Luật thi hành tạm giữ tạm giam - Luật Thi hành án hình sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Luật thi hành tạm giữ tạm giam - Luật Thi hành án hình sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

PHẦN THỨ NHẤT: LUẬT THI HÀNH TẠM GIỮ, TẠM
GIAM
Chương 1: KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ CỦA LUẬT THI HÀNH
TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ, THI
HÀNH TẠM GIỮ, TẠM GIAM
I. Những vấn đề chung của luật thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Khái niệm Luật thi hành tạm giữ, tạm giam
Thi hành? Thi hành tạm giữ, tạm giam? Luật thi hành tạm giữ, tạm giam?
Thi hành là làm cho thành hiện thực điều đã được chính thức quy định. Thi
hành tạm giữ, tạm giam là việc các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đưa lệnh,
quyết định về tạm giữ, tạm giam đã có hiệu lực pháp luật được thực thi trên thực
tế. Thi hành tạm giữ, tạm giam có đặc điểm:
+ Đối tượng thi hành tạm giữ, tạm giam là các lệnh, quyết định về tạm giữ,
tạm giam của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
+ Quá trình thi hành tạm giữ, tạm giam có sự tham gia của nhiều cá nhân, cơ
quan nên có nhiều mối quan hệ khác nhau.
+ Có sự độc lập tương đối và có nhiệm vụ khác so với việc áp dụng BPNC
tạm giữ, tạm giam trong TTHS.
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam là văn bản QPPL trong hệ thống pháp luật
VN, được CQNN có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh
trong việc thi hành tạm giữ, tạm giam, bảo đảm cho việc tạm giữ, tạm giam được
thực hiện đúng quy định của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm
giữ, tạm giam, của Nhà nước, tổ chức và cá nhân được tôn trọng, bảo đảm.
2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam là quan hệ xã hội
phát sinh giữa CQNN, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm
giam với người bị tạm giữ, bị tạm giam; giữa các CQNN và người có thẩm quyền
với nhau trong việc thi hành tạm giữ, tạm giam. Chủ yếu là tập trung điều chỉnh
quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ quan quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam, cơ quan
thi hành tạm giữ, tạm giam, những người có thẩm quyền trong các cơ quan này với
người bị tạm giữ, tạm giam. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và người có thẩm
quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, các chế độ quản lý giam, giữ, chế
độ của người bị tạm giữ, tạm giam, việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong tạm giữ, tạm giam là những nội dung quan trọng thuộc đối tượng điều
chỉnh của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. Cụ thể:
+ Các quan hệ giữa CQ thi hành tạm giữ, tạm giam với người bị tạm giữ,
người bị tạm giam.
+ Các quan hệ giữa CQ thi hành tạm giữ, tạm giam với cơ quan tiến hành tố
tụng.
+ Các quan hệ giữa CQ thi hành tạm giữ, tạm giam với VKS (kiểm sát quản
lý, thi hành tạm giữ, tạm giam)
+ Các quan hệ khác
Đặc trưng các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của LTHTGTG:
+ Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh phá sinh trong quá trình quản lý, thi
hành TGTG; từ khi có người bị tạm giữ, tạm giam đến khi kết thúc việc tạm giữ,
tạm giam.
+ Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia các quan hệ có tác
động trực tiếp đối với thi hành lệnh, quyết định tạm giữ, tạm giam.
+ Một bên chủ thể là cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam còn bên kia là người
bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Phương pháp điều chỉnh là phương pháp quyền uy – phục tùng và phương
pháp phối hợp – chế ước.
Phương pháp quyền uy – phục tùng là phương pháp chủ đạo của thi hành tạm
giữ, tạm giam, cho phép cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm
giữ, tạm giam buộc người bị tạm giữ, tạm giam phải chấp hành tuyệt đối những
quy định của nhà nước về tạm giữ, tạm giam như việc người bị tạm giữ, tạm giam
phải sống, sinh hoạt trong buồng tạm giữ, nhà tạm giữ, trại tạm giam dưới sự quản
lý của cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam. Trong trường hợp người bị tạm giữ,
tạm giam vi phạm những quy định trên sẽ bị áp dụng biện pháp kỷ luật như cảnh
cáo, cách ly tại buồng kỷ luật, bị cùm chân, bị hạn chế việc nhận, gửi thư quà...
