-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập - Luật Thi hành án hình sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Đề cương ôn tập - Luật Thi hành án hình sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật Thi hành án hình sự 5 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Đề cương ôn tập - Luật Thi hành án hình sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Đề cương ôn tập - Luật Thi hành án hình sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Thi hành án hình sự 5 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Kiểm sát Hà Nội
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ Lưu ý:
- Đề cương này chú thích các phần học thuộc, các phần đọc VBPL phù hợp với thi
viết trên cơ sở bộ câu hỏi ôn thi vấn đáp.
- Đối với thi vấn đáp: Học hết, học thuộc cả các điều luật.
- Kiến thức lấy từ Giáo trình Công pháp quốc tế, Hướng dẫn học Công pháp quốc
tế và SLIDE bài giảng của nhiều giảng viên.
VẤN ĐỀ 1: Khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế
(Chương I + III Giáo trình CPQT – HỌC THUỘC)
(Bao gồm việc giải quyết câu 1 đến câu 5 Bộ câu hỏi vấn đáp)
I. Khái quát chung LQT và các chủ thể LQT 1. Khái niệm LQT
Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được các
quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên trên cơ sở tự
nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia
và các chủ thể khác của luật quốc tế trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.
* Đặc trưng của LQT: - Về chủ thể của LQT
- Về quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh (phạm vi điều chỉnh) - Về sự hình thành LQT - Về sự thực thi LQT
2. Các chủ thể của LQT - Quốc gia.
- Tổ chức quốc tế liên chính phủ.
- Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền độc lập.
- Các chủ thể khác của LQT (Đài Loan, Hồng Kong, Macau, Vaticang).
3. Điều kiện của chủ thể luật quốc tế
- Có sự tham gia vào những quan hệ quốc tế do LQT điều chỉnh (tham gia
vào quan hệ pháp luật quốc tế). 1
- Có ý chí độc lập trong sinh hoạt quốc tế (không phụ thuộc vào chủ thể khác).
- Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác thuộc
phạm vi điều chỉnh của LQT.
- Có khả năng độc lập gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những
hành vi mà chủ thể đã thực hiện gây ra.
4. Chủ thể quốc gia
- Các yếu tố xác đinh quốc gia
- Cơ sở pháp lý: Công ước Montevideo 1933.
* Các yếu tố xác định 1 quốc gia: 4 yếu tố
+ Lãnh thổ được xác định. + Dân cư thường xuyên. + Chính phủ.
+ Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác. * Lãnh thổ
+ Bao gồm: Vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất.
+ Lãnh thổ xác định khoảng không gian trong đó quyền lực của quốc gia được thực hiện.
+ Lãnh thổ quốc gia là 1 phần của trái đất bao gồm vùng đất, nước, vùng
trời, lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia.
+ Lãnh thổ không có dân cư, chính phủ là lãnh thổ vô chủ.
+ Lãnh thổ là khoảng không gian thực thi quyền lực của Chính phủ đồng
thời là 1 trong các căn cứ để xác định quốc tịch cho từng cá nhân cộng đồng dân cư
sinh sống trên lãnh thổ đó. * Dân cư:
+ Là tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định
và phải tuân theo pháp luật của quốc gia đó.
+ Thành phần dân cư của một quốc gia gồm: công dân và người nước ngoài. * Chính phủ:
+ Là bộ máy quyền lực chính trị đại diện cho ý chí của quốc gia. 2
+ Chính phủ phải có quyền lực thực sự. Nghĩa là Chính phủ phải có đủ khả
năng duy trì quyền lực của mình trên toàn bộ lãnh thổ và đối với tất cả các thành phần dân cư.
+ Chính phủ phải đảm bảo duy trì trật tự công cộng, thực hiện tốt trách
nhiệm lập pháp và tư pháp trong đối nội, làm tròn các cam kết quốc tế trong đối ngoại.
+ Độc lập tham gia các QHPL QT
* Có khả năng độc lập tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế:
+ Dựa trên ý chí của Chính phủ thể để quyết định việc tham gia hoặc không tham gia vào các QHQT.
+ Chủ thể có thể tham gia quan hệ quốc tế thông qua hành vi của mình hoặc
ủy quyền cho chủ thể khác đại diện cho mình trong quan hệ quốc tế.
- Thuộc tính chính trị - pháp lý đặc thủ của quốc gia là chủ quyền
Chủ quyền là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời của quốc gia
(đây là yếu tố giúp quốc gia trở thành một chủ thể cơ bản của LQT so với các chủ
thể phái sinh khác). Bao gồm hai nội dung chủ yếu là quyền tối cao của quốc gia
trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Trong phạm vi lãnh thổ của của mình, quốc gia thực hiện quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài, thông qua
những quyết định về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhưng phải trên
cơ sở ý chí chủ quyền của nhân dân.
Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của một quốc gia thể hiện qua quyền
tự quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của quốc gia không có sự áp đặt từ chủ
thể khác, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia trong cộng đồng quốc tế.
