Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học 10 năm học 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học 10 năm học 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề giữa HK1 Sinh Học 10
Môn: Sinh học 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 SINH HỌC 10
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng số câu điểm Chủ đề Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc
luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Bài 1. Giới thiệu khái quát 4 2
chương trình môn Sinh 6 1,5 (1) (0,5) học.
Bài 2. Các phương pháp 2 2
nghiên cứu và học tập 4 1 (0,5) (0,5)
môn Sinh học.
Bài 3. Các cấp độ tổ chức 2 2 1 1 4 2
của thế giới sống. (0,5) (0,5) (1) 3 1
Bài 4. Khái quát về tế bào. 4 1 (0,75) (0,25)
Bài 5. Các nguyên tố hóa 1 2 1 1 3 1,75 học và nước. (0,25) (0,5) (1)
Bài 6. Các phân tử sinh 3 2 1 1 5 2,25 học trong tế bào. (0,75) (0,5) (1)
Bài 7. Thực hành: Xác 1 1
định một số thành phần 4 1 (0,25) (0,25)
hóa học của tế bào. Số câu 0 16 0 12 2 0 1 0 3 28 Điểm số 0 4 0 3 2 0 1 0 3 7 10
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 SINH HỌC 10 (ĐỀ 1)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Lĩnh vực nào sau đây nghiên cứu về cấu tạo và hoạt động sống của tế bào? A. Di truyền học.
B. Sinh học tế bào.
C. Giải phẫu học.
D. Động vật học.
Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của sinh học là
A. các vật sống và không sống.
B. các sinh vật nhân tạo và sinh vật tự nhiên.
C. năng lượng và vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng.
D. các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống.
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về vai trò của Sinh học?
A. Thành tựu của sinh học góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
B. Thành tựu sinh học giúp con người giảm bệnh tật, nâng cao sức khỏe.
C. Các nghiên cứu về sinh học gây ô nhiễm môi trường.
D. Tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh.
Câu 4: Sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không
làm ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai được gọi là
A. tăng trưởng kinh tế.
B. phát triển bền vững.
C. phát triển đa dạng.
D. tiến bộ sinh học.
Câu 5: Sự kết hợp giữa sinh học và tin học mang lại những triển vọng gì trong tương lai?
A. Phát triển các phần mềm chuyên dụng.
B. Hạn chế sinh vật thí nghiệm.
C. Kết hợp với khoa học Trái đất và vũ trụ để nghiên cứu khả năng tồn tại của sự
sống ở các hành tinh.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 6: Xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống
là ứng dụng của ngành nào sau đây? A. Pháp y. B. Dược học.
C. Công nghệ thực phẩm. D. Nông nghiệp.
Câu 7: Phương pháp sử dụng tri giác để thu thập thông tin về đối tượng được quan sát là
A. phương pháp nhận biết.
B. phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
C. phương pháp quan sát.
D. phương pháp thực nghiệm khoa học.
Câu 8: Trình tự các sự kiện nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các bước trong
quy trình nghiên cứu khoa học?
A. Đặt câu hỏi → Quan sát → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm →
Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.
B. Quan sát → Hình thành giả thuyết → Đặt câu hỏi → Phân tích kết quả → Thiết
kế thí nghiệm → Rút ra kết luận.
C. Quan sát → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm →
Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.
D. Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Đặt ra
câu hỏi → Rút ra kết luận.
Câu 9: “Xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene” là
ứng dụng của ngành nào dưới đây? A. Pháp y. B. Dược học.
C. Công nghệ thực phẩm. D. Tin sinh học.
Câu 10: Thiết bị nào thường được sử dụng để quan sát tế bào thực vật? A. Kính lúp. B. Kính hiển vi. C. Pipet. D. Máy li tâm.
Câu 11: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống là
A. tập hợp tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống.
B. tập hợp tổ chức lớn nhất trong thế giới sống.
C. tập hợp tổ chức lớn nhất và nhỏ nhất trong thế giới sống.
D. tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.
Câu 12: Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm
A. nguyên tử, phân tử, bào quan.
B. nguyên tử, phân tử, tế bào, cơ thể.
C. tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
D. phân tử, bào quan, tế bào, cơ thể.
Câu 13: Con thỏ thuộc cấp độ tổ chức nào của thế giới sống? A. Hệ cơ quan. B. Cơ thể.
C. Quần thể. D. Quần xã.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các cấp độ tổ chức sống?
A. Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.
B. Tổ chức sống cấp trên làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp dưới.
C. Tế bào là đơn vị cơ sở hình thành nên cơ thể sinh vật.
D. Các cấp độ tổ chức sống được sắp xếp từ thấp đến cao dựa trên số lượng và kích thước của chúng.
Câu 15: Người đã sử dụng kính hiển vi quang học tự phát minh để quan sát các
tế bào trong lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi là
A. Antonie van Leeuwenhoek. B. Matthias Schleiden.
C. Theodor Schwann. D. Robert Hooke.
Câu 16: Schleiden và Schwann đã đưa ra học thuyết tế bào dựa trên cơ sở
A. những quan sát thực tế.
B. công trình nghiên cứu của mình và những kết quả nghiên cứu trước đó.
C. quan sát nghiên cứu của nhà khoa học khác.
D. những giả thuyết phỏng đoán.
Câu 17: Chọn từ/cụm từ thích hợp vào chỗ … để hoàn thành phát biểu sau: “Mọi
sinh vật sống đều được cấu tạo từ …, các hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra trong …”. A. Tế bào. B. Mô. C. Cơ quan. D. Cơ thể.
Câu 18: Học thuyết tế bào không bao gồm nội dung nào sau đây?
A. Tất cả mọi vật đều được cấu tạo từ tế bào.
B. Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.
C. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.
D. Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp của các bào quan trong tế bào.
Câu 19: Liên kết nào sau đây được hình thành giữa các phân tử nước?