Phương pháp phối hợp – chế ước điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan có
thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, thi hành tạm
giữ, tạm giam như cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, CQĐT, VKS, TA
và cơ quan, tổ chức khác có liên quan. Phương pháp này thể hiện ở việc các cơ
quan, tổ chức nêu trên có sự phối hợp trong thực thi nhiệm vụ tạm giữ, tạm giam
đồng thời kiểm tra, kiểm sát, phát hiện những sai phạm của nhau để khắc phục, bảo
đảm việc tạm giữ, tạm giam được thực hiện một cách có hiệu quả, đúng quy định
của PL.
3. Phạm vi điều chỉnh
Phạm vi điều chỉnh là nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành tạm giữ, tạm giam;
tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan trong thi hành tạm giữ, tạm giam.
Bắt đầu phát sinh khi có người bị tạm giữ, tạm giam: được tính từ khi cơ quan
thi hành tạm giữ, tạm giam nhận người có quyết định tạm giữ, tạm giam của các cơ
quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền.
Kết thúc việc tạm giữ, tạm giam: khi người người bị tạm giữ, tạm giam có
quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ, tạm giam, quyết định trả tự do, áp dụng biện
pháp ngăn chặn khác không phải là tạm giữ, tạm giam hoặc chuyển đi thi hành án.
4. Nguồn của luật thi hành án tạm giữ, tạm giam
Hiến pháp, BLHS, BLTTHS, Luật tổ chức TAND, Luật tổ chức VKSND, Luật
thi hành tạm giữ, tạm giam, các nghị quyết của Quốc hội, các nghị định của Chính
phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán
TAND tối cao, các thông tư và thông tư liên tịch quy định về thi hành tạm giữ, tạm
giam.
II. Nhiệm vụ của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam
- Bảo đảm lệnh, nghị quyết tạm giữ, tạm giam có hiệu lực thi hành phải được
thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế. (nhiệm vụ then chốt, trọng tâm của
LTHTGTG, là yếu tố gốc rễ cho 2 nhiệm vụ sau)
- Ngăn ngừa người phạm tội tiếp tục phạm tội bỏ trốn, gây khó khăn cho quá
trình điều tra, truy tố, xét xử và bảo đảm thi hành án.
+ Phòng ngừa riêng: ngăn chặn người bị tạm giữ, người bị tạm giam tiếp tục
gây hậu quả, tác hại cho xã hội, không có điều kiện cản trở các hoạt động tố tụng.
+ Phòng ngừa chung: giáo dục, phòng ngừa những người khác khi họ chưa
thực hiện tội phạm hoặc đã thực hiện nhưng chưa bị áp dụng biện pháp ngăn chặn
TGTG.
- Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật: là các quy định của pháp luật về quyền
và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam trong thời gian bị giam giữ, chính sách
của nhà nước đối với họ cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến thái độ
không thành khẩn của họ trong khai báo để người bị tạm giữ, tạm giam thấy rõ tội
lỗi, trách nhiệm của mình, từ đó khai báo thành khẩn và chấp hành tốt nội quy, quy
chế của trại tạm giam, nhà tạm giữ.
III. Nguyên tắc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Nguyên tắc là những tư tưởng, quan điểm cơ bản đóng vai trò chỉ đạo các
hoạt động có mục đích. Tất cả các hoạt động có mục đích muốn đạt được mục đích
của hoạt động đều phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quyền con người, lợi ích
của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Nội dung nguyên tắc thể hiện: giam giữ phải đúng người, đúng trình tự, thủ
tục, thẩm quyền theo pháp luật; tổ chức quản lý, giam giữ phải đảm bảo an toàn và
theo đúng những quy định của PL.
Việc áp dụng tạm giữ, tạm giam phải tuân thủ triệt để những quy định của
BLTTHS về căn cứ, điều kiện, đối tượng, thời hạn, thẩm quyền áp dụng tạm giữ,
tạm giam. Việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam phải bảo đảm quyền con
người, không được tra tấn, đánh đạp, bức cung, dùng nhục hình hoặc các biện pháp
vô nhân đạo xâm phạm đến người bị tạm giữ, tạm giam; bảo đảm quyền và lợi ích
hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam và lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh lệnh, quyết định về tạm giữ, tạm
giam, trả tự do của cơ quan, người có thẩm quyền
Nội dung nguyên tắc thể hiện: những lệnh, quyết định áp dụng biện pháp
TGTG đã có hiệu lực pháp luật phải được thực hiện; việc thay đổi việc thi hành
TGTG được chấp hành nghiêm chỉnh (trích xuất, trả tự do, ...)
