Bất bình đẳng xã hội - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Bất bình đẳng xã hội - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI
Các tác giả
1. Nguyễn Thế Đức Tâm (Nhóm trưởng)
2. Tống Việt Hà
3. Vũ Thị Lệ
4. Đặng Nguyễn Thùy Linh
5. Đoàn Thị Thiên Nga
6. Trương Đình Bảo Ngọc
7. Nguyễn Ngọc Băng Tâm
8. Lê Thị Bích Trâm
9. Nguyễn Hồ Phương Uyên
10. Nguyễn Phương Tâm
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Hữu Túc
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2011
MỤC LỤC
1. Khái niệm bất bình đẳng xã hội …………………………………………………… 1
2. Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội ……………………………………………… 3
3. Một số quan điểm về bất bình đẳng xã hội ……………………………………. 4
3.1. Quan điểm dựa vào yếu tố sinh học của cá nhân …………………….. 5
3.2. Quan điểm dựa vào yếu tố kinh tế ………………………………………… 5
3.3. Quan điểm của Karl Marx ……………………………………………………. 6
3.4. Quan điểm của Max Weber ………………………………………………….. 7
4. Một số dạng bất bình đẳng xã hội ……………………………………………….. 7
4.1. Bất bình đẳng về giới ………………………………………………………….. 7
4.2. Bất bình đẳng về thu nhập …………………………………………………… 9
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu bất bình đẳng xã hội ………………………… 10
Danh mục tài liệu tham khảo ………………………………………………………… 11
BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI
1. Khái niệm bất bình đẳng xã hội
Tất cả các xã hội đều được đặc trưng bởi sự khác biệt xã hội. Đó là quá trình mà con người tạo
nên khoảng cách do cách ứng xử khác nhau bởi vị thế, vai trò cùng những đặc điểm khác. Quá
trình đó chuẩn bị cho bất bình đẳng xã hội, là điều kiện mà con người có cơ hội không ngang
bằng nhau về sử dụng của cải, quyền lực và uy tín. Bất bình đẳng là một hiện tượng mang tính kế
thừa ở mọi thời đại vì nó tồn tại trong mọi xã hội do cơ cấu xã hội mang lại. Bất bình đẳng
không phải là một hiện tượng tự nhiên, tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các mối quan hệ trong
xã hội, nó tồn tại “khi có một nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác.”[1]
Trong sự vận động và phát triển của xã hội thì bất bình đẳng xã hội luôn là một vấn đề trung tâm.
Bất bình đẳng xã hội hình thành nên một hệ thống tồn tại song song với sự phát triển qua những
xã hội khác nhau. Điều đó cũng cho ta nhận biết được rằng hệ thống bất bình đẳng sẽ khác nhau
trong những xã hội khác nhau và nguyên nhân chính là do thể chể chính trị và hoàn cảnh, điều
kiện sinh sống của từng nơi quyết định.
Từ khái niệm bất bình đẳng đã nêu ở phần trên, ta có thể suy ra bất bình đẳng xã hội là sự không
bằng nhau về mặt xã hội, tức là sự khác nhau về những lợi ích, cơ hội về mặt vật chất lẫn tinh
thần cũng như là thỏa mãn các lợi ích đó của cá nhân trong một nhóm xã hội hay nhiều nhóm xã
hội khác nhau.
Bất bình đẳng có thể được phân thành:
(i) : đó là sự khác biệt của cá nhân về một hoặc một số đặc Bất bình đẳng mang tính tự nhiên
điểm sẵn có như giới, tuổi, chủng tộc, trí lực, …
(ii) : đó là sự phân công lao động dẫn đến phân tầng, tạo ra lợi Bất bình đẳng mang tính xã hội
ích khác nhau giữa các cá nhân.
Theo quan điểm của các nhà xã hội học nghiên cứu về cơ cấu xã hội thì bất bình đẳng xã hội có
vai trò hết sức quan trọng:
(i) Bất bình đẳng được xem như là điều kiện để tổ chức xã hội
(ii) Bất bình đẳng là cơ sở cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội
(iii) Bất bình đẳng đảm bảo cho đời sống và phát triển xã hội
Bất bình đẳng xã hội là một khái niệm rất rộng, nó bao hàm cả công bằng xã hội và bất công
bằng xã hội.
Công bằng xã hội là sự bất bình đẳng hợp lý, hợp pháp, chủ yếu dựa vào sự khác biệt khách
quan, tự nhiên giữa các thành viên trong xã hội về mặt năng lực (thể chất, trí tuệ), sự khác biệt về
cái tài, cái đức và sự cống hiến, đóng góp thực tế của mỗi cá nhân cho xã hội.
Bất công bằng xã hội là sự bất bình đẳng bất hợp lý, bất hợp pháp, không dựa trên sự khác biệt
tự nhiên giữa các cá nhân, cũng không chủ yếu được tạo ra do sự khác nhau về tài đức và sự
đóng góp cống hiến một cách thực tế của mỗi người cho xã hội mà dựa vào những hành vi trái
pháp luật, tham nhũng, lừa gạt, trộm cắp, buôn bán phi pháp để trở nên giàu có, luồn lọt, xu nịnh,
để có vị trí cao trong xã hội hoặc lười biếng, ỷ lại để rơi vào sự nghèo khổ, hèn kém.[2]
Như vậy, có thể kết luận rằng, bất bình đẳng xã hội mang theo cả mặt tích cực và tiêu cực. Một
mặt, đó là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, góp phần ổn định và tạo ra bộ mặt xã hội,
nhưng mặt khác đây cũng là nguyên nhân gây tích tụ bất bình xã hội, cản trở sự phát triển chung
của cộng đồng. Do đó, nghiên cứu về bất bình đẳng xã hội là việc làm cần thiết nhằm củng cố, tổ
chức xã hội ngày một công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội
Bất bình đẳng được hình thành trong đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Nó
gắn liền với phân công lao động xã hội. Do đó, bất bình đẳng diễn ra không giống nhau ở các xã
hội khác nhau. Đặc biệt, ở những xã hội có quy mô lớn và hoàn thiện, nền sản xuất xã hội phát
triển cao, sự phân công lao động càng đa dạng, phức tạp và bất bình đẳng xã hội càng trở nên
gay gắt.
