Bệnh hen phế quản | Trường Đại học Y tế Công cộng
Bệnh hen phế quản | Trường Đại học Y tế Công cộng. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 7 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Hen phế quản
1. Hen phế quản là bệnh gì?
Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính đường thở cùng với một loạt vấn đề như: phù nề, co
thắt đường thở, tăng tiết dịch đờm gây tắc nghẽn, giảm luồng khí lưu thông,… Do vậy,
bệnh nhân hen phế quản sẽ gặp phải các triệu chứng bệnh như khó thở, thở khò khè, nặng
ngực, ho tái diễn nhiều lần, đặc biệt vào ban đêm hay sáng sớm nhiệt độ xuống thấp.
Hen phế quản là bệnh viêm đường thở mạn tính nguy hiểm
Hen suyễn ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày và các hoạt động
thể lực của người bệnh. Hen suyễn là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng việc
tuân thủ điều trị giúp ích trong kiểm soát các triệu chứng của bệnh..
Ở Việt Nam, bệnh hen phế quản khá phổ biến, có khoảng 5% người dân ít nhất từng mắc
bệnh 1 lần trong đời. Đối tượng chủ yếu mắc bệnh là trẻ em thuộc nhóm tuổi 12 - 13,
nhiều trường hợp nhập viện do bệnh nặng, biến chứng nguy hiểm. Do vậy, cha mẹ cần
theo dõi dấu hiệu bệnh của trẻ, đưa trẻ đi khám và điều trị sớm tránh bệnh tiến triển nặng.
2.Nguyên nhân bệnh Hen phế quản
Hen phế quản có thể do nhiều nguyên nhân, hầu hết trường hợp mắc bệnh mạn tính hay
tái phát là do kết hợp cả nguyên nhân môi trường và đặc điểm cơ địa nhạy cảm. Cụ thể
các nguyên nhân có thể dẫn đến hen phế quản bao gồm: 2.1. Dị ứng
Những cơn hen phế quản sẽ xuất hiện khi người bệnh có cơ địa nhạy cảm tiếp xúc với dị
nguyên gây ra phản ứng dị ứng. Dị nguyên rất đa dạng và ở mỗi người là khác nhau,
thường gặp như: phấn hoa, lông chó mèo, thịt bò hay hải sản chứa chất gây dị ứng, thuốc
điều trị như aspirin, bụi nhà,…
Những cơn hen phế quản sẽ xuất hiện khi người bệnh có cơ địa nhạy cảm tiếp xúc với dị
nguyên gây ra phản ứng dị ứng 2.2. Yếu tố kích thích
Các yếu tố môi trường không khí có thể kích thích đến hệ hô hấp gây hen phế quản như:
ô nhiễm không khí, khói bụi xe, khói bụi đường, khói thuốc lá, hóa chất tẩy rửa, độ ẩm
quá cao hoặc quá thấp,… 2.3. Do vận động
Hen phế quản có thể xảy ra sau thời gian dài vận động nặng, gắng sức hoặc thức đêm dài,
… Những trường hợp được gọi là hen phế quản do gắng sức. 2.4. Do nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, người mắc bệnh hen phế quản có thể do cả các
nguyên nhân khác như: mắc bệnh trào ngược dạ dày, yếu tố di truyền, nhiễm trùng đường
hô hấp nặng, bệnh lý khác về đường hô hấp, do tác dụng phụ của thuốc điều trị như thuốc chẹn beta giao cảm,…
3.Triệu chứng bệnh Hen phế quản
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng hen phế quản có thể khởi phát đột ngột,
rầm rộ và nguy hiểm hoặc diễn biến từ từ nặng dần. Nguy hiểm là những cơn hen phế
quản nặng cấp tính ở người bị dị ứng nghiêm trọng, bệnh nhân cần được làm thông
thoáng đường thở nhanh, giảm sưng phù đường thở để đảm bảo hô hấp.
Khó thở là triệu chứng điển hình của hen phế quản
Dưới đây là những triệu chứng điển hình để nhận biết bệnh hen phế quản xảy ra: 3.1. Khó thở
Đây là triệu chứng dễ thấy nhất, xuất hiện sớm khi bị hen phế quản do đường thở bị sưng
phù khiến người bệnh không thở được. Khi bị khó thở nhiều, do thiếu hụt oxy mà người
bệnh sẽ có những triệu chứng khác như: vã mồ hôi, nói câu ngắn, khó nói chuyện, khó
phát âm, triệu chứng hốt hoảng lo lắng,… 3.2. Ho
Triệu chứng ho thường đi kèm với khó thở, bệnh nhân hen phế quản thường bị ho nhiều
hơn vào thời điểm nửa đêm về sáng hoặc khi làm việc gắng sức. Nhiều bệnh nhân chỉ có
triệu chứng ho, triệu chứng khó thở, nghẹt đường thở không xuất hiện nên thường bị chẩn
đoán sai sang bệnh lý hô hấp khác. 3.3. Nặng ở ngực
Nặng ở ngực là triệu chứng thường xuất hiện sau khó thở, thở khò khè khiến người bệnh
vô cùng khó chịu. Cảm giác này khác với nặng ngực do bệnh tim mạch nhưng không nên
chủ quan, dấu hiệu này có thể cho thấy người bệnh bị khó thở nặng. 3.4. Thở khò khè
Thở khò khè là tình trạng khi người bệnh thở, tiếng rít xuất hiện ở mỗi nhịp thở. Dấu hiệu
này rất thường gặp ở bệnh nhân hen phế quản cấp tính.
3.5. Viêm tiểu phế quản cấp
Khi hen phế quản tiến triển nặng, đi kèm với viêm tiểu phế quản cấp, bệnh nhân sẽ xuất
hiện dấu hiệu đặc trưng như ho khạc đờm, sốt nhẹ đến sốt cao.
