản chất của ý thức - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (FC.001.03)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
10:23 4/8/24
NHÓM 2 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA Ý THỨC
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM **** BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
CHỦ ĐỀ: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC –
LEENIN VỀ NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC,
LIÊN HỆ VỚI VẤN ĐỀ ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA. ***
Môn: Triết Học Mác-Lênin
Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thu Hường Nhóm thực hiện: Nhóm 2 about:blank 1/10 10:23 4/8/24
NHÓM 2 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA Ý THỨC
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ STT HỌ VÀ TÊN VAI TRÒ NHIỆM VỤ 1 Đinh Thị Thu Trưởng Nhóm, Tổng hợp, làm Thuyết Trình PPT 2 Lăng Đình Lâm Tìm hiểu về “Nguồn gốc của ý thức” 3 Phạm Thị Hồng Hà Thuyết Trình Tìm hiểu về “ Liên hệ giữ bộ não, khoa học sinh trắc vân tay với ý thức” 4 Nguyễn Lan Chinh Thuyết Trình Tìm hiểu về “Bản chất của ý thức” 5 Bùi Ngọc Minh Thuyết Trình Tìm hiểu về “ Ý nghĩa thực tiễn” 6 Nguyễn Trần Khánh Ly Thuyết Trình Tìm hiểu về “Áp lực đồng trang lứa”. 7 Trần Ngọc Trà My Thuyết Trình Tìm hiểu về “Áp lực đồng trang lứa”. about:blank 2/10 10:23 4/8/24
NHÓM 2 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA Ý THỨC MỤC LỤC about:blank 3/10 10:23 4/8/24
NHÓM 2 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA Ý THỨC
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH I: Ý THỨC LÀ GÌ? -
Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản được các trường phái triết
học quan tâm nghiên cứu, nhưng tùy theo các lý giải khác nhau mà
có những quan niệm rất khác nhau. -
Là cơ sở để hình thành các trường phái triết học khác nhau, hai
đường lối cơ bản đối lập nhau đó chính là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
II: NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC.
1. Các quan niệm khác nhau về ý thức và
nguồn gốc ý thức.
a. Chủ Nghĩa Duy Tâm: -
Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Ý thức của con người là sự hồi tưởng về thế giới ý niệm. -
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Ý thức là do cảm giác sinh ra, không
liên quan đến thế giới bên ngoài.
b. Chủ Nghĩa Duy Vật Siêu Hình: -
Xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải nguồn gốc của ý thức: coi ý
thức cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra.
c. Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng: -
Ý thức xuất hiện là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của giới tự
nhiên, của lịch sử trái đất, đồng thời là kết quả trực tiếp của thực
tiễn xã hội – lịch sử của con người. -
2. Nguồn gốc của ý thức.
2.1 : Nguồn gốc tự nhiên: -
Xét về nguồn gốc tự nhiên, ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất,
nhưng không phải của mọi dạng vật chất, mà là thuộc tính của một
dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất, đó chính là bộ não con người. -
Mối quan hệ giữa bộ óc con người hoạt động bình thường và ý thức là không thể tách rời.
Ý thức chính là chức năng của bộ óc người hoạt động bình thường.
a. Phản ánh là gì? about:blank 4/10 10:23 4/8/24
NHÓM 2 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA Ý THỨC -
Trái đất hình thành trải qua quá trình tiến hóa lâu dài dẫn dến sự
xuất hiện của con người. Đó là lịch sử phát triển năng lực phản ánh của thế giới. -
Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở
dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. -
Sự phản ánh phụ thuộc vào vật tác động và tác nhân tác động, đồng
thời mang thông tin của vật tác động.
b. Các hình thức phản ánh của thế giới vật chất: -
Giới tự nhiên Vô sinh : Phản ánh của giới tự nhiên Vô sinh chính là
phản ánh vật lý, hóa học.
+ Phản ánh vật lý, hóa học là hình thức thấp nhất, đặc trưng cho vật
chất vô sinh. Phản ảnh này thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý,
hóa ( thay đổi kết cấu, vị trí, tính chất vật lý – hóa qua quá trình kết
hợp, phân giải các chất) khi có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các
dạng vật chất vô sinh. Hình thức phản ánh này mang tính thụ đông,
chưa có định hướng, lựa chọn của vật nhận tác động. -
Giới tự nhiên Hữu sinh: Phản ánh của giới tự nhiên hữu sinh chính là phản ánh Sinh học
+ Phản ánh Sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc chưng cho
giới tự nhiên Hữu sinh. Tương ứng với quá trình phát triển của giới tự
nhiên Hữu sinh, phản ánh sinh học được thể hiện qua tính kích thích,
tính cảm ứng, phản xạ.
