Biểu trưng và biểu tượng quốc gia trong các tổ chức quốc tế - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Biểu trưng và biểu tượng quốc gia trong các tổ chức quốc tế - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CHỦ ĐỀ: BIỂU TRƯNG VÀ BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA TRONG CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
1. Định nghĩa và vai trò của biểu trưng quốc gia:
Một biểu tượng quốc gia là hình ảnh tượng trưng, đại diện và là những
biểu hiện của bản sắc, di sản và văn hóa của một quốc gia. Các biểu tượng
thường được chọn để đại diện cho ký ức về các sự kiện lịch sử, những cuộc đấu tranh và chiến thắng.
Biểu tượng quốc gia có thể là một hình ảnh hoặc một biểu tượng, một bài
hát hoặc quốc ca, một lá cờ hoặc một biểu tượng quốc gia khác. Ngoài ra nó còn
được thể hiện với các hình thức phong phú và đa dạng. Những loại hình cơ
bản của biểu tượng quốc gia gồm:
- Biểu tượng quốc gia chính thức: quốc hiệu (thường kèm theo khẩu hiệu
hoặc tiêu ngữ), quốc kỳ, quốc huy, quốc ấn, quốc ca,...
- Biểu tượng quốc gia không chính thức: quốc hoa, quốc thú hoặc quốc điểu…
- Quốc hiệu: Tên gọi chính thức của một quốc gia. Quốc hiệu của nước ta
hiện nay là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Quốc kỳ : Là biểu tượng của chủ quyền hay sự tự trị đã được thừa nhận.
Quốc kỳ của bất cứu một quốc gia nào cũng đều mang một thông điệp.
một ý nghĩa nhất định. Cờ nước ta hình chữ nhật, chiều rộng bằng ⅔
chiều dài, nền đỏ , ở giữa có ngôi sao năm cánh.
- Quốc huy: Huy hiệu tượng trưng cho một quốc gia. Quốc huy của Việt
Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao năm cánh, chung quanh có
bông lúa. ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ : Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Quốc ca: Bài hát chính thức của một quốc gia, dùng khi có lễ nghi trọng
thể - Từ điển tiếng Việt ( Hoàng Phê chủ biên ), Trung tâm Từ điển học
NXB Đà Nẵng, 2020). Quốc ca của Việt Nam là bài Tiến quân ca ( tác giả: Văn Cao).
- Quốc thiều: là phần nhạc của một bài quốc ca, hay có thể hiểu là bài
quốc ca không có lời. Quốc thiều thường được sử dụng để mở đầu các
buổi nghi lễ của các cơ quan nhà nước; lễ kéo cờ ở các công sở, trường
học; lễ đón nhận các nguyên thủ quốc gia nước khác đến thăm chính thức nước sở tại.
=> Chúng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lòng yêu nước và thường
được sử dụng trong các lễ kỷ niệm, các ngày lễ lớn, những cuộc gặp cấp cao
hoặc phong trào dân tộc chủ nghĩa.
2. Các trường hợp sử dụng biểu trưng biểu tượng quốc gia
Trong ngoại giao, việc treo cờ là một việc hệ trọng. Treo cờ phải tùy
theo hoàn cảnh, địa điểm, số lượng và tính chất của các lá cờ trong mối quan hệ
với nhau. Cờ có thể kéo lên vào sáng sớm và hạ xuống vào buổi tối, hoặc cũng
có thể treo cả ngày lẫn đêm.
Treo một cờ: Nếu chỉ có một cờ duy nhất, thì cờ được đặt ở chính giữa
hoặc bên trái (nhìn đối diện cờ). Trên diễn đàn hoặc sau bàn làm việc, cờ bao
giờ cũng đặt bên phải diễn giả. Nếu có hai cờ thì cờ số 1 ở bên trái. Nếu có ba
cờ, thì số 1 ở giữa, cờ số 2 bên phải. Nếu có bốn cờ, thì vị trí số 1 là bên trái, rồi
đến các cờ tiếp theo. Nếu là nhiều cờ, song là số lẻ, cờ số 1 ở chính giữa, còn
các cờ khác dàn sang hai bên. Các cờ phải có kích cỡ giống nhau. Nếu theo hình
tròn hoặc hình vuông, cờ xếp theo chiều kim đồng hồ. Thứ tự xếp cờ thông
thường theo nguyên tắc vần chữ cái tiếng Anh.
