-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bộ bài tập môn công pháp quốc tế | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Bộ bài tập môn công pháp quốc tế | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội. Tài liệu gồm 5 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Công pháp quốc tế (CP QT) 15 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Bộ bài tập môn công pháp quốc tế | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Bộ bài tập môn công pháp quốc tế | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội. Tài liệu gồm 5 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Công pháp quốc tế (CP QT) 15 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Kiểm sát Hà Nội
Preview text:
BỘ BÀI TẬP MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
HỌC KỲ II (NĂM HỌC 2018 – 2019)
Yêu cầu chung đối với các BT
BT được trình bày trên khổ giấy A4; cỡ chữ: 14; font: Times New Roman hoặc
Vn.Time; kích thước các lề trên, dưới, trái, phải theo thứ tự 2.5cm, 2.5cm, 3.5cm, 2cm; dãn dòng 1.5 lines.
Bài tập học kỳ
- Hình thức: Bài tập tình huống tối đa 5 trang A4
- Nội dung: Kiến thức của toàn bộ môn học
TH1: A là một tỉnh của quốc gia B. Ngày 10/1/2005, sau cuộc trưng cầu dân ý
diễn ra tại tỉnh A, A đã tách ra khỏi lãnh thổ của B và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa
A. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao của quốc gia B ra tuyên bố công khai công nhận nền độc
lập của A. Nhiều quốc gia trong khu vực sau đó cũng lần lượt ra tuyên bố công nhận nền
độc lập của quốc gia A. Ngược lại, quốc gia C đã tuyên bố không công nhận A là một
quốc gia trong quan hệ quốc tế trong khi một số quốc gia khác chưa đưa ra bất kỳ tuyên
bố nào. 9 tháng sau tuyên bố độc lập của A, A chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Hãy cho biết:
- Tư cách chủ thể Luật quốc tế của A có bị ảnh hưởng do C không công nhận nền
độc lập của A và nhiều quốc gia chưa đưa ra tuyên bố công nhận hay không? Vì sao?
- Vì muốn phản đối tư cách chủ thể của quốc gia A, quốc gia C đã dùng sức ép
kinh tế, phong tỏa tất cả tài khoản của cá nhân và pháp nhân mang quốc tịch của quốc gia
A tại các ngân hàng của nước này. Đồng thời, quốc gia C tiến hành hỗ trợ tiền và vũ khí
cho lực lượng phản động để tiến hành các cuộc bạo động trên lãnh thổ của quốc gia A.
Hãy cho biết hành vi của quốc gia C có phù hợp với luật quốc tế không? Tại sao?
TH2: Ngày 16/8/2011, quốc gia A tập trung hàng nghìn binh sỹ dọc tuyến biên
giới trên bộ giữa quốc gia A và quốc gia B để chuẩn bị cho cuộc tập trận hàng năm. Tuy
nhiên, cho rằng đây là một hành động gây căng thẳng, đe dọa an ninh và sự toàn vẹn lãnh
thổ của mình, ngày 17/8/2001, quốc gia B đã dùng đạn pháo bắn về phía quốc gia A làm
thiệt mạng nhiều dân thường và binh sĩ của quốc gia A, gây hư hại nghiêm trọng nhiều
công trình dân sự và quân sự tại khu vực biên giới. Trên cơ sở điều ước quốc tế ký kết
trước đó giữa quốc gia A và quốc gia C với nội dung “trong trường hợp lãnh thổ của A
bị tấn công vũ trang, C sẽ hỗ trợ bằng mọi biện pháp, trong đó bao gồm cả việc sử dụng
lực lượng vũ trang”, A đã ngay lập tức đề nghị C hỗ trợ. Đáp lại lời đề nghị của A, C đã
điều động các máy bay chiến đấu của mình tấn công các căn cứ quân sự của B. Hãy cho biết:
- Hành vi dùng đạn pháo bắn về phía A của quốc gia B ngày 17/8/2011 có
phù hợp với luật quốc tế không? Vì sao
- Hành vi của quốc gia C có phù hợp với luật quốc tế không? Vì sao?
TH3: A và B là hai quốc gia có chung đường biên giới. Tháng 5/2009, được sự hỗ
trợ vũ khí và quân đội của quốc gia B, một nhóm hồi giáo ly khai tại quốc gia A đã thực
hiện các cuộc tấn công quân sự chính quyền trung ương và chiếm đóng vùng phía Bắc
nước này, sau đó tuyên bố thành lập một quốc gia mới, với tên gọi là nước Cộng hòa C.