A. Liên kết cộng hóa trị.
B. Liên kết hydrogen. C. Liên kết ion.
D. Cả liên kết cộng hóa trị và liên kết hydrogen.
Câu 20: Nguyên tố Fe là thành phần cấu tạo của A. diệp lục. B. hormone. C. hemoglobin. D. lipid.
Câu 21: Tính chất nào của nước là nền tảng của nhiều đặc tính lí – hóa, làm cho
nước có vai trò quan trọng đối với sự sống?
A. Tính dẫn nhiệt. B. Tính bay hơi.
C. Tính dẫn điện. D. Tính phân cực.
Câu 22: Carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa dựa vào
A. số lượng nguyên tử carbon có trong phân tử đường đó.
B. số lượng liên kết glycosidic giữa các đơn phân.
C. số lượng đơn phân có trong phân tử đường đó.
D. số lượng phân tử glucose có trong phân tử đường đó.
Câu 23: Phân tử nào sau đây khác so với các phân tử còn lại? A. Glycogen. B. Tinh bột. C. Maltose. D. Testosterol.
Câu 24: Nucleotide là đơn phân của A. nucleic acid. B. protein. C. carbohydrate. D. lipid.
Câu 25: Điểm nào sau đây là đặc điểm giống nhau của tinh bột và cellulose?
A. Đều có thể được tiêu hóa bởi con người.
B. Đều là polymer của glucose.
C. Đều dự trữ năng lượng trong tế bào thực vật.
D. Đều là thành phần cấu tạo của thành tế bào thực vật.
Câu 26: Trong thịt, cá, trứng, sữa có nhiều chất nào sau đây? A. Tinh bột. B. Cellulose. C. Protein. D. Carotenoid.
Câu 27: Lá cây bị héo sau nhiều ngày và dần khô là do bị mất đi chất nào sau đây? A. Nguyên tố Fe. B. Glucose. C. Nước. D. Lipid.
Câu 28: Khi cho dung dịch Benedict vào các ống nghiệm sau rồi đun nóng, ống
nào sẽ xuất hiện màu đỏ gạch?
A. Ống chứa dịch lọc từ nho.
B. Ống chứa dầu ăn.
C. Ống chứa nước thịt.
D. Ống chứa lòng trắng trứng. B. Phần tự luận
Câu 1 (1 điểm): Tại sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất?
Câu 2 (1 điểm): Tại sao khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước?
Câu 3 (1 điểm): Trong khẩu phần ăn cho người béo phì, chúng ta có nên cắt giảm
hoàn toàn lượng lipid không? Tại sao? Đáp án
A. Phần trắc nghiệm Câu 1:
Đáp án đúng là: B
Sinh học tế bào là lĩnh vực nghiên cứu về cấu tạo và hoạt động sống của tế bào. Câu 2:
Đáp án đúng là: D
Đối tượng nghiên cứu của sinh học là các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức
khác của thế giới sống. Câu 3:
Đáp án đúng là: C
C – Sai. Các nghiên cứu về sinh học góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
như việc xây dựng các mô hình sinh thái giúp đánh giá các vấn đề xã hội như sự
nóng lên toàn cầu, mức độ ô nhiễm môi trường, sự thủng tầng ozone,… Câu 4:
Đáp án đúng là: B
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại
nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai. Câu 5:
Đáp án đúng là: D
Sự kết hợp giữa sinh học với tin học mở ra triển vọng nghiên cứu các phần mềm
chuyên dụng, các mô hình mô phỏng nhằm hạn chế việc sử dụng sinh vật làm vật
thí nghiệm; kết hợp với khoa học Trái Đất, khoa học vũ trụ để nghiên cứu khả
năng tồn tại của sự sống ở các hành tinh. Câu 6:
Đáp án đúng là: A
Xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống là ứng dụng của ngành pháp y. Câu 7:
Đáp án đúng là: C
Phương pháp quan sát là phương pháp sử dụng tri giác để thu thập thông tin về
đối tượng được quan sát. Câu 8:
Đáp án đúng là: C
Trình tự các bước trong nghiên cứu khoa học là: Quan sát → Đặt câu hỏi → Hình
thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận. Câu 9:
Đáp án đúng là: D
Xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene để tìm kiếm
những gene quy định các tính trạng mong muốn, đây là một trong những ứng
dụng của tin sinh học. Những cơ sở dữ liệu này đã hỗ trợ tích cực cho việc học
tập và nghiên cứu sinh học. Câu 10:
Đáp án đúng là: B
Sử dụng kính hiển vi để quan sát tế bào thực vật vì tế bào thực vật có kích thước nhỏ. Câu 11:
Đáp án đúng là: D
Các cấp độ tổ chức của thế giới sống là tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất
đến lớn nhất trong thế giới sống. Câu 12:
Đáp án đúng là: C
Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái. Câu 13:
Đáp án đúng là: B
Con thỏ thuộc cấp độ tổ chức là cơ thể. Câu 14:
Đáp án đúng là: A
Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc có nghĩa là tổ chức sống cấp
dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên. Nhờ đó, tổ chức sống
cao hơn vừa có những đặc điểm của tổ chức sống thấp hơn vừa mang những đặc
tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có được. Câu 15:
Đáp án đúng là: D
Robert Hooke là người đã sử dụng kính hiển vi quang học do ông tự phát minh
để quan sát các lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi, ông đã quan sát thấy vỏ bần được
cấu tạo bởi các khoang rỗng nhỏ. Câu 16:
Đáp án đúng là: B
Schleiden và Schwann đã đưa ra học thuyết tế bào dựa trên cơ sở công trình
nghiên cứu của mình và những kết quả nghiên cứu trước đó. Câu 17:
Đáp án đúng là: A
Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào, các hoạt động sống của cơ thể
(chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản,…) đều diễn ra trong tế bào. Câu 18:
Đáp án đúng là: A
A – Sai. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Câu 19:
Đáp án đúng là: B
Liên kết được hình thành giữa các phân tử nước là liên kết hydrogen. Câu 20:
Đáp án đúng là: C
Fe là thành phần cấu tạo nên hemoglobin có chức năng vận chuyển oxygen, nếu
thiếu Fe sẽ dẫn đến thiếu máu. Câu 21:
Đáp án đúng là: D
Tính phân cực của nước là nền tảng của nhiều đặc tính lí – hóa, khiến nó trở thành
nhân tố đóng vai trò quan trọng với sự sống. Câu 22:
Đáp án đúng là: C
Carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa dựa vào số
lượng đơn phân có trong phân tử đường đó. Câu 23:
Đáp án đúng là: D
- Glycogen, tinh bột, maltose là các carbohydrate.