+ Phản ánh tâm lý là sự phản ánh đặc trưng cho động vật đã phát
triển đến trình độ có hệ thần kinh trung ương, được thực hiện thông
qua cơ chế phản xạ có điều kiện đối với những tác động của môi trường sống.
+ Tính kích thích là phản ánh của thực vật và động vật bậc thấp
bằng cách thay đổi chiều hướng sinh trưởng, phát triển, thay đổi
màu sắc, thay đổi cấu trúc,v.v khi nhận sự tác động trong môi trường sống.
+ Phản ánh năng động, sang tạo là hình thức phản ánh cao nhất,
thể hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất, có tổ chức cao nhất là
bộ não con người. Quá trình phản ánh này được thực hiện qua quá
trình hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người khi thế giới khác
quan tác động lên các giác quan của con người, sự phản ánh này được gọi là ý thức. KẾT L UẬN : -
Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ não con người. -
Óc người là khí quan vật chất của ý thức, ý thức là chức năng của bộ
óc người -> không thể đồng nhất hoặc tách rời ý thức và bộ óc con người. -
Ý thức chỉ nảy sinh ở giải đoạn phát triển cao của thế giới vật chất
cùng với sự xuất hiện của con người. Nói ý thức chính là nói ý thức của con người. about:blank 5/10 10:23 4/8/24
NHÓM 2 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA Ý THỨC -
Nội dung của ý thức là thông tin về thế giới bên ngoài vào đầu óc con người.
Sự xuất hiện của con người và bộ óc con người có năng lực phản ánh
hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
c. Phần mở rộng: 9 chỉ số bộ não của con người và sinh trắc học vân tay -
9 chỉ số của não người: -
Khoa học sinh trắc vân tay:
+ Khoa học sinh trắc vân tay là tên gọi của ngành khoa học nghiên
cứu về sự liên kết giữa các đường vân tay và não bộ con người.
+ Vào năm 1823: Joannes Evangelista Purkinji tìm thấy các mô hình
và hình dạng của ngón tay.
+ Vào 1880, Hennry Faulds và WJ Herschel, trong một công trình
công bố tên là “Nature”, đã đề xuất sử dụng vân tay như là phương
thức độc đáo để xác minh bản chất con người.
+ Sinh trắc vân tay được biết đến là phương pháp sử dụng công
nghệ để phân tích hình dạng, độ dài và mật độ của dấu vân tay. Dấu
vân tay được xác định bởi các đường vân trên đầu ngón tay.
+ Những đường vân này nằm liền kề với nhau và xuất hiện ở đầu
ngón tay hoặc đầu ngón chân do sự hình thành của tuyến steroid
bắt đầu ở tuần thứ 19 trong thai kỳ khi tủy sống và não của thai nhi
phát triển riêng biệt. Khi đó số nếp nhăn sẽ được hình thành dần
trong não bộ và phản ánh bằng số lượng vân tay trên từng ngón tay.
+ Bằng cách phân tích này, người ta có thể hiểu sự phân bố hoặc số
lượng tế bào ở não trái và não phải và dự đoán tiềm năng ở đâu. Các
mô não được đồng thời phát triển cùng với vân tay.
+ Mỗi ngón tay và vân tay khác nhau sẽ đại diện cho những tính
cách, khả năng và cá tính riêng của mỗi người. Thống kê cho thấy
rằng sinh trắc học vân tay có độ chính xác lên tới 85%.
Bộ não và vân tay có mối liên hệ mật thiết với nhau.
2.2 :Nguồn gốc xã hội: -
Nhân tố cơ bản nhất và trực tiếp nhất tạo thành nguồn gốc xã hội
của ý thức là lao động và ngôn ngữ.
+ Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào
giới tự nhiên cho nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu
cầu của con người; là quá trình trong đó bản thân con người đóng
vai trò môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất giữa mình với giới tự
nhiên. Trong quá trình lao động, con người tác động vào thế giới
khách quan làm thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những
kết cấu, những quy luật vận động của nó, biểu hiện thành những
hiện tượng nhất định mà con người có thể quan sát được. Những
hiện tượng ấy, thông qua hoạt động của các giác quan, tác động vào
bộ óc người, thông qua hoạt động của bộ não con người, tạo ra khả
năng hình thành nên những tri thức nói riêng và ý thức nói chung.
+ Ngôn ngữ là “cái vỏ vật chất” của ý thức, tức hình thức vật chất
nhân tạo đóng vai trò thể hiện và lưu giữ các nội dung ý thức. Sự ra
đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã about:blank 6/10 10:23 4/8/24
NHÓM 2 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA Ý THỨC
mang tính tập thể. Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao động
nảy sinh ở họ nhu cầu phải có phương tiện để giao tiếp, trao đổi tri
thức, tình cảm, ý chí,… giữa các thành viên trong cộng đồng con
người. Nhu cầu này làm cho ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay
trong quá trình lao động sản xuất cũng như trong sinh hoạt xã hội.
Nhờ có ngôn ngữ, con người không chỉ giao tiếp, trao đổi trực tiếp
mà còn có thể lưu giữ, truyền đạt nội dung ý thức từ thế hệ này sang thế hệ khác…
III: BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC -
Chủ nghĩa duy tâm: tuyệt đối hóa vai trò của ý thức. -
Chủ nghĩa duy vật siêu hình: tầm thường hóa vai trò của ý thức.
a. Khái niệm bản chất của ý thức: -
Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,
là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc người.
b. Bản chất của ý thức bao gồm: -
Tính sáng tạo: ý thức ra đời nhờ năng lực phản ánh của con người về
thế giới quan dựa vào khả năng hoạt động tâm sinh lý của con người
trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, lưu
thông tin, giữ thông vào và tạo ra thông tin mới, phát triển ý nghĩa
thông tin được tiếp nhận. -
Tính xã hội: ý thức ra đời gắn với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi
phối không chỉ của các quy luật sinh học mà chủ ý là các quy luật xã
hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định. -
Tính chủ quan: Một hình ảnh bị thế giới khách quan quy định cả về
nội dung và hình thức nhưng nó không còn nguyên vẹn như thế giới
khách quan mà nó bị cải biến thông quan lăng kính chủ quan của con người. -
Ví dụ: Ứng dụng thuyết tương đối của Einstein ( E=mc^2) để làm vũ
khí nguyên tử, vũ khí hạt nhân.
IV: Ý NGHĨA THỰC TIỄN -
Ý thức có ý nghĩa rất lớn đối với thực tiễn của cuộc sống, nó khẳng
định vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức,
còn ý thức chỉ là sản phẩm. -
Đây cũng chính là điều đã làm nên sự thông minh và nhạy bén của
con người, tạo nên sự khác biệt giữa con người và các loài khác/ -
Không chỉ vậy, việc có ý thức tốt về một vấn đề nào đó cũng giúp
con người hạn chế, tránh xa được những hành vi phạm pháp, dẫn
đến ảnh hưởng xấu và hậu quả khó lường. -
Kết luận, ý nghĩa thực tiễn ý thức thực chất là nói tới ý thức
của con người, vì ý thức tự nó không trực tiếp biến đổi xã hội, thay
đổi tư tưởng của nhân loại. Vì vậy, muốn thực hiện tư tưởng phải sử
dụng lực lượng thực tiễn. Mà lực lượng thực tiễn ở đây chính là con
người, khi người ta muốn thực hiện quy luật khách quan thì phải about:blank 7/10 10:23 4/8/24
NHÓM 2 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA Ý THỨC
nhận thức, vận dụng đúng đắn những quy luật đó, hơn thế nữa là
phải có ý chí và phương pháp để tổ chức hành động. -
Ý nghĩa thực tiễn của ý thức là ăn sâu vào tiềm thức qua đó
điều khiển hoạt động của con người, thông qua nhận thức về ý thức
mà quyết định làm cho con người hành động đúng hay sai, thành
công hay thất bại trên cơ sở những điều kiện khách quan nhất định.
