Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng từ 10/1930 đến tháng 5/1941. Trường đại học Nguyễn Tất Thành

Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã đóng góp vào kho tàng lý luận của cách mạng Việt Nam, vạch ra con đường đi lên của cách mạng nước ta. Song, một số mặt hạn chế, cũng như mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 45932808
Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng từ 10/1930 đến tháng 5/1941
2.1. Luận cương chính trị
Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 10/1930 tại Hương Cảng
(Trung Quốc) đổi tên Đảng từ Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông
Dương, đồng thời cử đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư của Đảng. Hội nghị này đã
quyết định bãi bỏ chính cương, sách lược vắn tắt của Đảng cũng như thông qua bản
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương với những nội dung chính:
- Xác định mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào và
Cao Miên là “một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên
thì địa chủ, phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa”
- Về phương hướng chiến lược của cách mạng, Luận cương nêu rõ tính chất của
cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”,
“có tính chất thổ địa và phản đế”. Sau đó sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ
tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
- Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải tranh đấu để đánh
đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tiền tư bổn và
để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”. Hai nhiệm vụ chiến lược đó có
quan hệ khăng khít với nhau: “… có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được
cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà có phá tan
chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”. Luận cương nhấn
mạnh: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”, là cơ sở để
Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.
- Về lãnh đạo cách mạng, Luận cương khẳng định: “điều kiện cốt yếu cho sự
thắng lợi của cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có
một đường chánh trị đúng có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần
chúng, và từng trải tranh đấu mà trưng thành
- Về phương pháp cách mạng, Luận cương nêu rõ phải ra sức chuẩn bị cho quần
chúng về con đường “võ trang bạo động”. Đến lúc có tình thế cách mạng,
lOMoARcPSD| 45932808
“Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng để đánh đổ chánh phủ của địch nhân
và giành lấy chánh quyền cho công nông”. Võ trang bạo động để giành chính
quyền là một nghệ thuật, “phải tuân theo khuôn phép nhà binh”
Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã xác định nhiều vấn đề cơ bản về chiến lược
cách mạng. Về cơ bản thống nhất với nội dung của Chính cương, sách lược vắn tắt của
Hội nghị thành lập Đảng tháng 2/1930. Tuy nhiên, Luận cương đã không nêu rõ mâu
thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa, không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng
dân tộc, mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất; không đề ra được một
chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc
xâm lược và tay sai. Nguyên nhân của những hạn chế đó là do nhận thức chưa đầy đủ
về thực tiễn cách mạng thuộc địa và chịu ảnh hưởng của tư tưởng tả khuynh, nhấn
mạnh một chiều đấu tranh giai cấp đang tồn tại trong Quốc tế Cộng sản và một s
Đảng Cộng sản trong thời gian đó. Những hạn chế của Đảng trong việc giải quyết mối
quan hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc, giữa hai nhiệm vụ giải phóng dân tộc
và cách mạng ruộng đất, cũng như trong việc tập hợp lực lượng cách mạng còn tiếp
tục kéo dài trong nhiều năm sau.
Sau hội nghị Trung ương tháng 10/1930 Đảng đã có chủ trương mới. Ngày 18/11/1930
Thường vụ Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị Về vấn đề thành lập “Hội phản đế
Đồng minh”, là tổ chức mặt trận đầu tiên để tập hợp đoàn kết các giai cấp tầng lớp dân
tộc, khẳng định vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
1
2.2. Quá trình khắc phục hạn chế và hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân
tộc từ tháng 3/1935 đến tháng 5/1941
Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã đóng góp vào kho tàng lý luận của cách
mạng Việt Nam, vạch ra con đường đi lên của cách mạng nước ta. Song, một số mặt
hạn chế, cũng như mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp không được nêu
ra, từ đó chưa cho thấy được nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu. Do vậy, chưa phát
1
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho
sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
lOMoARcPSD| 45932808
huy đầy đủ vị trí của yếu tố dân tộc, chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của Mặt trận
dân tộc thống nhất trong việc đoàn kết các lực lượng yêu nước. Luận cương chưa đánh
giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tinh thần yêu nước của tư bản
dân tộc và một bộ phận địa chủ nhỏ.