- Testosterol là một steroid – một loại lipid đặc biệt. Câu 24:
Đáp án đúng là: A
Đơn phân của nucleic acid là các nucleotide. Câu 25:
Đáp án đúng là: B
Tinh bột và cellulose đều là polymer của glucose.
A – Sai. Con người có thể tiêu hóa tinh bột, nhưng không thể tiêu hóa cellulose.
C, D – Sai. Tinh bột có chức năng dự trữ năng lượng trong tế bào thực vật còn
cellulose là thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của thực vật. Câu 26:
Đáp án đúng là: C
Nguồn thực phẩm giàu protein là thịt, cá, trứng, sữa,… Câu 27:
Đáp án đúng là: C
Lá cây bị héo nhiều ngày và dần khô là do bị mất nước. Câu 28:
Đáp án đúng là: A
Dùng phép thử Benedict để xác định sự có mặt của glucose trong tế bào. Trong
môi trường kiềm ở nhiệt độ cao, glucose sẽ khử ion Cu2+ (màu xanh dương) tạo
thành Cu2O (kết tủa màu đỏ gạch). Trong các ống nghiệm, ống chứa dịch lọc từ
nho có chứa glucose nên khi nhỏ vài giọt dung dịch Benedict vào trong dịch lọc
từ nho và đun nóng sẽ thấy xuất hiện kết tủa đỏ gạch. B. Phần tự luận Câu 1:
Tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất vì:
- Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của mọi cơ thể sống.
- Tế bào là đơn vị tổ chức nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống (các đại
phân tử trong tế bào chưa sống, chúng chỉ thể hiện chức năng sống khi tương tác
với nhau trong tổ chức tế bào). Câu 2:
Cây chỉ hấp thu được muối khoáng dưới dạng hòa tan trong nước đồng thời quá
trình hấp thụ muối khoáng luôn gắn liền với quá trình hấp thụ nước. Bởi vậy, khi
bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước nhằm giúp hòa tan
phân bón, giúp rễ cây hấp thu muối khoáng dễ dàng hơn. Câu 3:
- Không nên cắt giảm hoàn toàn lượng lipid trong khẩu phần ăn của người béo phì.
- Vì: Béo phì là tình trạng cơ thể dư thừa năng lượng, năng lượng dư thừa được
tích lũy dưới dạng mỡ làm tăng khối lượng của cơ thể. Mà lipid có vai trò chủ
yếu là cung cấp và dự trữ năng lượng cho cơ thể. Bởi vậy, cần cắt giảm lượng
lipid trong khẩu phần ăn của người béo phì Tuy nhiên, ngoài vai trò cung cấp và
dự trữ năng lượng cho cơ thể, lipid còn có nhiều chức năng quan trọng không thể
thay thế khác đối với cơ thể như cấu trúc nên tế bào và cơ thể, ổn định thân nhiệt,
hỗ trợ hấp thụ vitamin tan trong dầu,… Do đó, để cơ thể hoạt động bình thường,
không nên cắt giảm hoàn toàn lượng lipid trong khẩu phần ăn của người béo phì.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 SINH HỌC 10 (ĐỀ 2)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Ngành nghiên cứu về hình thái và cấu tạo bên trong cơ thể sinh vật là
A. sinh học tế bào.
B. giải phẫu học.
C. động vật học. D. di truyền học.
Câu 2: Thành tựu của sinh học có vai trò gì đối với con người?
A. Làm thay đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp, y học.
B. Giúp con người đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe.
C. Tạo ra các loài sinh vật mang gene người để sản xuất hormone, protein,...
D. Cả 3 vai trò trên.
Câu 3: Ngành nghề nào sau đây không phải là ngành nghề liên quan đến Sinh học?
A. Ngành y – dược học. B. Ngành pháp y.
C. Ngành công nghệ thực phẩm.
D. Ngành công nghệ thông tin.
Câu 4: Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của
A. các thế hệ tương lai.
B. thế hệ hiện tại.
C. thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu
của các thế hệ tương lai.
D. các thế hệ tương lai nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu
cầu của thế hệ hiện tại.
Câu 5: Phát biểu nào sai khi nói về sinh học và những vấn đề xã hội?
A. Nhân bản vô tính con người không ảnh hưởng tới vấn đề đạo đức.
B. Những cây trồng nhân nhanh bằng kĩ thuật nuôi cấy mô giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.
C. Công nghệ bắt chước các sinh vật giúp tối ưu hóa công cụ máy móc.
D. Chỉnh sửa gene của người có thể gây tranh cãi về vấn đề đạo đức xã hội.
Câu 6: Việc tạo ra xăng sinh học là phát minh mang lại lợi ích trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Y – dược học.
B. Bảo vệ môi trường.
C. Lâm nghiệp.
D. Công nghệ vật liệu.
Câu 7: Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp dùng để nghiên
cứu và học tập môn Sinh học?
A. Phương pháp thực nghiệm khoa học.
B. Phương pháp quan sát.
C. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
D. Phương pháp thực địa.
Câu 8: Để chứng minh cho giả thuyết về vấn đề nghiên cứu được đề ra chúng ta cần thực hiện bước A. quan sát.
