Barack Obama - phân tích nguyên thủ quốc gia mình yêu thích | Chính Trị Học Đại Cương| Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Barack Obama, nguyên thủ quốc gia một thế hệ, nổi tiếng với tầm ảnh hưởng toàn cầu và sự lãnh đạo đầy tri thức và sức mạnh nhân bản. Trong phân tích của mình, sinh viên sẽ tập trung vào nghiên cứu về lý do vì sao Obama trở thành một hình mẫu lãnh đạo, từ sự xuất phát của ông trong chính trường đến cách ông đã đối phó với các thách thức quốc tế và nội bộ của nước Mỹ. Sinh viên cũng sẽ khám phá các quan điểm chính trị của Obama và ảnh hưởng của chính sách của ông đối với thế giới. Phân tích này sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về vai trò của nguyên thủ quốc gia trong thế giới ngày nay và sự ảnh hưởng của họ đối với chính trị toàn cầu.

lOMoARcPSD| 40190299
Barack Obama - phân tích nguyên th quc gia mình yêu
thích
Chính Tr Hc Đại Cương (Đại hc Khoa hc Xã hội và Nhân văn, Đại hc Quc
gia Thành ph H Chí Minh)
lOMoARcPSD| 40190299
Lời mở đầu
“If you're walking down the right path and you're willing to keep walking,
eventually you'll make progress.” (Barack Obama)
Câu nói truyền cảm hứng của Barack Obama-một chính trị gia lỗi lạc đã thể hiện một
phần những phẩm chất ưu tú của ông. Obama là vị lãnh tựu kiệt xuất với những tố
chất, tầm nhìn, tài năng diễn thuyết hùng biện và những chính sách nổi bật trong suốt
nhiệm kỳ của mình. Đặc biệt ông đã phá bỏ mọi giới hạn, trở thành người Mỹ gốc
Phi đầu tiên được Đảng Dân Chủ chọn ra tranh cử tổng thống và đắc cử với chiến
thắng đầy thuyết phục.
Chương 1 Đôi nét về Barack Obama
1.1 Tiểu sử cuộc đời
Barack Obama sinh ngày 4 tháng 8 năm 1961 tại Honolulu, Hawaii, Hoa Kỳ. Ông là
người mang trong mình hai dòng máu, với cha là một công dân Kenya thuộc miền
đông châu Phi và mẹ là người Mỹ da trắng chính gốc. Vì thế trong cuốn tự truyện ”
Những giấc mơ từ cha tôi”, Obama đã viết “ Cha tôi và những người xung quanh tôi
hoàn toàn khác nhau, màu da của ông ấy đen như hắc ín,còn mẹ tôi thì có màu da trắng
như sữa- điều này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi.” (Obama, 2008, p. 25).
Obama đã từng có thời gian là một kẻ nát rượu, nghiện thuốc và cũng đã từng trốn
học để đi lang thang trên những con phố ở Indonesia. Những điều đó đều được ông kể
lại trọn vẹn trong hồi kí của mình. Vượt qua những bồng bột thời niên thiếu, ông đã
có sự quyết tâm, vượt lên mọi sự tự ti về màu da để đi theo khát vọng mãnh liệt và
chinh phục những mục tiêu to lớn của chính mình.
Trải qua nhiều nỗ lực, phấn đấu, sau khi tốt nghiệp Trường Luật Harvard năm 1991,
Barack Obama quay về Chicago. Tại đây ông kết hôn với bà Michelle và sinh hai cô
con gái là Malia và Sasha. Và con đường sự nghiệp của ông cũng bắt đầu từ đó.
1.2 Quá trình sự nghiệp
1
lOMoARcPSD| 40190299
Năm 1991, Barack Obama tốt nghiệp hạng danh dự với học vị Tiến sĩ Luật ở Trường
Luật của Đại học Harvard, ở đó ông trúng tuyển vào vị trí tổng biên tập của tờ Harvard
Law Review- một tờ báo về luật pháp có uy tín hàng đầu nước Mỹ. Đặc biệt, Obama là
người Mỹ gốc Phi đầu tiên đảm nhiệm cương vị đó trong suốt 104 năm lịch sử hoạt động
của tờ Harvard Law Review . Đồng thời ông cũng từng làm việc với tư cách là một luật
sư của một công ty dân quyền, đứng ra làm “ người đại diện cho người nghèo”. Song
ông cũng là một nhà tổ chức cộng đồng và từ một giảng viên dạy hiến pháp trong trường
đại học Chicago, ông đã trở thành một giáo sư hiến pháp học. Sự nghiệp chính trị của
Barack Obama bắt đầu nở hoa vào năm 1997- khi ông đại diện cho các thành phần ở
South Side tại Chicago trong Đại Hội Đồng Illinois và ông trở thành thượng nghị sĩ ở
Illinois, ông phục vụ tại đây từ năm 1997 đến năm 2004.