Các mục đích và nhiệm vụ khi áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam được
thực hiện khi lệnh, quyết định về tạm giữ, tạm giam của người có thẩm quyền được
thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế. Trong việc thi hành tạm giữ, tạm giam, cơ quan
và người có thẩm quyền phải nghiêm chỉnh thực hiện lệnh, quyết định về tạm giữ,
tạm giam, gia hạn tạm giữ, gia hạn tạm giam và trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm
giam. Người bị tạm giữ, tạm giam phải bị giam, giữ khi có lệnh, quyết định tạm
giữ, tạm giam và theo đúng thời hạn ghi trong lệnh, quyết định. Người bị tạm giữ,
tạm giam được trả tự do trong các trường hợp thời hạn tạm giữ, tạm giam đã hết,
có quyết định hủy bỏ lệnh, quyết định tạm giữ, tạm giam hoặc vụ án bị đình chỉ và
theo những quy định khác của PL. Người có thẩm quyền thi hành tạm giữ, tạm
giam mà vi phạm trong việc thực hiện lệnh, quyết định tạm giữ, tạm giam, quyết
định trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm giam thì tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị
xử lý theo quy định của PL.
3. Bảo đảm nhân đạo; không tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay bất
kỳ hình thực đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người
bị tạm giữ, người bị tạm giam
Nội dung nguyên tắc: những cơ quan chức năng, những người có thẩm quyền
phải có thái độ đúng đắn; mọi biện pháp, phương tiện sử dụng phù hợp với PL, với
đạo đức, thuần phong mỹ tục. Phải thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh chính sách,
chế độ của nhà nước với người bị tạm giữ, tạm giam. Nghiêm cấm hành vi tra tấn,
truy bức, dùng nhục hình.
Tính nhân đạo là bản chất trong PLXHCN của VN, thể hiện đường lối, chính
sách nhân đạo của Đảng và nhà nước đối với người phạm tội. Người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng cũng như quản lý, thi hành giam giữ không được áp dụng
các hình thức tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức phân biệt đối
xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam.
Việc áp dụng ác biện pháp vô nhân đạo, tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay các
hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giữ để
nhằm đạt được bất kỳ mục đích gì cũng bị nghiêm cấm và xử lý nghiêm khắc theo
quy định của PL.
4. Bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền con
người, quyền và nghĩa vụ của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật thi
hành tạm giữ, tạm giam và luật khác có liên quan
Nội dung nguyên tắc: phải tổ chức điều kiện thực hiện các quyền; nghiêm
cấm hành vi cản trở người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện quyền thăm thân nhân,
quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, tiếp xúc lãnh sự, khiếu nại, tố cáo, quyền
con người, quyền và nghĩa vụ khác công dân.
Theo chương II Hiến pháp năm 2013 với những nội dung hết sức cụ thể như
quyền sống, quyền tự do, học tập, làm việc, quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan
quyền lực nhà nước, quyền được chăm sóc y tế, nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, chấp
hành pháp luật không ai được phép tước bỏ các quyền và nghĩa vụ đó một cách trái
pháp luật.
5. Áp dụng các biện pháp quản lý giam giữ phải căn cứ vào tính chất,
mức độ của hành vi phạm tội, độ tuổi, giới tính, sức khỏe; bảo đảm bình đẳng
giới, quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em và các đặc điểm nhân thân
khác của người bị tạm giữ, bị tạm giam
Nội dung nguyên tắc: Việc phân loại giam giữ, việc áp dụng các biện pháp
quản lý, việc quy định các chế độ...
Người bị tạm giữ, bị tạm giam bị quản lý trong các cơ sở giam giữ của nhà
nước trong một thời hạn nhất định theo những quy định nghiêm ngặt của cơ sở
giam giữ. Các cơ sở giam, giữ khi thực hiện việc giam, giữ, quản lý người bị tạm
giữ, bị tạm giam phải phân loại các đối tượng bị tạm giữ, tạm giam theo các loại
tội phạm mà họ thực hiện, độ tuổi, giới tính, sức khỏe của họ như không giam giữ
chung những người phạm tội rất nghiêm trọng với ít nghiêm trọng, không giam giữ
người chưa thành niên với người đã thành niên.... nhằm bảo vệ tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, sự bình đẳng trước pháp luật của người bị tạm giữ, bị
tạm giam trong thời gian bị giam, giữ.