B. xây dựng giả thuyết.
C. thiết kế và tiến hành thí nghiệm.
D. báo cáo kết quả nghiên cứu.
Câu 9: Dụng cụ nào sau đây dùng để khuếch đại hình ảnh của vật giúp ta quan
sát được những vật mà mắt thường không thấy được? A. Kính lúp. B. Micropipette.
C. Kính hiển vi. D. Máy li tâm.
Câu 10: Có thể tra cứu dữ liệu gene mã hóa insulin ở người trên ngân hàng dữ
liệu Genbank, đây là ứng dụng của ngành khoa học nào sau đây? A. Tin sinh học. B. Dược học.
C. Di truyền học. D. Pháp y.
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống?
A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
B. Liên tục tiến hóa.
C. Là hệ thống kín và tương đối ổn định.
D. Là hệ thống mở và tự điều chỉnh.
Câu 12: Cấp độ tổ chức sống nào sau đây không có trong một cá thể người? A. Mô. B. Cơ quan. C. Tế bào. D. Quần thể.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống?
A. Các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
B. Cấp độ tổ chức cao hơn sẽ làm nền tảng để hình thành cấp độ tổ chức dưới.
C. Các tế bào có cùng chức năng tập hợp lại thành mô.
D. Các cấp độ tổ chức hoạt động luôn thống nhất với nhau để duy trì các hoạt động sống.
Câu 14: Khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các tổ chức sống, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hình dạng của các tổ chức sống được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp.
B. Kích thước của các tổ chức sống được sắp xếp từ nhỏ đến lớn.
C. Các tổ chức sống nhỏ phải bao bọc và bảo vệ các tổ chức sống lớn hơn.
D. Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng cấp tổ chức cao hơn.
Câu 15: Tác giả của học thuyết tế bào là
A. Schleiden và Schwann.
B. Schleiden và Leeuwenhoek.
C. Schwann và Robert Hooke.
D. Robert Hooke và Leeuwenhoek.
Câu 16: Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống là A. nguyên tử. B. tế bào. C. cơ quan. D. cơ thể.
Câu 17: Ở sinh vật đa bào, các hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp hoạt động của
A. các nguyên tử khác nhau.
B. các phân tử khác nhau.
C. các tế bào khác nhau.
D. các chất khác nhau.
Câu 18: Phát biểu nào đúng khi nói về đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống?
A. Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ các bào quan.
B. Sinh vật đơn bào có cấu tạo chỉ gồm một tế bào nhưng vẫn đảm nhiệm chức năng của một cơ thể.
C. Sinh vật đa bào có cấu tạo gồm nhiều tế bào, hoạt động riêng lẻ, không có mối quan hệ với nhau.
D. Các hoạt động sống như sinh trưởng, phát triển và sinh sản diễn ra bên ngoài tế bào.
Câu 19: Căn cứ nào để chia các nguyên tố hóa học thành hai loại là đa lượng và vi lượng?
A. Dựa vào cấu trúc hóa học.
B. Dựa vào hình dạng nguyên tử.
C. Dựa vào khả năng phản ứng.
D. Dựa vào tỉ lệ có trong cơ thể.
Câu 20: Nguyên tố nào có vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính đa dạng của
các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật? A. Hydrogen. B. Oxygen. C. Carbon. D. Calcium.
Câu 21: Fe là thành phần cấu tạo nên hemoglobin có chức năng vận chuyển
oxygen, nếu thiếu Fe sẽ dẫn đến bệnh nào sau đây?
A. Bệnh bướu cổ. B. Bệnh hắc lào.
C. Bệnh thiếu máu. D. Bệnh đao.
Câu 22: Nhóm các phân tử nào sau đây không phải là phân tử sinh học?
A. Albumin, hemoglobin.
B. Bạc nitrate, barium chloride.
C. Cholesterol, carotenoid. D. Glycogen, chitin.
Câu 23: Lipid đơn giản không bao gồm loại nào sau đây? A. Mỡ. B. Dầu. C. Sáp. D. Cholesterol.
Câu 24: Đơn phân của protein là A. glucose. B. acid béo. C. amino acid. D. nucleotide.
Câu 25: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về các loại đường glucose, fructose và galactose?
A. Đều là các loại đường đơn.
B. Khác nhau về cấu hình không gian.
C. Đều có sáu nguyên tử carbon trong phân tử.
D. Có công thức phân tử khác nhau.
Câu 26: Thành tế bào của nấm và bộ xương ngoài của côn trùng được cấu tạo từ
loại carbohydrate nào dưới đây? A. Chitin. B. Cellulose. C. Glycogen. D. Amylose.
Câu 27: Thuốc thử nào sau đây có thể được dùng để nhận biết sự có mặt của protein trong dung dịch? A. NaOH. B. HCl. C. Sudan III. D. CuSO4.
Câu 28: Cắt lá cây còn tươi thành từng mảnh nhỏ, cân và ghi lại khối lượng. Sau
đó dùng máy sấy để sấy mẫu lá 10 – 15 phút, mẫu lá sau khi sấy có
A. khối lượng không đổi so với ban đầu.
B. khối lượng giảm đi so với ban đầu.
C. khối lượng tăng lên một chút so với ban đầu.
D. khối lượng tăng lên gấp đôi so với ban đầu. B. Phần tự luận
Câu 1: Tại sao nói các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở và tự điều chỉnh?
Câu 2: Khi cơ thể con người thiếu calcium thì có tác hại như thế nào đến sức khỏe?
