BẦU-CỬ | Chính Trị Học Đại Cương| Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trên hành trình khám phá Chính trị Học Đại Cương tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, bầu cử là một chủ đề quan trọng và thú vị. Sinh viên sẽ được giới thiệu với các khía cạnh cơ bản của quá trình bầu cử, từ quy trình tổ chức bầu cử đến vai trò của cử tri và ứng cử viên. Thông qua việc nghiên cứu các trường phái chính trị, các hệ thống bầu cử và các vấn đề liên quan đến công lý và minh bạch trong quá trình bầu cử, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của bầu cử đối với hệ thống chính trị và xã hội.
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40190299 BẦU-CỬ
Chính Trị Học Đại Cương (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40190299
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH GIỮA KÌ Chủ đề: BẦU CỬ Giảng viên
: Đinh Văn Chiến
Nhóm thực hiện : Nhóm 5
Mã học phần : 2310DAI028L03 Học phần
: Chính trị học
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NGÀY 28 THÁNG 10 NĂM 2023 lOMoAR cPSD| 40190299 THÀNH VIÊN NHÓM 5 Họ và tên MSSV Vị trí Ôn Hạ Đoan 2256110042 Trưởng nhóm Huỳnh Thanh Huy 2256110061 Thành viên Phạm Hồng Ý Trinh 2256110181 Thành viên
Nguyễn Hoàng Bảo Yến 2256110198 Thành viên Lê Hoài Lan Hương 2256110064 Thành viên
Nguyễn Trần Hồng Phúc 2256110122 Thành viên
Đỗ Thị Thanh Ngân 2256110092 Thành viên Đinh Thị Mỹ Anh 2256110007 Thành viên
Đặng Trần Vy Thảo 2256110153 Thành viên lOMoAR cPSD| 40190299 MỞ ĐẦU
Bầu cử là một trong những chế định quan trọng trong ngành Luật Hiến
pháp, là cơ sở pháp lý cho việc hình thành ra các cơ quan đại diện cho
quyền lực của Nhà nước. Bên cạnh đó, những cuộc bầu cử mang tính chất
chính trị (thành lập cơ quan nhà nước), bầu cử còn được sử dụng trong tổ
chức và hoạt động của một số tổ chức xã hội, chính trị.
Đến với chủ đề này, thầy và các bạn sẽ hiểu hơn về BẦU CỬ - chương 5,
từ đó giải thích câu hỏi tại sao bầu cử được coi là cách thức cơ bản nhất để
người dân thực hiện quyền lực nhà nước và hiện nay có các loại hình bầu cử nào được áp dụng. lOMoAR cPSD| 40190299 CHƯƠNG 5: BẦU CỬ
5.1. BẦU CỬ - CÁCH THỨC CƠ BẢN NHẤT ĐỂ NGƯỜI DÂN
THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THUỘC VỀ MÌNH
Th.Jefferson luôn quan niệm rằng: mọi người sinh ra đều bình đẳng và có
những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, bất cứ khi nào một nhà nước nào đó
phá vỡ những quyền lợi, mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại
bỏ chính quyền đó, lập nên một nhà nước khác theo ý nguyện của nhân dân.
Đây cũng là những nét cơ bản nhất của một nền dân chủ. Nhân dân là
chủ thể của quyền lực nhà nước, vì chủ quyền nhà nước trong chế độ dân chủ
là thuộc về nhân dân. Có nhiều biện pháp để nhân dân thực hiện quyền lực
nhà nước thuộc về mình như: trưng cầu ý dân, ứng cử, bầu cử quốc hội,…và
trong đó có phương pháp thông qua người đại diện do nhân dân bầu ra.
Những người đại diện cho nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền
lực nhà nước theo một nhiệm kỳ. Để xác định người đại diện do nhân dân chọn
ra là ai, cuộc bầu cử sẽ được diễn ra, tất cả các công dân đến tuổi trưởng thành
đều có quyền bầu cử, các cá nhân được bảo vệ không bị tác động tiêu cực trong
khi bỏ phiếu, kiểm phiếu công khai trung thực, ứng cử viên nào nhận được sự
ủng hộ của đa số cử tri và được nhiều phiếu hơn sẽ là người trúng cử.
Bầu cử là một công cụ để buộc quan chức thắng cử và đảng phái của
họ phải có trách nhiệm với những gì đã hoàn thành và những gì mà họ
chưa hoàn thành trong nhiệm kỳ của mình. Bằng bầu cử nhân dân có
quyền thay đổi những người cầm quyền xấu xa không xứng đáng với niềm
tin của nhân dân. Đây cũng chính là điểm khác biệt cơ bản của một xã hội
dân chủ và độc tài, ở chỗ một người bình thường có quyền bỏ phiếu bầu ra
hoặc có thể bãi miễn các quan chức của họ.
Bầu cử chỉ ra những người lãnh đạo quốc gia, đồng thời như là một biện
pháp quan trọng để nhân dân kiểm tra trách nhiệm của chính quyền. Theo hiến
pháp và luật lệ của các nhà nước dân chủ,các đại diện do nhân dân bầu ra và có
trách nhiệm chèo lái, dẫn dắt quốc gia phát triển, những nhân vật này không phải lOMoAR cPSD| 40190299
chỉ là những bù nhìn hay là những nhà lãnh đạo tượng trưng. Nếu một cuộc bầu
cử nào mà không nhằm vào mục đích này thì nó là một bầu cử hình thức, giả tạo.
Bầu cử không chỉ là một biểu tượng mà nó còn là một hoạt động
mang tính cạnh tranh, định kỳ, đầy đủ và xác định. Trong đó các công dân
được hưởng quyền tự do phê phán, chỉ trích chính phủ, công bố các phê
phán và đề xuất các lựa chọn khác một cách công khai. Đây là một cách cơ
bản nhất của người dân để có thể ràng buộc quan chức nhà nước phải chịu
trách nhiệm về những hành động của mình.
Chính phủ dù có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoạt động có hiệu quả đến
đâu đi chăng nữa, mà các cơ quan- những người đảm trách các chức năng
quan trọng của nhà nước không do bầu cử mà ra thì cũng là một chế độ
phi dân chủ. Trong một xã hội dân chủ, không một thế lực nào có quyền
lực của nhà nước mà lại thoát ly khỏi cuộc bầu cử của nhân dân.
Khi các giai cấp suất hiện, nhà nước hình thành với tư cách là một thiết
chế đứng trên xã hội có chức năng thể hiện ý chí của những nhà cầm quyền
thống trị, điều hòa những mâu thuẫn và duy trì sự tồn tại, phát triển của xã hội.
Từ đó, quyền lực chính trị xuất hiện và mỗi công dân đều bình đẳng
trong lĩnh vực chính trị, tức là tự do chính trị. Với sự phát triển của toàn
nhân loại, nhận thức được quyền lực chính trị của mình, nhân dân càng đòi
hỏi phải được tham gia và giải quyết công việc của nhà nước. Sự tham gia
này thể hiện dưới hai hình thức là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
Về hình thức dân chủ trực tiếp , nhân dân sẽ trực tiếp giải quyết các
công việc của nhà nước qua: việc trưng cầu ý dân, ứng cử…Nhưng bởi
những khó khăn về diện tích lãnh thổ quốc gia, sự gia tăng dân số nhanh
chóng và số lượng dân cư lớn dẫn đến áp dụng còn hạn chế.
