-
Thông tin
-
Quiz
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 Cánh diều
Tài liệu Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 Cánh diều sẽ cung cấp đề đọc hiểu của tác phẩm trong chương trình học môn Ngữ văn 11.
Tài liệu chung Ngữ Văn 11 102 tài liệu
Ngữ Văn 11 1.2 K tài liệu
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 Cánh diều
Tài liệu Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 Cánh diều sẽ cung cấp đề đọc hiểu của tác phẩm trong chương trình học môn Ngữ văn 11.
Chủ đề: Tài liệu chung Ngữ Văn 11 102 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 11 1.2 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:



















Tài liệu khác của Ngữ Văn 11
Preview text:
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 Cánh diều
Bộ đề đọc hiểu tổng hợp ngoài SGK Đề 1
“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!”
(Trích Bác ơi!, Tố Hữu)
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? A. Nghệ thuật B. Báo chí C. Khoa học D. Hành chính - công vụ
Câu 2. Xác định thể thơ của văn bản trên? Website: Download.vn A. Sáu chữ B. Bảy chữ C. Lục bát D. Tự do
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 4. Cảm xúc của nhân vật trữ tình được bộc lộ trong văn bản?
A. Nỗi niềm xót xa, đau đớn trước sự kiện Bác Hồ qua đời
B. Niềm vui sướng, hạnh phúc khi được gặp lại Bác Hồ
C. Lòng kính yêu, trân trọng dành cho Bác Hồ
D. Mong muốn được gặp lại Bác Hồ
Câu 5. Câu thơ “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh B. Nhân hóa C. Nói giảm, nói tránh D. Nói quá
Câu 6. Những hình ảnh nào thể hiện sự trống trải, lạnh lẽo của cảnh vật ở nhà sàn khi không còn Bác?
A. Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa
B. Phòng lạnh, rèm buông, tắt ánh đèn
C. Chuông nhỏ không còn reo nữa
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 7. Hãy kể tên một bài thơ khác của Tố Hữu cũng viết về Bác Hồ. Website: Download.vn
Câu 8. Xác định biện pháp tu từ trong câu và nêu tác dụng: “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”.
Câu 9. Anh/chị hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về đoạn thơ trên. Website: Download.vn Đáp án
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? A. Nghệ thuật
Câu 2. Xác định thể thơ của văn bản trên? B. Bảy chữ
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? C. Biểu cảm
Câu 4. Cảm xúc của nhân vật trữ tình được bộc lộ trong văn bản?
A. Nỗi niềm xót xa, đau đớn trước sự kiện Bác Hồ qua đời
Câu 5. Câu thơ “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” sử dụng biện pháp tu từ gì? C. Nói giảm, nói tránh
Câu 6. Những hình ảnh nào thể hiện sự trống trải, lạnh lẽo của cảnh vật ở nhà sàn khi không còn Bác?
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 7. Ví dụ: Theo chân Bác
Câu 8. Xác định biện pháp tu từ trong câu và nêu tác dụng: “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”.
- Điệp từ “tuôn” nhằm nhấn mạnh vào sự xót xa, đau đớn của cảnh vật, con người
trước sự ra đi của Bác Hồ. Câu 9.
- Mở đoạn: dẫn dắt, giới thiệu về đoạn thơ trên.
- Thân đoạn: cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ
- Kết đoạn: khẳng định lại giá trị của đoạn thơ. Website: Download.vn Đề 2
“Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu
ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. Trong cuộc chiến này, nếu muốn lật ngược thế cờ,
đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại,
thì con người phải nghĩ đến con người. Cá nhân nghĩ đến mình, những cũng phải
nghĩ đến mọi người. Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người
đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân
virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia. Chỉ cần Covid xâm nhập vào một quốc
gia, những quốc gia ấy và các quốc gia khác không phong tỏa, lơ là phòng chống,
thì đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh.
Mỗi người hãy hòa mình vào dân tộc, nhân loại. Loài người hãy hòa nhập với thiên
nhiên. Không phá đi rồi xây. Không hủy diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không
đối nghịch. Không đối kháng. Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của
thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật. Một con voi, con hổ, hay con sâu cái
kiến, một loài côn trùng, một loại vi khuẩn, một chủng virus nào đó cũng có vị thế
trong vũ trụ của Tạo hóa. Con người chớ ngạo mạn đến mức khùng điên làm chúa
tể của muôn loài không chế, thống trị chúng sinh, mà không biết sống hòa nhập hòa
bình trong sinh thái cân bằng.
Nhận thức lại về thiên nhiên và giống loài trên trái đất để ứng xử là một điều cần
thiết. Hy vọng nhân loại sẽ đi qua đại dịch Covid 19. Sau bão giông, trời lại sáng.
