Biên bản họp nhóm - Luật Thương Mại | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Biên bản họp nhóm - Luật Thương Mại | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Thương mại (LTM2016)
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỚP K4E
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2019 BIÊN BẢN HỌP NHÓM I. Địa điểm
: Ký túc xá Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội II. Tên nhóm
: Nhóm số 03 III. Thành viên: 1 Võ Thị Hồng Hạnh : Nhóm trưởng . 2 Trần Anh Dũng : Thư ký . 3 Nguyễn Thế Bách : Thành viên . 4 Phạm Văn Bình : Thành viên . 5 Nguyễn Lữ Thảo Khanh : Thành viên . 6 Nguyễn Thị Mỹ Duyên : Thành viên . 7 Nguyễn Thị Thanh Hằng : Thành viên . 8 Nhan Hoàng Gia Bảo : Thành viên . 9 Nguyễn Trung Hiếu : Thành viên . IV.
Nội dung cuộc họp: 1.
Chủ đề: Chống trợ cấp và áp dụng biện pháp đối kháng đối với hàng hóa
nông nghiệp theo quy định WTO. 2.
Ngày làm việc nhóm thứ nhất: -
Thời gian: 20 giờ 00 ngày 10 tháng 05 năm 2019, Địa điểm: Ký túc xá
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. -
Cả nhóm có mặt đầy đủ để họp về nội dung của đề bài được giao. -
Bạn Hồng Hạnh và bạn Mỹ Duyên tiến hành tìm kiếm án lệ cùng các thành viên trong nhóm. -
Sau khi tìm kiếm được án lệ về “Chống trợ cấp và áp dụng biện pháp đối
kháng với hàng hóa nông nghiệm theo quy định WTO”. Bạn Hồng Hạnh tiến
hành phân chia các phần bài, cụ thể như sau:
+ Bạn Gia Bảo thực hiện phần “Khái quát chung”.
+ Các bạn còn lại trong nhóm cùng nhau nghiên cứu và thực hiện phần “Án lệ về
vấn đề chống trợ cấp và các biện pháp đối kháng đối với hàng hóa nông
nghiệp theo quy định của WTO”. -
Cả nhóm thống nhất với sự phân công công việc của nhóm trưởng. 3.
Ngày làm việc thứ hai: -
Thời gian: 09 giờ 00 ngày 11 tháng 05 năm 2019. Địa điểm: KTX Trường
Đại học Kiểm sát Hà Nội. -
Thành phần tham gia: Đầy đủ thành viên trong nhóm. -
Bạn Hồng Hạnh, bạn Anh Dũng, bạn Thảo Khanh, bạn Thanh Hằng cùng nhau thực hiện phần
dựa trên án lệ đã được tìm
“Phân tích án lệ” thấy. -
Bạn Mỹ Duyên, bạn Thế Bách, bạn Văn Bình và bạn Trung Hiếu cùng
nhau thực hiện phần “Đánh giá, bình luận của nhóm xoay quanh án lệ”. 4.
Ngày làm việc thứ ba: -
Thời gian: 09 giờ 00 ngày 12 tháng 05 năm 2019. Địa điểm: KTX Trường
Đại học Kiểm sát Hà Nội. -
Thành phần tham gia: Đầy đủ thành viên trong nhóm. -
Các bạn trong nhóm tiếp tục thực hiện phần nội dung mà nhóm trưởng đã
triển khai dựa trên án lệ đã được tìm thấy. 5.
Ngày làm việc cuối cùng: -
Bạn Anh Dũng và Hồng Hạnh hoàn thiện bản word của nhóm. -
Bạn Văn Bình thực hiện phần powerpoint chuẩn bị cho thuyết trình. V.
Đánh giá về công tác làm việc nhóm: -
Tất cả các bạn thành viên đều hăng hái, nhiệt tình và nghiêm túc. -
Cả nhóm có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để đưa ra được quan
điểm, cách thức thực hiện bài tập chung nhất và hiệu quả nhất. -
Bảng đánh giá, xếp loại tinh thần làm việc của các thành viên: Số thứ tự Họ tên Xếp loại 1 Nguyễn Thế Bách A 2 Nhan Hoàng Gia Bảo A 3 Trần Anh Dũng A 4 Võ Thị Hồng Hạnh A 5 Nguyễn Lữ Thảo Khanh A 6 Nguyễn Thị Mỹ Duyên A 7 Phạm Văn Bình A 8 Nguyễn Thị Thanh Hằng A 9 Nguyễn Trung Hiếu A Thư Ký Nhóm trưởng Trần Anh Dũng Võ Thị Hồng Hạnh MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU:...............................................................................................................1
B. NỘI DUNG:...........................................................................................................2
I. Khái quát chung về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng áp dụng đối với trợ
cấp:................................................................................................................................2
1. Khái niệm:.............................................................................................................2
1.1. Khái niệm trợ cấp theo Hiệp định Chống trợ cấp và các biện pháp đối
kháng.........................................................................................................................2
1.2. Khái niệm trợ cấp nông nghiệp.......................................................................2
2. Phân loại trợ cấp:..................................................................................................3
3. Điều kiện áp dụng biện pháp đối kháng:.............................................................4 II.
