-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bình đẳng giới trong du lịch | Học viện Hành chính Quốc gia
Những vấn đề bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong ngành du lịch ở việt nam hiện nay Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Phương pháp nghiên cứu khoa học (CIF0001) 56 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Bình đẳng giới trong du lịch | Học viện Hành chính Quốc gia
Những vấn đề bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong ngành du lịch ở việt nam hiện nay Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học (CIF0001) 56 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|50730876
NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG
NGÀNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ths. Lê Thị Thanh Tuyền
Khoa QLXH, Học viện Hành chính Quốc gia Tóm tắt
Du lịch là một ngành kinh tế đặc thù, lao động trong ngành du lịch vì vậy cũng
mang những đặc điểm riêng biệt. Trong đó, lao động nữ đóng một vai trò vô cùng quan
trọng trong ngành dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, cho đến nay, nghề du lịch vẫn đang gặp
phải nhiều định kiến xã hội về ngành nghề. Bên cạnh đó, tình trạng phân biệt đối xử
giữa lao động nam và lao động nữ trong thị trường lao động nói chung và ngành du lịch
nói riêng vẫn luôn tồn tại. Điều này càng khiến cho lao động nữ trong ngành du lịch gặp
nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện công việc của mình, gắn bó và phát triển sự
nghiệp trong ngành du lịch.
Bài viết tập trung giới thiệu về lao động nữ trong ngành du lịch với thực trạng tồn
tại những định kiến nghề, định kiến về giới đã và đang nhức nhối hiện nay. Đồng thời
tác giả lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới. Trên cơ sở đó, bài viết
đề xuất một số kiến nghị thu hẹp khoảng cách giữa lao động nam và lao động nữ trên
mọi phương diện: vị trí, nội dung công việc, cơ hội nghề nghiệp, thu nhập và cơ hội
thăng tiến…. thực hiện bình đẳng giới trong ngành dịch vụ du lịch.
Từ khóa: lao động nữ, bình đẳng giới, ngành dịch vụ du lịch Nội dung bài viết
1. Giới thiệu
Mặc dù cuộc cách mạng KHCN 4.0 phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, nhưng
cho đến nay, vấn đề bình đẳng giới giữa vẫn còn tồn tại nhiều thực trạng bất cập. Tình
trạng phân biệt đối xử giữa hai giới vẫn đang hàng ngày diễn ra trên nhiều lĩnh vực của
cuộc sống như chính trị, kinh tế, giáo dục, công nghệ, văn hóa - xã hội, y tế….. Đặc biệt,
lao động trong ngành dịch vụ nói chung và ngành dịch vụ du lịch nói riêng với những
đặc điểm ngành nghề riêng biệt càng cho thấy rõ thực trạng bất bình đẳng giới đối với
phu nữ ở Việt Nam hiện nay. lOMoARcPSD|50730876
2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê: Thực hiện nghiên cứu trên cơ sở thu thập các tài liệu,
nghiên cứu, bài báo đã có liên quan đến lao động nữ trong du lịch.
Phương pháp đánh giá tổng hợp: Trên cơ sở kết quả thống kê, tác giả tiến hành
phân tích, tổng hợp các nguồn tư liệu về lao động nữ trong ngành du lịch để đánh giá
toàn diện vấn đề nghiên cứu, từ đó đưa ra những đề xuất phù hợp. 3.
Kết quả và bàn luận 3.1.Đôi nét về lao động nữ trong ngành dịch vụ du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế đặc thù với những đặc trưng riêng biệt như tính vô
hình, tính tổng hợp,… của sản phẩm du lịch, và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tính thời
vụ trong du lịch. Vì vậy, lao động trong trong lịch cũng có những đặc điểm riêng biệt
như: 1) Lao động mang tính chất sản xuất phi vật chất; 2) Tính chất lao động phức tạp;
3) Thời gian lao động mang tính thời vụ, phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách,
người lao động thường làm việc vào những ngày cuối tuần, dịp lễ, tết và có thể làm đêm,
làm ca; 4) Tỷ trọng lao động nữ, lao động trẻ, lao động thời vụ cao hơn các ngành khác;
5) Cường độ lao động ở một số vị trí có thể không cao nhưng áp lực tâm lý lớn do tính
chất phục vụ đối tượng khách hàng trong du lịch vô cùng đa dạng; 5) Lao động có tính
chuyên môn hóa cao, đòi hỏi người lao động phải có các kỹ năng nghiệp vụ khác nhau
đáp ứng yêu cầu công việc.