Trên ôtô: cờ danh dự bên phải, cờ thứ hai bên trái (phía lái xe). Nếu hai
nguyên thủ cùng ngồi một xe, cờ chủ nhà ở bên phải.
Cờ chủ và cờ khách: Thông thường khách ở tay phải chủ. Như vậy cờ chủ
bên cạnh chủ nhà và cờ khách bên cạnh khách. Tuy nhiên, nhiều nước bố trí cờ
ngược lại như Mỹ, Canada… Cờ chủ nhà luôn ở vị trí số 1 là bên trái, cờ khách
ở bên phải. Như vậy sẽ là cờ chủ nhà bên cạnh khách và cờ khách bên cạnh chủ nhà.
Cờ có thể cắm trên cán hoặc treo không có cán. Nếu treo trên tường, phía
sau diễn giả, cờ phải cao hơn đầu diễn giả, không treo bất cứ vật gì trên cờ. Nếu
cờ cắm trên cán, thì cờ không được để chạm sàn.
Treo cờ rủ: Khi có tang lễ, cờ để rủ. các cờ khác cũng phải rủ. Cờ rủ là
phần dưới lá cờ ngang với nửa cột cờ. Nước ta quy định cờ rủ có treo dải băng đen ở đầu cán cờ.
Ví dụ về treo cờ rủ ở Việt Nam. Theo Điều 19 (Treo cờ tang) của Thông
tư Hướng dẫn sử dụng biểu tượng quốc gia và nghi thức nhà nước tổ chức một
số hoạt động đối ngoại tại cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ở nước ngoài:
1. Cơ quan đại diện treo cờ tang khi Nhà nước Việt Nam tổ chức Lễ quốc
tang. Cơ quan đại diện chỉ treo cờ tang đối với Quốc tang của quốc gia hoặc lễ
tang của tổ chức quốc tế tiếp nhận theo chỉ đạo của Bộ Ngoại giao.
2. Treo cờ tang trong suốt thời gian để tang theo quy định của Ban Lễ
tang Nhà nước và trong thời gian cơ quan đại diện mở sổ tang trong trường
hợp không mở sổ tang đúng ngày để tang theo quy định của Ban Lễ tang Nhà nước.
3. Cờ tang được treo cao trên đỉnh cột cờ, phía trên quốc kỳ Việt Nam
đính một dải băng đen. Dải băng đen có chiều rộng bằng 01/10 chiều rộng của
quốc kỳ, chiều dài tối thiểu bằng 1/2 chiều dài của quốc kỳ.
Trong lễ tân ngoại giao, quốc thiều thường được cử trong lễ đón, lễ
tiễn chính thức Nguyên thủ Quốc gia hay Người đứng đầu Chính phủ nước
ngoài thăm. Tại lễ đón, quốc thiều của nước khách cử trước và tại lễ tiễn, quốc
thiều của nước chủ nhà cử trước. Trong những dịp này, quốc thiều thường được
cử trước khi khách đi duyệt đội danh dự.
Ở một số nước, quốc thiều cũng được cử khi khai mạc mít tinh hoặc
chiêu đãi hoan nghênh đoàn cấp cao, trong lễ đặt vòng hoa ở đài chiến sĩ vô
danh. Ngoài ra, quốc thiều nước ngoài còn được cử trong nhiều hoạt động quốc
tế khác như trước một trận thi đấu thể thao quốc tế, lễ trao huy chương vàng cho
vận động viên nước ngoài… Nói chung, trong các lễ tiết liên quan đến hai nước,
quốc thiều của nước khách thường được cử trước.
● Những trường hợp treo nhầm quốc kỳ hoặc cử sai quốc thiều
Trong lịch sử Lễ tân Ngoại giao đã có những trường hợp chủ nhà treo nhầm
quốc kỳ hoặc cử sai quốc thiều.