1.3 Dấu son sự nghiệp
Sau cuộc chạy đua đầy kịch tính kéo dài 21 tháng, lúc 11 giờ 01 phút ngày 4 tháng 11
năm 2008 ( giờ Mỹ) Barack Obama đắc cử tổng thống thứ 44 của Mỹ khi giành được
51,9% số phiếu cử tri với 349 phiếu đại cử tri. Với chiến thắng vang dội này, Barack
Obama đã chính thức tạo ra bước ngoặt lớn cho sự nghiệp của mình- trở thành tổng
thống da màu đầu tiên trong lịch sử 232 năm của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Đồng
thời, ông cũng là vị tổng thống thứ 3 đến từ bang Illinois, vị tổng thống thứ 15 của
Đảng Dân chủ và là vị luật sư thứ 27 trở thành tổng thống Mỹ.
Chương 2 Năng lực xuất chúng của Barack Obama
2.1 Barack Obama - nhà hùng biện trứ danh
Barack Obama là người được mời đọc diễn văn tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Dân
chủ. Bài diễn văn ấy đã tạo nên một bước tiến mới trong cuộc đời chính trị của ông.
Bài diễn văn được kết hợp từ khả năng hùng biện xuất chúng và những kĩ thuật diễn
thuyết quan trọng được ông vận dụng để truyền cảm hứng đến thính giả, đã thu hút sự
chú ý và ủng hộ của hàng triệu người. Những từ ngữ được dùng để miêu tả tài hùng
biện của Obama trong buổi diễn thuyết ngày 27 tháng 7 năm 2004 là” Điêu luyện đến
mức hoàn hảo, ông là bậc thầy của nghệ thuật diễn thuyết.” Yếu tố dẫn đến sự thành
công của bài diễn văn ấy không chỉ đến từ nội dung mà còn đến từ cách truyền tải
2
lOMoARcPSD| 40190299
thông điệp vô cùng cuốn hút của ông. Điều này được công nhận qua những lời nhận
xét, cụ thể là Bobby Jindal- Thống đốc bang Louisiana, người thuộc Đảng Cộng hòa
đã bình luận vào ngày 10/08/2008” Thượng nghị sĩ Obama là một trong những diễn
giả giỏi nhất, truyền cảm hứng hiệu quả nhất mà tôi từng thấy trong một thế hệ
chính khách. Phải quay lại thời tổng thống Ronald Reagan mới có thể thấy được một
người có lối ăn nói thu hút và lưu loát đến vậy.”
2.2 Kỹ thuật hùng biện mà Barack Obama sử dụng
Xây dựng uy tín và niềm tin ban đầu
Sự tinh tế trong việc tạo ấn tượng ban đầu của Barack Obama được thể hiện qua sự
kết hợp vô cùng khéo léo giữ ngôn ngữ cơ thể, ngữ điệu và khả năng lồng ghép hàm ý
qua lời nói. Ngay từ lúc ông bước ra trước thính giả với nụ cười rạng rỡ và đưa tay
vẫy chào với dáng vẻ tự tin , người ta đã thấy trong ông một có một tình cảm nồng
nàn hòa quyện cùng sự thu hút, uy lực của một nhà lãnh đạo tài năng.
Năng lực hiểu rõ tâm tư thính giả và nắm bắt được vấn đề mà họ quan tâm nhất
Ông đã tạo nên sự tương tác trong cuộc nói chuyện bằng việc đề cập đến các vấn đề
quan trọng với thính giả bằng sự thấu hiểu và cảm thông sâu sắc. Đặc biệt là khả
năng nắm bắt tâm lí chung, đặt mình vào hoàn cảnh của thính giả thông qua thủ thuật
dung đại từ” Tôi”,” Bạn” và “ Chúng ta”, điều đó giúp ông tạo nên mối liên hệ gần
gũi hơn giữa người nói và người nghe.
Kỹ năng thuyết phục, thôi thúc mọi người hành động và để lại ấn tượng lâu dài
Kỹ năng thuyết phục đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết giúp cho các nhà
lãnh đạo truyền động lực và hướng người khác đến mục tiêu mình mong muốn.
