Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
giới thiệu tài liệu Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, cung cấp một số đề đọc hiểu thuộc chương trình học môn Ngữ văn 10. Tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây. Hãy cùng theo dõi để biết thêm nội dung chi tiết.
Preview text:
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 10 Kết nối tri thức Đề số 1
“Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em đã có chồng anh tiếc lắm thay.
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra?”
Đọc văn bản trên, chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ gì? A. Lục bát B. Sáu chữ C. Tám chữ D. Tự do
Câu 2. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
A. Phong cách ngôn ngữ khoa học
B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
C. Phong cách ngôn ngữ hành chính - công vụ
D. Phong cách ngôn ngữ báo chí
Câu 3. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 4. Nội dung chính của văn bản là gì?
A. Lời than vãn của chàng trai về việc cô gái đã đi lấy chồng
B. Lời trách móc của cô gái vì chàng trai quá chậm trễ trong việc bày tỏ tình cảm với cô gái C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 5. Câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
“Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá cắn câu.”
Câu 6. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của anh/chị về văn bản trên. Đáp án
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ gì? A. Lục bát
Câu 2. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Câu 3. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào? C. Biểu cảm
Câu 4. Nội dung chính của văn bản là gì? C. Cả A, B đều đúng Câu 5.
⚫ Biện pháp tu từ so sánh
⚫ Tác dụng: nhấn mạnh vào tình cảnh bị ràng buộc bởi hôn nhân của cô gái từ đó
gợi sự tù túng, gò bó và tâm trạng tiếc nuối trước tình cảnh đó. Câu 6.
- Mở đoạn: giới thiệu về bài ca dao - Thân đoạn:
⚫ Bài ca dao gồm hai phần: lời của chàng trai, lời của cô gái
⚫ Nội dung chính của bài ca dao
⚫ Những hình ảnh được sử dụng góp phần thể hiện tình cảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- Kết đoạn: khẳng định lại giá trị của bài ca dao Đề số 2
“Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho lại còn mắng:
- Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy!
Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:
- Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy. Người nhà giàu nói:
- Đã xuống địa ngục sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt? Người ăn mày đáp:
- Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!”
(Chiếm hết chỗ, Theo Trương Chính – Phong Châu)
Đọc văn bản trên, chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Truyện cười B. Truyện ngụ ngôn C. Truyện cổ tích D. Truyền thuyết
Câu 2. Các nhân vật trong truyện gồm? A. Một bác nông dân B. Người ăn mày C. Người nhà giàu D. Cả B, C đều đúng
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của truyện là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 4. Người nhà giàu có thái độ gì với người ăn xin? A. Cảm phục B. Trân trọng C. Yêu quý D. Coi thường
Câu 5. Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?
Câu 6. Theo anh/chị, yếu tố gây cười trong văn bản trên là gì?
Câu 7. Từ văn bản trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về vấn đề
phân biệt giàu/nghèo trong xã hội hiện nay. Đáp án
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Truyện cười
Câu 2. Các nhân vật trong truyện gồm? D. Cả B, C đều đúng
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của truyện là gì? A. Tự sự
Câu 4. Người nhà giàu có thái độ gì với người ăn xin? D. Coi thường
Câu 5. Bài học rút ra từ câu chuyện: không nên coi thường người khác, cần có tấm
lòng biết sẻ chia, yêu thương.
Câu 6. Yếu tố gây cười:
Cách trả lời câu hỏi đầy thản nhiên của người ăn mày: “ Phải, tôi ở dưới địa ngục
mới lên đấy.”; Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm
hết cả chỗ rồi!” như một lời mỉa mai đối với người nhà giàu. Câu 7.
- Mở đoạn: giới thiệu về vấn đề phân chia giàu nghèo trong xã hội - Thân đoạn:
⚫ Thực trạng hiện nay: những người giàu coi thường kẻ nghèo, không giúp đỡ mà còn xúc phạm họ
⚫ Nguyên nhân: do nhận thức của mỗi người, ảnh hưởng từ giáo dục hay định kiến xã hội
⚫ Hậu quả: sự phân biệt giàu nghèo ngày càng lớn dần, xã hội trở nên kém văn minh,...
⚫ Biện pháp: thay đổi nhận thức, giáo dục từ gia đình và nhà trường,...
- Kết đoạn: liên hệ bản thân và rút ra bài học Đề số 3
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.”
(Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt)
Đọc văn bản trên, chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 2. Đối tượng của bài thơ là? A. Tiếng Việt B. Nghệ thuật C. Văn học D. Thơ ca
Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản? A. Nhân hóa B. So sánh C. Điệp ngữ D. Đảo ngữ
Câu 4. Thái độ của tác giả với tiếng Việt? A. Trân trọng B. Yêu mến C. Coi thường D. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Chỉ ra một thán từ trong văn bản.
Câu 6. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đáp án
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ? C. Biểu cảm
Câu 2. Đối tượng của bài thơ là? A. Tiếng Việt
Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản? B. So sánh
Câu 4. Thái độ của tác giả với tiếng Việt? D. Cả A, B đều đúng Câu 5. Thán từ: Ôi Câu 6.
- Mở đoạn: dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Thân đoạn:
⚫ Thực trạng sử dụng tiếng Việt hiện nay: nhiều bạn trẻ sử dụng ngôn ngữ tuổi
teen, khiến cho tiếng Việt mất đi sự trong sáng
⚫ Nguyên nhân: ảnh hưởng từ văn hóa nước ngoài, muốn thể hiện cá tính,...
⚫ Biểu pháp: viết đúng chính tả, ngữ pháp; sử dụng ngữ cảnh, ngữ nghĩa
- Kết đoạn: liên hệ bản thân và bài học rút ra.