- Năm 1980, sau khi bà Đặng Dĩnh Siêu, phu nhân của cố thủ tướng Chu
Lai thăm Thái Lan , trong một bữa tiệc tối phía Thái Lan đã cử quốc thiều
Đài Loan thay vì phải cử quốc thiều Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
- Mùa hè năm 2000, Lễ tân Israel đã treo nhầm cờ Vương quốc Bỉ thay vì
phải treo cờ Cộng hoà Pháp trong khi đón Tổng thống Pháp thăm Israel.
Trong những trường hợp ấy cần xử sự:
- Thái độ nếu là khách : Nên bình tĩnh để phân biệt đâu là vô tình, đâu là
hữu ý. Nếu là biểu hiện rõ ràng của sự cố ý, thái độ chính trị thì kiên
quyết phản đối. Nhưng nếu là hậu quả của một sự tắc trách, thiếu kinh
nghiệm thì một sự nhận xét kín đáo, nhẹ nhàng giúp cho nước chủ nhà
sửa chữa, bổ khuyết kịp thời.
- Đối với nước chủ nhà: Người có trách nhiệm của nước chủ nhà cần sớm
xin lỗi dù cơ quan gây ra sai lầm là cơ quan nhà nước hay tổ chức quần
chúng xã hội và người gây ra là một quan chức cấp thấp.
3. Tầm quan trọng của Biểu trưng và biểu tượng quốc gia trong công tác ngoại giao
3.1. Tầm quan trọng của Biểu tượng biểu trưng quốc gia trong việc thể
hiện danh tính và quyền lợi quốc gia
Đại diện cho quốc gia: Biểu trưng và biểu tượng quốc gia là hình ảnh công
cộng của quốc gia đó. Giúp xác định và đại diện cho quốc gia trên trường quốc
tế. Quốc kỳ là biểu trưng của chủ quyền hay sự tự trị đã được thừa nhận. Mỗi
quốc kỳ mang một thông điệp riêng của một quốc gia và được luật pháp thừa nhận.
Ví dụ như: Cơ quan đại diện và người đứng đầu cơ quan đại diện có quyền treo
quốc kỳ và quốc huy của Nước cử đi trên các trụ sở của cơ quan đại diện, kể cả
trên nhà ở và các phương tiện đi lại của người đứng đầu cơ quan đại diện
Khi tham gia các sự kiện quốc tế, biểu trưng và biểu tượng quốc gia thường
được sử dụng để đại diện cho quốc gia, từ đó tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và tăng
cường uy tín quốc gia trên trường quốc tế. Khi một quốc gia tham gia các sự
kiện quốc tế như hội nghị, diễn đàn quốc tế, hay các cuộc gặp gỡ giữa các nhà
lãnh đạo, biểu trưng quốc gia thường được treo trên các tòa nhà nơi diễn ra sự
kiện, làm nổi bật vị thế và uy tín của quốc gia đó. Ví dụ, cờ Hoa Kỳ được treo
trên tòa nhà của Liên Hợp Quốc trong các cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Thể hiện chủ quyền và danh tiếng: Biểu trưng và biểu tượng quốc gia thường
liên quan đến các biểu hiện của chủ quyền và danh tiếng quốc gia trên trường
quốc tế. Chúng là biểu tượng của sự tự hào dân tộc và nền văn hóa của quốc gia.
Gắn kết và đại diện trong các sự kiện quốc tế: Biểu trưng và biểu tượng quốc
gia thường được sử dụng trong các sự kiện quốc tế như hội nghị, cuộc gặp gỡ
quốc tế, hay các hoạt động ngoại giao khác để đại diện cho quốc gia.
Thể hiện sự tôn trọng và hợp tác: Sử dụng biểu trưng và biểu tượng quốc gia
trong các hoạt động ngoại giao cũng là cách thể hiện sự tôn trọng và mong
muốn hợp tác với các quốc gia khác. Tạo ấn tượng và ảnh hưởng: Biểu trưng và
biểu tượng quốc gia có thể tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu rộng đến
cộng đồng quốc tế, từ đó góp phần vào việc xây dựng hình ảnh và vị thế của
quốc gia đó trên trường quốc tế.