Những nguyên nhân tạo ra bất bình đẳng vô cùng đa dạng và khác nhau giữa các xã hội và nền
văn hóa, gắn liền với đặc điểm của giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ,…
Trong từng thời kỳ, cơ sở tạo nên bất bình đẳng cũng có sự khác nhau. Một số yếu tố trở nên
mạnh mẽ vào giai đoạn này nhưng lại ít ảnh hưởng trong giai đoạn khác. Bất bình đẳng tồn tại và
đi liền với những vấn đề và yếu tố mang tính thời sự trong xã hội. Tuy nhiên, dù nguyên nhân
dẫn đến bất bình đẳng xã hội rất đa dạng, các nhà xã hội học quy chúng vào ba nhóm cơ bản, đó
là những cơ hội trong cuộc sống, địa vị xã hội và ảnh hưởng chính trị.
Những cơ hội trong cuộc sống là những thuận lợi vật chất có thể cải thiện chất lượng cuộc sống
như của cải, tài sản, thu nhập, công việc, lợi ích chăm sóc sức khoẻ hay đảm bảo an ninh xã hội.
Cơ hội là những thực tế cho thấy những lợi ích vật chất và sự lựa chọn thực tế của nhóm xã hội
bất kể thành viên của nhóm có nhận thức được điều đó hay không. Trong xã hội, một nhóm
người có thể có những cơ hội, trong khi các nhóm khác lại không. Đây là cơ sở khách quan của
bất bình đẳng.
Sự khác nhau về địa vị xã hội, tức là sự khác nhau về uy tín hay vị trí do quan niệm và sự
đánh giá của các thành viên khác trong xã hội. Địa vị xã hội là sự phản ánh vị thế xã hội của cá
nhân, do cá nhân đạt được ở trong một nhóm hoặc là một thứ bậc trong nhóm này khi so sánh với
thành viên trong nhóm khác, được xác định bởi một loạt đặc điểm kinh tế, nghề nghiệp, sắc tộc.
[3] Trong một xã hội cụ thể, nếu sự khác nhau về cơ hội của một nhóm người là do nguyên nhân
khách quan tạo nên thì ngược lại, bất bình đẳng về địa vị xã hội do thành viên của các nhóm xã
hội tạo nên và thừa nhận. Nó có thể là bất kỳ thứ gì được một nhóm xã hội cho là ưu việt và
các nhóm xã hội còn lại thừa nhận. Trong thực tế, cơ cấu giai cấp là nền tảng căn bản nhất của
địa vị xã hội. Ngoài ra, các thành tố khác tạo lập nên địa vị xã hội phải kể đến trình độ chuyên
môn, mức lương, gia đình, lứa tuổi, lãnh thổ, cư trú. Tuy nhiên, địa vị xã hội chỉ có thể được giữ
vững bởi những nhóm nắm giữ địa vị đó và các nhóm xã hội khác tự giác thừa nhận sự ưu việt
đó.
Bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị là khả năng của một nhóm xã hội thống trị những nhóm
khác hay có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc ra quyết định cũng như việc thu được nguồn lợi
từ các quyết định. Trong thực tế, bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị có thể được nhìn nhận
như là có được từ ưu thế vật chất hay địa vị cao. Bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để
đạt được địa vị và những cơ hội trong cuộc sống, đặc biệt đối với các cá nhân giữ chức vụ chính
trị cao.
Tóm lại, . Gốc rễ của bất cấu trúc bất bình đẳng có thể dựa trên một trong ba loại ưu thế đó
bình đẳng có thể nằm trong mối quan hệ kinh tế, địa vị xã hội, hay trong các mối quan hệ thống
trị về chính trị của các giai cấp trong xã hội.
3. Một số quan điểm về bất bình đẳng xã hội
Bất bình đẳng xã hội là một hiện tượng xã hội phổ biến. Tuy nhiên, liệu bất bình đẳng có phải là
một hiện tượng xã hội không thể nào tránh khỏi? Xung quanh vấn đề này, có nhiều quan điểm
khác nhau. Chúng ta sẽ xem xét một số quan điểm tiêu biểu về bất bình đẳng xã hội.
3.1. Quan điểm dựa vào yếu tố sinh học của cá nhân
Quan điểm này cho rằng, bất bình đẳng là một thực tế của xã hội, nó luôn hiện diện bởi sự khác
biệt giữa các cá nhân. Trong một xã hội mở và nếu con người có sự khác nhau về tài năng và nhu
cầu thì điều đó tất yếu dẫn đến bất bình đẳng. “Một số bất bình đẳng đến như là kết quả không
thể né tránh về bất bình đẳng sinh học của kỹ năng, thể chất, khả năng tinh thần và những khía
cạnh của nhân cách.”[4]
Ngay từ thời cổ đại, một số nhà triết học đã khẳng định những “khác biệt” mang tính tự nhiên
giữa các cá nhân. Trong thực tế, vẫn có những khác biệt trong kiểu phân chia giới như là kết
quả không thể tránh được của bất bình đẳng. Aristotle (384 – 322 TCN) cho rằng: “Đàn ông
bản chất là thống trị, đàn bà là bị trị, và đó là một luật lệ.” Ngay cả đến hiện nay, quan điểm này
vẫn còn tồn tại. Steven Goldberg nêu quan điểm: “Sự thống trị và sự thành đạt cao của nam giới
là khả năng không thể đảo ngược, bởi có những khác biệt về sinh học giữa nam và nữ.”[5]
Thực ra những quan điểm hoàn toàn tương tự có thể được tìm thấy trong các xã hội khác. Trong
không ít các gia đình Việt Nam hiện đại, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại. Người con trai
luôn được dành cho những ưu tiên và cơ hội nhiều hơn người con gái và tất yếu điều này làm cho
sự bất bình đẳng ngày một kéo dài và trầm trọng hơn.