Nếu xét trên mức độ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngành du lịch và của
mỗi doanh nghiệp, lao động trong lĩnh vực du lịch có thể chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Lao động làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch: Nhóm
lao động này gồm các công chức, nhân viên phục vụ,... làm việc trong các cơ quan quản
lý Nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương.
Nhóm 2: Lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp ngành du lịch: Nhóm lao
động này gồm những người làm việc ở các cơ sở đào tạo du lịch và cán bộ nghiên cứu
ở các viện nghiên cứu về du lịch, viện thông tin, các cơ quan báo chí chuyên về du lịch;
bao gồm đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, giảng viên, viên chức, nhân viên,...
Nhóm 3: Lao động kinh doanh du lịch -
Bộ phận lao động chức năng quản trị doanh nghiệp du lịch: Họ là
nhữngngười đứng đầu doanh nghiệp du lịch (Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc; giám
đốc, phó giám đốc các bộ phận), bộ phận lao động chức năng quản lý theo các nghiệp lOMoARcPSD|50730876
vụ kinh tế trong doanh nghiệp du lịch: đầu tư, phát triển, kinh doanh, kế toán, giám sát
viên, nhân sự...; bộ phận lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh
nghiệp du lịch: Các vị trí công việc: bảo vệ, nhân viên vệ sinh, sửa chữa, bảo dưỡng
điện nước, cung ứng hàng hóa, nhân viên tạp vụ.... -
Bộ phận lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách trong doanh nghiệp
dulịch, loại lao động này chiếm tỷ lệ cao nhất, thường chiếm từ 75-85% tổng lao động
của doanh nghiệp: lao động kinh doanh lữ hành, lao động kinh doanh ăn uống, lao động
kinh doanh lưu trú, lao động kinh doanh các dịch vụ khác.
Như vậy, các vị trí việc làm trong ngành dịch vụ du lịch vô cùng đa dạng: lễ tân
khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên nhà hàng, nhân viên buồng, điều hành
chương trình du lịch, tổ chức sự kiện, nhân viên massage, … Theo Tổ chức lao động thế
giới, phụ nữ chiếm khoảng 60%-70% lực lượng lao động trong ngành du lịch, khẳng
định vai trò không thể thiếu của họ trong ngành kinh tế mũi nhọn này. Tuy nhiên, phụ
nữ thường gặp khó khăn trong việc tiến xa hơn trong sự nghiệp, vấp phải nhiều kì thị và
thu nhập thấp hơn nam giới.
3.2.Tình trạng bất bình đẳng giới trong ngành dịch vụ du lịch
Định kiến về giới
Định kiến về giới được hiểu là những quan điểm, thái độ, ý thức, đánh giá có xu
hướng tiêu cực về vấn đề giới tính nam, nữ như: vị trí, vai trò, tầm quan trọng, năng lực
của nam hoặc nữ. Định kiến giới thường sẽ chưa phù hợp, chưa phản ánh được đúng
tình hình thực tế về vấn đề giới tính nam nữ. Các định kiến giới có thể khác nhau bởi vì
lý do vùng miền, phong tục tập quán, quan điểm.