Nhận thức không phù hợp với thực tiễn của xã hội thuộc địa Việt Nam và không phù
hợp với chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc này kéo dài gần năm năm, cho đến
Đại hội đại biểu toàn Đảng lần thứ nhất (3/1935). Từ đây cùng với sự phát triển của
thực tiễn đấu tranh cách mạng, thông qua thực hành nghiêm túc nguyên tắc “tự chỉ
trích” (phê bình và tự phê bình) với tinh thần “tự chỉ trích Bônsêvích phải có nguyên
tắc có kỷ luật, theo dân chủ tập trung và phải luôn luôn đặt quyền lợi uy tín Đảng lên
trên hết. Không được lợi dụng tự chỉ trích mà gây mầm bè phái chống Đảng và làm
rối loạn hàng ngũ Đảng” phải thông qua tự chỉ trích để tẩy trừ: “các khuynh hướng
hữu khuynh tả khuynh, lối hành động cô độc biệt phái, quan liêu hủ bại… để Đảng
luôn “xứng đáng đội quân tiên phong cách mệnh, lãnh tụ chính trị của giai cấp”.
2
Ngày 26/7/1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Lê Hồng
Phong chủ trì, nhằm sửa chữa những sai sót trướt đó và định lại chính sách mới dựa
trên những nghị quyết của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản. Qua Hội nghị, Ban Chấp
hành Trung ương đề ra “Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh”, xác định
cách mạng ở Đông Dương vẫn là cách mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa-
lập chính quyền của công nông bằng hình thức Xô Viết, tạo điều kiện đi tới cách mạng
xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, cuộc vận động quần chúng hiện thời cả về chính trị và tổ
chức chưa tới tình độ trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp, lập chính quyền công nông, giải
quyết vấn đề điền địa. Trong khi đó, yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc
này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy, Đàng phải nắm lấy những yêu cẩu đ
phát động quần chúng đấu tranh, tạo nền để đưa cách mạng tiến lên bước cao hơn sau
này.
Tháng 10/1936, Đảng Cộng sản Đông Dương công bố văn kiện “Chung quanh vấn đề
chính sách mới của Đảng, với nội dung, lực lượng, đường lối không thay đổi so với
“Chủ trương đấu tranh đồi quyền dân chủ dân sinh”. Văn kiện lần này nêu rõ: “Cuộc
2
Theo PGS.TS Đào Duy Quát (29/08/2021), Sự hình thành, phát triển, hoàn thiện đường lối cách mạng giải
phóng dân tộc của Đảng thời kỳ 1930-1945s
lOMoARcPSD| 45932808
dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa, nghĩa
là không thể nói rằng muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa;
muốn giải quyết vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không
xác đáng… Nếu phát triển cuộc đấu tranh chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế
thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch
nhân (kẻ thù) chính, nguy hiểm nhất để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh
cho được toàn thắng”. Đây là một nhận thức mới phù hợp với tinh thần trong Cương
lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng, bước đầu khắc phục hạn chế của Luận cương chính
trị tháng 10/1930.
Trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, Đại hội VII quốc tế cộng sản
chủ trương tập hợp mọi lực lượng dân chủ hòa bình chống chế độ phản động, chống
chủ nghĩa phát xít. Nhiều nước trên thế giới đã hình thành mặt trận dân tộc rộng rãi.
Thực hiện nghị quyết của quốc tế cộng sản, lợi dụng mặt trận bình dân Pháp giành
thắng lợi ở Pháp, Đảng ta đã chủ trương mở rộng Mặt trận dân chủ thống nhất Đông
Dương nhằm tập hợp các giai cấp, Đảng phái, dân tộc, tổ chức chính trị, xã hội và tôn
giáo khác nhau thực hiện nhiệm vụ chung là: “Mặt trận dân chúng thống nhất phản
đế phải dùng đủ phương pháp mà đánh tan ách thống trị của đế quốc Pháp, chống đế
quốc chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít, bênh vực Xô Viết liên bang”.
Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào quần chúng từ giữa năm 1936 trở đi khẳng định
sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng đúng đắn của Đảng. Đến Hội nghị Trung ương
tháng 11/1939 đã đi sâu về công tác tổ chức của Đảng, quyết định chuyển mạnh hơn
nữa về phương pháp tổ chức và hoạt động để tập hợp được đông đảo quần chúng
trong mặt trận chống phản động thuộc địa, chống phát xít, đòi tự do, cơm áo, hòa
bình. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương tháng 11/1940 đã đưa ra quan niệm về
“Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế là sự liên minh giữa các lực lượng cách mệnh
phản đế không phân biệt giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo, mục đích là thực hiện
thống nhất hành động giữa các lực lượng ấy đặng tranh đấu tiến lên vũ trang bạo động
đánh đổ đế quốc Pháp, Nhật và các lực lượng phản động ngoại xâm và các lực lượng
phản bội quyền lợi dân tộc làm cho Đông Dương được hoàn toàn giải phóng”.
3
3
Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 7
lOMoARcPSD| 45932808
Tại Hội nghị này dù Trung ương đã khẳng định: “khẩu hiệu cách mệnh phản đế; cách
mạng giải phóng dân tộc cao hơn và thiết dụng hơn” nhưng lại cho rằng: “cách mạng
phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến, không thể cái làm trước cái làm
sau”
4
.
Ngày 28/1/1941, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước. Sau một thời gian chuẩn bị, lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương 8 từ ngày 10 đến
19/5/1941. Hội nghị nhận định: Ở Việt Nam và Đông Dương lúc này, mâu thuẫn đòi
hỏi phải giải quyết cấp bách nhất là mẫu thuẫn dân tộc với đế quốc phát xít Pháp -
Nhật. Hội nghị nhấn mạnh: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc
giải phóng, không đòi lại được độc lập, tự do cho toàn dân tộc, thì chẳng những toàn
thể quốc gia dân tộcn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai
cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Từ quan điểm đó, Đảng ta đã xác định
tính chất của cách mạng Việt Nam giai đoạn này là cách mạng giải phóng dân tộc, đây
là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Vì thế Hội nghị
chủ trương tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thay
bằng khẩu hiệu: “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày
nghèo, chia lại ruộng đất cho công bằng, giảm địa tô, giảm tức”.
Hội nghị cũng đi đến thống nhất về chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc giải phóng
trong phạm vi từng nước Đông Dương. Mỗi nước Đông Dương cần thành lập một mặt
trận dân tộc thống nhất riêng. Ở Việt Nam sẽ thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập
đồng minh (gọi tắt là Việt Minh), gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là hội cứu quốc
nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước đấu tranh giành độc lập. Đối với Lào, Hội nghị
chủ trương thành lập Mặt trận Ai Lao độc lập đồng minh, và đối với Campuchia thì
lập Mặt trận Cao Miên độc lập đồng minh. Tn cơ sở ra đời mặt trận ở mỗi nước sẽ
thành lập mặt trận chung của ba nước là Đông Dương độc lập đồng minh.
