-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo về grabfood - Môn Marketing căn bản | Đại học Kinh tế quốc dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Báo cáo về grabfood - Môn Marketing căn bản | Đại học Kinh tế quốc dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÁO CÁO MÔN MARKETING CĂN BẢN
Đề tài: Phân tích hoạt động Marketing được áp dụng cho sản
phẩm dịch vụ giao đồ ăn Grabfood và đề xuất các gi i ả pháp.
Sinh viên thực hiện: Nhóm 5
Trần Hương Linh - 11223773
Dương Quế Anh - 11220170
Lê Nguyên Nhung - 11225018
Nghiêm Minh Khuê - 11223121
Phạm Đặng Khánh Huyền - 11222940
Đặng Thanh Vân - 11226844
Nguyễn Linh Nhi - 11224933
Vũ Minh Thư - 11226149
Nguyễn Hải Bình - 11220849
Hà Nội, 5/2023
A. GIỚI THIỆU CHUNG 2
I. Giới thiệu doanh nghiệp ........................................................................... 2
II. Giới thiệu sản phẩm................................................................................ 2
B. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG............................................................... 3
I. Thực trạng ................................................................................................ 3
II. Vai trò của dịch vụ ship đồ ăn với con người ......................................... 3
III. Nhu cầu dịch vụ ship đồ ăn với con người ........................................... 4
C. TÌNH HÌNH CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM ..................................................................................... 5
I. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng ........................................................... 5
1. Môi trường Vĩ mô ................................................................................... 5
2. Môi trường Vi mô ................................................................................... 7
II. Môi trường bên trong ........................................................................... 11
III. Tổng kết lại (SWOT) ........................................................................... 11
D. CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ MARKETING ............................................ 15
I. Quyết định Marketing chiến lược .......................................................... 15
1. Lựa chọn thị trường mục tiêu (sử dụng mô hình STP): ..................... 15
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của nhóm khách hàng mục
tiêu: ................................................................................................................. 16
II. Quyết định về Marketing chiến thuật ................................................... 17
1. Về sản phẩm (Products): Dịch vụ giao đồ ăn ...................................... 17
2. Về giá bán (Price): ................................................................................ 23
3. Về kênh phân phối (Place): .................................................................. 24
4. Về truyền thông và xúc tiến sản phẩm (Promotion): .......................... 31
E. GỢI Ý GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÁC CÔNG CỤ MARKETING
CHO SẢN PHẨM: ......................................................................................... 38
I. Giải pháp cho sản phẩm (products): ...................................................... 38
1. Tính năng đánh giá: .............................................................................. 38
2. Chính sách ghép đơn: ........................................................................... 38
II. Giải pháp cho kênh phân phối (place): ................................................ 39
III. Giải pháp cho truyền thông và xúc tiến sản phẩm (promotion): ........ 39
NGUỒN THAM KHẢO ........................................................................... 41 1
A. GIỚI THIỆU CHUNG
Sản phẩm được nhóm 5 tâm đắc lựa chọn là dịch vụ giao đồ ăn Grabfood của tập
đoàn Grab. Trong thời buổi công nghệ hóa với sự phát triển thần tốc của ngành dịch vụ
giao thức ăn, Grabfood đã và vẫn đang giữ được cho mình vị thế Market Leader trước
hàng loạt đối thủ cạnh tranh gắt gao.
I. Giới thiệu doanh nghiệp
Thành lập vào năm 2012 tại Malaysia, Grab đã liên tục chuyển mình và tạo nhiều
bước đột phá để có thể trở thành ứng dụng đa dịch vụ hàng đầu tại Đông Nam Á. Ban
đầu Grab chỉ đơn thuần là một nền tảng đặt xe công nghệ; dần dần công ty này mở rộng
lĩnh vực hoạt động của mình bằng việc cho ra mắt hàng loạt dịch vụ đa dạng như
GrabFood, GrabMart, GrabExpress (dịch vụ giao hàng) và ví điện tử Moca cho thanh
toán. Hiện tại, Grab đã có mặt ở 8 quốc gia và 480 thành phố và được định giá khoảng 40 tỷ USD.
Grab gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2014 với dịch vụ GrabBike và đã
thu hút được 25% người Việt tham gia sử dụng dịch vụ chỉ sau 5 năm hoạt động. Theo
dữ liệu mới nhất được công bố, Grab chiếm khoảng 60% thị phần của thị trường gọi xe
công nghệ, và 40% thị phần thị trường giao đồ ăn - bền bỉ dẫn đầu cả hai thị trường.
Yếu tố quan trọng làm nên thành công của tập đoàn này chính là việc họ luôn đặt
khách hàng làm trọng tâm. Mọi cải tiến, thay đổi của Grab đều nhằm đảm bảo trải
nghiệm tối ưu, thoải mái nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó, họ không ngừng đưa ra
những dịch vụ chăm sóc khách hàng với nhiều quyền lợi, ưu đãi hấp dẫn.
II. Giới thiệu sản phẩm
GrabFood lần đầu được triển khai tại thị trường Việt Nam vào tháng 6/2018 với
mục tiêu “nhằm kết nối các nhà hàng, quán ăn tại địa phương với tất cả mọi người”.
Chỉ sau một năm, ứng dụng này đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường với tốc độ
tăng trưởng đáng kinh ngạc. Mặc dù được ra mắt sau Now, GrabFood đã nhanh chóng
trở thành ứng dụng đặt đồ ăn được tin dùng và đánh giá cao nhất; chủ yếu nhờ 2 đặc
điểm vượt trội: giao hàng cực kỳ nhanh chóng với đội ngũ shipper hùng hậu và cung
cấp nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu.
Khung giờ hoạt động: từ 7h đến 22h hằng ngày, tuỳ theo khu vực của khách hàng
và thời gian mở cửa cụ thể của từng nhà hàng, quán ăn. Phương thức thanh toán:
+ Thanh toán bằng tiền mặt
+ Thanh toán trực tiếp bằng thẻ, qua Ví điện tử Moca hoặc ví điện tử ZaloPay trên ứng dụng Grab. 2
B. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG
I. Thực trạng
Trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, cuộc sống càng ngày càng trở nên bận
rộn. Con người với quỹ thời gian có hạn đang dần gác lại mọi thứ để tập trung vào công
việc. Thậm chí, việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ bản, điển hình là được ăn no cũng đang
trở nên khó khăn. Từ đó, họ dần có xu hướng mua đồ ăn ở bên ngoài thay vì nấu ăn tại
gia để tiết kiệm thời gian và công sức. Thế nhưng sự tiện lợi ấy vẫn chưa được tối ưu,
bởi lẽ, khi mua đồ ăn ở ngoài, họ vẫn phải bỏ ra công sức để di chuyển và chờ đợi; trong
khi một số nhà hàng có dịch vụ tự giao đồ nhưng cước phí khá cao. Hay tiêu biểu như
trong đợt dịch COVID-19, họ không được phép rời khỏi nhà để đảm bảo công tác phòng
chống dịch. Vậy nên, con người rất cần những dịch vụ giúp họ có thể có những bữa ăn
không chỉ ngon, tiết kiệm mà còn nhanh - gọn - lẹ một cách triệt để. Đây chính là một
thị trường vô cùng màu mỡ đề các doanh nghiệp có thể tiếp cận và khai thác.
Nhìn thấu được điều ấy, cùng với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ ngày nay,
dịch vụ gọi giao đồ ăn trên nền tảng số đã ra đời. Hiện nay, có không ít các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ trên đã xuất hiện trên địa bàn Việt Nam. Trong đó, Grab - mặc dù là
“người đến sau”, nhưng luôn được coi là lá cờ dẫn đầu với độ phủ sóng trải dài trên các
khu vực từ Bắc tới Nam, chiếm tới 3/4 thị phần. Trong đó, GrabFood - một sản phẩm
của Grab đang khẳng định vị trí hàng đầu của mình trong thị trường gọi đồ trực tuyến.
II. Vai trò của dịch vụ ship đồ ăn với con người
Tại Việt Nam, từ những năm 2016, các ứng dụng giao đồ ăn đã dần được phát
hành ra thị trường với mục đích chính là cầu nối giữa các cửa hàng ăn uống với khách
hàng, tạo nên một kênh kinh doanh không thể thiếu trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Các
ứng dụng này đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm và ngày càng phổ biến trong cộng
đồng người dùng ở Việt Nam. Đây cũng là một giải pháp tối ưu, giúp các chủ quán giải
quyết nhiều vấn đề trong mô hình kinh doanh ẩm thực hiện nay.
Dịch vụ giao đồ ăn không chỉ đóng phần lớn vai trò cho đời sống tiện nghi của
con người, mà còn có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế. Đầu tiên, thay vì phải ra khỏi
nhà và đến nhà hàng, người dùng có thể tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách đặt
món ăn qua ứng dụng di động hoặc gọi điện và chờ đợi đồ ăn được giao tận nhà. Điều
này đặc biệt đánh vào những đối tượng bận rộn hoặc không có thời gian nấu ăn. Và từ
khoảng thời gian mà mỗi cá nhân tiết kiệm được vào việc nấu ăn, cũng sẽ tạo điều kiện
để họ tập trung vào công việc hoặc hoạt động khác, từ đó nâng cao năng suất làm việc
và tạo ra những giá trị có lợi cho nền kinh tế. Ngoài ra, dịch vụ này còn cung cấp cho
người dùng một sự phong phú hóa trong mặt lựa chọn về nhà hàng và món ăn. Người
dùng có thể dễ dàng nhìn thấy danh sách các nhà hàng, xem menu và chọn ra những 3
món ăn phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình. Điều này mở ra phạm vi ẩm thực đa
dạng và mang lại sự lựa chọn linh hoạt trong bữa ăn hàng ngày.
Dịch vụ giao đồ ăn còn có đóng góp không nhỏ vào việc đa dạng hóa trải nghiệm
ẩm thực cho khách hàng. Bằng cách sử dụng dịch vụ này, khách hàng có thể tiếp cận
được những món ăn từ các nhà hàng ở những khu vực xa hơn, không chỉ bị giới hạn
trong phạm vi lân cận. Thực tế là, dịch vụ này đã phá vỡ những rào cản về cả không
gian và thời gian, mang đến cho khách hàng sự thuận tiện và linh hoạt trong việc lựa
chọn món ăn từ các nhà hàng ưa thích. Từ đó mở ra một kỷ nguyên mới, đi qua thời kỳ
mà khách hàng chỉ có thể chọn từ những quán ăn nằm trong phạm vi nhất định. Ngay
cả khi khách hàng đang ở một khu vực khá xa và không có thời gian hoặc khả năng để
tới trực tiếp nhà hàng, dịch vụ giao đồ ăn sẽ đưa đến tận cửa những món ăn tuyệt vời
mà họ mong muốn. Việc mở rộng phạm vi tiếp cận này không chỉ làm cho trải nghiệm
ẩm thực trở nên đa dạng hơn, mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế của các khu
vực xa trung tâm. Cũng chính từ cách kết nối này sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh cho những
quán ăn quy mô nhỏ, và từ đó thúc đẩy sự cạnh tranh và đổi mới trong lĩnh vực ẩm thực.
Dịch vụ này không chỉ tạo ra cơ hội kiếm thêm thu nhập cho những người lao
động có liên quan đến lĩnh vực ăn uống này, mà còn mở ra một cánh cửa nghề nghiệp
cho nhiều người. Không phân biệt tuổi tác hay nghề nghiệp, chỉ với một phương tiện di
chuyển và một chiếc điện thoại, bất kỳ ai cũng có thể trở thành người giao hàng khi họ
có thời gian rảnh rỗi hoặc chưa tìm được công việc ổn định, vừa đáp ứng nhu cầu kiếm
thêm thu nhập. Công việc này giúp họ có thể làm việc theo lịch trình cá nhân, không bị
ràng buộc bởi giờ làm việc cố định, vừa cho họ có thời gian linh hoạt để có thể song
song với đó là xử lý các công việc khác. Từ nguồn thu nhập kiếm thêm từ công việc
này, người giao hàng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.
III. Nhu cầu dịch vụ ship đồ ăn với con người
Trong thế giới ngày càng phát triển và hối hả hiện nay, nhu cầu của khách hàng
đối với dịch vụ giao đồ ăn ngày càng tăng lên. Việc có thể thưởng thức các món ăn ngon
lành mà không cần phải rời khỏi nhà, và thậm chí tiếp cận được những nhà hàng ở xa,
đã trở thành một sự tiện lợi không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, không
chỉ đơn thuần là tiện ích, nhu cầu của khách hàng với dịch vụ giao đồ ăn còn cao hơn,
mang theo những mong muốn và kỳ vọng.
Khách hàng sẽ mong muốn được sử dụng một dịch vụ giao đồ ăn không chỉ đáp
ứng nhu cầu cơ bản là về thức ăn, mà họ còn mong muốn được đem lại trải nghiệm toàn
diện và tối ưu. Họ khát khao có thể lựa chọn từ một danh sách đa dạng những nhà hàng
và quán ăn sao cho phù hợp với sở thích và nhu cầu, không chỉ vậy dịch vụ này còn giúp
khách hàng có thể thoải mái khám phá những món ăn mới, hương vị độc đáo và đa dạng.
Bên cạnh đó, mọi khách hàng đều đặt ra những yêu cầu cao về chất lượng và đảm bảo 4
vệ sinh an toàn thực phẩm, họ bỏ tiền ra để mong rằng họ sẽ nhận được những món ăn
tươi ngon, được chuẩn bị kỹ và đóng gói một cách chuyên nghiệp, đủ để thỏa mãn mọi
thực khách từ vị giác cho đến thị giác.