3.2. Quan điểm dựa vào yếu tố kinh tế
Trong luận văn Về nguồn gốc của sự bất bình đẳng năm 1753, Jean-Jacques Rousseau đã vạch rõ
nguồn gốc của sự bất bình đẳng trong xã hội là ở chế độ tư hữu tài sản. Theo ông, bất bình
đẳng không phải là một quy luật tự nhiên, mà là sản phẩm của xã hội loài người; nó tồn tại và
phát triển từ khi xuất hiện chế độ tư hữu tài sản; rằng con người đã tạo ra sự bất bình đẳng thì
con người cũng có thể xóa bỏ nó.[6] Những đặc điểm về kinh tế – chính trị và thị trường lao
động tạo ra những khác biệt trong thu nhập và của cải. Thực chất, sự khác biệt về vị trí của các
cá nhân trong cơ cấu xã hội gây ra bất bình đẳng kinh tế. Ông cũng đã phân biệt rõ hai loại bất
bình đẳng giữa người với người. Đó là bất bình đẳng tự nhiên và bất bình đẳng xã hội – bất bình
đẳng do cơ chế xã hội tạo nên.
Một số nhà xã hội học khác cho rằng bất bình đẳng là không thể tránh khỏi do xã hội có những
nhiệm vụ này cần thiết hơn những nhiệm vụ khác và khả năng thực hiện những nhiệm vụ này
khác nhau. Họ lập luận rằng bất bình đẳng xã hội về lợi ích giữa các cá nhân là cần thiết để thúc
đẩy người tài nhất thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhất. Chính sự bất bình đẳng thúc đẩy
các cá nhân lao đô ˆng, học tâ ˆp để mang lại cơ hôˆi cho chính bản thân mình. Do vậy không thể thủ
tiêu bất bình đẳng, vì bình đẳng có thể nguy hiểm cho xã hội như nhà kinh tế học A. Lechevalier
phân tích: “Bình đẳng chung chung thậm chí còn đi ngược lại ý niệm về sự công bằng, không chỉ
là công bằng về nỗ lực cá nhân, về nhu cầu, ham muốn mà cả những thiệt thòi.”
3.3. Quan điểm của Karl Marx
Học thuyết của Marx chủ yếu dựa trên sự nghiên cứu các học thuyết kinh tế mà ông coi là nền
tảng của cơ cấu giai cấp. Mối quan hệ giai cấp là chìa khoá của mọi vấn đề trong đời sống xã hội.
Marx khẳng định: “Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng là những tư tưởng
của giai cấp thống trị” và phục vụ cho giai cấp thống trị.
Những lý luận của Marx về hoạt động tổ chức sản xuất của cải vật chất cũng như sự phân công
lao động trong xã hội cùng với những phân tích về cấu trúc xã hội đã vạch rõ tính chất giai cấp
của xã hội và tính bất bình đẳng trong quan hệ xã hội. Qua những phân tích về cấu trúc xã hội
này, có thể rút ra hai kết luận quan trọng. Một là, cần xóa bỏ và thay thế chế độ sở hữu tư nhân
bằng chế độ sở hữu xã hội để xây dựng xã hội phát triển. Hai là, xã hội học cần tập trung phân
tích cấu trúc xã hội để chỉ ra ai là người có lợi và ai là người thiệt hại từ cách tổ chức xã hội và
cơ cấu xã hội hiện có. Nói cách khác, cấu trúc xã hội, phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội
phải là những chủ đề nghiên cứu cơ bản của xã hội học hiện đại.[7]
3.4. Quan điểm của Max Weber
Max Weber nghiên cứu cấu trúc xã hội sau Marx hơn nửa thế kỷ. Do vậy, ông đã ghi nhận những
thay đổi trong cơ cấu giai cấp xã hội để phát triển lý thuyết xã hội học về sự phân tầng xã hội.
Theo đó, lĩnh vực kinh tế không còn vai trò quan trọng đối với sự phân chia giai cấp và tầng lớp
xã hội trong xã hội tư bản hiện đại. Cấu trúc xã hội nói chung và sự phân tầng xã hội nói riêng
chịu tác động của hai nhóm yếu tố cơ bản là các yếu tố kinh tế và các yếu tố phi kinh tế trong
quá trình hình thành, biến đổi cấu trúc xã hội và sự phân tầng xã hội.
Weber không coi mọi cấu trúc xã hội đều bất bình đẳng như trong một xã hội có giai cấp. Ông
nhấn mạnh rằng quyền lực kinh tế có thể là kết quả nắm giữ quyền lực dựa vào các nền tảng
khác. Địa vị xã hội và uy tín xã hội có thể xuất phát từ quyền lực kinh tế, song đó không phải là
tất yếu duy nhất. Ngược lại, địa vị có thể tạo nên cơ sở của quyền lực chính trị.
Weber nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường chứ không phải là tái sản xuất, như là cơ sở
kinh tế của giai cấp. Ông quan niệm giai cấp là một tập hợp người có chung các cơ hội sống
trong điều kiện kinh tế thị trường. Nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng trong xã hội tư bản là
khác biệt về khả năng thị trường.
4. Một số dạng bất bình đẳng xã hội
4.1. Bất bình đẳng về giới
Bất bình đẳng giới là sự khác nhau về những lợi ích, cơ hội về mặt vật chất hay tinh thần giữa
hai giới trong xã hội. Nó dựa trên sự đánh giá của xã hội về vai trò của giới, trong đó, nam giới
thường được đề cao và có quyền uy hơn nữ giới. Đây là dạng bất bình đẳng phổ biến nhất.
Điều này thể hiện rõ ràng nhất từ sự phân công lao động diễn ra trong gia đình hàng ngày. Nhiều
người quan niệm việc nội trợ là trách nhiệm mà người phụ nữ phải làm để phục vụ gia đình.