Về hình thức dân chủ gián tiếp, loại hình tiêu biểu của nó là dân chủ
đại diện, lại được áp dụng vô cùng rộng rãi, trong cả chế độ xã hội tư bản
và xã hội chủ nghĩa, chính vì thế phần lớn các nhà nước tư bản và xã hội
chủ nghĩa được tổ chức theo hình thức chính thể cộng hòa mà không được
tổ chức theo một loại hình chính thể nào khác. lOMoAR cPSD| 40190299
Dân chủ đại diện là một thể thức dân chủ, trong đó nhân dân thực
hiện chủ quyền của mình qua những người đại diện( khâu trung gian)
được chọn bằng phương pháp bầu cử.
Chính vì vậy bầu cử trở thành một hệ thống chế độ không thể thiếu
trong các chế độ chính trị dân chủ hiện nay. Chế độ bầu cử được xác định
bởi tổng thể các mối quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình tiến
hành các cuộc bầu cử, từ lúc lập danh sách cử tri, cho đến lúc kết thúc xác
định được danh sách những người trúng cử.
Chế độ bầu cử của một đất nước là một chế độ bầu cử dân chủ không
áp đặt, nhân dân tự nguyện thể hiện ý chí của mình, tìm ra được những người
xứng đáng làm đại diện cho họ, thay mặt họ quản lý và điều hành đất nước,
đồng thời tìm ra chính sách và đường lối thích hợp để phát triển quốc gia.
Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng cách bầu ra những người đại
diện thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, đó cũng là minh chứng cho
một nhà nước được tổ chức một cách hợp hiến hợp pháp. Các cơ quan nhà nước do
nhân dân bầu ra nên họ phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, họ chỉ được nắm
quyền lực nhà nước khi và chỉ khi vẫn còn sự tín nhiệm của nhân dân.
Các cách thức bầu cử khác nhau tạo nên các chế độ chính trị dân chủ
khác nhau, chính vì vậy một trong những quyết định quan trọng nhất của một
chế độ dân chủ là phương pháp bầu cử ra các nhà lãnh đạo và các dân biểu.
Nhìn chung, có hai cách lựa chọn cơ bản của bầu cử tạo nên hai chính thể nhà
nước điển hình hiện nay: chính thể đại nghị và chính thể tổng thống cộng hòa,
trong đó chính thể đại nghị cũng kể cả quân chủ và cộng hòa.
Phương pháp thứ nhất trong chế độ đại nghị là nhân dân trực tiếp
bầu ra hạ nghị viện, đảng đa số tại hạ nghị viện (dân biểu viện) hay liên
minh các đảng cầm quyền thành lập một chính phủ do thủ tướng đứng đầu
và thủ tướng đứng ra lựa chọn các thành phần chính phủ. Chính vì vậy,
chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện.Chế độ nghị viện xuất
hiện đầu tiên ở nước Anh, ngày nay áp dụng được nhiều nước khác nhau ở
châu Âu cho đến các vùng biển Caribe, ở Canada và Ấn Độ. lOMoAR cPSD| 40190299
Các chính phủ đại nghị cho rằng mặt tích cực của chế độ đa đảng này
là ngay cả đảng rất nhỏ bé cũng có đại diện trong viện lập pháp, từ đó
khuyến khích việc đối thoại và dung hòa quyền lợi đảng phái chính trị, cố
gắng thành lập một liên minh để tổ chức đảng chính quyền. Và nếu như mà
liên minh này tan vỡ hay đảng bị mất tín nhiệm, thì thủ tướng sẽ từ chức và
một chính phủ mới sẽ được thành lập sau cuộc tổng tuyển cử mới.
Khuyết điểm của chế độ đại nghị là mặt trái của tính mềm dẻo và việc
chia sẻ quyền hành pháp. Đây có thể nói là một sự bất ổn cố hữu của chế độ
chính trị mà có nhà nước đa đảng, liên minh đa đảng dễ bị tan vỡ và sụp đổ
ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của khủng hoảng chế độ chính trị khi
làm cho nhiều đảng phái chỉ lên nắm quyền trong một thời gian ngắn. Chính
phủ có thể bị các đảng phái nhỏ bé hành hạ, như: đe dọa rút ra khỏi chính
phủ liên hiệp, có thể đòi hỏi phải nhượng bộ một số yêu sách đặc biệt trong
chính sách của chính phủ,… Và đôi khi thủ tướng và đảng cầm quyền có thể
thi hành một số chính sách quá xa vời, có thể ở mức phản dân chủ, nhưng mà
lại không có một cơ chế hữu hiệu nào có thể ngăn cản được. Với chính sách tổ
chức này nhân dân gián tiếp bầu ra chính phủ trung tâm quyền lực nhà nước.
Phương pháp thứ hai là nhân dân bằng một cách trực tiếp và có thể gián
tiếp bầu ra một vị nguyên thủ quốc gia, không những là người đứng đầu nhà
nước mà còn là người trực tiếp lãnh đạo hành pháp. Chính vì thế, khác với chế
độ đại nghị chính phủ và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước lập pháp,
thì chính thể tổng thống cộng hòa phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, nhân
dân trực tiếp hạn chế quyền lực của tổng thống qua các cuộc bỏ phiếu phổ thông.
Tổng thống do nhân dân bầu lên trong một nhiệm kỳ nhất định sẽ có
ủy quyền trực tiếp từ nhân dân, có thể không cần đến vị thế của đảng mình
trong quốc hội. Đây là một cách tổ chức cơ quan hành pháp đơn giản nhất,
đồng thời tính trach nhiệm của hành pháp được nâng lên cao nhất.
Nếu đa số của Quốc Hội cùng đảng với tổng thống thì đó là một sự
thuận lợi, ngược lại thì tổng thống có thể sẽ trở nên khó khăn trong việc điều
hành. Bằng cách phân quyền cứng rắn, quốc hội cũng do dân bầu ra, tổng
thống cũng do dân bầu, cùng chịu trách nhiệm trước nhân dân, chính vì thế
các ngành đều có thể cùng có sự ủy thác quyền lực nhà nước từ cử tri và mỗi
ngành đều có quyền kiểm soát, cân bằng quyền lực đối với ngành kia. lOMoAR cPSD| 40190299
Nếu ai sợ rằng hành pháp có tiềm năng trở nên chuyên chế, sẽ có khuynh
hướng nhấn mạnh bộ máy quốc hội, và ngược lại những người lo ngại sự lạm
dụng quyền của đa số lập pháp thì sẽ luôn khẳng định uy quyền của tổng thống,
từ đó sẽ có sự cân bằng nhất định giữa các nhánh nắm quyền lực trong nhà nước.
Điểm yếu của chế độ tổng thống là rất dễ rơi vào tiềm năng của một
chính quyền bế tắc. Tổng thống có thể sẽ không hội đủ số phiếu để thi hành
những chính sách cứng rắn của mình và ngược lại bằng cách phủ quyết có
thể ngăn không cho Quốc Hội thay thế chính sách của mình bằng những
chương trình hành động do quốc hội đề suất.