Bên cạnh đó, khách hàng đã lựa chọn sử dụng dịch vụ giao hàng bởi nhu cầu của
họ là mong muốn được tận hưởng món ăn sớm nhất có thể và tiết kiệm thời gian của
mình. Họ có thể đặt món ăn qua ứng dụng di động hoặc gọi điện, và mong muốn nhận
được đồ ăn trong khoảng thời gian ngắn, thường là từ 30 đến 60 phút. Việc giao hàng
nhanh chóng và đúng hẹn là vô cùng quan trọng để được nhận sự đánh giá cao từ khách
hàng, bởi họ sẽ không hy vọng bản thân rơi vào tình trạng đói bụng hay phải chờ đợi
quá lâu để thưởng thức một bữa ăn. Đồng thời, tốc độ giao hàng cũng phần nào ảnh
hưởng đến trải nghiệm của thực khách về chất lượng thức ăn. Một món ăn khi giao đến
người tiêu dùng khi có hương vị tươi ngon, còn nóng hổi sẽ được khách hàng ưa chuộng
và đánh giá cao trải nghiệm hơn là một món ăn đã nguội lạnh. Điều này đồng nghĩa với
việc dịch vụ giao đồ ăn cần có quy trình giao hàng hiệu quả, đảm bảo rằng món ăn được
chuẩn bị và giao đến khách hàng trong thời gian ngắn và không bị ảnh hưởng bởi các lí do khác.
Mặc dù khách hàng có nhu cầu cao về chất lượng và sự tiện lợi, nhưng điều đó
là hợp lý bởi lẽ ai cũng mong muốn nhận được một sản phẩm có chất lượng tốt tương
xứng với số tiền mà họ chi trả. Việc các quán ăn đưa ra các gói combo, ưu đãi, hay các
ứng dụng giao hàng cung cấp các chương trình khuyến mãi sẽ phần nào giúp khách hàng
cảm thấy hài lòng hơn về mức giá họ cần chi trả cho một bữa ăn. Khách hàng sẽ có nhu
cầu quan tâm đến việc họ có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền khi sử dụng dịch vụ giao
đồ ăn, để đáp ứng mong muốn nhận được món ăn với chất lượng cao, tiện lợi và với giá
cả phải chăng, từ đó, các nhà hàng và dịch vụ giao hàng sẽ đạt được mục đích là thu hút
khách hàng thông qua các gói khuyến mãi đặc biệt. Các combo thường sẽ kết hợp nhiều
món ăn khác nhau với mức giá rẻ hơn so với việc đặt từng món riêng lẻ, điều này cho
phép khách hàng thưởng thức nhiều loại món ăn và tiết kiệm được một phần chi phí.
Ngoài ra, các chương trình khuyến mãi thường cung cấp mã giảm giá, mã miễn phí vận
chuyển, hoặc các ưu đãi đặc biệt khác để khách hàng cảm thấy rằng số tiền họ chi trả là đáng giá.
C. TÌNH HÌNH CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
I. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng 1. Môi trường Vĩ mô
a. Yếu tố kinh tế:
Sự hiện diện của các công ty Grab được cho là sẽ tác động đến tăng trưởng kinh
tế trong nước do nguồn vốn đầu tư hàng trăm triệu USD đến từ trụ sở chính ở Singapore. 5
Việc liên kết với các nhà hàng, quán ăn địa phương cùng những ưu đãi đặc biệt
tạo ra một hệ sinh thái “các bên cùng lợi”. Theo đó, bên cạnh khách hàng thì chính
những đối tác tài xế và nhà hàng quán ăn cũng là người được hưởng lợi từ sự phát triển
của GrabFood. Theo số liệu thống kê của Grab, kể từ khi có thêm dịch vụ GrabFood,
thu nhập của các đối tác tài xế GrabBike tăng lên khoảng 26% và biên lợi nhuận của đối
tác nhà hàng quán ăn cũng tăng 300% trong vòng 2-3 tháng nhờ việc hợp tác với GrabFood.
GDP Việt Nam năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất
trong giai đoạn 2011 - 2022 trong giai đoạn nền kinh tế khôi phục trở lại, dẫn đến việc
thu nhập của người dân cũng như số tiền dùng để chi trả cho các sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng.
b. Yếu tố chính trị:
Theo nghị định 126/20 của Chính phủ, kể từ ngày 5/12/2020, các hãng dịch vụ
vận tải công nghệ như Grab phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng 10% trên toàn bộ
doanh thu, thay vì chỉ nộp trên phần hãng thu về như trước.
GrabFood là nền tảng giao thức ăn tiên phong phối hợp với Cục An toàn thực
phẩm (VFA) tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, góp phần cải thiện
an toàn thực phẩm tại Việt Nam.
Mô hình kinh doanh vận tải kết hợp công nghệ vẫn còn mới ở thị trường Việt
Nam làm thay đổi phương thức, cơ chế hoạt động thông thường của Nhà nước…Vì vậy
các chính sách sẽ vừa hỗ trợ phát triển, vừa điều chỉnh, quản lý nghiêm ngặt hơn nhằm
tránh gia tăng xung đột giữa các mô hình kinh doanh mới và cũ.
c. Yếu tố xã hội:
Dân số Việt Nam hiện nay khoảng gần 100 triệu dân và có cơ cấu dân số trẻ từ
18 – 64 tuổi chiếm 67,4% trong đó nhóm lứa tuổi 16-25 thường có lối sống bận rộn hối
hả với công việc, dành nhiều thời gian trên mạng xã hội nên muốn có sự tiện dụng và
sẵn sàng chi trả thêm tiền cho dịch vụ đặt đồ ăn online nhằm tiết kiệm thời gian. Giới
văn phòng bận rộn cũng sẵn sàng trả tiền nhiều hơn để gọi đồ ăn về thay vì nấu mang
theo từ nhà hoặc ra ngoài quán ăn. Xu hướng này có thể nhìn thấy rõ ràng nhất tại các
thành phố lớn, hiện đại như Hà Nội, TpHCM, Đà Nẵng, nơi tập trung nhiều công ty, tập
đoàn lớn với cường độ làm việc cao.
d. Yếu tố công nghệ:
Grabfood có một nền tảng số cung cấp dịch vụ giao hàng và nhận hàng cho khách
hàng của mình. Với kết nối internet và dịch vụ Google Maps hỗ trợ, các tài xế có thể
tìm ra địa chỉ giao hàng chính xác của hành khách.Với bản đồ chính xác đó, hệ thống có
thể cung cấp thông tin về thời gian di chuyển để tính toán chi phí minh bạch hơn. 6
Theo khảo sát Statista tính đến tháng 5/2021, Việt Nam nằm trong top 10 quốc
gia sử dụng smartphone nhiều nhất thế giới. Hơn nữa, chi phí sử dụng Interner, 3G, 4G
cũng thuộc nhóm nước giá rẻ, chính những điều này đã tạo điều kiện cho Grabfood tiếp
cận khách hàng một cách mạnh mẽ.
Công nghệ chính là vũ khí quan trọng nhất giúp Grabfood cạnh tranh giữa thị
trường giao đồ ăn khốc liệt ở Việt Nam. Grabfood phân tích một lượng lớn dữ liệu sẵn
có về khách hàng của họ để hiểu hơn về nhu cầu đặt đồ ăn của khách hàng. Chẳng hạn
như dữ liệu của họ dùng để sử dụng để biết tần suất đặt đồ ăn và các địa điểm đặt hàng
thường xuyên để phân bổ sung tài xế cho hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng.
2. Môi trường Vi mô
a. Các yếu tố bên trong công ty:
Hiện tại công ty mẹ Grab nói chung và Grabfood nói riêng đang tổ chức bộ máy
cơ cấu theo các phòng ban như sau: - quảng cáo (advertising), phát triển kinh doanh
(business development), chiến lược kinh doanh (business strategy), khoa học dữ liệu -
phân tích (data science & analytics, kỹ thuật (engineering), các dịch vụ tài chính
(financial services), tiếp thị & truyền thông (marketing & communications), vận hành
& bán hàng (operation & sales), con người, tài chính & pháp lý (people, finance &
legal), sản phẩm (products), bảo vệ (security), xử lý công nghệ (technology solutions),
UX & thiết kế (UX & design).
Mỗi một bộ phận trong công ty của Grab đều có các chức năng khác nhau, kết
hợp lại để tạo nên một bộ máy hoạt động trơn tru. Từng phòng ban đều có sự ảnh hưởng
nhất định đến các quyết định marketing - được quyết định bởi phòng ban tiếp thị &
truyền thông (marketing & communications).
b. Các yếu tố bên ngoài công ty:
Những tổ chức, cá nhân cung ứng các yếu tố sản xuất: Một số yếu tố đầu vào có
thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến giá cả sản phẩm → ảnh hưởng mối quan hệ
giữa công ty và khách hàng → ảnh hưởng đến các quyết định marketing:
- Năng lượng: grabfood luôn cần một nguồn năng lượng nhất định để các hoạt
động nhận đơn và giao hàng có thể hoạt động trơn tru và hiệu quả.
+ Năng lượng xăng - xăng dùng để làm nguồn năng lượng cho xe máy giao hàng
có thể chạy được. lấy ví dụ: đợt covid, giá xăng tăng nhưng tiền giá xăng tăng đó đánh
trực tiếp vào túi của các tài xế khi giá cước tăng đến 10% và điều này cũng ảnh hưởng
trực tiếp đến hành vi của người mua hàng → các quyết định marketing phải thay đổi để
phù hợp với thực tế thị trường, khách hàng. Ví dụ cụ thể về thay đổi hành vi của khách
hàng: Chị Hoàng Thị Mai (Cổ Nhuế), cho biết, do điều kiện công việc bận rộn nên
thường phải đặt món đồ trên trên các ứng dụng như GrabFood, ShopeeFood… Mấy
ngày nay, có ngày chị phải đặt tới lần thứ 3 mới thấy tài xế nhận đơn. Theo chị Mai, 7
trước đây, việc tìm tài xế của các hãng này rất dễ dàng, nhanh chóng, nhưng nay khó
khăn hơn dù phí ship cũng tăng cao khoảng 10% so với trước, từ 5.000-10.000 đồng.
“Để tiết kiệm chi phí, tôi đành chọn phương án tự nấu tại nhà hoặc đặt đồ ăn gần văn
phòng để khỏi mất tiền phí giao hàng”- chị Mai chia sẻ. (trích phỏng vấn của tờ báo congthuong.vn)
+ Năng lượng điện: điện dùng cho các thiết bị điện tử - điện thoại cho nhân viên giao hàng.
- Máy móc: để phục vụ được giao hàng tiện lợi và nhanh nhất, yêu cầu mỗi tài xế
phải có điện thoại thông minh và các chức năng trong đó để liên lạc với khách hàng,
nhận đơn hàng, định vị vị trí cần giao hàng.
- Phụ tùng: đảm bảo được phụ tùng là máy móc xe máy, cần đảm bảo xe giao
hàng phải được bảo trì và sửa chữa đúng các (các yếu tố khác liên quan đến xe là xe
phải được đăng kí giấy tờ, biển số) - Các trung gian Marketing:
+ Các tổ chức cung ứng dịch vụ marketing: Trong năm 2019 và 2020, Grabfood
đã kết hợp cùng agency Nomade để đưa ra 2 video phim ngắn có nội dung và thông điệp
ý nghĩa: “Đừng bỏ bữa” như một lời dặn dò nhẹ nhàng nhưng thật ấm lòng về giá trị và
ý nghĩa của những bữa ăn - cũng là lời hứa chăm sóc khách hàng tận tình của thương
hiệu này. và phim ngắn “Có thực mới vượt được Cô Vy” của GrabFood mang đến cho
người xem một định nghĩa mới về “người hùng” trong thời Covid.
Các thông điệp mang ý nghĩa nhân văn, gần gũi và thực tế và đánh trúng tâm lý,
đánh trúng insight của khách hàng, đặc biệt là trong các khoảng thời gian cụ thể như đợt
dịch bệnh Covid-19 bùng nổ.
- Các trung gian tài chính: Hiện tại, Grab - công ty chủ của Grabfood thu hút và
kêu gọi được số lượng vốn, quỹ đầu tư nhất định từ SoftBank Group, Uber
Technologies, Toyota Motor…, và số vốn đó được Grab đầu tư để mở rộng và phát triển
quy mô, chất lượng của Grabfood.
+ Hiện tại, grab - công ty chủ của Grabfood thu hút và kêu gọi được số lượng
vốn, quỹ đầu tư nhất định từ SoftBank Group, Uber Technologies, Toyota Motor…, và
số vốn đó được Grab đầu tư để mở rộng và phát triển quy mô, chất lượng của Grabfood.
- Các ngân hàng đối tác - tác động lớn đến doanh thu của hãng. khi kết hợp với
các ngân hàng đối tác, lợi ích của cả hai bên đều được thực hiện. Ví dụ: trong thời đại
công nghệ số, người tiêu dùng có thể dễ dàng thanh toán tiền hơn qua các ứng dụng
ngân hàng số, cho phép thanh toán trực tiếp, là mối quan hệ cả hai bên cùng có lợi. Ví dụ:
+ Vietcombank - cung cấp dịch vụ thanh toán linh hoạt và ưu đãi cho người dùng GrabPay. 8
+ Sacombank - cung cấp các giải pháp thanh toán tiện lợi và an toàn cho người dùng GrabPay.
+ Đối tác thanh toán trực tiếp: GrabPay - cùng công ty mẹ Grab
c. Đối thủ cạnh tranh
Kể từ năm 2020, Việt Nam ghi nhận tăng trưởng mạnh về giao hàng thực phẩm
trực tuyến do COVID-19 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng suốt các năm tới. Quả thế thật,
thị trường Việt Nam đang ghi nhận sự đóng góp lớn từ các nhãn hãng cung cấp dịch vụ
giao đồ ăn. Sự năng động của mảng kinh doanh giao đồ ăn cũng đồng nghĩa với sự cạnh
tranh khốc liệt về tính đồng nhất, như cùng một người bán trên các nền tảng giao đồ ăn
theo yêu cầu khác nhau. Các ông lớn trong ngành giao thực phẩm phải kể đến: GrabFood
(một sản phẩm của công ty mẹ Grab được ra mắt và phát triển từ năm 2018),
ShopeeFood (dịch vụ giao đồ ăn của Shopee, sau khi đổi tên từ Now), Baemin, GoFood
và Loship. Theo thống kê của Momentum Works, hiện nay 3 doanh nghiệp đứng đầu
trong ngành cung cấp dịch vụ giao thực phẩm là GrabFood với 39,6% thị phần, kế tiếp
là ShopeeFood với 39,1% thị phần, và Baemin chiếm 12%.
