-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bảo vệ chính quyền cách mạng 1945-1946 | Bài thu hoạch môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Bảo vệ chính quyền cách mạng 1945-1946 | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45470709
1.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=- BÀI THU HOẠCH
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: Bảo vệ chính quyền cách mạng 1945-1946
Họ và tên sinh viên: Lê Hà Hải Mã SV: 11211992 Lớp: LSIC 63
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hoàn
Hà Nội, tháng 9 năm 2022 lOMoAR cPSD| 45470709 1. 1. Lời mở đầu
Thời kì 1945-1946 là giai đoạn đặc biệt trong lịch sử hình thành và phát triển của Đảng
cộng sản Việt Nam. Khi đó, một chính quyền non trẻ mới thành lập đã phải chịu vô vàn
sức ép và khó khăn từ nhiều phía, một mặt là các thế lực thực dân, đế quốc bên ngoài
luôn chầu chực tấn công; mặt khác là điều kiện sống của nhân dân thấp, giặc đói, giặc dốt
hoành hành. Đối diện với vô vàn thách thức như vậy, Đảng và Nhà nước non trẻ đã tận
dụng tối đa những điều kiện lịch sử, xã hội… trong nước và ngoài nước để dẫn dắt nhân
dân qua những khó khăn. Mở đầu là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, lập
ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; tiếp đó là thắng lợi của các cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc.
Cho đến ngày nay, những thành quả Cách mạng mà Đảng ta đạt được trong quá trình xây
dựng và bảo vệ tổ quốc vẫn còn sức ảnh hưởng lớn tới thế hệ hiện tại. Các bài học về
lãnh đạo mà Đảng để lại vẫn luôn được nhắc đến và truyền lại sau này. Và các chiến lược,
tầm nhìn của Đảng được thể hiện rõ nhất trong giai đoạn 1945-1946, khi nước Việt Nam
mới tuyên ngôn độc lập và ở trong một tình cảnh đầy rẫy khó khăn. Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã thực hiện nhiều biện pháp khôn khéo, chiến lược để giữ vững được chính
quyền non trẻ và làm thất bại các âm mưu chống phá của kẻ thù.
Sau khi thực hiện bài thuyết trình về vấn đề trên, em kết hợp giữa nội dung thuyết trình,
tư liệu và nghiên cứu cá nhân để làm bài thu hoạch nhằm hiểu sâu hơn về giai đoạn lịch
sử này của Đảng và đồng thời rút ra những bài học để áp dụng vào thực tiễn trong thời
đại ngày nay. Trong bài thu hoạch sẽ còn những tồn tại và thiếu sót, em mong nhận được
sự góp ý và nhận xét để có thể cải thiện trong những bài tập tiếp theo.
2. Nội dung chính
2.1. Thuận lợi và khó khăn mà Đảng đối mặt trong giai đoạn 1945-1946: 2.1.1. Thuận lợi: 2 lOMoAR cPSD| 45470709
Trên thế giới lúc bấy giờ, sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, xuất hiện nhiều diễn biến có
lợi cho cách mạng Việt Nam. Song song với phong trào cách mạng Việt Nam thành công
thì còn rất nhiều sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới và hệ thống
Xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới. Nhiều nước ở Đông Trung Âu, được sự ủng hộ và
giúp đỡ của Liên Xô đã lựa chọn con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội; phong trào
giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh dâng
cao. Đây là những nhân tố có tác dụng cổ vũ, động viên nhân dân ta trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ thành quả Cách mạng.