Câu 3: Người ta tiến hành tổng hợp các đoạn DNA nhân tạo trong ống nghiệm,
quá trình này được xúc tác bởi enzyme A (có bản chất là protein). Ở nhiệt độ
30oC, sau hai giờ, người ta nhận thấy số lượng DNA tăng lên. Sau đó, tăng nhiệt
độ lên 50oC thì trong hai giờ tiếp theo, số lượng DNA không tăng lên nữa. Biết
cấu trúc của DNA không bị thay đổi khi nhiệt độ tăng. Hãy giải thích tại sao. Đáp án
A. Phần trắc nghiệm Câu 1:
Đáp án đúng là: B
Ngành nghiên cứu về hình thái và cấu tạo bên trong cơ thể sinh vật là ngành giải phẫu học. Câu 2:
Đáp án đúng là: D
Thành tựu của sinh học có vai trò quan trọng đối với con người như góp phần vào
sự phát triển kinh tế, làm thay đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp, công nghiệp, y
học,…Giúp con người nâng cao sức khỏe, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. Tạo ra
các loài sinh vật mang gene người để sản xuất hormone, protein,… Câu 3:
Đáp án đúng là: D
D – Sai. Ngành công nghệ thông tin không phải là ngành liên quan đến Sinh học.
Một số ngành nghề liên quan đến sinh học như: y học, dược học, pháp y, công
nghệ thực phẩm, khoa học môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,… Câu 4:
Đáp án đúng là: C
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng
không làm ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. Câu 5:
Đáp án đúng là: A
A – Sai. Nhân bản vô tính người hay dùng con người để thử nghiệm thuốc và
những thí nghiệm vì mục đích lợi nhuận,… là những thí nghiệm luôn gây nên
nhiều tranh cãi trong xã hội. Câu 6:
Đáp án đúng là: B
Việc tạo ra xăng sinh học là một trong những phát minh giúp bảo vệ môi trường.
Đây là loại xăng được pha trộn với nhiên liệu sinh học, thông qua quá trình lên
men các sản phẩm hữu cơ. Câu 7:
Đáp án đúng là: D
Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu sinh học như: - Phương pháp quan sát.
- Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
- Phương làm thực nghiệm khoa học. Câu 8:
Đáp án đúng là: C
Để chứng minh cho giả thuyết về vấn đề nghiên cứu được đề ra chúng ta cần thực
hiện bước thiết kế và tiến hành thí nghiệm. Câu 9:
Đáp án đúng là: C
Kính hiển vi dùng để khuếch đại hình ảnh của vật giúp ta quan sát được những
vật mà mắt thường không thấy được. Câu 10:
Đáp án đúng là: A
Có thể tra cứu dữ liệu gene mã hóa insulin ở người trên ngân hàng dữ liệu
Genbank, đây là một trong số ứng dụng của tin sinh học. Câu 11:
Đáp án đúng là: C
Các cấp độ tổ chức sống có 3 đặc điểm:
- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
- Hệ thống mở và tự điều chỉnh.
- Thế giới sống liên tục tiến hóa. Câu 12:
Đáp án đúng là: D
Một cá thể người thuộc cấp độ tổ chức cơ thể nên chỉ chứa các cấp độ tổ chức
dưới cơ thể như tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể mà không chứa cấp độ tổ chức quần thể. Câu 13:
Đáp án đúng là: B
B – Sai. Cấp độ tổ chức dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên. Câu 14:
Đáp án đúng là: D
Theo nguyên tắc thứ bậc, cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng cấp tổ chức cao hơn. Câu 15:
Đáp án đúng là: A
Tác giả của học thuyết tế bào là Schleiden và Schwann. Dựa trên những cơ sở
công trình nghiên cứu của mình và những kết quả nghiên cứu trước đó, Schleiden
và Schwann đã đưa ra kết luận: “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và
các sản phẩm của tế bào”. Câu 16:
Đáp án đúng là: B
Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống. Câu 17:
Đáp án đúng là: C
Ở sinh vật đa bào, các hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp hoạt động của các tế bào khác nhau. Câu 18:
Đáp án đúng là: B
B – Đúng. Sinh vật đơn bào có cấu tạo chỉ gồm một tế bào nhưng vẫn đảm nhiệm
chức năng của một cơ thể.
A – Sai. Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.
C – Sai. Sinh vật đa bào có cấu tạo gồm nhiều tế bào, các hoạt động sống của cơ
thể là sự phối hợp hoạt động của các tế bào khác nhau.
D – Sai. Các hoạt động sống như sinh trưởng, phát triển và sinh sản diễn ra trong tế bào. Câu 19:
Đáp án đúng là: D
Dựa vào tỉ lệ có trong cơ thể mà các nguyên tố hóa học được chia thành hai loại
là nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng. Câu 20:
Đáp án đúng là: C
Nguyên tử carbon có 4 electron ở lớp ngoài cùng nên có thể cho đi hoặc thu về
bốn electron để có đủ tám electron ở lớp ngoài cùng, do đó, nó có thể hình thành
liên kết với các nguyên tử khác. Nhờ đặc điểm này, carbon có thể hình thành các
mạch carbon với cấu trúc khác nhau, là cơ sở hình thành vô số hợp chất hữu cơ. Câu 21:
Đáp án đúng là: C
Fe là thành phần cấu tạo nên hemoglobin có chức năng vận chuyển oxygen, nếu
thiếu Fe sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu. Câu 22:
Đáp án đúng là: B
Phân tử sinh học là các phân tử do sinh vật sống tạo thành. Chúng là thành phần
cấu tạo và thực hiện nhiều chức năng trong tế bào → Bạc nitrate và barium
chloride không phải là phân tử sinh học. Câu 23:
Đáp án đúng là: D
Lipid đơn giản gồm 3 loại: Mỡ (ở động vật), dầu (ở thực vật và một số loài cá), và sáp.