Barack Obama đã làm được điều đó qua việc sắp xếp thứ tự các ý tưởng của mình
một cách chặt chẽ và logic. Ví dụ trong buổi diễn thuyết của mình vào năm 2004 ông
đã trình bày:” Chúng ta có những kẻ thù thực sự trong thế giới này. Chúng phải được
phát hiện, chúng phải bị truy đuổi và chúng phải bị đánh bại.” Cách mà Barack
Obama kết thúc các bài diễn văn và diễn thuyết trước công chúng luôn để lại ấn tượng
sâu sắc trong lòng thính giả.
3
lOMoARcPSD| 40190299
Chương 3 Con đường chính trị mới của Barack Obama
3.1.1 Chính sách di dân
Obama kêu gọi;” Cải cách triệt để chế độ di dân mà chúng ta đã phá vỡ” và với tư
cách là thượng nghị sĩ và nghị viên quốc hội, ông đã đạt được phiếu bầu kỷ lục về
chế độ di dân: Tháng 5 năm 2006, ông bỏ phiếu tán thành “ đưa những kiều dân bất
hợp pháp vào hệ thống bảo hiểm xã hội Mỹ” và “ đưa những lao động nước ngoài tr
thành công dân Mỹ một cách thuận tiện”.
3.1.2 Không phản đối tình yêu đồng giới
Tháng 10 năm 2006, Barack Obama đã bỏ phiếu phản đối việc thông qua luật pháp
ngăn cấm hôn nhân đồng tính. Ông nhấn mạnh rằng nhân quyền cho hôn nhân dị tính
không phải là điểm cơ bản để ủng hộ hôn nhân đồng tính. Obama không hoàn toàn
khích lệ hôn nhân đồng tính nhưng cũng phản đối việc hình thức hôn nhân này bị
ngăn cấm bởi luật pháp.
3.2.1Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Barack Obama
(2008-2016)
Về an ninh, Tổng thống B. Obama cho rằng Hoa Kỳ nên “đặt vấn đề an ninh của
chúng ta trong mối quan hệ với an ninh và sự thịnh vượng chung với các dân tộc và
quốc gia khác”. “Điều đó có nghĩa là nếu có những đứa trẻ ở Trung Đông không biết
đọc, sẽ là một nguy cơ tiềm ẩn lâu dài đối với chúng ta. Nếu Trung Quốc đang gây ô
nhiễm, thì cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến chúng ta" (Democratic Presidential Debate on
NPR, 2007) Vì vậy, để đảm bảo an ninh chung thì Hoa Kỳ phải hợp tác với các quốc
gia khác để giải quyết các vấn đề của họ cũng chính là vấn đề của Hoa Kỳ. Quan
điểm này thể hiện chủ nghĩa đa phương trong hợp tác và giải quyết các vấn đề toàn
cầu, trước hết là an ninh quốc gia Hoa Kỳ cũng như an ninh chung của thế giới. Đồng
thời, quan điểm này cũng phản ảnh bản chất của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, dù là
đơn phương hay biệt lập đều thể hiện “chủ nghĩa toàn cầu".
Tổng thống B. Obama đặc biệt coi trọng sự hòa dịu trong quan hệ giữa các nước, vì
vậy ông chủ trương hợp tác và đàm phán nhằm giải quyết các vấn đề quốc tế thay vì
4
lOMoARcPSD| 40190299
đối đầu căng thẳng. Sau những di sản sa lầy chiến tranh của Tổng thống G.
Bush, Obama không ngừng nỗ lực giải quyết mối quan hệ với những quốc gia
liên quan nhằm thay đổi hình ảnh nước Mỹ trên trường quốc tế.
