-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Cá nhân hành chính - Luật Hành Chính | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Cá nhân hành chính - Luật Hành Chính | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật Thi hành án hình sự 5 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Cá nhân hành chính - Luật Hành Chính | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Cá nhân hành chính - Luật Hành Chính | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Thi hành án hình sự 5 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Kiểm sát Hà Nội
Preview text:
Xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng, kéo theo đó vô số
hoàn cảnh, tình huống xảy ra bất ngờ trong đời sống của mọi người mà cần
thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật. Nhưng pháp luật thì không dự trù và
điều chỉnh được tất cả những gì xảy ra trong cuộc sống dẫn đến những tình
huống éo le. Bởi vậy mà pháp luật luôn cần phải điều chỉnh, bổ sung để phù
hợp từng hoàn cảnh, từng thời đại.
Vì vậy, em chọn đề tài “ Nêu 3 điểm mới của luật sửa đổi, bổ sung một
số điều luật của Luật cán bộ, công chức 2008 mà em coi là quan trọng nhất.
Lý giải sự lựa chọn của mình” để làm bài tập nghiên cứu lần này.
Vì kiến thức của em còn nhiều hạn chế, thiếu sót mong thầy, cô có thể góp í nhiều hơn.
1. Về tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức. [1]
Sửa đổi, bổ sung Điều 45 như sau:
“Điều 45. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức
1. Công chức dự thi nâng ngạch phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm
công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, đạo đức
tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các
quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật này;
b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm
tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn; 1
c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ của ngạch công chức đăng ký dự thi;
d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức.
2. Công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điểm a, b và c
khoản 1 Điều này thì được xét nâng ngạch công chức trong các trường hợp sau đây:
a) Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch
công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;
b) Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.
Việc sửa đổi này sẽ giúp chọn ra những người có đầy đủ năng lực, đủ đức đủ
tài để đưa vào diện xét nâng ngạch. Tránh trường hợp lạm dụng chức quyền,
tham nhũng đưa người quen vào xét, ảnh hưởng đến hoạt động quản lý của Nhà nước.
2. Về xếp loại cán bộ [1]
Đây là một trong những điểm mới của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên
chức sửa đổi 2019. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 như sau:
Sửa đổi, bổ sung Điều 29 như sau:
“Điều 29. Xếp loại chất lượng cán bộ
1. Căn cứ vào kết quả đánh giá, cán bộ được xếp loại chất lượng theo các mức như sau:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ; 2 c) Hoàn thành nhiệm vụ;
d) Không hoàn thành nhiệm vụ.
2. Kết quả xếp loại chất lượng cán bộ được lưu vào hồ sơ cán bộ, thông báo
đến cán bộ được đánh giá và công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác.
3. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đối
với cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.”.
Như ta được biết thì đánh giá, phân loại công chức là khâu công tác có ý
nghĩa quan trọng, quyết định trong công tác Tổ chức cán bộ.
Việc đánh giá công chức để:
- Làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Là cơ sở để lựa chọn, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm và thực hiện chính sách đối với công chức.
- Đánh giá đúng công chức sẽ phát huy được khả năng của từng công chức,
nguồn lực đội ngũ công chức, góp phần giữ vững đoàn kết nội bộ. Ngược lại,
đánh giá không đúng sẽ dẫn đến bố trí, sử dụng, bổ nhiệm sai, gây ảnh hưởng
không tốt cho cơ quan, đơn vị.
Bởi vậy, công khai kết quả đánh giá cán bộ, công chức ở nơi làm việc sẽ đảm
bảo cho hoạt động quản lý nhà nước về cán bộ, công chức được diễn ra trong
đúng khuôn khổ pháp luật:
- Công khai, minh bạch sẽ giúp cán bộ, công chức có ý thức hơn trong việc
thực hiện chức trách, công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm
quyền mà pháp luật quy định, tránh tình trạng lạm dụng quyền hạn để trục lợi
hoặc làm việc qua loa, hình thức. 3
- Công khai trong đánh giá cán bộ, công chức sẽ giúp cho kết quả đánh giá
được khách quan hơn, tránh tình trạng đánh giá dựa trên tình thân, bạn bè,…
- Công khai, minh bạch trong đánh giá sẽ góp phần làm giảm những tranh
chấp, khiếu kiện kéo dài khi cán bộ, công chức có thác mắc về kết quả ếp loại, đánh giá của mình.
3. Về phương thức tuyển dụng công chức [1]
Sửa đổi, bổ sung Điều 37 như sau:
“Điều 37. Phương thức tuyển dụng công chức
1. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét
tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Hình thức, nội dung thi tuyển, xét tuyển công chức phải phù hợp với yêu cầu
vị trí việc làm trong từng ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được người có phẩm
chất, trình độ và năng lực.
2. Việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển được thực hiện theo quyết
định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức đối với từng nhóm đối tượng sau đây:
a) Cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật giáo dục, sau khi
tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;
c) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
Điều luật sửa đổi, bổ sung này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp
cải tiến, đổi mới đất nước:
- Là động lực cho sinh viên cố gắng khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học tập
và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 4
- Bổ sung nguồn nhân lực giỏi vào bộ máy nhà nước, có vai trò, ý nghĩa quan
trọng trong việc tìm tòi, sáng tạo ra những ý tưởng mới, những con đường
mới, những chủ trương mới nhằm cải tạo thực tiễn theo hướng cách mạng, cải cách và đổi mới.
Trong công cuộc cải cách hành chính nhà nước và cải cách khu vực sự
nghiệp dịch vụ công của nước ta hiện nay, rất cần những người tài để dẫn dắt
và hoạch định các chủ trương, chính sách một cách đúng đắn, sáng tạo, hợp
quy luật phát triển trong bối cảnh mới của đất nước.
Như vậy, qua những nghiên cứu đã được nêu ở trên thì chúng ta nhận
ra được rằng việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật để
phù hợp theo xu thế của thời đại là hoàn toàn cần thiết. Bởi vì, trong cuộc
sống có rất nhiều tình huống bất ngờ xảy ra mà ta không thể dự trù hết được.
Bởi vậy, phải luôn sửa đổi, điều chỉnh để pháp luật có thể hoàn thiện nhất. 5