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
Dựa trên thị phần, ta thấy rằng đối thủ cạnh tranh lớn nhất của GrabFood bây giờ
chính là ShopeeFood. ShopeeFood là dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến được phát triển từ
Shopee và với xu hướng phát triển ngày càng mạnh và có khả năng sẽ vượt lên, thay
thế vị trí dẫn đầu của GrabFood. + Giá cả:
Trên cả 2 nền tảng, giá cả của các món đồ ăn đều ở mức tương đương nhau,
không có quá nhiều sự chênh lệch, nhưng chi phí đăng ký cho các nhà hợp tác - những
doanh nghiệp có mặt trên hai nền tảng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu cuối cùng.
Khi đăng ký gian hàng trên ShopeeFood, người sử dụng sẽ bị thu mức chiết khấu
là 25% và không mất phí khi mở gian hàng. Trong khi đó, mức chiết khấu của GrabFood
dao động từ 25% đến 30%, và nhà hợp tác sẽ phải đóng 1 triệu đồng để mở gian hàng.
Việc thu hút các nhà hợp tác, các doanh nghiệp, cửa hàng đăng kí trên nền tảng, ứng
dụng có tác động lớn đến việc thu hút khách hàng và doanh thu. Khách hàng có nhu cầu
tìm đến nền tảng có thể cung cấp cho họ càng nhiều lựa chọn càng tốt. Cũng chính vì
tầm quan trọng của việc tìm kiếm các đối tác, việc giữ chân họ ở lại cũng là một vấn đề
luôn cần được quan tâm và chú ý đối với các nhãn hàng cung cấp dịch vụ giao đồ, ví dụ
Grab cam kết hỗ trợ Đối tác nhà hàng, cửa hàng và các thương hiệu phát triển thông qua
nền tảng của mình, và đây cũng có thể là một trong những lý do khiến GrabFood đang
giữ vị trí Market Leader. + Sản phẩm: 9
Dịch vụ chuyển đồ ăn của cả GrabFood và ShopeeFood đều được đánh giá cao và được thị tr ờng ư
ưa chuộng. Nhưng cấu thành nên dịch vụ đó có bao gồm nhiều yếu
tố, tất cả đều ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. Ở cả hai nền tảng lớn này,
dưới mỗi món ăn đều có mục xếp hạng các cửa hàng ăn, đánh giá, reviews của những
người mua hàng trước, việc phát triển tính năng này đã mang lại tác động tích cực đến
lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo đó, Grab cải tiến tính năng đánh giá và chia sẻ trải
nghiệm. 94% người dùng đặt món dựa theo các đánh giá trực tuyến. Do đó, Grab đã cải
tiến trải nghiệm đánh giá, xếp hạng món ăn dễ dàng, liền mạch hơn cho người dùng.
Bên ShopeeFood cũng đang triển khai tốt phần này, tạo ra thế cạnh tranh càng lớn cho GrabFood.
Bên cạnh đấy, dựa trên phân tích từ Reputa, lý do chính yếu làm khách hàng hài
lòng với dịch vụ là “chương trình ưu đãi, khuyến mãi” (chiếm đến 84%). Không phải
tốc độ lúc nào cũng là điểm vượt trội, điều khách hàng quan tâm thật sự là dịch vụ nào
có mã khuyến mãi nhiều nhất, thay vì là tốc độ giao hàng (yếu tố chỉ chiếm 2%). Vì vậy,
tuy rằng hiện nay Grabfood đã nhỉnh hơn ShopeeFood về khoản người tiêu dùng có thể
sử dụng nhiều voucher giảm giá, freeship cùng một lúc. Nhưng ở mặt khác, Shopee và
ShopeeFood có tính năng lắc xu và sử dụng xu ảo của ứng dụng để giảm giá tiền cần thanh toán.
+ Phân phối: ShopeeFood và Grab đang cùng chia sẻ phân khúc thị trường, địa
điểm hoạt động khi cả hai đều tập trung ở các trung tâm thành phố lớn, những nơi có
mật độ dân cư cao, nhất là trong các đô thị thì nhu cầu tiêu thụ của người dân có xu hướng tăng.
+ Quảng bá: Các chương trình khuyến mại luôn là một trong những chiến lược
marketing hiệu quả nhất để thu hút khách hàng, vì vậy ShopeeFood cũng thường xuyên
tung ra các chương trình giảm giá, ưu đãi cho khách hàng. Bên cạnh đó, ShopeeFood
cũng đầu tư vào quảng cáo trên các kênh truyền thông như truyền hình, mạng xã hội,
hay các trang web, blog liên quan đến ẩm thực. Việc hợp tác với các nhà hàng cũng
được ShopeeFood sử dụng để quảng bá thương hiệu của mình. Qua đó, ShopeeFood có
thể tăng thêm sự đa dạng trong danh sách nhà hàng, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.
- Đối thủ gián tiếp: Một số cửa hàng đồ ăn nhanh lớn như The Pizza Company,
Lotteria, KFC, Domino Pizza họ không chỉ có liên kết với app giao đồ ăn mà còn có số
hotline giao hàng trực tiếp đến thực khách. Ngoài ra cũng có nhiều quán ăn nhỏ cũng tự
giao hàng đến khách hàng của họ. Điều này cũng làm ảnh hưởng phần nào số lượng
khách hàng sử dụng Grabfood để đặt đồ. - Đối thủ tiềm ẩn: 10
+ Grubhub: được thành lập vào năm 2003 bởi 3 nhà sáng lập là Mike Evans,
Roman, Gaskill và Matt Maloney. Công ty có trụ sở chính ở thành phố Illinois thuộc
bang Chicago. Grubhub là 1 nền tảng giao đồ ăn chế biến sẵn trực tuyến trên di động ở
Mỹ. Tính đến năm 2020, định giá công ty trên sàn chứng khoán là hơn 7 tỷ đô la Mỹ và
có cho mình 22,6 triệu người dùng. Ứng dụng là một một trong số những ứng dụng giao
đồ ăn lớn nhất thế giới với tổng doanh thu xấp xỉ 3 tỷ đô sau thương vụ hợp nhất với hai
gã khổng lồ giao đồ ăn là Just Eat & Takeaways.
+ Doordash: là một ứng dụng giao đồ ăn rất nổi tiếng ở Mỹ. Ứng dụng được phát
triển bởi hai anh chàng sinh viên Stanford năm nhất là Andy Fang và Stanley Tang.Điều
đặc biệt của ứng dụng này ở chỗ nó thu lợi nhuận từ chính khách hàng, doanh nghiệp và
người giao hàng cùng lúc. Sau 10 năm hoạt động, ứng dụng đã hợp tác cùng hàng trăm
nghìn người bán và hàng chục triệu người tiêu dùng. Trong năm 2022, ứng dụng này
đạt được hơn 1 tỷ đô la doanh thu tăng đến 191.67% so với năm trước.
→ Grubhub và Doordash có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của Grabfood
trong tương lai và gây ra áp lực cho Grabfood khi tham gia vào thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam.
II. Môi trường bên trong
Grabfood chính thức được công bố ở Việt Nam vào tháng 6.2018, và chỉ 8 tháng
sau ra mắt GrabFood đã tăng trưởng chóng mặt và liên tục mở rộng mạng lưới. Mặc dù
được ra mắt sau các đối thủ khác, GrabFood vẫn được tin tưởng về sức bật tiến xa trong
tương lai nhiều hơn sự hoài nghi. Với hệ sinh thái đa dạng của Grab, ứng dụng này được
các chuyên gia nhận định rằng sẽ tạo ra kỳ tích. với thế mạnh là đội ngũ đối tác tài xế
GrabBike đông đảo và phân bố rộng khắp cả nước. Đây được xem là yếu tố sống còn
của một hãng giao nhận thức ăn khi muốn triển khai dịch vụ của mình tại những thị
trường mới. Với những ưu thế đó, GrabFood đã “đốt cháy” được các giai đoạn và thâu
tóm thị trường 12 tỉnh thành trong thời gian ngắn kể từ ngày ra mắt.
GrabFood còn phát triển ra một mô hình kinh doanh ẩm thực mới – một mô hình
tập trung vào sản phẩm, giúp các đối tác là các nhà hàng dù ở bất kỳ quy mô và địa điểm
nào, không cần một giải pháp truyền thông chuyên nghiệp cũng có thể tiếp cận với một
số lượng người dùng đông đảo, từ đó góp phần nâng cao doanh thu kinh doanh. Các đối
tác tài xế của Grab đồng thời cũng có cơ hội tăng thêm thu nhập nhờ vào dịch vụ giao
hàng thức ăn GrabFood đang ngày càng phát triển
III. Tổng kết lại (SWOT) Strengths
Grab gia nhập vào thị trường Việt Nam vào năm 2014, là
công ty di đầu phát triển công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải và vận chuyển. 11
Hiện đang là Market Leader với số lượng khách hàng sử dụng
và tài xế nhiều nhất trên thị trường (Grab đặt xe chiếm 73% thị phần
Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021, theo ABI).
Công ty mẹ (Grab Holdings Inc,) có trụ sở chính ở Singapore
có nguồn tài chính khổng lồ, dễ dàng trong công tác triển khai các kế hoạch truyền thông.
Bộ nhận diện thương hiệu được đánh giá cao, tất cả các yếu
tố nhận diện thương hiệu được sử dụng màu xanh lá cây đặc thù.
Sự hiện diện mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực (Car, Taxi, Bike,
Food, Delivery,…) xây dựng sức mạnh thị trường hiệu quả.
Ứng dụng thông minh tạo sự tiện lợi cho khách hàng khiến
khách hàng tăng độ hài lòng về dịch vụ và ứng dụng. Nhờ có những
chức năng như truy cập vị trí, lưu trữ thông tin khách hàng (Địa chỉ,
họ tên, số điện thoại,…) giúp cho khách hàng dễ dàng thao tác đặt
hàng, linh hoạt trong việc đặt và chọn địa chỉ giao hàng nhanh chóng
tiện lợi giúp gia tăng sự hài lòng từ phía khách hàng.
Dễ dàng mua sắm và mua bán thức ăn chỉ qua 1 tài khoản
Grab hoặc Grab Food. Với nền tảng mua và bán sản phẩm trực
tuyến theo mô hình kinh doanh 2C2 giúp bất cứ ai có nhu cầu mua
hoặc bán sản phẩm thức ăn nào đó với số lượng tùy ý.
Tạo được sự tiện lợi cho khách hàng vì có một môi trường
cho người mua và người bán có thể kết nối với nhau. Nhờ có tính
năng của mạng xã hội, giúp khách hàng có thể trao đổi với các đơn
vị bán hàng của mình một cách dễ dàng.
Có mối quan hệ tốt và vững vàng đối với một số cửa hàng
đồ ăn, thức uống có trụ sở, mặt bằng thực tế. Grab Food tạo dựng
được rất nhiều mối quan hệ tốt đối với các cửa hàng cung cấp thức
ăn, đồ uống cho ứng dụng thông qua việc hợp tác trở thành đối tác
hoạt động lâu dài với họ, tại những cửa hàng này được thiết kế và
bố trí thêm logo của ứng dụng Grab Food giúp khách hàng dễ nhận
biết và đặt hàng trên ứng dụng những cửa hàng có hợp tác này, nhờ
đó cũng tiện lợi cho khách hàng trong việc mua sắm và lựa chọn
cửa hàng yêu thích hoặc cửa hàng uy tín.
Dịch vụ giao hàng cập nhật thông tin nhanh chóng. Cập nhật
tốt các khuyến mãi, mã giảm giá, các chương trình có trên ứng dụng.
Song đó tình trạng đơn hàng cũng được thông báo nhanh chống và 12
cụ thể giúp khách hàng dễ dàng kiểm tra đơn hàng của mình về vị
trí, thời gian giao hàng,…
Có trung tâm tư vấn khách hàng hoạt động xuyên suốt giúp
khách hàng giải quyết được các thắc mắc nhờ thế gia tăng được sự hài lòng từ phía họ. Weakness
UX trên App không được tối ưu, quá màu mè và gây giật lag.
Không kiểm soát được thời gian và khu vực hoạt động của
tài xế dẫn tới tình trạng thiếu tài xế tại một số khu vực.
Thời gian xác nhận đơn trên ứng dụng còn chậm và xuất hiện
tình trạng shipper lựa đơn (Ưu tiên chọn những đơn gần và phớt lờ
bỏ qua, không hứng thú với những đơn xa vì tiền giao hàng mình
nhận được bằng nhau giữa bán kính 1 – 1,5km và 1km đến 3km).
Chất lượng sản phẩm bị thay đổi khi khách hàng bị ghép đơn
với khách hàng khác. Ví dụ khách hàng mua đồ uống có đá khi bị
ghép đơn đá sẽ bị tan dẫn đến thay đổi chất lượng sản phẩm, thậm
chí có những đơn hàng ghép cùng lúc 3, 4 đơn hàng khiến chất lượng
không những xuống cấp mà thời gian giao hàng bị lệch quá nhiều
so với dự kiến (Có đơn lên đến 60 phút hơn)
Khó quản lý chất lượng sản phẩm vì dùng mô hình kinh
doanh C2C (CUSTOMER TO CUSTOMER) vì thế sẽ có những
quán kém chất lượng ảnh hưởng đến uy tín của Grab Food. Opportunities
Nhu cầu đặt món ăn và thanh toán trực tuyến tăng mạnh sau
khi hành vi người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 và số
người sử dụng Smartphone ngày càng tăng.
Phương thức thanh toán tiện lợi không tiếp xúc sẽ làm tăng
doanh thu của Grab Food từ các ví điện tử như Moca, MoMo,..
Wifi ngày càng phổ biến tại Việt Nam, ngoài ra cước 4G, 5G khá rẻ.
Dân số Việt Nam có cấu trúc tháp dân số vàng, vì vậy số
lượng khách hàng tiềm năng của Grab tương đối lớn.
Người dùng Đông Nam Á vốn nhạy cảm về giá vì thế họ sẽ
chuyển qua dùng ứng dụng GrabFood khi có những chương trình
giảm giá hấp dẫn và áp dụng được nhiều voucher trong 1 lần thanh toán. 13
Nguồn nhân lực Grab tại Việt Nam là khổng lồ nhất trong
lĩnh vực xe ôm công nghệ là cơ hội lớn cho Grab Food cạnh tranh
về nguồn nhân lực có sẵn với mọi đối thủ trên thị trường.
