Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
1. Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiếnbộ xã hội để phát triển bền vững đất nướcTình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta tiếp tục diễn biến phức tạp vớinhiều “điểm nóng”, nhất là các khu tập trung nhiều hoạt động kinh tế - xã hội. Dovậy, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường(BVMT) trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Môi trường và phát triển (HUHA)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45469857
Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến
bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải
gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
1. Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến
bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều
“điểm nóng”, nhất là các khu tập trung nhiều hoạt động kinh tế - xã hội. Do vậy, Việt
Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường (BVMT) trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới.
Những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh
vực, nhất là nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người
dân không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã
bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường, các hệ sinh thái và đa
dạng sinh học của đất nước. Tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức
tạp, với nhiều điểm nóng, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh. Đáng lo
ngại, các sự cố môi trường tiếp tục gia tăng nghiêm trọng, nhiều vụ ảnh hưởng trên
phạm vi rộng, diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý và khắc phục
hậu quả. Hầu hết các sự cố môi trường xảy ra do chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh đổ
thải trộm hoặc do công trình xử lý, lưu trữ chất thải gặp sự cố, cháy nổ, rò rỉ hóa
chất, tràn dầu… dẫn đến lượng lớn chất thải chưa qua xử lý xả thải ra môi trường.
Ví Dụ : + Như sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền trung liên quan đến
Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) Trong tháng 4-2016, tại ven
biển 4 tỉnh miền Trung Việt Nam (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa ThiênHuế)
xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng, làm hải sản chết bất thường, gây thiệt hại lớn
về kinh tế-xã hội, môi trường biển; ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân, an ninh,
trật tự an toàn xã hội.Ngày 28-6-2016, Công ty Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách
nhiệm về việc gây ra sự cố môi trường, làm hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh từ Hà
Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế trong thời gian vừa qua.
+ Vụ cháy Công ty Rạng Đông là vụ cháy xảy ra tại Công ty Cổ phần Bóng
đèn Phích nước Rạng Đông, Hà Nội vào ngày 28 tháng 8 năm 2019 tại cơ sở ở
phường Hạ Đình quận Thanh Xuân, Hà Nội. Thông báo mức nhiễm độc cao và lối
trình bày "phải đấu tranh" như đối với một tập đoàn tội phạm môi trường, đã kích
hoạt cơn sốt "sợ nhiễm độc thủy ngân" trong khu vực, làm người dân đổ xô sơ tán,
bán nhà, đi khám bệnh, và nhiều người điều trị nội trú.[7] Có những chính khách,
luật sư,... thì đòi "cần khởi tố vụ án để điều tra vụ cháy tại Công ty Rạng Đông" và lOMoAR cPSD| 45469857
đòi Công ty bồi thường tổn hại sức khỏe cho người dân.… không những ảnh hưởng
trực tiếp đến môi trường, sức khỏe của người dân, mà còn đe dọa đến trật tự an ninh
xã hội của đất nước.
Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường
+ Mô hình kinh tế tuần hoàn được cả thế giới đánh giá cao vì đáp ứng được yêu cầu
giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
+ Cụ thể, mô hình có các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đều phục vụ để kéo
dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường, đặt yếu tố bảo
vệ môi trường lên hàng đầu.
+ Và Việt Nam đang quan tâm, định hướng phát triển nhằm giảm thiểu tác động xấu
đến môi trường và nỗ lực phát triển bền vững. Ví dụ điển hình của mô hình này là
biến chất thải của nhà máy này làm vật liệu cho nhà máy khác, giảm tối thiểu chất
thải ra môi trường, dần tiến gần đến không phát sinh chất thải để có sự phát triển kinh tế.
+ Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với lĩnh vực môi trường và kinh tế. Với mô
hình này chi phí sản xuất của các khu công nghiệp sẽ được giảm, hơn thế mô hình
giúp giảm thiểu rác thải, ô nhiễm cho môi trường. Phát triển kinh tế xanh không làm
hại đến môi trường đó là cơ chế phát triển bền vững.
