Biến đổi vai trò của người phụ nữ trong gia đình hiện nay | Tiểu luận cơ sở văn hóa Việt Nam
Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc trong thế giới hiện đại, không chỉ dừng lại trong lĩnh vực kinh tế mà còn mở rộng, lan tỏa, thâm nhập vào các lĩnh vực khác của đời sống, từ xã hội, môi trường cho đến khoa học, văn hóa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Môn Cơ sở văn hóa Việt Nam
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TUYÊN TRUYỀN TIỂU LUẬN MÔN
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM Đề tài: Biến ổ đ i vai trò ủ c a ng ờ
ư i phụ nữ trong gia đình hiện nay
Họ và tên: Nguyễn Hương Mai MSSV: 2057080036
Lớp: Quan hệ công chúng K40
Lớp tín chỉ: TT01002_K40.1
Giảng viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh Hà Nội, năm 2022 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
NỘI DUNG ....................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................... 3
1.1. Khái niệm vai trò .................................................................................... 3
1.2. Gia đình là gì? ......................................................................................... 3
1.3. Người phụ nữ Việt Nam ......................................................................... 5
CHƯƠNG II: SỰ BIẾN ĐỔI VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG
GIA ĐÌNH HIỆN NAY ..................................................................................... 7
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong gia đình
hiện nay .......................................................................................................... 7
2.2. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình người Việt qua các thời kỳ ..... 9
2.3. Sự biến đổi vai trò của người phụ nữ trong gia đình hiện nay .............. 11
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH HIỆN
NAY ................................................................................................................ 16
3.1. Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi vai trò của người phụ nữ trong gia
đình .............................................................................................................. 16
3.2. Đánh giá vai trò của người phụ nữ trong gia đình hiện nay ................. 17
3.3. Phương hướng, giải pháp nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong gia
đình hiện nay ................................................................................................ 19
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 23 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc
trong thế giới hiện đại, không chỉ dừng lại trong lĩnh vực kinh tế mà còn mở rộng,
lan toả, thâm nhập các lĩnh vực khác của đời sống, từ xã hội, môi trường cho đến
khoa học, công nghệ, văn hoá... Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập
quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Gắn liền với những phẩm chất tốt đẹp,
cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, vai trò, vị thế của người phụ nữ Việt
Nam được khẳng định trong thực tế không chỉ trong gia đình mà còn trong đời sống xã hội.
Đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội luôn được bắt đầu trước hết từ gia
đình và trong suốt cuộc đời mỗi người, gia đình là môi trường sống đầu tiên hình
thành nuôi dưỡng và góp phần hết sức quan trọng. Người phụ nữ được coi như là
nhân tố chính, là hạt nhân xây dựng nên một gia đình. Từ việc nội trợ, chăm sóc
con cái hay giáo dục... tất cả đều có sự hiện diện của người phụ nữ.
Có thể nói, người phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng chính, vì vậy việc
giải phóng và phát triển toàn diện phụ nữ là một trong những mục tiêu của cách
mạng Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển của đất nước.
Bồi dưỡng lực lượng phụ nữ và phát huy sức mạnh, chăm lo sự phát triển mọi mặt
của phụ nữ là nhiệm vụ thường xuyên rất quan trọng của đảng trong mọi thời kỳ
cách mạng. Vấn đề đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ trong sự nghiệp và cuộc
sống gia đình vừa là nhiệm vụ mục tiêu phấn dấu của toàn Đảng vừa là đảm bảo
quyền bình đẳng của người phụ nữ, cầm mọi sự phân biệt đối sử bất lợi đối với
phụ nữ, nâng cao vị trí của người phụ nữ trong xã hội và gia đình là những vấn đề
thuộc chính sách xã hội đang được cộng đồng thế giới quan tâm.
Chính vì những lý do đó, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Biến đổi vai trò
của người phụ nữ trong gia đình hiện nay” là vô cùng cần thiết
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1
- Mục đích nghiên cứu: Giúp mọi người hiểu rõ hơn về vai trò của người
phụ nữ và phân tích sự biến đổi về vai trò của người phụ nữ trong gia đình hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Nắm rõ được những phẩm chất, vai trò của người
phụ nữ cũng như các khái niệm liên quan để làm rõ được sự biến đổi về vai trò.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của người phụ nữ trong gia đình và thực trạng hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Tài liệu nghiên cứu cùng hệ thống giáo trình liên quan.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Các khái niệm liên quan
- Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp giữa phân tích, tổng hợp và so sánh
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: Làm rõ được vai trò của người phụ nữ trong gia đình từ
xưa đến nay, cho thấy được những nét đẹp đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Sau khi nghiên cứu, thấy được sự biến đổi về vai trò
của người phụ nữ. Từ đó đưa ra những giải pháp để vừa đẩy lùi những
thực trạng không phù hợp, vừa phát triển vai trò của người phụ nữ.
6. Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận bao gồm 3 chương chính
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Biến đổi vai trò người phụ nữ trong gia đình hiện nay
Chương 3: Đánh giá, phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò
của phụ nữ trong gia đình hiện nay. 2 NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm vai trò
Vai trò là cụm từ tính từ tính chất của sự vật, sự việc hiện tượng. Dùng để
nói về vị trí chức năng, nhiệm vụ mục đích của sự vật, sự việc, hiện tượng trong
một hoàn cảnh, bối cảnh và mối quan hệ nào đó. Vai trò là một tập hợp các chuẩn
mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định.
