Bất bình đẳng xã hội - Chủ nghĩa khoa học xã hội | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Bất bình đẳng xã hội - Chủ nghĩa khoa học xã hội | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa khoa học xã hội (VHHCM)
Trường: Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Bất bình đẳng xã hội
Trong các xã hội, vấn đề bình đẳng xã hội và bất bình đẳng xã hội luôn được
đặt ra không chỉ bởi các nhà khoa học mà cả đối với các chính phủ cũng như
đông đảo quần chúng nhân dân. 1.1.
Khái niệm bất bình đẳng xã hội
Xã hội học quan niệm: Bất bình đẳng xã hội là sự không ngang bằng nhau về
các cơ hội hoặc lợi ích đối với các cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc
nhiều nhóm trong xã hội.
Ở một số nước, có thể thấy, những phúc lợi xã hội về chăm sóc
sức khoẻ, an ninh, giáo dục, việc làm và ảnh hưởng chính trị được phân bố không đều.
Bất bình đẳng không phải là sự kiện xã hội ngẫu nhiên, tạm thời
giữa các cá nhân trong xã hội mà nó có tính ổn định, vững bền qua nhiều thời
đại xã hội. Xã hội có bất bình đẳng khi một số nhóm xã hội kiểm soát và khai
thác các nhóm xã hội khác. Qua những xã hội khác nhau đã tồn tại những hệ
thống bất bình đẳng khác nhau. Những thành viên của mỗi nhóm xã hội sẽ có
những đặc điểm chung và luôn coi vị trí bất bình đẳng của họ sẽ được truyền lại cho con cái họ.
1.2.Cơ sở tạo nên bất bình đẳng
Bất bình đẳng thường xuyên tồn tại những Nguyên nhân và kết quả cụ thể liên
quan đến giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ
Có 3 nhóm cơ sở chủ yếu dẫn đến nguyên nhân của bất bình đẳng xã hội
- Những cơ hội trong cuộc sống:là những thuận lợi vật chất có thể cải thiện chất
lượng cuộc sống như của cải, tài sản, thu nhập, công việc, lợi ích chăm sóc sức
khoẻ hay đảm bảo an ninh xã hội. Đây là cơ sở khách quan của bất bình đẳng.
- Do sự khác nhau về địa vị xã hội: bất bình đẳng về địa vị xã hội do thành viên
của các nhóm xã hội tạo nên và thừa nhận chúng. Nó có thể là bất cứ cái gì mà
một nhóm xã hội cho là ưu việt và được các nhóm xã hội khác thừa nhận.
- Do sự khác nhau về ảnh hưởng chính trị: Bất bình đẳng do ảnh hưởng chính
trị là khả năng của một nhóm xã hội thống trị những nhóm khác hay có ảnh
hưởng mạnh mẽ trong việc ra quyết định và thu được lợi từ các quyết định đó.
=>Như vậy có thể nói gốc rễ của sự bất bình có thể dựa trên một trong ba ưu thế đó 1
.3.Một vài quan điểm bất bình đẳng xã hội
Một số quan điểm tiêu biểu về bất bình đẳng xã hội.
- Aristotle (384 – 322 TCN) từng cho rằng: “Đàn ông bản chất là thống trị, đàn
bà là bị trị, và đó là một luật lệ.” Ngay cả đến hiện nay, quan điểm này vẫn còn tồn tại.
- Steven Goldberg nêu quan điểm: “Sự thống trị và sự thành đạt cao của nam
giới là khả năng không thể đảo ngược, bởi có những khác biệt về sinh học giữa nam và nữ.”
Thực ra những quan điểm hoàn toàn tương tự có thể được tìm thấy trong các
xã hội khác. Trong không ít các gia đình Việt Nam hiện đại, tư tưởng trọng nam
khinh nữ vẫn tồn tại. Người con trai luôn được dành cho những ưu tiên và cơ
hội nhiều hơn người con gái và tất yếu điều này làm cho sự bất bình đẳng ngày
một kéo dài và trầm trọng hơn.