Người chồng nếu có thì chỉ trợ giúp, tạm thay hoặc động viên chứ không thực sự chủ động tham
gia. Một người phụ nữ không biết nấu ăn sẽ bị nhiều người chê trách, ngược lại đàn ông không
biết nấu nướng thì lại được chấp nhận. Ngoài ra, người vợ còn có thể là đối tượng của nạn bạo
hành, đàn ông được cho là có quyền chi phối vợ mình trong khi phụ nữ ít có quyền trong gia
đình và do đó cũng hạn chế cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định trong gia đình.
Thực ra, khi có sự khác biệt trong phân công lao động gia đình, nếu sự chênh lệch ấy được thực
hiện một cách tự nguyện thì không phải là bất bình đẳng nhưng nếu công việc được làm trong
trạng thái mệt mỏi, ép buộc thì đấy chính là sự bất bình đẳng giới.
Không chỉ ở gia đình, bất bình đẳng giới còn xảy ra trong nhiều lĩnh vực như việc làm, giáo dục,
chính trị, … Bất bình đẳng giới xảy ra ngày càng nhiều với quy mô rộng. Để khắc phục tình
trạng trên, cần có sự công bằng trong việc tiếp cận nguồn lực giáo dục giữa nam và nữ, từ đó tạo
đột phá về cách tiếp cận nghề nghiệp, công việc cũng như lợi ích xã hội. Đặc biệt hơn cả là phải
thay đổi nhận thức. Bất bình đẳng về giới có gốc rễ từ sự trì trệ trong nhận thức của con người.
Do đó, cần có giải pháp thúc đẩy nhận thức bắt kịp trình độ phát triển của xã hội, tránh tư tưởng
cổ hủ, lạc hậu, cực đoan.
Năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật Bình đẳng giới nhằm quy định nguyên tắc bình đẳng giới
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.[8] Nhờ những
nỗ lực của mình, Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá là điểm sáng trong việc thực hiện bình
đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ. Đây là thành quả đáng khích lệ và đòi hỏi sự phấn đấu
không ngừng để hoàn thành những mục tiêu thiên niên kỷ mà chúng ta đã đề ra.[9]
4.2. Bất bình đẳng về thu nhập
Một trong những vấn đề xã hội quan trọng nhất liên quan đến phát triển nhanh là bất bình đẳng
về thu nhập. Cần nhấn mạnh rằng không phải tất cả hiện tượng bất bình đẳng đều không tốt, vì
luôn có sự đánh đổi giữa tăng trưởng và bình đẳng. Trong một xã hội hoàn toàn bình đẳng hay
một xã hội bất bình đẳng cao độ đều có rất ít động lực để các cá nhân vươn lên tầng lớp trên.
Ngoài ra, do có sự khác biệt giữa bất bình đẳng dựa trên nỗ lực và bất bình đẳng dựa vào hoàn
cảnh, trong khi hoạch định chính sách, những đánh giá là rất quan trọng để quyết định xem bình
đẳng nào là cần thiết, bình đẳng nào cần loại bỏ vì ranh giới giữa chúng đôi khi rất mong manh.
[10]
Trên thế giới, trong những thập kỷ gần đây, tốc độ tăng trưởng ở các nước đang phát triển luôn
cao hơn tốc độ tăng trưởng của các nước phát triển, tuy nhiên sự khác biệt tỏ ra rõ nét nhất kể từ
những năm 1980. Mặc dù phép so sánh giữa nhóm 20% người nghèo nhất và 20% người giàu
nhất hành tinh cho thấy tình trạng bất bình đẳng về thu nhập đang giảm đi, khó có thể kết luận
tình trạng bất bình đẳng được đẩy lùi do khoảng cách giữa các nước nghèo nhất ngày một tăng.
[11]
Việt Nam, với tốc độ phát triển nhanh chóng, vừa được xếp vào nhóm quốc gia có thu nhập trung
bình. Tăng trưởng nhanh và bền vững luôn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế
– xã hội. Theo kết quả khảo sát mức sống hộ dân cư năm 2010 của Tổng cục thống kê, thu nhập
bình quân một người một tháng của nhóm hộ giàu nhất gấp 9,2 lần thu nhập nhóm hộ nghèo
nhất, tăng so với các năm trước. Ngoài ra, hệ số Gini của Việt Nam cũng có xu hướng tăng trong
thời gian gần đây. Cụ thể, theo Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam từ năm 1993 – 2006 của
Tiến sỹ Lê Quốc Hội, hệ số Ghini theo chi tiêu tăng từ 0,34 (năm 1993) lên 0,36 (năm 2006), còn
hệ số Ghini theo thu nhập tăng từ 0,34 (năm 1993) lên 0,43 (năm 2006).[12] Mặc dù tình trạng
bất bình đẳng của Việt Nam ít trầm trọng hơn của Trung Quốc và phân bố thu nhập được cho là
còn tương đối bình đẳng, mức bất bình đẳng đang dần tăng lên và do đó, cần có những giải pháp
để đảm bảo an sinh xã hội.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu bất bình đẳng xã hội
Bất bình đẳng xã hội là vấn đề trung tâm của xã hội học hiện đại. Do đó, nghiên cứu về bất bình
đẳng xã hội .giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội
Ở phương diện cá nhân, nghiên cứu bất bình đẳng xã hội thấy được điểm xuất phát của cho ta
mỗi cá nhân, từ đó . đánh giá tương đối chính xác quá trình phấn đấu vươn lên của mỗi người
Ngoài ra, nghiên cứu về bất bình đẳng xã hội còn cho thấy giá trị đích thực của cá nhân trong
cuộc sống.