3.2. Tầm quan trọng của biểu trưng và biểu tượng quốc gia trong việc
tương tác và giao tiếp với Cộng đồng quốc tế
Xây dựng niềm tin và uy tín: Biểu trưng và biểu tượng quốc gia là những
hình ảnh đại diện cho truyền thống, lịch sử và giá trị của một quốc gia, khi được
sử dụng trong các hoạt động quốc tế các hình ảnh này thể hiện sự tự tin, lòng tự
hào và sự tôn trọng đối với di sản văn hóa của các nước. Điều này làm tăng
cường uy tín thông qua việc thể hiện một cách nhất quán và đáng tin cậy các giá
trị và cam kết của quốc gia đến cộng đồng quốc tế. Đồng thời, giúp xây dựng và
củng cố niềm tin giữa các quốc gia, làm cho các hoạt động ngoại giao và hợp
tác trở nên suôn sẻ và hiệu quả hơn.
Thúc đẩy giao lưu văn hóa: Biểu trưng và biểu tượng quốc gia thường mang
ý nghĩa sâu sắc, phản ánh phong tục, tín ngưỡng và lịch sử của một quốc gia.
Khi được giới thiệu và chia sẻ trong các sự kiện quốc tế, các hình ảnh này
không chỉ nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc, mà còn
khuyến khích sự tham gia vào các hoạt động giao lưu văn hóa. Điều này không
chỉ giúp cải thiện mối quan hệ giữa các quốc gia mà còn là cơ hội để người dân
từ các nền văn hóa khác nhau trải nghiệm và học hỏi.
Hỗ trợ trong đàm phán và đưa ra chính sách: Trong ngoại giao, biểu
tượng quốc gia là công cụ không thể thiếu để thể hiện lập trường và cam kết của
một quốc gia. Ví dụ, trong các cuộc họp quốc tế, hội nghị cấp cao, việc trưng
bày quốc kỳ hay các biểu tượng khác có thể làm nổi bật vấn đề mà quốc gia đó
muốn chú trọng hoặc thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với một sáng kiến quốc
tế. Nó còn là phương tiện để bày tỏ sự đồng ý hoặc phản đối, qua đó ảnh hưởng
đến quá trình đưa ra quyết định chung.
Truyền thông và quảng bá quốc gia: Biểu trưng và biểu tượng quốc gia
có vai trò thiết yếu trong việc quảng bá hình ảnh của một quốc gia trên trường
quốc tế. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các chiến dịch truyền thông để thu
hút du khách, nhà đầu tư và các sự kiện quốc tế. Một biểu tượng quốc gia đặc
sắc và dễ nhận diện có thể giúp nâng cao tính nhận diện và tạo dựng hình ảnh
tích cực về quốc gia đó, từ đó thu hút sự chú ý và hợp tác từ các đối tác và du khách quốc tế.
3.3. Mối quan hệ giữa các biểu trưng biểu tượng trong đàm phán và thỏa thuận quốc tế
Mối quan hệ giữa các biểu trưng biểu tượng, trước tiên, được đặt trong
các liên kết về văn hóa. “Toàn thư quốc tế về phát triển văn hoá” (International
Thesaurus On Cultural Development, Mexico, 1982) của UNESCO đã đưa ra
định nghĩa: "Văn hoá là tập hợp các hệ thống biểu tượng, nó quy định thế ứng
xử của con người và làm cho một số đông người có thể giao tiếp với nhau, liên
kết họ thành một cộng đồng riêng biệt". Như vậy, dựa trên năng lực “biểu tượng
hóa”, con người thực hiện những tương tác xã hội và hành động xã hội. Cơ chế
tương tác dựa vào biểu tượng trở thành tiền đề cho các liên kết xã hội đa dạng
phong phú, đặc biệt là sự tương tác giữa các chủ thể trong các cuộc đàm phán
và thỏa thuận quốc tế.
