-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi tay nghề điều dưỡng hạng IV - Tài liệu tổng hợp
1. Nếu đặt ống nội khí quản quá sâu, ống nội khí quản sẽ: a. Vào phế quản gốc bên phải hay bên trái với tỉ lệ như nhau b. Thường vào phế quản gốc bên trái hơn c. Thường vào phế quản gốc bên phải hơn d. Không thể biết 2. Tai biến nguy hiểm nhất có thể xảy ra khi ống nội khí quản vào sâu phế quản gốc: a. Giảm thể tích khí lưu thông b. Tràn khí màng phổi c. Giảm oxy máu d. Viêm phổi bệnh viện e. Dễ gập ống nội khí quản. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Tài liệu Tổng hợp 584 tài liệu
Tài liệu khác 637 tài liệu
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi tay nghề điều dưỡng hạng IV - Tài liệu tổng hợp
1. Nếu đặt ống nội khí quản quá sâu, ống nội khí quản sẽ: a. Vào phế quản gốc bên phải hay bên trái với tỉ lệ như nhau b. Thường vào phế quản gốc bên trái hơn c. Thường vào phế quản gốc bên phải hơn d. Không thể biết 2. Tai biến nguy hiểm nhất có thể xảy ra khi ống nội khí quản vào sâu phế quản gốc: a. Giảm thể tích khí lưu thông b. Tràn khí màng phổi c. Giảm oxy máu d. Viêm phổi bệnh viện e. Dễ gập ống nội khí quản. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Tài liệu Tổng hợp 584 tài liệu
Trường: Tài liệu khác 637 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN THI TAY NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG HẠNG IV
1. Nếu đặt ống nội khí quản quá sâu, ống nội khí quản sẽ:
a. Vào phế quản gốc bên phải hay bên trái với tỉ lệ như nhau
b. Thường vào phế quản gốc bên trái hơn
c. Thường vào phế quản gốc bên phải hơn d. Không thể biết
2. Tai biến nguy hiểm nhất có thể xảy ra khi ống nội khí quản vào sâu phế quản gốc:
a. Giảm thể tích khí lưu thông
b. Tràn khí màng phổi c. Giảm oxy máu
d. Viêm phổi bệnh viện
e. Dễ gập ống nội khí quản
3. Nguyên nhân gây tụt nội khí quản ở bệnh nhân đang thở máy, NGOẠI TRỪ
a. Cố định nội khí quản không tốt (băng keo không dính, băng keo bị ướt)
b. Bệnh nhân cử động khi làm thủ thuật
c. Bộ dây máy thở quá ngắn
d. Cố định dây máy thở quá cứng, không theo cử động đầu bệnh nhân
e. Bệnh nhân tỉnh do liều thuốc an thần không đủ
4. Yếu tố nào quan trọng nhất để chẩn đoán tụt nội khí quản a. Bệnh nhân tím tái
b. Ống nội khí quản có vẻ hơi dài
c. Máy báo động áp lực đường thở thấp
d. Bóp bóng thử thấy nhẹ tay, bong bóng trào ra mũi miệng
e. Máy thở báo động thể tích khí lưu thông thấp
5. Yếu tố nào cho biết ống nội khí quản gập bên trong vùng hầu họng: a. Bệnh nhân tím tái b. SpO2 tụt
c. Máy báo động áp lực cao
d. Đưa ống hút đàm chỉ vào được 1 đoạn ngắn
e. Bóp bóng thử thấy nặng tay
6. Biến chứng của thở CPAP áp lực quá cao là
a. Tràn khí màng phổi b. Giảm cung lượng tim
c. Viêm phổi do hít sặc d. a và b đúng e. a và c đúng
7. Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào không hấp ẩm được:
a. Bình làm ẩm máy thở b. Bẫy nước c. Dây máy thở silicon
d. Dây điện trở luồn vào trong bộ dây máy thở
8. Để phòng ngừa nguy cơ thiếu Oxy máu trong khi hút đàm ở bệnh nhân thở máy, nên:
a. Hút đàm từ 10 tới 20 giây.
b. Bóp bóng FiO2 100 % trước và sau khi hút đàm.
c. Kĩ thuật hút nhẹ nhàng.
d. Cả 3 biện pháp trên.
9. Nguy cơ có thể gặp trên lâm sàng cho bệnh nhân khi sử dụng máy hút đàm:
a. Tổn thương niêm mạc mũi miệng, khí phế quản. b. Thiếu oxy. c. Nôn ói gây hít sặc.
d. Cả 3 nguy cơ trên.
10. Nguyên nhân làm tổn thương niêm mạc mũi miệng, khí phế quản của bệnh
nhân khi hút đàm:
a. Áp lực hút quá cao.
b. Đưa đầu ống hút vào quá nông.
c. Cả 2 nguyên nhân trên đều đúng.
d. Cả 2 nguyên nhân trên đều sai.
11. Để tránh nôn ói gây hít sặc khi hút đàm cho bệnh nhân, cần:
a. Kĩ thuật hút dứt khoát, đưa ống hút vào sâu để lấy hết dịch tiết, đàm nhớt.
b. Tránh hút đàm sau ăn. c. a, b đúng. d. a, b sai.
12. Nguyên nhân làm cho dung dịch đàm chảy vào bình chân không trong máy hút đàm:
a. Không tắt máy hút đàm sau khi sử dụng.
b. Hút đàm khi bệnh nhân mới ăn xong.
c. Bình chứa dịch hút đàm quá đầy.
d. Không câu nào đúng.
13. Nguy cơ, tai biến có thể gặp cho bệnh nhân khi sử dụng máy đo độ bão hòa oxy:
a. Đỏ da, hoại tử vùng da đo do thiếu máu nuôi.
b. Kết quả không chính xác ảnh hưởng đến kết quả điều trị. c. a, b đúng. d. a, b sai.
14. Nguy cơ cho nhân viên y tế khi sử dụng máy đo độ bão hòa oxy: a. Điện giật.
b. Đỏ da, thiếu máu nuôi hoại tử vùng da đo.
c. Nhiễu ánh sáng bởi nguồn ánh sáng xung quanh. d. Không câu nào đúng.