3.2.2 Tăng cường vị thế ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
Sau khi lên nắm chính quyền, Tổng thống Barack Obama đã có những động thái
chuẩn bị cho sự quay trở lại châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Điều này thể
hiện rõ qua hàng loạt chuyến công du của ông và Ngoại trưởng Hillary đến các quốc
gia trong khu vực. Năm 2011, khi bài báo “America's Pacific Century" (tạm dịch: Thế
kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ) được công bố, hai chữ "Xoay trục" (Pivot) được sử
dụng như tên gọi chiến lược ngoại giao chính thức của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á
Thái Bình Dương, cụ thể hóa Chiến lược An ninh Quốc gia 2010. Mục tiêu của chiến
lược Xoay trục được nêu rõ:
“Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ
trong thập kỷ tiếp theo sẽ là tăng cường đầu tư về ngoại giao, kinh tế, chiến lược và
các phương diện khác ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương" (Hillary Clinton, 2011)
Chiến lược Xoay trục được thiết kế nhằm làm cho Hoa Kỳ xích gần các quốc gia châu
Á đến mức tối đa có thể. Nếu như trước đây, quan hệ Hoa Kỳ với các nước trong khu
vực chủ yếu là đồng minh về an ninh quốc phòng với sự hậu thuẫn của hợp tác kinh tế
thương mại thì đến nay, Hoa Kỳ đặt một “khát vọng" lớn lao hơn về sự xuất hiện của
Hoa Kỳ ở châu Á Thái Bình Dương trong chiến lược Xoay trục. Nghệ thuật lãnh
đạo chiến lược mà Hoa Kỳ mong muốn sắp đặt ở châu Á chính là hệ thống trục--
nan hoa mở rộng dựa trên quyền lực mềm sẵn có bao gồm quyền lực kinh tế đóng vai
trò chủ đạo và giá trị khác đóng vai trò lan tỏa, hỗ trợ.
Chương 4 Thành tựu và giá trị bài học sau này
Trong thời gian 8 năm đương nhiệm Tổng thống của Barack Obama, ông đã để
lại nhiều thành tựu to lớn
5
lOMoARcPSD| 40190299
Khôi phục lại nền kinh tế
Nhậm chức vào năm 2008, Barack Obama mang trên mình một trách nhiệm nặng nề
của việc khôi phục lại 1 nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính
bùng phát dưới thời của tổng thống tiền nhiệm. với những chính sách sáng suốt
kiên định ấy của ông, nước Mỹ đã tương lai lạc quan hơn, triển vọng hơn như tăng
trưởng được khôi phục, thất nghiệp giảm hơn 1 nửa so với trước đây.
Cải thiện lại mối quan hệ với Iran và Cuba
Dưới thời ông Obama, ớc Mỹ ng đã bước vào 1 kỷ nguyên mới về đối ngoại.
Thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Iran một trong những nỗ lực của Mỹ cùng cộng
đồng quốc tế . Thêm vào đó, Barack Obama cũng trở thành vị Tổng thống Mỹ đầu
tiên sau gần 70 năm đến thăm Cuba đặt nền móng cho việc bình thường hóa quan
hệ với quốc đảo láng giềng sau hơn nửa thế kỷ.
Tầm quan trọng của nghệ thuật diễn thuyết
Đặc biệt sự thành công của Barack Obama góp phần khẳng định: phát triển khả năng
hùng biện, trau dồi khả năng diễn thuyết là những kĩ năng vô cùng quan trọng và cần
thiết đối với mọi nhà lãnh đạo trong tất các các lĩnh vực. Bởi vì khả năng truyền tải
quan điểm một cách thuyết phục cùng phong thái toát lên để truyền cảm hứng và
chạm đến trái tim thính giả là một lợi thế rất lớn của một nhà lãnh đạo, góp phần tạo
nên một nhà lãnh đạo thành công, kiệt xuất. Biện pháp tốt nhất đối với những nhà
lãnh đạo muốn học cách phát triển khả năng giao tiếp là phân bố ý tưởng của mình
một cách hiệu quả, và đảm bạo được nội dung mà mình truyền tải thuyết phục và thu
hút người nghe. Bên cạnh đó những cách nhấn chữ, thay đổi tốc độ nói và lên xuống
giọng cũng là kĩ thuật quan trọng không thể thiếu.
Những nghệ thuật, tầm nhìn và tố chất của Barack Obama đã góp phần khẳng
định được vị thế và năng lực của một nhà lãnh đạo xuất chúng. Đồng thời những
yếu tố đó cũng chính là những kĩ năng vô cùng quan trọng mà mỗi người cần
rèn luyện. Bởi vì đó không chỉ cần thiết trong lĩnh vực chính trị mà
6
lOMoARcPSD| 40190299
còn cần thiết cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo thuộc
mọi tầng lớp xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Barack Obama( 2008).Những giấc mơ từ cha tôi.( Nguyễn Quang dịch). NXB
Văn học.
-Shel Leanne.(2008). Nói theo phong cách Obama. (Hoàng Sơn dịch). NXB Tổng hợp
TP. Hồ Chí Minh.
-Triệu Anh Ba & Quốc Thiều.(2008). Barack Obama tương lai của nước Mỹ. Hà Nội:
NXB QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN.