Trên bình diện quốc tế, các biểu tượng được sử dụng để chia sẻ hệ giá trị
văn hóa, để tăng cường khả năng liên kết hội nhập, tinh thần đoàn kết giữa các
cộng đồng, quốc gia và khu vực. Biểu tượng cũng tạo ra cơ chế gửi gắm, kỳ
vọng vào trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia. Việc sử dụng
biểu tượng một cách phù hợp và cẩn trọng sẽ thúc đẩy các mối quan hệ cả về bề
rộng, lẫn chiều sâu, là cơ sở để tăng cường vốn xã hội cho các chủ thể khai thác
và sử dụng. Trên cơ sở đó, tương tác biểu tượng thúc đẩy cho các mối quan hệ
song phương và đa phương trong việc giải quyết các vấn đề có tính chất toàn
cầu như nghèo đói, xung đột, chiến tranh, bình đẳng giới, phòng chống bệnh tật,
bảo vệ môi trường, cũng như thiết lập mối quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển.
Trên thực tế, các quốc gia và các tổ chức quốc tế đã sử dụng biểu trưng,
biểu tượng của mình phục vụ cho sự liên kết và hội nhập trong các cuộc đàm
phán và thỏa thuận quốc tế. Sau đây nhóm xin đưa ra hai ví dụ:
Ngoại giao gấu trúc: Đây là một chính sách của Trung Quốc nhằm thúc
đẩy quan hệ ngoại giao thông qua việc tặng hoặc cho mượn các cá thể gấu trúc
lớn cho các quốc gia trên thế giới. Chính sách này thực tế đã tồn tại từ lâu trong
lịch sử Trung Quốc. Trong giai đoạn từ 1958 đến 1972, Trung Quốc đã chuyển
23 cá thể gấu trúc lớn tới 9 quốc gia trên thế giới. Điểm nhấn của chính sách
này là việc chính phủ Trung Quốc gửi tặng Hoa Kỳ hai cá thể gấu trúc lớn sau
chuyến thăm của tổng thống Richard Nixon năm 1972. Trên hai mươi nghìn
khách tham quan chỉ trong ngày đầu tiên và tổng cộng khoảng 1,1 triệu khách
tham quan trong năm đầu tiên đã tới chiêm ngưỡng cặp gấu trúc này Vườn thú
quốc gia Hoa Kỳ tại thủ đô Washington D.C. Sự nổi tiếng của cặp gấu trúc là
minh chứng rõ ràng cho thành công trong chính sách ngoại giao gấu trúc của
Trung Quốc, cụ thể là mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa nước này và Hoa Kỳ.
Biểu tượng lá cờ Olympic: Lá cờ này được Pierre de Coubertin, chủ tịch
Uỷ ban Olympic Quốc tế, đưa ra năm 1913. Năm vòng tròn (5 màu) biểu thị cho
5 châu lục (Á, Âu, Mỹ, Phi, Úc). Các vòng tròn này liên kết nhau như những
mắt xích biểu thị sự đoàn kết không thể tách rời của các châu lục. Năm 1979, tờ
tạp chí Olympic, Uỷ ban Olympic Quốc tế đã chính thức nêu rõ rằng dựa theo
hiến chương Olympic, ý nghĩa của năm vòng tròn này là tượng trưng cho sự
đoàn kết giữa năm lục địa, đồng thời tượng trưng cho tinh thần thi đua công
bằng thẳng thắn và hữu nghị giữa các vận động viên toàn thể thế giới đến tập
trung tại Thế vận hội Olympic. Đúng với tinh thần đó, từ kỳ Olympic hiện đại
đầu tiên năm 1896, các kỳ thế vận hội (cả mùa hè và mùa đông) là một đại hội
thể thao không chỉ thi đấu về thể lực, mà còn mang ý nghĩa biểu trưng cho tinh
thần đoàn kết, hòa bình của toàn nhân loại. Khi lá cờ Olympic tung bay, không
chỉ các vận động viên, các đoàn thể thao, mà toàn thể người hâm mộ thể thao
trên thế giới đều tự cảm nhận và đề cao tinh thần trung thực, fairplay trong thi
đấu, tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, các khu vực, các dân tộc, chủng
tộc trên toàn thế giới.