Ở nước ta hiện nay có nhiều định kiến khác nhau về giới: Phụ nữ là đối tượng
phụ thuộc, dựa dẫm, nam giới là phái mạnh, phụ nữ phụ trách nội trợ để đàn ông đi làm
kinh tế; người đàn ông là người trụ cột, quyết định những việc lớn, nên phụ nữ phải nghe
theo đàn ông, hay như chỉ nam giới mới có thể đảm nhận được những công việc nặng
nhọc, đòi hỏi năng lực tốt… Theo báo cáo phân tích dựa trên số liệu Điều tra Lao động
- Việc làm của Tổ chức Lao Động quốc tế, phụ nữ trung bình dành số giờ gấp đôi nam
giới để làm việc nhà. Thậm chí, 20% đàn ông Việt không hề làm việc nhà. Gánh nặng
công việc gia đình dồn lên vai người phụ nữ. Khi có cái nhìn sai lệch về giới tính, vị trí
của nam nữ trong xã hội, các gia đình sẽ tìm nhiều biện pháp để sinh được con trai, từ
đó số lượng bé trai lớn, bé gái ít, dẫn đến mất cân bằng giới tính. lOMoARcPSD|50730876
Lao động du lịch luôn chịu áp lực bởi những định kiến xã hội như: đây là những
công việc quá nhạy cảm (thậm chí là không đứng đắn); du lịch là một nghề nặng nhọc,
chỉ dành cho nam giới, phụ nữ chỉ nên làm việc nhà, làm nghề dịch vụ ảnh hưởng đến
hạnh phúc gia đình, nghề yêu cầu nhiều về thời gian và sức lực của người lao động, phụ
nữ chỉ làm được việc này khi còn trẻ, chưa có gia đình… Lao động du lịch có đặc thù
công việc, lại thường phải hay đi muộn về sớm, có nhiều mối quan hệ rộng, điều này
không tránh khỏi những hoài nghi về công việc của người làm trong ngành du lịch. Nhận
định chung của xã hội còn coi đây là nghề “phục vụ”, không cần phải học đại học, mà
nên làm những nghề có vị trí xã hội cao hơn…
Sự phân biệt về cấp bậc đối với phụ nữ
Trên thực tế, trong hoạt động bố trí, sắp xếp và tuyển dụng nhân lực, việc lựa
chọn lao động nam hay nữ vẫn còn khoảng cách khá lớn. Đa phần các doanh nghiệp vẫn
đang ưu tiên tuyển dụng nam giới thay vì nữ giới, hay chỉ tuyển nữ nếu họ cam kết
không kết hôn, sinh con trong một khoảng thời gian nhất định khi làm việc tại công ty.
Trong quá trình làm việc tại các doanh nghiệp du lịch, việc phân cấp được thể
hiện một cách rõ ràng. Ví dụ như: sự phân biệt về ngoại hình, phân biệt trình độ học vấn
và khả năng ngoại ngữ. Nữ giới bị hạn chế và thường giữ rất ít vị trí trong quản lý, lãnh
đạo mà chủ yếu sắp xếp vào các công việc như nhân viên, hướng dẫn viên, telesales,
phục vụ buồng, massage, nhân viên bàn, bếp, lễ tân, chuyên viên văn phòng….
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, trong ngành du lịch toàn cầu phụ nữ chỉ chiếm
23% các vị trí lãnh đạo. Ở một số khu vực, phụ nữ thường nắm giữ các vị trí lao động
có trình độ kỹ năng thấp và thu nhập thấp, trong khi họ vẫn ít có vị trí quyết định.
Hơn nữa, khoảng cách về mức lương giữa nam và nữ trong ngành du lịch là một
vấn đề nổi bật không thể bỏ qua. Tổ chức Du lịch Thế giới báo cáo rằng phụ nữ trong
ngành du lịch kiếm được khoảng 10-15% ít hơn so với nam giới, thậm chí khi làm các
vai trò tương tự. Khoảng cách về mức lương này không chỉ làm duy trì sự bất bình đẳng
kinh tế mà còn làm trì hoãn sự tiến triển tổng thể của ngành bằng cách ngăn chặn khả
năng đóng góp của phụ nữ tài năng.
