-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết và đáp án môn VLĐC 2| Môn VLĐC 2| Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Bộ câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết và đáp án môn VLĐC 2| Môn VLĐC 2| Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu gồm 5 trang giúp bạn ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem.
Đại học Bách Khoa Hà Nội 2.8 K tài liệu
Bộ câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết và đáp án môn VLĐC 2| Môn VLĐC 2| Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Bộ câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết và đáp án môn VLĐC 2| Môn VLĐC 2| Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu gồm 5 trang giúp bạn ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
Tài liệu trắc nghiệm lý thuyết Vật lý đại cương 2
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT VLĐC 2
Dành cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Biên soạn: Tài liệu HUST
TÀI LIỆU MÔN VLĐC 2
Câu1. Những câu phát biểu nào SAI?
A. Trường tĩnh điện do dòng điện không đổi sinh ra.
B. Trường tĩnh điện gây bởi điện tích q chuyển động trong hệ quy chiếu cố định.
C. Trường tĩnh điện do từ trường không đổi sinh ra.
D. Điện trường là một môi trường giữa các điện tích.
Câu 2. Những phát biểu nào đúng?
A. Thông lượng của điện trường E gửi qua mặt kín bằng tổng đại số các điện tích nằm trong mặt kín đó.
B. Phổ đường sức điện cảm D liên tục tại mặt ngăn cách giữa hai môi trường có hằng số điện môi khác nhau.
C. Thông lượng điện cảm D gửi qua mặt kín bao quanh điện tích q > 0 luôn bằng không.
D. Phổ đường sức điện trường E gián đoạn tại mặt ngăn cách hai môi trường có hằng số điện môi khác nhau.
Câu 3. Câu phát biểu nào đúng?
A. Lực tĩnh điện sinh công A khác không khi dịch chuyển một hạt điện tích theo một đường cong kín.
B. Đường sức của điện trường tĩnh là đường cong hở xuất phát từ điện tích dương và tận cùng ở vô
cùng hoặc tận cùng trên các điện tích âm.
C. Các đường sức điện trường có thể cắt nhau tại một điểm bất kỳ trong điện trường.
D. Phổ đường sức của điện trường đều là những đường tròn đồng tâm, có tâm là nơi đặt các điện tích.
Câu 4. Câu phát biểu nào đúng?
A. Lực tĩnh điện giữa hai điện tích điểm giảm tỷ lệ nghịch với bậc nhất của khoảng cách giữa hai điện tích.
B. Thế năng tương tác giữa hai điện tích điểm tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
C. Phổ đường sức của điện trường đều là những đường thẳng song song và cách đều nhau.
D. Véctơ cường độ điện trường của trường tĩnh điện luôn hướng về phía điện thế tăng.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website Tailieuhust.com 1
Tài liệu trắc nghiệm lý thuyết Vật lý đại cương 2
Câu 5. Những phát biểu nào đúng?
A. Công của lực tĩnh điện khi di chuyển điện tích điểm q trên mặt đẳng thế luôn khác không.
B. Véctơ cường độ điện trường vuông góc với mặt đẳng thế tại mọi điểm của mặt.
C. Điện tích của vật dẫn cân bằng tĩnh điện (nếu có) chỉ phân bố trên bề mặt ngoài của vật dẫn.
D. Năng lượng điện trường của tụ điện định xứ trên các điện tích của hai bản tụ.
Câu 6. Những phát biểu nào đúng?
A. Đặt một vật dẫn không mang điện tích trong điện trường ngoài E khác không, điện trường
trong vật dẫn khác không.
B. Vật dẫn cân bằng tĩnh điện là một vật đẳng thế.
C. Đặt một vật dẫn có mang điện tích q trong điện trường ngoài E khác không, điện trường trong
vật dẫn luôn bằng không.
D. Cường độ điện trường trong một vật dẫn cân bằng tĩnh điện luôn luôn khác không.
Câu 7. Câu phát biểu nào đúng?