Như vậy, các quốc gia dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, có tiềm lực sức
mạnh hay yếu đều hoàn toàn bình đẳng với nhau về chủ quyền. Sự thực hiện chủ
quyền quốc gia chỉ có thể trọn vẹn khi quốc gia vừa đạt được lợi ích của mình mà
không xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của chủ thể quốc tế khác, tức là việc thực
hiện chủ quyền phải gắn với những giới hạn cần thiết. Sự giới hạn chủ quyền đó có 3
thể do quốc gia tự xác định hoặc được xác định bằng những thỏa thuận quốc tế của
quốc gia với các chủ thể khác của LQT.
5. Tổ chức quốc tế liên chính phủ
Là những thực thể liên kết giữa các quốc gia và chủ thể khác trên cơ sở thỏa
thuận thông trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện qua việc kí kết các điều ước quốc tế. Đặc điểm:
- Thành viên: Bao gồm quốc gia và các chủ thể khác.
- Căn cứ thành lập: Ký kết ĐƯQT
- Quyền năng “phái sinh” + Các quốc gia trao cho
+ Chỉ hạn chế trong 1 số lĩnh vực
- Có cơ cấu tổ chức: Bao gồm cơ quan chính và cơ quan hỗ trợ.
6. Các dân tộc giành quyền tự quyết
- Là chủ thể quá độ thành lập một quốc gia dân tộc độc lập, có chủ quyền
(Hiện tại có duy nhất Palestine).
7. Các chủ thể khác
- Đài Loan, Hongkong, Macau (không được coi có lãnh thổ xác định, vẫn thuộc Trung Quốc). - Vaticang.
8. So sánh quốc gia và tổ chức quốc tế liên chính phủ * Giống nhau:
- Đều là chủ thể của LQT
- Đều có quyền năng chủ thể
- Đều đáp ứng đầy đủ các điều kiện chủ thể của LQT * Khác nhau: Tiêu chí Quốc gia
Tổ chức quốc tế liên chính phủ
Đáp ứng 4 yếu tố: dân cư thường Có sự thỏa thuận, ký kết
Điều kiện xuyên, lãnh thổ xác định, chính phủ, ĐƯQT giữa các quốc gia, tổ
hình thành năng lực tham gia vào các quan hệ chức quốc tế quốc tế. 4
Thứ yếu, ít hơn nhưng tầm Vai trò
Chủ thể cơ bản, chủ yếu của LQT
quan trọng và vai trò ngày càng được nâng cao Quyền
Quyền năng gốc, vốn có, tự nhiên, Quyền năng phái sinh do quốc năng
xuất phát từ chủ quyền quốc gia gia trao cho
Hạn chế, chỉ 1 số lĩnh vực theo
Đầy đủ, tham gia bất kỳ lĩnh vực điều lệ, hiến chương (ví dụ Phạm vi nào WTO chỉ trong lĩnh vực thương mại)
Mặc dù độc lập nhưng trong Mức độ
quá trình tham gia QHQT vẫn Quyền năng tuyệt đối thực hiện
phải chịu tác động nhất định của quốc gia
9. Đối tượng điều chỉnh của LQT
Tính chất Liên quốc gia, liên chính phủ: Các QHXH liên quan đến các chuẩn mực chung nhất,...
10. Phương thức hình thành nguyên tắc pháp luật QT
Phương thức thỏa thuận (Công khai hoặc ngầm định).
- Công khai: Thông qua ký kết ĐƯQT,...
- Ngầm định: Cơ sở hình thành TQQT
11. Cơ chế thực thi (cưỡng chế)
- Tự thực thi, tự cưỡng chế
- Hình thức cưỡng chế: Tập thể hoặc riêng lẻ
- Biện pháp cưỡng chế: Phi vũ trang, vũ trang
II. Quy phạm pháp luật quốc tế
1. Khái niệm: Là quy tắc xử sự chung do các quốc gia và các chủ thể khác
của LQT thỏa thuận xây dựng lên trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm điều chỉnh
các quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể khác của LQT.
2. Phân loại: Theo nhiều tiêu chỉ trong giáo trình
* Theo hình thức thể hiện 5
- Quy phạm ĐƯQT (quy phạm thành văn): là quy phạm được ghi nhận trong
ĐƯQT do quốc gia và các chủ thể khác của LQT thỏa thuận xây dựng trên cơ sở
bình đẳng, tự nguyện thông qua đấu tranh, thương lượng nhằm ấn định, thay đổi
hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong QHQT.