Án lệ về vấn đề chống trợ cấp và các biện pháp đối kháng đối với hàng hóa
nông nghiệp theo quy định của WTO:.......................................................................5
1. Nội dung án lệ:......................................................................................................5
2. Phân tích án lệ:......................................................................................................6
2.1. Lập luận của các bên......................................................................................6 2.1.1.
Vi phạm Điều khoản Hòa bình................................................................6 2.1.2.
Thanh toán trực tiếp của Hoa Kỳ không đủ điều kiện để được miễn giảm
...................................................................................................................7 2.1.3.
Chương trình Bước 2 hoạt động như một trợ cấp xuất khẩu.................7 2.1.4.
Tín dụng được đảm bảo xuất khẩu của Hoa Kỳ có chức năng như trợ
cấp xuất khẩu.........................................................................................................8 2.1.5.
Trợ cấp của Hoa Kỳ đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng......................10 2.1.6.
Đạo luật FSC-ETI năm 2000 với tư cách là trợ cấp xuất khẩu cho bông
vùng cao...............................................................................................................11
2.2. Lập luận của cơ quan tài phán.....................................................................11
2.3. Kết quả...........................................................................................................15
3. Đánh giá, bình luận của nhóm xoay quanh án lệ:.............................................15
3.1. Về vấn đề trợ cấp...........................................................................................15
3.2. Áp dụng các biện pháp đối kháng.................................................................18
3.3. Thuế đối kháng..............................................................................................19
3.4. Kháng cáo của Hoa Kỳ..................................................................................19
3.5. Việc không thực hiện nghĩa vụ của Hoa Kỳ.................................................20
C. KẾT LUẬN:........................................................................................................22
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO:.................................................................................23 A. MỞ ĐẦU:
Thương mại quốc tế ngày càng phát triển là một xu thế tất yếu của thế
giới trong thời kỳ hội nhập, giao lưu và phát triển mạnh mẽ sau chiến
tranh thế giới. Nhất là khi WTO được thành lập qua những vòng đàm
phán đầy cam go, nó đã tạo ra tiền đề cho giao lưu thương mại trên thế
giới với những nguyên tắc “Mở cửa thị trường”, “nguyên tắc bình đẳng”
và mục đích tốt đẹp mà WTO là thúc đẩy tự do thương mại, loại bỏ những
rào cản hạn chế. Hiệp định này thu hút sự tham gia của rất nhiều quốc gia
và vùng lãnh thổ. Kể từ khi WTO được thành lập đã giải quyết thỏa đáng
rất nhiều tranh chấp đa lĩnh vực và nhận được được sự tín nhiệm của các
quốc gia thành viên. Trong các cam kết của mình, rất nhiều trường hợp đã
vi phạm vì mục đích bảo hộ nền sản xuất nội địa hay tạo điều kiện hỗ trợ
cho các nhà sản xuất nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh trên thị trường
khốc liệt của quốc tế. Về vấn đề trợ cấp và biện pháp đối kháng đã có
nhiều vụ tranh chấp với giá trị lớn và kéo dài nhưng cũng đem lại cho
chúng ta có những nhìn nhân và am hiểu sâu sắc hơn về các quy định của
các hiệp định của WTO. Để hiểu rõ hơn vấn đề về “Chống trợ cấp và áp
dụng biện pháp đối kháng đối với hàng hóa nông nghiệp theo quy định
WTO”, nhóm xin chọn án lệ giải quyết tranh chấp giữa Brazil và Hoa Kỳ
về Sợi bông để phân tích làm rõ các quy định liên quan. 1 B. NỘI DUNG: I.
Khái quát chung về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng áp dụng đối với trợ cấp: 1. Khái niệm: I.1.
Khái niệm trợ cấp theo Hiệp định Chống trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của
Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một
trong các hình thức sau nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất: (i)
Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ cấp vốn, cho vay, góp cổ
phần) hoặc hứa chuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay); (ii)
Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ ưu đãi thuế, tín dụng);
(iii) Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ tầng chung);
(iv) Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư nhân tiến
hành các hoạt động (i), (ii), (iii) nêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm.
Các khoản hỗ trợ này được hiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng được
hưởng hỗ trợ nếu nó được thực hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một
ngân hàng thương mại… bình thường sẽ không khi nào làm như vậy (vì đi
ngược lại những tính toán thương mại thông thường). I.2.
Khái niệm trợ cấp nông nghiệp
Trợ cấp nông nghiệp là các hình thức hỗ trợ của Chính phủ cho việc sản
xuất, tiêu thụ nông sản (cho sản xuất nông nghiệp nói chung, cho một vùng nông
nghiệp hoặc cho một sản phẩm cụ thể).