Còn trong nước, sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam trở thành quốc gia độc lập,
tự do; nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ, bị áp bức trở thành chủ nhân của chế độ dân
chủ mới; Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo cách mạng trong cả nước;
Đặc biệt,việc hình thành hệ thống chính quyền cách mạng với bộ máy thống nhất từ cấp
Trung ương đến cơ sở, ra sức phục vụ lợi ích của Tổ quốc, nhân dân; luật pháp của chính
quyền cách mạng được khẩn trương xây dựng và phát huy vai trò đối với cuộc đấu tranh
chống thù trong, giặc ngoài, xây dựng chế độ mới. Nhân dân Việt Nam được chuyển từ
thân phận nô lệ bây giờ đã chính thức đứng lên làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ vận
mệnh đất nước và có quyền tự do tự chủ. Điều này khiến nhân dân càng thêm phấn khởi,
đặt sự tin tưởng và ủng hộ vào chế độ mới. Từ đó cũng có thể thấy, chính quyền mới rất
được sự tin tưởng của nhân dân 2.1.2. Khó khăn:
Mặc dù đã giành được độc lập 2/9/1945 nhưng về cơ bản, các nước đế quốc vẫn chưa
công nhận độc lập cũng như tính chính danh của chính phủ lâm thời Việt Nam. Với âm
mưu chia lại thuộc địa thế giới, phe chủ nghĩa đế quốc ra sức tấn công, đàn áp phong trào
cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam; Sau cách mạng tháng Tám thành
công năm 1945, không có nước nào ủng hộ lập trường độc lập và công nhận địa vị pháp
lý của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Việt Nam nằm trong vòng vây của chủ
nghĩa đế quốc, bị bao vây cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài; Cách mạng ba nước
Đông Dương nói chung, cách mạng Việt Nam nói riêng phải đương đầu với nhiều bất lợi, 3 lOMoAR cPSD| 45470709
khó khăn, thử thách hết sức to lớn và rất nghiêm trọng. Thách thức lớn nhất, nghiêm
trọng nhất là âm mưu quay lại thống trị Việt Nam 1 lần nữa của thực dân Pháp. Từ
9/1945, 2 vạn quân đội Anh- Ấn đổ bộ vào Sài gòn. Quân đội Anh đã trực tiếp bảo trợ, sử
dụng đội quân Nhật giúp sức quân Pháp ngang nhiên nổ súng gây hấn đánh chiếm Sài
Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ 2 của Thực dân Pháp. Ở bắc vĩ tuyến 16,
cuối 8/1945, hơn 20 vạn quân đội Tưởng Giới Thạch kéo vào VN dưới sự bảo trợ của Mỹ
với danh nghĩa quân đội đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật, kéo theo là lực lượng
tay sai Việt Quốc, Việt Cách. Trong khi đó trên đất nước Việt Nam vẫn còn hơn 6 vạn
quân Nhật chưa được giải giáp.
Nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn, lạc hậu lại bị thực dân Pháp và phát xít Nhật vơ
vét, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá nên lại càng nghèo hơn. Công nghiệp đình đốn,
nông nghiệp bị hoang hóa. Về tài chính, ngân khố quốc gia kiệt quệ, kho bạc trống rỗng.
Ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay tư bản nước ngoài. Về văn hóa- xã hội, các
hủ tục lạc hậu, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội chưa được khắc phục; 95% dân số thất học,
mù chữ. Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 làm 2 triệu người dân chết đói. Còn về
chính trị, hệ thống chính quyền cách mạng mới được thiết lập, còn rất non trẻ, thiếu thốn,
yếu kém về nhiều mặt; hậu quả của chế độ cũ để lại hết sức nặng nề. Ngoài giặc ngoại
xâm, chính quyền non trẻ mới thành lập của Việt Nam còn phải chịu nhiều sức ép từ các
thành phần phản động, các thế lực thù địch như Việt Quốc, Việt Cách… Chúng tìm đủ
mọi cách để chống phá chính quyền, phá hoại thành quả cách mạng.
2.2. Đảng lãnh đạo xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng thời kỳ 1945- 1946
2.2.1. Các thành tựu đạt được:
Thực hiện tốt chủ trương “kháng chiến kiến quốc”, Đảng và dân ta đã có những thành quả
hết sức to lớn trên tất cả các lĩnh vực.
Về mặt chính trị, bầu cử thành công đã bầu ra 333 đại biểu Quốc hội đầu tiên của Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quốc hội khóa I đã họp phiên đầu tiên tại Nhà hát lớn
Hà Nội vào ngày 2-3-1946 và lập ra Chính phủ chính thức. Các địa phương cũng tiến hành 4 lOMoAR cPSD| 45470709
bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và kiện toàn Ủy ban hành chính các cấp. Ban soạn thảo
bản Hiến pháp mới được thành lập do Hồ Chí Minh làm trưởng ban và tới kỳ họp thứ 2 (9-
11-1946), Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa (Hiến pháp năm 1946).
Nền kinh tế ngay từ năm đầu, sản xuất nông nghiệp có bước khởi sắc rõ rệt. Ngân khố
quốc gia được xây dựng lại, phát hành đồng giấy bạc Việt Nam. Đầu năm 1946, nạn đói cơ
bản được đẩy lùi, đời sống nhân dân được ổn định, tinh thần dân tộc được phát huy cao độ,
góp phần động viên kháng chiến ở Nam Bộ.