- Quy phạm TQQT (quy phạm bất thành văn): là những quy tắc xử sự chung
hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế được các chủ thể của LQT thừa nhận
là quy phạm có giá trị pháp lý bắt buộc
* Theo giá trí hiệu lực
- Quy phạm tùy nghi (thông thường)
- Quy phạm mệnh lệnh chung (Jus Cogens) + So sánh: Tiêu chí Quy phạm tùy nghi
Quy phạm mệnh lệnh chung
Có thể do 1 nhóm các quốc gia Là quy phạm được toàn thể
Xây dựng quy xây dựng, cho phép thỏa thuận cộng đồng các quốc gia chấp phạm đưa ra cách xử sự thuận và công nhận
Bắt buộc, ràng buộc pháp lý
Cho phép thay đổi trong giới hạn Tính bắt buộc
cao, không được làm trái quy cho phép phạm
Chỉ được sửa đổi bằng một
Được tự do sửa đổi trên cơ sở Việc sửa đổi
quy phạm mới khác của PLQT thỏa thuận chung, có cùng tính chất
Hiệu lực pháp lý Hiệu lực pháp lý thấp hơn
Hiệu lực pháp lý rất cao Số lượng quy
Chiếm số lượng lớn, đa số Chiếm số lượng ít phạm trong LQT
Xác định bề rộng lãnh hải không Cấm các quốc gia sử dụng vũ
quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở; lực, đe dọa dùng vũ lực và giải Ví dụ
xác định vùng đặc quyền kinh tế quyết tranh chấp bằng các không quá 200 hải lý biện pháp hòa bình
* Theo phạm vi điều chỉnh
+ Quy phạm đa phương phổ cập: là quy phạm có giá trị bắt buộc với hầu hết
các chủ thể của LQT, thường được ghi nhận trong các ĐƯQT đa phương phổ cập. 6
VD: Quy phạm được ghi nhận trong Hiến chương LHQ…
+ Quy phạm đa phương khu vực: là quy phạm có giá trị bắt buộc với một số
quốc gia nhất định là thành viên của ĐƯQT cụ thể.
VD: Quy phạm được ghi nhận trong Hiến chương ASEAN…
+ Quy phạm song phương: là những quy phạm chỉ có giá trị bắt buộc đối với
hai quốc gia hoặc hai chủ thể của LQT cùng tham gia ĐƯQT song phương.
VD: Quy phạm được ghi nhận trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
III. Mối quan hệ pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia
- Có 2 học thuyết là “Nhất nguyên luận” và “Nhị nguyên luận”
- Việt Nam theo quan niệm LQG và LQT là 2 hệ thống pháp luật có mối
quan hệ biện chứng với nhau:
- 2 hệ thống độc lập nhưng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau
* Cơ sở mối quan hệ:
- Sự gắn bó chặt chẽ giữa hai chức năng cơ bản là chức năng đối nội và chức
năng đối ngoại của Nhà nước.
- Vai trò của Nhà nước trong quá trình ban hành pháp luật quốc gia và xây
dựng pháp luật quốc tế
- Sự thống nhất về chức năng của hai hệ thống pháp luật
- Nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế (pacta sunt servanda) * Chủ thể:
- Quốc gia là chủ thể chung - LQG truyền tải LQT - LQG tác động LQT * Nội dung:
- Luật quốc gia có ảnh hưởng quyết định đến quá trình xây dựng, thực hiện
và phát triển luật quốc tế
- Luật quốc gia là bảm đảm pháp lý quan trọng để các nguyên tắc, quy phạm
pháp luật quốc tế được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia (nội luật hóa).
- Luật quốc tế thúc đấy sự phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia. 7
- Luật quốc tế tạo điều kiện đảm bảo cho luật quốc gia trong quá trình thực hiện.
IV. Công nhận quốc tế
1. Khái niệm: Là hành vi chính trị pháp lý của quốc gia công nhận dựa trên
các động cơ nhất định nhằm xác nhận sự tồn tại của thành viên mới trong cộng đồng quốc tế.
2. Các thể loại công nhận quốc tế
* Công nhận quốc gia mới thành lập
- Trong các trường hợp sau: đáp ứng đầy đủ yếu tố của một quốc gia hoặc do chia tách, hợp nhất.
- Sự công nhận quốc gia ở đây chỉ là tuyên bố về sự tồn tại trên trường quốc
tế một quốc gia mới mà thôi. Còn khi công nhận một quốc gia mới thành lập, các
quốc gia công nhận chỉ ra rằng thành viên mới đó của cộng đồng quốc tế là một
thực thể có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản theo LQT.
* Công nhận chính phủ mới
- Công nhận chính phủ mới có nghĩa là công nhận người đại diện hợp pháp
cho một quốc gia có chủ quyền trong sinh hoạt quốc tế chứ không phải công nhận chủ thể mới của LQT.
- 2 loại chính phủ mới: Chính phủ mới phù hợp với hiến pháp (vấn đề nội
bộ) và Chính phủ mới không phù hợp với hiến pháp (đặt ra vấn đề công nhận).
- Chính phủ mới được công nhận khi đáp ứng 3 đặc điểm cơ bản sau:
+ Chính phủ mới phải được đông đảo quần chúng nhân dân tự nguyện, tự giác ủng hộ;
+ Chính phủ mới có đủ năng lực để duy trì và thực hiện quyền lực quốc gia trong một thời gian dài;
+ Chính phủ mới có khả năng kiểm soát toàn bộ hoặc phần lớn lãnh thổ quốc
gia một cách độc lập, tự chủ, tự quản lý và điều hành mọi công việc của đất nước.
* Các thể loại công nhận khác
- Công nhận dân tộc đang đấu tranh giành quyền độc lập
- Công nhận các bên tham chiến
3. Các hình thức công nhận quốc tế 8
- Công nhận de jure: Là công nhận quốc tế chính thức, ở mức độ đầy đủ
nhất trong một phạm vi toàn diện.
- Công nhận de facto: Là công nhận thực tế ở mức độ không đầy đủ, hạn
chế và trong một phạm vi không toàn diện.