Ở phương diện xã hội, nghiên cứu về bất bình đẳng , tiền đề để các nhà quản tạo ra cơ sở lý luận
công đưa ra hệ thống chính sách phù hợp, đúng đắn nhằm giảm bất công xã hội, thúc đẩy
bằng và nền tảng phát triển chung, hướng đến việc xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.
| 1/7

Preview text:

BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI Các tác giả
1. Nguyễn Thế Đức Tâm (Nhóm trưởng) 2. Tống Việt Hà 3. Vũ Thị Lệ 4. Đặng Nguyễn Thùy Linh 5. Đoàn Thị Thiên Nga
6. Trương Đình Bảo Ngọc 7. Nguyễn Ngọc Băng Tâm 8. Lê Thị Bích Trâm
9. Nguyễn Hồ Phương Uyên 10. Nguyễn Phương Tâm
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Hữu Túc
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2011 MỤC LỤC
1. Khái niệm bất bình đẳng xã hội …………………………………………………… 1
2. Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội ……………………………………………… 3
3. Một số quan điểm về bất bình đẳng xã hội ……………………………………. 4
3.1. Quan điểm dựa vào yếu tố sinh học của cá nhân …………………….. 5
3.2. Quan điểm dựa vào yếu tố kinh tế ………………………………………… 5
3.3. Quan điểm của Karl Marx ……………………………………………………. 6
3.4. Quan điểm của Max Weber ………………………………………………….. 7
4. Một số dạng bất bình đẳng xã hội ……………………………………………….. 7
4.1. Bất bình đẳng về giới ………………………………………………………….. 7
4.2. Bất bình đẳng về thu nhập …………………………………………………… 9
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu bất bình đẳng xã hội ………………………… 10
Danh mục tài liệu tham khảo ………………………………………………………… 11
BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI
1. Khái niệm bất bình đẳng xã hội
Tất cả các xã hội đều được đặc trưng bởi sự khác biệt xã hội. Đó là quá trình mà con người tạo
nên khoảng cách do cách ứng xử khác nhau bởi vị thế, vai trò cùng những đặc điểm khác. Quá
trình đó chuẩn bị cho bất bình đẳng xã hội, là điều kiện mà con người có cơ hội không ngang
bằng nhau về sử dụng của cải, quyền lực và uy tín. Bất bình đẳng là một hiện tượng mang tính kế
thừa ở mọi thời đại vì nó tồn tại trong mọi xã hội do cơ cấu xã hội mang lại. Bất bình đẳng
không phải là một hiện tượng tự nhiên, tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các mối quan hệ trong
xã hội, nó tồn tại “khi có một nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác.”[1]
Trong sự vận động và phát triển của xã hội thì bất bình đẳng xã hội luôn là một vấn đề trung tâm.
Bất bình đẳng xã hội hình thành nên một hệ thống tồn tại song song với sự phát triển qua những
xã hội khác nhau. Điều đó cũng cho ta nhận biết được rằng hệ thống bất bình đẳng sẽ khác nhau
trong những xã hội khác nhau và nguyên nhân chính là do thể chể chính trị và hoàn cảnh, điều
kiện sinh sống của từng nơi quyết định.
Từ khái niệm bất bình đẳng đã nêu ở phần trên, ta có thể suy ra bất bình đẳng xã hội là sự không
bằng nhau về mặt xã hội, tức là sự khác nhau về những lợi ích, cơ hội về mặt vật chất lẫn tinh
thần cũng như là thỏa mãn các lợi ích đó của cá nhân trong một nhóm xã hội hay nhiều nhóm xã hội khác nhau.
Bất bình đẳng có thể được phân thành:
(i) Bất bình đẳng mang tính tự nhiên: đó là sự khác biệt của cá nhân về một hoặc một số đặc
điểm sẵn có như giới, tuổi, chủng tộc, trí lực, …
(ii) Bất bình đẳng mang tính xã hội: đó là sự phân công lao động dẫn đến phân tầng, tạo ra lợi
ích khác nhau giữa các cá nhân.
Theo quan điểm của các nhà xã hội học nghiên cứu về cơ cấu xã hội thì bất bình đẳng xã hội có
vai trò hết sức quan trọng:
(i) Bất bình đẳng được xem như là điều kiện để tổ chức xã hội
(ii) Bất bình đẳng là cơ sở cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội
(iii) Bất bình đẳng đảm bảo cho đời sống và phát triển xã hội
Bất bình đẳng xã hội là một khái niệm rất rộng, nó bao hàm cả công bằng xã hội và bất công bằng xã hội.
Công bằng xã hội là sự bất bình đẳng hợp lý, hợp pháp, chủ yếu dựa vào sự khác biệt khách
quan, tự nhiên giữa các thành viên trong xã hội về mặt năng lực (thể chất, trí tuệ), sự khác biệt về
cái tài, cái đức và sự cống hiến, đóng góp thực tế của mỗi cá nhân cho xã hội.
Bất công bằng xã hội là sự bất bình đẳng bất hợp lý, bất hợp pháp, không dựa trên sự khác biệt
tự nhiên giữa các cá nhân, cũng không chủ yếu được tạo ra do sự khác nhau về tài đức và sự
đóng góp cống hiến một cách thực tế của mỗi người cho xã hội mà dựa vào những hành vi trái
pháp luật, tham nhũng, lừa gạt, trộm cắp, buôn bán phi pháp để trở nên giàu có, luồn lọt, xu nịnh,
để có vị trí cao trong xã hội hoặc lười biếng, ỷ lại để rơi vào sự nghèo khổ, hèn kém.[2]
Như vậy, có thể kết luận rằng, bất bình đẳng xã hội mang theo cả mặt tích cực và tiêu cực. Một
mặt, đó là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, góp phần ổn định và tạo ra bộ mặt xã hội,
nhưng mặt khác đây cũng là nguyên nhân gây tích tụ bất bình xã hội, cản trở sự phát triển chung
của cộng đồng. Do đó, nghiên cứu về bất bình đẳng xã hội là việc làm cần thiết nhằm củng cố, tổ
chức xã hội ngày một công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội
Bất bình đẳng được hình thành trong đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Nó
gắn liền với phân công lao động xã hội. Do đó, bất bình đẳng diễn ra không giống nhau ở các xã
hội khác nhau. Đặc biệt, ở những xã hội có quy mô lớn và hoàn thiện, nền sản xuất xã hội phát
triển cao, sự phân công lao động càng đa dạng, phức tạp và bất bình đẳng xã hội càng trở nên gay gắt.
