-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bối cảnh ngoại giao Nhà Mạc - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Nhà Mạc (1527 - 1592) dù chỉ tồn tại khoảng thời gian không dài nhưng đã giải quyết được một số khủng hoảng về kinh tế, xã hội còn tồn tại cuối thời Lê. Không chỉ ổn định kinh tế, xã hội mà nhà Mạc còn phát triển văn hoá, giáo dục với nhiều khoa thi được mở, tìm được nhiều nhân tài cho đất nước
Môn: Lịch sử ngoại giao Việt Nam (IR.001.02)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
00:43 7/8/24
LSU NGOẠI GIAO VNAM - lịch sử ngoại giao việt nam MỞ BÀI
Nhà Mạc (1527 - 1592) dù chỉ tồn tại khoảng thời gian không dài nhưng đã giải quyết
được một số khủng hoảng về kinh tế, xã hội còn tồn tại cuối thời Lê. Không chỉ ổn
định kinh tế, xã hội mà nhà Mạc còn phát triển văn hoá, giáo dục với nhiều khoa thi
được mở, tìm được nhiều nhân tài cho đất nước. Ngoài ra, các chính sách ngoại giao
dưới thời nhà Mạc cũng rất được chú trọng, đặc biệt là quan hệ bang giao giữa nhà
Mạc và nhà Minh; quan hệ bang giao giữa nhà Mạc và nhà Lê trung hưng. Bài báo cáo
tập trung Phân tích và Bình luận quan hệ đối ngoại của nhà Mạc với nhà Minh, nhà Lê.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng cung cấp thông tin về bối cảnh và một số thành tựu đáng
chú ý dưới Vương triều nhà Mạc. Cuối cùng, báo cáo đưa ra cái nhìn khách quan và
rút ra bài học kinh nghiệm từ các chính sách đối ngoại của nhà Mạc. THÂN BÀI I.
BỐI CẢNH NHÀ MẠC
1. Sự khủng hoảng và suy yếu của vương triều Lê
Vào đầu thế kỷ XVI, vương triều Lê đã cho thấy những dấu hiệu khủng hoảng.
Quan lại bao chiếm ruộng công, sản xuất nông nghiệp sa sút, thậm chí vào năm Đinh
Sửu (1517) “trong nước đói to nhân dân chết đói nằm gối lên nhau”. Vua quan khi ấy
điển hình như Lê Uy Mục, Lê Tương Dực bắt xây nhiều cung điện gây hao phí sức
dân. Thời thái bình thịnh trị của Nhà nước Lê Thánh Tông không còn, thay vào đó là
một xã hội đang rơi vào tình trạng ảm đạm hỗn loạn..
Thời kỳ này cũng xảy ra nhiều biến loạn triều chính: Sau khi Lê Hiến Tông chết,
con trai Lê Thuần tức Lê Túc Tông lên ngôi nhưng chết không lâu sau đó. Lê Tuấn là
người con với tỳ thiếp được lập làm vua, lấy hiệu là Uy Mục. Phái ngoại thích của vua
Uy Mục hoành hành, mâu thuẫn gay gắt với phái công thần tôn thất. Đến 1509, Giản
tu công Lê Oanh đã loại bỏ được Uy Mục, lên ngôi lấy hiệu là Tương Dực. Tương Dực
lại gây thù chuốc oán với cựu thần Trịnh Duy Sản và bị tiêu diệt. Sau khi vua bị phế
thì các đại thần, ngoại thích lại tranh giành quyền lực, mà chủ yếu giữa hai dòng họ
Trịnh của Trịnh và họ Nguyễn của Nguyễn Hoằng Dụ.
Khởi nghĩa nông dân cũng nổ ra ở nhiều nơi, trong đó tiêu biểu là cuộc khởi
nghĩa của Trần Cảo (1516-1521).
2. Sự nổi lên của nhà Mạc
Mạc Đăng Dung vốn xuất thân là dũng sĩ. Tận dụng bối cảnh các phe phái hỗn chiến
cuối thời Lê diễn ra phức tạp với nhiều sự kiện đặc biệt, Mạc Đăng Dung đã dần dần
thâu tóm quyền lực về tay mình, đến năm 1527 thì xưng Hoàng đế. Như vậy, sau một
trăm năm trị vì đất nước (từ năm 1428 đến năm 1527), quyền thống trị của triều Lê
tạm thời chấm dứt. Mạc Đăng Dung do nắm được thời thế; và bằng tài năng của mình
đã lật đổ ngôi vua Lê lập ra vương triều Mạc tiếp tục cai quản đất nước.