- Công nhận ad hoc: Là hình thức công nhận quốc tế đặc biệt mà quan hệ
giữa các bên chỉ phát sinh trong một phạm vi nhất định nhằm tiến hành một số
công vụ cụ thể và quan hệ đó sẽ được chấm dứt ngay sau khi hoàn thành công vụ đó.
4. Các phương pháp công nhận quốc tế
- Công nhận minh thị: Là việc công nhận được thể hiện một cách rõ ràng,
minh bạch thông qua hành vi cụ thể rõ ràng.
- Công nhận mặc thị: Là việc thể hiện một cách kín đáo, ngấm ngầm. Muốn
làm sáng tỏ ý định công nhận của bên công nhận phải dựa vào các quy phạm tập
quán nhất định hay nguyên tắc suy diễn trong sinh hoạt quốc tế.
5. Hệ quả pháp lý
- Giải quyết triệt để vấn đề pháp lý của đối tượng được công nhận
- Tạo ra những điều kiện thuận lợi để các bên thiết lập những quan hệ nhất định với nhau
+ Việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa quốc gia (chính phủ) công nhận và
quốc gia (chính phủ) được công nhận là một trong những hệ quả pháp lý quan
trọng nhất. Nếu giữa 2 bên đã tồn tại quan hệ ngoại giao từ trước thig quan hệ cũ sẽ
được phục hồi chứ không thiết lập mới.
+ Công nhận de facto sẽ tạo ra cơ sở pháp lý để thiết lập lãnh sự.
+ Việc ký kết các ĐƯQT hai bên, trong đó thể hiện rõ sự thống nhất nguyện
vọng, ý muốn của các bên về các quyền và nghĩa vụ đã quy định trong các lĩnh vực cụ thể.
+ Tham gia vào các hội nghị quốc tế và các tổ chức quốc tế phổ cập thì công
nhận quốc tế cũng tạo ra những hệ quả pháp lý nhất định.
+ Các hệ quả pháp lý khác: Tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia (chính phủ)
mới được công nhận có khả năng thực tế để bảo vệ quyền miễn trừ quốc tế và miễn
trừ tư pháp đối với tài sarn của quốc gia mình tại lãnh thổ của quốc gia công nhận, 9
tạo ra cơ sở pháp lý để chứng minh hiệu lực chứng cứ của các văn bản pháp luật do
quốc gia mới được công nhận ban hành...
6. Phân biệt LQG và LQT Tiêu chí LQG LQT
Hệ thống các nguyên tắc và các
Hệ thống các quy tắc xử sự chung quy phạm pháp luật được các
do nhà nước ban hành hoặc thừa chủ thể của LQT thỏa thuận tạo
nhận nhằm điều chỉnh các QHXH dựng lên trên cơ sở tự nguyện,
Khái niệm phát sinh trong lãnh thổ quốc gia, bình đằng để điều chỉnh mối
giữa các chủ thể LQT phù hợp với quan hệ phát sinh giữa các chủ
lợi ích của giai cấp thống trị và thể của LQT trong mọi lĩnh vực
mang tính chất bắt buộc
của đời sống quốc tế.
Là các QHPL phát sinh trong
Các QHPL phát sinh trong phạm Đối tượng
tất cả các lĩnh vực của đời sống
vi lãnh thổ quốc gia và giữa các điều chỉnh
QT hoặc giữa các chủ thể LQT chủ thể LQG khác
- Cá nhân, pháp nhân, nhà nước.
- Địa vị pháp lý không bình đẳng. - 4 chủ thể Chủ thể
Trong đó Nhà nước là chủ thể đặc - Địa vị pháp lý các chủ thể
biệt có quyền lực nhà nước, ban bình đẳng với nhau
hành pháp luật để quản lí xã hội Cách thức xây dựng - Có cơ quan lập pháp
- Không có cơ quan lập pháp,
(cơ quan lập - Ban hành các hệ thống quy tắc được xây dựng trên cơ sở thỏa pháp,
xử sự chung, phục vụ cho giai cấp thuận tự nguyện, bình đẳng nguyên tắc thống trị xây dựng) Phương
- Sử dụng PL, tuân thủ PL, thi - Tự thực thi thức thực hành PL, áp dụng PL
- Không có cơ quan thực thi thi - Có cơ quan thực thi 10
Biện pháp - Có biện pháp cưỡng chế - Tự cưỡng chế
cưỡng chế - Có cơ quan cưỡng chế
- Không có cơ quan cưỡng chế
7. Phân biệt QPPL quốc tế và quy phạm chính trị Tiêu chí QPPL Quốc tế Quy phạm chính trị Khái niệm (tự chém) (tự chém)
- Quy tắc xử sự được hình thành
- Các quy tắc xử sự chung, trong quá trình thỏa thuận dựa
chuẩn mực chung do các chủ trên bình đẳng và tin cậy và tận
Sự hình thành thể LQT thỏa thuận trên tâm thiện chí thực hiện cam kết
nguyên tắc tự nguyện, bình về chính trị, không có tính chất đẳng ràng buộc
- Thường được ghi nhận trong các Hình thức ghi - ĐƯQT
văn kiện chính trị thể hiện ý chí nhận - TQQT của các bên
Có giá trị ràng buộc với các Giá trị pháp lý
Không có giá trị ràng buộc chủ thể QT Tính chất
Xác lập các quy tắc xử sự Quyền, nghĩa vụ có tính chất đạo
quyền và nghĩa hoặc quyền, nghĩa vụ pháp đức, chính trị và có tính chất mềm vụ
lý có tính chất chuẩn mực dẻo
Hành vi vi phạm không làm phát
Hậu quả pháp Nếu vi phạm sẽ phải chịu sinh trách nhiệm pháp lý mà chỉ lý trách nhiệm pháp lý
làm ảnh hưởng uy tín quốc gia trên trường quốc tế
- Quy phạm đạo đức: Là các quy tắc xử sự chung, những chuẩn mực xã hội
được toàn thể nhân loại công nhận về cách xử sự công bằng, hợp lý cần phải thực
hiện của mỗi quốc gia.