15. Biện pháp phòng ngừa kết quả điện tim nhiễu là gì
a. Nối dây tiếp đất
b. Bôi gel tăng tiếp xúc và vệ sinh điện cực
c. Để xa nguồn điện và các thiết bị có khả năng phát sóng vô tuyến d. a, b, c đúng
16. Cách phòng ngừa người bệnh giãy giụa lo lắng khi đo điện tim
a. Trấn an giải thích cho người bệnh
b. Phòng đo phải yên tĩnh kín đáo
c. Chuẩn bị người bệnh trước khi đo d. a, b, c đúng
17. Nguyên nhân gây tụt ống NKQ, NGOẠI TRỪ
a. Cố định NKQ không tốt: băng keo không dính, băng keo bị ướt do nước miếng người bệnh
b. Người bệnh cử động, giãy giụa khi sốt đau
c. Người bệnh tỉnh tự rút ống
d. Bơm bóng chèn quá căng to làm tụt ống NKQ
18. Xử trí khi ống NKQ bị gập
a. Chỉnh lại tư thế người bệnh, nằm tư thế ngửa đầu
b. Chích thuốc an thần cho người bệnh
c. Hút đàm coi ống NKQ có tắc không
d. Bóp bóng qua mask và đặt lại NKQ
19. Để tránh ống NKQ bị tắc đàm a. Làm ẩm đầy đủ
b. Hút đàm thường xuyên khi có ứ đọng đàm c. Thay ống NKQ khác d. a và b đúng
20. Kiểm soát vệ sinh phòng mổ, NGOẠI TRỪ:
a. Vệ sinh ngay sau mỗi ca phẫu thuật
b. Có dụng cụ vệ sinh riêng cho phòng mổ
c. Dùng chổi quét trong phòng mổ
d. Phun khử khuẩn không khí phòng mổ
21. Nguyên tắc chung của vô khuẩn ngoại khoa, NGOẠI TRỪ:
a. Vô khuẩn tiếp xúc với vô khuẩn
b. Nghi ngờ về sự vô khuẩn của một vật thì xem vật đó không vô khuẩn
c. Mỗi người bệnh dùng một bộ dụng cụ vô khuẩn riêng
d. Dụng cụ vô khuẩn mở ra không dùng đến gói lại dùng cho lần sau
22. Mục đích bảo quản dụng cụ phòng mổ, NGOẠI TRỪ:
a. Đảm bảo dụng cụ vô khuẩn
b. Kéo dài tuổi thọ của dụng cụ
c. Giảm thời gian sử dụng d. Giảm kinh phí
23. Để giúp bảo quản tốt dụng cụ trước khi tiệt khuẩn làm các việc sau, NGOẠI TRỪ:
a. Loại bỏ ngay những tác nhân gây ăn mòn dụng cụ
b. Ngâm dụng cụ trong dung dịch nước muối sinh lý
c. Ngâm dụng cụ bằng kim loại với dung dịch sát khuẩn đúng thời gian
d. Dụng cụ vi phẫu cần đặt trong những hộp đặc biệt
24. Dụng cụ rửa tay ngoại khoa gồm, NGOẠI TRỪ:
a. Xà phòng rửa tay tiệt khuẩn b. Nước rửa tay c. Bàn chảy hấp
d. Khăn hoặc giấy vô khuẩn
25. Tư thế nằm để mổ u xơ tiền liệt tuyến a. Nằm ngửa b. Nằm sắp c. Nằm nghiêng
d. Nằm sản phụ khoa
26. Kết quả xét nghiệm có thể bị biến đổi bởi khâu nào?
a. Thời điểm lấy máu trong ngày
b. Vận chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm
c. Thời gian ly tâm, tách chiết
d. Tất cả các câu trên
27. Yếu tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của xét nghiệm đường huyết nhanh? a. Que thử (hóa chất)
b. Tình trạng người bệnh c. Quá trình thao tác d. a, b, c đúng
28. Bản chất của xét nghiệm nhanh tại chổ
a. Được thực hiện chủ yếu tại phòng xét nghiệm
b. Được thực hiện tại vị trí chăm sóc bệnh nhân
c. Do nhân viên phòng xét nghiệm thực hiện
d. Do bác sỹ lâm sàng thực hiện
29. Để khử khuẩn mặt bàn Phòng xét nghiệm, cần dùng cồn ở nhiệt độ? a. 600 b. 700 c. 900 d. 950
30. Formaldehyde (HCHO) là hóa chất dùng để? a. Khử trùng b. Pha nghiệm phẩm
c. Rửa dụng cụ/thiết bị d. Tiệt khuẩn
31. Việc lựa chọn phương pháp tiệt khuẩn dựa vào yếu tố nào sau đây?
a. Chất liệu của dụng cụ sẽ được tiệt khuẩn
b. Trang thiết bị tiệt khuẩn
c. Cách sắp xếp dụng cụ tiệt khuẩn
d. Quy trình tiệt khuẩn
32. Điền từ thích hợp vào vị trí trống sau đây
“Quy trình rửa tay thường tay gồm …. và thời gian tối thiểu của mỗi bước là …” a. 5 bước; 10 giây b. 5 bước; 30 giây c. 6 bước; 10 giây d. 6 bước; 30 giây
33. Dòng chất thải nào sau đây cần được vận chuyển trực tiếp và thu gom theo yêu cầu? a. Dược phẩm
b. Chất thải truyền nhiễm c. Chất thải tái chế d. Vật sắc nhọn
34. Để có kết quả tin cậy những xét nghiệm nào sau đây cần phải nhịn ăn trước khi
lấy máu, “TRỪ”? a. Xét nghiệm glucose
b. Xét nghiệm triglyceride c. Xét nghiệm Ferritin d. Xét nghiệm TSH
35. Để tiến hành xét nghiệm công thức máu của bệnh nhân, nên sử dụng ống chứa
chất kháng đông nào sau đây? a. Citrat 3.8% b. Heparin
c. Sodium fluoride-kali oxalate
d. Ethylene diamin tetraacetic acid
36. Khi sát trùng cho bệnh nhân để lấy máu, dung dịch sát trùng nào sau đây không
được sử dụng?
a. Alcol iodine 1% hoặc 2%
b. Povidin – Iodin 10 % (Betadin)
c. Chlorhexidine 0.5% trong alcol 70o d. Ethanol 90%
37. Trong các mẫu bệnh phẩm sau đây, mẫu nào không được bảo quản lạnh 2oC- 8oC ? a. Mẫu dịch não tuỷ b. Mẫu đàm c. Mẫu nước tiểu d. Mẫu phân
38. Các vấn đề cần lưu ý trong bảo quản nghiệm phẩm?
a. Nhiệt độ, thời gian bảo quản, độ ẩm
b. Thời gian bảo quản, chất bảo quản, độ ẩm
c. Chất bảo quản, độ ẩm, nhiệt độ
d. Nhiệt độ, thời gian bảo quản, chất bảo quản
39. Theo anh/chị thời gian điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV tốt nhất khi nào?
a. Sau khi xác đinh rõ tình trạng HIV của nguồn phơi nhiễm dương tính
b. Trong 2 – 3 giờ đầu tiên c. Sau 72 giờ d. Sau 7 ngày
40. Chọn câu trả lời đúng về việc lưu giữ và bảo quản chất thải y tế trong các cơ sở khám chữa bệnh
a. Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường được lưu giữ cùng nhau trong cùng phòng chứa chất thải
b. Lưu giữ chất thải y tế cách xa nhà ăn, buồng bệnh, khu tập trung đông người tối đa là 10m
c. Thời gian lưu giữ chất thải trong các cơ sở y tế không quá 48 giờ và 72 giờ đối