Nếu như thủ tướng của chế độ đại nghị có đa số của nghị viện thuộc
đảng của mình thì sẽ đảm bảo chắc chắn cho chương trình lập pháp mà
ông ta đề xuất sẽ được Quốc Hội thông qua, thì một vị tổng thống trong chế
độ tổng thống cộng hòa, khi giao thiệp với một quốc hội có đa số không
cùng đảng, mà lại có những đặc quyền như mình, thường phải dùng đến
những phương pháp thượng nghị trường kỳ, mới có thể đảm bảo dự luật
của mình đưa ra, được thông qua tại quốc hội
Ở Mỹ, cũng như trên bất kỳ nền dân chủ nào khác, sự bảo đảm quan
trọng nhất về trách nhiệm của chính quyền là các công nhân có quyền kiểm
soát chính quyền của mình thông qua bầu cử. Mỗi cuộc bầu cử như là một
cuộc sát hạch chính quyền lớn, nếu như nhân dân vẫn tin tưởng thì chính
quyền cũ vẫn còn tại vị và ngược lại.
Dân chủ được hiểu như là một cách thức mà nhân dân có thể thay
đổi lực lượng cầm quyền. Bầu cử như một biện pháp giải quyết sự xung đột
giữa các thế lực nắm giữ quyền lực nhà nước.
Ở Mỹ cũng như bất cứ nền dân chủ nào khác, sự đảm bảo quan
trọng nhất về trách nhiệm của chính quyền là các công dân có quyền kiểm
soát chính quyền của mình thông qua bầu cử. Dân chủ được hiểu như là
một cách thức mà nhân dân có thể thay đổi lực lượng cầm quyền.Bầu cử là
biện pháp giải quyết sự xung đột giữa các cánh quyền lực nhà nước. lOMoAR cPSD| 40190299
Nhà nước tư sản được tổ chức và thành lập theo nguyên tắc phân
chia quyền lực. Vì vậy, đối tượng bầu cử trong nhà nước tư sản được áp
dụng rộng rãi hơn. Không như nhà nước xã hội chủ nghĩa, cử tri của các
nhà nước tư bản còn bầu ra các quan chức cao cấp khác như tổng thống,
thị trưởng,… Số lần được phép bầu cử tỷ lệ thuận với mức độ phân quyền
của mỗi quốc gia. Phân quyền bao nhiêu thì bầu cử nhiều bấy nhiêu và sự
chịu trách nhiệm của quyền lực nhà nước càng được gia tăng bấy nhiêu.
Ở một số nước mà nghị viện có cơ cấu hai viện (hạ viện, thượng
viện), thường hạ viện là viện do nhân dân trực tiếp bầu ra, còn thượng viện
được thành lập bằng bầu cử gián tiếp hoặc do chỉ định hoặc do truyền ngôi
thế tập. Bên cạnh đó, cũng có những nước mà thượng viện lẫn hạ viện đều
do nhân dân trực tiếp bầu ra. Bầu cử trực tiếp hoặc gián tiếp là cơ sở xác
định thẩm quyền của cơ quan nhà nước
Về nguyên tắc, cơ quan nhà nước được nhân dân trực tiếp bầu ra
lúc nào cũng có nhiều quyền hơn cơ quan được hình thành bằng phương
pháp bầu cử gián tiếp. Hạ nghị viện do nhân dân trực tiếp bầu ra theo quy
định của nhiều nước bao giờ cũng có nhiều quyền hơn thượng viện. Ví dụ:
- Tổng thống Mỹ do cử tri bầu cử gián tiếp nhưng thực chất là được
trực tiếp bầu ra, vì thế đã làm cho Tổng thống có quyền lực ngang
hàng với Nghị viện Mỹ.
- Nhân dân nước Anh thông qua cuộc bầu cử trực tiếp nghị sĩ vào Hạ nghị
viện, đã tự chọn cho mình một vị Thủ tướng. Điều này đã lý giải tại sao Thủ
tướng Anh có quyền năng hơn các quan chức khác của nhà nước Anh.
Việc bầu cử đã giúp cho nhân loại loại trừ quan niệm ngự trị từ xa xưa:
Quyền lực nhà nước xuất phát từ cõi “hư vô” do thiên đình định đoạt, dòng họ
nào vốn dĩ sinh ra là được quyền thống trị người khác. Tuy nhiên, để có được chế
độ xã hội ngày nay, nhân loại đã phải trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh bi tráng.
Lúc đầu việc bầu cử chỉ dành cho những người thuộc tầng lớp thượng lưu của
giai cấp thống trị, của những người có của cải, của những người đàn ông, của
những người có quốc tịch nguyên thủy. Đồng thời, giai cấp thống trị tư sản cùng
với giai cấp phong kiến dùng mọi thủ đoạn nhằm hạn chế sự tham gia của nhân
dân lao động vào các cuộc bầu cử. Một trong những bi kịch lớn của các chế độ
dân chủ trong suốt lịch sử nhân loại là công cuộc đấu tranh của các nhóm bị bỏ lOMoAR cPSD| 40190299
ra ngoài lề của cuộc sống cộng đồng: phụ nữ, màu da, tôn giáo,... họ không có quyền bầu cử.
Ví dụ như ở Mỹ, khi Hiến pháp năm 1787 được thông qua, chỉ có nam
công dân da trắng có tài sản mưới được hưởng quyền bỏ phiếu và được bầu.
Điều kiện tài sản đã biến mấy vào đầu thế kỉ XIX nhưng mãi đến những năm
1920 thì phụ nữ mới có quyền đi bỏ phiếu. Và đến những năm 1960 những người
da đen mới được hưởng trọn quyền đi bầu cử ở miền Nam Hoa Kỳ. Ngoài ra, họ
còn hạn chế thanh niên tham gia vào đời sống chính trị của nhà nước vì cho rằng
tầng lớp thanh niên chưa đủ chín chắn để tham gia vào các hoạt động chính trị.
Những người đạt được những tiêu chuẩn mà pháp luật bầu cử quy
định mới được lập danh sách cử tri . Người có tên trong danh sách cử tri
mới có quyền đi bầu cử. Pháp luật quy định có hai cách thức lập danh sách
cử tri. Một, danh sách cử tri lập thường xuyên, hằng năm đều có sự chỉnh
lý lại không phụ thuộc vào các cuộc bầu cử. Hai, danh sách cử tri được lập
cho mỗi cuộc bầu cử, trước mỗi cuộc bầu cử phải lập một danh sách cử tri.
Sau bầu cử danh sách cử tri không còn giá trị.
Các cuộc bầu cử phải được tiến hành theo các đơn vị bầu cử. Đơn vị
bầu cử được thành lập từ một vùng lãnh thổ tương ứng với một số lượng
dân cư nhất định, được bầu ra một số lượng đại biểu nhất định theo quy
định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan bầu cử trung ương.
Pháp luật nhiều nước quy định hai cách thức thành lập đơn vị bầu cử. Lấy
các đơn vị hành chính trực thuộc làm đơn vị bầu cử hoặc thành lập đơn vị
bầu cử riêng không phụ thuộc vào đơn vị hành chính trực thuộc.
Bình đẳng trong bầu cử thể hiện qua các công đoạn phân chia đơn vị
bầu cử. Để đảm bảo bình đẳng trong bầu cử, một số nước không phân chia
lãnh thổ phải tiến hành bầu cử ra thành các đơn vị bầu cử (các hạt bầu cử).
Hoặc pháp luật ấn định từ đầu về tỷ lệ đại biểu. Ở một số nước tư bản, pháp
luật quy định mỗi đơn vị bầu cử chỉ được bầu một đại biểu. Ngược lại, ở một
số nước, bắt buộc đơn vị bầu cử phải bầu ra không chỉ một mà nhiều đại biểu.