3. Tổng quan về nhà Mạc
Nhà Mạc (1527-1592) tồn tại 65 năm, 5 triều vua là:
Thái tổ Mạc Đăng Dung (1527-1529). about:blank 1/10 00:43 7/8/24
LSU NGOẠI GIAO VNAM - lịch sử ngoại giao việt nam
Mạc Thái Tông - Mạc Đăng Doanh (1530-1540).
Mạc Hiến Tông - Mạc Phúc Hải (1540-1546).
Mạc Tuyên Tông - Mạc Phúc Nguyên (1546-1561).
Mạc Mục Tông - Mạc Mậu Hợp (1562-1592).
Về tình hình chính trị: Triều Mạc trong buổi đầu tạo dựng phải đối mặt với bộn bề
khó khăn cả đối nội lẫn đối ngoại. “Tuân theo pháp độ triều Lê”, giữ nguyên mô hình
thiết chế chính trị và tổ chức bộ máy chính quyền được xây dựng khá hoàn chỉnh dưới
triều Lê Thánh Tông (1460-1497). Chỉ sau hơn một năm với một số chính sách tích
cực như chính sách dùng người, tăng cường lực lượng quân đội…, tình hình trong
nước đã “tạm ổn định", triều Mạc mới có điều kiện quan tâm đến các hoạt động kinh
tế, phát triển nền văn hoá giáo dục nước nhà.
Về tình hình kinh tế: Mặc dù kinh tế phát triển khá toàn diện cả về nông nghiệp, thủ
công nghiệp, thương nghiệp thì nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo có tác động
thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp. Bởi vì nông nghiệp là
nơi cung cấp nguồn nhân lực cũng như hậu phương cho nhà Mạc trong cuộc chiến
tranh với Nam triều. Có thể nói, để phát triển kinh tế, nhà Mạc đã có nhiều chính sách
tiến bộ khuyến khích sản xuất. Tiếc rằng sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của
nhà Mạc đã không thành khi nhà Mạc thất bại trong cuộc chiến tranh Nam Bắc triều.
Về tình hình văn hoá - giáo dục: Văn học có những đóng góp đáng kể đối với nền văn
học nước nhà, một số gương mặt tiêu biểu: Lê Quý Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Nhà
Mạc chọn Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống. Khoa cử triều Mạc đã đào tạo nên
một đội ngũ quan lại cho bộ máy nhà nước trong số đó không ít người có tài năng và
danh vọng lớn như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Hà Nhậm Đại,...
II. QUAN HỆ BANG GIAO GIỮA NHÀ MẠC VÀ NHÀ MINH
Muốn có cái nhìn toàn diện về bang giao thời nhà Mạc thì cần xem xét tình hình
bang giao nhà Mạc trong ba mặt: Mạc - Minh, Mạc - Lê, Lê - Minh. Trong đó
Mạc - Minh là thế ứng xử chủ đạo, còn Lê - Minh và Mạc - Lê có ảnh hưởng
nhiều đến thái độ ứng xử của nhà Mạc trong trong mối quan hệ Mạc - Minh.
1. Giai đoạn từ năm 1527 đến năm 1540:
Năm 1528, Mạc Đăng Dung sai người qua Yên Kinh báo cáo với nhà Minh rằng
“con cháu họ Lê không còn ai thừa tự nữa, thuộc xứ họ Mạc tạm trông coi việc
nước…” (Toàn thư). Tuy nhiên, Nhà Minh không tin nên cho người xuống điều
tra hành động cướp ngôi và lùng tìm con cháu nhà họ Lê để lập ngôi lại cho
triều này. Nhà Mạc khi thấy sứ giả nhà Minh sang điều tra thì khôn khéo đút lót,
che đậy hành vi cướp ngôi. Sứ giả thuận theo, về xin tha tội cho nhà Mạc.
Nhưng vua Minh không những không tin mà còn trách phạt sứ giả. Sau đó, nhà
Mạc đều đặn triều cống nhà Minh, kết hợp với đút lót các biên thần phía Nam.