Các quy phạm đạo đức có ý nghĩa là xuất phát điểm để hình thành quy phạm
luật quốc tế. (Ví dụ: đạo lý coi trọng hòa bình trở thành quy phạm Jus Cogens của LQT). 11
VẤN ĐỀ 2. Nguồn của luật quốc tế
(Chương I + IV Giáo trình CPQT- HỌC THUỘC + ĐỌC VBPL)
(Bao gồm việc giải quyết câu 14 đến câu 16 Bộ câu hỏi vấn đáp) I. Nguồn của LQT 1. Khái niệm
- Là hình thức chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế
- Biểu hiện sự tồn tại của nguyên tắc, QPPLQT (nguồn gốc hình thành nguyên tắc và QPPLQT)
2. Cơ sở để xác định nguồn
- Cơ sở pháp lý (Điều 38 IJC): ĐƯQT, TQQT, các nguyên tắc pháp luật
chung, các học thuyết LQT và phán quyết của cơ quan tài phán QT (Án lệ)
- Cơ sở thực tiễn: Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia, Nghị quyết của
tổ chức quốc tế liên chính phủ
* Phân loại nguồn: 2 loại nguồn của LQT
- Nguồn cơ bản: Trực tiếp chứa đựng QPPLQT: ĐƯQT, TQQT.
- Nguồn bổ trợ: Không trực tiếp chứa đựng QPPLQT nhưng biểu hiện sự tồn
tại, là cơ sở để hình thành hoặc làm sáng tỏ nguyên tắc QPQT. Trong một số
trường hợp, nguồn bổ trợ có thể được áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ giữa các
quốc gia và chủ thể QT khi chưa có nguồn cơ bản điều chỉnh. (Nghị quyết tổ chức
QT liên chính phủ, Phán quyết TAQT, Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia,
Nguyên tắc pháp luật chung, các học thuyết LQT).
II. Điều ước quốc tế (Có hết trong Công ước Viên 1969) 1. Khái niệm
Là thỏa thuận pháp lý bằng văn bản xác lập lên các nguyên tắc và quy phạm
pháp luật, được ký kết giữa các chủ thể của LQT và được LQT điều chỉnh. 2. Đặc điểm
- Chủ thể: Chủ thể của LQT
- Hình thức: Bằng văn bản (thông qua ký kết và tham gia vào ĐƯQT).
Ngoài ra có thể bằng lời nói (hiệp ước quân tử)
- Tên gọi: Do các bên thỏa thuận (Hiệp ước, Hiệp định, Nghị định thư, Hiến chương,...). 12
- Nội dung: Thỏa thuận, xác định quyền và nghĩa vụ quốc tế của các bên và
phải phù hợp với Jus Cogens. - Ngôn ngữ:
+ ĐƯQT song phương do 2 bên thỏa thuận, có giá trị pháp lý như nhau
+ ĐƯQT đa phương thường sử dụng 1 trong 6 ngôn ngữ chính: Anh, Nga,
Trung Quốc, Tây Ban Nha, Ả Rập, Pháp.
- Luật điều chỉnh: Luật quốc tế.
3. Thẩm quyền ký kết
- Thẩm quyền đương nhiên: Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính
phủ, người đứng đầu bộ ngoại giao. Có quyền đại diện cho quốc gia mình tham gia
vào kí kết bất kỳ ĐƯQT nào, vào bất kì giai đoạn nào của kí kết.
- Thẩm quyền ủy quyền: Người đại diện quốc gia ở tổ chức quốc tế, hội nghị
quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao. Chỉ được ký kết các ĐƯQT trong phạm vi đại
diện tại tổ chức QT, hội nghị QT.
4. Quy trình ký kết ĐƯQT
a) Giai đoạn hình thành
- Đàm phán: Quá trình thương lượng, đấu tranh lợi ích để đi đến thỏa thuận chung về nội dung ĐƯQT.
+ Cách thức đàm phán: Các bên đưa ra văn bản rồi cùng đàm phán hoặc
cùng đàm phán để tạo lập 1 văn bản mới.
+ Hình thức: Thông qua cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế.
- Soạn thảo: Được tiến hành bởi ban soạn thảo do các bên thỏa thuận thành lập hoặc lựa chọn.