Về văn hoá, chúng ta vừa chống lại văn hoá nô dịch, vừa xây dựng nền văn hoá mới. Các
trường học từ cấp tiểu học trở lên lần lượt khai giảng năm học mới; thành lập Trường Đại
học Văn khoa Hà Nội. Đến cuối năm 1946, cả nước đã có hơn 2,5 triệu người dân biết đọc,
biết viết chữ Quốc ngữ. Đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt,
nhân dân tin tưởng vào chế độ mới, nêu cao quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng.
Về ngoại giao, Đảng ta chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế, vạch trần âm mưu, hành động
của bọn thực dân xâm lược, tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân
tiến bộ trên thế giới.
Trên mặt quân sự, mặt trận dân tộc thống nhất tiếp tục được mở rộng nhằm tăng cường
thực lực cách mạng, tập trung chống Pháp ở Nam Bộ. Lực lượng vũ trang cách mạng được
củng cố và tổ chức lại; tích cực mua sắm vũ khí, tích trữ lương thực, thuốc men, củng cố
các cơ sở và căn cứ địa cách mạng cả ở miền Bắc, miền Nam. Cuối năm 1946, Việt Nam
có hơn 8 vạn bộ đội chính quy, lực lượng công an được tổ chức đến cấp huyện, hàng vạn
dân quân, tự vệ được tổ chức ở cơ sở từ Bắc chí Nam.
3. Ý nghĩa và bài học rút ra từ thành công của Đảng
3.1. Đề cao thế hợp pháp và sức mạnh của chính quyền cách mạng.
Đảng chủ trương phải giành được chính quyền và tuyên bố độc lập trước khi
quân đồng minh vào; đề cao vị trí của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, giành 5 lOMoAR cPSD| 45470709
thế hợp pháp cho chính quyền mới, tranh thủ sự công nhận của quốc tế để
tạo thuận lợi cho việc giao dịch với đồng minh
3.2. Biết nhân nhượng đúng lúc, lợi dụng mâu thuẫn của các thế lực thù địch nhằm lấy lợi thế.
Đứng trước tình hình đất nước gặp khó khăn về kinh tế, chính trị, văn hoá và
đặc biệt là quốc phòng,Đảng và Chính phủ đã thực hiện chính sách nhân
nhượng, hoà hoãn tạm thời, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc độc lập và chủ
quyền quốc gia dân tộc. Nhờ lối đi khéo léo và đúng đắnđó, chúng ta có thêm
thời gian để chuẩn bị lực lượng, ngăn chặn được nhiều âm mưu phá hoại và
lật đổ của quân xâm lược
Vào thời điểm khi cả Pháp và Trung Hoa Dân quốc đều cần phía Việt Nam
thỏa thuận với Pháp về một giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận được để
tránh cuộc xung đột mở rộng, thì Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng
kịp thời nắm bắt khoảnh khắc lịch sử, ký bản Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 theo
những điều kiện có lợi nhất có thể được đối với Việt Nam, để nhanh chóng
đẩy 20 vạn quận Trung Hoa Dân quốc và tay sai của chúng ra khỏi nước ta,
chuẩn bị thực lực cho một cuộc chiến đấu mới mà ta biết không thể nào tránh khỏi.
Thông qua những sự kiện lịch sử trên, em đã rút ra và tổng kết được một số bài học
giá trị cho bản thân. Đó là cần xây dựng quan điểm riêng của bản thân, tự chủ các
vấn đề, nhanh nhạy, linh hoạt trong việc phán đoán, xử lýcác tình huống, chuẩn bị
kỹ càng, lên kế hoạch dự phòng cho các trường hợp có thể xảy ra. Biết mềm mỏng,
nhân nhượng đúng thời điểm, nhưng phải giữ vững nguyên tắc và ý chí của bản
thân, đảm bảo tinh thần luôn kiên định, tuyệt đối không nản chí. Ngoài ra, phải rèn
luyện tính kiên trì, luôn cố gắng cho mục tiêu mình đã đề ra. 6 lOMoAR cPSD| 45470709
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo
2. Đường lối đấu tranh giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập, tự donhững
năm đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa- Tạp chí quốc phòng
toàn dân. http://tapchiqptd.vn/vi/tim-hieu-truyen-thong-quan-su/duong-
loi-dautranh-giu-vung-chinh-quyen-bao-ve-nen-doc-lap-tu-do-nhung- nam-dauthanh-lap-/14280.html 7