Chương 2: CƠ QUAN QUẢN LÝ, THI HÀNH TẠM GIỮ,
TẠM GIAM VÀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ,
TẠM GIAM
I. Cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Bao gồm cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam và cơ quan thi hành tạm giữ, tạm
giam. Các cơ quan này có nhiệm vụ quyền hạn quản lý việc tạm giữ, tạm giam và
thi hành tạm giữ, tạm giam.
1. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam
Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam là cơ quan nhà nước, được thành lập để
thực hiện việc quản lý tạm giữ, tạm giam trên phạm vi toàn quốc. Bao gồm: cơ
quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong CAND và cơ quan quản lý tạm giữ, tạm
giam trong QĐND.
1.1. Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong CAND
Khoản 1 điều 10 Luật THTGTG thì cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong
CAND bao gồm:
+ Cơ quan quản lý thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc BCA thực hiện
quản lý tạm giữ, tạm giam trong phạm vi cả nước (gọi chung là cơ quan quản lý
tạm giữ, tạm giam thuộc BCA)
+ Cơ quan thi hành án hình sự công an tỉnh, thành phố trực thuộc TW thực
hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW (gọi
chung là cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh)
+ Cơ quan thi hành án hình sự công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc TW thực hiện quản lý tạm giữ, tạm
giam trong địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc
thành phố trực thuộc TW (gọi chung là cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp
huyện).
1.2. Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong QĐND
Theo khoản 2 điều 10 Luật THTGTG thì cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam
trong QĐND bao gồm:
+ Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc BQP thực hiện quản lý tạm giữ,
tạm giam (gọi là cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc BQP).
+ Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương thực hiện quản lý
tạm giữ, tạm giam đối với trại tạm giam, nhà tạm giữ, khu vực thuộc phạm vi quản
lý.
+ Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh thực hiện quản lý tạm giữ đối với
buồng tạm giữ của đồn biên phòng.
Nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam quy định tại điều
12 Luật THTGTG năm 2015.
2. Hệ thống tổ chức cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam
Các cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam được thành lập trên phạm vi toàn
quốc tạo thành hệ thống tổ chức cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam, các cơ quan
đó bao gồm:
+ Trại tạm giam thuộc BCA.
+ Trại tạm giam thuộc BQP.
+ Trại tạm giam công an cấp tỉnh; trại tạm giam thuộc quân khu và tương
đương (gọi chung là trại tạm giam cấp quân khu)
+ Nhà tạm giữ công an cấp huyện; nhà tạm giữ cơ quan điều tra hình sự khu
vực trong QĐND
+ Buồn tạm giữ của đồn biên phòng ở hải đảo, biên giới xa trung tâm hành
chính huyện.
Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà tạm giữ, trại tạm giam được quy định tại khoản
1 điều 13 LTHTGTG năm 2015. Đối với nhà tạm giữ công an cấp huyện và trại
tạm giam, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 1 điều 13
LTHTGTG còn có nhiệm vụ, quyền hạn tiếp nhận, quản lý giam giữ, giáo dục cải
tạo phạm nhân và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp
luật về thi hành án hình sự.
2.1. Trại tạm giam thuộc BCA, CA cấp tỉnh
Trại tạm giam là nơi giam giữ bị can, bị cáo đã có lệnh tạm giam và người bị
kết án tù hoặc tử hình đang chờ thi hành án, tạm giữ đối với người có lệnh, quyết
định tạm giam. Trại tạm giam được thiết kế, xây dựng kiên cố, có đủ ánh sáng, bảo
đảm vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người bị tạm giam, tạm giữ, an toàn
phòng cháy, chữa cháy, phù hợp với đặc điểm khí hậu của từng địa phương và yêu
càu an toàn trong công tác quản lý giam, giữ theo quy định của BCA. Các buồn
tạm giam ở trại tạm giam đều phải được treo biển tên phù hợp với từng loại đối
tượng giam giữ.