Những nguyên nhân tạo ra bất bình đẳng vô cùng đa dạng và khác nhau giữa các xã hội và nền
văn hóa, gắn liền với đặc điểm của giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ,…
Trong từng thời kỳ, cơ sở tạo nên bất bình đẳng cũng có sự khác nhau. Một số yếu tố trở nên
mạnh mẽ vào giai đoạn này nhưng lại ít ảnh hưởng trong giai đoạn khác. Bất bình đẳng tồn tại và
đi liền với những vấn đề và yếu tố mang tính thời sự trong xã hội. Tuy nhiên, dù nguyên nhân
dẫn đến bất bình đẳng xã hội rất đa dạng, các nhà xã hội học quy chúng vào ba nhóm cơ bản, đó
là những cơ hội trong cuộc sống, địa vị xã hội và ảnh hưởng chính trị.
Những cơ hội trong cuộc sống là những thuận lợi vật chất có thể cải thiện chất lượng cuộc sống
như của cải, tài sản, thu nhập, công việc, lợi ích chăm sóc sức khoẻ hay đảm bảo an ninh xã hội.
Cơ hội là những thực tế cho thấy những lợi ích vật chất và sự lựa chọn thực tế của nhóm xã hội
bất kể thành viên của nhóm có nhận thức được điều đó hay không. Trong xã hội, một nhóm
người có thể có những cơ hội, trong khi các nhóm khác lại không. Đây là cơ sở khách quan của bất bình đẳng.
Sự khác nhau về địa vị xã hội, tức là sự khác nhau về uy tín hay vị trí do quan niệm và sự
đánh giá của các thành viên khác trong xã hội
. Địa vị xã hội là sự phản ánh vị thế xã hội của cá
nhân, do cá nhân đạt được ở trong một nhóm hoặc là một thứ bậc trong nhóm này khi so sánh với
thành viên trong nhóm khác, được xác định bởi một loạt đặc điểm kinh tế, nghề nghiệp, sắc tộc.
[3] Trong một xã hội cụ thể, nếu sự khác nhau về cơ hội của một nhóm người là do nguyên nhân
khách quan tạo nên thì ngược lại, bất bình đẳng về địa vị xã hội do thành viên của các nhóm xã
hội tạo nên và thừa nhận. Nó có thể là bất kỳ thứ gì được một nhóm xã hội cho là ưu việt và
các nhóm xã hội còn lại thừa nhận
. Trong thực tế, cơ cấu giai cấp là nền tảng căn bản nhất của
địa vị xã hội. Ngoài ra, các thành tố khác tạo lập nên địa vị xã hội phải kể đến trình độ chuyên
môn, mức lương, gia đình, lứa tuổi, lãnh thổ, cư trú. Tuy nhiên, địa vị xã hội chỉ có thể được giữ
vững bởi những nhóm nắm giữ địa vị đó và các nhóm xã hội khác tự giác thừa nhận sự ưu việt đó.
Bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị là khả năng của một nhóm xã hội thống trị những nhóm
khác hay có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc ra quyết định cũng như việc thu được nguồn lợi
từ các quyết định.
Trong thực tế, bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị có thể được nhìn nhận
như là có được từ ưu thế vật chất hay địa vị cao. Bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để
đạt được địa vị và những cơ hội trong cuộc sống, đặc biệt đối với các cá nhân giữ chức vụ chính trị cao. Tóm lại, . Gốc rễ của bất
cấu trúc bất bình đẳng có thể dựa trên một trong ba loại ưu thế đó
bình đẳng có thể nằm trong mối quan hệ kinh tế, địa vị xã hội, hay trong các mối quan hệ thống
trị về chính trị của các giai cấp trong xã hội.
3. Một số quan điểm về bất bình đẳng xã hội
Bất bình đẳng xã hội là một hiện tượng xã hội phổ biến. Tuy nhiên, liệu bất bình đẳng có phải là
một hiện tượng xã hội không thể nào tránh khỏi? Xung quanh vấn đề này, có nhiều quan điểm
khác nhau. Chúng ta sẽ xem xét một số quan điểm tiêu biểu về bất bình đẳng xã hội.
3.1. Quan điểm dựa vào yếu tố sinh học của cá nhân
Quan điểm này cho rằng, bất bình đẳng là một thực tế của xã hội, nó luôn hiện diện bởi sự khác
biệt giữa các cá nhân. Trong một xã hội mở và nếu con người có sự khác nhau về tài năng và nhu
cầu thì điều đó tất yếu dẫn đến bất bình đẳng. “Một số bất bình đẳng đến như là kết quả không
thể né tránh về bất bình đẳng sinh học của kỹ năng, thể chất, khả năng tinh thần và những khía
cạnh của nhân cách.”[4]
Ngay từ thời cổ đại, một số nhà triết học đã khẳng định những “khác biệt” mang tính tự nhiên
giữa các cá nhân. Trong thực tế, vẫn có những khác biệt trong kiểu phân chia giới như là kết
quả không thể tránh được của bất bình đẳng
. Aristotle (384 – 322 TCN) cho rằng: “Đàn ông
bản chất là thống trị, đàn bà là bị trị, và đó là một luật lệ.” Ngay cả đến hiện nay, quan điểm này
vẫn còn tồn tại. Steven Goldberg nêu quan điểm: “Sự thống trị và sự thành đạt cao của nam giới
là khả năng không thể đảo ngược, bởi có những khác biệt về sinh học giữa nam và nữ.”[5]
Thực ra những quan điểm hoàn toàn tương tự có thể được tìm thấy trong các xã hội khác. Trong
không ít các gia đình Việt Nam hiện đại, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại. Người con trai
luôn được dành cho những ưu tiên và cơ hội nhiều hơn người con gái và tất yếu điều này làm cho
sự bất bình đẳng ngày một kéo dài và trầm trọng hơn.