Nông sản: Theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO thì nông sản là tất cả
các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến chương XXIV và một số sản phẩm cụ thể
thuộc các chương khác trong Hệ thống mã HS trừ cá và sản phẩm cá. Như vậy, nông sản bao gồm: 2 -
Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động
vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…; -
Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…; -
Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản
phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô…
Các loại trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp: -
Trợ cấp trực tiếp (cho nhà sản xuất, hợp tác xã, Hiệp hội, một cơ quan tiếp
thị) tuỳ thuộc vào việc thực hiện xuất khẩu; -
Bán hoặc thanh lý dự trữ nông sản của Chính phủ cho xuất khẩu với giá rẻ
hơn so với bán cho tiêu dùng trong nước; -
Các khoản thanh toán cho xuất khẩu nông sản do Chính phủ chi trả giúp. -
Trợ cấp nhằm giảm chi phí xuất khẩu nông sản (trừ các trợ cấp cho dịch
vụ xúc tiến xuất khẩu và dịch vụ tư vấn), bao gồm: cước phí vận chuyển, nâng
phẩm cấp, các chi phí chế biến khác, chi phí vận tải quốc tế và cước phí; -
Ưu đãi về phí vận tải nội địa và cước phí đối với nông sản xuất khẩu; -
Trợ cấp dựa vào thành tích xuất khẩu. 2.
Phân loại trợ cấp:
Có 03 loại trợ cấp, với quy chế áp dụng khác nhau:
Trợ cấp bị cấm (Trợ cấp đèn đỏ): Bao gồm: -
Trợ cấp xuất khẩu (trợ cấp căn cứ vào kết quả xuất khẩu, ví dụ thưởng
xuất khẩu, trợ cấp nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế/giảm thuế cao
hơn mức mà sản phẩm tương tự bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm
xuất khẩu, ưu đãi tín dụng xuất khẩu…). -
Trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu.
Đây là những hình thức trợ cấp mà hiện tất cả các thành viên WTO đều bị cấm áp dụng.
Trợ cấp không bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn xanh): Bao gồm: -
Trợ cấp không cá biệt: Tức là các loại trợ cấp không hướng tới một (một
nhóm) doanh nghiệp/ngành/khu vực địa lý nào. Tiêu chí để hưởng trợ cấp là 3
khách quan; không cho cơ quan có thẩm quyền cấp khả năng tuỳ tiện xem xét và
không tạo ra hệ quả ưu đãi riêng đối với bất kỳ đối tượng nào. -
Các trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt):
+ Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến
hành (với một số điều kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể).
+ Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu chí xác định cụ thể về mức thu
nhập bình quân hoặc tỷ lệ thất nghiệp).
+ Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới.
Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành
viên khác khiếu kiện (tức là loại trợ cấp được phép vô điều kiện).
Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn vàng):
Bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn
xanh). Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức trợ cấp này nhưng nếu
gây thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩm tương tự
của nước thành viên khác thì có thể bị kiện ra WTO. 3.
Điều kiện áp dụng biện pháp đối kháng:
Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp đối kháng
chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau
khi đã tiến hành điều tra chống trợ cấp, ra kết luận khẳng định sự tồn tại
đồng thời của cả 03 điều kiện sau: (i)
Hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp (với biên độ trợ cấp không thấp hơn 1%).
(iii) Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng
kể hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của
ngành sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”). (iv)
Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại nói trên. 4.
Biện pháp đối kháng được áp dụng: 4
Thuế đối kháng là một trong những biện pháp đối kháng được áp dụng
chủ yếu để chống trợ cấp. Thuế đối kháng (hay còn được gọi là thuế chống trợ
cấp) là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản
phẩm nước ngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu. Đây là biện pháp chống trợ
cấp nhằm vào các nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp (thông qua
thủ tục điều tra chống trợ cấp do nước nhập khẩu tiến hành) chứ không nhằm
vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện việc trợ cấp (WTO quy định các cơ chế
xử lý khác mang tính đa phương cho trường hợp này).
Thuế đối kháng được áp dụng không được vượt quá mức tương ứng với
khoản hỗ trợ hay trợ cấp đã xác định là đã được trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp
cho chế biến, sản xuất hay xuất khẩu của sản phẩm đó tại nước xuất xứ hay
nước xuất khẩu, trong đó bao gồm cả những khoản trợ cấp đặc biệt cho việc
chuyên chở sản phẩm đó.
Mục đích của thuế đối kháng là triệt tiêu mọi khoản ưu đãi hay trợ cấp
dành trực tiếp hay gián tiếp cho công đoạn chế biến, sản xuất hay xuất khẩu bất cứ hàng hóa nào. II.
Án lệ về vấn đề chống trợ cấp và các biện pháp đối kháng đối với
hàng hóa nông nghiệp theo quy định của WTO: 1. Nội dung án lệ: Nguyên đơn : Brazil Bị đơn : United States Các bên thứ ba
: Argentina; Australia; Benin; Canada; Chad; China;
Chinese Taipei; European Communities; India; New Zealand; Pakistan;
Paraguay; Venezuela, Bolivarian Republic of; Japan; Thailand.
Vào ngày 27 tháng 9 năm 2002, Brazil đã yêu cầu tham vấn với
Hoa Kỳ về các khoản trợ cấp bị cấm và các hành động được cho là cung
cấp cho các nhà sản xuất, người dùng và/hoặc nhà xuất khẩu bông vùng
cao của Hoa Kỳ. Theo đó, Hoa Kỳ đã thực hiện việc trợ cấp của mình
thông qua các chính sách pháp luật và sửa đổi cung cấp các khoản trợ cấp
đó (bao gồm cả tín dụng xuất khẩu), tài trợ và bất kỳ sự trợ giúp nào khác 5
cho các nhà sản xuất, người dùng và xuất khẩu bông vùng cao của Hoa
Kỳ (công nghiệp bông vùng cao Hoa Kỳ).