Được tổ chức 1 hoặc 2 trại giam để giam, giữ những đối tượng thuộc thẩm
quyền điều tra, truy tố, xét xử của CQĐT, VKSND và TAND. Ở cấp tỉnh do Giám
đốc công an tỉnh quản lý, ở Bộ do BCA quản lý. Được tổ chức theo quy định tại
khoản 2 điều 14 LTHTGTG năm 2015 như sau trại tạm giam có phân trại tạm
giam, khi giam giữ, buồng tạm giam, buồng tạm giữ, buồng buồng giam người
đang chờ chấp hành án phạt tù, buồng giam người bị kết án tử hình, buồng kỷ luật,
phân trại quản lý phạm nhân; các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt
động tố tụng, thi hành án, sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục người bị tạm giữ,
người bị tạm giam, thi hành án phạt tù; các công trình làm việc, sinh hoạt của sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công
tác tại trại tạm giam;
Tổ chức bộ máy của trại tạm giam trong Công an nhân dân gồm có Giám thị,
Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội
trưởng, trưởng cơ sở y tế; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức và
được tổ chức thành các đội, phân trại tạm giam, phân trại quản lý phạm nhân để
làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, thi hành án hình sự, tham
mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
2.2. Trại tạm giam thuộc BQP, cấp quân khu
Trại tạm giam có phân trại tạm giam, khi giam giữ, buồng tạm giam, buồng
tạm giữ, buồng buồng giam người đang chờ chấp hành án phạt tù, buồng giam
người bị kết án tử hình, buồng kỷ luật, phân trại quản lý phạm nhân; các công trình
phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt động tố tụng, thi hành án, sinh hoạt, chăm sóc
y tế, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thi hành án phạt tù; các công
trình làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến
sĩ, công nhân, viên chức công tác tại trại tạm giam;
Tổ chức bộ máy của trại tạm giam trong Quân đội nhân dân gồm có Giám thị,
Phó Giám thị, Chính trị viên, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng,
Phó Đội trưởng, trưởng cơ sở y tế; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan,
binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng có thể được tổ chức thành các đội để làm
nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, thi hành án hình sự, tham
mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng,
Phó Đội trưởng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 14 LTHTGTG năm
2015 là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở
lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác do Chính phủ quy định.
Mỗi cấp quân khu đều có 1 hoặc 2 trại tạm giam để giam giữ người phạm tội.
2.3. Nhà tạm giữ công an cấp Huyện, nhà tạm giữ cơ quan điều tra hình sự
khu vực trong QĐND
Nhà tạm giữ là nơi tạm giữ những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp,
phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc phạm tội tự thú, đầu
thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. Nhà tạm giữ được thiết kế, xây dựng
kiên cố, có đủ ánh sáng, bảo đảm vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người bị tạm
giam, tạm giữ, an toàn phòng cháy, chữa cháy,...
Mỗi CA cấp huyện và CQĐT hình sự trong QĐND được tổ chức một nhà tạm
giữ để giữ những đối tượng thuộc thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của CQĐT,
VKSND và TAND cấp huyện, cấp khu vực.
Nhà tạm giữ có buồng tạm giữ, buồng tạm giam, buồng kỷ luật, buồng quản
lý phạm nhân; có các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt động tố tụng
hình sự. Tùy quy mô giam giữ, nhà tạm giữ có thể có các công trình phục vụ sinh
hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thi hành án phạt
tù; có các công trình làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ
sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công tác tại nhà tạm giữ;
Tổ chức bộ máy của nhà tạm giữ trong Công an nhân dân gồm có Trưởng nhà
tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên
chức làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, tham mưu tổng
hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
Tổ chức bộ máy của nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong
Quân đội nhân dân gồm có Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ, sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng
làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, tham mưu tổng hợp, hậu
cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ phải là người có trình độ đại
học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn
khác do Chính phủ quy định.
2.4. Buồng tạm giữ của đồn biên phòng ở hải đảo, biên giới xa trung tâm
hành chính cấp huyện
Bộ đội biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ, phát hiện tội phạm xảy ra trong
khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và trên các vùng biển do Bộ đội
biên phòng quản lý thì đồn trưởng đồn biên phòng (gọi tắt là đồn trưởng) có quyền
quyết định việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, truy nã và
ra quyết định tạm giữ theo quy định của BLTTHS.
