




Preview text:
Trình tự làm bài:
Gây ấn tượng: Mời thầy và các bạn xem một đoạn clip ngắn.Cảm ơn thầy và các bạn đã theo dõi clip.
Mình tên : Phan Thị Hiền
Dẫn nhập vào đề:Trong mỗi chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên bên gia đình thân
yêu của mình. Và ai cũng muốn quây quần bên gia đình, bản thân tôi cũng vậy là một
sinh viên xa nhà tôi luôn thèm khác cái cảm giác được sum vầy bên gia đình thân yêu
của tôi. Bữa cơm gia đình chính là khoảnh khắc mà gia đình tôi đông đủ nhất, tràng
ngập tiếng cười, nó cũng là khoảng thời gian chia sẻ niềm vui nỗi buồn sau một ngày
làm việc mệt mỏi, và chia sẻ những dự định trong tương lai của mõi người. Điều đó
không chỉ với gia đình tôi mà những gia đình khác cũng như vậy.Chính vì điều đó nên
bữa cơm gia đình có một ý nghĩa rất thiêng liêng và cao quý trong mỗi người. Đề tài mà
tôi muốn nói đến ngày hôm nay là: “ Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”
Nội dung bài gồm có 3 phần chính:
1. Giá trị bữa cơm gia đình. 2. Bữa cơm xưa và nay
3. Giải pháp giữ gìn bữa cơm gia đình
Phạm vi đề tài: gia đình Việt Nam, bữa cơm xưa và nay
Ý nghĩa mục đích của đề tài: Mong muốn mỗi người trong chúng ta hay giữ gìn và
phát triển bữa cơm gia đình trong mỗi gia đình nó có ý nghĩa thiêng liêng và rất quan
trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Bài thuyết trình của mình sẽ kéo dài trong 10 phút. Vì thời gian có hạn nên khi tôi trình
bày xong phần thuyết trình của mình các bạn có thể góp ý kiến để bài thuyết trình đạt hiệu quả cao.
1.Giá trị của bữa cơm gia đình:
Bữa cơm gia đình là gì ?
Bữa cơm gia đình là sinh hoạt vào một thời điểm nhất định trong ngày mà mọi thành
viên cùng ngồi ăn với nhau ở một khoảng không gian nào đó theo lệ thường. Hay nói cách
khác nó là khoảng thời gian mà mọi thành viên trong gia đình sum quầy ngồi ăn cùng nhau.
Bữa cơm gia đình đâu chỉ đơn giản là một bữa ăn cung cấp năng lượng cho
cơ thể, mà đó còn là nơi gắn kết quan trọng của các thành viên trong gia đình, thể hiện
văn hóa truyền thống của một gia đình, của một đất nước, bữa cơm dạy con cái nên
người. Ở đây, cả người nấu ăn và người được ăn đều cảm nhận được tình thương, sự
quan tâm lẫn nhau, là sự kết nối giữa cha mẹ và con cái, giữa thế hệ này với thế hệ khác.
1.1. Bữa cơm gia đình đong đầy yêu thương:
Có những gia đình mà ở đó bữa cơm gia đình tuy đơn sơ, đạm bạc nhưng rất đầm
ấm và đầy nghĩa tình. Dù sở thích, khẩu vị, thói quen của từng người có khác nhau, nhưng
với tài nội trợ tháo vát của người mẹ, người vợ, người cha luôn quan tâm đến sở thích của
từng thành viên; luôn nghĩ đến việc có bữa ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng chăm sóc tốt nhất
cho tất cả các thành viên trong gia đình.
Bữa cơm gia đình gắn kết các thành viên: Sau một ngày làm việc vất vả, mỗi người đều
chăm chú vào công việc và các mối quan hệ riêng của mình, bữa ăn chính là thời gian dành
riêng cho gia đình thân thương, đó chính là lúc vợ chồng, con cái về bên nhau, cùng chăm
chút và thể hiện tình yêu thương với tổ ấm của mình. Bởi vậy, người ta vẫn nói, gia đình là
chốn bình yên và hạnh phúc nhất để con người tìm về.
Bữa cơm gia đình giúp mọi thành viên hiểu nhau hơn: Bữa cơm là thời gian quý báu
nhất trong ngày mà ba mẹ và các con có thể gần gũi trò chuyện. Trong bữa cơm thân mật,
những tâm sự dễ được bộc bạch, những câu chuyện dễ được đưa ra bình luận, thậm chí mỗi
thành viên có thể thể hiện quan điểm, những suy nghĩ của mình về nhiều vấn đề trong ngày.
Hơn nữa, đây cũng là lúc thích hợp nhất để ba mẹ tìm hiểu về việc học hành của con cái, về
các mối quan hệ bạn bè cũng như mong ước của con trẻ, có thể thấy con lớn lên từng ngày
qua mỗi cách con ăn và ứng xử trong bữa ăn.