- Sự B. T. (2017, January 6). Những thành tựu nổi bật trong 8 năm cầm quyền của Tổng
thống Mỹ Obama. BAO DIEN TU VTV. https://vtv.vn/the-gioi/nhung-thanh-tuu-noi-bat-
trong-8-nam-cam-quyen-cua-tong-thong-my-obama-20170106113650276.htm
- Ngô Thị Bích Lan.(2020). Quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ
dưới thời Tổng thống Barack Obama (2008-2016)( luận án Tiến sĩ : 9229011)
Xin cảm ơn!
7
| 1/8

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40190299
Barack Obama - phân tích nguyên thủ quốc gia mình yêu thích
Chính Trị Học Đại Cương (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40190299 Lời mở đầu
“If you're walking down the right path and you're willing to keep walking,
eventually you'll make progress.” (Barack Obama)
Câu nói truyền cảm hứng của Barack Obama-một chính trị gia lỗi lạc đã thể hiện một
phần những phẩm chất ưu tú của ông. Obama là vị lãnh tựu kiệt xuất với những tố
chất, tầm nhìn, tài năng diễn thuyết hùng biện và những chính sách nổi bật trong suốt
nhiệm kỳ của mình. Đặc biệt ông đã phá bỏ mọi giới hạn, trở thành người Mỹ gốc
Phi đầu tiên được Đảng Dân Chủ chọn ra tranh cử tổng thống và đắc cử với chiến
thắng đầy thuyết phục.
Chương 1 Đôi nét về Barack Obama
1.1 Tiểu sử cuộc đời
Barack Obama sinh ngày 4 tháng 8 năm 1961 tại Honolulu, Hawaii, Hoa Kỳ. Ông là
người mang trong mình hai dòng máu, với cha là một công dân Kenya thuộc miền
đông châu Phi và mẹ là người Mỹ da trắng chính gốc. Vì thế trong cuốn tự truyện ”
Những giấc mơ từ cha tôi”, Obama đã viết “ Cha tôi và những người xung quanh tôi
hoàn toàn khác nhau, màu da của ông ấy đen như hắc ín,còn mẹ tôi thì có màu da trắng
như sữa- điều này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi.” (Obama, 2008, p. 25).
Obama đã từng có thời gian là một kẻ nát rượu, nghiện thuốc và cũng đã từng trốn
học để đi lang thang trên những con phố ở Indonesia. Những điều đó đều được ông kể
lại trọn vẹn trong hồi kí của mình. Vượt qua những bồng bột thời niên thiếu, ông đã
có sự quyết tâm, vượt lên mọi sự tự ti về màu da để đi theo khát vọng mãnh liệt và
chinh phục những mục tiêu to lớn của chính mình.
Trải qua nhiều nỗ lực, phấn đấu, sau khi tốt nghiệp Trường Luật Harvard năm 1991,
Barack Obama quay về Chicago. Tại đây ông kết hôn với bà Michelle và sinh hai cô
con gái là Malia và Sasha. Và con đường sự nghiệp của ông cũng bắt đầu từ đó.
1.2 Quá trình sự nghiệp 1 lOMoAR cPSD| 40190299
Năm 1991, Barack Obama tốt nghiệp hạng danh dự với học vị Tiến sĩ Luật ở Trường
Luật của Đại học Harvard, ở đó ông trúng tuyển vào vị trí tổng biên tập của tờ Harvard
Law Review- một tờ báo về luật pháp có uy tín hàng đầu nước Mỹ. Đặc biệt, Obama là
người Mỹ gốc Phi đầu tiên đảm nhiệm cương vị đó trong suốt 104 năm lịch sử hoạt động
của tờ Harvard Law Review . Đồng thời ông cũng từng làm việc với tư cách là một luật
sư của một công ty dân quyền, đứng ra làm “ người đại diện cho người nghèo”. Song
ông cũng là một nhà tổ chức cộng đồng và từ một giảng viên dạy hiến pháp trong trường
đại học Chicago, ông đã trở thành một giáo sư hiến pháp học. Sự nghiệp chính trị của
Barack Obama bắt đầu nở hoa vào năm 1997- khi ông đại diện cho các thành phần ở
South Side tại Chicago trong Đại Hội Đồng Illinois và ông trở thành thượng nghị sĩ ở
Illinois, ông phục vụ tại đây từ năm 1997 đến năm 2004.