Các dân tộc trên bán đảo Đông Dương đều chịu ách thống trị của đế quốc Pháp, phát
xít Nhật cho nên phải đoàn kết thống nhất lực lượng để đánh đuổi kẻ thù chung. Vấn
đề dân tộc ở bán đảo Đông Dương lúc này là vấn đề tự do độc lập của mỗi dân tộc. Do
đó, Hội nghị Trung ương 8 khẳng định hết sức tôn trọng và thi hành đúng quyền dân
4
Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 7
lOMoARcPSD| 45932808
tộc tự quyết đối với các dân tộc ở Đông Dương. Hội nghị quyết định phải xúc tiến
công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, và coi đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và
của nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại. Hội nghị đã xác định bốn điều kiện cho khởi
nghĩa vũ trang thắng lợi và xác định sáu nhiệm vụ phải thực hiện để củng cố, tăng
cường, phát triển mở rộng lực lượng cách mạng trong cả nước đủ sức để thực hiện và
củng cố thắng lợi của cuộc khởi nghĩa vũ trang, phát triển sáng tạo phương thức khởi
nghĩa vũ trang cách mạng, đề ra nhiệm vụ xây dựng Đảng làm cho Đảng đủ năng lực
lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đảng là người lãnh đạo người tổ
chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung ương 8 (tháng
5/1941) là sự khẳng định kế thừa, tiếp thu và phát triển sáng tạo tư tưởng cách mạng
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra trong tác phẩm “Đường Cách Mệnh” (1927)
và cương lĩnh cách mạng đầu tiên (chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương
trình vắn tắt) của Đảng do chính Người dự thảo và được Hội nghị thành lập Đảng
3/2/1930 thông qua. Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hội nghị
Trung ương 8 là sự khẳng định bước trưởng thành vượt bậc của Đảng ta trong lãnh
đạo chính trị, trong đổi mới tư duy về xây dựng đường lối cứu nước, trong việc mài
sắc vũ khí tự chỉ trích Bônsêvích để vượt qua bệnh ấu trĩ “tả” khuynh, bệnh giáo điều
dập khuôn máy móc…, là ngọn đèn pha soi sáng, là ngọn cờ dẫn đường chỉ lối cho
toàn dân ta giành thắng lợi vĩ đại trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
5
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên
ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
3. Thông tấn xã Việt Nam (19/08/2020), Chỉ đạo chiến lược của Đảng trong cuộc
Cách mạng tháng Tám 1945
5
Theo PGS.TS Đào Duy Quát (29/08/2021), Sự hình thành, phát triển, hoàn thiện đường lối cách mạng giải
phóng dân tộc của Đảng thời kỳ 1930-1945
lOMoARcPSD| 45932808
4. PGS.TS Đào Duy Quát (29/08/2021), Sự hình thành, phát triển, hoàn thiện
đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng thời kỳ 1930-1945
5. Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 7. Trang 68
| 1/7

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45932808
Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng từ 10/1930 đến tháng 5/1941
2.1. Luận cương chính trị
Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 10/1930 tại Hương Cảng
(Trung Quốc) đổi tên Đảng từ Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông
Dương, đồng thời cử đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư của Đảng. Hội nghị này đã
quyết định bãi bỏ chính cương, sách lược vắn tắt của Đảng cũng như thông qua bản
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương với những nội dung chính:
- Xác định mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào và
Cao Miên là “một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên
thì địa chủ, phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa”
- Về phương hướng chiến lược của cách mạng, Luận cương nêu rõ tính chất của
cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”,
“có tính chất thổ địa và phản đế”. Sau đó sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ
tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
- Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải tranh đấu để đánh
đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tiền tư bổn và
để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”. Hai nhiệm vụ chiến lược đó có
quan hệ khăng khít với nhau: “… có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được
cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà có phá tan
chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”. Luận cương nhấn
mạnh: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”, là cơ sở để
Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.