+ ĐƯQT song phương: Các bên cử đại diện hoặc 1 bên soạn thảo
+ ĐƯQT đa phương: Thành lập 1 cơ quan soạn thảo gồm đại diện các bên
- Thông qua: Là quá trình các bên xác nhận văn bản dự thảo ĐƯQT phản
ánh đúng nội dung mà các bên đã nhất trí ở quá trình đàm phán (sau khi đàm phán
thành công). Văn bản dự thảo ĐƯQT sau khi được các bên thông qua chưa có giá
trị ràng buộc pháp lý. Tuy nhiên văn bản soạn thảo ĐƯQT sau khi được thông qua
thì không bên nào được đơn phương sửa đổi, chỉnh lý, bổ sung. 13 + Nguyên tắc thông qua: Nhất trí Đa số tương đối
Không thỏa thuận thì áp dụng công ước Viên 1969 (các quốc gia tham
gia biểu quyết tán thành, nếu thành lập tổ chức QT chỉ cần 2/3 biểu quyết tán thành)
+ Hình thức: Bỏ phiếu kín hoặc công khai
b) Giai đoạn xác nhận sự ràng buộc
- Ký ĐƯQT: hành vi phát sinh hiệu lực ràng buộc ĐƯQT
+ Ký tắt: Là hình thức ký do cơ quan đại diện tham gia đàm phán tiến hành
nhằm xác nhận văn bản dự thảo ĐƯQT đã được thông qua. Chưa làm phát sinh hiệu lực ĐƯQT.
+ Ký AD REFERRENDUM: Là hình thức ký của người đại diện các bên
tham gia ký kết. Có thể làm phát sinh hiệu lực ĐƯQT nếu có sự đồng ý tiếp theo
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của quốc gia đó.
+ Ký đầy đủ: Là hình thức ký của người đại diện vào văn bản dự thảo
ĐƯQT. Trường hợp văn bản có yêu cầu phê chuẩn, phê duyệt thì phải tiến hành
phê chuẩn, phê duyệt trước khi phát sinh hiệu lực. Trường hợp văn bản không yêu
cầu phê chuẩn, phê duyệt thì phát sinh hiệu lực luôn.
- Phê chuẩn, phê duyệt ĐƯQT:
+ Do sự thỏa thuận của các bên trong văn bản nhằm xác định sự ràng buộc của quốc gia
+ Bản chất không khác nhau mà chỉ khác nhau cơ quan tiến hành: Phê chuẩn
(cơ quan lập pháp) , phê duyệt (cơ quan hành pháp).
+ Hậu quả pháp lý: Nếu phê chuẩn, phê duyệt thì ĐƯQT phát sinh hiệu lực,
nếu không phê chuẩn, phê duyệt thì ĐƯQT không phát sinh hiệu lực.
- Gia nhập ĐƯQT: Là hình thức đặc biệt của quá trình kí kết ĐƯQT. Theo
đó, quốc gia gia nhập ĐƯQT không tham gia vào quốc trình hình thành ĐƯQT mà
chỉ thực hiện các hành vi nhằm xác nhận sự ràng buộc của văn bản ĐƯQT đối với quốc gia mình. 5. Hiệu lực ĐƯQT 14
a) Điều kiện phát sinh hiệu lực ĐƯQT
- Ký kết trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện
- Nội dung ĐƯQT phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản ĐƯQT, không
được trái các nguyên tắc cơ bản
- Ký kết đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền
b) Hiệu lực thảo không gian và thời gian của ĐƯQT
- Hiệu lực theo thời gian ĐƯQT
+ Thời điểm phát sinh hiệu lực ĐƯQT: Do các bên thỏa thuận (Ví dụ khi đã
có đủ số lượng nhất định các quốc gia chấp nhận
+ Thời điểm chấm dứt hiệu lực
ĐƯQT có thời hạn: Do các bên thỏa thuận trước
ĐƯQT vô thời hạn: dựa vào yếu tố khách quan, chủ quan.
- Hiệu lực theo không gian ĐƯQT: ĐƯQT sẽ phát sinh hiệu lực trong phạm
vi toàn bộ lãnh thổ của các quốc gia thành viên. Ngoại lệ trong 1 vài trường hợp,
ĐƯQT có thể phát sinh ở 1 phần lãnh thổ hoặc phát sinh ở ngoài lãnh thổ quốc gia thành viên.
6. Bảo lưu ĐƯQT và hệ quả của bảo lưu
Trong Công ước Viên 1969 có
- Khái niệm: Điểm đ, khoản 1, Điều 2
- Các trường hợp bảo lưu:
+ Nếu ĐƯQT quy định thì tuân theo ĐƯQT
+ Nếu ĐƯQT không quy định thì tuân theo Điều 20
- Các trường hợp không được bảo lưu: Điều 19
- Thủ tục bảo lưu: Điều 23
- Hâu quả pháp lý: Điều 21
7. Hiệu lực của ĐƯQT với bên thứ ba
- Điều 34 công ước Viên 1969
- Điều ước quốc tế có điều khoản tối huệ quốc
- Điều ước tạo ra hoàn cảnh khách quan. Đây là những ĐƯQT mà quốc gia
thứ ba phải tôn trọng và tính đến trong quan hệ của họ với nhưng quốc gia liên
quan, như điều ước liên quan đến giao thông trên các sông quốc tế (sông Ranh, 15
sông Đanuyp...), kênh đào quốc tế (kênh đào Panama, kênh đào Suer) và eo biển
quốc tế (eo biển Gibranta, eo biển Thổ Nhỹ Kỳ), điều ước về phân định biên giới).