1.3 Dấu son sự nghiệp
Sau cuộc chạy đua đầy kịch tính kéo dài 21 tháng, lúc 11 giờ 01 phút ngày 4 tháng 11
năm 2008 ( giờ Mỹ) Barack Obama đắc cử tổng thống thứ 44 của Mỹ khi giành được
51,9% số phiếu cử tri với 349 phiếu đại cử tri. Với chiến thắng vang dội này, Barack
Obama đã chính thức tạo ra bước ngoặt lớn cho sự nghiệp của mình- trở thành tổng
thống da màu đầu tiên trong lịch sử 232 năm của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Đồng
thời, ông cũng là vị tổng thống thứ 3 đến từ bang Illinois, vị tổng thống thứ 15 của
Đảng Dân chủ và là vị luật sư thứ 27 trở thành tổng thống Mỹ.
Chương 2 Năng lực xuất chúng của Barack Obama
2.1 Barack Obama - nhà hùng biện trứ danh
Barack Obama là người được mời đọc diễn văn tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Dân
chủ. Bài diễn văn ấy đã tạo nên một bước tiến mới trong cuộc đời chính trị của ông.
Bài diễn văn được kết hợp từ khả năng hùng biện xuất chúng và những kĩ thuật diễn
thuyết quan trọng được ông vận dụng để truyền cảm hứng đến thính giả, đã thu hút sự
chú ý và ủng hộ của hàng triệu người. Những từ ngữ được dùng để miêu tả tài hùng
biện của Obama trong buổi diễn thuyết ngày 27 tháng 7 năm 2004 là” Điêu luyện đến
mức hoàn hảo, ông là bậc thầy của nghệ thuật diễn thuyết.” Yếu tố dẫn đến sự thành
công của bài diễn văn ấy không chỉ đến từ nội dung mà còn đến từ cách truyền tải 2 lOMoAR cPSD| 40190299
thông điệp vô cùng cuốn hút của ông. Điều này được công nhận qua những lời nhận
xét, cụ thể là Bobby Jindal- Thống đốc bang Louisiana, người thuộc Đảng Cộng hòa
đã bình luận vào ngày 10/08/2008” Thượng nghị sĩ Obama là một trong những diễn
giả giỏi nhất, truyền cảm hứng hiệu quả nhất mà tôi từng thấy trong một thế hệ
chính khách. Phải quay lại thời tổng thống Ronald Reagan mới có thể thấy được một
người có lối ăn nói thu hút và lưu loát đến vậy.”
2.2 Kỹ thuật hùng biện mà Barack Obama sử dụng
Xây dựng uy tín và niềm tin ban đầu
Sự tinh tế trong việc tạo ấn tượng ban đầu của Barack Obama được thể hiện qua sự
kết hợp vô cùng khéo léo giữ ngôn ngữ cơ thể, ngữ điệu và khả năng lồng ghép hàm ý
qua lời nói. Ngay từ lúc ông bước ra trước thính giả với nụ cười rạng rỡ và đưa tay
vẫy chào với dáng vẻ tự tin , người ta đã thấy trong ông một có một tình cảm nồng
nàn hòa quyện cùng sự thu hút, uy lực của một nhà lãnh đạo tài năng.
Năng lực hiểu rõ tâm tư thính giả và nắm bắt được vấn đề mà họ quan tâm nhất
Ông đã tạo nên sự tương tác trong cuộc nói chuyện bằng việc đề cập đến các vấn đề
quan trọng với thính giả bằng sự thấu hiểu và cảm thông sâu sắc. Đặc biệt là khả
năng nắm bắt tâm lí chung, đặt mình vào hoàn cảnh của thính giả thông qua thủ thuật
dung đại từ” Tôi”,” Bạn” và “ Chúng ta”, điều đó giúp ông tạo nên mối liên hệ gần
gũi hơn giữa người nói và người nghe.
Kỹ năng thuyết phục, thôi thúc mọi người hành động và để lại ấn tượng lâu dài
Kỹ năng thuyết phục đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết giúp cho các nhà
lãnh đạo truyền động lực và hướng người khác đến mục tiêu mình mong muốn.