Hơn nữa những người ra ứng cử phải liên danh với nhau. Liên danh nào được
nhiều phiếu thì liên danh đó chiếm được toàn bộ số ghế của đơn vị bầu cử.
Thời xưa, quyền bầu cử chỉ dành riêng cho một hạng người nào đó trong lOMoAR cPSD| 40190299
xã hội hoặc chỉ những người có thể đóng một số tiền nhất định mưới có thể được
bỏ phiếu. Ngày nay, những luật lệ đó đã được bãi bỏ và hầu hết các nước trên thế
giới thực hành chế độ dân chủ đều áp dụng chính sách phổ thông đầu phiếu, mỗi
cử tri một lá phiếu, không phân biệt giai cấp, giàu nghèo.
Bầu cử là một phương pháp hữu hiệu để nhân dân thực hiện quyền nhà nước
thuộc về mình cũng như là một biện pháp truy tìm trách nhiệm của chính quyền nhà
nước vì bầu cử có liên quan mật thiết đến trách nhiệm của chính quyền.
Ở nhiều phương diện, bầu cử cũng tương tự cạnh tranh thị trường giúp
nâng cao phúc lợi người tiêu dùng. Bầu cử là một công cụ hiệu quả để đảm
bảo quyền lợi nhân dân (vì trong một “thị trường” độc quyền, người tiêu
dùng – người dân-thường bị bóc lột).
Bầu cử là công cụ buộc các quan chức thắng cử và đảng phái của họ có
trách nhiệm với những việc họ đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành trong
nhiệm kìa của mình. Bầu cử sẽ là một việc vô nghĩa nếu không có sự lựa chọn
vì thế những người dân phản đối chính quyền phải được phép tự do công khai
bày tỏ quan điểm của mình. Bầu cử tự do và công bằng không thể duy trì
được ở những nơi mà các quan chức có quyền bưng bít các lời chỉ trích.
Về nguyên tắc, người dân có toàn quyền thay người cầm quyền khi
họ lãnh đạo không hiệu quả. Tuy nhiên ở phương Đông cần có một cơ chế
pháp luật để điều đó được tiến hành trên thực tế.
5.2. CÁC LOẠI HÌNH BẦU CỬ
Những thể thức bầu cử, phần lớn, đều giống nhau tại khắp mọi quốc
gia. Muốn được quyền bầu cử, mọi công dân trong một quốc gia phải đủ
tuổi trưởng thành (khoảng từ 18 đến 21 tuổi tại các nước châu Âu và châu
Mỹ), bất luận là nam hay nữ. Căn cứ vào mức độ tham gia của người dân
vào các cuộc bầu cử người ta thường chia các cuộc bầu cử ra thành các
cuộc bầu cử hạn chế, hoặc cuộc bầu cử phổ thông (phổ thông đầu phiếu).
Cuộc bầu cử hạn chế là những cuộc bầu cử chỉ được tổ chức cho những
người đạt được những tiêu chuẩn nhất định theo quy định của pháp luật bầu cử.
Bầu cử và quyền được bầu được xác định như là một đặc quyền, đặc lợi của tầng
lớp trên mà không phải của những người dân thường. Pháp luật bầu cử đưa ra lOMoAR cPSD| 40190299
nhiều quy định theo các tiêu chí khác nhau để ngăn cản không cho các tầng
lớp nhân dân lao động tham gia bầu cử.
Cuộc bầu cử phổ thông (phổ thông đầu phiếu) là những cuộc bầu cử
được tổ chức mà tất cả mọi người tham gia không bị hạn chế bởi bất cứ
một giới hạn nào, chỉ trừ độ tuổi chưa đủ trưởng thành, hoặc bị toà án tước
các quyền tự do chính trị…
Theo tiêu chí ứng cử viên ra tranh cử, có thể phân tích các cuộc bầu
cử thành hai loại: bầu cử đơn danh và bầu cử liên danh.
Bầu cử đơn danh: Cử tri bỏ phiếu bầu cho một ứng cử viên, tuỳ mình
lựa chọn. Mỗi một hạt bầu cử chỉ được bầu một ghế, có thể là một chức
danh, các ứng cử viên ra tranh cử không liên kết với người khác, chức
danh khác. Cuộc bầu cử loại này thường được áp dụng cho các cuộc bầu cử
nghị sĩ. Mỗi một nghị sĩ được bầu ra từ một hạt bầu cử. Các nghị sĩ rất gắn
bó và chịu trách nhiệm một cách rõ ràng với hạt bầu cử của mình.
Ví dụ: đối với Hàn Quốc, ứng cử viên đại biểu Quốc hội được quyền đăng ký
ứng cử ở địa phương khác với nơi cư trú, nhưng chỉ được đăng ký ở 1 đơn vị bầu
cử (đại biểu Quốc hội là của cả nước). Hàn Quốc quy định: đại biểu Quốc hội
không đồng thời là đại biểu Hội đồng nhân dân; Chủ tịch tỉnh không được ứng
cử đại biểu Quốc hội. Người dân Hàn Quốc nhìn nhận đại biểu Quốc hội là nhà
chính trị, là chính khách chuyên nghiệp, họ bầu chọn đại biểu từ những người có
khả năng đóng góp được nhiều cho đất nước, phục vụ tốt cho nhân dân.
Bầu cử liên danh là những cuộc bầu cử những người ra tranh cử liên
kết với nhau trong một danh sách. Cử tri bỏ phiếu cho người này, cũng là
buộc phải bỏ phiếu cho người kia, nếu họ trong cùng một danh sách. Nếu
trong cuộc bầu cử đơn danh số lượng ghế phải bầu chỉ có 1, hoặc chỉ có
một chức danh, thì ở cuộc bầu cử liên danh bắt buộc phải được bầu hai ghế
hoặc hai chức danh trở lên, vì có từ hai ghế hoặc hai chức danh thì người
ra tranh cử mới có thể liên kết với nhau được. Trong phiếu bầu cử có in
sẵn một danh sách các ứng cử viên cùng một nhóm, một tổ chức, một đảng
phái. Cử tri có thể bầu cho toàn thể ứng cử viên có tên ghi trong phiếu bầu.
Ví dụ: cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ là cuộc bầu cử liên danh, vì hai ứng cử viên
Tổng thống và Phó Tổng thống trong cùng một liên danh. Sau khi được xác định,
ứng cử viên của Tổng thống có quyền lựa chọn ứng cử viên Phó Tổng thống. lOMoAR cPSD| 40190299
Chính việc Tổng thống do dân bầu ra nên Tổng thống bị hạn chế quyền lực, phải
chịu trách nhiệm trước cử tri. Sự giới hạn quyền lực của Tổng thống ở đây nằm
ở chỗ: Tổng thống phải thực hiện quyền hạn của mình có hiệu quả, đủ khả
năng có thể ứng cử tiếp ở nhiệm kỳ thứ hai; hoặc cần phải nâng cao uy tín
của đảng mình cho người ứng cử tiếp theo.
Muốn được quyền ứng cử, một công dân, bất luận nam hay nữ, phải
có đủ những điều kiện về quốc tịch, muốn ứng cử tại nước nào phải có quốc
tịch của nước ấy; về tuổi phải đã đến tuổi trưởng thành; về cử tri phải đã
cư trú trên lãnh thổ quốc gia mà mình ra ứng cử trong một thời hạn nhất
định; về tư pháp lý lịch không bị can án về tiểu hình, đại hình, không bị
bảo lãnh, không bị cấm quyền công dân, không bị khánh tận chưa được
phục quyền, không bị bãi chức, cách chức nếu là công chức; ứng cử viên
còn phải nộp một số tiền làm dự phí vận động.