Bụi bẩn cũng có thể là một trong các nguyên nhân gây hen phế quản
- Bốn đặc điểm: tái đi tái lại nhiều lần, tăng về đêm, liên quan đến thời tiết, xuất hiện
hoặc tăng khi tiếp xúc yếu tố kích thích
- Có các đợt khó thở cấp phải vào viện, ngoài cơn sinh hoạt gần như bình thường
Người bệnh cần nhận biết được các dấu hiệu của một cơn hen phế quản nặng, đe dọa tính
mạng để đến các cơ sở y tế kịp thời: -
Thở dốc hoặc thở rít tiến triển nặng nề hơn một cách nhanh chóng -
Triệu chứng không thuyên giảm sau khi sử dụng các thuốc giãn phế quản tác dụng
nhanh bằng đường hít tại nhà như albuterol. -
Triệu chứng xuất hiện khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi hay chỉ hoạt động nhẹ.
4. Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh hen phế quản
Dựa vào đặc trưng của bệnh hen phế quản, các tiêu chuẩn chẩn đoán được chia thành 2 nhóm sau: -
Tiền sử gia đình, bản thân và các triệu chứng hô hấp. -
Các phương pháp, kỹ thuật xét nghiệm.
Có 2 nhóm tiêu chuẩn được sử dụng để chẩn đoán bệnh hen phế quản
4.1 Tiền sử gia đình, bản thân và các triệu chứng hô hấp -
Tiền sử gia đình và bản thân mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm da dị ứng, chàm, ... -
Bệnh nhân hen phế quản thường có nhiều hơn một trong những triệu chứng điển hình
như khó thở, thở khò khè, ho khan, nặng ngực. -
Thời gian xuất hiện và mức độ của các triệu chứng thay đổi. -
Các triệu chứng thường xuất hiện và trở nặng hơn vào sáng sớm, khi thức dậy hoặc vào ban đêm, khi ngủ. -
Thời tiết thay đổi, gắng sức trong lao động hoặc tập luyện, tiếp xúc với các chất gây dị
ứng là những yếu tố khởi phát bệnh. -
Sau khi nhiễm siêu vi, các triệu chứng hen phế quản thường xảy ra hoặc trở nặng hơn. -
Dịch tiết mũi nhiều và có polyp mũi là triệu chứng không phổ biến nhưng có thể gặp ở bệnh nhân hen.
Tiền sử bản thân mắc các bệnh dị ứng làm tăng khả năng mắc hen phế quản
4.2 Các phương pháp, kỹ thuật xét nghiệm
Dựa vào các phương pháp, kỹ thuật xét nghiệm để chẩn đoán bệnh hen phế quản như: -
Nghe phổi: Nghe thấy có tiếng rít ran như ngáy ở hai phế trường của phổi. -
Quan sát lồng ngực: Khi hít vào thấy lồng ngực nở ra nhiều hơn. Các dấu hiệu khác
cho thấy đường dẫn khí bị hẹp là cơ vùng cổ bị co kéo, vai so. - Đo chức năng hô hấp
lúc thở ra, bao gồm lưu lượng thể tích khí thở ra gắng sức trong
giây đầu tiên (FEV1) và lưu lượng đỉnh (PEF): Sau khi người bệnh dùng thuốc giãn
phế quản, tiến hành đo lại. Khi FEV1 tăng hơn 200ml và lớn hơn 12% so với giá trị cơ
sở, PEF tăng hơn 60l/phút và trên 20% sau khi dùng thuốc giãn phế quản, người bệnh
được chẩn đoán mắc bệnh hen phế quản. Chỉ số PEF còn được dùng để đánh giá độ
nặng và khả năng kiểm soát cơn hen của người bệnh tại nhà. Tiến hành đo PEF vào
buổi sáng và chiều để theo dõi sự thay đổi, biến thiên trong ngày của PEF. -
Xét nghiệm dị ứng da: Ở một số bệnh nhân bị dị ứng trên da, kháng nguyên gây đáp
ứng dị ứng trên da cũng là nguyên nhân gây bệnh hen.
- Xét nghiệm NO (Nitric Oxide): Xét nghiệm này đo lượng khí nitric oxide trong hơi
thở. Nó có thể giúp xác định tình trạng viêm và vi khuẩn trong đường hô hấp.
- Xét nghiệm bạch cầu ưa acid trong đàm: Đây là một xét nghiệm đánh giá thành phần
tế bào của đàm. Nó có thể giúp xác định tình trạng viêm và các bệnh phổi khác nhau.
Thực hiện các xét nghiệm dị ứng để chẩn đoán bệnh hen phế quản - Xét nghiệm máu
: Đo lượng kháng thể chống lại kháng nguyên để đánh giá bệnh
nhân hen phế quản có bị dị ứng hoặc nhạy cảm với một loại kháng nguyên. Như : o
Bạch cầu ái toan >=15 G/L o
Bạch cầu ái toan đờm >= 2% -
Hít kháng nguyên: Người bệnh được hít một loại kháng nguyên đặc thù có thể gây
bệnh hen và kiểm tra có hiện tượng đường dẫn không khí bị co thắt bằng phế dung kế.
Ngoài ra, bệnh hen còn được chẩn đoán bằng các phương pháp: Chụp X-quang hoặc chụp
cắt lớp vi tính (CT scan) phổi, siêu âm tim đo điện tim để chẩn đoán phân biệt bệnh hen
phế quản với các bệnh lý khác hô hấp và tim mạch khác. Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh
hen phế quản bao gồm tiền sử gia đình, bản thân, các triệu chứng về hô hấp và một số
phương pháp, kỹ thuật xét nghiệm khác.