D – Sai. Cholesterol thuộc loại lipid phức tạp. Câu 24:
Đáp án đúng là: C
Đơn phân của protein là các amino acid, có khoảng 20 loại amino acid. Tính đa
dạng và đặc thù của chuỗi polypeptide được quy định bởi số lượng, thành phần
và trật tự sắp xếp của 20 loại amino acid. Câu 25:
Đáp án đúng là: D
D - Sai. Glucose, fructose và galactose có công thức phân tử giống nhau đều là
C6H12O6 nhưng khác nhau về cấu hình không gian. Câu 26:
Đáp án đúng là: A
Thành tế bào của nấm và bộ xương ngoài của côn trùng được cấu tạo từ loại carbohydrate là chitin. Câu 27:
Đáp án đúng là: D
Thuốc thử để nhận biết sự có mặt của protein trong dung dịch là CuSO4. Trong
môi trường kiềm, các hợp chất chứa từ hai liên kết peptide trở lên phản ứng với
CuSO4 tạo thành phức chất màu xanh tím, tím hoặc tím đỏ, tùy thuộc vào số lượng
liên kết peptide nhiều hay ít. Câu 28:
Đáp án đúng là: B
Khối lượng của lá cây sau khi sấy giảm đi so với ban đầu là do bị mất nước. B. Phần tự luận Câu 1:
- Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng
lượng với môi trường, sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà
còn góp phần làm biến đổi môi trường.
- Mọi cấp độ tổ chức từ sống đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo
duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển. Câu 2:
- Đối với trẻ em, thiếu calcium dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, biến dạng
xương, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn giấc ngủ, co giật các cơ, hệ miễn dịch suy yếu.
- Đối với người lớn, thiếu calcium dẫn đến loãng xương, hạ calcium máu, viêm
loét đường tiêu hóa, suy nhược thần kinh, bệnh tim. Câu 3:
Ta thấy, ở nhiệt độ 30oC quá trình tổng hợp DNA diễn ra, còn ở nhiệt độ 50oC
không diễn ra quá trình tổng hợp DNA. Mà DNA không bị thay đổi khi nhiệt độ
tăng lên nên nguyên nhân khiến quá trình tổng hợp DNA không diễn ra khi nhiệt
độ tăng lên là do enzyme A. Enzyme A có bản chất là protein nên sẽ bị biến tính
và không hoạt động được ở nhiệt độ 50oC, vì vậy enzyme không xúc tác được
quá trình tổng hợp DNA → số lượng DNA không tăng lên.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 SINH HỌC 10 (ĐỀ 3)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Lĩnh vực nào sau đây là lĩnh vực nghiên cứu của ngành Sinh học? A. Di truyền học.
B. Sinh thái học và môi trường.
C. Giải phẫu học.
D. Cả 3 lĩnh vực trên.
Câu 2: Ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra
các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người là
A. Công nghệ chế biến.
B. Công nghệ sinh học.
C. Công nghệ thông tin.
D. Công nghệ thực phẩm.
Câu 3: Xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống
là ứng dụng của ngành nào sau đây? A. Pháp y. B. Dược học.
C. Công nghệ thực phẩm. D. Nông nghiệp.
Câu 4: Hoạt động nào sau đây gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững?
A. Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.
B. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời.
C. Xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường.
D. Xây dựng các mô hình sinh thái bảo vệ môi trường sống.
Câu 5: Phương pháp sử dụng các dụng cụ, hóa chất, quy tắc an toàn để thực hiện
các thí nghiệm khoa học là
A. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
B. Phương pháp quan sát.
C. Phương pháp thực nghiệm khoa học.
D. Phương pháp cách thức hóa.
Câu 6: Xây dựng giả thuyết dựa trên
A. kết quả thí nghiệm.
B. kết quả quan sát để đặt ra vấn đề cần nghiên cứu.
C. kết quả khảo sát thực địa.
D. kết quả nghiên cứu.
Câu 7: Thiết bị nào sau đây được sử dụng để hút xả một lượng mẫu chính xác? A. Kính lúp. B. Kính hiển vi.
C. Micropipette. D. Máy li tâm.
Câu 8: Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của tin sinh học?
A. Dò tìm và phát hiện đột biến gây ra các bệnh di truyền.
B. So sánh hệ gene nhằm xác định quan hệ huyết thống.
C. Xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene.
D. Nuôi cấy mô tế bào tạo ra các giống cây có năng suất cao.
Câu 9: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống là
A. tập hợp tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống.
B. tập hợp tổ chức lớn nhất trong thế giới sống.
C. tập hợp tổ chức lớn nhất và nhỏ nhất trong thế giới sống.
D. tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.
Câu 10: Cấp độ tổ chức sống nào sau đây là cấp độ lớn nhất? A. Mô. B. Cơ quan. C. Cơ thể. D. Quần thể.
Câu 11: Các cấp độ tổ chức sống có bao nhiêu đặc điểm chung? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12: “Qua nghiên cứu cho thấy người và vượn người có quan hệ họ hàng với
nhau”. Đây là ví dụ về đặc điểm nào của các cấp độ tổ chức sống?
A. Khả năng tự điều chỉnh. B. Hệ thống mở.
C. Liên tục tiến hóa.
D. Cấu tạo theo nguyên tắc thứ bậc.
Câu 13: Trong một khu rừng nhiệt đới có các cấp độ tổ chức sống nào sau đây?
A. Cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.
B. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.
C. Tế bào, cơ thể, quần thể, sinh quyển.
D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.
Câu 14: Người đã sử dụng kính hiển vi quang học tự phát minh ra để quan sát tế
bào vỏ bần của cây sồi là A. Robert Hooke. B. Matthias Schleiden.
C. Theodor Schwann.
D. Antonie van Leeuwenhoek.
Câu 15: Schleiden và Schwann đã đưa ra học thuyết tế bào dựa trên cơ sở
A. những quan sát thực tế.
B. công trình nghiên cứu của mình và những kết quả nghiên cứu trước đó.
C. quan sát nghiên cứu của nhà khoa học khác.
D. những giả thuyết phỏng đoán.
Câu 16: Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào?
A. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên.
B. Tế bào không phải là đơn vị cấu trúc nhưng là đơn vị chức năng của sự sống.
C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
D. Các tế bào có thành phần hóa học khác nhau hoàn toàn.
Câu 17: Phát biểu nào sai khi nói về đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống?
A. Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ các tế bào.