Brazil cho rằng các biện pháp này không phù hợp với nghĩa vụ của
Hoa Kỳ theo các điều khoản sau: Điều 5 (c), 6.3 (b), (c) và (d), 3.1 (a)
(bao gồm cả mục (j) của Danh sách minh họa về trợ cấp xuất khẩu trong
Phụ lục I), 3.1 (b) và 3.2 của Hiệp định SCM; Các điều 3.3, 7.1, 8, 9.1 và
10.1 của Hiệp định về Nông nghiệp; và Điều III: 4 của GATT 1994.
Brazil cho rằng các đạo luật, quy định và thủ tục hành chính của Hoa Kỳ
được liệt kê ở trên không phù hợp với các điều khoản này và được áp dụng.
Vào ngày 9 tháng 10 và 11 tháng 10 năm 2002, lần lượt, Zimbabwe
và Ấn Độ đã yêu cầu tham gia các cuộc tham vấn. Vào ngày 14 tháng 10
năm 2002, Argentina và Canada đã yêu cầu tham gia các cuộc tham vấn.
Hoa Kỳ thông báo cho DSB rằng họ đã chấp nhận các yêu cầu của
Argentina và Ấn Độ để tham gia các cuộc tham vấn.
Vào ngày 6 tháng 2 năm 2003, Brazil đã yêu cầu thành lập một ban
hội thẩm. Brazil đã khiếu nại với WTO là Hoa Kỳ có chính sách trợ cấp
cho việc trồng bông và gây thiệt hại cho nông gia của họ. Brazil cho biết
là cụ thể trong hai năm 2001 và 2002, nông gia Mỹ nhận được bốn tỷ đô
la trợ cấp, trong khi sản lượng bông của Mỹ hai năm đó chỉ lên tới ba tỷ.
Vì được trợ cấp nên nông gia Mỹ bán bông ra thị trường thế giới dưới giá
thành, làm nông gia Brazil cạnh tranh không nổi và bị thiệt khoảng 600 triệu đô la. 2. Phân tích án lệ:
II.1. Lập luận của các bên
II.1.1.Vi phạm Điều khoản Hòa bình Brazil:
Brazil tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã thực hiện việc trợ cấp trong nước
và xuất khẩu cho ngành bông đã vượt mức chuẩn. Brazil lập luận rằng trợ
cấp bông của Hoa Kỳ là khoảng 2 tỷ đô la trong MY1992 so với hơn 4 tỷ 6
đô la trong MY2001. Do đó, Brazil cho rằng Hoa Kỳ đã không còn tuân
thủ các điều kiện cần thiết và do đó, không thể tìm kiếm sự bảo vệ theo
quy định của điều khoản hòa bình của WTO. Hoa Kỳ:
Đáp lại, các quan chức thương mại Mỹ lập luận rằng các thành viên WTO
đã công nhận rằng được phép trợ cấp nông nghiệp theo một số điều kiện nhất
định; do đó, Hoa Kỳ sẽ được miễn trừ khỏi các biện pháp trợ cấp và đối kháng
(SCM). Hơn nữa, Hoa Kỳ cho rằng bên đương sự phải chứng minh có thiệt hại
thì mới có thể khẳng định được quan điểm của mình. Hội thảo:
Hội thảo khẳng định rằng những lập luận của Brazil là hoàn toàn hợp lý
bởi những khoản trợ cấp mà Hoa Kỳ đã tài trợ là không phù hợp. Do đó, các
biện pháp hỗ trợ bông trong nước của Hoa Kỳ đã mất đi sự bảo vệ của Điều khoản hòa bình của WTO. II.1.2.Thanh
toán trực tiếp của Hoa Kỳ không đủ điều kiện để được miễn giảm Brazil:
Brazil tuyên bố rằng hai loại thanh toán của Hoa Kỳ bao gồm thanh
toán hợp đồng linh hoạt sản xuất (PFC) thực hiện theo dự luật trang trại
năm 1996 và thanh toán trực tiếp (DP) được thực hiện theo dự luật trang
trại năm 2002 đã không đáp ứng đầy đủ các điều kiện hỗ trợ thu nhập tách
rời trong Phụ lục 2 của Thỏa thuận về Nông nghiệp và do đó nên được
tính vào hỗ trợ trong nước nhưng đã vượt giới hạn cho phép. Hoa Kỳ:
Hoa Kỳ coi cả hai chương trình PFC và DP phù hợp với quy định của
WTO đối với hỗ trợ trong nước được miễn trừ mà không có, hoặc ít nhất những
thiệt hại thương mại trên sản xuất. Hoa Kỳ cho rằng các khoản chi trả của PFC
và DP là “hộp màu xanh lá cây” không phải chịu bất kỳ giới hạn. Hội thảo: 7
Hội thảo đã tìm thấy căn cứ và cho rằng các khoản thanh toán của Hoa Kỳ
được thực hiện theo PFC và các chương trình DP không đủ điều kiện cho danh
mục “hộp xanh lá cây trong nước”. Thay vào đó, chúng nên được tính là trợ cấp
trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến bông sản xuất và gây nên những thiệt hại
cho thương mại sản xuất.