Việt Nam là một quốc gia ổn định về chính trị, không xảy ra
chiến tranh và có một hệ thống pháp luật dành riêng cho doanh
nghiệp kinh doanh tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tồn tại, pháp
triển, bảo vệ quyền lợi hợp pháp vì thế tạo tiền đề cho Grab Food
phát triển tại thị trường Việt Nam và nhận những chính sách ưu đãi,
sự bảo hộ hợp pháp chính đáng từ luật kinh doanh, tạo cơ hội an tâm
phát triển dịch vụ ứng dụng giao đồ ăn của mình. Threats
Số lượng đối thủ tại thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam ngày
càng nhiều với các đối thủ có mức giá rẻ, nhiều chương trình giảm giá hơn.
Grab gặp phải những kiện tụng về mặt pháp lý với chính phủ Việt Nam.
Grab có những tranh chấp về mặt tài chính: Tăng mức chiết
khấu, tăng phí, nộp thuế… với tài xế dẫn đến nhiều tài xế đình công
hoặc bỏ app do bất đồng ý kiến.
Có những cửa hàng cung cấp sản phẩm trên Grab Food đồng
thời vừa cung cấp cho những đối thủ cạnh tranh vì thế dẫn đến tình
trạng cạnh tranh càng gay gắt hơn. Thậm chí khi họ thấy những ưu
đãi từ đối thủ nhiều hơn Grab Food lập tức có thể quay lưng ngay.
Khách hàng có thể dùng nhiều ứng dụng đặt đồ ăn khác nhau.
Thách thức ở đây là giữ chân khách hàng.
Có rất nhiều khách hàng vãng lai mua sắm tại GrabFood vì
khuyến mãi, ưu đãi trong khung thời gian nhất định. Khi hết ưu đãi
họ sẽ rời đi khiến GrabFood mất một lượng khách hàng, đồng thời
chưa thu hồi được vốn hoặc kiếm được lãi từ những khách hàng này.
Nhu cầu khách hàng đòi hỏi về chất lượng ứng dụng và dịch
vụ ngày càng đổi mới và nâng cao vì thế đòi hỏi GrabFood phải theo
sát và nghiên cứu tốt hành vi khách hàng nếu không có thể bị khách
hàng quay lưng và tổn thất. 14
D. CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ MARKETING
I. Quyết định M
arketing chiến lược
1. Lựa chọn thị trường mục tiêu (sử dụng mô hình STP): a. Segmentation
- Vị trí địa lý: Ở các thành phố lớn - Giới tính: Nam, nữ - Độ tuổi: Từ 18+
- Thu nhập: Thu nhập từ 5 triệu/tháng trở lên
- Nghề nghiệp: Sinh viên, người thuộc các nhóm ngành cần tập trung tại một nơi
trong quá trình làm việc như nhân viên văn phòng, bác sĩ,...
- Trình độ giáo dục: Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên
- Tâm lý: Muốn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cho bản thân một
cách tiết kiệm tối đa thời gian nhằm bảo đảm độ hiệu quả khi làm việc, học tập. b. Targeting
- Vị trí địa lý: Nhiều các thành phố đông đúc, hiện đại như là: Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Bình Dương, Hải Phòng, Cần Thơ.... (18 tỉnh thành)
- Độ tuổi: Nhóm thanh niên từ 18-29 tuổi và nhóm trưởng thành từ 30-55 tuổi
- Thu nhập: Từ 5 triệu đến 15 triệu VND/tháng và từ 15 triệu VND/tháng trở lên
- Tâm lý: Những người có nhu cầu tiêu thụ đồ ăn, đồ uống, có lối sống hiện đại,
tính cách cởi mở, nhanh chóng tiếp thu những văn hóa mới
- Hành vi: những đối tượng này muốn thỏa mãn nhu cầu được ăn uống mà không
muốn phải đi đến tận cửa hàng ăn, quán ăn; họ tìm kiếm sự tiện lợi, nhanh chóng. Đối
tượng có mối quan tâm lớn đến dịch vụ có chương trình, chính sách khuyến mãi, giảm
giá, sự đa dạng của nhà hàng, quán ăn, món ăn ưa thích, tài xế và chăm sóc khách hàng
tận tình. Tốc độ giao hàng nhanh chóng cũng là một yếu tố quan trọng để khách hàng
đánh giá và lựa chọn dịch vụ c. Positioning
Hình ảnh cụ thể mà Grabfood hướng đến: màu xanh lá cây chủ đạo - màu của
thiên nhiên, tươi mới, mang lại cho ta những cảm xúc an toàn, pha lẫn chút trắng thuần
khiết, hài hòa. Bên cạnh đó, màu xanh lá cây còn thể hiện niềm hy vọng, sự tăng tiến, cầu tiến.
Grabfood sẽ định vị bản thân là app giao đồ ăn số 1- nơi mà có thể giao được
những đơn hàng trong một khoảng thời gian ngắn mà vẫn đảm bảo chất lượng đồ ăn cho
khi đến tay người tiêu dùng.
Thời gian giao hàng trung bình chỉ là 20 phút/đơn hàng ở các trung tâm Thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Chính điều đó sẽ là cho Grabfood trở thành dịch vụ giao
đồ ăn hiệu quả nhất ở Việt Nam 15
Sự khác biệt của Grabfood:
- Nguồn lực tài xế luôn sẵn sàng từ Grabbike, số lượng đối tác tài xế lên đến
khoảng 120.000 → Tốc độ nhận đơn và giao món được trở nên rất hiệu quả và nhanh
chóng. Thời gian trung bình để một đơn hàng được giao là 20-25 phút. Tới nay thì, chưa
có hãng nào công bố tốc độ nổi trội, vượt bậc hơn.
- Grabfood thúc đẩy đa dạng hóa mạng lưới đối tác nhà hàng, quán ăn, tăng cường
bổ sung các món ăn “độc quyền” nhằm phục vụ nhu cầu tìm kiếm sự mới lạ độc đáo của khách hàng
- Grabfood thường hay cung cấp các chương trình khuyến mãi và ưu đãi hấp dẫn
cho người tiêu dùng, bao gồm mã giảm giá, giao hàng miễn phí và điểm thưởng. Chính
điều này đã giúp cho khách hàng tiết kiệm chi phí và tăng tính cạnh tranh với các đối
thủ khác trong cùng lĩnh vực
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của nhóm khách hàng mục tiêu:
a. Chân dung khách hàng
- Vị trí địa lý: Tập trung ở thành thị, ác thành phố lớn (phần lớn người dùng tập
trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh)
- Độ tuổi: Nhóm 18 - 29 tuổi và nhóm 30 - 55 tuổi
- Giới tính: Cả nữ giới và nam giới
- Thu nhập: Nhóm A class (15 triệu đến 150 triệu VND/tháng), Nhóm B class (
7,5 triệu đến 15 triệu VND/tháng), Nhóm C class (4,5 triệu đến 7,5 triệu VNĐ/tháng)
- Nghề nghiệp: Sinh viên, Nhân viên bán thời gian, Nhân viên văn phòng
- Học vấn: Nhóm Cao đẳng, Đại học và Sau đại học
- Tâm lý: Người có lối sống bận rộn với công việc, học tập, thường phải tập trung
tại một địa điểm cố định trong thời gian làm việc - Hành vi:
+ Lợi ích tìm kiếm: Người muốn tìm kiếm sự tiện lợi, giải quyết nhu cầu nhanh
chóng để có thể tiết kiệm tối đa thời gian,
+ Dịp mua sắm: Bữa ăn hàng ngày; Những buổi tụ họp; Các dịp đặc biệt và lễ hội
+ Mục đích mua sắm: Nhóm khách hàng mua hàng theo thói quen và mua hàng
để giải quyết vấn đề
+ Tần suất sử dụng: 1 -2 lần/ ngày; 2 ngày/ tuần trở lên.
b. Phân tích ảnh hưởng hành vi mua của nhóm khách hàng mục tiêu - Văn hóa:
+ Xã hội ngày càng phát triển, với sự trợ giúp của công nghệ tiên tiến, kỹ thuật
số, những lối sống hiện đại cũng được sinh ra. Khi ấy, Grabfood ra đời với tư cách là
một phần của lối sống hiện đại đã nhanh chóng gia nhập vào thị trường và nhận được 16
cơn mưa phản hồi tích cực đến từ phía người dùng. Nếu như trước đây, phải đến tận nhà
hàng, quán ăn hay tự nấu ăn và chuẩn bị nguyên liệu thì bây giờ đã có các dịch vụ giao
đồ ăn tiện lợi, nhanh, gọn; chỉ cần một chiếc smartphone, thêm một vài thao tác đơn
giản và kết nối internet là ta đã có thể giải quyết nhu cầu ăn uống ngay tức khắc => Phù
hợp với văn hoá hiện đại, nhịp sống nhanh của con người ở các thành thị tại Việt Nam - Xã hội:
+ Họ tìm kiếm sự tiện lợi, mong muốn có thể đặt đồ ăn một cách dễ dàng, nhanh
gọn, và muốn được giao đến đúng giờ, và chất lượng đồ ăn phải được đảm bảo.
+ Họ có nhu cầu tìm kiếm mặt hàng sản phẩm đa dạng với giá cả hợp lý, kết hợp
với những chương trình khuyến mãi, ưu đãi, tích điểm để xứng đáng với số tiền họ chi trả.
+ Họ quan tâm tới những gợi ý, đánh giá của bạn bè, người thân, hay những
người dùng khác về các sản phẩm, địa điểm ăn uống.
- Cá nhân: Họ là những người sống hiện đại, cởi mở, tiếp xúc thường xuyên với
công nghệ. Họ có lối sống nhanh, bận rộn, cường độ công việc cao.
- Tâm lý: Họ luôn tìm cách tiết kiệm thời gian hiệu quả nhất bằng việc sử dụng
các mặt hàng đồ ăn thức uống được giao đến nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo yếu tố
cung cấp đủ năng lượng, giúp no bụng, đồng thời thoả mãn khẩu vị đa dạng của họ.
Đồng thời, họ cũng muốn có khoảng thời gian ăn uống vừa ngon vừa vui bên cạnh bạn
bè, hội nhóm mà không cần mất thời gian chuẩn bị cầu kỳ.
→ Khách hàng sẽ chọn lọc ra dịch vụ giao đồ ăn mà họ muốn dùng nhất theo các
yếu tố: chi phí giao hàng, tốc độ giao hàng, chất lượng đồ ăn, dịch vụ giao hàng, thái độ
shipper, phương thức thanh toán, công nghệ của app: như thiết kế của app, tính năng
tracking thời gian thực của đơn hàng....
→ Kinh nghiệm của khách hàng: thường thì người dùng mới sẽ được nhiều mã
freeship và khuyến mãi nhiều, hoặc đường xá ở các khu đô thị thường đông đúc, dựa
trên số lượng lớn đối tác Grabbike có sẵn khắp nơi sẽ khiến cho thời gian giao hàng sẽ nhanh hơn,..
II. Quyết định về Marketing chiến thuật
1. Về sản phẩm (Products): Dịch vụ giao đồ ăn
Khái niệm “Dịch vụ”: “Dịch vụ là một hoạt động hay một lợi ích mà một bên
có thể cung cấp cho bên kia, trong đó nó có tính vô hình và không dẫn đến chuyển giao
quyền sở hữu” - Kotler & Armstrong, 1991
Bản chất của dịch vụ:
- Dịch vụ là quá trình mà ở đó, các bước thực hiện được diễn ra theo 1 trình tự nhất định 17
- Lợi ích mà khách hàng nhận được từ 1 dịch vụ chính là cơ sở để xác định giá trị của dịch vụ đó
a. Các cấp độ của sản phẩm:
- Sản phẩm cốt lõi: GrabFood đáp ứng những nhu cầu và mong muốn về thực
phẩm thông qua dịch vụ giao nhận đồ ăn và thức uống. Tuy nhiên, bên cạnh việc đáp
ứng những lợi ích cơ bản tiềm ẩn, 1 doanh nghiệp có chất lượng tốt cần biết cách để
khiến cho khách hàng cảm thấy giá trị tiêu dùng mà họ nhận được tương xứng, hoặc
thậm chí là nhiều hơn cả chi phí mà họ đã bỏ ra để sử dụng dịch vụ. Gọi cách khác, đây
chính là chi phí khách hàng. Chi phí khách hàng được đánh giá dựa trên 4 yếu tố: Chi
phí (tiền), thời gian, công sức và tinh thần. Trên thực tế, GrabFood đã đáp ứng những
tiêu chí này bằng nhiều cách thức khác nhau:
+ Về mặt chi phí: Khách hàng có thể mua đồ ăn mà họ mong muốn với mức giá
giống như trên thị trường cộng thêm phí giao hàng (được tính dựa vào số cước di chuyển
và đồng giá với bán kính dưới 3km)
+ Về mặt thời gian: Đối với dịch vụ chuyển phát, đặc biệt là dịch vụ giao nhận
đồ ăn, thời gian là yếu tố then chốt bởi nó quyết định chất lượng món ăn khi tới tay
khách hàng. Vậy nên, để đảm bảo đơn hàng được giao cho khách đúng hạn và nhà bếp
cùng tài xế có thể chủ động sắp xếp, GrabFood sử dụng GrabMerchant như 1 phương
tiện giao tiếp của các bên tham gia.
+ Về mặt công sức: Để đặt được 1 bữa ăn mong muốn trên ứng dụng GrabFood
không phải là việc khó khăn, ngay cả với người mới dùng bởi giao diện của ứng dụng
được phân chia theo từng danh mục cụ thể, rất rõ ràng và rành mạch. 18
Bên cạnh đó, quy trình đặt món cũng rất dễ dàng khi chỉ cần với 6 bước đơn giản,
khách hàng cũng đã có thể đặt thành công 1 đơn hàng:
Bước 1: Bật ứng dụng Grab => Chọn mục “Giao thức ăn" (nằm ở thanh trên cùng
của ứng dụng) => Đặt ngay
Bước 2: Nhập địa chỉ giao thức ăn.
Bước 3: Lựa chọn nhà hàng.
Bước 4: Lựa chọn món ăn.
Bước 5: Nhập ghi chú cho tài xế và nhập các voucher giảm giá (nếu có).
Bước 6: Hoàn tất và đợi đơn đặt hàng được giao đến.