Một nghiên cứu của Ủy ban Kinh doanh và Phát triển bền vững đã xác định rằng
việc thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành du lịch có thể đóng góp thêm 28 nghìn tỷ đô
la cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2025. lOMoARcPSD|50730876
Quấy rối tình dục
Với đặc điểm công việc nhiều nhạy cảm những người làm việc trong nghề du lịch
lại luôn phải xuất hiện trước khách hàng với giao diện hoàn thiện, chỉn chu nhất. Trái
ngược với vẻ hòa nhoáng bên ngoài, người làm nghề du lịch phải đối diện với rất nhiều
tiêu cực của ngành, trong đó có nạn quấy rối tình dục…
Việc làm không chính thức
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, với sự đa dạng về các vị trí việc làm
trong ngành du lịch ở nhiều nhóm khác nhau từ lữ hành, khách sạn, dịch vụ ăn uống….
thu hút nguồn nhân lực trẻ và chất lượng. Nhiều vị trí có tên gọi hấp dẫn xuất hiện để
thu hút lực lượng lao động này. Nhưng trên thực tế, nhiều lao động trong ngành du lịch
lại được phân công công việc không đúng như mô tả, hoặc giao những việc làm không
chính thức. Hướng dẫn viên du lịch ngoài hoạt động chuyên môn còn phải đảm nhiệm
chăm sóc khách hàng, tiếp khách; nhân viên lễ tân phải làm thêm công việc thu chi, mua
sắm, dọn dẹp buồng khi cần thiết…
Đặc biệt, ở nhiều doanh nghiệp du lịch, lao động du lịch, đặc biệt là lao động nữ
là đối tượng bị lợi dụng mặc trang phục phản cảm trong quá trình làm việc như một hình
thức thu hút khách đang diễn ra rất phổ biến hiện nay.
3.2. Nguyên nhân của tình trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ tại Việt Nam
Thứ nhất, một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ, chưa dành sự
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng mức cho công tác bình đẳng giới. Mặc dù nhiều văn
bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác bình đẳng giới đã được ban hành, tuy nhiên vẫn có
một số cấp ủy, cá nhân chưa thay đổi trong tư duy, nhận thức, từ đó triển khai các nội
dung bình đẳng giới một cách hình thức, hời hợt, kém hiệu quả.
Thứ hai, hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam về bình đẳng giới hiện nay
vẫn chưa hoàn thiện, những chế tài đối với các hành vi bất bình đẳng giới chưa đủ sức
răn đe. Những đối tượng vi phạm có tâm lý coi thường pháp luật và những phụ nữ bị đối
xử bất bình đẳng cũng thiếu niềm tin vào pháp luật để đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho bản thân.
Thứ ba, sự phối hợp giữa các ngành trong việc triển khai thực hiện bình đẳng giới
và vì sự tiến bộ của phụ nữ chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ. Công tác thanh tra, kiểm tra, lOMoARcPSD|50730876
giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ cũng còn nhiều hạn chế.
Thứ tư, định kiến giới và sự phân công xã hội giữa nam và nữ đã có từ hàng nghìn
năm, ăn sâu vào văn hóa truyền thống. Tâm lý ấy khiến sự bất bình đẳng kéo dài nhưng
các cá nhân trong xã hội không nhận thấy sự bất công ấy, coi là lẽ tự nhiên, là sự bình thường.
Thứ năm, bản thân một số phụ nữ vẫn còn tư tưởng cam chịu, lệ thuộc, thiếu ý
chí độc lập, tự chủ, vươn lên tự hoàn thiện bản thân và đấu tranh cho quyền và lợi ích
chính đáng của bản thân nói riêng và nữ giới nói chung. Một số có ý định thay đổi nhưng
lại cảm thấy e ngại trước dư luận xã hội, mặc dù hoàn cảnh của đất nước đã phát triển
và khác trước rất nhiều.
3.3. Giải pháp thực hiện bình đẳng giới trong ngành dịch vụ du lịch
Để khắc phục, đẩy lùi bất bình đẳng giới đối với phụ nữ ở nước ta, trong thời gian
tới cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau:
Một là, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, Chính quyền về công tác bình
đẳng giới. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, trách nhiệm quản lý
của Chính quyền các cấp trong việc nâng cao nhận thức, triển khai thực hiện và hoàn
thiện thể chế về bình đẳng giới. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong
việc thực hiện các quy định về bình đẳng giới.