A. Xét một quả cầu điện môi được tích điện đều, mật độ điện khối là . Điện trường E bên trong
quả cầu giảm tỷ lệ với khoảng cách r từ tâm quả cầu đến điểm tính E
B. Xét một quả cầu điện môi được tích điện đều, mật độ điện khối là . Điện trường E bên trong quả cầu bằng không
C. Xét một quả cầu điện môi được tích điện đều, mật độ điện khối là . Điện trường E bên trong
quả cầu tăng tỷ lệ với khoảng cách r từ tâm quả cầu đến điểm tính E
D. Điện tích xuất hiện trên các mặt giới hạn của thanh điện môi đặt trong điện trường là các điện tích tự do
Câu 8. Những câu phát biểu nào đúng?
A. Định luật Ohm dạng vi phân có biểu thức j = .E.
B. Định luật Ohm dạng vi phân có biểu thức I = U/R.
C. Biểu thức tính suất điện động của một nguồn điện là E = E *.ds,
với E * là cường độ điện
trường gây bởi trường lạ của nguồn điện.
D. Biểu thức tính suất điện động của một nguồn điện là E = E *.ds,
với E * là cường độ điện (C )
trường gây bởi trường lạ của nguồn điện.
Câu 9. Câu phát biểu nào đúng?
A. Từ trường gây bởi các điện tích đứng yên trong hệ quy chiếu cố định.
B. Từ trường là một môi trường giữa các dòng điện.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website Tailieuhust.com 2
Tài liệu trắc nghiệm lý thuyết Vật lý đại cương 2
C. Từ trường giữ vai trò truyền tương tác giữa các điện tích đứng yên.
D. Đường sức từ trường là những đường cong kín.
Câu 10. Những phát biểu nào đúng?
A. Từ trường gây bởi các dòng điện và các nam châm.
B. Từ trường không đổi gây bởi điện trường không đổi.
C. Từ trường gây bởi các điện tích chuyển động trong hệ quy chiếu ta xét.
D. Phổ đường sức từ trường là những đường cong kín bao quanh các dòng điện.
Câu 11. Những phát biểu nào đúng?
A. Từ thông gửi qua một mặt kín bất kỳ bằng không.
B. Lưu số của cường độ trường tĩnh điện theo đường cong kín E . ds khác không (C )
C. Định lý Ampere về dòng điện toàn phần có dạng: H.dl =
I , trong đó \sum_i I_i là các i (C ) i
cường độ dòng điện không xuyên qua phần diện tích bao bởi đường cong (C).
D. Biểu thức toán học biểu diễn sự bảo toàn của từ thông gửi qua mặt kín S: . B dS = 0. (S )
Câu 12. Những phát biểu nào đúng?
A. Định luật III Newton áp dụng được cho hai mạch điện kín.
B. Định luật tác dụng và phản tác dụng (định luật III Newton) áp dụng được cho hai phần tử dòng điện bất kỳ.
C. Hai dòng điện song song cùng chiều đẩy nhau; hai dòng điện song song ngược chiều hút nhau.
D. Lực từ sinh công trên dòng điện dịch chuyển trong từ trường.
Câu 13. Những phát biểu nào đúng?
A. Công của lực từ làm dịch chuyển một điện tích q không phụ thuộc vào dạng đường đi, mà chỉ
phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường dịch chuyển.
B. Lực Lorentz không sinh công trên hạt điện chuyển động.
C. Lực Lorentz luôn vuông góc với phương chuyển động của điện tích q.
D. Lực từ tác dụng lên hạt điện tích đứng yên.
Câu 14. Câu phát biểu nào đúng?
A. Hiệu ứng bề mặt được ứng dụng để nấu chảy kim loại trong chân không.
B. Để giảm tác dụng của dòng Foucault, trong các máy biến thế người ta dùng cả khối kim loại làm lõi biến thế.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website Tailieuhust.com 3
Tài liệu trắc nghiệm lý thuyết Vật lý đại cương 2
C. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch dẫn kín khi từ thông gửi qua mạch đó biến đổi theo thời gian t.
D. Dòng Foucault được ứng dụng để tôi lớp kim loại ở lớp bề mặt.
Câu 15. Những phát biểu nào đúng?
A. Cho dòng điện cao tần chạy qua dây dẫn, nếu tần số dòng điện rất lớn, dòng điện chỉ chạy ở
một lớp bên ngoài rất mỏng của dây dẫn.