Barack Obama đã làm được điều đó qua việc sắp xếp thứ tự các ý tưởng của mình
một cách chặt chẽ và logic. Ví dụ trong buổi diễn thuyết của mình vào năm 2004 ông
đã trình bày:” Chúng ta có những kẻ thù thực sự trong thế giới này. Chúng phải được
phát hiện, chúng phải bị truy đuổi và chúng phải bị đánh bại.” Cách mà Barack
Obama kết thúc các bài diễn văn và diễn thuyết trước công chúng luôn để lại ấn tượng
sâu sắc trong lòng thính giả. 3 lOMoAR cPSD| 40190299
Chương 3 Con đường chính trị mới của Barack Obama
3.1.1 Chính sách di dân
Obama kêu gọi;” Cải cách triệt để chế độ di dân mà chúng ta đã phá vỡ” và với tư
cách là thượng nghị sĩ và nghị viên quốc hội, ông đã đạt được phiếu bầu kỷ lục về
chế độ di dân: Tháng 5 năm 2006, ông bỏ phiếu tán thành “ đưa những kiều dân bất
hợp pháp vào hệ thống bảo hiểm xã hội Mỹ” và “ đưa những lao động nước ngoài trở
thành công dân Mỹ một cách thuận tiện”.
3.1.2 Không phản đối tình yêu đồng giới
Tháng 10 năm 2006, Barack Obama đã bỏ phiếu phản đối việc thông qua luật pháp
ngăn cấm hôn nhân đồng tính. Ông nhấn mạnh rằng nhân quyền cho hôn nhân dị tính
không phải là điểm cơ bản để ủng hộ hôn nhân đồng tính. Obama không hoàn toàn
khích lệ hôn nhân đồng tính nhưng cũng phản đối việc hình thức hôn nhân này bị
ngăn cấm bởi luật pháp.
3.2.1Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Barack Obama (2008-2016)
Về an ninh, Tổng thống B. Obama cho rằng Hoa Kỳ nên “đặt vấn đề an ninh của
chúng ta trong mối quan hệ với an ninh và sự thịnh vượng chung với các dân tộc và
quốc gia khác”. “Điều đó có nghĩa là nếu có những đứa trẻ ở Trung Đông không biết
đọc, sẽ là một nguy cơ tiềm ẩn lâu dài đối với chúng ta. Nếu Trung Quốc đang gây ô
nhiễm, thì cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến chúng ta" (Democratic Presidential Debate on
NPR, 2007) Vì vậy, để đảm bảo an ninh chung thì Hoa Kỳ phải hợp tác với các quốc
gia khác để giải quyết các vấn đề của họ cũng chính là vấn đề của Hoa Kỳ. Quan
điểm này thể hiện chủ nghĩa đa phương trong hợp tác và giải quyết các vấn đề toàn
cầu, trước hết là an ninh quốc gia Hoa Kỳ cũng như an ninh chung của thế giới. Đồng
thời, quan điểm này cũng phản ảnh bản chất của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, dù là
đơn phương hay biệt lập đều thể hiện “chủ nghĩa toàn cầu".
Tổng thống B. Obama đặc biệt coi trọng sự hòa dịu trong quan hệ giữa các nước, vì
vậy ông chủ trương hợp tác và đàm phán nhằm giải quyết các vấn đề quốc tế thay vì 4 lOMoAR cPSD| 40190299
đối đầu căng thẳng. Sau những di sản sa lầy chiến tranh của Tổng thống G.
Bush, Obama không ngừng nỗ lực giải quyết mối quan hệ với những quốc gia
liên quan nhằm thay đổi hình ảnh nước Mỹ trên trường quốc tế.
3.2.2 Tăng cường vị thế ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
Sau khi lên nắm chính quyền, Tổng thống Barack Obama đã có những động thái
chuẩn bị cho sự quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Điều này thể
hiện rõ qua hàng loạt chuyến công du của ông và Ngoại trưởng Hillary đến các quốc
gia trong khu vực. Năm 2011, khi bài báo “America's Pacific Century" (tạm dịch: Thế
kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ) được công bố, hai chữ "Xoay trục" (Pivot) được sử
dụng như tên gọi chiến lược ngoại giao chính thức của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á –
Thái Bình Dương, cụ thể hóa Chiến lược An ninh Quốc gia 2010. Mục tiêu của chiến
lược Xoay trục được nêu rõ:
“Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ
trong thập kỷ tiếp theo sẽ là tăng cường đầu tư về ngoại giao, kinh tế, chiến lược và
các phương diện khác ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương" (Hillary Clinton, 2011)
Chiến lược Xoay trục được thiết kế nhằm làm cho Hoa Kỳ xích gần các quốc gia châu
Á đến mức tối đa có thể. Nếu như trước đây, quan hệ Hoa Kỳ với các nước trong khu
vực chủ yếu là đồng minh về an ninh quốc phòng với sự hậu thuẫn của hợp tác kinh tế
thương mại thì đến nay, Hoa Kỳ đặt một “khát vọng" lớn lao hơn về sự xuất hiện của
Hoa Kỳ ở châu Á – Thái Bình Dương trong chiến lược Xoay trục. Nghệ thuật lãnh
đạo chiến lược mà Hoa Kỳ mong muốn sắp đặt ở châu Á chính là hệ thống trục-và-
nan hoa mở rộng dựa trên quyền lực mềm sẵn có bao gồm quyền lực kinh tế đóng vai
trò chủ đạo và giá trị khác đóng vai trò lan tỏa, hỗ trợ.