Trong sự kiện năm 1528 này, Đại Việt Sử ký toàn thư có chép: “Đăng Dung sợ
nhà Minh đem quân sang hỏi tội, bèn lập mưu cắt đất, dâng nhân dân hai châu about:blank 2/10 00:43 7/8/24
LSU NGOẠI GIAO VNAM - lịch sử ngoại giao việt nam
Quy, Thuận…” Thực ra, hai châu Quy, Thuận này đã bị nhà Tống chiếm từ thời nhà Lý.
Năm 1534, nhà Minh sai Binh bộ Thượng thư Mao Bá Ôn đem quân đến biên
giới, tuyên bố tiến đánh Mạc. Mạc Thái Tông cũng đã đối phó bằng cách cho
“tu sửa trại sách, luyện tập thủy quân, trưng cầu hết thảy các cựu thần lão tướng…”.
Năm 1537, Lê Trang Tông sai Trịnh Duy Liêu trực tiếp sang nhà Minh báo cáo
về hành động cướp ngôi của Mạc Đăng Dung. Nhà Minh định cho quân sang
điều tra, hỏi tội nhưng bấy giờ triều đình nhà Minh nội bộ bất nhất nên tạm
hoãn. Đến tháng 3 năm 1538, nhà Minh mới tra lại và cử quân sang “chinh
phạt” họ Mạc. Nhà Mạc bị rơi vào thế gọng kìm (phương bắc có nhà Minh,
phương Nam có nhà Lê), Mạc Đăng Dung phải cho người đi xin hàng và xin
xét xử với nhà Minh để câu giờ dẹp quân Lê. Tuy nhiên, nhà Minh không chấp
nhận và cử thêm quân xuống đánh nhà Mạc.
Đầu năm 1540, Mạc Đăng Dung cùng 40 viên quan lên tận cửa Nam Quan nộp
sổ sách và cắt đất 5 động ở Tây Bắc vốn được sáp nhập vào Đại Việt từ đầu thời
Lê sơ để trả lại cho nhà Minh. Nhân việc này nhà Minh phong cho Mạc Đăng
Dung làm An Nam đô thống sứ. Hàng năm cho ban phát lịch Đại Thống và cho
quy định lệ triều cống, chính thức thừa nhận vai trò thống trị của triều Mạc ở
Đại Việt thay triều Lê.
2. Giai đoạn từ năm 1540 đến năm 1592:
Ngay từ đầu năm 1540, nhà Mạc được nhà Minh thừa nhận sự tồn tại đi cùng
với sự giáng chức xuống đô thống sứ của Mạc Đăng Dung. Song, tuy là giảm
một cấp bậc nhưng điều này mang lại sự yên ổn đối với tình hình biên giới phía
Bắc tiếp giáp nhà Minh của Đại Việt. Lý do sâu xa của việc đi chiếu cống cho
nhà Minh là bởi sau khi mắc một số sai lầm chiến lược về việc bang giao với
nhà Minh ở những năm trước 1540, Mạc Thái Tổ đã sai cháu là Văn Minh và
Hứa Tam đi cầu phong để đạt được sự thừa nhận năm 1541. Đến tháng 8 cùng
năm khi ấn ty đô thống sứ chưa được đúc xong thì Mạc Đăng Dung băng hà. Ấn
ty sau đó được chuyển cho Mạc Hiến Tông năm 1542, Mạc Tuyên Tông (1551),
Mạc Mục Tông (1573) - vị vua cuối của vương triều Mạc. Và theo một cách
truyền thống, nhà Mạc duy trì và tiếp tục củng cố sự yên bình một cách chiến
lược bằng việc duy trì hoạt động triều cống, lễ sính bắt đầu từ năm 1542 đến
cuối vương triều nhà Mạc. Tuy nhiên, có một số năm nhà Mạc phải cống nộp bù
cho những năm không đi cúng sính lễ của mình, điển hình là năm 1580. Đến
năm 1584, do nhiều lần nhà Mạc không triều cống hàng năm, nhà Minh và nhà
Mạc đã ký hòa ước về việc sáu năm cống một lần, một lần cống hai lễ.