B. Định luật Lenz áp dụng được cho các hiện tượng tự cảm.
C. Năng lượng từ trường trong cuộn cảm định xứ trên dòng điện i.
D. Khi đóng mạch điện, dòng điện tự cảm ngược chiều với chiều của dòng điện do nguồn điện
không đổi phát ra, và khi ngắt mạch, dòng tự cảm cùng chiều với dòng điện của nguồn phát ra.
Câu 16. Những phát biểu nào đúng?
A. Từ trường Bxuất hiện trong chất nghịch từ cùng chiều với từ trường ngoài B . 0
B. Mọi chất đặt trong từ trường đều bị từ hoá.
C. Sự từ hoá của sắt từ là do các mômen từ spin của các electron quyết định.
D. Đặc điểm nổi bật của sắt từ là độ từ hoá mạnh hơn chất thuận từ và nghịch từ hàng trăm lần.
Câu 17. Câu phát biểu nào đúng?
A. Sự nung nóng và va chạm mạnh không ảnh hưởng gì đến cấu tạo miền từ hoá tự nhiên của các chất sắt từ.
B. Tại nhiệt độ T lớn hơn hoặc bằng nhiệt độ Curie T_C, các chất sắt từ trở thành các chất thuận từ.
C. Các chất sắt từ cứng được dùng để chế tạo nam châm điện, các chất sắt từ mềm được dùng để
chế tạo nam châm vĩnh cửu.
D. Độ từ dư, chu trình từ trễ, miền từ hoá tự nhiên là những đặc trưng của chất thuận từ.
Câu 18. Câu phát biểu nào đúng?
A. Dòng điện biến thiên dễ dàng qua được cuộn cảm.
B. Dòng điện một chiều không qua được cuộn cảm.
C. Dòng điện biến thiên (cao tần) qua được tụ điện.
D. Dòng điện một chiều qua được tụ điện.
Câu 19. Câu phát biểu nào đúng?
A. Trong mạch dao động điện từ LC, các đại lượng q, i, u biến thiên với cùng tần số riêng, nghĩa là
cùng chu kỳ riêng và có biên độ dao động không đổi.
B. Nếu trong mạch có điện trở R, các đại lượng q, i, u dao động với chu kỳ nhỏ hơn chu kỳ dao
động riêng của mạch LC, với biên độ không đổi.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website Tailieuhust.com 4
Tài liệu trắc nghiệm lý thuyết Vật lý đại cương 2
C. Mạch LC sẽ dao động cộng hưởng với tần số kích thích trùng với tần số riêng của mạch. Khi đó
biên độ dao động của cường độ dòng điện sẽ nhỏ nhất.
D. Trong mạch dao động điện từ LC, các đại lượng q, i, u biến thiên với các tần số khác nhau.
Câu 20. Những phát biểu nào đúng?
A. Sóng điện từ lan truyền trong chân không và trong môi trường với vận tốc như nhau và bằng c=3.10^8 m/s.
B. Trường điện từ biến thiên là sự hợp nhất giữa điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian
t và lan truyền dưới dạng sóng điện từ.
C. Từ trường không đổi và điện trường không đổi có thể chuyển hoá cho nhau (cái này sinh ra cái kia và ngược lại).
D. Từ trường biến thiên theo thời gian t và điện trường biến thiên theo thời gian t có thể chuyển hoá cho nhau.
Câu 21. Câu phát biểu nào đúng?
A. Sóng điện từ không mang theo năng lượng.
B. Sóng điện từ và sóng cơ đều lan truyền được trong chân không.
C. Bản chất sóng điện từ và sóng cơ là như nhau.
D. Sóng điện từ đơn sắc phẳng là sóng ngang, trong đó ba véctơ E, B,v theo thứ tự đó lập thành một tam diện thuận.
Câu 22. Những phát biểu nào đúng?
A. Ánh sáng là sóng điện từ, ánh sáng có bước sóng nằm trong khoảng từ 6 0, 44.10− m đến 6
0, 78.10− m là ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt thường.
B. Sóng điện từ không phản xạ, khúc xạ,… được như ánh sáng.
C. Về hình thức phương trình toán học, dạng phương trình sóng điện từ và sóng cơ giống nhau,
nhưng về bản chất hai loại sóng đó khác nhau.
D. Sóng điện từ có thể tồn tại khi không có điện tích ( = 0) và dòng ( j = 0).
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại website Tailieuhust.com 5