Ngày 1/1/2010, A sử dụng quân đội tấn công nhằm tiêu diệt chính quyền hồi giáo
C. Quốc gia B đã đưa 300.000 binh sỹ cùng nhiều phương tiện quân sự đến trợ giúp C
chống lại A. Với sự giúp đỡ của B, cuộc tấn công của A đã không đạt được kết quả như mong muốn. Hãy cho biết:
- Tính hợp pháp của những hành vi do B thực hiện: (i) hỗ trợ vũ khí, quan đội để
giúp đỡ nhóm hồi giáo thành lập quốc gia C năm 2009 và (ii) hỗ trợ binh sĩ, phương tiên
quân sự để giúp C chống lại quốc gia A năm 2010?
- Tính hợp pháp của hành vi sử dụng lực lượng vũ trang do A thực hiện ngày
1/1/2010 để tiêu diệt chính quyền hồi giáo C
TH4: Hai quốc gia A và B ký kết điều ước quốc tế nhằm phân định biên giới trên
biển giữa C (lúc đó là thuộc địa của A) và D (lúc đó là thuộc địa của B). Sau khi C và D
giành được độc lập, tranh chấp đã nảy sinh xung quanh việc phân định biên giới trên biển
giữa 2 quốc gia này. Hai bên đã thỏa thuận thành lập một Ủy ban hòa giải để giải quyết
tranh chấp. Trong một cuộc họp báo chính thức của Bộ ngoại giao quốc gia C, Bộ trưởng
ngoại giao nước này đã tuyên bố: “C sẽ chấp thuận và nghiêm túc thực hiện các quyết
định của Ủy ban hòa giải trong phân định biên giới trên biển giữa C và D”. Tuy nhiên,
khi Ủy ban hòa giải đưa ra quyết định, C đã tuyên bố không tuân thủ với 2 lý do: Một là,
tuyên bố do Bộ trưởng ngoại giao C đưa ra chỉ là lời nói của cá nhân nên không có giá trị
pháp lý ràng buộc với nước này; hai là, căn cứ để Ủy ban hòa giải đưa ra quyết định là
điều ước phân định biên giới trên biển ký kết giữa A và B nhưng điều ước này đã chấm
dứt hiệu lực vì C và D đã không còn là thuộc địa của A và B. Hãy cho biết:
- Tuyên bố do Bộ trưởng ngoại giao C đưa ra có giá trị pháp lý ràng buộc với
quốc gia này không? Vì sao?
- Điều ước quốc tế về phân định biên giới trên biển ký kết giữa A và B có còn
hiệu lực với hai quốc gia C và D không Vì sao?
TH5. A và B là hai quốc gia có tranh chấp về biên giới trên bộ. Ngày 5-5-2009, A
công bố đã thành công trong việc làm giàu uranium ở quy mô lớn sau khi giải quyết được
các vấn đề kỹ thuật trọng yếu trong quá trình sản xuất. Mặc dù chính quyền A khẳng định
mục đích duy nhất của họ là nhằm tạo ra năng lượng điện, nhiều quốc gia cáo buộc A
đang theo đuổi chương trình hạt nhân nhằm phát triển vũ khí nguyên tử.
Lo ngại trước việc có thể A đang theo đuổi chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân,
B đã ném bom phá huỷ các cơ sở sản xuất hạt nhân của A Hãy cho biết:
- Hành vi của B có phù hợp với luật quốc tế không? Tại sao?
- A có thể thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ lợi ích của mình trước hành động tấn công của B?
TH6. X là tổng thống đương nhiệm của quốc gia A, thành viên của quy chế Rome
(Quy chế của Tòa hình sự quốc tế ICC). Năm 2011, X bị tòa án Hình sự quốc tế (ICC)
điều tra và ra quyết định truy tố vì các tội ác diệt chủng đối với cộng đồng người thiểu số
tại quốc gia này. ICC cũng đã đưa ra yêu cầu bắt giữ đối với X trên lãnh thổ của các quốc
gia thành viên quy chế Rome.
Trong thời gian này, X vẫn tham dự các hội nghị quốc tế và thực hiện các chuyến
công du đến lãnh thổ của nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có các quốc gia thành viên
của quy chế Rome. Tuy nhiên, không một quốc gia nào tiến hành bắt giữ và giao X cho
ICC để xét xử: Hãy cho biết:
- Việc tiến hành truy tố của ICC đối với X có phù hợp với quy định của Luật quốc tế không? Tại sao?
- Hành vi từ chối bắt giữ và giao X cho ICC tiến hành xét xử có phù hợp với
quy định của Quy chế Rome không? Tại sao?