Khi hồ sơ của ứng cử viên đã đầy đủ và hợp lệ, ứng cử viên có quyền
tổ chức cuộc vận động tuyển cử trong một thời hạn ấn định bởi luật pháp
trước ngày bầu cử. Cuộc vận động tuyển cử này được cụ thể hoá bằng
những bài tuyên truyền trên báo chí, truyền đơn, bích chương những cuộc
nói chuyện công khai với các cử tri tại đơn vị bầu cử của mình.
Ví dụ : Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu chiến dịch vận động tái tranh cử
với cuộc mít tinh lớn ở thành phố Philadelphia (bang Pennsylvania)
Ngoài những thể thức vận động ấy ra, ứng cử viên bị tuyệt đối cấm
không được tìm cách dùng tiền tài, lời dụ dỗ hứa hẹn hoặc dọa nạt cử tri
với mục đích giành giật lá phiếu bầu về cho mình. Nếu bị bắt quả tang vận
động tuyển cử trái luật lệ, ứng cử viên sẽ bị phạt tiền và bị vào tù. Và dù có
được đa số phiếu và đắc cử thì cuộc bầu cử này cũng sẽ bị huỷ bỏ và trong
đơn vị bầu cử sẽ có cuộc bầu lại.
Mặc dù theo quy định của hiến pháp, cuộc bầu cử của Tổng thống Hợp chúng
quốc Hoa Kỳ do dân chúng gián tiếp bầu ra, nhưng thực tế lại là trực tiếp, và mặc
dù do nhân dân Mỹ bầu ra, nhưng tổng thống được bầu ra chưa thể chắc chắn đã là
đại diện của đại đa số cử tri; mặc dù không được hiến pháp quy định, nhưng các
đảng phải có một vị trí rất quan trọng trong việc giới thiệu ứng cử viên tổng thống.
Một trong những lý do quan trọng của việc Hiến pháp năm 1787 phải quy định bầu
cử Tổng thống Mỹ thông qua tuyển cử đoàn (đại cử tri), vì bầu cử ra lOMoAR cPSD| 40190299
một người đứng đầu nước Mỹ là một công việc quan trọng phải thông qua
nhiều lần sàng lọc, không phải ai cũng có thể làm được, mà phải qua đại cử
tri. Những người dân bình thường không có khả năng làm được.
Kết quả cuộc đấu tranh đòi quyền bầu cử của nhân dân các nước tư bản không
chỉ dừng lại ở chỗ họ có quyền đi bỏ phiếu hay không mà còn phải đạt được tới cái
đích là trở thành những người đại diện cho chính bản thân mình trong cơ quan nhà
nước. Pháp luật tư sản trong lĩnh vực này có thể nói, về hình thức pháp lý, đã đạt
được nhiều thành công rực rỡ. Không ít nước tư bản buộc phải quy định trong pháp
luật bầu cử quyền ứng cử tự do của mỗi công dân. Công dân được quyền tự ứng cử
không phụ thuộc vào bất kỳ một đảng phái nào giới thiệu.
Muốn ứng cử vào hạ viện, công dân phải có độ tuổi từ 23 đến 25, thậm
chí vào thượng viện còn phải cao hơn, từ 30 đến 40. Một số nước còn nghiêm
cấm hàng loạt công dân không được bầu vào nghị viện, tức là những công dân
có nghề nghiệp, quan chức liên quan đến hoạt động của nghị viện. Thay vì
quy định này, pháp luật mở ra khả năng muốn trở thành nghị sĩ thì phải từ bỏ
chức sắc, nghề nghiệp đang đảm nhiệm (Cộng hoà Pháp, Cộng hoà Italia...).
Ngoài những điều kiện trên, những người tự ứng cử muốn được lập
danh sách ứng cử viên thì phải lấy một số lượng chữ ký ủng hộ của cử tri
tuỳ theo quy định của từng nước. Ví dụ: cao như ở Bỉ là 200 đến 500 chữ
ký, thấp như ở Canada - 2 chữ ký. Chính vì số lượng chữ ký người ủng hộ
thấp như vậy, Canada đã từng có trường hợp chú chó đăng ký ứng cử thị
trưởng Toronto trong hơn 100 ứng viên.
Ngoài chữ ký, người tự ứng cử phải nộp một khoản tiền cược vào ngân
sách nhà nước. Ở Anh là 150 Bảng; ở Pháp 1000 Frăng, ở Nhật 100 nghìn Yên
nếu ứng cử vào Hạ nghị viện. Nếu như ứng cử vào thượng viện hoặc tổng
thống còn phải nộp số lượng tiền nhiều hơn. Số lượng tiền này chỉ được hoàn
lại cho ứng cử viên, nếu họ nhận được một lượng phần trăm số phiếu thuận
nhất định tuỳ theo quy định của từng nước, như ở Pháp là 5%, ở Italia là
1,5% tổng số phiếu đi bầu. Ngược lại không thu được số lượng quy định trên
thì số tiền cược trước phải sung vào ngân sách nhà nước.
Nói chung, trong lịch sử bầu cử hãn hữu có trường hợp ứng cử tự do mà thắng
cử. Mặc dù rất ít nước tư sản pháp luật quy định các đảng phái được đặc quyền
giới thiệu ứng cử viên, trên thực tế các đảng phái chính trị đóng vai trò rất lớn lOMoAR cPSD| 40190299
trong việc giới thiệu ứng cử viên. Việc giới thiệu này đã trở thành một trong
những chức năng chính trị lớn nhất của các đảng phái chính trị. Trong thế giới tư
bản, bầu cử là cuộc đấu tranh hết sức gay gắt giữa các đảng phái chính trị
Vấn đề đặt ra ở đây là đảng phái nào được quyền giới thiệu ứng cử viên
theo pháp luật quy định và phải được thực tế chấp nhận ?
Về nguyên tắc, nhà nước tư sản thừa nhận đảng phái nào giành được một
số lượng ghế nhất định trong cuộc bầu cử trước sẽ có quyền giới thiệu ứng cử
viên cuộc bầu cử tiếp theo, hoặc thấp hơn là chỉ cần nhận được một lượng số
phiếu thuận nhất định trong cuộc bầu cử lần trước. Các đảng phái chính trị
giới thiệu ứng cử viên vào quốc hội cũng như vào các chức danh quan trọng
khác của nhà nước được tiến hành theo các thể thức hết sức khác nhau, tùy
theo quy định hoặc theo thông lệ của từng đảng phái và của từng nước.
Cách thứ nhất, cách thức giới thiệu cổ điển nhất là thông qua một uỷ
ban lựa chọn. Uỷ ban lựa chọn thông thường chỉ bao gồm một thành phần
rất hẹp, từ 2 đến 3 đảng viên cao cấp, chính khách hữu danh của các đảng
phái tham dự vào công việc lựa chọn ứng cử viên. Họ làm việc một cách bí
mật. Phương pháp này về sau gặp rất nhiều chỉ trích, chỉ còn được áp dụng
ở những nước chậm phát triển.