- Về lãnh đạo cách mạng, Luận cương khẳng định: “điều kiện cốt yếu cho sự
thắng lợi của cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có
một đường chánh trị đúng có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần
chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành”
- Về phương pháp cách mạng, Luận cương nêu rõ phải ra sức chuẩn bị cho quần
chúng về con đường “võ trang bạo động”. Đến lúc có tình thế cách mạng, lOMoAR cPSD| 45932808
“Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng để đánh đổ chánh phủ của địch nhân
và giành lấy chánh quyền cho công nông”. Võ trang bạo động để giành chính
quyền là một nghệ thuật, “phải tuân theo khuôn phép nhà binh”
Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã xác định nhiều vấn đề cơ bản về chiến lược
cách mạng. Về cơ bản thống nhất với nội dung của Chính cương, sách lược vắn tắt của
Hội nghị thành lập Đảng tháng 2/1930. Tuy nhiên, Luận cương đã không nêu rõ mâu
thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa, không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng
dân tộc, mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất; không đề ra được một
chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc
xâm lược và tay sai. Nguyên nhân của những hạn chế đó là do nhận thức chưa đầy đủ
về thực tiễn cách mạng thuộc địa và chịu ảnh hưởng của tư tưởng tả khuynh, nhấn
mạnh một chiều đấu tranh giai cấp đang tồn tại trong Quốc tế Cộng sản và một số
Đảng Cộng sản trong thời gian đó. Những hạn chế của Đảng trong việc giải quyết mối
quan hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc, giữa hai nhiệm vụ giải phóng dân tộc
và cách mạng ruộng đất, cũng như trong việc tập hợp lực lượng cách mạng còn tiếp
tục kéo dài trong nhiều năm sau.
Sau hội nghị Trung ương tháng 10/1930 Đảng đã có chủ trương mới. Ngày 18/11/1930
Thường vụ Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị Về vấn đề thành lập “Hội phản đế
Đồng minh”, là tổ chức mặt trận đầu tiên để tập hợp đoàn kết các giai cấp tầng lớp dân
tộc, khẳng định vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc1
2.2. Quá trình khắc phục hạn chế và hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân
tộc từ tháng 3/1935 đến tháng 5/1941
Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã đóng góp vào kho tàng lý luận của cách
mạng Việt Nam, vạch ra con đường đi lên của cách mạng nước ta. Song, một số mặt
hạn chế, cũng như mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp không được nêu
ra, từ đó chưa cho thấy được nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu. Do vậy, chưa phát
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho
sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. lOMoAR cPSD| 45932808
huy đầy đủ vị trí của yếu tố dân tộc, chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của Mặt trận
dân tộc thống nhất trong việc đoàn kết các lực lượng yêu nước. Luận cương chưa đánh
giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tinh thần yêu nước của tư bản
dân tộc và một bộ phận địa chủ nhỏ.
Nhận thức không phù hợp với thực tiễn của xã hội thuộc địa Việt Nam và không phù
hợp với chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc này kéo dài gần năm năm, cho đến
Đại hội đại biểu toàn Đảng lần thứ nhất (3/1935). Từ đây cùng với sự phát triển của
thực tiễn đấu tranh cách mạng, thông qua thực hành nghiêm túc nguyên tắc “tự chỉ
trích” (phê bình và tự phê bình) với tinh thần “tự chỉ trích Bônsêvích phải có nguyên
tắc có kỷ luật, theo dân chủ tập trung và phải luôn luôn đặt quyền lợi uy tín Đảng lên
trên hết. Không được lợi dụng tự chỉ trích mà gây mầm bè phái chống Đảng và làm
rối loạn hàng ngũ Đảng” phải thông qua tự chỉ trích để tẩy trừ: “các khuynh hướng
hữu khuynh tả khuynh, lối hành động cô độc biệt phái, quan liêu hủ bại… để Đảng
luôn “xứng đáng đội quân tiên phong cách mệnh, lãnh tụ chính trị của giai cấp”. 2
Ngày 26/7/1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Lê Hồng
Phong chủ trì, nhằm sửa chữa những sai sót trướt đó và định lại chính sách mới dựa
trên những nghị quyết của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản. Qua Hội nghị, Ban Chấp
hành Trung ương đề ra “Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh”, xác định
cách mạng ở Đông Dương vẫn là cách mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa-
lập chính quyền của công nông bằng hình thức Xô Viết, tạo điều kiện đi tới cách mạng
xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, cuộc vận động quần chúng hiện thời cả về chính trị và tổ
chức chưa tới tình độ trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp, lập chính quyền công nông, giải
quyết vấn đề điền địa. Trong khi đó, yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc
này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy, Đàng phải nắm lấy những yêu cẩu để
phát động quần chúng đấu tranh, tạo nền để đưa cách mạng tiến lên bước cao hơn sau này.