Trong những năm 1540 đến năm 1592, nhờ những chính sách đối ngoại chủ yếu
mang tính chất cống nạp của mình, nhà Mạc đã có được nhiều thành tựu đáng
ghi nhận và nổi bật nhất là việc giành lại được nhiều vùng đất đã bị mất từ các about:blank 3/10 00:43 7/8/24
LSU NGOẠI GIAO VNAM - lịch sử ngoại giao việt nam
triều đại trước. Cụ thể là vào năm 1580, nhà Minh đã cắt 6 giáp và 12 thôn ở
Lôi Động, Quy Thuận. Đến năm 1585, nhà Mạc đoạt lại được 6 giáp và 136
thôn. Năm 1592, nhà Mạc sụp đổ và chỉ tồn tại một thế lực cát cứ ở Cao Bằng.
Nhà Mạc khi ấy vẫn duy trì chế độ cầu phong triều cống. Cụ thể, hai lần đi triều
cống vào năm 1592 của nhà Mạc dẫn đến sự phong cấp Đô thống sứ vào tháng
5 năm 1661 và tháng 12 năm 1661. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của sự phong cấp
chức Đô thống sứ trong thời đại sau - thời đại suy tàn của nhà Mạc - chỉ gây
ảnh hưởng xung quanh vùng đất thuộc tỉnh Cao Bằng lúc bấy giờ. 3. Nhận xét chung
Quan hệ Mạc - Minh diễn ra phức tạp: bản thân nội bộ Đại Việt khi ấy lục đục,
bị chia cắt thành ba lực lượng tranh giành, tìm cách tiêu diệt nhau: Mạc, Lê-
Trịnh, Nguyễn. Ba thế lực này cũng đấu đá nhau trong việc ngoại giao, bệ đỡ
nhà Minh. Với sự giúp đỡ của lực lượng Nguyễn, lực lượng Lê-Trịnh từ sau
thập niên 50 chiếm thế thượng phong, khiến hình ảnh và vị trí của nhà Mạc
trong mắt nhà Minh bị sụt giảm. Bản thân nhà Mạc cũng lơ là việc tuế cống,
bẵng 20 năm, nhưng vì Đại Việt nằm xa Yên Kinh nên nhà Minh cũng đành bỏ qua.
Cần lưu ý, sự việc nhà Mạc dâng hai châu Như Tích, Chiêm Lãng cùng bốn
động Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát cho nhà Minh vẫn luôn là đề tài gây
tranh cãi với các nhà nghiên cứu lịch sử. Đa số hiểu biết đều hướng vào ý kiến
rằng hành động này của nhà Mạc là bạc nhược, bán đứng tổ quốc. Nhưng có
nhiều quan điểm mới chỉ ra rằng những khu vực này vốn là địa thổ của Trung
Hoa và việc trả lại đất cho nước bạn góp phần quan trọng trong củng cố quan hệ
bang giao giữa hai bên, bình ổn bề Bắc.
III. QUAN HỆ BANG GIAO GIỮA NHÀ MẠC VÀ NHÀ LÊ
1. Bối cảnh nhà Lê
Nhà Lê trung hưng (1533-1789) kéo dài 256 năm, bắt đầu từ khi Thượng tướng
quân Nguyễn Kim lập tông thất Lê Duy Ninh lên ngôi, tức vua Lê Trang Tông
tại Ai Lao nhằm mục đích khôi phục nhà Hậu Lê; kết thúc khi vua Lê Chiêu
Thống chạy sang lưu vong tại Trung Quốc dưới thời Thanh Cao Tông.
Nhà Lê trung hưng quản lý phía nam Đại Việt, từ vùng Thanh - Nghệ đến Thuận - Quảng.
2. Mối quan hệ giữa nhà Mạc - nhà Lê
Có thể khẳng định rằng, mối quan hệ giữa nhà Mạc và nhà Lê là mối quan hệ
thù địch, không hòa hoãn hay nhân nhượng. Nhà Mạc luôn muốn diệt trừ nhà
Lê để có thể thống nhất giang sơn.
Do vậy, chiến tranh là điều không thể tránh khỏi. Cuộc chiến tranh Nam - Bắc
triều diễn ra từ năm 1533, khi vua Lê Trang Tông lên ngôi, nhưng cuộc chiến
chỉ thực sự bắt đầu khi đến năm 1546, nhà Lê chiếm được vùng đất Thanh - about:blank 4/10 00:43 7/8/24
LSU NGOẠI GIAO VNAM - lịch sử ngoại giao việt nam
Nghệ và kết thúc vào năm 1592, cuộc chiến này có thể chia làm ba giai đoạn chính:
Giai đoạn từ năm 1546 đến năm 1569: nhà Lê tấn công, nhà Mạc phòng
thủ. Mạc Kính Điển cầm quân đi đánh nhà Lê tổng cộng hơn mười lần,
nhưng lần nào cũng phải chịu thua trở về. Ngược lại, Trịnh Kiểm cũng
đã lãnh đạo quân đội đánh Sơn Nam sáu lần, nhưng cũng không lần nào
toàn thắng.“Thành ra hai bên cứ giữ nhau mãi: nhà Lê tuy đã trung hưng,
nhưng giang sơn vẫn chưa thu lại được như cũ, mà nhà Mạc có làm vua,
thì cũng chỉ làm vua ở miền Bắc mà thôi.”