với chất thải được lưu giữ trong nhà bảo quản hay thùng lạnh
d. Chất thải giải phẫu bệnh phải chuyển đi chôn hay đốt tối thiểu 1 lần 1 tuần
41. Khử khuẩn ở mức độ trung bình áp dụng cho những dụng cụ nào dưới đây?
a. Ống nội soi mềm, dụng cụ đặt nội khí quản, ống thông dạ dày
b. Ống nghe, nhiệt kế, bàn khám
c. Các dụng cụ tiếp xúc với các chất thải như ống nhổ, túi chứa dịch dẫn lưu
d. Tất cả đều đúng
42. Cách xử trí khi bị tổn thương do kim tiêm hay vật sắc nhọn
a. Nặn, bóp vết thương cho chảy nhanh hết máu nghi bị nhiễm rồi rửa tay bằng nước sạch
b. Để máu chảy tự nhiên, rửa ngay dưới vòi nước chảy sạch
c. Lập biên bản báo cáo sự cố để lãnh thuốc uống dự phòng
d. Để máu chảy tự nhiên 5 phút rồi rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn
43. Tiệt khuẩn dụng cụ bằng cao su, phương pháp tốt nhất là: a. Đun sôi b. Hấp ướt c. Sấy khô
d. Ngâm trong dung dịch khử khuẩn
44. Loại dụng cụ nào sau đây cần phải tiệt khuẩn?:
a. Dụng cụ phẫu thuật nội soi.
b. Bộ dụng cụ thay băng. c. Mask thở oxy.
d. Cả 3 dụng cụ trên.
45. Bao bì, dụng cụ lưu trữ chất thải lây nhiễm có màu gì? a. Xanh b. Vàng c. Đen d. Trắng
46. Khi thực hiện việc lấy máu bệnh nhân, lưu ý nào SAI?
a. Tháo dây garô sau khi đã lấy đủ lượng máu cần thiết và trước khi rút mũi kim tiêm.
b. Bơm máu theo một thứ tự vào các ống nghiệm sử dụng chất chống đông khác nhau.
c. Chỉ thay găng tay khi có máu dính vào găng hoặc khi có sự cố kim đâm.
d. Đảm bảo thể tích máu cần thiết và tương ứng với mỗi loại ống nghiệm.
47. Khi nhân viên y tế bị phơi nhiễm do kim đâm, vết cắt hay trầy da, trong các
bước thực hiện dưới đây, bước nào SAI?
a. Thông tin cho đồng nghiệp làm việc gần đó.
b. Nặn hoặc hút máu ở vị trí tổn thương càng sớm càng tốt.
c. Rửa vết thương dưới dòng nước chảy tối thiểu 5 phút và băng vết thương.
d. Báo cáo tai nạn cho cấp trên và tuân thủ quy trình xử lý sau phơi nhiễm.
48. Kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
a. Thời điểm lấy máu trong ngày.
b. Thời gian vận chuyển mẫu.
c. Thời gian buộc garô.
d. Cả a, b, c đều đúng.
49. Cán bộ y tế tại khoa lâm sàng cần lưu ý gì khi thực hiện lấy máu bệnh nhân làm
xét nghiệm glucose huyết lúc đói?
a. Không lấy máu khi bệnh nhân vừa được truyền dịch glucose.
b. Sử dụng đúng ống đựng máu và vận chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt.
c. Bệnh nhân cần nhịn đói ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu.
d. Cả a, b, c đều đúng.
50. Khi khoa xét nghiệm thông báo khẩn cấp về kết quả xét nghiệm báo động của
bệnh nhân, cán bộ y tế nhận thông tin cần làm gì?
a. Tiến hành lấy máu xét nghiệm lại để chắc chắn kết quả.
b. Xử lý ngay mà không cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị.
c. Đợi nhận phiếu trả kết quả của khoa xét nghiệm mới báo cho bác sĩ điều trị.
d. Ghi nhận kết quả xét nghiệm báo động và báo ngay cho bác sĩ điều trị.
51. Khi tiếp nhận hồ sơ siêu âm, điều dưỡng tiếp nhận hồ sơ cần phải làm gì để
không nhầm hồ sơ của người khác:
a) Đọc rõ họ, tên, tuổi bệnh nhân. b) Đọc kỹ giới tính.
c) Đọc kỹ chỉ định của bác sĩ. d) a, b và c đúng
52. Để tránh trường hợp bác sĩ siêu âm có thể siêu âm nhầm bên phải hoặc bên trái,
điều dưỡng phụ bác sĩ phải:
a) Đọc kỹ chỉ định cho bác sĩ trước khi siêu âm.
b) Hỏi cẩn thận tình hình bệnh tật của bệnh nhân.
c) Hợp tác với bác sĩ siêu âm để tránh trường hợp sai sót. d) a, b và c đúng
53. Trường hợp thực hiện siêu âm sai chỉ định của bác sĩ , hay siêu âm không đúng
với phần yêu cầu siêu âm của bệnh nhân, điều dưỡng phòng siêu âm phải cố gắng:
a) Xin lỗi bệnh nhân sau khi đã khắc phục sự cố.
b) Giúp đỡ bệnh nhân có kết quả một cách sớm nhất.
c) Trả bệnh nhân lại phòng khám d) a, b đúng
54. Với bệnh nhân sau khi được siêu âm xong, điều dưỡng phụ trách trong phòng
siêu âm phải kiểm tra cẩn thận :
a) Tên, tuổi bệnh nhân.
b) Địa chỉ, giới tính
c) Kết quả phải phù hợp với yêu cầu của bác sĩ cho chỉ định d) Cả 3 câu trên.
55. Sau khi siêu âm xong, điều dưỡng phòng siêu âm phải giúp bác sĩ vệ sinh máy siêu âm: a) Lau đầu dò siêu âm
b) Dây quàng đầu dò phải giữ cẩn thận tránh gẫy gập
c) Phải vệ sinh máy siêu âm sau buổi làm việc d) a, b và c đúng
56. Với những chất thải, dịch tiết ở phòng siêu âm, điều dưỡng phòng xử lý như thế nào:
a) Mang găng tay phân loại chất thải.
b) Bỏ chất thải vào thùng rác đúng qui định.
c) Bỏ kim tiêm vào thùng rác y tế. d) a, b và c đúng
57. Các biện pháp kỹ thuật cơ bản để giảm liều chiếu ngoài tại vị trí người làm việc?
a. Giảm thời gian làm việc
b. Tăng khoảng cách từ người đến nguồn.
c. Tăng chiều dày vật che chắn bức xạ.
d. Tất cả đều đúng.