Hai là, kiện toàn hệ thống pháp luật về bình đẳng giới nói chung, xây dựng khung
điều luật lao động đặc thù nhằm đảm bảo quyền lợi của phụ nữ trong quá trình làm
nghề du lịch. Thực hiện rà soát hệ thống pháp luật hiện hành đảm bảo nhất quán trong
các luật về nguyên tắc bình đẳng giới. Đặc biệt cần phải chú ý các chính sách về quy
hoạch cán bộ đối với nữ, sửa đổi, bể sung các chỉ tiêu trong Bộ chỉ tiêu thống kê giới
quốc gia phù hợp với các nghị quyết của Đảng, các luật hiện hành, các cam kết quốc tế
và mục tiêu phát triển bền vững.
Ba là, nâng cao hiệu quả bộ máy thúc đẩy bình đẳng giới. -
Chuyên môn hóa bộ máy làm công tác bình đẳng giới. Hoàn thiện theo
hướngđảm bảo có cán bộ chuyên trách về bình đẳng giới nhằm tăng động lực làm việc,
tạo sự gắn bó lâu dài với công tác bình đẳng giới. lOMoARcPSD|50730876 -
Xây dựng kế hoạch tổng thể về nâng cao năng lực cho bộ máy làm công
tác vềbình đẳng giới. Kế hoạch này cần được xây dựng ở tất cả các cấp, trước mắt ở
cấp Trung ương và cấp tỉnh, đồng thời lựa chọn một số huyện và xã làm thí điểm để từ
đó rút kinh nghiệm và nhân rộng. -
Chú trọng đầu tư ngân sách cho các hoạt động về bình đẳng giới. Kinh
phíhoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cơ quan, đơn
vị có sử dụng ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng
năm của các cơ quan, đơn vị đó theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn luật.
Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền về bình đẳng giới. Trong chiến lược dài
hạn, cần phải có các chương trình giáo dục về bình đẳng giới đưa vào giảng dạy trong
trường học cho trẻ em. Việc thay đổi các chuẩn mực xã hội phải được thực hiện thật cụ
thể, thông qua việc xây dựng văn hóa tôn trọng, bình đẳng giới không chỉ tại nhà, nơi
làm việc, trường học, trên môi trường trực tuyến… Công tác này cần được tiến hành bền
bỉ, khoa học và sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành và các cơ quan truyền thông đại chúng.
Năm là, chủ động hợp tác quốc tế về bình đẳng giới. Trong bối cảnh hội nhập
hiện nay, Bình đẳng giới là một vấn đề mang tính toàn cầu, không còn là một vấn đề của
riêng bất cứ quốc gia, dân tộc nào. Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia ký
kết nhiều văn kiện quốc tế về bình đẳng giới, quyền của phụ nữ và trao quyền cho phụ nữ.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Cần tạo điều kiện cho lao động nữ tiếp cận những vấn đề quan trọng: tín dụng,
đất đai, tài sản…và các vấn đề chuyên môn, quản lý điều hành, chiến lược và hoạch định
chiến lược… trong ngành du lịch. Khi tuyển dụng, các doanh nghiệp du lịch cần bình
đẳng trong các vị trí đối với nữ giới, tạo điều kiện cho họ phát huy tiềm năng. Hỗ trợ
đào tạo và tài chính cho phụ nữ tăng cường chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là các kỹ
năng kinh doanh, giá cả, liên kết thị trường. Có chính sách khuyến khích lao động nữ
tham gia vào các dự án du lịch ngay từ khi nó bắt đầu hình thành; nâng cao đãi ngộ và
chế độ chính sách trọng dụng và tôn vinh những đóng góp và cống hiến của phụ nữ trong
hoạt động kinh doanh du lịch. lOMoARcPSD|50730876
Giải pháp cốt lõi để thúc đẩy bình đẳng giới trong du lịch bằng việc cải thiện kiến
thức, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để tăng quyền, nâng cao vị thế cho người phụ nữ.