TH7. Tháng 4/2009, quốc gia A đã tiến hành đặt dây cáp và ống dẫn ngầm trong
vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia B. Để cố định hệ thống dây cáp, A đã khoan 11
điểm mà không có sự cho phép của B. Trước hành động này của quốc gia A, quốc gia B
đã lên tiếng phản đối và yêu cầu quốc gia A dừng ngay các hoạt động tự ý khoan của
mình. Đáp lại yêu cầu này của quốc gia B, A cho rằng đây là vùng biển mọi quốc gia đều
có quyền tự do đặt dây cáp ống dẫn ngầm nên đương nhiên có các quyền khác đối với hệ
thống dây cáp ngầm, bao gồm cả quyền tự do khoan để cố định hệ thống dây cáp. Trên cơ
sở các quy định của Công ước luật biển 1982, hãy cho biết: -
Lập luận của hai quốc gia A và B có phù hợp với các quy định của Công
ước Luật biển 1982 không? Tại sao? -
Trong quá trình khoan để cố định dây cáp, quốc gia A đã làm tràn một
lượng lớn hóa chất ra biển, gây ô nhiễm cho vùng đặc quyền kinh tế của B. Hãy cho biết,
thẩm quyền tài phán đối với hành vi ô nhiễm môi trường trên thuộc về quốc gia nào?
TH8. Ông X, quốc tịch quốc gia A, là đại sứ của A tại quốc gia B. Ông X cùng vợ
và con trai là Y - 16 tuổi, cả hai đều mang quốc tịch quốc gia A, sống tại biệt thự nằm ở
trung tâm thủ đô của quốc gia B. Z làcon trai cả của ông X (quốc tịch A) đã kết hôn và
sống cùng vợ ở căn biệt thự khác tại phía Nam thủ đô. Nhân ngày lễ Giáng sinh, vợ
chồng ông A tổ chức tiệc cùng bạn bè và mời gia đình con trai cả tới dự. Tại bữa tiệc đã
diễn ra một cuộc ẩu đả và trong lúc ẩu đả, Y và Z dùng dao đâm nhiều nhát vào vị khách
khiến anh ta tử vong tại chỗ. Cuộc ẩu đả chỉ kết thúc khi cảnh sát của quốc gia B được
mời tới để giải quyết. Cảnh sát của quốc gia B đã tạm gia Y và Z để tiến hành điều tra vụ việc. Hãy cho biết: -
Việc cảnh sát B tạm giam Y và Z để điều tra có phù hợp với luật quốc tế không? Tại sao? -
Quốc gia B có thể tiến hành những biện pháp gì để bảo vệ lợi ích cho công
dân của mình đã bị Y và Z làm cho tử vong?
TH9: Tháng 8/2013, giữa chính phủ và phe đối lập trong lãnh thổ A đã xảy ra cuộc
nội chiến, gây thiệt hại nặng nề tới tính mạng dân thường và đình trệ mọi hoạt động khác.
Cuộc nội chiến ngày càng căng thẳng và có dấu hiệu lan sang các quốc gia khác trong
khu vực. Trên cơ sở đề xuất của C, quốc gia láng giềng phải gánh chịu hậu quả từ cuộc
nội chiến, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã triệu tập cuộc họp nhằm thông qua dự thảo
nghị quyết có nội dung cho phép các quốc gia triển khai các hoạt động quân sự, trừ triển
khai bộ binh tại quốc gia A để ổn định lại tình hình ở nước này.. Dự thảo nghị quyết nhận
được 9 phiếu thuận, 5 phiếu chống và 1 phiếu trắng của các thành viên Hội đồng bảo an,
trong đó có 5 phiếu thuận của các ủy viên thường trực. -
Theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, Nghị quyết của Hội đồng
bảo an trong trường hợp trên có được thông qua không? Vì sao? -
Nội dung dự thảo nghị quyết trên có phù hợp với quy định của luật quốc tế không? Vì sao?
TH10. Tàu thương mại X, treo cờ của quốc gia A, được thuê chở sắt thép từ quốc
gia A sang quốc gia B. Ngày 15/3/2005, trong tuyến hành trình tới cảng S của B, tàu X đã
đâm va với một tàu chở dầu treo cờ của quốc gia C trong vùng đặc quyền kinh tế của
quốc gia B. Vụ đâm va đã làm tàu của quốc gia C vỡ đôi và một lượng lớn dầu bị tràn ra
biển, đồng thời làm hư hỏng đảo nhân tạo của quốc gia D đặt trong vùng đặc quyền kinh
tế của B. Trên cơ sở các quy định của Công ước luật biển 1982, hãy cho biết: -
Thẩm quyền tài phán với vụ tràn dầu thuộc về quốc gia nào? Vì sao? -
Thẩm quyền tài phán đối với vụ việc đảo nhân tạo của quốc gia D bị hư
hỏng trong vùng đặc quyền kinh tế của B thuộc về quốc gia nào? Vì sao?