58. Các biện pháp kiểm soát hành chính về an toàn bức xạ để giảm liều chiếu ngoài ?
a. Phân loại các vùng làm việc.
b. Huấn luyện an toàn phóng xạ cho công nhân và người quản lý.
c. Xây dựng các quy trình làm việc phối hợp việc sử dụng các yếu tố thời gian, khoảng cách và che chắn.
d. Tất cả đều đúng
59. Kim loại thường được dùng trong dụng cụ chuyên dụng đảm bảo an toàn bức xạ là? a. Sắt. b. Đồng. c. Vàng. d. Chì
60. Ảnh hưởng của tia X trong thai kỳ có thể gây ra: a. Thai chết lưu. b. Dị tật. c. Sanh non.
d. Tất cả đều đúng.
61. Liều kế cá nhân:
a. Nhân viên bức xạ phải đeo thường xuyên trong lúc làm việc
b. Chỉ đeo khi có kiểm tra
c. Dùng để đo liều hấp thụ cho từng cá nhân d. a & c đúng
62. Liều cá nhân được trang bị định kỳ: a. 1 tháng / lần b. 2 tháng / lần c. 3 tháng/ lần b. 4 tháng/ lần
63. Dụng cụ bảo vệ và đảm bảo an toàn bức xạ: a. Áo chì b. Yếm chì (đeo cổ)
c. Kính bảo vệ mắt, găng tay cao su chì d. Tất cả sai
64. Để hạn chế tình trạng phản ứng thuốc, trước khi tiêm thuốc cản quang nhân viên y tế cần :
a. Kiểm tra dấu sinh hiệu
b. Hỏi tiền sử dị ứng, xét nghiệm chức năng gan – thận
c. Có hộp thuốc chống sốc d. Tất cả đúng
65. Nhân viên bức xạ y tế là các bác sỹ, điều dưỡng viên, y tá, hộ lý, dược sỹ, dược
tá, kỹ sư, kỹ thuật viên, hộ sinh tại các cơ sở y tế làm việc:
a. Trực tiếp với các thiết bị bức xạ hoặc các nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở;
b. Chăm sóc người bệnh được điều trị bằng các đồng vị phóng xạ;
c. Phải làm việc trong khu vực có chiếu xạ tiềm tàng với mức liều lớn hơn 1 mSv/năm
hoặc trong khu vực có nguy cơ bị nhiễm bẩn phóng xạ. d. a, b và c đúng
66. Khi di chuyển thiết bị y tế như: máy siêu âm, X quang di động, thao tác nào
không cần thiết :
a. Lưu ý đến khoá bánh xe, các dây dẫn và ống dẫn phải được thu xếp cẩn thận để
ngừa gây đổ máy hoặc cán đứt dây dẫn.
b. Cắm điện vào ổ cắm điện phù hợp với công suất và điện áp sử dụng của thiết bị.
c. Kiểm định thiết bị
d. Quan tâm đến mối nối dây tiếp đất an toàn, chống nhiễu (nếu có)
67. Các vật dụng sau đây không được phép vào phòng chụp CT (máy chụp cắt lớp)
a. Xe đẩy bệnh nhân
b. Băng ca chuyển bệnh nhân c. a, b đúng d. a , b sai
68. Trước khi đưa bệnh nhân vào phòng chụp MRI (cộng hưởng từ), KTV hoặc điều
dưỡng cần phải :
a. Yêu cầu bệnh nhân thay quần áo, tháo các tư trang, vật dụng bằng kim loại.
b. Dùng máy phát hiện kim loại để kiểm tra kim loại trên người bệnh nhân
c. Chuyển bệnh nhân sang băng ca hay xe đẩy chuyên dụng trong MRI
d. a,b,c đều đúng
69. Khi sử dụng xong thiết bị y tế chẩn đoán như : siêu âm, điện tim; kỹ thuật viên
hoặc điều dưỡng thu hồi các dây dẫn tín hiệu bằng biện pháp: a. Xếp gập lại
b. Cuộn tròn và neo cố định hoặc treo máng lên giá đỡ c. a, b đều sai d. a, b đều đúng
70. Người bệnh sau khi chụp PET-CT cần được lưu ý:
a. Người bệnh có thể trở về ngay sinh hoạt bình thường.
b. Người bệnh cần nghỉ tại khu vực có cách ly theo quy định thiết kế cho an toàn bức
xạ, sử dụng nhà vệ sinh cách ly theo quy định thiết kế cho an toàn bức xạ, tránh tiếp
xúc với trẻ em và phụ nữ có thai trong vòng 6 giờ.
c. Người bệnh uống nhiều nước để thải xạ ra khỏi bàng quang d. b,c đúng
71. Sau khi thực hiện siêu âm thăm khám cho người bệnh được cấp cứu có tràn dịch
tiết. Để sử dụng máy cho người bệnh tiếp theo, nhân viên y tế cần thực hiện vệ
sinh khử khuẩn đầu dò siêu âm (Tranducer/ Probe) như thế nào:
a. Sử dụng hóa chất diệt khuẩn để vệ sinh
b. Thực hiện theo hướng dẫn của hãng sản xuất
c. Thực hiện theo hướng dẫn của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn. d. b, c đúng
72. Tác nhân gây bệnh thường có trên dụng cụ sau khi sử dụng là:
a. Vi khuẩn gram dương, âm b. Ký sinh trùng c. Nấm
d. Tất cả đều đúng
73. Các tác nhân gây bệnh sẽ bị tiêu diệt khi thực hiện các thao tác sau ngoại trừ:
a. Dụng cụ sau khi sử dụng không được làm sạch ngay với chất tẩy rửa và nước sạch
b. Dụng cụ bị để khô trước khi đem làm sạch
c. Dụng cụ đem đun vơi nước sôi
d. Dụng cụ ngâm với enzyme
74. Có mấy phương pháp tiệt khuẩn thường không được sử dụng trong bệnh viện
a. Hấp ướt cho dụng cụ chịu nhiệt
b. Tiệt khuẩn bằng công nghệ plasma
c. Tiêt khuẩn bằng công nghê EtO d.