Ngoài ra, tính năng chủ động nhập địa chỉ giao thức ăn là 1 điểm cộng giúp khách
hàng có thể đặt hàng cho dù ở bất cứ đâu.
+ Về mặt tinh thần: Nhờ vào những tính năng vượt trội, chẳng hạn như dễ dàng
chọn món ăn yêu thích hay tốc độ giao hàng nhanh, Grabfood đã trở thành 1 sự lựa chọn
tối ưu và tiện lợi dành cho tệp khách hàng bận rộn, mong muốn dành ít thời gian cũng
như công sức cho việc ăn uống.
- Sản phẩm hiện thực:
+ Nhãn hiệu: Là 1 từ ngữ và cũng là biểu trưng đến từ sự kết hợp giữa tên của
doanh nghiệp “mẹ” “Grab” + ”Food” 19 + Đặc tính:
GrabFood có thể đem lại bữa ăn nóng hổi và ngon lành nhất cho khách hàng cho
dù họ đang ở đâu nhờ vào lực lượng vận chuyển nhanh thần tốc
Với danh sách các món ăn và nhà hàng hết sức đa dạng, GrabFood có thể đáp
ứng hầu hết các yêu cầu ăn uống của khách hàng.
- Sản phẩm bổ sung: Các chính sách và đãi ngộ:
GrabFood thường xuyên đề xuất các mã giảm giá sản phẩm, cũng như các
voucher freeship và đặc biệt hơn, các mã nãy có thể được sử dụng đồng thời cùng
nhau, giúp khách hàng có thể trả số tiền nhỏ hơn so với giá trị gốc. So sánh với
Shopee Food hay Baemin, đây cùng là những ứng dụng giao đồ ăn nhưng ở các app
này, khách hànglại bị giới hạn lượt sử dụng, cụ thể là họ chỉ được dùng 1 voucher/đơn
hàng, khiến cho ưu thế về các ưu đãi của GrabFood càng được thấy rõ hơn rất nhiều.
Hyperlocalising: GrabFood chú trọng cung cấp những nhà hàng nằm ở vị trí
gần nhất so với vị trí hiện tại của người dùng. Đây chính là 1 ưu thế mà công ty đã
áp dụng để đánh bại đối thủ Uber trước đây. Ngoài ra, nền tảng này cũng đã cho
phép các quốc gia tự điều chỉnh các đề xuất trên màn hình chính của ứng dụng để từ
đó đưa ra những lựa chọn phù hợp với thói quen đặt hàng của khách hàng.
Tính năng tự động gợi ý các phương án thay thế: GrabFood đã tạo ra thuật
toán áp dụng cho trường hợp nếu người dùng tìm kiếm 1 món ăn không có sẵn hay
có ít sự lựa chọn, ứng dụng sẽ tự động tìm người bán dựa vào điểm tương đồng trong
thực đơn để từ đó đề xuất các lựa chọn thay thế khác. Bên cạnh đó, nền tảng này còn
có riêng 1 phần “Được đề xuất cho bạn” được xây dựng dựa trên lịch sử các đơn
hàng và lịch sử thanh tìm kiếm, giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm được món ăn
phù hợp với thói quen dùng bữa của mình.
Tính năng cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa: Với hầu hết các nền tảng giao nhận
đồ ăn, nhà hàng sẽ được giới thiệu dựa vào xếp hạng và đánh giá của người dùng. Tuy 20
nhiên, với GrabFood, nền tảng này đưa ra những đề xuất được cá nhân hóa cho người
dùng. Cụ thể hơn, tính năng này hoạt động dựa trên cơ chế chọn lọc bằng các cơ sở như
danh mục ẩm thực, sở thích món ăn, ngân sách của người dùng và thậm chí bao gồm cả
các yếu tố khách quan như thời gian giao hàng dự kiến và tình trạng sẵn sàng của tài xế.
Qua đây, những người bán phù hợp nhất sẽ được liệt kê cho hồ sơ của người dùng tương ứng.
Cung cấp tính năng đánh giá, feedback và xếp hạng các cửa hàng ăn nhằm nâng
cao dịch vụ của các quán đối tác để từ đó cải thiện trải nghiệm cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, đây cũng là 1 hình thức giúp các khách hàng có thể gián tiếp gợi ý cho nhau
những cửa hàng có chất lượng tốt
b. Phân loại sản phẩm:
- Theo hạn sử dụng và hình thái tồn tại: GrabFood thuộc loại hình dịch vụ, cụ thể
hơn là dịch vụ giao đồ ăn
- Theo thói quen mua hàng: GrabFood có thể được xếp vào hàng hóa sử dụng
thường ngày và hàng hóa mua có lựa chọn c. Thương hiệu:
- Tên thương hiệu: GrabFood, là 1 từ ngữ bắt nguồn từ sự kết hợp giữa tên của
doanh nghiệp “mẹ” “Grab” + ”Food”
- Biểu tượng thương hiệu:
- Slogan: Kể từ chiến dịch Đừng bỏ bữa, “Đừng bỏ bữa” đã chính thức trở thành
tagline và xuất hiện dưới hình thức hashtag trong mọi bài đăng của GrabFood trên nền
tảng Facebook. #ĐừngBỏBữa
- Bảo trợ thương hiệu: Sản phẩm GrabFood được biết đến như 1 phần của thương hiệu Grab. 21
d. Chu kỳ sống của sản phẩm:
- Giai đoạn tung ra thị trường: Vào tháng 5/2018, Grab đã chính thức cho ra
mắt phiên bản trải nghiệm cho dịch vụ GrabFood tại địa điểm đầu tiên là TP.HCM, cụ
thể là ở Quận 1, Quận 3, Quận 7, quận Bình Thạnh và quận Tân Bình
- Giai đoạn phát triển:
Kể từ khi dịch vụ chính thức đi vào hoạt động, GrabFood đã không ngừng phát
triển và đạt được nhiều thành tựu ấn tượng:
+ Vào giữa tháng 5/2019, chỉ 1 năm sau khi bước đầu xâm nhập vào thị trường
tại Việt Nam, GrabFood đã trở thành dịch vụ giao nhận đồ ăn phát triển nhanh nhất với
lượng đơn bình quân hằng ngày tăng 250 lần, vượt qua cả đối thủ cạnh tranh xuất hiện lâu năm nhất là Now
+ Tính đến tháng 1/2019, tức 7 tháng kể từ thời điểm dịch vụ chính thức được
triển khai, GrabFood đã mở rộng mạng lưới đến 15 tỉnh thành
+ Trong 1 cuộc khảo sát được công bố vào cuối tháng 4/2019 bởi Kantar,
GrabFood là dịch vụ giao nhận đồ ăn được sử dụng thường xuyên nhất với 81% người
dùng đến từ 2 địa điểm lớn là Hà Nội và TP.HCM
+ Theo công bố của GComm vào tháng 12/2018, với lợi thế về thời gian giao
hàng trung bình, GrabFood đã trở thành dịch vụ giao nhận đồ ăn nhanh nhất và điều này
vẫn đúng với thời điểm hiện tại 22
- Giai đoạn bão hòa: Tính đến thời điểm tháng 2/2023, tuy thị trường giao phát
đồ ăn trở nên cạnh tranh gay gắt khi có đa dạng các nhãn hiệu như Shopee Food, Baemin,
Gofood, Loship,... nhưng GrabFood vẫn nắm giữ phần lớn thị phần với con số 39,6%
và theo sau là Shopee Food với 39,1%. Với những thế mạnh cạnh tranh như thời gian
vận chuyển nhanh chóng hay đề xuất các tính năng và ưu đãi lớn, GrabFood vẫn đang
ngày càng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trên thương trường.
- Giai đoạn suy thoái: Do con người luôn có nhu cầu về thực phẩm trong cuộc
sống sinh hoạt của mình, cộng thêm cả những thế mạnh cạnh tranh lớn, vậy nên có thể
thấy rằng GrabFood vẫn đang ở trên đà phát triển và chưa có dấu hiệu bước vào giai đoạn suy thoái.
2. Về giá bán (Price):
Đối với giá trị của đơn đặt hàng, giữa 3 đối tượng chính là Nhà hàng, tài xế và
người dùng, GrabFood đóng vai trò như 1 đơn vị trung gian . Về phía khách hàng, người
tiêu dùng sẽ được biết rõ thông tin về danh mục món ăn mình chọn, hóa đơn chi tiết và
chi phí vận chuyển. Về phía nhà hàng, với mỗi đơn hàng được bán ra, người bán sẽ trích
20-35% giá trị từ đơn hàng cho trung gian là GrabFood. Con số này có thể thay đổi dựa
vào doanh thu và với các thương hiệu lớn, phần trăm chiết khấu sẽ được đàm phán riêng.
Lưu ý rằng giá trị đơn hàng càng cao thì phí chiết khấu càng lớn. Đối với chi phí giao
hàng, 1 số chiến lược điều chỉnh giá cơ bản đã được áp dụng như sau:
- Định giá theo vị trí địa lý: GrabFood đã lựa chọn phương thức định giá FOB, ở
đó chi phí vận chuyển sẽ được xác định dựa vào khoảng cách địa lý giữa nhà hàng và
người mua (tính theo km) và với bán kính giao hàng dưới 3km đầu, chi phí vận chuyển
được niêm yết ở mức giá 15,000VNĐ. Với các km tiếp theo, chi phí vận chuyển sẽ được
tính với mức giá 5.000VNĐ/km.
- Chiết giá và bớt giá: Cụ thể hơn, GrabFood sử dụng hình thức chiết giá cho số
lượng mua lớn. Khi giá trị đơn hàng tăng, GrabFood sẽ đề xuất những mức giảm giá tương ứng 23
- Chiết giá khuyến khích thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán nhanh: GrabFood
có đề xuất những mã giảm giá riêng cho các phương thức thanh toán bằng ví điện tử:
- Định giá khuyến mại: Ta thường thấy GrabFood sử dụng phương pháp định
giá cho 1 số đợt bán hàng đặc biệt, cụ thể hơn, vào những ngày lễ như Ngày Quốc
khánh 2/9, Ngày Giải phóng miền Nam 30/1, ngày Quốc tế Lao động 1/5,... nền tảng
này sẽ đề xuất những mã
giảm giá trong 1 khoảng thời gian nhất định
- Định giá phân biệt: GrabFood áp dụng phương thức định giá cao điểm, thấp
điểm và điều này đặc biệt được thể hiện rõ vào các khung giờ cao điểm từ 17h-18h hay
vào những ngày có thời tiết xấu. Ở các thời điểm này, chi phí vận chuyển sẽ tự động
tăng cao hơn so với mức giá thông thường.
3. Về kênh phân phối (Place):
Grab là một công ty công nghệ có trụ sở tại Singapore và hoạt động trong lĩnh
vực vận chuyển, giao hàng và thanh toán kỹ thuật số tại nhiều quốc gia Đông Nam Á.
Các quốc gia này bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam,
Thái Lan, Myanmar và Campuchia.
Hiện tại, Grab cung cấp các dịch vụ chính như Grabbike, Grabcar, Grabfood,
Grab Delivery và Grabrewards. 24
Hệ thống hoạt động của Grab sử dụng cả loại hình phân phối: phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp:
Với hệ thống phân phối trực tiếp, trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc cho
phép khách hàng tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ của Grab thông qua việc tải ứng dụng trên
điện thoại thông minh (Appstore, Google Play) với kết nối Internet là một bước đi khôn
ngoan của Grab. Giao diện dễ sử dụng, tính linh hoạt và tính năng push-notification đã giúp
Grab trở thành lựa chọn phổ biến. Đội tài xế của Grab dễ dàng được nhận diện với chiếc áo
xanh đặc trưng, và Grab đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình tới nhiều tỉnh thành trên khắp Việt Nam.
Với hệ thống phân phối gián tiếp, Grab sử dụng dữ liệu lịch sử vận chuyển khách
hàng để phân tích chi tiết và xác định những tuyến đường, điểm xuất phát và điểm đến phổ
biến nhất. Bằng cách thông báo và đề xuất cho tài xế di chuyển tới các khu vực có nhu cầu đặt
xe cao, Grab cải thiện khả năng hoàn thành các đơn đặt xe, giảm tỷ lệ hủy và tối ưu thời gian
di chuyển cho tài xế, đồng thời tăng cường sự hài lòng của khách hàng và gia tăng doanh thu cho công ty.
Công nghệ của Grab đã tạo ra một môi trường kết nối mạnh mẽ giữa người dùng, nhà
bán hàng và tài xế. Với tính năng đa dịch vụ như đặt xe, giao đồ ăn và thanh toán tiện lợi,
Grab trở thành một siêu ứng dụng giữ chân khách hàng với chi phí thấp và mang lại giá trị
cho cộng đồng tài xế. Sự linh hoạt của tài xế trong việc chuyển đổi giữa việc chở khách và
giao đồ ăn giúp giảm thiểu tình trạng tài xế bận rộn và không thể nhận đơn. Với GrabFood, họ
tận dụng nguồn lực này một cách tối đa với vai trò là trung gian và sẵn sàng hỗ trợ cho nhu cầu giao hàng.
GrabFood mang đến cơ hội kinh doanh cho nhiều nhà hàng và quán ăn khác nhau,
cũng chính là các kênh phân phối khác nhau, để giao đến người tiêu dùng thông qua đội tài xế
của Grab. Sự hiện diện đông đảo của tài xế giúp chất lượng dịch vụ của Grab đảm bảo việc
vận chuyển hàng hóa được giải quyết một cách hiệu quả. Tài xế có khả năng linh hoạt chuyển
đổi giữa việc chở khách và giao đồ ăn, giảm thiểu tình trạng bận rộn hoặc đơn hàng bị hủy. 25
a) Chính sách phân phối với khách hàng:
Hyperlocalising: Grab tập trung vào mang đến trải nghiệm "hyper-local" cho
người dùng ở các khu vực khác nhau, với thông tin tìm kiếm địa phương tùy chỉnh dựa
trên vị trí gần nhất với phân phối chọn lọc. Chiến lược này đã giúp Grab vượt qua
Uber trong quá khứ. GrabFood cho phép tùy chỉnh nội dung trang chủ của ứng dụng
theo từng quốc gia, hiển thị thông tin phù hợp với thói quen đặt hàng của khách hàng.