Tháng 10/1936, Đảng Cộng sản Đông Dương công bố văn kiện “Chung quanh vấn đề
chính sách mới của Đảng, với nội dung, lực lượng, đường lối không thay đổi so với
“Chủ trương đấu tranh đồi quyền dân chủ dân sinh”. Văn kiện lần này nêu rõ: “Cuộc
2 Theo PGS.TS Đào Duy Quát (29/08/2021), Sự hình thành, phát triển, hoàn thiện đường lối cách mạng giải
phóng dân tộc của Đảng thời kỳ 1930-1945s
lOMoAR cPSD| 45932808
dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa, nghĩa
là không thể nói rằng muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa;
muốn giải quyết vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không
xác đáng… Nếu phát triển cuộc đấu tranh chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế
thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch
nhân (kẻ thù) chính, nguy hiểm nhất để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh
cho được toàn thắng”. Đây là một nhận thức mới phù hợp với tinh thần trong Cương
lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng, bước đầu khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930.
Trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, Đại hội VII quốc tế cộng sản
chủ trương tập hợp mọi lực lượng dân chủ hòa bình chống chế độ phản động, chống
chủ nghĩa phát xít. Nhiều nước trên thế giới đã hình thành mặt trận dân tộc rộng rãi.
Thực hiện nghị quyết của quốc tế cộng sản, lợi dụng mặt trận bình dân Pháp giành
thắng lợi ở Pháp, Đảng ta đã chủ trương mở rộng Mặt trận dân chủ thống nhất Đông
Dương nhằm tập hợp các giai cấp, Đảng phái, dân tộc, tổ chức chính trị, xã hội và tôn
giáo khác nhau thực hiện nhiệm vụ chung là: “Mặt trận dân chúng thống nhất phản
đế phải dùng đủ phương pháp mà đánh tan ách thống trị của đế quốc Pháp, chống đế
quốc chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít, bênh vực Xô Viết liên bang”.
Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào quần chúng từ giữa năm 1936 trở đi khẳng định
sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng đúng đắn của Đảng. Đến Hội nghị Trung ương
tháng 11/1939 đã đi sâu về công tác tổ chức của Đảng, quyết định chuyển mạnh hơn
nữa về phương pháp tổ chức và hoạt động để tập hợp được đông đảo quần chúng
trong mặt trận chống phản động thuộc địa, chống phát xít, đòi tự do, cơm áo, hòa
bình. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương tháng 11/1940 đã đưa ra quan niệm về
“Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế là sự liên minh giữa các lực lượng cách mệnh
phản đế không phân biệt giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo, mục đích là thực hiện
thống nhất hành động giữa các lực lượng ấy đặng tranh đấu tiến lên vũ trang bạo động
đánh đổ đế quốc Pháp, Nhật và các lực lượng phản động ngoại xâm và các lực lượng
phản bội quyền lợi dân tộc làm cho Đông Dương được hoàn toàn giải phóng”.3
3 Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 7 lOMoAR cPSD| 45932808
Tại Hội nghị này dù Trung ương đã khẳng định: “khẩu hiệu cách mệnh phản đế; cách
mạng giải phóng dân tộc cao hơn và thiết dụng hơn” nhưng lại cho rằng: “cách mạng
phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến, không thể cái làm trước cái làm sau”4.
Ngày 28/1/1941, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước. Sau một thời gian chuẩn bị, lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương 8 từ ngày 10 đến
19/5/1941. Hội nghị nhận định: Ở Việt Nam và Đông Dương lúc này, mâu thuẫn đòi
hỏi phải giải quyết cấp bách nhất là mẫu thuẫn dân tộc với đế quốc phát xít Pháp -
Nhật. Hội nghị nhấn mạnh: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc
giải phóng, không đòi lại được độc lập, tự do cho toàn dân tộc, thì chẳng những toàn
thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai
cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Từ quan điểm đó, Đảng ta đã xác định
tính chất của cách mạng Việt Nam giai đoạn này là cách mạng giải phóng dân tộc, đây
là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Vì thế Hội nghị
chủ trương tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thay
bằng khẩu hiệu: “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày
nghèo, chia lại ruộng đất cho công bằng, giảm địa tô, giảm tức”.