Bữa cơm gia đình giúp mọi thành viên được thư giãn: Gạt hết những phiền muộn,
những áp lực, về bên nhau là mọi người tìm thấy được tình yêu thương, sự chia sẻ. Bữa ăn
giúp mọi người nạp thêm năng lượng cả thể chất lẫn tinh thần. Vì lẽ đó, bữa cơm là thời
gian con người có tất cả: tình cảm, sự thư thái, đầm ấm, sự bao bọc, chở che và tiếp thêm
năng lượng. Bởi vậy dễ hiểu sao mỗi bữa cơm gia đình đều tràn ngập tiếng cười, những câu
chuyện vui, những chia sẻ không bao giờ muốn kết thúc…
Bữa ăn không chỉ đơn thuần là sum vầy gia đình mà còn thể hiện tấm lòng hiếu
khách. Mỗi khi có dịp tổ chức ăn uống, gia đình nào cũng làm những món thật ngon để mời
mọi người. Khách tới nhà ăn, người phụ nữ đặc biệt là người mợ người mẹ sẽ được dịp trổ
tài khéo léo để chồng, con hãnh diện.Sự chăm chút bữa ăn làm cho các thành viên trong gia
đình có cái nhìn đầy yêu thương đối với người biết tạo nên bữa ăn ngon; thiện cảm và yêu
thương, đó là nền tảng của hạnh phúc gia đình.
1.2. Bữa cơm dạy thành người:
Qua bữa cơm, tính giáo dục có thể phát triển bền vững và có hiệu quả rất cao cho mỗi
thành viên trong gia đình, đặc biệt là đối với trẻ em bằng những đức tính: biết nhường nhịn,
biết dành miếng ngon cho người khác, biết vì người khác; biết tập những thói quen tốt
trong khi ăn. Ngay từ khi còn nhỏ, những người con trong gia đình đã được cha mẹ rèn thói
quen để biết “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, biết lễ giáo quanh mâm cơm. Riêng với
người lớn, nó là lúc mọi người chia sẻ với nhau những khó khăn, vướng mắc sau một ngày
làm việc; biết đóng góp cho nhau để cùng nhau ngày một hoàn thiện hơn; biết chia sẻ cho
nhau những thông tin mới, thành tựu mới của cộng đồng của đất nước; giới thiệu cho nhau
để khắc phục những gì không nên làm và khuyến khích, gợi mở cho những suy nghĩ và hành
động cho ngày mai, cho tương lai của từng thành viên trong gia đình, tạo điều kiện cho nhau
thực hiện những điều nên làm cho gia đình, cho cộng đồng và cho quê hương đất nước. Đây
là cách giáo dục cụ thể, thiết thực giữa các thành viên trong gia đình.
1.3 Bữa cơm giữ gìn hạnh phúc gia đình
Hơn hết nữa, nó chính là chìa khóa, là ngọn lửa giữ gìn hạnh phúc gia đình .Chúng ta
cũng thấy rõ rằng bữa cơm gia đình ăn tại gia đình khác hẳn ăn tại quán, nhà hàng. Ở nhà
nơi đó các thành viên trong gia đình thân quen, hương vị của các món ăn luôn gần gũi và
đậm ân tình của người thân. Bữa cơm ở nhà sẽ tạo nên sự ấm cúng rất đặc biệt không nơi nào sánh được.
Những giá trị vật chất và tinh thần hình thành sau những bữa cơm gia đình không
khác gì những viên gạch cùng những chất keo vô hình tạo nên lâu đài hạnh phúc vĩnh cữu
cho mỗi gia đình mà mỗi người chúng ta ai ai cũng cần, ai ai cũng muốn vươn tới và ai ai
cũng cần có nó. Tạm gác mọi chuyện xã hội lại để vui cùng gia đình bên mâm cơm thường
nhật, ta sẽ thấy được gia đình là chốn bình yên nhất đón ta trở về sau mỗi ngày vất vả của
cuộc sống mưu sinh. Còn nhớ câu ca dao vẫn còn nguyên giá trị biểu đạt của nó, cho dù ở
thời đại nào, xã hội nào: “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen
ngon”. Một bữa cơm gia đình đôi khi không cần quá cầu kỳ, cao lương mỹ vị, mà cảm giác
bữa cơm ngon miệng chỉ cần những món ăn đơn giản, hợp khẩu vị, dinh dưỡng, và quan
trọng nhất là cả gia đình quây quần đông đủ. Sau một ngày làm việc, học hành, bữa cơm là
dịp cả gia đình đoàn tụ, sum vầy đông đủ các thành viên, chuyện trò hàn huyên, thông tin
cho nhau về những sự kiện diễn ra trong ngày.