Vậy vai trò của người phụ nữ trong gia đình là chức năng, nhiệm vụ của họ trong gia đình.
1.2. Gia đình là gì?
1.2.1. Định nghĩa "gia đình"
Gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học, tâm lý,
văn hoá, kinh tế... khiến cho nó không giống với bất kỳ một nhóm xã hội nào. Đối
với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy, có thể xem
xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội mà có
vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hoá con người. "Gia đình là một
thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó
với nhay bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi
tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những
nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội
về tái sản xuất con người".
Gia đình là một thực thể xã hội, một giá trị văn hoá đáp ứng nhu cầu tồn tại
và các nhu cầu tinh thần đặc biệt thiêng liêng của con người. Trong lịch sử phát
triển của nhân loại đã xuất hiện nhiều kiểu loại, quy mô và cơ cấu gia đình khác
nhau. Khó có thể đưa ra một khái niệm có thể bao hàm hết các kiểu loại gia đình
trong lịch sử và hiện tại của đời sống nhân loại. Có thể hiểu gia đình với những
nét chung nhất: Gia đình chỉ một cộng đồng người được hình thành và phát triển
trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, pháp lý và có quan hệ mật thiết với nhau trong
sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần. Điều tiết hành vi ứng xử của các thành 3
viên trong gia đình là những quy định đã trở thành chuẩn mực đạo đức, đó chính là gia quy.
Theo luật Hôn nhân và Gia đình của Việt Nam: Gia đình là tập hợp những
người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi
dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định Luật
này; “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường
quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”.
Gia đình là vấn đề lịch sử xã hội, có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống
con người, là một nhóm người ràng buộc với nhau bởi quan hệ huyết thống, đạo đức và pháp lý.
Gia đình là một thiết chế xã hội, là một phạm trù lịch sử được hình thành
và phát triển dựa trên cơ sở kết hợp giữa những thành viên khác giới để thực hiện
các chức năng về sinh học, kinh tế, văn hóa, xã hội. Hình thức và quy mô của gia
đình có thể thay đổi, nhưng quyền lợi và quan hệ mật thiết giữa các thành viên
trong gia đình về vật chất và tình cảm là không thể tách rời.
Vậy có thể hiểu gia đình là một nhóm người ràng buộc với nhau bởi quan
hệ huyết thống, pháp lý và đạo đức; nhằm thực hiện các chức năng về sinh học,
kinh tế, văn hóa, xã hội và đáp ứng nhu cầu về mặt tình cảm.
1.2.2. Vai trò, chức năng của gia đình
Gia đình có thể được coi là một xã hội thu nhỏ, là tổng hợp các quan hệ giá
trị nhân cách, tình cảm, đạo đức, danh dự, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với quốc
gia, dân tộc. Qua nhiều thời kỳ phát triển của đất nước, cấu trúc và quan hệ trong
gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng những giá trị truyền thống quý báu
của gia đình Việt Nam, như: Lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc
lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, bất 4
khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách... vẫn được giữ gìn, vun đắp
và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong gia đình,
mỗi thành viên đều giữ những vai trò nhất định.
Gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản nhất, có vai trò quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội; gồm: Chăm
sóc và giáo dục trẻ em; chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi; thực hiện an sinh
xã hội, chăm sóc người ốm, người tàn tật, khuyết tật; phát triển kinh tế; chăm sóc
sức khoẻ, luyện tập thể dục thể thao.
Chức năng của gia đình gồm có: Chức năng sinh sản, tái sản xuất con người;
chức năng kinh tế; chức năng giáo dục, xã hội hoá cá nhân; chức năng thoả mãn
nhu cầu tinh thần, tâm lý tình cảm. Từ các chức năng cơ bản đó mà gia đình có
các vai trò rất quan trọng đối với con người và xã hội. Gia đình là đơn vị kinh tế
nhỏ nhất, vừa là đơn vị văn hoá nhỏ nhất của xã hội, là tế bảo của xã hội và là môi
trường đầu tiên cho việc giáo dục và hình thành nhân cách con người.
1.3. Người phụ nữ Việt Nam
1.3.1. Khái niệm phụ nữ
Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người hay
toàn bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những đặc điểm
giới tính được xã hôi thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ thể họ
hoàn thiện về chức năng giới tính hoạt động bình thường.
Phụ nữ chỉ một, một nhóm người hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc
được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội. Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là
trung lập, hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người nói, người
viết. Nó đề cập đến, hoặc hướng người ta đến những mặt tốt, đến những giá trị,
những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ những nữ giới này.
Thông thường, từ “phụ nữ” được dùng để chỉ chung chung những người có
giới tính nữ. Tuy nhiên trong tiếng Việt, phụ nữ thường được dùng để chỉ một 5
người trưởng thành hoặc những người đã kết hôn. Từ “phụ nữ” cũng thường được
dùng để thể hiện sự thiện cảm và sự trân trọng nhất định tới nữ giới từ phía người nói.
Phụ nữ Việt Nam là nguồn nhân tố quan trọng đối với sự phát triển toàn
diện của xã hội Việt Nam. Lịch sử đã và luôn minh chứng sự hiện diện của phu
nữ trong các vai trò quan trọng của xã hội. Quá trình xây dựng, lao động sản xuất,
đấu tranh chống thiên tai, địch họa, tề gia... Được khẳng định qua năng lực và
phẩm hạnh trong các hoạt động xã hội, bao gồm cả trong lĩnh vực phi truyền thống
nhất, góp một phần to lớn công sức và trí tuệ cho nền hoà bình và văn minh nhân loại.