Hội nghị cũng đi đến thống nhất về chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc giải phóng
trong phạm vi từng nước Đông Dương. Mỗi nước Đông Dương cần thành lập một mặt
trận dân tộc thống nhất riêng. Ở Việt Nam sẽ thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập
đồng minh (gọi tắt là Việt Minh), gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là hội cứu quốc
nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước đấu tranh giành độc lập. Đối với Lào, Hội nghị
chủ trương thành lập Mặt trận Ai Lao độc lập đồng minh, và đối với Campuchia thì
lập Mặt trận Cao Miên độc lập đồng minh. Trên cơ sở ra đời mặt trận ở mỗi nước sẽ
thành lập mặt trận chung của ba nước là Đông Dương độc lập đồng minh.
Các dân tộc trên bán đảo Đông Dương đều chịu ách thống trị của đế quốc Pháp, phát
xít Nhật cho nên phải đoàn kết thống nhất lực lượng để đánh đuổi kẻ thù chung. Vấn
đề dân tộc ở bán đảo Đông Dương lúc này là vấn đề tự do độc lập của mỗi dân tộc. Do
đó, Hội nghị Trung ương 8 khẳng định hết sức tôn trọng và thi hành đúng quyền dân
4 Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 7 lOMoAR cPSD| 45932808
tộc tự quyết đối với các dân tộc ở Đông Dương. Hội nghị quyết định phải xúc tiến
công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, và coi đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và
của nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại. Hội nghị đã xác định bốn điều kiện cho khởi
nghĩa vũ trang thắng lợi và xác định sáu nhiệm vụ phải thực hiện để củng cố, tăng
cường, phát triển mở rộng lực lượng cách mạng trong cả nước đủ sức để thực hiện và
củng cố thắng lợi của cuộc khởi nghĩa vũ trang, phát triển sáng tạo phương thức khởi
nghĩa vũ trang cách mạng, đề ra nhiệm vụ xây dựng Đảng làm cho Đảng đủ năng lực
lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đảng là người lãnh đạo người tổ
chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung ương 8 (tháng
5/1941) là sự khẳng định kế thừa, tiếp thu và phát triển sáng tạo tư tưởng cách mạng
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra trong tác phẩm “Đường Cách Mệnh” (1927)
và cương lĩnh cách mạng đầu tiên (chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương
trình vắn tắt) của Đảng do chính Người dự thảo và được Hội nghị thành lập Đảng
3/2/1930 thông qua. Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hội nghị
Trung ương 8 là sự khẳng định bước trưởng thành vượt bậc của Đảng ta trong lãnh
đạo chính trị, trong đổi mới tư duy về xây dựng đường lối cứu nước, trong việc mài
sắc vũ khí tự chỉ trích Bônsêvích để vượt qua bệnh ấu trĩ “tả” khuynh, bệnh giáo điều
dập khuôn máy móc…, là ngọn đèn pha soi sáng, là ngọn cờ dẫn đường chỉ lối cho
toàn dân ta giành thắng lợi vĩ đại trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.5Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên
ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Thông tấn xã Việt Nam (19/08/2020), Chỉ đạo chiến lược của Đảng trong cuộc
Cách mạng tháng Tám 1945
5 Theo PGS.TS Đào Duy Quát (29/08/2021), Sự hình thành, phát triển, hoàn thiện đường lối cách mạng giải
phóng dân tộc của Đảng thời kỳ 1930-1945
lOMoAR cPSD| 45932808
4. PGS.TS Đào Duy Quát (29/08/2021), Sự hình thành, phát triển, hoàn thiện
đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng thời kỳ 1930-1945
5. Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 7. Trang 68