Giai đoạn từ năm 1570 đến năm 1583: nhà Mạc phản công, nhà Lê
phòng thủ. Từ năm 1573 đến năm 1583, nhiều danh tướng nhà Mạc như
Mạc Kính Điển, Nguyễn Quyện, Mạc Ngọc Liễn đã nhiều lần cầm quân
tấn công nhà Lê, khi thì đánh Thanh Hóa, lúc thì đánh cả hai vùng Thanh
Hóa và Nghệ An nhưng chưa bao giờ thành công, lần nào cũng chỉ được
một vài trận lại thua, phải rút quân về.
Giai đoạn từ năm 1583 đến năm 1592: nhà Lê phản công và giành thắng
lợi. Năm 1592, Trịnh Tùng lập đàn tế trời đất và các nhà vua Lê rồi dẫn
quân tiến đánh thành Thăng Long. Quân đội nhà Mạc không thể chống
cự, Mạc Ngọc Liễn, Bùi Văn Khuê phải bỏ chạy, Nguyễn Quyện thì bị
bắt. Sự kiện này cũng bước đầu đánh dấu cho sự sụp đổ của vương triều nhà Mạc. 3. Nhận xét chung
Qua đó, mối quan hệ bang giao giữa nhà Mạc và nhà Lê là một mối quan hệ thù địch,
đối lập. Bởi, một núi chẳng thể có hai hổ, một nước cũng không thể có hai vua, và nhà
Lê Trung Hưng được thành lập để đánh đổ nhà Mạc. Vì thế, nhà Mạc đã lựa chọn hòa
hảo, thần phục nhà Minh, dồn toàn lực lượng để giao tranh với nhà Lê.
IV. NGOẠI THƯƠNG NHÀ MẠC
Ngoại thương nhà Mạc thế kỉ XVIII diễn ra tương đối phát triển. Khác với triều Lê có
những chính sách hạn chế thông thương, “bế quan tỏa cảng” thì triều Mạc đã có rất
nhiều thay đổi với những chính sách mở cửa, thông thương với nước ngoài. Đặc biệt,
triều Mạc còn được coi là triều đại hướng biển. Rất nhiều những con đường giao
thương trên biển đã được mở ra. Điều này ảnh hưởng khá nhiều từ nguồn gốc của triều
nhà Mạc khi khởi nguyên của triều Mạc là ở Kinh Dương (Hải Dương ngày nay)
(phỏng theo “Đại Việt sử ký tiền biên”- Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Sĩ). Vì vậy, ngay từ
khi lên ngôi, Mạc Đăng Dung đã có tầm nhìn hướng biển, để giao thương buôn bán
với nước ngoài. Chính sách này của triều Mạc đã được hưởng lợi từ hai lý do khách
quan chính. Thứ nhất, trong thế kỉ XVI, nhà Minh đã có những chính sách cấm buôn
bán tư nhân khiến nhiều thương nhân nước ngoài chọn Đại Việt làm điểm trung
chuyển hoặc mua từ chính những thương nhân của Đại Việt. Thứ hai, việc triều đình
nhà Lê trước đây không đẩy mạnh giao thương cũng khiến nhân dân hào hứng trong việc buôn bán, mở cửa.