- ĐƯQT được quốc gia thứ ba viện dẫn áp dụng với tính chất của tập quán quốc tế.
8. Tác động yếu tố khách quan và chủ quan tới hiệu lực của ĐƯQT
- Điều 54 đến 64 Công ước Viên 1969 * Khách quan:
- Đối tượng của ĐƯQT đã bị hủy bỏ hoặc không còn tồn tại
- Xuất hiện quy phạm bắt buộc chung của LQT mà ĐƯQT trái với quy phạm này.
- Thay đổi hoàn cảnh cơ bản (Điều 62) * Chủ quan:
- Khi có vi phạm cơ bản đối với 1 ĐƯQT (Điều 60)
- Hiệu lực thi hành một phần hay toàn bộ của ĐƯQT có thể bị tác động bởi
thực hiện hành vi hợp pháp của chủ thể ký kết: Bảo lưu ĐƯQT, hành vi thực hiện
quyền kế thừa của chủ thể LQT trong giải quyết các vấn đề kế thừa quốc gia, chính phủ.
9. Thực hiện ĐƯQT - Nội luật hóa - Áp dụng trực tiếp
III. Tập quán quốc tế 1. Khái niệm
TQQT là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trong
thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể LQT thừa nhận là luật.
2. Các yếu tố hình thành lên TQQT
- Yếu tố vật chất: Là sự tồn tại của thực tiễn quốc tế, tức là phaỉ có quy tắc
xử sự được hình thành trong thực tiễn quan hệ của các quốc gia. Thực tiễn này hiểu
theo cách truyền thống là sự lặp đi lặp của các sự kiện và hành vi pháp lý một cách
thống nhất trong sinh hoạt quốc tế. Tuy nhiên, LQT không quy định thực tiễn phải
lặp đi lặp lại trong bao nhiêu lần và trong thời gian bao nhiêu lâu nhưng thực tiễn 16
đó phải nhất quán. LQT cũng không yêu cầu quy tắc xử sự chung phải được thực
hiện bởi tất cả các quốc gia nhưng phải thể hiện tính phổ biến, đại diện.
- Yếu tố tinh thần: Là sự thừa nhận của chủ thể quốc tế đối với các quy tắc
xử sự đã được hình thành là quy phạm luật quốc tế. Tuy nhiên, LQT không đòi
hỏi sự thừa nhận của tất cả các quốc gia trên thế giới mà chỉ cần những đại diện,
trong đó có quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp dụng quy tắc đó. Yếu tố tinh
thần đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt tập quán quốc tế với một quy tắc nghi lễ thông thường.
3. Nguồn hình thành của TQQT
- Thực tiễn sinh hoạt giữa các quốc gia
- Thực tiễn thực hiện ĐƯQT
- Thực tiễn thực hiện phán quyết của cơ quan tài phán QT
- Thực tiễn thực hiện Nghị quyết của tổ chức QT liên chính phủ - Học thuyết của LQT
Tự chém gió phân tích (hoặc xem ảnh An chụp trong nhóm chat), 4
nguồn cuối thì mang tính chất khuyến nghị...
4. Mối quan hệ giữa ĐƯQT và TQQT
ĐƯQT và TQQT có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau:
Thứ nhất, sự tồn tại của một ĐƯQT không có ý nghĩa loại bỏ giá trị áp dụng
của TQQT tương đương về nội dung, mặc dù ĐƯQT có những ưu thế so với
TQQT (như tính rõ ràng, khả năng hình thành nhanh và áp dụng thuận lợi) và
nhiều trường hợp ĐƯQT có giá trị ưu thế hơn).
Thứ hai, TQQT có ý nghĩa là cơ sở để hình thành ĐƯQT và ngược lại (tự
chém giống ý nguồn bên trên).
Thứ ba, quy phạm tập quán có thể bị thay đổi, hủy bỏ bằng con đường
ĐƯQT và cá biệt, cũng có thể có trường hợp, điều ước bị thay đổi hay hủy bỏ bằng
con đường tập quán pháp lý quốc tế, ví dụ, đối với trường hợp xuất hiện quy phạm
Jus Cogens mới của LQT dưới dạng TQQT.
Thứ tư, TQQT có thể tạo điều kiện mở rộng hiệu lực của ĐƯQT, ví dụ, hiệu
lực của ĐƯQT với bên thứ ba, do việc viện dẫn quy phạm điều ước dưới dạng tập quán pháp lý quốc tế. 17 5. Nguồn bổ trợ
Không trực tiếp chứa đựng QPPLQT nhưng biểu hiện sự tồn tại, là cơ sở để
hình thành hoặc làm sáng tỏ nguyên tắc QPQT. Trong một số trường hợp, nguồn
bổ trợ có thể được áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và chủ thể
QT khi chưa có nguồn cơ bản điều chỉnh. (Nghị quyết tổ chức QT liên chính phủ,
Phán quyết TAQT, Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia, Nguyên tắc pháp
luật chung, các học thuyết LQT).