Những cánh rừng lại xanh. Ngựa, dê, hổ báo nô đùa với con người. Chim chóc đậu
nơi cửa sổ nghiêng ngó đầu nhìn đôi vợ chồng trẻ sau một đêm nồng nàn đang ngủ
nướng. Nắng mới tràn mọi ngõ ngách! Cuộc sống thường nhật an lành sẽ lại về
trong hạnh phúc bình dị.”
(Loài người có bớt ngạo mạn? (trích) - Sương Nguyệt Minh)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Website: Download.vn A. Nghị luận B. Biểu cảm C. Tự sự D. Miêu tả
Câu 2. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? A. Khoa học B. Hành chính - công vụ C. Báo chí D. Nghệ thuật
Câu 3. Vấn đề được đề cập trong văn bản là gì? A. Ô nhiễm môi trường B. Đại dịch Covid-19 C. Biến đổi khí hậu D. Chiến tranh hạt nhân
Câu 4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn: “Không phá đi rồi xây. Không hủy
diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không đối nghịch. Không đối kháng.” A. Điệp ngữ B. Liệt kê C. So sánh D. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Theo tác giả, cần làm gì để “loài người hòa nhập với thiên nhiên”?
A. Không phá đi rồi xây, không hủy diệt rồi nuôi trồng
B. Không đối đầu, không đối nghịch, không đối kháng
C. Đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 6. Tìm 2 câu rút gọn trong văn bản trên. Website: Download.vn
Câu 7. Đoạn văn: “Những cánh rừng lại xanh. Ngựa, dê, hổ báo nô đùa với con
người. Chim chóc đậu nơi cửa sổ nghiêng ngó đầu nhìn đôi vợ chồng trẻ sau một
đêm nồng nàn đang ngủ nướng. Nắng mới tràn mọi ngõ ngách!” cho thấy điều gì?
Câu 8. Anh chị hãy trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của công dân trong việc
phòng chống đại dịch Covid-19. Website: Download.vn Đáp án
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? A. Nghị luận
Câu 2. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? C. Báo chí
Câu 3. Vấn đề được đề cập trong văn bản là gì? B. Đại dịch Covid-19
Câu 4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn: “Không phá đi rồi xây. Không hủy
diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không đối nghịch. Không đối kháng.” D. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Theo tác giả, cần làm gì để “loài người hòa nhập với thiên nhiên”?
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 6. Câu rút gọn:
⚫ Nhận thức lại về thiên nhiên và giống loài trên trái đất để ứng xử là một điều cần thiết.
⚫ Hy vọng nhân loại sẽ đi qua đại dịch Covid 19. Sau bão giông, trời lại sáng.
Câu 7. Đoạn văn cho thấy sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người. Câu 8.
- Mở đoạn: dẫn dắt để giới thiệu về đại dịch Covid-19. - Thân đoạn:
⚫ Tình hình dịch Covid-19: diễn biến phức tạp với hơn một trăm triệu ca mắc.
⚫ Hậu quả của dịch Covid-19: ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người;
sự phát triển kinh tế của đất nước…
⚫ Trách nhiệm của công dân: Tuân thủ các biện pháp phòng dịch: đeo khẩu trang
ở nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc; Thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y Tế; Ngăn
chặn hành vi nhập cảnh trái phép, khai báo y tế trung thực… Website: Download.vn
- Kết đoạn: khẳng định ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm công dân. Website: Download.vn
Bộ đề đọc hiểu tác phẩm trong SGK Bài 1: Sóng Đề đọc hiểu
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau Website: Download.vn
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.” (Sóng) Website: Download.vn
Câu 1. Bài thơ Sóng do ai sáng tác? A. Xuân Diệu B. Xuân Quỳnh C. Chế Lan Viên D. Nguyễn Đình Thi
Câu 2. Thể thơ của bài Sóng là gì? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Tự do D. Lục bát
Câu 3. Hình tượng trung tâm của bài thơ là? A. Biển B. Gió C. Sóng D. Thuyền
Câu 4. Nội dung của bài thơ Sóng là gì?
A. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ luôn khao khát được yêu thương
B. Định nghĩa về tình yêu
C. Tấm lòng thủy chung của người con gái trong tình yêu
D. Những cung bậc cảm xúc trong tình yêu
Câu 5. Hình tượng “sóng” gợi cho em những suy nghĩ gì về tình yêu?
Câu 6. Em hãy chỉ ra một số ví dụ về biện pháp tu từ điệp (điệp từ ngữ và điệp cú
pháp) trong bài thơ. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ này?