Trước hết, phụ nữ cần thay đổi định kiến của chính mình. Cần xác định du lịch là một
công việc lâu dài, chứ không phải là công việc tạm thời khi chưa có gia đình, hoàn toàn
có thể đồng hành suốt đời. Ở mỗi lứa tuổi, lao động nữ trong ngành du lịch lại có thể mạnh riêng.
Nhân lực ngành du lịch nói chung còn hạn chế về trình độ, về số lượng nhân lực
được đào tạo bài bản. Trong đó, kỹ năng ngoại ngữ, công nghệ thông tin vẫn là những
điểm yếu cơ bản của lao động ngành dịch vụ du lịch. Để thực hiện được điều này, phụ
nữ cần phải chú trọng ở cả ba khía cạnh: kiến thức, kỹ năng, và năng lực cá nhân của
phụ nữ. Mỗi khía cạnh này đều phụ thuộc lẫn nhau, cùng tác động lên khả năng tiếp cận
với quyền và cơ hội bình đẳng của phụ nữ. Việc nâng cao vị thế cần được xuất phát đầu
tiên từ chính nội lực bên trong của họ. Đây là giải pháp tự thân nhưng lại là giải pháp
thiết thực nhất để phụ nữ có được sự công nhận và phấn đấu cho mục tiêu mà họ lựa chọn.
Hỗ trợ sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Các phương án làm việc linh
hoạt, các cơ sở chăm sóc trẻ em với chi phí phù hợp và chính sách thai sản có thể giúp
phụ nữ cân bằng giữa trách nhiệm nghề nghiệp và cá nhân một cách hiệu quả. 4. Kết luận
Tóm lại, bình đẳng giới đang ngày càng được nhìn nhận, đánh giá có vai trò quan
trọng, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của từng quốc gia và toàn cầu nói chung. Mặc
dù đã có sự tiến bộ, ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập để đảm bảo cho phụ nữ có
cơ hội tham gia và khẳng định một cách bình đẳng, đặc biệt trong ngành dịch vụ du lịch
và có tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để có thể thực hiện
được bình đẳng giới trong ngành dịch vụ du lịch nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế
- xã hội nói chung cần thiết có sự tham gia đồng bộ của cả hệ thống chính trị và toàn thể
nhân dân. Nhờ đó, trong thời gian tới, những biểu hiện bất bình đẳng giới đối với phụ
nữ sẽ dần thu hẹp, tiến tới bị xóa bỏ hoàn toàn./
Tài liệu tham khảo
1. Chính phủ (2021), Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2021 –2030.
2. Đảng Cộng sản VN (2021), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,Nxb CTQG, ST, Hà Nội. lOMoARcPSD|50730876
3. Học viện Chính trị Quốc gia HCM (2021), Giáo trình Giới trong lãnh đạo, quảnlý
- Chương trình Cao cấp Lý luận Chính trị, Nxb Lý luận Chính trị, HN.
4. Quốc hội (2006), Luật số 73/2006/QH về Bình đẳng giới.
5. Tổng quan về bình đẳng giới ở Việt Nam 2021 (CGEP) (2021), Cơ quan LiênHợp
Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), Hà Nội.
6. International Labor Organization (ILO) (2012), Toolkit to guide
povertyalleviation through tourism, Hà Nội,
7. Ủy ban Kinh doanh và Phát triển bền vững (2017), Anh quốc, Kinh doanh tốthơn,
thế giới tốt hơn, Ấn phẩm tiếng việt.
8. Phan Thị Hồng Giang (2021), Nhận diện một số đặc điểm của lao động nữ
tronghoạt động du lịch, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên,
https://doi.org/10.34238/tnu-jst.4633
9. Tổng cục thống kê (2021), Bình đẳng giới trong lao động và tiếp cận việc làmquản lý doanh nghiệp, https://www.gso.gov.vn/du-
lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/11/binh-dang-gioi-trong-laodong-va-tiep-can-viec-lam- quan-ly-doanh-nghiep/ 10.
https://tuoitre.vn/ilo-ti-le-phu-nu-viet-tham-gia-lao-dong-hon-70-toan-
cauduoi-50-20210304120619536.htm