Tôn giáo cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến những sự thay đổi trong chính sách
của vương triều Mạc. Tôn giáo mà vua Lê coi là Quốc giáo chính là Phật giáo, nổi about:blank 5/10 00:43 7/8/24
LSU NGOẠI GIAO VNAM - lịch sử ngoại giao việt nam
tiếng với chính sách “trọng nông ức thương”. Tuy vậy khi vua Mạc lên ngôi với tôn
giáo chính là Phật giáo, với những phương châm không quá gò bó trong tam cương,
ngũ thường, chính sách cũng từ đó mà có nhiều thanh đổi mới mẻ. Các mặt hàng kỹ
nghệ của Việt Nam khi được xuất sang các quốc gia khác đều được đánh giá cao. Theo
một số phát hiện khảo cổ vào năm 1990, có gốm cổ Đại Việt gồm bát, đĩa, chậu cảnh,
hũ nhỏ, bình nước, gốm da lươn... thuộc niên đại thời kỳ này đã đến Malaysia, Brunei,
Philippines, Indonesia. Các nhà nghiên cứu khẳng định đây là những bằng chứng về
việc thông thương mạnh mẽ giữa nhà Mạc với các quốc gia xung quanh. * Nhận xét chung
So với triều Lê, nhà Mạc đã có rất nhiều những thay đổi trong chính sách nhằm phù
hợp với thời cuộc cũng như tình hình xã hội lúc bấy giờ. Triều nhà Mạc là một trong
những triều đại tiên phong trong việc giao thương hướng biển. Nhà Mạc đã tạo điều
kiện rất nhiều để hải thương, buôn bán trên biển diễn ra ổn định, thúc đẩy ngoại
thương phát triển. Ngoài ra, tình hình chính trị khu vực vào những năm giữa thế kỉ
XVI cũng là một phần nguyên nhân khách quan giúp nhà Mạc có những sự tiến bộ
trong ngoại thương, đặc biệt là buôn bán với thương nhân từ một số công ty Đông Ấn. KẾT BÀI
Như vậy, trong thời Mạc, có thể thấy rằng tình hình rối ren, chia rẽ trong nước là một
điểm mấu chốt khiến cho các chính sách ngoại giao của nhà Mạc có sự khác biệt nhất
định so với các triều đại trước. Việc cân bằng giữa đối nội và đối ngoại là một bài toán
khó: trong đó nhà Mạc cũng cần tập trung hơn vào mâu thuẫn với nhà Lê trung hưng.
Trong bối cảnh như vậy, mặc dù một số chính sách của Mạc đối với nhà Minh thoạt
nhìn có vẻ gây phương hại đến quốc gia: cắt đất cầu hòa, chịu bị giáng xuống Đô
thống sứ ty,... nhưng về kết quả, nó đã thành công trong việc ngăn chặn chiến tranh từ
phương Bắc và đồng thời phục vụ mục đích của nhà Mạc. Việc hiểu được bối cảnh đặc
biệt này của nhà Mạc giúp chúng ta tránh được những thiên kiến chủ quan, mang nặng
tính phê phán đối với nhà Mạc mà một số sử gia trong quá khứ đã mắc phải, dẫn đến
sự bỏ qua đáng tiếc về một triều đại là một phần trong lịch sử Việt Nam. Chúng ta
cũng nên nhìn triều đại nhà Mạc với một con mắt công bằng như với các triều đại khác
có nhiều đóng góp lớn trong lịch sử Việt Nam. Điều này có nghĩa là cần xem xét đầy
đủ công - tội và đặt trong hoàn cảnh lịch sử để suy xét. Nếu như các triều đại trước để
lại những bài học như bảo vệ chắc chắn độc lập dân tộc, kết hợp nhu - cương,... thì
triều Mạc cũng giúp chúng ta nhận thức việc đôi khi trong lúc rối ren, việc có chính
sách để hạn chế tối đa thiệt hại cũng cần thiết. Trong hoàn cảnh không thuận lợi như
của nhà Mạc khi ấy, cần biết đặt mục tiêu phù hợp với khả năng giới hạn của mình và
khôn khéo áp dụng ngoại giao để tránh rơi vào những tình thế khó khăn không thể thoát ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Huy Thức, Lê Văn Bảy. Lê triều dã sử. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, 2006. about:blank 6/10 00:43 7/8/24
LSU NGOẠI GIAO VNAM - lịch sử ngoại giao việt nam
2. Nguyễn Minh Tường. “Quan hệ bang giao giữa nhà Mạc và nhà Minh”.
Nghiên cứu Lịch sử, số 6 (1991): 33-38
3. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Hoàng Hải Hà, và Nguyễn Thu Hiền. Giáo trình Lịch sử
Ngoại giao Việt Nam. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm, 2022.
4. Trần Thị Vinh. Nhà Mạc và thời đại nhà Mạc. Hơn hai mươi năm nghiên cứu
và nhận thức. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Khoa học xã hội, 2013.