Trang chủ sẽ chỉ hiển thị những thông tin quan trọng nhất trong mỗi khu vực.
Đề xuất các phương án thay thế: Thuật toán của Grab được thiết kế để đáp
ứng nhu cầu người dùng khi họ không tìm thấy món ăn hoặc có ít hơn 4 sự lựa chọn.
Khi điều này xảy ra, ứng dụng sẽ tìm kiếm các nhà cung cấp tương tự dựa trên thực
đơn và đề xuất một lựa chọn thay thế cho khách hàng. Ngoài ra, nền tảng cung cấp
phần "Được đề xuất cho bạn" với danh sách thực đơn dựa trên lịch sử đặt hàng và tìm
kiếm của người dùng, ngay sau khi họ tìm kiếm một món ăn cụ thể.
Cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa: GrabFood phân biệt bản thân với các ứng
dụng giao đồ ăn khác bằng việc cung cấp đề xuất cá nhân hóa cho người dùng. Chính
sách phân phối chọn lọc của GrabFood không chỉ dựa trên xếp hạng cao nhất, mà còn
tính đến nhiều yếu tố khác như lịch sử đặt hàng (bao gồm danh mục ẩm thực, ngân sách
và sở thích món ăn), cũng như các yếu tố chung như sẵn sàng của tài xế và thời gian đến
dự kiến. Điều này giúp đảm bảo những nhà cung cấp phù hợp nhất với hồ sơ người dùng
sẽ xuất hiện đầu tiên trong danh sách đề xuất.
b) Chính sách dành cho tài xế (Quản trị hậu cần Marketing):
Giải quyết bài toán phân luồng tài xế trong giờ cao điểm: GrabFood đã phát
triển một hệ thống phân phối đơn hàng hiệu quả để tối ưu hoá hoạt động của tài xế trong
giờ cao điểm và giảm thời gian chờ đợi khi giao món, đặc biệt là trong thời tiết mưa
hoặc trong giờ ăn trưa và tối. Hệ thống này nhóm các đơn hàng từ người dùng có cùng
điểm trả khách hoặc điểm đón gần nhau và giao cho cùng một tài xế, nhằm đảm bảo
hoàn thành nhiều đơn hàng trong một chuyến đi.
Giảm bán kính giao hàng trong khung giờ cao điểm: Trong các thời điểm có
số lượng đơn hàng quá lớn hoặc thiếu tài xế sẵn có, người dùng có thể phải chờ đợi lâu
hơn và tỷ lệ huỷ đơn hàng có thể tăng. Nhận thức được vấn đề này, hệ thống của Grab
sẽ điều chỉnh bán kính giao hàng dựa trên sự phân bổ tài xế và tỷ lệ hoàn thành đơn
hàng. Điều này đồng nghĩa với việc tập trung nhiều tài xế vào một khu vực nhỏ hơn để
cải thiện tỷ lệ hoàn thành đơn hàng, cho đến khi tỷ lệ hoàn thành đơn hàng ổn định và
có đối tác giao hàng gia tăng trong khu vực đó.
Tối ưu thời gian chuẩn bị món: Trung bình, thời gian chờ đợi của tài xế khi
chuẩn bị đơn hàng là từ 6-10 phút. Tuy nhiên, thời gian chuẩn bị và chế biến món ăn có
thể khác nhau đáng kể giữa các quán. Để giải quyết vấn đề này, Grab đang thử nghiệm 26
các tính năng mới nhằm khuyến khích các quán chuẩn bị thức ăn đúng giờ hơn và giảm
thời gian chờ đợi cho tài xế.
c) Chính sách đối với các đối tác bán hàng (Chính sách quản trị kênh phân phối):
* Quy trình vận hành cơ bản: - Quy trình nhận đơn: - Sử dụng Grab Merchant
- Các tính năng nổi bật của Grab Merchant:
+ Tính năng cập nhật thời gian hoạt động của quán: 27
+ Tính năng tự tạo quảng cáo: Tính năng tự tạo quảng cáo cho phép đối tác tạo
các quảng cáo phù hợp với mô hình kinh doanh và sản phẩm của riêng Nhà hàng mà
không cần sự hỗ trợ từ GrabFood.
+ Tính năng tự chỉnh sửa thực đơn:
* Quy trình vận hành nâng cao:
Tự điều chỉnh giờ hoạt động: Đối tác nhà hàng có thể tự chỉnh sửa giờ hoạt
động và thay đổi trạng thái Đóng/Mở của nhà hàng trong những dịp đặc biệt như Lễ,
Tết,… trực tiếp trên ứng dụng của mình. 28
Quản lý đơn hàng hiệu quả: Bảng điều khiển cho người bán trên nền tảng
GrabFood không chỉ cung cấp giao diện xem tổng quan về đơn hàng, mà còn cho phép
người bán cập nhật thông tin mới nhất về nhà hàng của họ. Thông tin bao gồm tình trạng
hết món, thời gian chế biến dự kiến, tình trạng nguyên liệu và các thông tin quan trọng khác.
Ngoài ra, ứng dụng Grab Merchant cung cấp các công cụ phân tích giúp người
bán hiểu rõ hơn về hành vi mua hàng của khách hàng và tạo ra các chiến dịch phù hợp
để tăng cường kinh doanh.
Quy chuẩn dịch vụ và chất lượng đơn hàng GrabFood: GrabFood đã xây
dựng một nền tảng toàn diện cho các chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm và đồ
uống, giúp họ quản lý hoạt động kinh doanh trực tuyến một cách hiệu quả. Điều này
đồng nghĩa với việc chủ doanh nghiệp có thể hoạt động một cách chủ động và hướng
tới mục tiêu cung cấp dịch vụ đạt chuẩn 5 sao. 29
* Các chương trình khuyến mãi của Grabfood:
GrabFood thường xuyên cung cấp ưu đãi mã giảm giá, miễn phí vận chuyển và
chương trình đồng giá, bao gồm cả các món ăn có giá 0 đồng. Chủ quán có thể theo dõi
thông tin về các chương trình khuyến mãi của GrabFood qua bài viết tổng hợp được cập
nhật hàng tháng.Tham gia các chương trình khuyến mãi của Grab, nhà hàng và quán ăn
sẽ được hưởng nhiều quyền lợi to lớn, bao gồm:
+ Tăng sự nhận biết của thương hiệu: GrabFood đã áp dụng nhiều biện pháp như
chia sẻ mã giảm giá trên mạng xã hội, xuất bản trên ấn phẩm in ấn, hiển thị quảng cáo
trên ứng dụng Grab Merchant và gửi qua email cho khách hàng.
+ Tăng trưởng đơn hàng, doanh thu: Nhờ chiến dịch truyền thông online toàn
diện của Grab, mã khuyến mãi GrabFood dễ dàng được khách hàng tìm thấy từ các nhà
hàng. Điều này góp phần quan trọng vào việc gia tăng đáng kể số lượng đơn hàng đặt
trực tuyến qua ứng dụng Grab và tăng cường doanh thu cho nhà hàng.
+ Tự thiết lập khuyến mãi dễ dàng: Nhà hàng có hoàn toàn quyền tự thiết lập,
kiểm soát và điều chỉnh các chương trình khuyến mãi và giảm giá trực tiếp trên ứng
dụng Grab Merchant dành cho đối tác chiến lược trong ngành nhà hàng.
+ Miễn phí tham gia: Ngoài các khuyến mãi áp dụng cho từng món ăn, các quán
còn có thể tham gia vào chương trình khuyến mãi mà không phải chịu thêm bất kỳ phụ phí nào.
* Các điểm chủ quán cần lưu ý khi tham gia các chương trình khuyến mãi:
Khi quán tạo nhiều mã giảm giá và áp dụng cùng một lúc, thứ tự hiển thị chương
trình khuyến mãi trên ứng dụng GrabFood của khách hàng sẽ như sau: Món tặng kèm,
khuyến mãi theo phần trăm (tổng hóa đơn, món, danh mục món), khuyến mãi theo giá
tiền cụ thể (tổng hóa đơn, món, phí vận chuyển) và các mã khuyến mãi.
Chủ quán có thể truy cập mục "Xem thêm" và chọn "Khuyến mãi" trên ứng dụng
Grab Merchant để xem hiệu suất các chương trình khuyến mãi đã tạo. Từ đó, quán có
thể tối ưu hóa và đạt hiệu suất tốt nhất cho chương trình khuyến mãi.
Grab sẽ tính chiết khấu dựa trên giá trị cuối cùng sau khi trừ đi số tiền khuyến
mãi do quán tạo trên ứng dụng GrabFood. Quán sẽ chịu trách nhiệm chi trả cho các
khuyến mãi mà họ thiết lập trên ứng dụng.
* Một số quy định khác khi là đối tác nhà hàng của GrabFood:
Quy trình thanh toán: Sau khi hoàn thành đơn hàng, GrabFood sẽ chuyển tiền
vào tài khoản của chủ cửa hàng trong vòng 1-3 ngày làm việc. Tuy nhiên, trước khi
chuyển, GrabFood sẽ trừ đi phí chiết khấu tương ứng trên tổng giá trị đơn hàng.
Mức chiết khấu: Mức chiết khấu dao động từ 25% đến 30% trên tổng giá trị đơn
hàng, phụ thuộc vào gói dịch vụ cửa hàng đã chọn. Ví dụ, nếu mức chiết khấu là 20% 30
và giá trị đơn hàng là 50.000 đồng, bạn sẽ phải trả cho Grab số tiền là 10.000 đồng. Cần
lưu ý rằng mức phí chiết khấu sẽ tăng lên đối với các đơn hàng có giá trị cao hơn.
Phí kích hoạt: Đối với các nhà hàng mới tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, có áp
dụng một phí kích hoạt là 1.000.000 đồng.
4. Về truyền thông và xúc tiến sản phẩm (Promotion):
a. Chiến lược dài hạn:
- Quảng cáo (Branding):
GrabFood, một trong các thương hiệu con của Grab, nổi bật trong danh mục dịch
vụ giao nhận thức ăn. Mặc dù mới ra mắt từ tháng 6/2018 và không phải là ứng dụng
pionner trong lĩnh vực này, nhưng GrabFood đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm và
chiếm lĩnh thị trường một cách hiệu quả, trở thành một tấm gương đáng chú ý trong lĩnh
vực giao nhận đồ ăn. Với mục tiêu trở thành dịch vụ hàng đầu trong ngành giao đồ ăn
và tạo ra tác động tích cực cho cộng đồng và môi trường, GrabFood thực hiện sứ mệnh của mình.
Đến đầu năm 2019, Grabfood đã có mặt tại 15 tỉnh thành của Việt Nam với 3 mục tiêu chính là:
- Mục tiêu kinh doanh: Tăng thị phần và doanh thu bằng cách gia tăng số lượng đơn hàng.
- Mục tiêu marketing: Tăng sự thâm nhập (key metrics: số người dùng mới/ lượt
tải xuống) và tần suất sử dụng (tăng số lần đặt đồ ăn).
- Mục tiêu truyền thông: Tăng nhận thức (awareness) và động lực sử dụng
GrabFood thay vì các ứng dụng khác.
Grab tận dụng tâm lý mong muốn nhận ưu đãi của người Việt bằng cách kết hợp
khéo léo các chương trình miễn phí giao hàng, voucher và mã giảm giá với hình ảnh
thương hiệu. GrabFood nhắm đến nhóm người dùng GrabBike làm đối tượng chính để
phát triển. Đây là những người trẻ không có thời gian nấu ăn, thường ăn muộn hoặc bỏ
bữa, nhưng chưa khám phá hết tiện ích của việc đặt đồ ăn trực tuyến.
GrabFood muốn truyền đạt thông điệp rằng dù cuộc sống bận rộn thế nào cũng
không nên bỏ qua bữa ăn quan trọng. Bằng cách cung cấp trải nghiệm tốt nhất và chăm
sóc từng bữa ăn cho khách hàng, GrabFood đã chiếm trọn trái tim của những khách hàng khó tính.
Chiến dịch "Đừng bỏ bữa" (2019) với hai TVC "Đừng bỏ bữa" (ra mắt 17/03) và
"Trời có mưa, cũng đừng bỏ bữa" (ra mắt 07/08) đã thành công trong việc tạo nhận thức
và tạo sự gần gũi với khán giả mục tiêu. Đây là những người bận rộn và chiến dịch đã
giúp GrabFood kết nối với cuộc sống của họ.
Vào tháng 5 năm 2019, GrabFood đã triển khai chiến dịch Món "Độc" Quán
Quen nhằm tăng cường giá trị thương hiệu. Chiến dịch này đặt mục tiêu thu hút và cung 31
cấp trải nghiệm cho những món ăn "độc nhất" chỉ có trên GrabFood. Đồng thời, ứng
dụng này sử dụng nhiều nền tảng truyền thông khác nhau để lan tỏa thông điệp, đặc biệt
là sử dụng Influencer Marketing. Nhãn hàng lựa chọn các Influencer đến từ nhiều lĩnh
vực, với mục tiêu là tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng trải nghiệm
những món “độc” trên GrabFood.
Vào tháng 5/2019, GrabFood triển khai chiến dịch "Món Độc Quán Quen" nhằm
tăng giá trị thương hiệu. Chiến dịch nhằm thu hút và mang đến trải nghiệm cho những
món ăn "độc nhất" chỉ có trên GrabFood. Đồng thời, ứng dụng sử dụng nhiều nền tảng
truyền thông và Influencer Marketing để lan tỏa thông điệp. Nhãn hàng chọn Influencer
từ nhiều lĩnh vực để tăng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng trải nghiệm các món "độc" trên GrabFood.
Đến cuối năm 2022, GrabFood và ShopeeFood là hai ứng dụng bán hàng trực
tuyến được lựa chọn nhiều nhất, với lần lượt 29% và 27,8% các cơ sở kinh doanh. Các
ứng dụng gọi đồ ăn phổ biến khác đứng sau là Baemin (18,4%), GoFood (10,5%), Loship (7,7%), beFood (4,4%).
- Quan hệ cộng đồng (PR):
+ Thành công từ khách hàng:
Để hiểu được tâm lý "nhạy cảm về giá" của người tiêu dùng, GrabFood liên tục
cung cấp các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như miễn phí vận chuyển, phiếu giảm
giá và nhiều ưu đãi khác. Sự thành công của những chương trình này phụ thuộc vào việc
đưa ra ưu đãi phù hợp cho đúng người và thời điểm.