1.3.2. Phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, người phụ nữ Việt Nam
đã hình thành những phẩm chất tốt đẹp, đó là tinh thần anh dũng, kiên cường, tạo
nên sức mạnh dân tộc để tồn tại, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù.
Trong tiến trình lịch sử đó, phụ nữ Việt Nam đã đóng góp một phần không
nhỏ vào việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy những giá trị bản sắc của dân tộc ta từ thế
hệ này qua thế hệ khác. Sự đóng góp thầm lặng ấy đã dần kết tinh thành những
phẩm chất đạo đức tuyệt vời của người phụ nữ Việt Nam thời đại mới: “Tự tin –
Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang”.
Đây luôn là phẩm chất đạo đức, truyền thống tốt đẹp, thể hiện vai trò làm
vợ, làm mẹ của người phụ nữ, đồng thời khẳng định vị thế của họ trong gia đình,
cộng đồng và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, việc phát huy những phẩm chất
đạo đức ấy càng có ý nghĩa hơn, giúp người phụ nữ nhanh chóng thích nghi với
yêu cầu của thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. 6
CHƯƠNG II: SỰ BIẾN ĐỔI VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong gia đình hiện nay
2.1.1. Thể chế chính trị
Đây là một điều kiện khách quan tác động rất lớn đến người phụ nữ. Trước
đây, trong chế độ phong kiến và thực dân, người phụ nữ bị bóc lột và hành hạ, bị
đẩy xuống tận cùng xã hội. Ngoài xã hội thì phụ nữ bị xem khinh như nô lệ. Ở gia
đình thì họ bị kìm hãm trong xiềng xích “tam tòng”. Nhiều cực hình chỉ dùng áp
dụng riêng đối với phụ nữ như: thả bè trôi sông, gọt gáy bôi vôi, ngựa xé, voi giày...
Sau năm 1945, quyền công dân, quyền bình đẳng của người phụ nữ được
xác lập và thực hiện. Người phụ nữ đã chính thức thoát khỏi sự áp bức về giai cấp
và được giải phóng khỏi chế độ thực dân cũng như phong kiến. Điều này tác động
2 mãnh mẽ đến mỗi người phụ nữ. Họ trở thành những người phụ nữ mới, biết
sống, biết cống hiến. Và với tinh thần công dân của một nước độc lập, phụ nữ
Việt Nam đã đóng góp không nhỏ trí tuệ, sức lực... của mình vào sự nghiệp đấu
tranh và xây dựng đất nước trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này.
Mặt khác, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định theo hướng
tập trung vào việc nâng cao quyền năng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần, nâng cao vị trí của phụ nữ từ nhóm đối tượng trở thành chủ thể tham
gia vào các quá trình phát triển. Việc thực hiện pháp luật cũng như các hoạt động
cụ thể của các cơ quan, tổ chức về cơ bản đã bảo đảm quyền con người và quyền
bình đẳng của phụ nữ trong mối tương quan đa chiều với nam giới trên nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội và gia đình; loại trừ tất cả các hành vi phân biệt đối xử
đối với phụ nữ về mọi mặt, tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. 7
2.1.2. Văn hóa, xã hội
Về trình độ văn hóa, trước đây phụ nữ bị cấm đi học, chỉ có một số người
trong dòng dõi quí tộc được học chữ nhưng do thầy dạy riêng, gần như 100% phụ
nữ không biết chữ. Sau năm 1945 việc xóa mù cho nhân dân được Chính phủ Việt
Nam coi là một nhiệm vụ trọng tâm tương đương với việc chống giặc đó là “giặc
dốt”. Các lớp bình dân học vụ ra đời và từ đó phụ nữ đã thoát được mù chữ, có
trình độ tham gia các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội.
Về quan hệ giao tiếp, Trước đây, phụ nữ chỉ giao tiếp trong phạm vi rất hẹp:
gia đình và làng xóm, không có các mối quan hệ rộng rãi, không được tham gia
các tổ chức. Phong tục tập quán, đạo đức truyền thống chỉ cho họ một môi trường
nhỏ bé, tù túng trong bốn bức tường với những người trong gia đình và những người bạn gái.
Càng về sau, sự thay đổi vận động của xã hội tác động làm môi trường đó
khác đi, rộng ra và lớn hơn. Chưa bao giờ môi trường văn hóa ở Việt Nam lại
phong phú và đa dạng, lại năng động và tích cực, lại khích lệ và cám đỗ, lại có
nhiều cơ hội và thách thức... như hiện nay. Phụ nữ được giải phóng khỏi những
gò bó, những bất công, họ được mở rộng quan hệ ra đến quốc gia và quốc tế, được
giao lưu, học hỏi và phát triển.