Chương 4 Thành tựu và giá trị bài học sau này
Trong thời gian 8 năm đương nhiệm Tổng thống của Barack Obama, ông đã để
lại nhiều thành tựu to lớn 5 lOMoAR cPSD| 40190299
Khôi phục lại nền kinh tế
Nhậm chức vào năm 2008, Barack Obama mang trên mình một trách nhiệm nặng nề
của việc khôi phục lại 1 nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính
bùng phát dưới thời của tổng thống tiền nhiệm. Và với những chính sách sáng suốt và
kiên định ấy của ông, nước Mỹ đã có tương lai lạc quan hơn, triển vọng hơn như tăng
trưởng được khôi phục, thất nghiệp giảm hơn 1 nửa so với trước đây.
Cải thiện lại mối quan hệ với Iran và Cuba
Dưới thời ông Obama, nước Mỹ cũng đã bước vào 1 kỷ nguyên mới về đối ngoại.
Thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Iran là một trong những nỗ lực của Mỹ cùng cộng
đồng quốc tế . Thêm vào đó, Barack Obama cũng trở thành vị Tổng thống Mỹ đầu
tiên sau gần 70 năm đến thăm Cuba và đặt nền móng cho việc bình thường hóa quan
hệ với quốc đảo láng giềng sau hơn nửa thế kỷ.
Tầm quan trọng của nghệ thuật diễn thuyết
Đặc biệt sự thành công của Barack Obama góp phần khẳng định: phát triển khả năng
hùng biện, trau dồi khả năng diễn thuyết là những kĩ năng vô cùng quan trọng và cần
thiết đối với mọi nhà lãnh đạo trong tất các các lĩnh vực. Bởi vì khả năng truyền tải
quan điểm một cách thuyết phục cùng phong thái toát lên để truyền cảm hứng và
chạm đến trái tim thính giả là một lợi thế rất lớn của một nhà lãnh đạo, góp phần tạo
nên một nhà lãnh đạo thành công, kiệt xuất. Biện pháp tốt nhất đối với những nhà
lãnh đạo muốn học cách phát triển khả năng giao tiếp là phân bố ý tưởng của mình
một cách hiệu quả, và đảm bạo được nội dung mà mình truyền tải thuyết phục và thu
hút người nghe. Bên cạnh đó những cách nhấn chữ, thay đổi tốc độ nói và lên xuống
giọng cũng là kĩ thuật quan trọng không thể thiếu.
Những nghệ thuật, tầm nhìn và tố chất của Barack Obama đã góp phần khẳng
định được vị thế và năng lực của một nhà lãnh đạo xuất chúng. Đồng thời những
yếu tố đó cũng chính là những kĩ năng vô cùng quan trọng mà mỗi người cần
rèn luyện. Bởi vì đó không chỉ cần thiết trong lĩnh vực chính trị mà 6 lOMoAR cPSD| 40190299
còn cần thiết cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo thuộc mọi tầng lớp xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Barack Obama( 2008).Những giấc mơ từ cha tôi.( Nguyễn Quang dịch). NXB Văn học.
-Shel Leanne.(2008). Nói theo phong cách Obama. (Hoàng Sơn dịch). NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
-Triệu Anh Ba & Quốc Thiều.(2008). Barack Obama tương lai của nước Mỹ. Hà Nội: NXB QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN.
- Sự B. T. (2017, January 6). Những thành tựu nổi bật trong 8 năm cầm quyền của Tổng
thống Mỹ Obama. BAO DIEN TU VTV. https://vtv.vn/the-gioi/nhung-thanh-tuu-noi-bat-
trong-8-nam-cam-quyen-cua-tong-thong-my-obama-20170106113650276.htm
- Ngô Thị Bích Lan.(2020). Quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ
dưới thời Tổng thống Barack Obama (2008-2016)( luận án Tiến sĩ : 9229011) Xin cảm ơn! 7