II.1.3.Chương trình Bước 2 hoạt động như một trợ cấp xuất khẩu Brazil:
Brazil lập luận rằng các khoản thanh toán Bước 2 được thực hiện theo
chương trình bông của Hoa Kỳ có chức năng là xuất khẩu trợ cấp và không phù
hợp với các nghĩa vụ của WTO như được chỉ định theo Thỏa thuận SCM.
Bước 2 thanh toán là một phần của điều khoản tiếp thị bông đặc biệt được
ủy quyền tại trang trại Hoa Kỳ, đây là chương trình pháp luật để giữ cho bông
vùng cao của Hoa Kỳ cạnh tranh trên thị trường thế giới. Bước 2 thanh toán
được thực hiện cho các nhà xuất khẩu và người dùng nhà máy trong nước để bù
đắp cho họ khi họ mua hàng bông vùng cao Hoa Kỳ có giá cao hơn. Hoa Kỳ:
Hoa Kỳ lập luận rằng các khoản thanh toán Bước 2 là một phần của
chương trình hỗ trợ trong nước, kể từ đó họ đã nhắm mục tiêu đến người sử
dụng bông trong nước cũng như các nhà xuất khẩu. Do đó, thanh toán Bước 2 đã
được thông báo cho WTO dưới dạng hộp thanh toán hỗ trợ trong nước (hổ
phách) làm trợ cấp xuất khẩu. Do đó, các quan chức thương mại Hoa Kỳ cho
rằng thanh toán Bước 2 không được chịu bất kỳ hạn chế nào về trợ cấp xuất khẩu. Hội thảo:
Trong kết luận của mình, hội thảo đã xem xét thanh toán chương trình
Bước 2 cho các nhà xuất khẩu đủ điều kiện tách biệt với thanh toán cho người
dùng trong nước. Theo đó: -
Các khoản thanh toán cho các nhà xuất khẩu được phát hiện là phụ thuộc
vào hiệu suất xuất khẩu và do đó đủ điều kiện để xem là trợ cấp xuất khẩu bị
cấm và vi phạm các cam kết WTO. 8 -
Các khoản thanh toán cho người dùng trong nước được phát hiện là phụ
thuộc vào việc sử dụng nội địa trên hàng hóa nhập khẩu, do đó, đủ điều kiện là
hàng nhập khẩu bị cấm thay thế trợ cấp. II.1.4.Tín
dụng được đảm bảo xuất khẩu của Hoa Kỳ có chức năng như trợ
cấp xuất khẩu Brazil:
Brazil lập luận rằng chương trình GSM-102 của Hoa Kỳ hoạt động như
một khoản trợ cấp xuất khẩu bị cấm theo mục (j) của Phụ lục I SCM vì mức phí
bảo hiểm được tính cho những người thụ hưởng chương trình GSM-102 không
đủ để chi trả chi phí hoạt động dài hạn của chương trình, do đó mang lại lợi ích trợ cấp ngầm.
Mục (j) của Phụ lục I xác định trợ cấp xuất khẩu bị cấm là: cung cấp bởi
các chính phủ (hoặc các tổ chức đặc biệt do chính phủ kiểm soát) xuất khẩu bảo
lãnh tín dụng hoặc các chương trình bảo hiểm của các chương trình bảo hiểm
hoặc bảo lãnh chống lại sự gia tăng trong chi phí của sản phẩm xuất khẩu hoặc
của các chương trình rủi ro trao đổi, với mức phí bảo hiểm không đủ để trang
trải chi phí hoạt động dài hạn và tổn thất của các chương trình.
Brazil tuyên bố rằng các điều khoản có lợi (nghĩa là lãi suất và khoảng
thời gian mà các quốc gia có để trả lại tiền tài chính) được cung cấp theo các
chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu của Hoa Kỳ, GSM GSM-102, GSM-
103 và Chương trình bảo lãnh tín dụng nhà cung cấp (SCGP) không phù hợp với
các Hiệp định AA và SCM của WTO. Hoa Kỳ:
Các quan chức thương mại Hoa Kỳ lập luận rằng các chương trình bảo
lãnh tín dụng xuất khẩu của Hoa Kỳ phù hợp với nghĩa vụ của WTO. Hơn nữa,
Hoa Kỳ khẳng định rằng Điều 10.2 của AA phản ánh sự trì hoãn của các kỷ luật
đối với các chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu được dự tính bởi các thành
viên WTO vòng đàm phán đa phương tiếp theo của Vòng đàm phán Doha. Hội thảo: 9
Hội thảo cho rằng bảo đảm tín dụng xuất khẩu của Hoa Kỳ hoạt động hiệu
quả như trợ cấp xuất khẩu vì những lợi ích tài chính được trả lại bởi các chương
trình không thể trang trải chi phí hoạt động dài hạn của chúng như được chỉ định bởi mục (j) của SCM.