Cách thứ hai, tất cả các đảng viên của đảng, ít nhiều đều được tham gia
vào việc giới thiệu ứng cử viên. Đảng được tổ chức thành các chi bộ. Qua các
chi bộ, đảng viên cử đại diện của mình. Các đại diện này họp thành hội nghị
đảng địa phương để lựa chọn ứng cử viên. Các ứng cử viên được đưa về trung
ương phê chuẩn. Cách lựa chọn này được gọi là cách lựa chọn bán trực tiếp.
Cách thứ ba, các đảng phái tổ chức các hội nghị đảng để lựa chọn ứng
cử viên, gọi là các cuộc bầu cử sơ bộ. Mỗi đảng cho in lá phiếu riêng của
mình. Trên mỗi lá phiếu có ghi tên ứng cử viên dự định ra tranh cử. Cử tri
nhận lá phiếu sẽ vạch một chữ thập trước ứng cử viên mà mình ưa thích
nhất. Ứng cử viên nào có nhiều chữ thập nhất sẽ được đảng đưa ra tranh
cử cho đảng trong cuộc tuyển cử chính thức.
Ở Mỹ, trên thực tế Đảng Cộng hoà, Đảng Dân chủ giành độc quyền
trong việc giới thiệu ứng cử viên tổng thống và ứng cử viên vào Quốc hội Mỹ. Các lOMoAR cPSD| 40190299
đảng phái khác chỉ được quyền giới thiệu khi trong cuộc bầu cử trước giành
được từ 3 đến 5% phiếu bầu trong mỗi bang. Các đảng Cộng hoà và Dân chủ
thực hiện quyền đề cử của mình bằng cách tiến hành các cuộc bỏ phiếu bầu ứng
cử viên trong các hội nghị đảng viên. Người ta gọi các cuộc bỏ phiếu này là cuộc
bầu cử sơ bộ (cuộc bầu cử đầu tiên). Người được gọi là ứng cử viên chính thức là
người có nhiều phiếu hơn (đa số tương đối hay đa số tuyệt đối tuỳ theo quy định
của mỗi hội nghị đảng). Nếu bầu không được ứng cử viên, thì tổ chức bầu vòng
hai. Vòng hai chỉ tổ chức cho những người có nhiều phiếu nhất ở vòng đầu.
Ở nước Anh, trước năm 1969, ứng cử viên được giới thiệu vào Hạ viện
không cần theo đảng phái, nhưng sau này thực tế đã chỉ ra, việc giới thiệu cần
phải theo các đảng phái chính trị. Hai đảng Bảo thủ và Công đảng về cơ bản giữ
độc quyền trong việc giới thiệu ứng cử viên. Việc giới thiệu này được tiến hành
ở các tổ chức đảng địa phương, dưới sự lãnh đạo tập trung của cơ quan
đảng trung ương. Trong nhiều trường hợp phải có sự đồng ý của ban chấp
hành trung ương thì ứng cử viên mới được đưa vào danh sách ứng cử viên.
Tất cả các ứng cử viên được các đảng phái giới thiệu muốn được vào
danh sách chính thức để các cử tri bỏ phiếu thì phải được cơ quan phụ trách
bầu cử lập danh sách ứng cử viên. Các cơ quan phụ trách bầu cử không có
quyền giới thiệu ứng cử viên vào nghị viện, cũng như vào các chức danh nhà
nước khác, nhưng có trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ các quy định của
pháp luật, phải lập danh sách ứng cử viên cho những ứng cử viên được giới
thiệu đúng luật và có quyền gạt tên những ứng cử viên được giới thiệu không
theo quy định của pháp luật. Hai công đoạn này pháp luật tư sản thường giao
cho hai loại chủ thể khác nhau, để tăng kiểm tra, đối trọng lẫn nhau.
Quyền giới thiệu thuộc về đảng phái chính trị. Quyền lập danh sách
ứng cử viên thì lại thuộc về các cơ quan phụ trách bầu cử.
Sau công đoạn giới thiệu ứng cử viên và lập danh sách ứng cử viên là
công đoạn vận động bầu cử. Pháp luật tư sản quy định tương đối chi tiết
vấn đề này để đảm bảo sự bình đẳng giữa các ứng cử viên: thời gian bắt
đầu, kết thúc cuộc vận động, thời gian được phát biểu trên các phương tiện
thông tin đại chúng, cách thức và địa điểm dán áp phích. lOMoAR cPSD| 40190299
Theo cách thức tính kết quả trúng cử, ta có thể chia các cuộc bầu cử
thành 2 loại cơ bản: Bầu cử đa số và Bầu cử đại diện tỷ lệ
1) Bầu cử đa số: là xác định kết quả trúng cử cho ứng cử viên có nhiều
phiếu hơn và theo nguyên tắc đa số => người trúng cử là ứng cử viên thu
được đa số phiếu thuận. Có 2 loại bầu cử theo kết quả đa số:
- Bầu cử theo đa số tương đối: là xác định kết quả trúng cử không cần phải
đạt tới trên 50% tổng số phiếu => ai được số phiếu nhiều hơn thì người đó
trúng cử. Về mặt tích cực, khi đã bầu cử có kết quả, không phải tổ chức
lại, không cần tổ chức bầu cử khi số lượng ứng cử viên tranh cử bằng số
lượng được bầu; tuy nhiên, có rất nhiều ứng cử viên không là đại diện của
đa số cử tri. Đây là cách bầu cử ủng hộ các đảng phái mạnh, là nguồn gốc
sinh ra lưỡng đảng. Việc hình thành một hệ thống lưỡng đảng (gồm đảng
cầm quyền và đảng đối lập) sẽ khiến cho sự chịu trách nhiệm của quyền
lực nhà nước rơi vào đảng cầm quyền, sự giám sát tính chịu trách nhiệm
của lực lượng cầm quyền rơi vào đảng đối lập. Các nhà luật học tư sản
thường ủng hộ hệ thống lưỡng đảng. Họ cho rằng đầu phiếu tỷ lệ là
phương pháp bình đẳng và dân chủ nhất, vì nó thể hiện trong quốc hội mọi
xu hướng chính trị của xã hội lúc tiến hành bầu cử.
Ví dụ: Trường hợp chính đảng có đa số ghế trong Nghị viện nhưng lại nhận
được đa số phiếu chống của cử tri như sau: Năm 1954 Hạ viện Anh
có 319 nghị sĩ thuộc đảng Bảo thủ và 294 thuộc đảng Lao động. Tổng
số phiếu bỏ cho ứng cử viên đảng Lao động (13.900.000 phiếu) lớn
hơn đảng Bảo thủ (13.700.000 phiếu)
- Bầu cử theo đa số tuyệt đối: người trúng cử phải nhận được ít nhất
50% và 1 số phiếu thuận, vì thế, phương pháp này khắc phục được
nhược điểm của phương pháp trên. Mặt tích cực, người trúng cử là
đại diện của đa số cử tri đi bỏ phiếu; nhưng nhiều khi không tìm ra
được người trúng cử nếu đơn vị bầu cử được bầu nhiều đại biểu thì
bầu một lần có thể không đủ số lượng ghế, phải bầu lần thứ 2.