Theo điều 15 LTHTGTG năm 2015 quy định: Đồn biên phòng đóng ở vùng
sâu, vùng xa có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra được tổ chức
buồng tạm giữ để quản lý, thực hiện chế độ tạm giữ đối với người bị tạm giữ theo
quyết định của Đồn trưởng đồn biên phòng và của người có thẩm quyền khác theo
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng có
Trưởng buồng tạm giữ và chịu sự quản lý trực tiếp của Đồn trưởng đồn biên
phòng. Trưởng buồng tạm giữ có các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý người bị
tạm giữ như Trưởng nhà tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 LTHTGTG
(thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-VKSTC-BTP ngày 17/02/2014)
II. Người bị tạm giữ, tạm giam
1. Quyền của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong
trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc phạm tội tự thú,
đầu thú và đối với họ đã có quyết tạm giữ,
Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp phạm
tội theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 điều 9 LTHTGTG năm 2015 thì người bị tạm giữ, người bị tạm giam
có các quyền sau đây: Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng
danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của
cơ sở giam giữ; Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo
quy định của Luật trưng cầu ý dân; Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh
hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận
sách, báo, tài liệu; Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự; Được
hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào
chữa, trợ giúp pháp lý; Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch
dân sự; Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam; Được
khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật; Được bồi thường thiệt hại theo quy
định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp
luật; Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này
và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được
do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.
2. Nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Khoản 2 điều 9 LTHTGTG quy định các nghĩa vụ sau: Chấp hành quyết định,
yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ,
tạm giam; Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật này và pháp
luật có liên quan.
Nếu người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm những quy định trong nhà tạm giữ,
trại tạm giam thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể người bị tạm giam
có thể bị phạt cảnh cáo, bị giảm cách ly trong buồn kỷ luật, có thể bị cùm một
chân. Trong trường hợp hành vi vi phạm là tội phạm thì sẽ bị truy cứu TNHS theo
quy định chung của PLHS.
Chương 3: CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ GIAM GIỮ
I. Tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam là việc cơ sở giam giữ nhận
người đã có quyết định tạm giữ hoặc lệnh, quyết định tạm giam của CQNN có
thẩm quyền để tổ chức tạm giữ, quản lý họ.
Để bảo đảm tạm giữ, tạm giam đúng người, đúng mục đích, khi tiếp nhận
người bị tạm giữ, người bị tạm giam, cơ sở giam giữ phải thực hiện các việc theo
điều 16 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
Hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam bao gồm các tài liệu quy định tại điều 17
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
Đối với người bị tạm giam mà trước đó đã bị tạm giữ thì hồ sơ tạm giam còn
bao gồm các tài liệu trong hồ sơ tạm giữ.
II. Quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bố trí theo khu và phân loại như
sau: (điều 18 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam)
- Người bị tạm giữ.
- Người bị tạm giam.
- Người dưới 18 tuổi.
- Phụ nữ.
- Người nước ngoài.
- Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A (khoản 1 điều 3 Luật phòng, chống
bệnh truyền nhiễm 2007).
- Người thực hiện hành vi phạm tội có tính chất côn đồ; giết người; cướp tài
sản thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm;
- Người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia;
- Người bị kết án tử hình;
Trường hợp người bị kết án tử hình có quyết định ân giảm xuống tù chung
thân hoặc có bản án giảm xuống tù chung thân, tù có thời hạn thì thủ trưởng cơ sở
giam giữ chuyển người đó đến nơi giam giữ người chờ chấp hành án phạt tù.
Trường hợp hủy án để điều tra lại thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ chuyển người bị
kết án tử hình đến buồng tạm giam để phục vụ hoạt động điều tra.
- Người đang chờ chấp hành án phạt tù;
- Người thường xuyên vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ;
- Người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám
định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
Không giam giữ chung buồng những người trong cùng một vụ án đang trong
giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
Trong trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam
không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng hoặc để bảo đảm yêu cầu điều tra,
truy tố, xét xử, bảo đảm an toàn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì
Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên
phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định bằng văn bản những
người được giam giữ chung.
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở
buồng riêng: Người đồng tính, người chuyển giới; Người mắc bệnh truyền nhiễm
nhóm A; Người bị kết án tử hình; Người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ
sở bắt buộc chữa bệnh; Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng.
2. Chế độ quản lý
Điều 19 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam
Cơ sở giam giữ phải được canh gác, bảo vệ, quản lý, kiểm tra, giám sát 24/24
giờ trong ngày.
Người bị tạm giữ phải ở trong buồng tạm giữ; người bị tạm giam phải ở trong
buồng tạm giam. Khi có lệnh của thủ trưởng cơ sở giam giữ thì mới được ra khỏi
buồng tạm giữ, buồng tạm giam để thực hiện lệnh trích xuất và các hoạt động khác
theo quy định tại khoản 5 Điều 20 của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam và nội quy
của cơ sở giam giữ.