Dưới tiêu chí này, tín dụng xuất khẩu đảm bảo lợi ích mở rộng cho bông
và hàng hóa khác (được hỗ trợ theo các chương trình nông nghiệp của Hoa Kỳ)
đã bị phát hiện vi phạm các cam kết trước đây của WTO.
II.1.5.Trợ cấp của Hoa Kỳ đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng Brazil:
Brazil lập luận rằng các khoản trợ cấp trang trại trong nước cung cấp cho
người trồng bông Hoa Kỳ đã đóng góp cho sản xuất thừa đáng kể và dẫn đến sự
gia tăng xuất khẩu bông của Hoa Kỳ.
Brazil tuyên bố rằng sự gia tăng hiệu quả xuất khẩu ở Hoa Kỳ dẫn đến ba
điều kiện thị trường, mỗi điều kiện góp phần gây thiệt hại nghiêm trọng cho các
nhà xuất khẩu bông Brazil, cụ thể: (1) sự gia tăng thị phần của Hoa Kỳ trên thị
trường bông vùng cao thế giới; (2) một dịch chuyển doanh số bán bông vùng
cao Brazil ở thị trường nước thứ ba; và (3) sự sụt giảm mạnh trong giá bông thế giới.
Cụ thể, Brazil tuyên bố rằng thiệt hại cho nền kinh tế của họ do giá bông
thấp, Brazil khẳng định rằng thiệt hại trong mỗi trường hợp này đều vi phạm
SCM. Ngoài ra, Brazil lập luận rằng các chương trình tương tự sẽ gây ra những
tác hại trong những năm tới. Hoa Kỳ:
Các quan chức thương mại Hoa Kỳ lập luận rằng các khoản trợ cấp cho
người trồng bông Hoa Kỳ đã nằm trong giới hạn WTO cho phép và phù hợp với
nghĩa vụ WTO của Hoa Kỳ. Hơn nữa, họ tranh luận sự suy giảm trong sử dụng
nội địa của Hoa Kỳ (do khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ trong ngành dệt may
giảm sản xuất) nên thay vì chi tiêu chương trình hỗ trợ của chính phủ thì đã
đóng góp cho nguồn nguyên liệu lớn hơn cho xuất khẩu bông. 10
Ngoài ra, họ cho rằng trên thị trường quốc tế, sợi tổng hợp giá rẻ và thế
giới tăng trưởng kinh tế yếu đã đóng một vai trò lớn trong việc giá bông trên thị
trường thấp hơn thay vì mức xuất khẩu của Hoa Kỳ. Hội thảo:
Để đánh giá tuyên bố cụ thể của Hoa Kỳ, hội thảo đã tách các chương
trình hỗ trợ bông của Hoa Kỳ thành hai nhóm: những nhóm phụ thuộc trực tiếp
vào mức giá thị trường (nghĩa là thanh toán thiếu cho vay, thanh toán hỗ trợ mất
mát tiếp thị, thanh toán theo chu kỳ và thanh toán Bước 2) và các khoản thanh
toán khác (tức là PFC và Thanh toán trực tiếp, và chương trình bảo hiểm mùa màng liên bang).
Hội thảo đã tìm thấy rằng các biện pháp hỗ trợ trong nước của Hoa Kỳ
phụ thuộc trực tiếp vào mức giá thị trường gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng về
giá cả thị trường đàn áp trong giai đoạn 1999 đến 2002. Tuy nhiên, không thể
tìm thấy mối quan hệ giữa chương trình thanh toán trực tiếp và quyết định trồng
bông để tuyên bố chương trình thanh toán trực tiếp là một yếu tố nghiêm trọng trong việc giảm giá.
II.1.6.Đạo luật
FSC-ETI năm 2000 với tư cách là trợ cấp xuất khẩu cho bông vùng cao Brazil:
Brazil tuyên bố rằng Đạo luật Thu nhập và Thu nhập ngoài lãnh thổ của
Tổng công ty Bán hàng nước ngoài năm 2000 (Đạo luật ETI năm 2000), bằng
cách loại bỏ các khoản nợ thuế đối với các nhà xuất khẩu bông vùng cao của
Hoa Kỳ bán cho thị trường nước ngoài, tạo thành một trợ cấp xuất khẩu và
không phù hợp với trợ cấp xuất khẩu của Hoa Kỳ đã cam kết cho bông. Hoa Kỳ:
Hoa Kỳ khẳng định trong suốt quá trình tố tụng Brazil không đưa ra bất
kỳ trường hợp cụ thể nào đối với Đạo luật ETI năm 2000 và xuất khẩu bông vùng cao của Hoa Kỳ. Hội thảo: 11
Hội đồng đồng tình với tuyên bố của Hoa Kỳ rằng Brazil không thể đưa ra
bất kỳ lý lẽ hoặc bằng chứng mới nào liên quan đến tác động lên bông vùng cao,
thay vì chỉ đơn giản lặp lại những lập luận mà Liên minh châu Âu đưa ra trong
tranh chấp WTO trường hợp giải quyết với Hoa Kỳ (DS108).