Có rất nhiều nữa những điều tuyệt vời mà bữa cơm gia đình mang lại. Dù xã hội
hiện đại đến đâu chăng nữa nhưng những giá trị truyền thống tốt đẹp mà cụ thể là bữa cơm
gia đình luôn chiếm một vị trí quan trọng trong mọi thời điểm, khi ta nhỏ, khi ta lớn hay khi
ta già đi. Hãy trân trọng và biết tận dụng sức mạnh tuyệt vời của bữa cơm gia đình trong
việc giữ gìn tổ ấm cũng như nuôi dưỡng tâm hồn. Có những điều tưởng như rất nhỏ nhưng
đã tạo nên hạnh phúc rất lớn.
2.Bữa cơm gia đình xưa và nay:
2.1. Bữa cơm gia đình xưa:
Ngày trước, bữa cơm gia đình luôn được chú trọng. Nó như là một sinh hoạt
chung của tất cả các thành viên trong gia đình. Những gia đình sống chung với ông
bà thường rất chú trọng nề nếp ăn uống, sinh hoạt thì bữa cơm gia đình còn quan
trọng hơn nữa.Ngày xưa điều kiện kinh tế khó khăn, việc "thoát ly" ra khỏi tổ ấm
dường như rất ít, con cái lớn lên, cưới vợ gả chồng rồi sinh con vẫn cố gắng để ở bên,
phụng dưỡng cha mẹ. Ngược lại, việc sống cùng người già giúp các cặp vợ chồng trẻ
giữ được nề nếp, thói quen, gia phong của gia đình, đồng thời biết kính trên, nhường
dưới. Không ai nghĩ đến chuyện sẽ đi ăn ở ngoài và nếu có muốn đi chăng nữa, cũng
không có nhiều quán để mà chọn lựa. Chình vì điều đó nên bữa ăn gia đình trở thành
một thói quen sinh hoạt chung cho các thành viên trong gia đình, đúng giờ thì mọi
người lại có mặt đông đủ.
2.2 Bữa cơm gia đình nay:
Ngày nay do tính chất công việc, nhịp sống công nghiệp phát triển nhanh, điều
kiện sống trong gia đình có nhiều thay đổi, nhất là gia đình ở thành thị, đô thị lớn. Có
được bữa cơm sum họp, đầy đủ mọi thành viên không phải là chuyện dễ. Do vậy,
những bữa cơm gia đình đầy đủ, đông vui thường là những bữa cuối tuần . NHững lí
do đơn giản như: con cái mắc đi học thêm, như sinh viên thì hoạt động ngoại khóa
họp nhóm, bố mẹ thì mắc tiếp khách xã giao bạn bè hay làm thêm giờ nên không
sum hợp đầy đủ trong bữa cơm gia đình, hay sự không thống nhất ý kiến giữa thế hệ
trẻ và thế hệ trước trong gia đình. Những lý do đó khiến nhiều người quyết định
sống riêng, gây dựng một gia đình nhỏ chỉ có hai thế hệ. Chính vì thế bữa cơm
chung, đầm ấm, thân mật trong gia đình Việt một thời còn thiếu thốn giờ đang dần
biến mất vì thừa kinh tế nhưng thiếu thời gian. Trong những ngôi nhà rộng rãi, xây
dựng theo kiểu hiện đại, không ít gia đình mỗi người một tô, ngồi một góc, kẻ ăn trước, người ăn sau.
Tuy nhiên, không phải gia đình Việt Nam đều rơi vào tình trạng này, cũng còn
khá nhiều gia đình vẫn duy trì được truyền thống ăn cơm chung rất tốt đẹp. Nhưng
tiếc rằng, bữa cơm gia đình ngày nay không còn đầm ấm, không còn “no nê tình
người” như ngày xưa nữa. Vì, mặc dù ăn cơm chung, nhưng nhiều người phải ăn vội
vàng, ăn tranh thủ, mỗi người đều có những bận rộn riêng làm cho sinh hoạt gia đình
bị thụ động, không còn thoải mái và đánh mất bầu khí trò chuyện thân tình với nhau.
Bữa cơm bị quy ghép vào một cái gì đó như là sự cố gắng duy trì một tập tục lâu đời của gia đình.
Phần nối: Người ta thường nói bữa cơm gia đình chính là ngọn lửa duy trì
hạnh phúc gia đình, mất dần bữa cơm gia đình cũng là mất dần hạnh phúc gia đình.
Thế nhưng thực tế đáng buồn là bữa cơm đang dần mất đi, chúng ta nên giữ gìn bữa
cơm gia đình. Vậy chúng ta nên làm gì để giữ gìn nó?