Tiệt khuẩn bằng tia xạ
75. Tiệt khuẩn là phải tiêu diệt được
a. Tất cả các loại vi khuẩn, vi rút
b. Tất cả các loại nấm
c. Tất cả các loại ký sinh trùng
d. Tất cả đều đúng
76. Các bước thực hiện cần thiết cho xử lý dụng cụ tái sử dụng
a. Làm sạch, khử khuẩn, tiêt khuẩn
b. Kiểm tra dụng cụ, làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn
c. Kiểm tra dụng cụ, làm sạch, khử khuẩn, đóng gói, tiệt khuẩn
d. Tất cả đều đúng
77. Hãy chọn phương pháp xử lý tốt nhất phù hợp với nhiệt kế và ống nghe
a. Khử khuẩn mức độ cao b. Tiệt khuẩn
c. Khử khuẩn mức độ thấp
d. Tất cả đều đúng
78. Khi người bệnh có đặt thông tiểu lưu, cần đảm bảo khoảng cách túi chứa nước
tiểu cách mặt sàn là: a. 10 cm b. 15cm c. 20 cm d. 25 cm
79. Đối với người bệnh có đặt thông tiểu lưu, khi di chuyển người bệnh cần:
a. Kẹp (khóa) đường dẫn nước tiểu để tránh trào ngược từ túi chứa nước tiểu vào
bàng quang người bệnh
b. Giữ ống thông và túi lưu nước tiểu không bị gấp, xoắn vặn để duy trì luồng nước tiểu thông suốt
c. Đặt túi dẫn lưu nước tiểu trên băng ca hoặc xe đẩy nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh
d. Dặn dò người nhà cầm túi nước tiểu cẩn thận đảm bảo ngang mức Bàng quang người bệnh
80. Đối với người bệnh phẫu thuật có chỉ định đặt ống thông tiểu, loại bỏ ống thông tiểu khi nào:
a. Tốt nhất là loại bỏ ống thông tiểu trong vòng 12 giờ sau phẫu thuật
b. Tốt nhất là loại bỏ ống thông tiểu trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật
c. Tốt nhất là loại bỏ ống thông tiểu trong vòng 36 giờ sau phẫu thuật
d. Tốt nhất là loại bỏ ống thông tiểu trong vòng 72 giờ sau phẫu thuật
81. Đối với người bệnh có đặt ống thông tiểu lưu, khi lấy lượng nhỏ nước tiểu để làm
xét nghiệm nuôi cấy hoặc phân tích, Điều dưỡng nên:
a. Lấy nước tiểu qua cổng lấy mẫu bằng bơm tiêm vô khuẩn sau khi đã làm sạch
cổng lấy mẫu nước tiểu bằng hóa chất khử khuẩn
b. Sử dụng kỹ thuật vô khuẩn để lấy nước tiểu từ túi lưu nước tiểu
c. Lấy nước tiểu qua chạc ba ống thông tiểu
d. Tháo rời hệ thống dây câu nối với ống thông tiểu, hứng nước tiểu trực tiếp từ ống thông
82. Chăm sóc người bệnh có thông tiểu lưu, cần đảm bảo các điều sau, NGOẠI TRỪ:
a. Làm sạch vùng xung quanh niệu đạo bằng dung dịch khử khuẩn để phòng ngừa
nhiễm khuẩn tiết niệu
b. Chỉ dùng hóa chất làm sạch thông thường vùng xung quanh niệu đạo
c. Loại bỏ thường xuyên nước tiểu trong túi dẫn lưu
d. Mang găng khi thực hiện bất kỳ thao tác nào có động chạm tới ống thông tiểu hoặc túi lưu nước tiểu
83. Nếu đặt nhầm ống thông tiểu vào vị trí âm đạo ở người bệnh nữ:
a. Giữ nguyên vị trí ống thông tiểu đã đặt cho tới khi ống thông tiểu mới được đặt vào niệu đạo
b. Rút ống thông tiểu ra khỏi niệu đạo và đặt lại liền
c. Rút ống thông tiều ra khỏi niệu đạo và chờ 1 tiếng sau thì đặt lại
d. Rút ống thông tiểu ra khỏi niệu đạo và lấy ống thông mới đặt lại
84. Thời gian chà tay với hóa chất vệ sinh tay theo quy trình 6 bước phải đạt từ: a. 15 giây – 20 giây b. 20 giây-30 giây c. 30 giây – 40 giây d. 40 giây – 60 giây
85. Khi vệ sinh tay bằng hóa chất, chà tay với hóa chất theo đúng trình tự từ bước 1
tới bước 6, mỗi bước chà bao nhiêu lần để bảo đảm hóa chất tiếp xúc đều trên
toàn bộ bề mặt bàn tay: a. 3 lần b. 4 lần c. 5 lần d. 6 lần
86. Khi chăm sóc người bệnh không mắc bệnh nhiễm trùng hoặc không đang trong
tình trạng cách ly và bàn tay nhân viên y tế không bị tổn thương hoặc viêm da,
nhân viên y tế không được mang găng tay trong một số trường hợp sau, NGOẠI TRỪ:
a. Đo dấu hiệu sinh tồn
b. Thu gom đồ vải có dính máu, dịch cơ thể và chất thải
c. Tiêm bắp, tiêm trong da, dưới da
d. Viết hồ sơ bệnh án, viết và cầm giấy xét nghiệm, đánh máy tính, nghe điện thoại, vận chuyển người bệnh
87. Nếu bản thân nhân viên y tế thấy không có khả năng bị phơi nhiễm với
máu/dịch tiết của cơ thể người bệnh, khuyến khích nhân viên y tế không mang
găng tay khi thực hiện kỹ thuật sau, NGOẠI TRỪ: a. Đo điện tim
b. Tiêm truyền, lấy máu c. Thay băng
d. Hút đàm nhớt cho người bệnh thở máy qua nội khí quản
88. Khuyến cáo nào sau đây chưa đúng về việc sử dụng găng tay trong y tế:
a. Không sử dụng một đôi găng để làm nhiều nhiệm vụ khác nhau
b. Không sử dụng một đôi găng để chăm sóc cho nhiều người bệnh
c. Không sử dụng lại găng tay bằng cách chà tay ngoài găng bằng dung dịch vệ sinh
taychứa cồn để tiếp tục chăm sóc cho người bệnh khác.
d. Xem xét lựa chọn loại găng tay có bột talc để thuận lợi cho việc vệ sinh tay ngoại khoa
89. Tại các khu vực nào sau đây cần được trang bị dung dịch vệ sinh tay chứa cồn, NGOẠI TRỪ:
a. Khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao
b. Tất cả các khu vệ sinh
c. Xe tiêm, xe thủ thuật
d. Buồng phẫu thuật, thủ thuật
90. Trong buồng phẫu thuật, bất kỳ khi nào bàn tay chạm vào bề mặt thiết bị
phương tiện phải vệ sinh tay ngay bằng:
a. Dung dịch vệ sinh tay chứa cồn b. Xà phòng
c. Khăn tay đã tiệt khuẩn d. Nước vô khuẩn
91. Nếu bàn tay nhìn rõ vết bẩn hoặc dính các dịch tiết của cơ thể phải vệ sinh tay bằng:
a. Nước và xà phòng thường.