Xã hội ngày càng công nhận vai trò, địa vị của người phụ nữ. Ngoài xã hội,
họ được tôn trọng, được tham gia các lĩnh vực. Vị thế của họ ngày càng được
khẳng định khi họ trở thành những người lãnh đạo, những người có kiến thức...Tỷ
lệ phụ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội và các tổ chức, doanh nghiệp
ngày càng tăng, cả số lượng và chất lượng đều được cải thiện. Phụ nữ tham gia
ngày càng nhiều hơn vào các vị trí trọng trách trong các cơ quan quản lý nhà nước
từ Trung ương đến địa phương, trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn có Phó chủ tịch nước là nữ. 2.1.3. Gia đình
Địa vị của phụ nữ không chỉ tăng lên trong xã hội mà còn tăng lên trong
gia đình, do địa vị kinh tế, xã hội được cải thiện. Cụ thể, phụ nữ ngày càng được
bình đẳng với nam giới trong quyền quyết định các công việc quan trọng. Từ chỗ 8
người chồng chỉ huy và toàn quyền quyết định trước đây, giờ đã chuyển dần sang
việc cả hai vợ chồng cùng bàn bạc quyết định và cùng chia sẻ công việc gia đình,
chăm sóc giáo dục con cái.
Thay đổi về địa vị trong gia đình của người phụ nữ là thay đổi mang tính
chủ quan thể hiện được sự chủ động trong nhận thức của người phụ nữ. Từ những
người lệ thuộc, thụ động trong gia đình, họ được ngang hàng, bình quyền với nam
giới. Từ vị trí là người bị thống trị họ trở thành những người chủ của đất nước.
Trong gia đình họ được quyền bình đẳng cùng quyết định mọi vấn đề với chồng
con, có tên trong giấy sử dụng đất...
2.1.4. Bản thân người phụ nữ
Nhân tố quan trọng quyết định sự thay đổi về vai trò của người phụ nữ trong
gia đình là chính bản thân của họ. Trước tiên, đó là sự thay đổi trong suy nghĩ.
Ngày xưa khi xã hội còn chưa phát triển, người phụ nữ luôn có quan niệm phải
sống dựa vào chồng, là phụ nữ thì phải luôn đảm đang, công dung ngôn hạnh, ...
luôn suy nghĩ theo sự áp đặt của những thế hệ trước. Ngày hôm nay, người phụ
nữ đã biết phát huy sức mạnh nội tại của mình, tự tin, năng động và sáng tạo. Họ
trở thành những người phụ nữ hiện đại do biết thích nghi thời đại, linh hoạt ứng
dụng vào cuộc sống, lao động để có được thành công.
Sự thay đổi về vóc dáng, sức khoẻ, thể lực ở người phụ nữ Việt. Trước đây,
với sự tự ti về bản thân, phụ nữ mặc nhiên co mình trong một cảm giác bé nhỏ, sợ
sệt. Cuộc sống vất vả thiếu thốn, nên họ không có được mặt hoa da phấn, xinh
đẹp, tươi tắn như bây giờ. Trong chiến tranh, kham khổ, vất vả phụ nữ chỉ quan
tâm đến lao động và chiến đấu. Họ đẹp, khoẻ mạnh với những vẻ đẹp chân chất
mộc mạc của cô du kích, chị dân công. Nhưng hiện nay phụ nữ biết hưởng thụ,
biết làm đẹp, nên họ sở hữu một vóc dáng khác hơn, trẻ trung hơn, hiện đại hơn.
2.2. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình người Việt qua các thời kỳ
2.2.1. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình xưa
Nếu ở thời đại nguyên thuỷ, phụ nữ là người chủ yếu giữ việc hái lượm,
tham gia cả vào việc săn bắt, rồi làm nghề nông nguyên thuỷ, chăn nuôi, thủ công 9
cùng với những việc trong nhà, thì đến thời đại xã hội có giai cấp, ở Việt Nam,
người phụ nữ vẫn là người tham gia đầy đủ vào tất cả các khâu lao động trong gia
đình, trong khi ở nhiều nơi trên thế giới cổ đại, diện hoạt động của người phụ nữ
chỉ còn thu lại trong các công việc gia đình mà thôi. Nếu ở hầu hết thời đại nguyên
thuỷ, phụ nữ là người đứng đầu cộng đồng thân tộc của họ, thì đến thời đại xã hội
có giai cấp, trong khi ở nơi này nơi khác, gia đình là do người đàn ông làm chủ
nhưng ở Việt Nam, điều đó chỉ có trên danh nghĩa, còn trong thực tế, người phụ
nữ vẫn là người đảm đương hầu hết công việc gia đình.
Từ thời vua Hùng dựng nước, người phụ nữ đã phải gánh trên vai tất cả
việc nhà. Họ làm rất nhiều, từ chăm con, nấu cơm, đến dọn dẹp nhà cửa. Mọi thứ
trong nhà đều phải chu toàn tất cả chỉ với bàn tay yếu đuối của phái yếu. Vì thế,
nếu gia đình là tế bào của xã hội thì phụ nữ là hạt nhân của tế bào này. Ngoài công
việc nội trợ thường ngày, họ còn phải “thắp lửa” và “giữ lửa” cho mái ấm. Điều
này đòi hỏi sự khéo léo, tinh ý của phụ nữ. Biết cách giúp người chồng cảm thấy
thoải mái khi về đến nhà. Để họ luôn hướng về mái ấm thì đó mới là điều hay.
Cùng với đó, các bà mẹ còn chăm sóc, giáo dục con cái để chúng lớn khôn và có
nhận thức tốt. Việc làm này đòi hỏi cả một quá trình dài nhiều chông gai, vất vả.