V: MỞ RỘNG: ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA. 1. Định nghĩa
“Áp lực đồng trang lứa xuất hiện ở một cá nhân chịu tác động, ảnh hưởng từ những
người đồng lứa tuổi hoặc cùng một nhóm xã hội nhưng được cho là thành công hơn,
hạnh phúc hơn. Các tác động này có thể xuất phát từ bên trong của cá nhân đó hoặc
do các yếu tố xung quanh thúc đẩy và hình thành áp lực.” - Tạp chí tâm lí học.
VD: Đối với học sinh, áp lực đồng trang lứa xuất hiện khi bản thân một người tự đánh
giá là kém hơn so với những người khác. Ví dụ dễ thấy nhất là khi các bạn cùng lớp
học quá giỏi, GPA cao, có các chứng chỉ ngôn ngữ quốc tế, học sinh giỏi quốc gia/
quốc tế… trong khi bản thân mình lại không được như vậy nên sinh ra mặc cảm, tự ti
và tự so sánh mình với người khác. 2. Nguyên nhân -
Có nhiều nguyên nhân cho việc peer pressure, có thể đến từ môi trường bên ngoài
(trường lớp, nơi làm việc), do văn hoá hoặc do chính tính cách của bản thân người bị
áp lực (hay so sánh bản thân với người khác, ghen tị hoặc thậm chí là hiếu thắng). -
Nguyên nhân đến từ môi trường xung quanh:
+ Đối với môi trường học tập: Một nơi mà ta có thể dễ thấy được áp lực đồng trang
lứa rất lớn đó chính là tại các môi trường học tập. Nhất là tại các trường chuyên, lớp
chọn hay các đại học top đầu thì việc này còn dễ thấy hơn. Ngay khi vừa nhập học, ta
đã thấy được áp lực khi thấy bạn ngồi bên cạnh ielts 7.5 8.0 hay HSK5, HSK6,… Và
ngay cả khi đã ở trong môi trường học một thời gian dài thì vẫn có thể xuất hiện loại
áp lực này như là bạn ngồi trước mặt là hoa hậu, á hậu, bạn ngồi cạnh mới đại học
năm 3 đã deal lương 8 chữ số,….
+ Đối với môi trường làm việc hay cuộc sống hằng ngày: Không riêng gì học sinh mà
ngay cả đối với những người đã trưởng thành thì áp lực đồng trang lứa cũng tồn tại,
thâm chí nặng nề hơn cả môi trường học tập. Khi trưởng thành thì nỗi lo không còn
nằm ở điểm số nữa mà thay vào đó là nằm ở công việc, thu nhập, gia đình,… Ở đây
thì phần lớn là bản thân tự cảm thấy mình yếu đuối, kém cỏi, thu nhập thấp hơn người
khác, nhìn người ta có thành tựu này, lương 8,9 chữ số kia dẫn đến việc cảm thấy áp
lực với những người cùng lứa tuổi.
+ Ngoài ra, có một phần nguyên nhân đến từ văn hoá của mỗi vùng. Cụ thể hơn đó
chính là sự khác biệt giữa người phương Đông và người phương Tây. Trong khi nền
giáo dục phương Tây tập trung chủ yếu vào phát triển điểm mạnh của mỗi cá nhân thì
nền giáo dục phương Đông đa phần không như vậy. Có một câu nói đùa rất nổi tiếng
trên mạng xã hội là “Phụ huynh châu Á trong môi trường tự nhiên của họ.” Điều là là
bởi theo một vài nghiên cứu thì người phương Đông có xu hướng so sánh xã hội cao about:blank 8/10 10:23 4/8/24
NHÓM 2 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA Ý THỨC
hơn người phương Tây, do đó họ thường quan tâm đến xung quanh hơn và dễ bị ảnh
hưởng bởi số đông hơn. 3. Thực trạng
Dưới đây là một số thống kê về áp lực đồng trang lứa:
85% học sinh cấp 3 cảm thấy áp lực đồng trang lứa.
75% thanh thiếu niên đã tìm đến rượu vì cảm thấy áp lực đồng trang lứa.
28% trong số đó cảm thấy áp lực đồng trang lứa giúp họ cải thiện các mối quan hệ xã hội.
70% thanh thiếu niên hút thuốc do áp lực đồng trang lứa.
46% các bậc phụ huynh không muốn thảo luận vấn đề áp lực đồng trang lứa về giới tính cho con của họ.
63% phụ nữ trẻ cảm thấy áp lực khi phải ăn mặc theo một phong cách nhất định nào đó.
4. Áp lực đồng trang lứa : tích cực hay tiêu cực.