b. Dung dịch vệ sinh tay c. Khăn ướt d. Khăn giấy ướt
92. Khi bảo quản ở nhiệt độ từ 20ºC đến 24ºC, hạn sử dụng của máu toàn phần không quá: a. 24 giờ b. 36 giờ c. 48 giờ d. 60 giờ
93. Một số quy định khi Điều dưỡng thực hiện việc truyền máu, cần NGOẠI TRỪ:
a. Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn, đặc biệt lưu ý theo dõi trong 30 phút đầu truyền
máu để phát hiện và xử trí kịp thời tai biên liên quan đến truyền máu
b. Phải sử dụng bộ dây truyền máu có bầu lọc để truyền cho người bệnh
c. Ghi hồ sơ đầy đủ dấu hiệu sinh tồn, trạng thái tinh thần, diễn biến lâm sàng của người
bệnh, các xử trí (nếu có) vào phiếu truyền máu theo quy định
d. Căn cứ tình trạng của người bệnh và diễn biến trong quá trình truyền máu, bác sỹ
điều trị chỉ định việc theo dõi sau khi kết thúc truyền máu
94. Khi giao nhận máu, chế phẩm máu giữa đơn vị phát máu và đơn vị điều trị, phải
thực hiện:
a. Đối chiếu thông tin trên phiếu dự trù máu, đơn vị máu và phiếu truyền máu và
có phương tiện bảo quản, vận chuyển máu, chế phẩm máu phù hợp
b. Đối chiếu thông tin trên phiếu dự trù máu, đơn vị máu và nhóm máu
c. Đối chiếu thông tin trên phiếu dự trù máu, đơn vị máu, và thời hạn túi máu
d. Đối chiếu thông tin trên phiếu dự trù máu, và loại máu
95. Túi máu đã chuyển về đơn vị điều trị phải truyền cho người bệnh trong vòng
bao nhiêu giờ kể từ thời điểm giao nhận giữa đơn vị phát máu và đơn vị điều trị: a. 06 giờ b. 08 giờ c. 10 giờ d. 12 giờ
96. Không sử dụng các đơn vị máu và chế phẩm máu, khi phát hiện thấy màu sắc
chế phẩm máu như sau:
a. Màu hồng hoặc đỏ ở phần trên mặt phân cách huyết tương và hồng cầu hoặc toàn bộ huyết tương
b. Huyết tương có màu sắc bất thường
c. Phần hồng cầu đổi màu tím đỏ hoặc đen sẫm hoặc màu sắc bất thường khác d. a, b, c đúng
97. Thời gian làm tan đông chế phẩm máu (chế phẩm tủa lạnh) ở nhiệt độ từ 300C
đến 370C không quá bao nhiêu phút: a. 15 phút b. 20 phút c. 25 phút d. 30 phút
98. Đơn vị máu, chế phẩm máu đã được làm tan đông thì:
a. Không được làm đông lạnh lại
b. Có thể làm đông lại nếu thời gian tan đông dưới 5 phút
c. Có thể làm đông lại nếu hệ thống lưu trữ tốt
d. Có thể làm đông lại nếu nhiệt độ bên trong khoang bảo quản luôn từ 20 C đến 60 C
99. Đối với khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần trong hệ thống kín, khi
bảo quản tiểu cầu ở nhiệt độ từ 200 C đến 240 C kèm theo lắc liên tục; hạn sử
dụng theo khuyến nghị của nhà sản xuất túi lấy máu, nhưng không quá bao
nhiêu ngày kể từ ngày lấy máu: a. 1 ngày b. 5 ngày c. 10 ngày d. 15 ngày
100. Đối với khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần trong hệ thống hở, khi
bảo quản ở nhiệt độ từ 200 C đến 240 C kèm theo lắc liên tục, hạn sử dụng không
quá bao nhiêu giờ kể từ khi kết thúc điều chế: a. 1 giờ b. 6 giờ c. 8 giờ d. 10 giờ
101. Để phòng ngừa lây nhiễm chéo khi nhân viên y tế tiếp xúc với người bệnh cần phải:
a. Vệ sinh bàn tay, sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân; đề phòng chấn thương
do kim tiêm hoặc các vật sắc nhọn khác.
b. Quản lý tốt chất thải y tế; vệ sinh, khử trùng môi trường và các dụng cụ, thiết bị sử dụng...
c. Tổ chức tập huấn định kỳ về thực hành phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường
lây lan cho nhân viên y tế, xây dựng các quy trình tiếp nhận, tầm soát, cách ly người
bệnh mắc bệnh truyền nhiễm. d. a, b, c đúng
102. Để tránh bị phơi nhiễm do kim tiêm cần phải:
a. Phổ biến, tập huấn, tập huấn lại cho nhân viên y tế trực tiếp thực hiện kỹ thuật tiêm
truyền: điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên.
b. Phổ biến cho bác sĩ, sinh viên và học sinh đến thực tập tại bệnh viện.
c. Phổ biến, tập huấn và tập huấn lại quy trình kỹ thuật tiêm an toàn cho tất cả
nhân viên y tế, bao gồm: bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên và sinh viên, học sinh. d. a, b đúng.
103. Để đảm bảo an toàn truyền máu cần phải:
a. Phân công cụ thể trách nhiệm của bác sĩ, điều dưỡng đối với việc theo dõi người bệnh
trong suốt quá trình truyền máu.
b. Theo dõi sát người bệnh trước, trong và sau thời gian truyền máu tại các khoa/đơn vị
điều trị để phát hiện sớm, đánh giá mức độ và xử trí kịp thời các dấu hiệu bất thường,
các tai biến liên quan đến truyền máu.
c. Ghi chép đầy đủ tất cả thông tin về truyền máu vào hồ sơ bệnh án theo quy định. d. a, b, c đúng
104. Những điều cần tránh dễ gây bức xúc cho người bệnh:
a. Từ chối chuyển tuyến
b. Yêu cầu người nhà người bệnh phải đóng viện phí
c. Yêu cầu người bệnh đi mua thuốc, vật tư y tế…
d. Khẳng định chắc chắn bệnh sẽ khỏi
105. Những việc cần làm ngay khi xảy ra tai biến làm người bệnh tử vong, người nhà bức xúc:
a. Bệnh viện giải thích, và tìm mọi cách để người nhà mang xác về càng sớm càng tốt.
b. Bệnh viện giải thích, chia buồn, giữ xác để mổ tử thi.
c. Nếu bệnh viện không thuyết phục được giữ xác mổ tử thi thì mời trực lãnh đạo bệnh
viện và công an địa phương thuyết phục. d. b, c đúng
106. Để đảm bảo tuân thủ các qui định về thủ tục hành chính mang tính pháp lý
trong phẫu thuật, chỉ tiến hành phẫu thuật khi:
a. Đã xác nhận chính xác người bệnh
b. Đã có giấy cam đoan chấp thuận phẫu thuật
c. Đã đánh dấu vị trí phẫu thuật
d. Đã thực hiện tư vấn đầy đủ cho người bênh/người nhà người bệnh
107. Hồ sơ bệnh án được lưu theo cáo độ mật, theo đó hồ sơ bệnh án của người bệnh
tâm thần, người bệnh tử vong phải lưu trữ: a. Ít nhất 10 năm b. Ít nhất 15 năm c. Ít nhất 20 năm d. Ít nhất 25 năm
108. 5 đúng khi cho người bệnh sử dụng thuốc là
a. Đúng người bệnh; đúng thuốc; đúng liều dùng; đúng đường dùng
b. Đúng người bệnh; đúng thuốc; đúng liều dùng; đúng đường dùng; đúng thời gian.
c. Đúng người bệnh; đúng thuốc; đúng liều dùng; đúng đường dùng; đúng dung môi pha thuốc.
d. Đúng người bệnh; đúng thuốc;đúng liều dùng; đúng đường dùng; đúng thể tích dung môi pha thuốc.