Phụ nữ còn phải điều hòa các mối quan hệ trong gia đình. Mỗi khi có hiềm
khích giữa các thành viên, người mẹ đều đứng ra hòa giải. Điều này giúp làm dịu
đi tình hình, đưa mái ấm trở về với hạnh phúc. Bên cạnh đó, nếu phụ nữ có cách
ứng xử khéo léo, biết hòa nhã với bạn bè, đối tác của chồng thì sẽ giúp người đàn
ông của mình rất nhiều trong sự nghiệp và các mối quan hệ xã hội.
Vai trò phụ nữ Việt Nam xưa còn nhiều thiệt thòi, bị chịu ảnh hưởng của
xã hội lạc hậu và cổ hủ lúc bấy giờ. Người phụ nữ bao giờ cũng thua thiệt người
đàn ông ngay từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành xây dựng gia đình họ không có
một chút quyền tự do lựa chọn. Và khi trở thành người vợ, người mẹ, họ bị xã hội
nhìn với cách nhìn hết sức hạn hẹp.
Chế độ đa thê tồn tại hàng ngàn năm đã để lại nhiều di hại khó gột rửa, vai
trò của người đàn ông trong gia đình và xã hội đã tạo ra lợi thế để xác lập chế độ
gia trưởng, người phụ nữ chỉ biết phục tùng với chức phận nấu cơm, sưởi ấm và ... 10
sinh con. Bị trói buộc với vô vàn các bổn phận và nghĩa vụ. Vai trò chính của
người phụ nữ là chăm sóc chồng con, cơm nước và phục vụ trung thành tuyệt đối
trong gia đình chồng, thậm chí người phụ nữ không có quyền tham gia bàn bạc
công việc cùng chồng cũng như gia đình chồng và cả xã hội. Một điều hết sức vô
lý xã hội cũ là người phụ nữ không có quyền bình đẳng, không được học hành mà
chỉ có nam giới có quyền tới trường học chữ. Những người phụ nữ được học hành
thì không được xã hội coi trọng và càng không được giao tiếp nhiều ngoài xã hội
nên nó đã làm cho vai trò người phụ nữ Việt Nam xưa bị hạ thấp một cách trầm trọng.
2.3. Sự biến đổi vai trò của người phụ nữ trong gia đình hiện nay
2.3.1. Trong vai trò làm vợ, làm mẹ
Với vai trò làm mẹ, người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
thực hiện chức năng sinh đẻ duy trì nòi giống và nuôi dạy con cái, không chỉ từ
lúc đứa con cất tiếng khóc chào đời mà ngay cả khi con còn trong bụng mẹ và khi
con đã trưởng thành. Người phụ nữ với việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người
của gia đình. Tái sản xuất ra con người là một chức năng xã hội vô cùng quan trọng
được thực hiện thông qua thiết chế gia đình. Việc tái sản xuất con người này bao gồm
tái sản xuất về mặt thể chất và tái sản xuất về mặt tinh thần, tức là bao gồm sinh
đẻ, chăm sóc và giáo dục. Nếu như trước đâyvai trò này của người phụ nữ chỉ dừng lại
ở việc chăm sóc con cái thì đến nay “tái sản xuất ra con người” là một vai trò có vị
trí quan trọng, người phụ nữ góp phần quan trọng trong việc dạy dỗ con cái. Một đứa
trẻ phát triển bình thường, đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần cần có sự chăm sóc
và giáo dục tốt của người mẹ. 11
Ngày trước nếu như một đứa trẻ hư thì mọi trách nhiệm đều đổ hết cho
người phụ nữ. Không phải tự nhiên mà xã hội xưa có câu nói “Con hư tại mẹ,
cháu hư tại bà”. Hoặc nếu người mẹ không đẻ được con trai cho nhà chồng thì sẻ
bị trì triết, bị mắng hoặc có thể bị đuổi ra khỏi nhà. Nhưng trong xã hội hiện đại,
việc chăm sóc, giáo dục con cái sẽ được san sẻ cho người chồng nên trắc nhiệm
mà người phụ nữ sẽ được giảm bớt được phần nào. Vai trò của người phụ nữ trong
việc sinh sản cũng được đề cao khi họ có thể tự quyết định số lượng con trong nhà
mà không bị bất cứ một ai ép buộc.
Với vai trò làm vợ, phụ nữ thực hiện chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lý,
tình cảm trong gia đình. Tình cảm của người vợ đối với chồng là tình cảm rất
thiêng liêng, rất riêng tư và cũng rất đặc biệt. Tình cảm ấy thường có sức mạnh
thần kỳ nếu như tự nó tạo được sự hoà hợp về tâm ký, tình cảm. Họ vẫn giữ
nguyên những nét truyền thống xưa chăm sóc, hy sinh cho chồng, giúp đỡ chia sẻ
những công việc nặng nhọc với chồng. Là một người con, ngừoi phụ nữ không
chỉ hiếu thảo với cha mẹ sinh thành nuôi dưỡng mình mà còn rất kính trọng chăm
lo, có trách nhiệm với cha mẹ chồng, là mọt người bạn chia sẻ tâm sự, gánh vác
công việc chung của gia đình.
Còn người chồng sẽ có trách nhiệm gánh vác cùng vợ những công việc nhà.