B. Sinh vật đơn bào có cấu tạo chỉ gồm một tế bào nhưng vẫn đảm nhiệm chức năng của một cơ thể.
C. Sinh vật đa bào có cấu tạo gồm nhiều tế bào, hoạt động riêng lẻ, không có mối quan hệ với nhau.
D. Các hoạt động sống như sinh trưởng, phát triển và sinh sản đều diễn ra trong tế bào.
Câu 18: Nguyên tố nào có vai trò quan trọng với sự sống, nó có thể liên kết với
chính nó và với nhiều nhóm chức khác nhau? A. Nguyên tố P. B. Nguyên tố K. C. Nguyên tố N. D. Nguyên tố C.
Câu 19: Khi nói về vai trò của các nguyên tố hóa học, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
A. Các nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử như protein, lipid,…
B. Mg là nguyên tố tham gia cấu tạo nên diệp lục tố.
C. Các nguyên tố vi lượng có vai trò chủ yếu là hoạt hóa các enzyme.
D. Sinh vật chỉ có thể lấy các nguyên tố khoáng từ các nguồn dinh dưỡng.
Câu 20: Loại lipid nào sau đây khác so với các loại lipid còn lại? A. Dầu thực vật. B. Mỡ động vật. C. Cholesterol. D. Sáp.
Câu 21: Protein có bao nhiêu bậc cấu trúc? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22: Carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa dựa vào
A. số lượng nguyên tử carbon có trong phân tử đường đó.
B. số lượng liên kết glycosidic giữa các đơn phân.
C. số lượng đơn phân có trong phân tử đường đó.
D. số lượng phân tử glucose có trong phân tử đường đó.
Câu 23: Bốn loại nucleotide A, T, G, C là đơn phân cấu tạo của
A. deoxyribonucleic acid. B. ribonucleic acid. C. polypeptide. D. protein.
Câu 24: Loại đường đơn cấu tạo nên nucleic acid có A. 6 carbon. B. 3 carbon. C. 4 carbon. D. 5 carbon.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về lipid?
A. Lipid không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ.
B. Lipid là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
C. Lipid đơn giản gồm 3 loại là mỡ, dầu và sáp.
D. Phospholipid thuộc loại lipid phức tạp.
Câu 26: Để nhận biết sự có mặt của tinh bột trong tế bào, cần sử dụng mẫu vật nào sau đây?
A. Lòng trắng trứng. B. Thịt. C. Củ khoai tây. D. Sữa.
Câu 27: Thuốc thử để nhận biết sự có mặt của protein trong dung dịch là A. NaOH. B. HCl. C. Sudan III. D. CuSO4.
Câu 28: Nhỏ dung dịch Lugol vào dịch lọc củ khoai tây sẽ xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Xuất hiện màu xanh tím.
B. Xuất hiện màu đỏ gạch.
C. Xuất hiện kết tủa màu trắng.
D. Không có hiện tượng xảy ra. B. Phần tự luận
Câu 1 (1 điểm): Hãy nêu một ví dụ để thấy được vai trò quan trọng của sinh học
đối với cuộc sống hằng ngày.
Câu 2 (1 điểm): Giải thích vì sao khi để rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh sau đó lấy
ra ngoài thì sẽ bị hỏng rất nhanh.
Câu 3 (1 điểm): Người ta tiến hành tổng hợp các đoạn DNA nhân tạo trong ống
nghiệm, quá trình này được xúc tác bởi enzyme A (có bản chất là protein). Ở
nhiệt độ 30 oC, sau hai giờ, người ta nhận thấy số lượng DNA tăng lên. Sau đó,
tăng nhiệt độ lên 50 oC thì trong hai giờ tiếp theo, số lượng DNA không tăng lên
nữa. Biết cấu trúc của DNA không bị thay đổi khi nhiệt độ tăng. Hãy giải thích tại sao.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 SINH HỌC 10 (ĐỀ 4)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Vai trò nào sau đây thể hiện vai trò của Sinh học trong nghiên cứu y học?
A. Dùng vi sinh vật phân hủy rác thải để tạo phân bón.
B. Trị các bệnh liên quan đến sai hỏng vật chất di truyền bằng liệu pháp gene.
C. Tạo ra giống cây trồng năng suất cao.
D. Đưa ra biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trườ ng.
Câu 2: Các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống là đối tượng nghiên cứu của A. sinh học. B. hóa sinh học.
C. tế bào học. D. sinh vật học.
Câu 3: Hoạt động nào sau đây không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững?
A. Sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo như than đá, dầu mỏ.
B. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời.
C. Xả chất thải chưa qua xử lí vào môi trường.
D. Sử dụng các loài động, thực vật quý hiếm làm thực phẩm và dược phẩm.
Câu 4: Thí nghiệm nào sau đây nếu áp dụng sẽ gây ra làn sóng dư luận về đạo đức sinh học?
A. Nuôi cấy mô tế bào thực vật nhằm bảo tồn loài cây quý hiếm.
B. Chuyển gene tạo ra loại rau có giá trị dinh dưỡng cao.
C. Sản xuất vaccine phòng virus corona ở người bằng công nghê mRNA.
D. Thử nghiệm thuốc trên con người vì mục đích lợi nhuận.
Câu 5: Trình tự nào sau đây đúng khi thực hiện phương pháp quan sát?
A. Thu thập, ghi chép và xử lí dữ liệu → Xác định đối tượng quan sát → Xác định công cụ quan sát.
B. Thu thập, ghi chép và xử lí dữ liệu → Xác định công cụ quan sát → Xác định đối tượng quan sát.
C. Xác định đối tượng quan sát → Xác định công cụ quan sát → Thu thập, ghi
chép và xử lí dữ liệu.
D. Xác định đối tượng quan sát → Thu thập, ghi chép và xử lí dữ liệu → Xác
định công cụ quan sát.
Câu 6: Trong tiến trình nghiên cứu môn Sinh học, kĩ năng đầu tiên cần có là A. quan sát.