Kết quả là, hội thảo từ chối tiếp tục kiểm tra yêu cầu của Brazil về vấn đề đặc biệt này.
II.2. Lập luận của cơ quan tài phán
Hội đồng xét xử:
Tại cuộc họp ngày 19 tháng 2 năm 2003, DSB đã hoãn việc thành
lập một ban hội thẩm. Tiếp theo yêu cầu thứ hai của Brazil, DSB đã thành
lập một Hội đồng tại cuộc họp vào ngày 18 tháng 3 năm 2003. Tuy nhiên,
sau đó các nước đều lần lượt bảo lưu tư cách bên thứ ba của mình.
Vào ngày 19 tháng 5 năm 2003, DSB đã quyết định thành lập ban
hội thẩm. Vào ngày 8 tháng 9 năm 2004, báo cáo của hội thảo đã được
lưu hành cho các Thành viên. Báo cáo cho thấy: -
Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu nông nghiệp tuân theo các quy định trợ cấp
xuất khẩu của WTO và ba chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu của Hoa Kỳ
là các khoản trợ cấp xuất khẩu bị cấm. -
Hoa Kỳ cung cấp một số khoản trợ cấp bị cấm khác đối với bông. -
Các chương trình hỗ trợ trong nước của Hoa Kỳ liên quan đến bông
không được bảo vệ bởi điều khoản đã thỏa thuận và một số chương trình này
dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng đối với lợi ích của Brazil dưới hình thức đàn áp
giá trên thị trường thế giới. Cơ quan phúc thẩm:
Vào ngày 18 tháng 10 năm 2004, Hoa Kỳ đã thông báo ý định
kháng cáo một số vấn đề về luật pháp và các diễn giải pháp lý do hội đồng xét xử khẳng định.
Vào ngày 3 tháng 3 năm 2005, báo cáo của Cơ quan phúc thẩm đã
được lưu hành cho các Thành viên. Cơ quan phúc thẩm nhận thấy:
Liên quan đến việc áp dụng Điều khoản hòa bình, Cơ quan phúc thẩm: 12 -
Tán thành nhận định của hội đồng xét xử rằng hai biện pháp bị Brazil
tham vấn (hợp đồng linh hoạt sản xuất và thanh toán trực tiếp) có liên quan
đến loại hình sản xuất được thực hiện sau giai đoạn cơ sở không được phép nhận
hỗ trợ theo khoản 6 (b) của Phụ lục 2 của Hiệp định 2 Nông nghiệp “Trị giá
thanh toán trong một năm cụ thể sẽ không liên quan đến hoặc dựa trên loại hình
hay sản lượng do nhà sản xuất đảm nhiệm trong bất kỳ năm nào sau giai đoạn
cơ sở”; và do đó không được miễn trừ áp dụng biện pháp đối kháng (không
thuộc càng trường hợp theo Điều 13 (a) (ii) của Hiệp định nông nghiệp “Được
miễn trừ khỏi các hành vi dựa trên điều XVI của GATT 1994 và phần III của Hiệp định SCM”). -
Vẫn giữ nguyên kết luận của Hội đồng rằng các biện pháp hỗ trợ trong
nước bị tham vấn đã trợ cấp cho bông vùng cao. -
Tán thành nhận định của hội đồng xét xử rằng Hoa Kỳ đã trợ cấp cho
bông vùng cao trong nước nên không được miễn trừ áp dụng các biện pháp đối kháng.
Liên quan đến thiệt hại nghiêm trọng, Cơ quan phúc thẩm:
Tán thành nhận định của hội đồng xét xử rằng tác động của các khoản trợ
cấp giá bị tham vấn (thanh toán chương trình cho vay tiếp thị, thanh toán tiếp thị
người dùng, thanh toán hỗ trợ mất thị trường và thanh toán theo chu kỳ) gây nên
sự thiệt hại đáng kể theo Điều 6.3 (c) của Thỏa thuận SCM, bằng cách lần lượt
nêu lên những phát hiện của hội thảo, chỉ ra: (i) phản ánh giá bông trên thị
trường thế giới; (ii) có mối quan hệ nhân quả tồn tại giữa các khoản trợ cấp giá
và thiệt hại gây ra; (iii) không bắt buộc phải định lượng chính xác lợi ích được
trao cho bông vùng cao bằng các khoản trợ cấp giá cả; (iv) ảnh hưởng của các
khoản trợ cấp dự phòng giá cho tương lai.
Liên quan đến thanh toán tiếp thị người dùng, Cơ quan phúc thẩm: -
Tán thành những phát hiện của hội thảo rằng các khoản thanh toán
cho người dùng bông nội địa Hoa Kỳ, theo Mục 1207 (a) của Đạo luật FSRI
năm 2002, là các khoản trợ cấp phụ thuộc vào việc sử dụng hàng hóa nhập khẩu
trong nước không phù hợp với Điều 3.1 (b) và 3.2 của Hiệp định SCM. 13 -
Tán thành những phát hiện của Hội đồng xét xử rằng các khoản thanh
toán cho các nhà xuất khẩu bông vùng cao của Hoa Kỳ, theo Đoạn 1207 (a) của
Đạo luật FSRI năm 2002, là các khoản trợ cấp phụ thuộc vào hiệu suất xuất
khẩu theo Điều 9.1 (a) của Hiệp định về Nông nghiệp không phù hợp với Điều
3.3 và 8 của Thỏa thuận đó và Điều 3.1 (a) và 3.2 của Thỏa thuận SCM.