Trước kia, xã hội xưa thường quan niệm mọi công việc nội trợ trong nhà đều là
của phụ nữ còn đàn ông là phải ra ngoài kiếm tiền. Hiện nay, trắc nhiệm này là
của cả vợ và chồng chứ không thuộc về riêng ai. Người phụ nữ có nhiệm vụ phân
công đều công việc nội trợ cho các thành viên trong gia đình.
2.3.2. Trong đời sống văn hoá tinh thần của gia đình
Người phụ nữ là sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình. Luôn kề vai
sát cánh cùng chồng lao động sản xuất, chăm sóc nuôi dạy con cái, người phụ nữ
còn là tâm điểm tình cảm của cả gia đình. Không ai khác, chính người phụ nữ đã
biến mỗi căn nhà trở thành tổ ấm, nơi sum vầy, chia sẻ yêu thương, để mỗi gia
đình thực sự trở thành nơi phát triển cảm xúc, tâm hồn, là hậu phương vững chắc.
Với nhiều đức tính như kiên trì, tình cảm, chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng
vì con, người phụ nữ trở thành sợi dây liên kết tình cảm các thành viên trong gia 12
đình, là người thường xuyên gần gũi, chia sẻ, động viên và kết nối con cái với bố
mẹ, ông bà với cháu con.
Người phụ nữ là người giữ hoà khí trong gia đình, tạo dựng và dung hòa
các mối quan hệ: Mối quan hệ vợ - chồng; Mối quan hệ giữa mẹ chồng- nàng dâu,
mẹ vợ với chàng rể; Mối quan hệ giữa các anh chị em, mối quan hệ giữa ông bà,
cha mẹ với con...Với vai trò người chăm lo đời sống tinh thần của gia đình, người
phụ nữ thường xuyên gần gũi, yêu thương tất cả các thành viên khác, nhưng đối
với bản thân họ thì chính tình cảm sắt son chung thủy của người chồng lại là chỗ
dựa tinh thần, nâng đỡ và tiếp thêm nghị lực cho họ vượt qua muôn ngàn gian khó,
hăng say lao động sản xuất, chèo chống đảm đang để chăm sóc nuôi dưỡng cả gia
đình và dạy dỗ con cái nên người. Vì thế, người phụ nữ bao giờ cũng đề cao tình
cảm yêu thương, sự cảm thông, quan tâm và chia sẻ của người chồng.
Trong cuộc sống, những mâu thuẫn gia đình xảy ra là điều tất yếu bởi các
thành viên là những thực thể khác nhau, không thể luôn luôn giống nhau về quan
điểm và hành vi. Để luôn là biểu tượng của tình cảm yêu thương, gắn bó trong gia
đình; mỗi phụ nữ đều phải gắng vượt qua những khó khăn rất riêng của giới mình;
Nhường nhịn, hy sinh và yêu thương là bản tính của phụ nữ; Trong gia đình, họ
thể hiện điều đó một cách bình dị như một lẽ tất yếu.
Trong gia đình, phụ nữ vừa là người giữ gìn, phát huy những gia trị truyền
thống của gia đình, vừa là người tiếp thu và sáng tạo nên những giá trị văn hóa
mới, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mà trước
hết đó là xây dựng gia đình văn hóa. Sự biến đổi về vai trò đó thể hiện ở: •
Người phụ nữ là người giữ gìn tôn ti trật tự trong gia đình, giữ gìn truyền
thống trên kính dưới nhường, kính lão đắc thọ qua việc giáo dục con cái
các chuẩn mực đạo đức, hướng dẫn con cái thực hiện các qui tắc ứng xử trong gia đình. •
Người phụ nữ là người giữ gìn các phong tục, tập quán, truyền thống ăn
quả nhớ kẻ trồng cây qua việc thờ cúng ông bà tổ tiên, tưởng nhớ tới người
đã khuất vào các ngày đầu tháng, các ngày lễ, tết, ngày giỗ... 13 •
Người phụ nữ là người tiên phong trong việc thực hiện Luật Bình đẳng giới
trong gia đình qua việc tích cực học tập nâng cao trình độ; phân công làm
các công việc nhà phù hợp giữa vợ và chồng, giữa con trai với con gái;
công bằng trong đối xử giữa các con, không coi trọng con trai, xem nhẹ con gái. •
Người phụ nữ là nhân tố tích cực trong phòng, chống bạo lực gia đình;
Phòng chống các tệ nạn xã hội từ gia đình...Thiếu sự quan tâm của người
vợ, thiếu sự quản lý của người mẹ, người chồng và con cái rất có thể bị lôi
kéo, sa ngã vào các tệ nạn xã hội như bài bạc, rượu chè, ma túy, mại dâm...
2.3.3. Trong kinh tế gia đình
Bên cạnh những vai trò hiện nay mà người phụ nữ đang đảm nhận, ngoài
ra chúng ta sẽ thấy được sự biến đổi vai trò kinh tế của người phụ nữ trong gia đình.
Vai trò của người phụ nữ trong sản xuất kinh doanh. Sản xuất kinh doanh
là công việc của ngươi phụ nữ trong các gia đình hiện nay trở thành người làm
chính. Trong giai đoạn hiện nay phụ nữ đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản
xuất kinh doanh là khá cao nhưng vị thế và vai trò đưa ra quyết định trong đó vẫn
chưa phải là phụ nữ. Tiếng nói quyết định của họ còn thuộc tỷ lệ thấp. Tuy nhiên,
từ tỷ lệ khá cao của người vợ ở các gia đình đô thị đã gợi mở cho chúng ta khả
năng cho sự biến đổi của vai trò người phụ nữ trong kinh tế.