Câu 7. Em hãy nhận xét về mối quan hệ giữa hình tượng “sóng” và hình tượng “em” trong bài thơ. Website: Download.vn Đáp án
Câu 1. Bài thơ Sóng do ai sáng tác? B. Xuân Quỳnh
Câu 2. Thể thơ của bài Sóng là gì? B. Năm chữ
Câu 3. Hình tượng trung tâm của bài thơ là? C. Sóng
Câu 4. Nội dung của bài thơ Sóng là gì?
A. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ luôn khao khát được yêu thương
Câu 5. Hình tượng “sóng” gợi cho em những suy nghĩ gì về tình yêu?
Hình tượng “sóng” ẩn dụ cho tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu với những
cung bậc cảm xúc khi thì sôi nổi mạnh mẽ khi thì dịu êm hiền hòa.
Câu 6. Em hãy chỉ ra một số ví dụ về biện pháp tu từ điệp (điệp từ ngữ và điệp cú
pháp) trong bài thơ. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ này? Ví dụ: Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn * Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ
Tác dụng: Nhấn mạnh nội dung mà tác giả muốn thể hiện trong những câu thơ có sử
dụng biện pháp tu từ điệp. Câu 7.
- "Sóng" là một thực thể mang trong mình nhiều tính chất đối lập: dữ dội - dịu êm,
ồn ào - lặng lẽ. Ẩn sâu hình ảnh "sóng" là hình ảnh “em”, bản tính của sóng chính là
tính khí của “em” trong tình yêu. Website: Download.vn
- "Sóng" và "em" tuy hai nhưng là một, có khi phân tách có khi sóng đôi để diễn tả
tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu. Website: Download.vn
Bài 2: Lời tiễn dặn Đề đọc hiểu
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
“Quảy gánh qua đồng ruộng,
Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng.
Vừa đi vừa ngoảnh lại,
Vừa đi vừa ngoái trông,
Chân bước xa lòng càng đau nhớ.
Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,
Tới rừng cà gắt là cà ngồi đợi,
Tới rừng là ngón ngóng trông.
Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi;
Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,
Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi. /.../
Xin hãy cho anh kề vóc mảnh,
Quấn quanh vai ủ lấy hương người,
Cho mai sau lửa xác đượm hơi[3]
Một lát bên em thay lời tiễn dặn!
Con nhỏ hãy đưa anh ẵm,
Bé xinh hãy đưa anh bồng,
Cho anh bế con dòng, đừng ngượng,
Nựng con rồng, con phượng, đừng buồn. /.../
“Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng Năm lau nở,
Đợi mùa nước đỏ cá về, Website: Download.vn
Đợi chim tăng ló hót gọi hè.
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông,
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già.”
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? A. Lời tiễn dặn
B. Chuyện người con gái Nam Xương C. Nỗi niềm tương tư D. Tôi yêu em
Câu 2. Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Truyện ngắn B. Thơ Nôm C. Truyện thơ D. Bút kí
Câu 3. Nội dung của đoạn trích trên?
A. Tình yêu thủy chung của chàng trai
B. Chàng trai đã nói lời tiễn đưa với cô gái trước khi về nhà chồng
C. Cô gái bị chồng đánh đập
D. Kỉ niệm tình yêu của chàng trai và cô gái
Câu 4. Tâm trạng của chàng trai, cô gái trong đoạn trích là gì?
Câu 5. Qua lời chàng trai căn dặn người yêu, em thấy nhân vật này là người như thế nào? Website: Download.vn Đáp án
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? A. Lời tiễn dặn
Câu 2. Văn bản trên thuộc thể loại gì? C. Truyện thơ
Câu 3. Nội dung của đoạn trích trên?
B. Chàng trai đã nói lời tiễn đưa với cô gái trước khi về nhà chồng
Câu 4. Tâm trạng của chàng trai, cô gái trong đoạn trích: buồn bã, đau khổ và đầy mâu thuẫn.
Câu 5. Qua lời chàng trai căn dặn người yêu, em thấy nhân vật này là người trọng
tình nghĩa, giàu tình yêu thương và luôn khao khát được hạnh phúc, thủy chung trong tình yêu. Website: Download.vn Bài 3: Tôi yêu em Đề đọc hiểu
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.”
Câu 1. Bài thơ Tôi yêu em của tác giả nào? A. Ta-go B. Pu-skin C. Mác-xim Go-rơ-ki D. Rô-bin-xơn
Câu 2. Điệp khúc “Tôi (đã) yêu em” được nhắc lại mấy lần trong bài thơ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 3. Nội dung của bốn câu thơ đầu là gì?
A. Lời giãi bày tình yêu đầy chân thành
B. Những cung bậc trong tình yêu
C. Tấm lòng thủy chung trong tình yêu Website: Download.vn
D. Lời động viên, an ủi người yêu
Câu 4. Hai câu kết tác giả muốn nói điều gì ?