+ Ngoài kinh tế còn có nhiều lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường không chỉ
riêng kinh tế nhưng đây là lĩnh vực hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.
Giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường, Việt Nam cần đặt mục tiêu xây dựng nền.
+ Các chuyên gia, các nhà khoa học cũng cho rằng: Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh
phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, suy thoái môi trường: Trong đó, cần xây dựng và
thực hiện có hiệu quả quy hoạch BVMT quốc gia, đưa các nội dung về tài nguyên
môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch tỉnh. Tăng tỷ lệ chi
ngân sách nhà nước cho BVMT theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; ưu tiên xã
hội hóa..., kêu gọi đầu tư, hỗ trợ cho việc phát triển các công nghệ xử lý, tái chế chất
thải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đẩy mạnh
chính sách phát triển kinh tế chất thải, các ngành công nghiệp môi trường, xử lý ô
nhiễm, quản lý chất thải và cung ứng dịch vụ BVMT.
2. Bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu lOMoAR cPSD| 45469857
Bảo vệ môi trường có thể tiến hành theo nhiều cấp độ khác nhau, gồm: cấp cá
nhân, cấp cộng đồng, cấp địa phương, vùng, cấp quốc gia, cấp tiểu khu vực, khu vực
và toàn cầu. Môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia, dù đó
là quốc gia phát triển hay là quốc gia đang phát triển. Sự ô nhiễm, suy thoái và những
sự cổ môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao đang đặt con người trước những
sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên. Nguy cơ môi trường đặc biệt nóng bỏng ở các
quốc gia đang phát triển - nơi nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người và nhu
cầu phát triển của xã hội xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và môi trường.
Ví Dụ: + Xác định việc xây dựng mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi
trường nông thôn xanh - sạch - đẹp, những năm qua Hội Nông dân xã Hưng Mỹ, Cà
Mau đã phối hợp thành lập nhiều mô hình như: Mô hình nông dân tham gia bảo vệ
môi trường nông thôn xanh - sạch- đẹp...; mô hình thu gom và xử lý chất thải túi
nilon sinh hoạt; mô hình thu gom rác thải và vệ sinh môi trường nông thôn. Hội
Nông dân xã đã chỉ đạo cho cán bộ, hội viên tích cực tuyên truyền, vận động và có
nhiều giải pháp hỗ trợ các hộ nông dân áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra như: Xây dựng hầm biogas, sử dụng
các chế phẩm sinh học để xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn và nuôi tôm công nghiệp.
+ Trong một phát biểu vào tháng 11-2021, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken
xác nhận Mỹ sẽ ủng hộ hiệp ước toàn cầu về giải quyết ô nhiễm nhựa được dự kiến
tiến hành vào tháng 2-2022. Theo một báo cáo được đệ trình lên chính phủ liên bang
hôm 1-12, Mỹ là quốc gia xả thải nhựa nhiều nhất thế giới. Vì vậy, tạp chí National
Geographic nhận định sự góp mặt của Mỹ trong hiệp ước này có ý nghĩa rất lớn.
+ Việt Nam đã tiên phong trong việc phê duyệt Thỏa thuận Paris về biến đổi
khí hậu. Việt Nam đã ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu từ
nay đến năm 2030 và là một trong những nước tích cực thực hiện Thỏa thuận này.
Mới đây, tại Chỉ thị 03/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã giao các tỉnh, thành phố
đẩy mạnh thực hiện các chương trình, nhiệm vụ về quản lý chất lượng không khí;
đặc biệt, thực hiện ngay việc rà soát, đánh giá tình hình chấp hành quy định về kiểm
soát bụi, khí thải tại các cơ sở công nghiệp, hoạt động giao thông, xây dựng,... để
đảm bảo bảo vệ môi trường trong khu vực.