Nếu như trước đây người phụ nữ không có vai trò chính trong việc làm ra
của cải vật chất nuôi sống gia đình truyền thống. Trong gia đình truyền thống, vai
trò của người phụ nữ trong việc sinh đẻ nuôi con, chăm sóc các thành viên trong
gia đình, nam giới làm việc bên ngoài kiếm tiền nuôi sống gia đình thì hiện nay
vai trò của người phụ nữ trong việc thực hiện chức năng kinh tế đã có những thay đổi rõ rệt. 14
Phụ nữ trong gia đình tạo hiệu quả kinh tế cũng không kém so với nam giới
cùng các thành viên khác trong gia đình. Họ không chỉ tham gia làm công ăn
lương như nam giới ở các đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội nhà nước và tư nhân ,...mà
trên thực tế còn trực tiếp tạo ra kinh tế cho gia đình bằng các sản phẩm tự cung,
tự cấp và trao đổi hàng hóa với khối lượng đáng kể. Chẳng hạn như việc chăm
sóc vườn cây ăn quả, trồng trọt rau củ, nuôi gia cầm, gia súc,...thêu thùa, may vá,
dệt vải, làm đồ gốm góp phần quan trọng vào việc thu nhập kinh tế cho gia đình.
Vai trò của người phụ nữ trong quá trình chuyển đổi hộ kinh tế gia đình trở
thanh đơn vị chủ thể kinh doanh. Ở nước ta trước đây, kinh tế hộ gia đình tồn tại
phổ biến ở nông thôn trong các ngành nghề thủ công, sản xuất, nhỏ manh mún.
Bước vào giai đoạn đổi mới, khi nhà nước đã trao quyền sử dụng ruộng đất lâu
dài cho các hộ nông dân thì hình thức tổ chức sản xuất dưới dạng hộ gia đình rất phát triển.
Sự phát triển kinh tế hộ gia đình là đặc điểm nổi bật trong hoạt động kinh
tế ở cả nông thôn và thành thị, trong đó vai trò của người chủ hộ trong gia đình
thường là nam giới. Sự tham gia tích cực của các thành viên là nét đáng lưu ý. Hộ
kinh tế gia đình ở các thành thị và nông thôn đang tạo thêm việc làm, sử dụng lao
động nhàn rỗi của phụ nữ để tăng thêm thu nhập. Nhiều gia đình công nhân viên
chức cũng không chỉ trông chờ vào đồng lương sản xuất của xí nghiệp, cơ quan
mà còn có nhiều hoạt động kinh tế khác rất tích cực để tăng thêm thu nhập.
Nhờ sự cố kết chặt chẽ theo các quan hệ hôn nhân, huyết thống mà các
thành viên gia đình có thể sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng của bản thân để đem lại
lợi ích chung cho gia đình. Vì thế, vai trò của các thành viên được phát huy nhiều
hơn, trong đó người phụ nữ cùng với sự phát triển của môi trường, điển hình là
kinh tế sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, đồng thời
làm tăng vai trò của chính họ theo xu hướng cân bằng với nam giới. 15
Người phụ nữ không những góp phần cùng chồng chăm sóc con cái mà còn
góp phần về mặt kinh tế, nuôi sống mình và góp phần vào những khoản thu nhập
nhất định trong gia đình. Thậm chí còn có nhiều phụ nữ trở thành người kiếm ra
tiền tạo thu nhập chính trong gia đình. Nhờ thế mà trong cuộc sống người vợ có
thêm phần tự tin vào khả năng của mình, ngày nay người phụ nữ cũng góp phần
khẳng định được mình trong công việc gia đình và kể cả công việc ngoài xã hội.
Từ người có vị trí “phụ” trong gia đình, ngày nay hộ đã và đang thực sự trở thành
lực lượng lao động chính, có thu nhập ổn định đóng góp tích cực trong gia đình.
Những đóng góp này là một yếu tố quan trọng để nâng cao mức sống cho các
thành viên về tất cả mọi mặt kể cả vật chất lẫn tinh thần.
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY
3.1. Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi vai trò của người phụ nữ trong gia đình
Thể chế chính trị có nhiều sự thay đổi. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã có
nhiều quy định theo hướng tập trung vào việc nâng cao quyền năng kinh tế, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao vị trí của phụ nữ từ nhóm đối tượng
trở thành chủ thể tham gia vào các quá trình phát triển. Chính nhờ sự bảo vệ của
Đảng và nhà nước mà người phụ nữ có thể đảm bảo thực hiện đầy đủ vai trò của mình trong gia đình.
Đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,
chính vì thế những tư tưởng, văn hóa của dân tộc có sự giao thoa giữa các dân tộc
khác, bao gồm cả những quan niệm về vai trò của người phụ nữ trong gia đình.
Quan niệm xã hội về địa vị của người phụ nữ khác xưa, phụ nữ được coi
trọng và bình đẳng với nam giới, vì phụ nữ ngày nay đã khẳng định được họ có
thể gánh vác những trọng trách lớn của đất nước của gia đình và mọi vấn đề khác trong xã hội. 16
Xu thế biến đổi của cấu trúc gia đình hạt nhân đó là gia đình truyền thống
ngày xưa có nhiều người lao động. Việc phân chia lao động cho nhiều người, do
giá cả tăng muốn gia đình đủ sinh hoạt phí nên cần có sự tham gia hoạt động kinh
tế của người phụ nữ. Người phụ nữ hiện nay có thể làm trụ cột chính cho gia đình.