3.2. Quan điểm dựa vào yếu tố kinh tế
Trong luận văn Về nguồn gốc của sự bất bình đẳng năm 1753, Jean-Jacques Rousseau đã vạch rõ
nguồn gốc của sự bất bình đẳng trong xã hội là ở chế độ tư hữu tài sản. Theo ông, bất bình
đẳng không phải là một quy luật tự nhiên, mà là sản phẩm của xã hội loài người; nó tồn tại và
phát triển từ khi xuất hiện chế độ tư hữu tài sản; rằng con người đã tạo ra sự bất bình đẳng thì
con người cũng có thể xóa bỏ nó.[6] Những đặc điểm về kinh tế – chính trị và thị trường lao
động tạo ra những khác biệt trong thu nhập và của cải. Thực chất, sự khác biệt về vị trí của các
cá nhân trong cơ cấu xã hội gây ra bất bình đẳng kinh tế. Ông cũng đã phân biệt rõ hai loại bất
bình đẳng giữa người với người. Đó là bất bình đẳng tự nhiên và bất bình đẳng xã hội – bất bình
đẳng do cơ chế xã hội tạo nên.
Một số nhà xã hội học khác cho rằng bất bình đẳng là không thể tránh khỏi do xã hội có những
nhiệm vụ này cần thiết hơn những nhiệm vụ khác và khả năng thực hiện những nhiệm vụ này
khác nhau. Họ lập luận rằng bất bình đẳng xã hội về lợi ích giữa các cá nhân là cần thiết để thúc
đẩy người tài nhất thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhất. Chính sự bất bình đẳng thúc đẩy
các cá nhân lao đô ˆng, học tâ ˆp để mang lại cơ hô ˆi cho chính bản thân mình. Do vậy không thể thủ
tiêu bất bình đẳng, vì bình đẳng có thể nguy hiểm cho xã hội như nhà kinh tế học A. Lechevalier
phân tích: “Bình đẳng chung chung thậm chí còn đi ngược lại ý niệm về sự công bằng, không chỉ
là công bằng về nỗ lực cá nhân, về nhu cầu, ham muốn mà cả những thiệt thòi.”
3.3. Quan điểm của Karl Marx
Học thuyết của Marx chủ yếu dựa trên sự nghiên cứu các học thuyết kinh tế mà ông coi là nền
tảng của cơ cấu giai cấp. Mối quan hệ giai cấp là chìa khoá của mọi vấn đề trong đời sống xã hội.
Marx khẳng định: “Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng là những tư tưởng
của giai cấp thống trị” và phục vụ cho giai cấp thống trị.
Những lý luận của Marx về hoạt động tổ chức sản xuất của cải vật chất cũng như sự phân công
lao động trong xã hội cùng với những phân tích về cấu trúc xã hội đã vạch rõ tính chất giai cấp
của xã hội và tính bất bình đẳng trong quan hệ xã hội. Qua những phân tích về cấu trúc xã hội
này, có thể rút ra hai kết luận quan trọng. Một là, cần xóa bỏ và thay thế chế độ sở hữu tư nhân
bằng chế độ sở hữu xã hội để xây dựng xã hội phát triển. Hai là, xã hội học cần tập trung phân
tích cấu trúc xã hội để chỉ ra ai là người có lợi và ai là người thiệt hại từ cách tổ chức xã hội và
cơ cấu xã hội hiện có. Nói cách khác, cấu trúc xã hội, phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội
phải là những chủ đề nghiên cứu cơ bản của xã hội học hiện đại.[7]
3.4. Quan điểm của Max Weber
Max Weber nghiên cứu cấu trúc xã hội sau Marx hơn nửa thế kỷ. Do vậy, ông đã ghi nhận những
thay đổi trong cơ cấu giai cấp xã hội để phát triển lý thuyết xã hội học về sự phân tầng xã hội.
Theo đó, lĩnh vực kinh tế không còn vai trò quan trọng đối với sự phân chia giai cấp và tầng lớp
xã hội trong xã hội tư bản hiện đại. Cấu trúc xã hội nói chung và sự phân tầng xã hội nói riêng
chịu tác động của hai nhóm yếu tố cơ bản là các yếu tố kinh tế và các yếu tố phi kinh tế trong
quá trình hình thành, biến đổi cấu trúc xã hội và sự phân tầng xã hội.
Weber không coi mọi cấu trúc xã hội đều bất bình đẳng như trong một xã hội có giai cấp. Ông
nhấn mạnh rằng quyền lực kinh tế có thể là kết quả nắm giữ quyền lực dựa vào các nền tảng
khác. Địa vị xã hội và uy tín xã hội có thể xuất phát từ quyền lực kinh tế, song đó không phải là
tất yếu duy nhất. Ngược lại, địa vị có thể tạo nên cơ sở của quyền lực chính trị.
Weber nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường chứ không phải là tái sản xuất, như là cơ sở
kinh tế của giai cấp. Ông quan niệm giai cấp là một tập hợp người có chung các cơ hội sống
trong điều kiện kinh tế thị trường. Nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng trong xã hội tư bản là
khác biệt về khả năng thị trường.
4. Một số dạng bất bình đẳng xã hội
4.1. Bất bình đẳng về giới
Bất bình đẳng giới là sự khác nhau về những lợi ích, cơ hội về mặt vật chất hay tinh thần giữa
hai giới trong xã hội. Nó dựa trên sự đánh giá của xã hội về vai trò của giới, trong đó, nam giới
thường được đề cao và có quyền uy hơn nữ giới. Đây là dạng bất bình đẳng phổ biến nhất.
Điều này thể hiện rõ ràng nhất từ sự phân công lao động diễn ra trong gia đình hàng ngày. Nhiều
người quan niệm việc nội trợ là trách nhiệm mà người phụ nữ phải làm để phục vụ gia đình.