4. Ví dụ về sử dụng Biểu trưng và biểu tượng quốc gia trong các tổ chức quốc tế a. Liên Hợp Quốc (UN):
- Biểu trưng của Liên Hợp Quốc (UN) là quả địa cầu có bản đồ thế giới,
với các nhánh ô liu bao quanh.
- Ý nghĩa của các thành phần trong biểu trưng:
● Quả địa cầu: quả địa cầu là biểu tượng thích hợp cho tổ chức mang tính
quốc tế, khi nhìn vào nó, người ta dễ có cảm giác mình là một phần trong đó.
● Nhánh ô liu: biểu tượng cho hòa bình và hy vọng. - Màu sắc:
● Màu xanh lam: đại diện cho hòa bình.
● Màu trắng: thể hiện sự trung lập và công bằng.
⇒ Biểu trưng của Liên Hợp Quốc (UN) là một biểu tượng của hòa bình và hợp
tác quốc tế. Thể hiện mong muốn của các nước về việc hợp tác với nhau để giải
quyết các vấn đề toàn cầu và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người..
b. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN):
- Biểu trưng của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là bó lúa
10 nhánh, tượng trưng 10 quốc gia thành viên.
- Ý nghĩa của các thành phần trong biểu trưng: hình ảnh bó lúa là tượng
trưng cho ước mơ về một ASEAN bao gồm tất cả các nước ở Đông Nam
Á, gắn bó với nhau trong tình hữu nghị và đoàn kết.
- Màu sắc: gồm có màu xanh, đỏ, trắng và vàng, đại diện cho các màu
chính của quốc kỳ các nước thành viên ASEAN.
● Màu xanh lam: đại diện cho sự hòa bình và ổn định.
● Màu đỏ: thể hiện sự năng động và lòng can đảm.
● Màu trắng: thể hiện sự tinh khiết.
● Màu vàng: biểu tượng cho sự thịnh vượng.
⇒ Biểu trưng của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một biểu
tượng của sự thống nhất của các quốc gia thành viên về các nguyên tắc và sự nỗ
lực của ASEAN; là một công cụ để tăng cường nhận thức và sự đoàn kết của cộng đồng ASEAN.
c. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO):
- Biểu trưng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là sáu vòng cung với ba màu khác nhau.
- Ý nghĩa của các thành phần trong biểu trưng: Sáu vòng cung này tượng
trưng cho thương mại thế giới với hội nghị các quốc gia thành viên để
làm vững chắc liên minh chiến lược.
⇒ Biểu trưng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là biểu tượng một của
sự năng động và lạc quan lan tỏa như những vòng xoáy liên hợp, đúc kết tinh
thần đoàn kết của WTO trong việc thúc đẩy thương mại công bằng và cởi mở.
d. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC):
- Biểu trưng của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
(APEC) là quả địa cầu cách điệu hơi dẹt theo phương ngang, với chữ APEC ở giữa.
- Ý nghĩa của các thành phần trong biểu trưng:
● Khu vực bán cầu Thái Bình Dương là vị trí địa lý của các thành viên
APEC với phần lục địa màu lục, biển màu lam và chữ APEC màu trắng ở chính giữa.
● Mảnh màu đậm bên lề thể hiện triển vọng tiến bộ và tăng trưởng nổi trội
của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. - Màu sắc:
● Màu trắng: biểu tượng cho hòa bình và ổn định.
● Màu xanh lục và xanh lam thể hiện những ước vọng của người dân Châu
Á – Thái Bình Dương về một cuộc sống thịnh vượng, mạnh khỏe, ấm no.
⇒ Biểu trưng của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
(APEC) là biểu tượng cho một khuôn khổ hợp tác kinh tế khu vực quan trọng
nhất, mà còn thể hiện những hy vọng và ước nguyện của cả khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.