Để khắc phục tình hình này, ở Pháp kết hợp cả 2 nguyên tắc bầu cử đa
số tương đối và đa số tuyệt đối thành bầu cử hai vòng. Bầu cử hai vòng: là
cuộc bầu cử được tổ chức 2 lần cho một chức danh hoặc một ghế (thường
là tổng thống hoặc thị trưởng):
- Vòng thứ nhất: người trúng cử phải đạt được đa số tuyệt đối phiếu thuận. lOMoAR cPSD| 40190299
- Vòng thứ hai: chỉ cần nhiều phiếu hơn sẽ là người trúng cử
Ví dụ: Trong lịch sử nước Mỹ chỉ có một tổng thống duy nhất hưởng được
100% phiếu đại cử tri của cả hai nhiệm kỳ - Đó chính là G.Washington.
Nhiệm kỳ thứ nhất ông được tất cả 10 tiểu bang ủng hộ, nhiệm kỳ thứ hai
ông nhận được sự ủng hộ của tất cả 15 tiểu bang. Các cuộc bầu cử
khác đều diễn ra trong trạng thái rất gay go, có sự tranh giành từng lá phiếu một.
Người có nhiều phiếu nhất ở vòng đầu không chắc chắn là người thắng cử ở vòng
hai, mà nhiều khi người ít phiếu hơn ở vòng đầu lại là người thắng cử ở vòng hai.
Người ít phiếu lẫn người nhiều phiếu cũng cần phải có chiến thuật tranh cử ở cả vòng hai.
2) Bầu cử đại diện tỷ lệ: là xác định kết quả bầu cử bằng phương pháp đại diện
tỷ lệ. Phương pháp này cho phép cử tri đều có đại diện của mình trong cơ quan dân
cử, cho phép các đảng phái ra tranh cử, cử tri bỏ phiếu bầu cho các đảng phái chứ
không bầu cho từng ứng cử viên cụ thể. Tuy nhiên, nó cũng đồng thời sinh ra nhiều đảng phái trong chế độ tư bản.
Có 2 cách xác định kết quả bầu cử theo phương pháp đại diện tỷ lệ:
- Cách 1: Áp dụng công thức của nhà bác học người Anh T.Hare => Số
lượng ghế nhận được của một đảng phái ra tranh cử sẽ bằng số lần của
định mức bầu cử. Ví dụ: Một đơn vị bầu cử N, được phân một lượng ghế
nghị viện là 5. Số đảng phái ra tranh cử là 5, số phiếu thuận thu được lần
lượt là: Đảng A: 27.000 - Đảng B: 23.000 - Đảng C: 15.000 - Đảng D: 7.600
- Đảng E: 7.400. Vậy, định mức bầu cử là: 27.000 + 23.000 + 15.000 + 7.600
+ 7.400=16.000. Số lượng ghế của đảng A là: 27.000 - 16.000=11.000 ghế dư
.Tương tự, đảng B có 1 ghế dư 7.000. Các đảng khác không thu được ghế
nào. Như vậy, mới chỉ xác định được hai ghế của đảng A và B, còn lại 3
ghế trống. Để khắc phục tình hình này, một số nước cho phép hạ thấp định
mức bầu cử xuống bằng cách thêm vào lượng ghế một hoặc hai số tự nhiên
như sau: định mức bầu cử là:27.000 + 23.000 + 15.000 + 7.600 + 7.4005 +
2=11.000. Theo định mức bầu cử này, đảng A sẽ được 2 ghế dư 5000 phiếu,
đảng B sẽ được 2 ghế dư 1000 phiếu và đảng C được 1 ghế.
Tuy nhiên số nước tư bản hiện nay áp dụng công thức này rất ít.
- Cách 2: Áp dụng công thức của nhà toán học Bỉ tên De Hondt => Số
ghế nhận được theo thứ tự giảm dần bằng cách đem số phiếu thuận
nhận được của mỗi đảng chia cho các số tự nhiên 1;2;3;4;5… lOMoAR cPSD| 40190299 Đảng A B C D E Chia cho 1 27.000 23.000 15.000 7.600 7.400 Chia cho 2 13.500 11.500 7.500 3.800 3.700 Chia cho 3 9.000 7.666 5.000 2.533 2.466
Thương nhận được xếp theo thứ tự giảm dần là: 27.000; 23.000; 15.000; 13.500;
11.500 => Như vậy, đảng A được 2 ghế, đảng B được 2 ghế, đảng C được 1 ghế.
Mặc dù pháp luật quy định quyền ứng cử của tất cả mọi người khi đến
tuổi trưởng thành (như là một trong những bảo đảm nhân quyền trong lĩnh
vực tự do chính trị) nhưng những người ứng cử tự do rất ít khi có thể trúng
cử. Quyền giới thiệu ứng cử viên được mặc nhiên là quyền của các đảng
phái chính trị. Cử tri (người dân đi bỏ phiếu) bỏ phiếu cho đảng phái chứ
không bỏ cho một ứng cử viên cụ thể nào
Những phương pháp xác định kết quả bầu cử như trên thường không
được quy định cụ thể trong pháp luật nên các đảng phái chính trị lợi dụng
kẽ hở này tùy vào hoàn cảnh cụ thể để có lợi cho họ. Nếu như không giành
được ghế trong các cuộc bầu cử thì các đảng phái sẽ thỏa thuận liên kết với
nhau để giành được ghế
Tóm lại, Nghị viện bao gồm tất cả mọi nguồn dư luận, khuynh hướng
chính trị, tôn giáo trong nước nên khi quyết định không chỉ dựa vào hai lực
lượng hình thành là đa số và thiểu số. Do đó, tính chất đại diện tỷ lệ không
có ý nghĩa mà nhiều học giả cho rằng đầu phiếu một vòng theo nguyên tắc
đa số tương đối thiết thực hơn.
Trong lịch sử nước Mỹ, kể từ ngày thành lập đến nay có tới 45 đời tổng
thống nhưng chỉ có một tổng thống duy nhất hưởng được 100% phiếu đại cử
tri của cả hai nhiệm kỳ. Đó là G.Washington. Còn lại các cuộc bầu cử khác
đều diễn ra trong trạng thái rất gay go, thậm chí có sự tranh giành từng lá
phiếu một. Chính vì ở loại hình này tổng thống nhận được quyền lực nhà nước
thuộc về mình qua lá phiếu trực tiếp từ cử trị, có thể ngang ngửa với lập pháp. lOMoAR cPSD| 40190299
Khác với tổng thống ở chính thể cộng hòa nghị viện, tổng thống ở
chính thể tổng thống cộng hòa có thể được nhân dân trực tiếp bầu ra, hoặc
gián tiếp bầu ra, tức là với lượng tuyến cử đoàn rộng rãi hơn. Do vậy, về
việc nguyên tắc, tổng thống ở chính thể này có nhiều quyền lực hơn.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mī được diễn ra theo ba giai doan:
Giai đoạn thứ nhất: giai đoạn đề cử ứng cử viên ra tranh cử Tổng thống.
Đây là giai đoạn của các chính đảng và cũng là giai đoạn tối quan trọng của cuộc
vận động bầu cử Tổng thống Mỹ. Giai đoạn này gọi là giai đoạn bầu cử sơ bộ.