Một số nhà xã hội học khác cho rằng bất bình đẳng là không thể tránh khỏi do
xã hội có những nhiệm vụ này cần thiết hơn những nhiệm vụ khác và khả năng
thực hiện những nhiệm vụ này khác nhau. Họ lập luận rằng bất bình đẳng xã
hội về lợi ích giữa các cá nhân là cần thiết để thúc đẩy người tài nhất thực hiện
những nhiệm vụ khó khăn nhất. Chính sự bất bình đẳng thúc đẩy các cá nhân lao đng, học t p để mang lại cơ h i
cho chính bản thân mình. Do vậy không
thể thủ tiêu bất bình đẳng, vì bình đẳng có thể nguy hiểm cho xã hội như nhà
kinh tế học A. Lechevalier phân tích:“Bình đẳng chung chung thậm chí còn đi
ngược lại ý niệm về sự công bằng, không chỉ là công bằng về nỗ lực cá nhân, về
nhu cầu, ham muốn mà cả những thiệt thòi.” Những quan điểm trên quá
nghiêng về mặt sinh học của con người hoặc nghiêng về yếu tố kinh tế. Khác
với các quan điểm trên, Marx và Weber:
Marx chủ yếu dựa trên sự nghiên cứu các học thuyết kinh tế mà ông coi là
nền tảng của cơ cấu giai cấp. Mối quan hệ giai cấp là chìa khoá của mọi vấn đề
trong đời sống xã hội. Marx khẳng định: “Những tư tưởng thống trị của một
thời đại bao giờ cũng là những tư tưởng của giai cấp thống trị” và phục vụ cho giai cấp thống trị.
Weber nghiên cứu cấu trúc xã hội sau Marx hơn nửa thế kỷ. Do vậy, ông
đã ghi nhận những thay đổi trong cơ cấu giai cấp xã hội để phát triển lý thuyết
xã hội học về sự phân tầng xã hội. Theo đó, lĩnh vực kinh tế không còn vai trò
quan trọng đối với sự phân chia giai cấp và tầng lớp xã hội trong xã hội tư bản
hiện đại. Cấu trúc xã hội nói chung và sự phân tầng xã hội nói riêng chịu tác
động của hai nhóm yếu tố cơ bản là các yếu tố kinh tế và các yếu tố phi kinh tế
trong quá trình hình thành, biến đổi cấu trúc xã hội và sự phân tầng xã hội. 2. Ph ân tầng xã hội: 2.1. Khái niệm:
Phân tầng là mt khái niệm cơ bản của xã hi học. Là sự phân
chia xã hi thành các tầng lớp khác nhau về địa vị kinh tế, địa
vị chính trị, học vấn, kiểu dáng nhà ở, nơi cư trú, phương cách
sinh hoạt, cách ứng xử, sở thích nghệ thut.
Tầng xã hội: Là tổng thể, là tp hợp các cá nhân có cùng
hoàn cảnh xã hi, họ giống nhau hay bằng nhau về địa vị
kinh tế, chính trị, địa vị xã hi và cả khả năng thăng tiến
cũng như giành được những ân huệ hoặc vị trí cao trong xã hi.
Phân tầng xã hội: Có nhiều quan niệm khác nhau về
phân tầng, M.Weber khi nói về phân tầng đã đưa ra
nguyên tắc tiếp cn ba chiều hay ba khía cạnh là địa vị
kinh tế, địa vị chính trị, địa vị xã hi, cấu thành các tầng lớp xã hi.
Cũng có thể hiểu phân tầng xã hội là sự xếp hạng một cách ổn định các vị
trí trong xã hội, xét từ góc độ quyền lực, uy tín hoặc các đặc quyền đặc lợi
không ngang nhau. Tuy nhiên, cũng cần phải biết rằng, khi xã hội học sử dụng
thuật ngữ phân tầng xã hội để nói tới trạng thái phân chia xã hội thành các
tầng lớp là nhấn mạnh tới yếu tố “tĩnh”, nhưng xã hội luôn biến đổi và trong xã
hội, giữa các tầng lớp xã hội không có sự phân biệt rạch ròi mà luôn chuyển
hoá cho nhau từ tầng xã hội này sang tầng xã hội khác hoặc trong nội bộ một
tầng, tạo nên yếu tố “động” của phân tầng xã hội do tính cơ động xã hội. Vì
vậy, phân tầng xã hội vừa có yếu tố “tĩnh” vừa có yếu tố “động”.