109. Các thuốc dư ra do thay đổi y lệnh, do người bệnh chuyển khoa, ra viện, chuyển
viện hoặc tử vong được tổng hợp và trả lại khoa Dược trongvòng a. Ngay trongngày b. 24 giờ c. Một tuần d. Một tháng
110. Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần liên tiếp hiến máu toàn phần hoặc khối
hồng cầu bằng gạn tách là a. 8 tuần. b. 10 tuần. c. 12 tuần. d. 16 tuần.
111. Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải
trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất a. 01 lần/tháng b. 01 lần/ngày c. 02 lần/ngày d. 03 lần/ngày
112. Những nội dung khi điều dưỡng chăm sóc thể chất cho người bệnh baogồm:
a. Dinh dưỡng, vệ sinh thân thể, quầnáo
b. Dinh dưỡng, bài tiết, vệ sinh thân thể và môi trường xungquanh
c. Dinh dưỡng, bài tiết, vệ sinh thân thể, quần áo và môi trường xungquanh
d. Dinh dưỡng, bài tiết, thân thể, quần áo và môi trườngnước.
113. Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án phải bảo đảm các yêu cầu sau
a. Ghi các thông tin về người bệnh chính xác và chủ quan
b. Ghi kịp thời diễn tiến bệnh và các can thiệp Điều dưỡng
c. Thống nhất thông tin về công tác chăm sóc người bệnh giữa các Điều dưỡng viên với nhau
d. Ghi đầy đủ các chi tiết chăm sóc và điều trị
114. Cán bộ y tế là người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bị thu hồi chứng chỉ
hành nghề nếu không thực hiện đủ nghĩa vụ đào tạo trong thời gian? a. 01 năm b. 02 năm c. 03 năm
d. 02 năm liên tiếp
115. Cán bộ y tế đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành nghề khám
bệnh,chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu?
a. 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp
b. 48 tiết học trong 5 năm liên tiếp
c. 120 tiết học trong 2 năm liên tiếp
d. 120 tiết học trong 5 năm liên tiếp
116. Khi kiểm tra hình thức bên ngoài túi máu, trường hợp nào túi máu vẫn được sử
dụng truyền cho ngườibệnh
a. Thủng, hở, nứt, vỡ ở túi đựng, ống dây, vị trí cắm dây truyền.
b. Có cục đông, vẩn đục, kết tủa
c. Có hiện tượng phân lớp giữa các thành phần máu khi đã để lắng hoặc ly tâm.
d. Có nổi váng trên bề mặt.
117. Khi lập phiếu dự trù cung cấp máu điều dưỡng viên cần phải làm các bước sau, NGOẠI TRỪ
a. Xác định chính xác ngườibệnh.
b. Ghi thông tin trên nhãn ống nghiệm
c. Tư vấn tai biến khi truyềnmáu.
d. Chuyển phiếu dự trù và các mẫu máu cho đơn vị phát máu.
118. Những thông tin bắt buộc phải có trên nhãn ống nghiệm gửi đến ngân hàng máu, NGOẠI TRỪ
a. Họ và tên hoặc mã số của ngườibệnh.
b. Năm sinh của ngườibệnh
c. Giới tính của người bệnh.
d. Số giường, khoa phòng điều trị.
119. Tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường máu có thể không lây truyền qua các
loại dịch cơ thể sau đây
a. Nước mắt, nước bọt b. Dịch não tuỷ c. Dịch màng khớp d. Nước ối
120. Làm tan đông, ủ ấm túi máu phải bảo đảm điều kiện sau
a. Không để bề mặt túi máu, các vị trí cắm kim truyền máu tiếp xúc trực tiếp với dung dịch làm tan đông
b. Làm tan đông ở nhiệt độ từ 30 - 37oC trong thời gian không quá 15 phút đối với kết
tủa lạnh và không quá 45 phút đối với huyết tương đông lạnh
c. Các chế phẩm máu đã được làm tan đông không được làm đông lạnh lại
d. Tất cả đềuđúng
121. Đảm bảo an toàn truyền máu nhằm mục đích
a. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người nhận máu
b. Đảm bảo an toàn người cho máu, người nhận máu và nhân viên ytế
c. Đảm bảo đúng chỉ định truyềnmáu
d. Không có nguy cơ lây lan các bệnh truyềnnhiễm
122. Điều nào sau đây KHÔNG thuộc nguyên tắc hoạt động truyền máu
a. Cần giữ bí mật các thông tin có liên quan đến người hiến máu, người nhậnmáu.
b. Giữ bí mật các thông tin có liên quan đến chế phẩm máu
c. Bảo đảm tự nguyện đối với người hiến máu; không ép buộc người khác hiến máu, thành phần máu.
d. Bảo đảm an toàn cho người hiến máu, người bệnh được truyền máu, chế phẩm máu
và nhân viên y tế có liên quan.
123. Yêu cầu theo dõi người bệnh khi truyền máu
a. Liên tục trong suốt thời gian truyền máu
b. 30 phút đầu khi truyền máu
c. Chỉ khi có dấu hiệu bất thường
d. Theo dõi ít nhất 03 lần trong một đơn vị máu.
124. Trong trường hợp cấp cứu, không kịp làm đầy đủ xét nghiệm theo quy định,
nhóm máu nào được chỉ định truyền cho người bệnh a. Máu AB, Rh(+) b. Máu AB, Rh(-) c. Máu O, Rh(+) d. Máu O, Rh(-)
125. Để đảm bảo an toàn cho người bệnh trong sử dụng thuốc, chúng ta phải tuân thủ
a. Quy trình kiểm tra kép (Doublecheck) b. Quy trình 3 đúng c. Quy trình 4 đúng
d. Quy trình 5 đúng
126. Nhóm thuốc phải đánh số thứ tự ngày dùng thuốc gồm
a. Thuốc phóng xạ, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần
b. Thuốc kháng sinh, thuốc điều trị lao, thuốc corticoid
c. Thuốc vận mạch, thuốc kháng đông, thuốc lợi tiểu
d. Câu a và b đúng
127. An toàn người bệnh là trách nhiệm của a. Bệnh nhân
b. Người cung cấp dịch vụ y tế
c. Mọi người cùng chia sẻ trách nhiệm
d. Ban Giám đốc bệnhviện
128. Phương cách để áp dụng tư duy an toàn người bệnh trong chăm sóc sức khỏe, NGOẠI TRỪ
a. Xây dựng quan hệ với người bệnh
b. Thực hành về chăm sóc dựa vào kinh nghiệm
c. Duy trì chăm sóc liên tục cho ngườibệnh
d. Ý thức về tầm quan trọng của việc tự chăm sóc
129. Loại tai biến điều trị xảy ra trong quá trình chăm sóc và điều trị tại các bệnh
viện trên thế giới phổ biến nhất là
a. Liên quan đến truyền máu
b. Liên quan đến sử dụng thuốc
c. Liên quan đến phẫu thuật
d. Liên quan đến sản khoa
130. Quy trình chống nhầm lẫn người bệnh được thực hiện trong a. Cấp phát thuốc b. Phẫu thủ thuật c. Xét nghiệm d. Tất cả đúng
131. Biện pháp nào KHÔNG hạn chế sai sót do nhầm lẫn người bệnh
a. Sử dụng vòng nhận diện người bệnh
b. Tuân thủ quy trình bàn giao người bệnh
c. Thực hiện chăm sóc thiết yếu
d. Không sử dụng số giường, số phòng làm yếu tố nhận diện
132. Tai biến (Adverseevent)
a. Sự cố gây nguy hại cho bệnh nhân ngoài ý muốn.
b. Xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc
c. Thất bại của hành động theo kế hoạch hoặc sử dụng kế hoạch không đúng để đạt một mục tiêu mong muốn. d. Câu a, b đúng
133. Tại Việt Nam, khảo sát thực trạng tiêm an toàn vào năm 2002, 2005, 2008 cho
thấy tỉ lệ nào sau đây đúng nhất
a. 55% nhân viên y tế chưa cập nhận thông tin về tiêm an toàn
b. Tỷ lệ người bệnh được kê đơn sử dụng thuốc tiêm đến 55%
c. 55% nhân viên y tế chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật d. Tất cả đều sai
134. Cách xử trí khi bị tổn thương do kim tiêm hay vật sắc nhọn
a. Nặn, bóp vết thương cho chảy nhanh hết máu nghi bị nhiễm rồi rửa tay bằng nước sạch
b. Để máu chảy tự nhiên, rửa ngay dưới vòi nước chảysạch
c. Lập biên bản báo cáo sự cố để lãnh thuốc uống dự phòng
d. Để máu chảy tự nhiên 5 phút rồi rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn
135. Theo Tổ chức Y tế thế giới, câu nào sau đây KHÔNG đúng
a. Tiêm an toàn là một quy trình tiêm không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm
b. Tiêm an toàn là một quy trình tiêm không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm
c. Tiêm không an toàn có thể gây lây nhiễm nhiều loại tác nhân gây bệnh khác nhau
như vi rút vi khuẩn nấm và ký sinh trùng
d. Tiêm không an toàn không liên quan biến chứng áp-xe và phản ứng nhiễm độc.
136. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến hành vi thiếu an toàn trong tiêm là
a. Thiếu phương tiện rửa tay/sát khuẩn tay
b. Tình trạng quá tải người bệnh, quá tải côngviệc
c. Thiếu dụng cụ tiêm phù hợp nhu cầu sử dụng
d. Thiếu ý thức tuân thủ quy trình tiêm an toàn
137. Trong nguyên tắc thực hành tiêm an toàn, để không gây nguy hại cho người nhận mũi
tiêm điều dưỡng cần làm gì?
a. Mang găng khi có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người bệnh. b. Thực hiện 5 đúng
c. Bỏ bơm, kim tiêm vào hộp kháng thủng ngay sau khi tiêm
d. Tất cả đều đúng
138. Điều nào sau đây vi phạm nguyên tắc trong thực hành tiêm an toàn
a. Sử dụng một bơm kim tiêm cho một ngườibệnh
b. Cùng một giờ tiêm thuốc có thể pha nhiều lọ thuốc một lần tại phòng pha
thuốc để giảm nguy cơ ngoại nhiễm
c. Loại bỏ thuốc đa liều nếu bảo quản không đúng
d. Ống thuốc tiêm sau khi chuẩn bị không thể dùng ngay thì giữ lại trong khay được hấp sấy khô
139. Cách ghi bảng theo dõi dấu hiệu sinh tồn
a. Ghi rõ ngày, tháng, sáng, chiều, giờ thực hiện
b. Nhịp thở, huyết áp dùng bút đỏ ghi các chỉ số vào biểu đồ
c. Nhiệt độ: đường nối dao động hai lần đo nhiệt bằng bút đỏ
d. Mạch: đường nối dao động hai lần đo mạch bằng bút xanh
140. Phương pháp lấy mẫu nước tiểu tốt nhất để nuôi cấy vi khuẩn
a. Lấy mẫu ngẫu nhiên và lọ vô khuẩn
b. Lấy mẫu có thời gian và lọ sạch
c. Lấy mẫu từ hệ thống dẫn lưu kín và lọ vô khuẩn
d. Lấy mẫu từ hệ thống dẫn lưu kín và lọ sạch
141. Những điểm cần chú ý khi mang găng vô khuẩn, NGOẠI TRỪ
a. Chọn đúng số của găng phù hợp với bàn tay của mình
b. Mang găng bàn tay nào trước cũng được
c. Phải kiểm tra tính vô khuẩn của đôi găng
d. Luôn luôn phải thoa bột talc vào 2 tay trước khi mang găng
142. Tiệt khuẩn là
a. Quá trình tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật và một số bào tử vikhuẩn.
b. Quá trình khử được M.tuberculosis, vi khuẩn sinh dưỡng, virus và nấm, nhưng không
tiêu diệt được bào tử vikhuẩn.
c. Quá trình tiêu diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh vật sống bao gồm cả
bào tử vi khuẩn.
d. Quá trình sử dụng tính chất cơ họcvà hóa học, giúp loại bỏ các chất hữu cơ và giảm
số lượng các vi khuẩn gây bệnh có trên các DC để bảo đảm an toàn khi sử dụng, vận chuyển và thải bỏ.
143. Khử khuẩn mức độ cao là
a. Quá trình tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật và một số bào tử vi khuẩn.
b. Quá trình khử được M.tuberculosis, vi khuẩn sinh dưỡng, virus và nấm, nhưng không
tiêu diệt được bào tử vi khuẩn.
c. Quá trình tiêu diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn.
d. Quá trình sử dụng tính chất cơ học và hóa học, giúp loại bỏ các chất hữu cơ và giảm
số lượng các vi khuẩn gây bệnh có trên các DC để bảo đảm an toàn khi sử dụng, vận chuyển và thải bỏ.
144. Trường hợp nào Điều dưỡng không cần mang khẩu trang y tế
a. Dự kiến sẽ bị bắn máu dịch tiết vào mặt mũi trong chăm sóc người bệnh.
b. Khi làm việc trong khu phẫu thuật hoặc trong các khu vực đòi hỏi vô khuẩn khác.
c. Khi chăm sóc người bệnh có nghi ngờ hoặc mắc nhiễm khuẩn huyết
d. NVYT đang có bệnh đường hô hấp.
145. Ở môi trường nhiệt độ bình thường, thời gian chết lâm sàng là a. 4 phút b. 5 phút c. 4 – 5 phút d. 3 – 4 phút
146. Cấp cứu ngưng hô hấp – tuần hoàn