- Đối với người bị kết án tử hình, trại tạm giam phải tổ chức buồng riêng và
khu riêng để giam gữ. Trong quá trình quản lý tạm giam người bị kết án tử hình,
nếu xét thấy họ có biểu hiện bỏ trốn, tự sát hoặc có hành vi nguy hiểm khác thì thủ
trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc cùm một chân và phải tổ chức theo dõi,
quản lý, ngăn ngừa.
- Đối với trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn thì Thủ
trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức truy bắt ngay, lập biên bản về việc trốn khỏi
nơi giam giữ đồng thời báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án và VKS có thẩm
quyền phối hợp xử lý.
- Đối với trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết trong thời gian
bị tạm giữ, tạm giam (điều 26 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam) thì thủ trưởng cơ
sở giam giữ phải tổ chức bảo vệ hiện trường, thông báo ngay cho CQĐT và VKS
có thẩm quyền để tiến hành xác định nguyên nhân chết, đồng thời thông báo cho
nhân thân, người đại diện hợp pháp của người chết. Đại diện cơ sở giam giữ phải
chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi của cơ quan có
thẩm quyền. Trường hợp người chết là người nước ngoài thì việc thông báo cho cơ
quan lãnh sự và nhân thân, người đại diện hợp pháp của họ do cơ quan đang thụ lý
vụ án thực hiện. Cơ sở giam giữ làm thủ tục khai tử theo quy định của pháp luật về
hộ tịch.
Khi Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đồng ý cho làm các thủ tục an táng
người chết thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho thân nhân của người
chết.
Trường hợp thân nhân người chết có văn bản yêu cầu thì bàn giao thi hài đó
cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự
và vệ sinh môi trường. Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà họ không nhận
thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm tổ chức an táng. Trường hợp thân nhân của
| 1/165

Preview text:

PHẦN THỨ NHẤT: LUẬT THI HÀNH TẠM GIỮ, TẠM GIAM
Chương 1: KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ CỦA LUẬT THI HÀNH
TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ, THI
HÀNH TẠM GIỮ, TẠM GIAM
I. Những vấn đề chung của luật thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Khái niệm Luật thi hành tạm giữ, tạm giam
Thi hành? Thi hành tạm giữ, tạm giam? Luật thi hành tạm giữ, tạm giam?
Thi hành là làm cho thành hiện thực điều đã được chính thức quy định. Thi
hành tạm giữ, tạm giam là việc các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đưa lệnh,
quyết định về tạm giữ, tạm giam đã có hiệu lực pháp luật được thực thi trên thực
tế. Thi hành tạm giữ, tạm giam có đặc điểm:
+ Đối tượng thi hành tạm giữ, tạm giam là các lệnh, quyết định về tạm giữ,
tạm giam của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
+ Quá trình thi hành tạm giữ, tạm giam có sự tham gia của nhiều cá nhân, cơ
quan nên có nhiều mối quan hệ khác nhau.
+ Có sự độc lập tương đối và có nhiệm vụ khác so với việc áp dụng BPNC
tạm giữ, tạm giam trong TTHS.
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam là văn bản QPPL trong hệ thống pháp luật
VN, được CQNN có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh
trong việc thi hành tạm giữ, tạm giam, bảo đảm cho việc tạm giữ, tạm giam được
thực hiện đúng quy định của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm
giữ, tạm giam, của Nhà nước, tổ chức và cá nhân được tôn trọng, bảo đảm.
2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam là quan hệ xã hội
phát sinh giữa CQNN, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm
giam với người bị tạm giữ, bị tạm giam; giữa các CQNN và người có thẩm quyền
với nhau trong việc thi hành tạm giữ, tạm giam. Chủ yếu là tập trung điều chỉnh
quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ quan quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam, cơ quan
thi hành tạm giữ, tạm giam, những người có thẩm quyền trong các cơ quan này với
người bị tạm giữ, tạm giam. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và người có thẩm
quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, các chế độ quản lý giam, giữ, chế
độ của người bị tạm giữ, tạm giam, việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong tạm giữ, tạm giam là những nội dung quan trọng thuộc đối tượng điều
chỉnh của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. Cụ thể:
+ Các quan hệ giữa CQ thi hành tạm giữ, tạm giam với người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
+ Các quan hệ giữa CQ thi hành tạm giữ, tạm giam với cơ quan tiến hành tố tụng.