- Bất cứ vấn đề nào cũng thường có cả hai mặt tích cực và tiêu cực, điều này nằm ở cách bản
thân chúng ta nhìn nhận và giải quyết nó như thế nào. Áp lực đồng trang lứa có thể chính là
“cú hích” tạo thành động lực đưa bạn lên cao hơn nhưng đồng thời nó cũng có thể đẩy bạn
xuống “vực sâu” của sự tuyệt vọng. - Mặt tiêu cực
Áp lực đồng trang lứa nếu không biết cách xử lý sẽ rất dễ dàng biến thành những tiều tiêu cực
khiến bạn không chỉ khó thành công hơn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, cuộc
sống, các mối quan hệ của bản thân. Một điều đáng buồn là hầu hết mọi người thường dễ chịu
những tác động tiêu cực từ áp lực đồng trang lứa hơn là những áp lực tích cực.
Một số vấn đề tiêu cực mà áp lực đồng trang lứa có thể đem lại như:
• Dễ thất bạ hơn do chỉ muốn thành công nhanh chóng
•Có thể xa rời các mối quan hệ do chịu nhiều áp lực, nóng nảy, dễ gây ra tranh cãi
•Dễ bị tác động, kích động, khích tướng từ người khác
•Giam lòng tự trọng và sự tự tin, tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, tiêu cực, sa sút
•Thay đổi suy nghĩ, hành vi để phù hợp với các chuẩn mực xã hội, với bạn bè khiến họ không là chính mình
•Có suy hướng tìm đến bia rượu. Chất kích thích để giải tỏa áp lực
•Suy giảm sức khỏe do làm việc quá sức tinh thần tiêu cực stress trong thời gian dài. - Mặt tích cực about:blank 9/10 10:23 4/8/24
NHÓM 2 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA Ý THỨC
Có một câu nói là “Không có áp lực, không có kim cương”. Điều này có nghĩa là áp lực từ sự
thành công của những người bạn xung quanh để bạn trở nên nỗ lực hơn, cố gắng hơn để cũng
trở thành một người như những người bạn của mình.
Hay Việt Nam cũng có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, ý chỉ việc tiếp xúc, nhìn
nhận những tấm gương tốt trước mắt sẽ đem đến cho bạn những điều tốt đẹp tích cực hơn.
Thực tế cũng không thể phủ nhận việc áp lực có thể khiến chúng ta nhanh tiến tới thành công
hơn. Kể cả khi có vấp ngã thì chính những áp lực xung quanh lại khiến chúng ta không có
thời gian để than vãn mà sẽ nhanh chóng đứng dậy để bước tiếp.
Làm thế nào để vượt qua áp lực đồng trang lứa?
Thay đổi cách suy nghĩ, biến áp lực thành động lực, tin tưởng vào chính bản thân mình chính
là cách để chúng ta vượt qua áp lực đồng trang lứa. Thực tế không ai là không có giai đoạn bị
áp lực với bạn bè, càng lớn thì áp lực vô hình này lại càng lớn theo. Việc nhìn nhận và giải
quyết vấn đề theo một cách khác bạn sẽ thấy nhiều giá trị tốt đẹp hơn trong cuộc sống này ở
bản thân mà đôi khi những người khác cùng cảm thấy ghen tị với bạn mà bạn không hề hay biết
•Tin tưởng thấu hiểu bản thân để vượt qua áp lực đồng trang lứa
•Tiến về phía trước nhưng cũng đừng quên phía sau
•Chia sẻ vấn đề với người thân
•Xây dựng tình bạn và sử dụng mạng xã hội một cách văn minh •Yêu thương chính mình
•Tìm đến các phương pháp tâm lí trị liệu. Tổng kết
Mặc dù áp lực đồng trang lứa có thể khó khăn nhưng nó không phải lúc nào cũng là điều xấu.
Áp lực tích cực từ bạn bè có thể là yếu tố quý giá giúp chúng ta học cách hòa nhập với xã hội
và thậm chí tạo động lực để bản thân phát triển hơn.
Hãy cố gắng là chính mình cố gắng hoàn thiện bản thân bỏ qua mọi rào cảm và định kiến bên
ngoài. Hi vọng rằng chúng ta sẽ vững bước vượt qua áp lực và tiến tới mục tiêu mình đặt ra. about:blank 10/10