Sự phân tầng thường được mô tả dưới dạng các tháp phân tầng với
những hình dáng khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc trưng của mỗi loại xã hội. Có 5 kiểu thường gặp:
Tháp hình nón: phản ánh mức độ bất bình đẳng cao của các xã hội. Ở đó,
nhóm người giàu, có quyền lực (đỉnh tháp) chiếm tỷ lệ rất thấp, trong khi
đa số nghèo khổ (Đáy tháp) lại chiếm tỷ lệ cao.
Tháp hình nón cụt: tầng lớp giàu có tăng lên nhưng tầng lớp nghèo vẫn chiếm đa số.
Tháp hình thoi (quả trám): cả hai nhóm giàu và nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ,
nhóm trung lưu chiếm đa số nằm ở phần thân tháp. Tuy nhiên, khoảng
cách giữa hai nhóm đỉnh và đáy tháp còn khá xa. Việt Nam thuộc loại tháp này.
Tháp hình trụ: tỷ lệ các nhóm giàu có, trung lưu và nghèo tương đối đồng
đều. Tuỳ vào chiều cao của tháp để nói về mức độ bình đẳng xã hội.
Tháp hình đĩa bay, thấp dẹt: có thể có hai trạng thái: bình quân nghèo khổ
hoặc xã hội lý tưởng, thịnh vượng toàn dân với tuyệt đại bộ phận các thành
viên trong xã hội có mức sống trung lưu và khá giả.
Phân tầng xã hội là một hiện tượng khách quan, phổ biến và khó có thể
tránh khỏi. Nó là kết quả của phân công lao động xã hội và sự bất bình đẳng
mang tính cơ cấu của hầu hết mọi chế độ xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi chế độ xã
hội khác nhau, trong những nền văn hoá khác nhau, trong những thời kỳ lịch
sử khác nhau, phân tầng lại có nét đặc thù riêng.
Khi nghiên cứu về hiện tượng phân tầng, người ta thường nhắc đến tính
hai mặt của hiện tượng này. Đó là phân tầng xã hội hợp thức và phân tầng xã hội không hợp thức.
Phân tầng xã hội hợp thức là sự phân tầng dựa trên sự khác biệt một cách
tự nhiên về năng lực (thể chất, trí tuệ), về điều kiện, cơ may cũng như sự phân
công lao động căn cứ vào năng lực của các cá nhân và các nhóm xã hội. Sự
phân tầng này thực chất là sự vận hành xã hội theo nguyên tắc “làm theo năng
lực, hưởng theo lao động”.
Chính vì vậy đây là sự phân tầng tích cực, cần thiết đối với toàn thể xã hội.
Nó tạo động lực thúc đẩy xã hội đi lên, tạo nên chuẩn mực cho sự đánh giá xã
hội và sự tự đánh giá của các cá nhân theo đúng vị thế, vai trò của mình.Vì vậy,
đây là một xã hội trật tự, ổn định và phát triển.
Phân tầng xã hội không hợp thức là sự phân tầng không dựa trên sự khác
biệt tự nhiên của các cá nhân, cũng không dựa trên sự khác nhau về tài đức và
sự cống hiến của mỗi người cho xã hội mà dựa trên những hành vi bất chính để
có quyền lực….Vì vậy, phân tầng xã hội không hợp thức tạo nên sự bất công xã
hội, kìm hãm sự phát triển xã hội. Nó là nguyên nhân tích tụ mầm mống của sự
bất bình và xung đột xã hội, tạo nên những mâu thuẫn xã hội, thậm chí, có thể
tạo nên những đối kháng xã hội làm rối loạn và phá vỡ trật tự xã hội. Do đó,
cần kiểm soát, ngăn chặn, đẩy lùi sự ảnh hưởng của phân tầng xã hội không hợp thức.
2.2. Nguyên nhân và đặc điểm phân tầng xã hội:
do sự tồn tại của hiện tượng bất bình đẳng
mang tính cơ cấu của tất cả các xã hi loài người, trừ
giai đoạn đầu của công xã nguyên thủy.
do sự phân công lao đng xã hi đã dẫn đến
sự phân tầng mt cách tự nhiên.