Người chồng nếu có thì chỉ trợ giúp, tạm thay hoặc động viên chứ không thực sự chủ động tham
gia. Một người phụ nữ không biết nấu ăn sẽ bị nhiều người chê trách, ngược lại đàn ông không
biết nấu nướng thì lại được chấp nhận. Ngoài ra, người vợ còn có thể là đối tượng của nạn bạo
hành, đàn ông được cho là có quyền chi phối vợ mình trong khi phụ nữ ít có quyền trong gia
đình và do đó cũng hạn chế cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định trong gia đình.
Thực ra, khi có sự khác biệt trong phân công lao động gia đình, nếu sự chênh lệch ấy được thực
hiện một cách tự nguyện thì không phải là bất bình đẳng nhưng nếu công việc được làm trong
trạng thái mệt mỏi, ép buộc thì đấy chính là sự bất bình đẳng giới.
Không chỉ ở gia đình, bất bình đẳng giới còn xảy ra trong nhiều lĩnh vực như việc làm, giáo dục,
chính trị, … Bất bình đẳng giới xảy ra ngày càng nhiều với quy mô rộng. Để khắc phục tình
trạng trên, cần có sự công bằng trong việc tiếp cận nguồn lực giáo dục giữa nam và nữ, từ đó tạo
đột phá về cách tiếp cận nghề nghiệp, công việc cũng như lợi ích xã hội. Đặc biệt hơn cả là phải
thay đổi nhận thức. Bất bình đẳng về giới có gốc rễ từ sự trì trệ trong nhận thức của con người.
Do đó, cần có giải pháp thúc đẩy nhận thức bắt kịp trình độ phát triển của xã hội, tránh tư tưởng
cổ hủ, lạc hậu, cực đoan.
Năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật Bình đẳng giới nhằm quy định nguyên tắc bình đẳng giới
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.[8] Nhờ những
nỗ lực của mình, Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá là điểm sáng trong việc thực hiện bình
đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ. Đây là thành quả đáng khích lệ và đòi hỏi sự phấn đấu
không ngừng để hoàn thành những mục tiêu thiên niên kỷ mà chúng ta đã đề ra.[9]
4.2. Bất bình đẳng về thu nhập
Một trong những vấn đề xã hội quan trọng nhất liên quan đến phát triển nhanh là bất bình đẳng
về thu nhập. Cần nhấn mạnh rằng không phải tất cả hiện tượng bất bình đẳng đều không tốt, vì
luôn có sự đánh đổi giữa tăng trưởng và bình đẳng. Trong một xã hội hoàn toàn bình đẳng hay
một xã hội bất bình đẳng cao độ đều có rất ít động lực để các cá nhân vươn lên tầng lớp trên.
Ngoài ra, do có sự khác biệt giữa bất bình đẳng dựa trên nỗ lực và bất bình đẳng dựa vào hoàn
cảnh, trong khi hoạch định chính sách, những đánh giá là rất quan trọng để quyết định xem bình
đẳng nào là cần thiết, bình đẳng nào cần loại bỏ vì ranh giới giữa chúng đôi khi rất mong manh. [10]
Trên thế giới, trong những thập kỷ gần đây, tốc độ tăng trưởng ở các nước đang phát triển luôn
cao hơn tốc độ tăng trưởng của các nước phát triển, tuy nhiên sự khác biệt tỏ ra rõ nét nhất kể từ
những năm 1980. Mặc dù phép so sánh giữa nhóm 20% người nghèo nhất và 20% người giàu
nhất hành tinh cho thấy tình trạng bất bình đẳng về thu nhập đang giảm đi, khó có thể kết luận
tình trạng bất bình đẳng được đẩy lùi do khoảng cách giữa các nước nghèo nhất ngày một tăng. [11]
Việt Nam, với tốc độ phát triển nhanh chóng, vừa được xếp vào nhóm quốc gia có thu nhập trung
bình. Tăng trưởng nhanh và bền vững luôn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế
– xã hội. Theo kết quả khảo sát mức sống hộ dân cư năm 2010 của Tổng cục thống kê, thu nhập
bình quân một người một tháng của nhóm hộ giàu nhất gấp 9,2 lần thu nhập nhóm hộ nghèo
nhất, tăng so với các năm trước. Ngoài ra, hệ số Gini của Việt Nam cũng có xu hướng tăng trong
thời gian gần đây. Cụ thể, theo Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam từ năm 1993 – 2006 của
Tiến sỹ Lê Quốc Hội, hệ số Ghini theo chi tiêu tăng từ 0,34 (năm 1993) lên 0,36 (năm 2006), còn
hệ số Ghini theo thu nhập tăng từ 0,34 (năm 1993) lên 0,43 (năm 2006).[12] Mặc dù tình trạng
bất bình đẳng của Việt Nam ít trầm trọng hơn của Trung Quốc và phân bố thu nhập được cho là
còn tương đối bình đẳng, mức bất bình đẳng đang dần tăng lên và do đó, cần có những giải pháp
để đảm bảo an sinh xã hội.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu bất bình đẳng xã hội
Bất bình đẳng xã hội là vấn đề trung tâm của xã hội học hiện đại. Do đó, nghiên cứu về bất bình
đẳng xã hội giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.
Ở phương diện cá nhân, nghiên cứu bất bình đẳng xã hội cho ta thấy được điểm xuất phát của
mỗi cá nhân, từ đó đánh giá tương đối chính xác quá trình phấn đấu vươn lên của mỗi người.
Ngoài ra, nghiên cứu về bất bình đẳng xã hội còn cho thấy giá trị đích thực của cá nhân trong cuộc sống.
Ở phương diện xã hội, nghiên cứu về bất bình đẳng tạo ra cơ sở lý luận, tiền đề để các nhà quản
đưa ra hệ thống chính sách phù hợp, đúng đắn nhằm giảm bất công xã hội, thúc đẩy công
bằng và nền tảng phát triển chung, hướng đến việc xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.