B. xây dựng giả thuyết.
C. thiết kế và tiến hành thí nghiệm.
D. báo cáo kết quả.
Câu 7: Chức năng của micropipette là
A. dùng để quan sát những vật có kích thước nhỏ.
B. dùng để hút xả một lượng mẫu chính xác.
C. dùng để quan sát những vật mà mắt thường không nhìn thấy được.
D. dùng để tách và phân lập các bào quan.
Câu 8: Genbank là một trong số các ngân hàng phổ biến giúp dữ liệu lưu trữ trình
tự gene, đây là ứng dụng của ngành A. nông nghiệp. B. y học.
C. tin sinh học. D. dược học.
Câu 9: Trình tự nào sau đây đúng khi sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao?
A. Cơ thể → Quần thể → Tế bào → Quần xã – Hệ sinh thái → Sinh quyển.
B. Sinh quyển → Cơ thể → Quần thể → Quần xã – Hệ sinh thái → Tế bào.
C. Tế bào → Quần thể → Cơ thể → Quần xã – Hệ sinh thái → Sinh quyển.
D. Tế bào → Cơ thể → Quần thể → Quần xã – Hệ sinh thái → Sinh quyển.
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống?
A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
B. Hệ thống kín và tự điều chỉnh.
C. Hệ thống mở và tự điều chỉnh.
D. Liên tục tiến hóa.
Câu 11: Tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống được gọi là
A. các cấp độ tổ chức của vật chất.
B. các cấp độ tổ chức của cơ thể.
C. các cấp độ tổ chức của thế giới sống.
D. các cấp độ tổ chức trên cơ thể.
Câu 12: Tập hợp các cá thể Cá cóc phân bố ở khu vực rừng nhiệt đới Tam Đảo gọi là A. quần thể. B. cơ thể.
C. hệ sinh thái. D. quần xã.
Câu 13: Đặc điểm được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành
nên hệ thống được gọi là
A. đặc điểm mới.
B. đặc điểm phức tạp.
C. đặc điểm nổi trội.
D. đặc điểm đặc trưng.
Câu 14: Ông là một trong những người đầu tiên mô tả các tế bào sống khi quan
sát nhiều loài nguyên sinh vật trong giọt nước ao. Ông là A. Robert Hooke. B. Matthias Schleiden. C. Theodor Schwann.
D. Antonie van Leeuwenhoek.
Câu 15: Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống là A. tế bào. B. mô. C. cơ quan. D. hệ cơ quan.
Câu 16: Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào?
A. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên.
B. Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể thực vật và là đơn vị chức năng của cơ thể động vật.
C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
D. Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt dộng của các cơ quan trong tế bào.
Câu 17: Phát biểu nào đúng khi nói về đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống?
A. Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ các bào quan.
B. Sinh vật đơn bào có cấu tạo chỉ gồm một tế bào nhưng vẫn đảm nhiệm chức năng của một cơ thể.
C. Sinh vật đa bào có cấu tạo gồm nhiều tế bào, hoạt động riêng lẻ, không có mối quan hệ với nhau.
D. Các hoạt động sống như sinh trưởng, phát triển và sinh sản diễn ra bên ngoài tế bào.
Câu 18: Hiện nay, có khoảng bao nhiêu nguyên tố có vai trò quan trọng đối với sự sống? A. 92. B. 25. C. 30. D. 110.
Câu 19: Trong thành phần cấu tạo của diệp lục, có nguyên tố nào sau đây? A. Mn. B. Zn. C. Cu. D. Mg.
Câu 20: Các phân tử hữu cơ do sinh vật sống tạo thành được gọi là
A. phân tử sinh học. B. nguyên tử. C. tinh thể.
D. phân tử lí học.
Câu 21: Đâu là loại đường đơn trong các phân tử sau? A. Saccharose. B. Glycogen. C. Fructose. D. Maltose.
Câu 22: Protein là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố là A. C, H, O, P. B. C, H, O, S. C. C, H, O, N. D. P, S, N, O.
Câu 23: Đơn phân của nucleic acid là A. glucose. B. acid béo. C. amino acid. D. nucleotide.
Câu 24: Trong thành phần của củ khoai tây có nhiều chất nào sau đây? A. Tinh bột. B. Glycogen. C. Chitin. D. Dầu thực vật.
Câu 25: Protein không thực hiện các chức năng nào sau đây?
A. Là chất dự trữ năng lượng chủ yếu trong tế bào.
B. Xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào.
C. Liên kết với phân tử tín hiệu trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào.
D. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
Câu 26: Để nhận biết sự có mặt của lipid trong tế bào, có thể sử dụng chất nào sau đây? A. Dung dịch BaCl2.
B. Dung dịch Sudan III. C. NaOH.
D. Dung dịch glucose.
Câu 27: Sử dụng lòng trắng trứng gà trong thí nghiệm xác định chất nào trong tế bào? A. Glucose. B. Tinh bột. C. Protein. D. Lipid.
Câu 28: Hiện tượng nào sẽ xảy ra khi cho dung dịch Benedict vào ống nghiệm
chứa dịch lọc quả nho và đun sôi?
A. Không có hiện tượng xảy ra.
B. Xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch.
C. Xuất hiện kết tủa màu trắng.
D. Xuất hiện hiện tượng phân thành giọt nhỏ. B. Phần tự luận
Câu 1 (1 điểm): Trong tương lai, với sự phát triển của ngành Sinh học, con người
có triển vọng chữa khỏi các bệnh hiểm nghèo như ung thư, AIDS,… hay không? Tại sao?
Câu 2 (1 điểm): Khi cơ thể con người bị thiếu sắt thì có tác hại như thế nào đối
với sức khỏe? Đề xuất biện pháp để đảm bảo lượng sắt cần thiết cho cơ thể.
Câu 3 (1 điểm): Hãy chứng minh cấu trúc bậc 1 của protein quyết định cấu trúc không gian của nó.