6. Mối quan hệ giữa nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ
- Nguồn bổ trợ là cơ sở để hình thành lên nguồn cơ bản (ví dụ nguồn hình thành TQQT)
- Là phương tiện chứng minh sự tooafn tại của nguồn cơ bản
- Nguồn bổ trợ góp phần giải thích, làm sáng tỏ nội dung của nguồn cơ bản
- Nguồn bổ trợ góp phần hoàn thiện, bổ sung những nội dung nguồn cơ bản
chưa điều chỉnh và có thể áp dụng khi không có nguồn cơ bản điều chỉnh.
VẤN ĐỀ 3: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
( Giáo trình trang 41 - HỌC THUỘC)
(Bao gồm việc giải quyết câu 17 đến câu 20 Bộ câu hỏi vấn đáp)
1. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia * Sự hình thành:
- Hình thành rất sớm trong đời sống QT, hình thành từ chế độ phong kiến
sang chế độ tư bản chủ nghĩa và trở thành nguyên tắc cơ bản của LQT thời kỳ tư bản chủ nghĩa.
- Năm 1945 Liên hợp quốc ra đời kèm theo đó là bản Hiến chương LHQ có
quy định tại Khoản 1, Điều 2. * Khái niệm:
- Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời của
quốc gia, bao gồm hai nội dung chủ yếu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm
vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quóc tế. 18
- Bình đẳng được hiểu là sự tương xứng nghĩa vụ, trách nhiệm gánh vác so
với quyền hưởng. Bình đẳng chủ quyền quốc gia là bình đẳng trong quyền tự quyết
mọi vấn đề đối nội, đối ngoại của quốc gia. * Nội dung:
Bình đẳng về chủ quyền của quốc gia bao gồm các nội dung chính sau:
- Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý;
- Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ;
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của các quốc gia khác;
- Sự toàn vẹn lãnh thổ và tính độc lập về chính trị là bất di bất dịch;
- Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, xã hội,
kinh tế và văn hóa của mình;
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và tận tâm các nghĩa vụ quốc tế
của mình và tồn tại hòa bình cùng các quốc gia khác.
Theo nguyên tắc này, mỗi quốc gia có các quyền chủ quyền bình đẳng sau:
- Được tôn trọng về quốc thể, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ về chế độ
chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa;
- Được tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình;
- Được tham gia các tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế với các lá phiếu có giá trị ngang nhau;
- Được ký kết và gia nhập các ĐƯQT có liên quan;
- Được tham gia xây dựng pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế bình đẳng với các quốc gia khác;
- Đượng hưởng đầy đủ các quyền ưu đãi, miễn trừ và gánh vác các nghĩa vụ như các quốc gia khác. * Ngoại lệ:
- Quốc gia tự hạn chế chủ quyền thông qua: + Tuyên bố đơn phương:
Ví dụ: Thụy Sỹ tuyên bố mình là quốc gia trung lập vĩnh viễn.
+ Thỏa thuận ký với các quốc gia khác:
Ví dụ: Việc ký kết ĐƯQT 19
- Quốc gia bị hạn chế chủ quyền: Vi phạm nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc quốc tế
Ví dụ: Hội đồng bảo an Liên hợp quốc áp dụng lệnh trừng phạt vũ trang, phi vũ trang.
2. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda) * Sự hình thành:
- Đây là nguyên tắc có lịch sử lâu đời nhất trong các nguyên tắc cơ bản
- Tiền thân của nguyên tắc này là nguyên tắc tuân thủ ĐƯQT thực hiện từ
thời La Mã cổ đại và tồn tại hàng nghìn năm dưới dạng tập quán pháp lý quốc tế (pacta sunt servanda)
- Hiện nay, nguyên tắc này tồn tại trrong hầu hết văn bản pháp lý. Được thể
hiện qua 2 văn bản chính là: Khoản 2, Điều 2 Hiến chương LHQ; Điều 26 Công ước viên 1969. * Khái niệm:
- Cam kết quốc tế bao gồm: ĐƯQT, TQQT và cam kết pháp lí đơn phương của quốc gia.
- Tận tâm, thiện chí: Là chủ động thực hiện, không được viện dẫn lí do
khách quan, chủ quan để từ chối. * Nội dung:
- Mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện, có thiện chí, trung thực
và đầy đủ các nghĩa vụ ĐƯQT của mình.
Ví dụ: Quốc gia thực hiện các nghĩa vụ theo Hiến chương LHQ (ĐƯQT đang có hiệu lực)
- Mọi quốc gia phải tuyệt đối tuân thủ việc thực nghĩa vụ ĐƯQT, tuân thủ
một cách triệt để, không do dự các ĐƯQT đang có hiệu lực.
- Các quốc gia thành viên không được viện dẫn các quy định của pháp luật
trong nước để coi đó là nguyên nhân dẫn tới việc từ chối nghĩa vụ.
- Các quốc gia không có quyền ký kết ĐƯQT mâu thuẫn với nghĩa vụ của
mình quy định trong ĐƯQT hiện hành mà quốc gia ký kết hoặc tham gia ký kết
trược đó với các quốc gia khác. 20