Ðây là trận đấu đa phương giữa các ứng cử viên trong Đảng với nhau, tốn rất
nhiều tiền của. Tổ chức một cuộc bầu cử giữa những người ủng hộ cùng một
đảng. Bỏ phiếu cho bản thân ứng cử viên của một đảng, hoặc bỏ phiếu gián tiếp
cho những đại biểu dự hội nghị. Chọn được 12 người cao phiếu nhất làm đại biểu
đi dự đại hội đảng liên bang. Ðại hội Đảng Cộng hòa thường được tổ chức tại
Miami. Nếu may mắn - nghīa là có người đắc cử - lần sau lại tiếp tục họp ở chỗ
cū. Nếu không may mắn họ sẽ chuyển sang thành phố khác. Những đại biểu
không còn ứng cử viên của mình nữa thì sẽ bỏ cho ứng cử viên khác tùy theo sự
mặc cả lẫn nhau. Tiến trình tìm ứng cử viên của Đảng Dân chủ cūng diễn ra như
vậy. Kinh nghiêm lịch sử cho thấy, vận động để được chính đảng đề cử lắm lúc
còn khó khǎn hơn vận động để đắc cử trong nhân dân.
Giai đoạn thứ hai: là giai đoạn bầu chính thức, cử tri trực tiếp bầu ra tuyển cử
đoàn, giai đoạn này được quy định rất cụ thể trong Hiến pháp. Cuộc bầu cử chính
thức trên toàn nước Mī sē diễn ra vào ngày thứ Ba liền sau ngày thứ Hai đâu tiên
của tháng 11 nǎm thứ tư sau cuộc bầu cử lần trước năm nhuận. Số lượng tuyển
cử đoàn bằng tổng số lượng thượng và hạ nghị sĩ là 535 người (Hạ Nghị sĩ: 435;
Thượng nghị sī: 100) và 3 đại diện cho được phân cho Washington D.C, túc là 538
đại cử tri - tuyên cử đoàn viên. Khác với đại biểu của tiểu bang đi dự Ðại hội liên
bang, là tuyển cử đoàn viên không được là thượng, hạ nghị sī và một số quan
chức của tiểu bang, và liên bang. Ðiều trớ trêu ở đây là người dân bỏ phiếu ra đại
cử tri nhung không biết đại cử tri cụ thể là ai. Theo cách tính của nhiều tiểu
bang, chỉ cần ứng cử viên của đảng nào nhiều phiếu hơn, thì ứng cử viên của
đảng đó được hưởng toàn bộ lượng đại cử tri của tiểu bang đó. Ứng cử viên nào
có hơn 270 tuyên cử đoàn (đại cử tri) là thắng cử. lOMoAR cPSD| 40190299
Giai đoạn thứ ba: giai đoạn hình thức tuyên cử đoàn họp ở các tiểu bang
để bầu tổng thống và gửi kết qua lên Thượng nghị viện Mỹ. Trong trường
hợp không phân thắng bại, Hạ Nghị viện họp để bầu tổng thống cho 3 ứng
cử viên có nhiều phiếu nhất trong cuộc bầu cử đại cử tri nói trên.
Với cách thức bầu cử như vậy, nhiều người cho rằng chưa chắc Tổng
thống Mỹ sẽ là người được đa số cử tri bầu ra. Hay nói cách khác, chưa
chắc Tổng thống Mỹ đā là người đại diện cho đa số cử tri Mỹ. Ðó là một
thực tê rất dễ nhận thấy. Ví dụ, trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1968 số
lượng cử tri và tuyển cử đoàn được phân bổ sau bầu cử như sau:
- Ứng cử viên Nixon (Ðang Cộng hoà) có 31.785.480, chiếm 43,4% cử
tri, nhận 301 tuyển cử đoàn viên/đại cử tri.
- Ứng cử viên Humphrey (Đảng Dân chủ) có 31.275.166, chiếm 42,7%
cử tri, nhận 191 tuyển cử đoàn viên.
- Ứng cử viên Wallace (Ðang Tự do) có 9.906.473 chiếm 13,5% cử tri
và 46 đại cử tri.
Trong cuộc bầu cử này, Tổng thống Nixon trúng cử với tổng số cử tri là
gần 32 triệu, còn 42 triệu cử tri còn lại thì người đại diện của họ đã tất cử.
Tương tự như vậy, cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 43 năm 2000 cūng diễn
ra như vậy. Mặc dù G.Bush thắng cử, nhưng vân không là đại diện của đại đa số
cử tri. Ứng cử viên Đảng Dân chủ Gore mặc dù không trúng cử nhưng vẫn tuyên
bố một cách miễn cưỡng rằng: “Tôi thất bại ở phiếu đại cử tri nhưng thắng lợi ở
phiếu phổ thông”. Sự đặc biệt của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 43 còn
chỗ: Phải chờ đến phán quyết của Tòa án Tối cao Liên bang, thì mới có quyết
định trúng cử tổng thống. Vì vậy không ít người mỉa mai rằng, Toà án bầu Tổng
thống chứ không phải là nhân dân Mỹ. Cuộc bầu cử Tổng thống thứ 45 vào năm
2016 cūng diễn ra như vậy, mǎc dù bà H. Clinton hơn D. Trump khoảng 3 triệu
lá phiếu phổ thông, nhưng vẫn thất cử, bởi D. Trump nhiều phiếu đại cử tri hơn -
305 phiếu đại cử tri, trong đó bà Hillary Clinton chỉ có 227 phiếu.
Với chế độ đa đảng, bầu cử của các nhà nước tư bản phát triển có một nhiệm
vụ quan trọng là tìm cho ra lực lượng chính trị nào ngự trị trong dân chúng tại thời
điểm diễn ra bầu cử, mà không nhất thiết bầu cử cho từng ứng cử viên một.
Trong mọi chế độ dân chủ cuộc bầu cử có ý nghĩa rất quan trọng. Qua cuộc
bầu cử những người dân bình thường cũng có khả năng nhất cho việc thực hiện lOMoAR cPSD| 40190299
quyền lực nhà nước thuộc về mình. Qua mỗi một lần bầu cử chính quyền phải
được gắn bó với người nắm quyền lực nhà nước. Dù chính phủ có kết câu chặt
chẽ đến đâu, cũng không thể được coi là một chế độ chính trị dân chủ, khi mà các
quan chức lānh đạo trung ương cũng như ở địa phương không được bầu ra từ các
cuộc bầu cử tự do công khai và công bằng. Các cách thức bầu cử, cũng như cơ chế
vận hành các cuộc bầu cử có thể khác nhau, nhưng những yếu tố cơ bản của các
cuộc bầu cử dân chủ là giống nhau: Các công dân đến tuổi trưởng thành
đều có quyền đi bỏ phiếu, và được quyền ứng cử vào các chức danh nhà nước, các cá
nhân được bảo vệ chống lại các tác động tiêu cực trong bầu cử và vận động tranh
cử, với sự kiểm phiếu công khai và trung thực. Những cuộc bầu cử như vậy cho phép
nhân dân kiểm tra trách nhiệm của các cơ cấu quyền lực nhà nước.
Như vây, bầu cử như là một trong những biện pháp cơ bản nhất, cūng
qua đó thể hiện sự chịu trách nhiệm của nhà nước, cũng như một cách thúc
nhân dân đánh giá và mong muốn về trách nhiệm của nhà nước thay đổi
với mục tiêu đáp ứng được mong mỏi của mình. Quyền lực nhà nước của
các cơ quan nhà nước, cūng như của các cá nhân được đảm nhiệm các công
việc nhà nước là do nhân dân trao cho thông qua hoạt động bầu cử của họ.
Đây cũng là cơ sở cho việc các cơ quan nhà nước cūng như các quan chức
do nhân dân bầu ra không chỉ đơn thuần có được quyền lực nhà nước, mà
còn phải chịu trách nhiệm về việc thực thi quyền lực được giao./.