GrabFood phân loại các ưu đãi theo nhu cầu khách hàng như địa điểm gần, món
ăn giảm giá, món ăn được đánh giá cao và nhiều tiêu chí khác. Khách hàng cũng có thể
theo dõi quá trình giao hàng từ xác nhận đơn hàng đến tài xế giao hàng và thời gian dự
kiến thông qua cơ chế cung cấp bởi nền tảng.
Với nỗ lực tối đa, GrabFood cam kết cung cấp trải nghiệm dịch vụ chất lượng,
chăm sóc từng bữa ăn và tận tâm với mục tiêu làm hài lòng tất cả khách hàng, bao gồm
cả những khách hàng khó tính nhất.
+ Khuyến mại – "Đốt tiền" cũng cần có chiến lược:
GrabFood đã thu hút người dùng Việt bằng cách đáp ứng nhu cầu giảm giá thông
qua chương trình hấp dẫn như miễn phí cho đơn hàng dưới 30,000 đồng và miễn phí
giao hàng trong bán kính 5 km. Thương hiệu cũng liên kết với nhiều nhà hàng nổi tiếng
qua chương trình "Món độc quán quen". Các món ăn độc quyền này liên tục nằm trong
top 3 món ăn được đặt giao nhiều nhất trong vòng 1 tháng, đáp ứng sự quan tâm của người tiêu dùng. 32
Theo thống kê từ ABI, Grab chiếm 70% thị phần gọi xe công nghệ, vượt trội so
với Be và GoViet vào năm 2019. Điều này đến từ chiến lược "nghệ thuật đốt tiền" của
Grab cho khách hàng. Ứng dụng này liên tục đầu tư vào các mảng mới để thúc đẩy
người dùng sử dụng, sau đó giảm dần khuyến mãi và áp dụng vào tính năng mới trong ứng dụng.
Điều này thúc đẩy sử dụng Grab cho khách hàng hiện tại và tăng khả năng giữ
chân khách hàng, chứng tỏ sự ưu việt của Grab so với các ứng dụng gọi xe và đặt đồ ăn
khác. Với hệ sinh thái độc đáo và đa dạng, Grab trở thành một siêu ứng dụng vượt trội
trên thị trường giao đồ ăn nhanh.
- Nguyên tắc Win - Win:
Trong mối quan hệ cộng tác, Grab đặt sự quan trọng vào việc bảo vệ quyền lợi
của đối tác và khách hàng, bao gồm cả GrabFood. Cả tài xế và các nhà hàng, quán ăn
đều được hưởng lợi từ các chính sách này. Tài xế tham gia giao nhận đồ ăn có thể tăng
thu nhập trung bình từ 20% đến 30%. Đối với các đối tác như nhà hàng và quán ăn đăng
ký trên GrabFood, họ có thể đạt được mức biên lợi nhuận lên đến 300% chỉ trong 2 đến 3 tháng.
b. Chiến lược ngắn hạn:
* Chiến dịch “Món độc quán quen”:
- Ý tưởng: Chiến dịch "Món độc, quán quen" được tổ chức giữa năm 2019 nhằm
kỷ niệm một năm tham gia thị trường của GrabFood. Chiến dịch tập trung củng cố giá
trị thương hiệu và cung cấp trải nghiệm độc đáo cho khách hàng với những món ăn độc
nhất chỉ có trên GrabFood. Cùng với đó, chiến dịch kết hợp nhiều hình thức truyền thông
khác nhau, bao gồm sự hợp tác với các influencers, góp phần vào thành công của "Món độc quán quen".
- Lựa chọn influencers phù hợp và phong phú:
+ GrabFood đã khéo léo sử dụng sức mạnh của Người ảnh hưởng (Influencer)
trong chiến thuật của mình. Họ đã chọn lựa các Influencer từ nhiều lĩnh vực khác nhau, 33
bao gồm cả những người nổi tiếng và các micro influencers, food bloggers và streamers,
VJ,... Ví dụ như Linh Ngọc Đàm, một nữ game thủ nổi tiếng với 1.4 triệu subscribers,
đã tạo ra giá trị đặc biệt trong lĩnh vực ẩm thực thông qua các video review món ăn
"độc". GrabFood đã đặt tâm huyết vào việc lựa chọn đúng Influencer để mang lại hiệu quả trong chiến dịch.
+ Sáng tạo nội dung đột phá: Để tận dụng sức ảnh hưởng của mình một cách hiệu
quả, GrabFood đã phát triển và thực hiện chiến dịch quảng cáo trên nhiều nền tảng và
hình thức khác nhau, thu hút sự hợp tác của một đội ngũ Influencer đa dạng và đông đảo
từ các lĩnh vực khác nhau. Bằng cách sử dụng Facebook, Youtube, Instagram và các
kênh khác, GrabFood đã truyền tải các trải nghiệm độc đáo về thực đơn một cách sống
động và hấp dẫn thông qua việc tổ chức buổi livestream và sản xuất video. Đồng thời,
đội ngũ GrabFood đã gửi những hộp quà ẩm thực đến Influencer kèm theo thiệp mời
tham gia sự kiện. Trong ngày hội chính, khán giả có cơ hội gặp gỡ trực tiếp các
Influencer tham gia chiến dịch, tạo nên một hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt là trong cộng đồng trẻ.
=> Những người có ảnh hưởng (influencer) đóng vai trò quan trọng trong chiến
dịch này như một phương tiện truyền thông mạnh mẽ, giúp nhãn hàng truyền đạt thông
điệp hiệu quả qua sự kết hợp của họ. Việc lựa chọn influencer phù hợp cho từng giai
đoạn đã tạo ra sự hiện diện liên tục trong hành trình trải nghiệm thực đơn "độc" và độc đáo của khách hàng. - Kết quả:
+ Hơn 80% bình luận tích cực. Hơn 13,000 cuộc thảo luận và 676,279 lượt tương
tác với nội dung của các influencer.
+ Các video của chiến dịch đều có hơn 1 triệu lượt xem.
+ Page cộng đồng, Influencer và các food blogger có hơn 282,478 lượt tương tác. 34
+ GrabFood đã tận dụng điểm mạnh, bám sát chiến lược và linh hoạt trong việc thực thi kế hoạch.
* Chiến dịch “Làm gì làm, đừng bỏ bữa”:
- Ý tưởng: Bữa ăn gia đình hoặc cơm mẹ luôn là kỷ niệm đáng nhớ cho những
người con ở xa quê nhà. Cuộc sống bận rộn làm việc chuẩn bị bữa ăn tươi ngon trở nên
khó khăn. Thậm chí, chỉ một bữa cơm đơn giản cũng có thể trở thành gánh nặng. Tuy
nhiên, để có đủ năng lượng để làm việc, việc có một bữa ăn là điều cần thiết tối thiểu.
Chiến dịch "Làm gì làm, đừng bỏ bữa" như một lời nhắc nhở và yêu thương đối với người thân.
- Cách thức truyền tải độc đáo mà thân quen:
+ GrabFood đã chọn sử dụng TVC (quảng cáo truyền hình) là một hình thức
quảng bá. TVC có mạch phim nhẹ nhàng và đơn giản, nhưng lại mang trong mình một
cốt truyện sâu sắc. Trong suốt quảng cáo, hình ảnh của những người giao hàng GrabFood
đi qua các con đường được thể hiện. Mỗi khách hàng nhận được món đều có câu chuyện
riêng của mình. Mặc dù khác nhau, nhưng tất cả đều đang bận rộn với công việc và bị trễ giờ ăn.
+ Bằng cách tạo gần gũi và bình dị, chiến dịch này giúp khách hàng dễ dàng cảm
nhận sự thân thiết trong cuộc sống hàng ngày. Điều này là yếu tố quan trọng thu hút sự
quan tâm của khách hàng. Hai TVC nổi bật, "Đừng bỏ bữa" và "Trời có mưa, cũng đừng
bỏ bữa", chỉ cách nhau 5 tháng nhưng đều nhận được đón nhận tích cực từ khán giả.
+ Ngoài ra, GrabFood còn tổ chức các sự kiện offline như việc tặng bánh bao cho
tài xế ở Sài Gòn (23/3), Hà Nội (30/3),... Đồng thời, GrabFood cũng sử dụng các chương
trình khuyến mãi để quảng bá thương hiệu một cách khéo léo. Ví dụ, người dùng có thể
nhận được ưu đãi giảm giá 20% cho bữa trưa bằng cách nhập mã DUNGBOBUA. - Kết quả: 35
+ TVC đầu tiên "Đừng bỏ bữa" đã có 18 triệu lượt xem trên YouTube, 32,9 nghìn
lượt react, 1,7 nghìn comment và 3,1 nghìn shares trên Facebook.
+ Lượng tương tác của TVC "Trời có mưa cũng đừng bỏ mưa" chỉ bằng 2/3 TVC
đầu tiên, tuy giảm nhưng vẫn gây ấn tượng với công chúng và truyền thông.
* Chiến dịch “Ăn Tết kiểu gì”: - Ý tưởng:
+ Chiến dịch ăn Tết của GrabFood bao gồm một chuỗi TVC liên tiếp, xoay quanh
chủ đề ăn Tết hiện đại. Mục tiêu của chiến dịch là truyền tải thông điệp về cách thức ăn
Tết một cách không cầu kỳ hay chỉ để hoàn thành nghĩa vụ.
+ Nhờ sự đa dạng của GrabFood, khách hàng có thể thưởng thức những món ăn
đa dạng, hiện đại hơn trong kỳ nghỉ Tết, tránh cảm giác nhàm chán. Ngoài ra, thông điệp
được nhúng vào chiến dịch là tạo điều kiện để mọi người có thể ở bên gia đình mà không
cần phải di chuyển nhiều. Không chỉ trong ngày Tết, thực đơn của gia đình cũng không
cần lo lắng về sự nhàm chán hoặc việc ăn mãi một món. - Nội dung triển khai:
+ GrabFood đã tạo ra một chuỗi gồm 3 video mang các tên gọi: "Ăn Tết cho
xôm", "Ăn Tết cho đã" và "Ăn Tết cùng cả nhà yêu thương". Mỗi video thể hiện một
cách độc đáo và hiện đại để đón mừng Tết. Đặc biệt, sự xuất hiện của GrabFood đã
mang đến sự mới mẻ và phấn khởi cho thực đơn Tết.
+ Trước đây, việc chuẩn bị Tết thường vội vã, di chuyển nhiều và ăn uống tại
nhiều địa điểm khác nhau. Nhưng nhờ sự đồng hành của GrabFood, mỗi gia đình được
có một người bạn đáng tin cậy và trải nghiệm những khoảnh khắc quý giá nhất. Điều
này làm cho ngày Tết trở nên càng quý giá hơn và gia đình có thể tận hưởng một Tết trọn vẹn bên nhau.
- Kết quả: Clip ghép từ chuỗi 3 đoạn 6 giây đã được đăng trên trang chủ GrabFood
và Publicis Vietnam, và đã thu hút hơn 100 nghìn lượt xem sau 24 giờ. GrabFood đã gợi 36
ý một Tết thưởng thức đa dạng, khác biệt so với những năm trước, khiến viễn cảnh ăn
Tết cho xong hoặc ăn Tết để qua đi có thể không còn tồn tại.
* Chiến dịch “Có thực mới vực được Cô Vy”:
- Ý tưởng: Bệnh dịch đã làm gián đoạn và ảnh hưởng tới mọi hoạt động, khiến
người ta khao khát được ra đường, giao lưu với bạn bè. Nhưng trên những con đường
đó, chỉ có những người tài xế lặng lẽ giao hàng. - Nội dung triển khai:
+ TVC "Có thực mới vực được Cô Vy" của GrabFood truyền tải thông điệp một
cách nhẹ nhàng, mang đến sự hiểu biết về đội ngũ tài xế áo xanh của GrabFood. Qua
đoạn phim, đồng thời cũng là lời tri ân chân thành dành cho những tài xế đã không ngại
khó khăn về thời tiết và đại dịch, vẫn luôn sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ để đảm bảo
việc cung ứng thực phẩm diễn ra đúng thời hạn. Việc đặt sức khỏe lên hàng đầu và sẵn
lòng chấp nhận rủi ro để hỗ trợ và vận chuyển lương thực cho mọi người được thể hiện
một cách chân thực qua câu chuyện trong TVC.
+ Những kỷ niệm trong thời gian sống chung với đại dịch không thể nào quên
được. Khi cuộc sống trở lại bình thường, những năm tháng này sẽ mãi in trong lòng
chúng ta với tình người, sự chăm sóc và lòng đồng cảm từ đồng bào.
+ Sự lựa chọn của GrabFood về các thông điệp ý nghĩa và cách kể câu chuyện
bình dị, cùng với việc ghi lại hành trình của những tài xế GrabFood trong thời gian đại
dịch Covid, đã góp phần làm cho các chiến dịch tiếp thị của GrabFood luôn mang đậm
cái riêng, sáng tạo và gần gũi, theo một cách độc đáo. - Kết quả:
+ Trong phim ngắn lần này của GrabFood, thông điệp "Đừng bỏ bữa" tiếp tục
được truyền tải như một lời nhắc nhở thân thương từ người thân trong gia đình. Với 37
cuộc sống hiện đại, người trẻ thường bị cuốn vào công việc và lơ mình, không kiểm soát
được chế độ ăn uống, dẫn đến suy nhược sức khỏe.
+ Tuy nhiên, trong tình hình lúc đó, việc chống Covid-19 đòi hỏi việc bảo vệ sức
khỏe là ưu tiên hàng đầu, theo câu ngạn ngữ "Có chất mới có cửa diệt dịch", một sự thật
đơn giản nhưng không phải ai cũng nhận ra được.