4. Giải pháp giữ gìn bữa cơm gia đình:
Khi ta thấy không còn thời gian dùng cơm với gia đình, ít nhất là bữa tối, có nghĩa
là chúng ta đã quá bận. Sự “quá bận” đó dù muốn dù không cũng có thể làm ảnh hưởng
đến hạnh phúc gia đình. Chính vì vậy, ngoài việc dành thời gian cho công việc, học hành,
tạo lập các mối quan hệ, thì gia đình và bữa cơm gia đình cũng nên được ta dành sự
quan tâm một cách hợp lý:
Chúng ta nên đa dạng hóa bữa cơm, tránh sự lặp đi lặp lại nhàm chán vài món ăn
và đặc biệt chỉ trò chuyện với nhau về những chủ đề “trung lập” nhẹ nhàng,
không nên khơi gợi hay bàn luận những gì có thể đưa đến mâu thuẫn, tranh cãi
trong các thành viên. Cũng không nên trách mắng hay dạy dỗ con cái trong bữa
ăn, vì khi ăn ai cũng cần thoải mái và vui vẻ. Dù bữa ăn có là thời gian hiếm hoi
quý báu mà các thành viên trong gia đình họp mặt đông đủ đi chăng nữa thì cũng
không nên tận dụng quỹ thời gian đó để bàn luận những việc có tính chất quan
trọng. Trên cơ sở đó, bữa cơm gia đình sẽ mang một không khí ấm cúng, hạnh phúc.
Tất cả các thành viên đều phải có trách nhiệm và quyền lợi tham gia vào việc
chọn lựa thực đơn, chuẩn bị và nấu nướng. Đối với trẻ em, chúng ta có thể dạy
chúng những bước sơ đẳng trong nấu nướng, chế biến món ăn và cách ăn uống,
từ đó nâng lên thành văn hóa ứng xử trong bữa ăn như cách mời và gắp thức ăn
cho người lớn tuổi. Những bài học nhẹ nhàng mang tính thực hành như thế khiến
ta dễ dàng uốn nắn trẻ hơn, tạo thành thói quen tốt.
Bên cạnh đó cũng nên tạo không gian ấm cúng, lãng mạn cho bữa ăn gia đình để
những thành viên trong gia đình cảm thấy bữa ăn thật sự là một khoảng thời gian
hạnh phúc không thể bỏ qua. Và như thế, khi nghĩ về bữa cơm gia đình sau một
ngày mệt mỏi, mọi người sẽ mong được về nhà, chỉ đơn giản là tìm một vài phút bình yên.
Cũng nên tạo ra những sân chơi hữu ích như các cuộc thi nấu ăn, kiến thức dinh
dưỡng với sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình, để từ đó định
hướng suy nghĩ của giới trẻ về tầm quan trọng của bữa ăn gia đình. Định hướng
cho lớp trẻ nhìn nhận vấn đề bữa cơm gia đình trong thời buổi công nghiệp hiện
nay một cách thấu đáu hơn. Lối sống đô thị đang cuốn giới trẻ vào công việc, vào
học hành mà quên đi nhiều giá trị truyền thống đáng quý, hãy hướng giới trẻ đến
một suy nghĩ mang tính dân tộc, để giá trị văn hóa dân tộc không một sớm một
chiều mà mai một.Hãy tạo những bữa cơm gia đình ý nghĩa.
Phần kết: Với chủ đề “Bữa cơm gia đình Việt Nam ấm áp yêu thương” từng gia
đình nên duy trì những bữa cơm gia đình như đã làm và đặc biệt quan tâm đến giá trị tinh
thần của nó; những gia đình vì lý do nào đó chưa duy trì được hãy gắng phục hồi những bữa
cơm gia đình hữu ích. Người người, nhà nhà chú tâm và thực hiện những bữa cơm gia đình
ấm áp yêu thương, nhất định sẽ góp phần mang lại hiệu quả trong việc xây dựng gia đình
hạnh phúc, sẽ góp phần xây dựng xã hội chúng ta đang sống là một xã hội hạnh phúc.Hạnh
phúc gia đình qua bữa cơm gia đình tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng rất cần và rất quý. Nếu còn
có những gia đình với lý do gì đó lại lãng quên, không quan tâm đến, không hiểu được giá trị
cả vật chất lẫn tinh thần của bữa cơm gia đình là điều đáng tiếc vô cùng, cần nên khắc phục
duy trì những bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương.Việc thực hiện bữa cơm gia đình đạt ý
nghĩa như đã nêu trên trong điều kiện hiện nay là khó nhưng không phải là nan giải. Từng
thành viên trong gia đình cần nhận thức rõ lợi ích của bữa cơm gia đình mà tranh thủ thời
gian, việc chung,. Hày giữ gìn bữa cơm cơm gia đình nó là chìa khóa bảo vệ hạnh phúc gia đình!