Liên quan đến các chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, Cơ quan phúc thẩm: -
Theo ý kiến đa số, tán thành nhận định của Hội đồng xét xử rằng Điều
10.2 của Hiệp định về Nông nghiệp không miễn trừ bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
từ các nguyên tắc trợ cấp xuất khẩu tại Điều 10.1 của Hiệp định đó. -
Thấy rằng hội đồng xét xử đã áp dụng không đúng việc tìm hiểu bằng
chứng trong việc phát hiện ra rằng các chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
của Hoa Kỳ bị cấm trợ cấp xuất khẩu theo Điều 3.1 (a) của Hiệp định SCM và
do đó không phù hợp với Điều 3.2 của Hiệp định đó. -
Ủng hộ kết luận của hội thảo rằng các chương trình bảo lãnh tín dụng xuất
khẩu của Hoa Kỳ tạo thành một khoản trợ cấp xuất khẩu theo mục (j) của Danh
sách trợ cấp xuất khẩu minh họa trong Phụ lục I Hiệp định SCM và giữ nguyên
kết luận của hội đồng rằng các chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu này là
trợ cấp xuất khẩu cho các mục đích của Điều 3.1 (a) của Hiệp định SCM và
không phù hợp với Điều 3.1 (a) và 3.2 của Thỏa thuận đó. -
Thấy rằng hội thảo đã không sai lầm khi thực hiện nền kinh tế tư
pháp liên quan đến cáo buộc của Brazil rằng các chương trình bảo lãnh tín dụng
xuất khẩu của Hoa Kỳ bị cấm trợ cấp xuất khẩu, theo Điều 3.1 (a) của Hiệp định SCM.
Tại cuộc họp ngày 21 tháng 3 năm 2005, DSB đã thông qua báo cáo của
Cơ quan phúc thẩm và báo cáo của Hội đồng xét xử. Đối với các khoản trợ cấp
có thể hành động, khuyến nghị là Hoa Kỳ thực hiện các bước thích hợp để loại
bỏ các tác động bất lợi của một số khoản trợ cấp hoặc rút các khoản trợ cấp này
trong vòng sáu tháng kể từ ngày thông qua các báo cáo của Hội đồng và Cơ 14
quan phúc thẩm, tức là thời hạn tuân thủ đã hết hạn vào ngày 21 Tháng 9 năm 2005.
Tuy nhiên, về phía Hoa Kỳ đã không thực hiện nghĩa vụ do DSB
khuyến nghị (phải rút khoản trợ cấp hoặc có biện pháp loại bỏ thiệt hại).
Lúc này, tố tụng trọng tài được khởi động như một biện pháp giải quyết
tranh chấp, tạo điều kiện thúc đẩy các bên thực hiện nghĩa vụ; do đó,
Brazil thực hiện yêu cầu ủy quyền từ DSB đình chỉ đơn xin Hoa Kỳ
nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác phù hợp với Quyết định của Trọng tài
viên theo Điều 22.7 của DSU. Hàng năm, Brazil sẽ thông báo cho DSB về
các biện pháp đối phó mà họ dự định sẽ áp dụng với Hoa Kỳ trước khi
đưa các biện pháp đó vào hiệu lực. Nhận thấy sự thiệt hại nghiêm trọng,
Hoa Kỳ đã chủ động thực hiện các nghĩa vụ do DSB khuyến nghị trước đó.
II.3. Kết quả
Vụ kiện của Brazil được khởi động từ năm 2002 với cáo buộc các chương
trình trợ giá bông sợi của Mỹ đã vi phạm hệ thống điều luật của WTO.
Năm 2005, WTO ra phán quyết dành phần thắng cho Brazil và 3 năm sau tiếp
tục cho phép nước này áp dụng các biện pháp trả đũa đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Đến năm 2010, Brazil sẽ từ bỏ quyền trả đũa thương mại đối với
Mỹ và dừng các vụ kiện liên quan đến vấn đề trợ giá ngành bông của Mỹ.
Thỏa thuận được xây dựng, theo đó Mỹ chấp nhận bồi thường cho Brazil
trước thời điểm Brazil tăng biểu thế đánh vào các sản phẩm của Mỹ xuất
sang Brazil trị giá lên tới 800 trăm triệu USD.
Phát biểu sau thỏa thuận trên, Ngoại trưởng Brazil Luiz Alberto
Figueiredo nhấn mạnh tranh cãi chưa bao giờ là cách tốt nhất. Theo ông,
khoản tiền 300 triệu USD bồi thường của Mỹ sẽ được dùng để hỗ trợ Viện
bông sợi Brazil và đây là khoản bồi thường cuối cùng của Mỹ trả cho
Brazil sau khi đã chi 505 triệu USD trước đó. 3.
Đánh giá, bình luận của nhóm xoay quanh án lệ: 15