5. Trần Trọng Kim. Việt Nam sử lược. Hà Nội: NXB Văn hóa thông tin, 1999.
6. Viện Sử học. Lịch sử Việt Nam tập 3 - Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI. Hà Nội:
NXB Khoa học xã hội, 2017.
7. Văn Tạo. Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam. Hà Nội:
NXB Đại học Sư phạm, 2006.
I. BỐI CẢNH NHÀ MẠC 1
1. Sự khủng hoảng và suy yếu của vư ơng triều Lê 1
2. Sự nổi lên của nhà Mạc 1 3. T ổng quan về nhà Mạc 1
II. QUAN HỆ BANG GIAO GIỮA
NHÀ MẠC VÀ NHÀ MINH 2
1. Giai đoạn từ năm 1527 đến năm 1540: 2
2. Giai đoạn từ năm 1540 đến năm 1592: 3 3. Nhận xét chung 4
III. QUAN HỆ BANG GIAO GIỮ
A NHÀ MẠC VÀ NHÀ LÊ 4 1. Bối cảnh nhà Lê 4
2. Mối quan hệ giữa nhà Mạc - nhà Lê 5 3. Nhận xét chung 5 IV
. Ngoại thương nhà Mạc 6 KẾT LUẬN 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 7
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NHÓM about:blank 7/10 00:43 7/8/24
LSU NGOẠI GIAO VNAM - lịch sử ngoại giao việt nam Họ và tên Mã sinh viên Nhiệm vụ Nguyễn Mạnh
QHQT49-C1- - Tìm hiểu thông tin về “Ngoại thương nhà Mạc” Hải Anh 1092
- Thuyết trình về “Ngoại thương nhà Mạc” Hà Hiền Diệu
QHQT49-C1- - Tìm hiểu thông tin về “Bối cảnh nhà Mạc”. 1157
- Thuyết trình về “Bối cảnh nhà Mạc”.
- Làm báo cáo, tổng hợp thông tin trong báo cáo. Lê Hùng Thái
QHQT49-C1- - Tìm hiểu thông tin về phần “Bối cảnh nhà Dương 1164 Mạc”.
- Làm báo cáo về phần “Bối cảnh nhà Mạc”. Hoàng Trần
QHQT49-C1- - Tìm hiểu thông tin về phần “Quan hệ bang giao Kim Khang 1236
giữa nhà Mạc và nhà Minh”.
- Thuyết trình về phần “Quan hệ bang giao giữa nhà Mạc và nhà Minh”.
- Làm báo cáo về phần về phần “Quan hệ bang
giao giữa nhà Mạc và nhà Minh”. about:blank 8/10 00:43 7/8/24
LSU NGOẠI GIAO VNAM - lịch sử ngoại giao việt nam Nguyễn Mỹ
QHQT49-C1- - Thuyết trình về phần “Quan hệ bang giao giữa Linh 1264 nhà Mạc và nhà Minh”
- Làm báo cáo về phần “Quan hệ bang giao giữa nhà Mạc và nhà Minh” Đỗ Hoàng Nhi
QHQT49-C1- - Tìm hiểu thông tin về phần “Quan hệ bang giao 1355
của nhà Mạc với nhà Lê trung hưng”
- Làm toàn bộ phần PowerPoint thuyết trình.
- Làm báo cáo, tổng hợp thông tin trong báo cáo. Nguyễn Minh
QHQT49-C1- - Tìm hiểu thông tin toàn bộ bài thuyết trình, báo Nhuận 1367 cáo.
- Nhận xét, tổng hợp lại thông tin trong tất cả bài làm của cả nhóm.
- Thuyết trình, trả lời câu hỏi phần cuối thuyết trình. - Có đóng góp tích cực about:blank 9/10 00:43 7/8/24
LSU NGOẠI GIAO VNAM - lịch sử ngoại giao việt nam Vũ Lê Bảo
QHQT49-C1- - Tìm hiểu thông tin về phần “Quan hệ bang giao Phúc 1374
giữa nhà Mạc và nhà Minh”.
- Thuyết trình về phần “Quan hệ bang giao giữa nhà Mạc và nhà Minh”.
- Làm báo cáo về phần về phần “Quan hệ bang
giao giữa nhà Mạc và nhà Minh”. about:blank 10/10