Phân tầng xã hội có phạm vi phổ quát
Phân tầng xã hội tồn tại dai dẳng theo thời gian, năm, tháng
Phân tầng xã hội tồn tại trong tất cả các nhóm dân cư, các giai cấp, các tầng lớp xã hội
Phân tầng xã hội được duy trì một cách bền vững do điều kiện vật chất, do
thể chế chính trị và do cả yếu tố niềm tin.
Phân tầng xã hi xuất hiện từ rất sớm trong xã hi loài người. Ở
nhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử xã hi loài người và
những nền văn hóa, thì phân tầng xã hi cũng xuất hiện với
nhiều hình thức khác nhau. Dựa vào quá trình phát triển của xã
hi, chúng ta có thể chỉ ra hai hệ thống phân tầng cơ bản sau:
Hệ thống phân tầng đóng và hệ thống phân tầng mở.
theo K. Marx xã hi chiếm
hữu nô lệ và xã hi phong kiến là hệ thống phân tầng đóng,
nhất là xã hi chiếm hữu nô lệ được coi là đóng hoàn toàn. Ở
xã hi này được chia ra làm hai đẳng cấp cơ bản là chủ nô
và nô lệ, hai đẳng cấp này tạo nên hệ thống phân tầng
đóng, vách ngăn giữa hai đẳng cấp này trở nên chết cứng và đóng kín.
Trong xã hi phong kiến vách ngăn giữa các đẳng cấp về cơ
bản đã có những khe hở để cho mt số người có thể len lỏi từ
đẳng cấp thấp lên đẳng cấp cao và ngược lại. Tuy nhiên, số
người như thế không đáng kể, đến mức trở thành hiện tượng hiếm hoi.
Đặc trưng chủ yếu của phân
tầng này là địa vị của con người phụ thuc vào địa vị của họ
trong hệ thống kinh tế. Như vy, từ khi chủ nghĩa tư bản ra
đời, nhân loại đánh dấu mt ct mốc mới, đó là sự chuyển
dịch từ xã hi đóng sang xã hi mở. Trong hệ thống mở vẫn
tồn tại sự phân tầng xã hi, vẫn còn giai cấp và sự bất bình
đẳng xã hi, nhưng đã có sự mềm dẻo, uyển chuyển hơn về
vách ngăn giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hi. Thm chí
ở mt số quốc gia vấn đề này chỉ mang ý nghĩa tượng trưng.
Xã hi tạo ra các điều kiện để các cá nhân tự khẳng định tài
năng của mình. Địa vị của cá nhân phụ thuc vào nghề
nghiệp và thu nhp của họ. Phân tầng xã hi này giải phóng
sức lao đng xã hi, do vy tăng tính năng đng xã hi, tạo
ra sự phát triển mạnh mẽ.
Hiện tượng mt cá nhân vươn lên tầng trên hay tụt lại phía sau
là bình thường, có thế trong mt thời gian ngắn và không gian
hẹp. Cá nhân ngoài vị thế có sẵn do giới tính hoặc chủng tc...
thì còn có những vị thế xuất phát học vấn, tài năng, ý chí... và
thm chỉ sử dụng đến cả thủ đoạn và mánh khóe.
2.4. Lý thuyết phân tầng xã hội:
Lý thuyết phân tầng xã hi được hình thành từ rất lâu ở phương
Tây, nhìn chung có thể chia lý thuyết và đặc điểm phân tầng xã hi thành hai loại sau:
Theo lý thuyết này, phân tầng xã hi
và bất bình đẳng xã hi là những hiện tượng xã hi phổ
biến, không tránh khỏi. Hiện tượng này đã tồn tại, đang
tồn tại và sẽ tiếp tục tồn tại như mt nét nổi bt hiện nay
và trong tương lai. Những người theo lý thuyết này cho
rằng, phân tầng xã hi và bất bình đẳng xã hi thực hiện
mt chức năng cần thiết và tích cực trong đời sống xã hi.