E. GỢI Ý GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÁC CÔNG CỤ MARKETING CHO SẢN PHẨM:
I. Giải pháp cho sản phẩm (products): 1. Tính năng đánh giá:
Hiện tại, tính năng đánh giá trên GrabFood chưa được tối ưu hóa cụ thể bởi hiện
tại, tính năng chưa cho phép người dùng đính kèm hình ảnh vào đánh giá của họ. Trong
khi đó, việc chia sẻ hình ảnh có thể giúp thể hiện thông tin nhanh chóng và sinh động
hơn là một lời bình luận ngắn. Hạn chế này của tính năng đánh giá cũng phần nào gây
khó khăn cho người dùng khi cố gắng chia sẻ trực quan nhất về trải nghiệm món ăn và
cũng đồng thời khiến người dùng khác khó có được cái nhìn cụ thể về các món ăn và
dịch vụ tại nhà hàng đó.
Để cải thiện tính năng này trên GrabFood và tạo ra trải nghiệm mua hàng tốt nhất
cho người dùng, GrabFood nên thêm khả năng đính kèm hình ảnh trong phần đánh giá
bởi chúng sẽ góp phần giúp người dùng khác có cái nhìn trực quan và cụ thể hơn về các
món ăn và dịch vụ trước khi quyết định đặt hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chân thực
của hình ảnh, GrabFood cũng cần ngăn chặn người dùng bằng cách cân nhắc xây dựng
các bộ lọc và xác minh nội dung trước khi hiển thị. Điều này sẽ giúp ngăn chặn việc
đăng hình ảnh không liên quan hoặc không thích hợp, và tạo ra một môi trường đáng tin
cậy cho khách hàng. Bộ lọc này có thể sử dụng các thuật toán và quy tắc nhất định để
phát hiện và loại bỏ những đánh giá không phù hợp hoặc spam. Đồng thời, nó cũng có
thể kiểm tra tính hợp lệ của hình ảnh được đính kèm và loại bỏ những hình ảnh không
liên quan hoặc không thích hợp. Điều này sẽ giúp duy trì tính chất lượng của đánh giá
và tạo điều kiện cho người dùng khác có cái nhìn rõ nét hơn về món ăn. 2. Chính sách ghép đơn:
Vấn đề chất lượng sản phẩm cũng là một trong những điểm yếu khác của
GrabFood do khách hàng bị ghép đơn với các khách hàng khác. Trong một số trường
hợp, khi nhiều khách hàng đặt cùng các đơn hàng tại các địa điểm gần nhau thì shipper
sẽ được yêu cầu phải giao hàng cho nhiều người, và trong quá trình ghép đơn, thì thời
gian giao các món ăn có thể bị kéo dài. Thế nên, chất lượng của món ăn có thể bị giảm 38
đi. Đây cũng chính là vấn đề đã gây tranh cãi rất nhiều ngay từ thời điểm ra mắt khách hàng.
Để giải quyết tình trạng này GrabFood nên giới hạn số lượng đơn hàng được
ghép và có yêu cầu về khoảng cách giữa các khách hàng. GrabFood có thể thiết lập tính
năng hạn chế về số lượng đơn hàng được ghép trong một lần để đảm bảo chất lượng của
dịch vụ giao hàng. Đồng thời, GrabFood nên xây dựng các yêu cầu về khoảng cách tối
đa giữa các khách hàng chỉ dừng lại 3km để đảm bảo rằng thời gian giao hàng và chất
lượng sản phẩm không bị ảnh hưởng quá mức. Bên cạnh đó, GrabFood có thể xây dựng
các thuật toán mới trên ứng dụng dành cho tài xế. Thuật toán này sẽ cung cấp cho tài xế
các sự lựa chọn với những đơn hàng có khoảng cách gần nhau, để họ có thể giao hàng
một cách thuận tiện và hiệu quả, vừa giúp tăng cường trải nghiệm của khách hàng và
đồng thời giảm tranh cãi có thể phát sinh từ việc ghép đơn.
II. Giải pháp cho kênh phân phối (place):
Đối với những thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM,... sẽ chẳng khó khăn gì
để có thể đặt 1 món ăn và nhận ngay tại chính căn nhà của mình. Thế nhưng, ở một số
nơi khác, hay thậm chí là ngay tại các vùng ngoại ô của Hà Nội, việc gọi giao đồ ăn quả
thực rất khó bởi danh mục hàng quán trên Grabfood ở nơi đây vẫn còn bị hạn chế nhiều.
Nguyên nhân có lẽ là do ở những địa điểm này, đa phần thị trường được đóng góp bởi
các hàng quán truyền thống, với người bán thường là những người cao tuổi, hay là những
cô bác không tiếp xúc nhiều với hệ thống dịch vụ điện tử, trong khi đó, hệ thống chăm
sóc khách hàng hiện nay của doanh nghiệp vẫn hoạt động chủ yếu dưới hình thức trực
tuyến. Vậy nên, để cải thiện thực trạng này, GrabFood nên phát triển bộ phận hỗ trợ trực
tiếp cho nhóm đối tượng trên nhằm giúp họ có thể gia nhập thị trường giao nhận đồ ăn
trên GrabFood. Điều này sẽ đồng thời giúp những người bán tại các quán ăn truyền
thống mở rộng quy mô buôn bán, cũng như giúp GrabFood mở rộng thị trường tiêu thụ dịch vụ của mình.
III. Giải pháp cho truyền thông và xúc tiến sản phẩm (promotion):
1. Giới thiệu: Chiến dịch gợi ý này được tham khảo dựa trên chiến dịch “Indie
Eats” do Grabfood Philippines thực hiện với mục đích giới thiệu một danh sách những
quán ăn mới đi vào hoạt động và chưa được nhiều người biết tới.
Thực trạng: GrabFood áp dụng thuật toán mà ở đó, những quán ăn đã có ưu thế
nhất định về thâm niên hoạt động cùng chỉ số rating sẽ được ưu tiên hiện lên trên màn
hình người dùng khi họ tìm kiếm món ăn hoặc chỉ đơn giản là lướt ứng dụng. Vì vậy,
họ lại càng thu hút thêm được nhiều khách hàng đặt món. Ngược lại, với những quán ăn
sở hữu tổng số lượng đơn đặt hàng khiêm tốn và ít lượt đánh giá tốt sẽ gặp nhiều khó
khăn trong việc thu hút khách hàng. 39
=> Chiến dịch này được ra đời nhằm giải quyết thực trạng đó và đã rất thành
công nhờ vào nước đi khôn khéo trong việc kích thích sự tò mò của khách hàng với các
trải nghiệm ẩm thực mới lạ, đồng thời “Indie Eats” cũng đã thành công trong việc mở
ra những cơ hội lớn cho các quán ăn bản địa vừa và nhỏ. Một lần nữa, chiến dịch đã đề
cao tôn chỉ mà Grab luôn muốn mang lại, đó là: “Sứ mệnh của chúng tôi là đưa Đông
Nam Á tiến về phía trước bằng cách tạo ra thêm nhiều cơ hội kinh tế cho tất cả mọi người”.
2. Cách thức triển khai chiến dịch:
- Target customer: Dân số trẻ từ 18-30 tuổi
=> Lý do: Độ tuổi này thường có nhu cầu khám phá những thứ mới lạ và có xu
hướng ủng hộ cũng như sử dụng những thứ mà ít người biết tới để thể hiện bản sắc riêng.
Điều này cũng đúng với một phần lớp trẻ Việt Nam hiện nay, khi mà những người này
rất chuộng những ban nhạc đi theo phong cách sáng tác Indie trong những năm gần đây,
hay những xu hướng thời trang độc đáo vào những năm 2000s như Y2K, Loli, Vintage,
Dark Acamedia,... đang dần tái xuất hiện với tần suất ngày càng cao.
- Tiêu chí chọn quán để đưa vào danh sách:
+ Những quán có lượt đánh giá cao (4.5-5 sao) và có nhiều đánh giá tích cực đến
từ khách hàng cùng đối tác nhưng lượt bán hàng còn thấp
+ Thời gian mở bán trên ứng dụng GrabFood dưới 3 tháng
+ Cung cấp đa dạng sự lựa chọn như đồ Hàn, đồ Nhật, đồ Âu,...và theo phân khúc
giá tiền để khách hàng có thể tìm được món ăn phù hợp nhất với sở thích và khả năng chi trả của bản thân.
Lưu ý: Có thể tham khảo các bài review đồ ăn từ các hội nhóm trên mạng xã hội
để từ đó chọn ra những quán ăn được khách hàng lựa chọn nhiều.
- Cách thức quảng bá chiến dịch:
+ Influencer Marketing: Hợp tác cùng các celebs, influencer, KOL, KOC,... để
tạo ra video thử đồ ăn của các quán ăn đáp ứng những tiêu chí trên theo hình thức
mukbang tại nhà và gắn hashtag #GrabFood để người dùng có thể dễ tìm thấy các video có nội dung tương tự.
+ Influencers: Tài trợ cho những vloggers nổi tiếng chuyên về lĩnh vực ẩm thực,
sở hữu nhiều followers trên các nền tảng mạng xã hội như Youtube, TikTok,
Facebook,... (>100K người theo dõi) vì họ chính là những người có kinh nghiệm chuyên
môn về ẩm thực, được nhiều người biết đến và có một lượng khán giả nhất định trung
thành tin tưởng vào những nhận xét, khẩu vị của họ. 40 NGUỒN THAM KHẢO
1. Giáo trình Marketing căn bản - Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân -
Chủ biên: GS.TS. Trần Minh Đạo
2. https://www.grab.com/vn/food/
3. https://www.grab.com/vn/about/
4. https://www.grab.com/vn/press/business/grabfood-tang-truong-gap-250-lan- sau-mot-nam-ra-mat-tr -
o thanh-dich-vu-giao-nhan-thuc-an-tang-truong-nhanh-nhat- viet-nam/
5. https://www.grab.com/vn/blog/mua-la-hoan-t12 /
6. https://www.grab.com/vn/merchant-blog/doitacnhahang/
7. https://www.grab.com/vn/blog/uu-dai-cho-chu-the-vietcombank/
8. https://www.grab.com/vn/blog/uu-dai-grabfood-xin-chao-co-chu-xai- sacombank/
9. https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/20073-GrabFood-Mon-
Doc-Quan-Quen-va-su-thanh-cong-di-t - u chien-luoc-den-thuc-th - i trong-Influencer- Marketing
10. https://www.brandsvietnam.com/17508-Thi-truong-giao-thuc-an-Cuoc-dua- ve-toc-do
11. https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/30291-Cong-nghe-giup-
GrabFood-tang-suc-canh-tranh-o-thi-truong-Delivery-Dong-Nam-A
12. https://www.brandsvietnam.com/23498-Grab-va-ShopeeFood-so-ke
13. https://www.brandsvietnam.com/18423-Grab-banh-truong-chong-mat-ta - i
Viet-Nam-Van-tai-chi-la-buoc-dem
14. https://www.cukcuk.vn/19982/grab-cong-bo-bao-cao-xu-huong-giao-hang- thuc-pham-va-hang-
hoa/?fbclid=IwAR1vWIjA4vxASCjdMv_Vtdxq0XoAhlxIYwNLddmt3D5lpGFwyPuc USenkl4
15. https://www.cukcuk.vn/1833/chien-luoc-marketing-cua-
grabfood/#:~:text=Khi%20tr%E1%BA%A3i%20qua%20th%E1%BB%9Di%20gian,
%C4%91%E1%BB%83%20h%E1%BB%97%20tr%E1%BB%A3%20ng%C6%B0% E1%BB%9Di%20d%C3%B9ng.
16. https://www.cukcuk.vn/1833/chien-luoc-marketing-cua-grabfood/
17. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-quoc-te-mien-
dong/marketing/trinh-marketing-plan/30803016?origin=home-recent-3
18. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-nghiep-thanh-
pho-ho-chi-minh/marketing/nhom-2-file-word-tieu-luan-marketing-mix- 41
grabfood/53914734?fbclid=IwAR2GuGLnXnJiliXWkFGTqfvfDIhN4TG_KmQFofE_ f3JigU2Uv3rn-PAhDfQ
19. https://nhahangso.com/chien-luoc-marketing-cua-
grabfood.html#51_Chien_luoc_ve_san_pham
20. https://nhahangso.com/chien-luoc-marketing-cua-
grabfood.html#53_Chien_luoc_phan_phoi
21. https://nhahangso.com/chien-luoc-marketing-cua-grabfood.html
https://nhahangso.com/chien-luoc-marketing-cua-
grabfood.html#54_Chien_luoc_xuc_tien
22. https://marketingai.vn/phan-tich-chien-luoc-marketing-mix-cua-
grab/#Chien_luoc_Promotion_Truyen_thong_cua_Grab
23. https://marketingai.vn/dang-ky-ban-hang-tren-
grabfood/#Cac_buoc_dang_ky_ban_hang_tren_Grabfood
24. https://rubicmarketing.com/chien-luoc-marketing-cua-grabfood.html
25. https://rubicmarketing.com/chien-luoc-marketing-cua-grabfood.html
26. https://vietnamnet.vn/ung-dung-giao-do-an-nao-duoc-nguoi-dung-viet- chon-i282093.html
27. https://brademar.com/khach-hang-muc-tieu-cua-
grab/#:~:text=%C4%90%E1%BB%91i%20t%C6%B0%E1%BB%A3ng%20kh%C3%
A1ch%20h%C3%A0ng%20m%E1%BB%A5c,c%C3%B4ng%20vi%E1%BB%87c%2
0v%C3%A0%20h%E1%BB%8Dc%20t%E1%BA%ADp.
28. https://nhanh.vn/ban-hang-tren-grabfood-nhu-the-nao-moi-ban-xem-bai- viet-nay-n86702.html
29. https://suachuatulanh.org/cach-nhap-ma-khuyen-mai-grab-food- 1678894481/
30. https://blog.tomorrowmarketers.org/case-study-grabfood-gofood/
31. https://margroup.edu.vn/cau-chuyen-cham-den-than - h cong-cua-grabfood-
va-chien-dich-tvc-trieu-view-dung-bo-bua/
32. https://advertisingvietnam.com/grabfood-tung-quang-cao-tet-2019-an-te - t kieu-gi
33. https://thanhnien.vn/thi-truong-noi-roi-vao-tay-ong-lo - n ngoai-goi-xe-cong-
nghe-nuoc-ngoai-cam-cai-1851505152.htm
34. https://vneconomy.vn/grab-co-the-ip -
o thong-qua-thuong-vu-sap-nhap-gan-
40-ty-usd.htm#:~:text=Các nhà đầu tư hiện,nhất vào tháng 10%2F2019. 42 43