A. Nỗi tuyệt vọng khi không được đón nhận tình cảm.
B. Lời oán trách người con gái đã khước từ tình cảm chân thành.
C. Lòng yêu chân thành và cầu mong cho người con gái mình yêu hạnh phúc.
D. Lòng ghen tuông, đố kị trong tình yêu
Câu 5. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Dựa vào yếu tố nào để em xác định được điều đó?
Câu 6. Nhận xét của em về nhân vật xưng “tôi” trong bài thơ.
Câu 7. Từ bài thơ Tôi yêu em, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại
suy nghĩ của em về nhân vật xưng "tôi" trong bài thơ Tôi yêu em. Website: Download.vn Đáp án
Câu 1. Bài thơ Tôi yêu em của tác giả nào? B. Pu-skin
Câu 2. Điệp khúc “Tôi (đã) yêu em” được nhắc lại mấy lần trong bài thơ? B. 3
Câu 3. Nội dung của bốn câu thơ đầu là gì?
A. Lời giãi bày tình yêu đầy chân thành
Câu 4. Hai câu kết tác giả muốn nói điều gì ?
C. Lòng yêu chân thành và cầu mong cho người con gái mình yêu hạnh phúc.
Câu 5. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là “tôi”. Dựa vào nội dung bài thơ là lời thổ
lộ mối tình đơn phương của chính “tôi”.
Câu 6. Nhân vật xưng “tôi” trong bài thơ là một người tình cảm, giàu lòng cao thượng. Câu 7.
Tôi yêu em là một bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin. Tình yêu của nhân vật “tôi”
khiến em cảm thấy ngưỡng mộ, trân trọng. Đó là thứ tình yêu đầy mãnh liệt, chân
thành và thủy chung. Sự day dứt trong trái tim của “tôi” xuất phát từ những mâu
thuẫn, giằng xé khi ngọn lửa tình yêu đang ngùn ngụt cháy nhưng phải dập tắt
ngay để em không phải bận lòng thêm nữa. Cụm từ “tôi yêu em” được điệp lại tới
bốn lần, như lời khẳng định về tình cảm của nhân vật “tôi”. Tình yêu của “tôi” là
thứ tình cảm đơn phương, không hy vọng kết quả nhưng cũng thật mãnh liệt với
đầy đủ những cung bậc cảm xúc, lúc âm thầm lặng lẽ, lúc rụt rè và có khi thì hậm
hực lòng ghen. Đặc biệt là lời cầu chúc ở cuối bài thơ, giản dị mà chứa đựng một
nhân cách cao thượng: “Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em”. Lời cầu
chúc của “tôi” đã thể hiện sự xót xa, nhưng cũng nhằm khẳng định tình yêu tha Website: Download.vn
thiết của nhân vật trữ tình. Qua đây, có thể khẳng định nhân vật “tôi” là một người
chân thành, thủy chung và cao thượng. Website: Download.vn
Bài 4: Nỗi niềm tương tư Đề đọc hiểu
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Văn bản Nỗi niềm tương tư trích trong tác phẩm nào? A. Truyền kì mạn lục B. Bích câu kì ngộ
C. Người lái đò sông Đà
D. Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Câu 2. Tác giả của tác phẩm là ai? A. Vũ Quốc Trân B. Nguyễn Dữ C. Nguyễn Du D. Kim Lân
Câu 3. Bố cục của văn bản gồm mấy phần? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 4. Nội dung của đoạn trích Nỗi niềm tương tư là gì?
Câu 5. Tác giả đã diễn tả tâm trạng của nhân vật Tú Uyên như thế nào? Website: Download.vn Đáp án
Câu 1. Văn bản Nỗi niềm tương tư trích trong tác phẩm nào? B. Bích câu kì ngộ
Câu 2. Tác giả của tác phẩm là ai? A. Vũ Quốc Trân
Câu 3. Bố cục của văn bản gồm mấy phần? B. 3
Câu 4. Đoạn trích diễn tả tâm trạng của nhân vật Tú Uyên sau khi gặp người đẹp ở hội chùa Ngọc Hồ. Câu 5.
Tâm trạng của Tú Uyên được tác giả thể hiện một cách sinh động:
⚫ “Lần trăng ngơ ngẩn ra về”: Trên đường ra về, chàng thơ thẩn bước đi.
⚫ “Nỗi nàng canh cánh nào quên”: Hình ảnh của người đẹp vẫn canh cánh trong tâm trí của Tú Uyến.
⚫ “Có khi gảy khúc đàn tranh/Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân”: Khi đánh
đàn bỗng nhớ về người đẹp, cảm thấy có chút chán trường.
⚫ “Có khi chuốc chén rượu đào/… Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình”: Mượn
hơi rượu để nhớ về người đẹp, tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ, trò chuyện. Website: Download.vn