Công tác tuyên truyền bình đẳng giới của nhà nước và địa phương. Qua các
kênh thông tin cũng như truyền thông đã giúp cân bằng được giới tính nam – nữ
không còn nhiều tình trạng trọng nam kinh nữ như hồi phong kiến và vai trò của
người phụ nữ được nâng cao. Chức năng người phụ nữ không còn là nội trợ hay
chăm sóc con cái mà còn một số công việc khác ở nhà, tái sản xuất con người.
Các yếu tố về tự nhiên, sinh học. Sự tồn tại của gia đình trước hết gắn liền
với việc sinh đẻ đẻ duy trì sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Việc sinh con là
hiện tượng xã hội, nhưng trước hết cũng là hiện tượng tự nhiên, sinh học. Thêm
nữa, do bẩm sinh "chân yếu, tay mềm", sức khoẻ của người phụ nữ cũng ảnh
hương đôi chút đến vai trò của họ trong gia đình và xã hội.
Điều kiện chính sách và trình độ học vấn của con người được chú trọng
nâng cao. Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng lên trong
vai trò thực hiện chức năng kinh tế của người phụ nữ là trình độ học vấn.
Những người phụ nữ có sự thay đổi về nhiều mặt. Trước tiên là về mặt kiến
thức, được nhận sự giáo dục đầy đủ giúp họ nhận thức được vai trò quan trọng
của mình, biết tiếp thu những tinh hoa truyền thống và loại bỏ những quan điểm
cổ hũ, lạc hậu. Về vẻ bề ngoài, họ có quyền quyết định những trang phục mà mình
mặc mà không sợ xã hội đánh giá. Họ đã trở thành những người phụ nữ hiện đại,
xinh đẹp, năng động và trí thức.
3.2. Đánh giá vai trò của người phụ nữ trong gia đình hiện nay
Thứ nhất, người phụ nữ với việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con
người của gia đình. Tái sản xuất ra con người là một chức năng xã hội vô cùng
quan trọng được thực hiện thông qua thiết chế gia đình. Việc tái sản xuất con
người này bao gồm tái sản xuất về mặt thể chất và tái sản xuất về mặt tinh thần,
tức là bao gồm sinh đẻ, chăm sóc và giáo dục. Nếu như trước đây vai trò này của
người phụ nữ chỉ dừng lại ở việc chăm sóc con cái thì đến nay “tái sản xuất ra con 17
người” là một vai trò có vị trí quan trọng, người phụ nữ góp phần quan trọng trong
việc dạy dỗ con cái. Một đứa trẻ phát triển bình thường, đầy đủ về mặt thể chất
và tinh thần cần có sự chăm sóc và giáo dục tốt của người mẹ.
Thứ hai, người phụ nữ với việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình.
Giáo dục hay xã hội hoá là một quá trình, trong đó các cá thể tiếp thu, học tập nền
văn hoá của xã hội mà từ đó cá thể được sinh ra và trưởng thành, tức là quá trình
lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội, học những gì phải làm, những cái không được
làm; học ngôn ngữ hay chuẩn mực giá trị của xã hội để thích ứng với sự phát triển
của xã hội. Vai trò thực hiện chức năng giáo dục trong gia đình cảu người phụ nữ
trước đây đã được thể hiện rõ nét, đến bây giờ càng đậm nét hơn.
Thứ ba, phụ nữ với việc thực hiện chức năng thoả mãn nhu cầu tâm lý, tình
cảm trong gia đình. Trước hết là người vợ, tình cảm của người vợ đối với chòng
là tình cảm thiêng liêng, riêng tư nhưng cũng rất đặc biệt. Tình cảm ấy thường có
sức mạnh thần kỳ nếu như tự nó đạo được sự hoà hợp về tâm lý và tình cảm. Là
một người mẹ, người phụ nữ luôn dành cho con mình một tình cảm hy sinh khó
nói thành lời. Sự cảm hoá của người mẹ đối với con cái bằng tình mẫu tử, luôn
chắp cánh cho con cái vươn tới một tương lai tươi sáng, tốt đẹp.
Thứ tư, phụ nữ trong thực hiện chức năng xây dựng gia đình no ấm, hạnh
phúc, bình đẳng và tiến bộ. Trong thực tế đã có nhiều người vợ, người mẹ, người
chị,... đóng vai trò quan trọng, góp phần to lớn vào việc xây dựng gia đình của
mình để từng bước tiến tới gia đình bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc. Người phụ nữ
có thể coi là người gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau.
Thứ năm, người phụ nữ trong thực hiện chức năng kinh tế. Trong xã hội
hiện nay, người phụ nữ không chỉ thực hiện chức năng chăm sóc, giáo dục con
cái, làm những công việc nội trợ trong gia đình, mà cùng với việc trình độ học
vấn của họ ngày càng nâng cao, đóng góp của họ đối với kinh tế gia đình càng
lớn. Qua đó thể khẳng định vai trò thực hiện chức năng kinh tế của người phụ nữ
đã ngày càng được nâng cao. Trong rất nhiều gia đình Việt Nam hiện nay người
phụ nữ đã có một vị trí đáng kể về mặt thu nhập kinh tế. 18