Đại diện tiêu biểu cho lý thuyết này là Davis và Moore tin
rằng, sự bất bình đẳng xã hi là mt di sản mà nhờ vào đó
xã hi bảo đảm những vị trí xã hi quan trọng nhất phải
do những người có tài năng nhất đảm nhiệm mt cách có
ý thức, trên cơ sở đó dẫn đến sự khác nhau về uy tín, địa
vị và thu nhp giữa các cá nhân trong xã hi. Vì vy, cần
thiết chế hóa bất bình đẳng xã hi.
Mỗi tầng xã hi có chức năng xã hi riêng. Việc phân tầng xã
hi là tất yếu. Các tầng xã hi với các chức năng khác nhau
mới có thể đảm bảo được các yêu cầu của xã hi, đảm bảo
được sự tồn tại và phát triển của xã hi. Ví dụ: nông dân có
chức năng cung cấp nông sản, thợ may có chức năng cung
cấp áo quần... Hạn chế của lý thuyết chức năng là đã đặt sự
phân tầng có tính tiêu chuẩn và văn hóa trong mt cái khung
bất bình đẳng vt chất cụ thể.
Lý thuyết xung đt: Những người theo lý thuyết này cho
rằng, phân tầng xã hi là do nguyên nhân từ bất bình
đẳng giai cấp tạo nên, nó liên quan đến địa vị của họ trong
kinh tế, mà cốt lõi là chế đ sở hữu về tư liệu sản xuất.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến phân tầng xã hi và
đấu tranh giai cấp, nhằm xóa bỏ những mâu thuẫn, xung
đt trong những quan hệ sở hữu, từ đó tạo điều kiện cho
lực lượng sản xuất phát triển, đồng thời là nguồn gốc,
đng lực thúc đẩy sự phát triển của lịch sử trong xã hi có giai cấp.
Những người theo thuyết xung đt đã phê phán gay gắt thuyết
chức năng về phân tầng xã hi. Theo họ, việc thuyết chức năng
cho rằng phân tầng xã hi là tích cực sẽ hủy hoại tài năng to
lớn và hạn chế sự phát triển tiềm năng của những thành viên ở tầng lớp bên dưới.
Lý thuyết của Marx về phân tầng xã hội :Marx phân tích phân tầng xã hội
dưới khía cạnh giai cấp xã hội. Ông cho rằng, phân tầng xã hội là do quyết định
của nhân tố kinh tế. Theo Marx, mối lợi kinh tế, quyền lực chính trị, uy tín xã
hội đều bắt nguồn từ cấu trúc giai cấp và đấu tranh giai cấp là động lực thúc
đẩy sự phát triển trong xã hội . Đồng thời, đấu tranh giai cấp sẽ tạo ra những
điều kiện xoá bỏ giai cấp cũng như các nguyên nhân tạo nên bất bình đẳng và phân tầng xã hội.
Lý thuyết dung hoà
Theo Lenski: Trong xã hội, luôn có những động cơ thôi thúc người ta
chiếm giữ các vị trí xã hội, đồng thời, cũng diễn ra các quá trình mâu thuẫn,
xung đột và tranh giành quyền thống trị, từ đó sinh ra bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội.
phân tầng xã hội không chỉ dựa vào giá trị địa vị xã hội, cũng
như quan hệ kinh tế không phải là yếu tố đầu tiên và chủ yếu để giải thích ( như
Marx), đó chỉ là cách giải thích một chiều, trong khi sự vận động, biến đổi xã
hội là rất rộng lớn và phức tạp.
phân tầng xã hội tồn tại bắt nguồn từ 3 yếu tố: địa vị kinh tế (của cải, tài
sản), địa vị chính trị (quyền lực) và địa vị xã hội (uy tín). Nhưng trong 3 yếu tố
này, mặc dù về lý thuyết, Weber không tuyệt đối hoá yếu tố nào, nhưng qua
các lập luận và giải thích thì ông đề cao yếu tố địa vị xã hội và quyền lực chính
trị. Ông nhấn mạnh rằng, bất bình đẳng có thể không dựa trên quan hệ kinh tế,
nhưng dựa trên uy tín và quyền lực chính trị được huy động qua một đảng.
Đồng thời, địa vị và quyền lực chính trị có thể được hình thành từ
quyền lực kinh tế nhưng không phải là tất yếu, ngược lại, quyền lực kinh tế có
thể có từ quyền lực chính trị và địa vị xã hội.