+ Các quan hệ giữa CQ thi hành tạm giữ, tạm giam với VKS (kiểm sát quản
lý, thi hành tạm giữ, tạm giam) + Các quan hệ khác
Đặc trưng các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của LTHTGTG:
+ Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh phá sinh trong quá trình quản lý, thi
hành TGTG; từ khi có người bị tạm giữ, tạm giam đến khi kết thúc việc tạm giữ, tạm giam.
+ Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia các quan hệ có tác
động trực tiếp đối với thi hành lệnh, quyết định tạm giữ, tạm giam.
+ Một bên chủ thể là cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam còn bên kia là người
bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Phương pháp điều chỉnh là phương pháp quyền uy – phục tùng và phương
pháp phối hợp – chế ước.
Phương pháp quyền uy – phục tùng là phương pháp chủ đạo của thi hành tạm
giữ, tạm giam, cho phép cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm
giữ, tạm giam buộc người bị tạm giữ, tạm giam phải chấp hành tuyệt đối những
quy định của nhà nước về tạm giữ, tạm giam như việc người bị tạm giữ, tạm giam
phải sống, sinh hoạt trong buồng tạm giữ, nhà tạm giữ, trại tạm giam dưới sự quản
lý của cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam. Trong trường hợp người bị tạm giữ,
tạm giam vi phạm những quy định trên sẽ bị áp dụng biện pháp kỷ luật như cảnh
cáo, cách ly tại buồng kỷ luật, bị cùm chân, bị hạn chế việc nhận, gửi thư quà...
Phương pháp phối hợp – chế ước điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan có
thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, thi hành tạm
giữ, tạm giam như cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, CQĐT, VKS, TA
và cơ quan, tổ chức khác có liên quan. Phương pháp này thể hiện ở việc các cơ
quan, tổ chức nêu trên có sự phối hợp trong thực thi nhiệm vụ tạm giữ, tạm giam
đồng thời kiểm tra, kiểm sát, phát hiện những sai phạm của nhau để khắc phục, bảo
đảm việc tạm giữ, tạm giam được thực hiện một cách có hiệu quả, đúng quy định của PL.
3. Phạm vi điều chỉnh
Phạm vi điều chỉnh là nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành tạm giữ, tạm giam;
tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan trong thi hành tạm giữ, tạm giam.
Bắt đầu phát sinh khi có người bị tạm giữ, tạm giam: được tính từ khi cơ quan
thi hành tạm giữ, tạm giam nhận người có quyết định tạm giữ, tạm giam của các cơ
quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền.
Kết thúc việc tạm giữ, tạm giam: khi người người bị tạm giữ, tạm giam có
quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ, tạm giam, quyết định trả tự do, áp dụng biện
pháp ngăn chặn khác không phải là tạm giữ, tạm giam hoặc chuyển đi thi hành án.
4. Nguồn của luật thi hành án tạm giữ, tạm giam
Hiến pháp, BLHS, BLTTHS, Luật tổ chức TAND, Luật tổ chức VKSND, Luật
thi hành tạm giữ, tạm giam, các nghị quyết của Quốc hội, các nghị định của Chính
phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán
TAND tối cao, các thông tư và thông tư liên tịch quy định về thi hành tạm giữ, tạm giam.
II. Nhiệm vụ của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam
- Bảo đảm lệnh, nghị quyết tạm giữ, tạm giam có hiệu lực thi hành phải được
thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế. (nhiệm vụ then chốt, trọng tâm của
LTHTGTG, là yếu tố gốc rễ cho 2 nhiệm vụ sau)
- Ngăn ngừa người phạm tội tiếp tục phạm tội bỏ trốn, gây khó khăn cho quá
trình điều tra, truy tố, xét xử và bảo đảm thi hành án.
+ Phòng ngừa riêng: ngăn chặn người bị tạm giữ, người bị tạm giam tiếp tục
gây hậu quả, tác hại cho xã hội, không có điều kiện cản trở các hoạt động tố tụng.
+ Phòng ngừa chung: giáo dục, phòng ngừa những người khác khi họ chưa
thực hiện tội phạm hoặc đã thực hiện nhưng chưa bị áp dụng biện pháp ngăn chặn TGTG.
- Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật: là các quy định của pháp luật về quyền
và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam trong thời gian bị giam giữ, chính sách
của nhà nước đối với họ cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến thái độ
không thành khẩn của họ trong khai báo để người bị tạm giữ, tạm giam thấy rõ tội
lỗi, trách nhiệm của mình, từ đó khai báo thành khẩn và chấp hành tốt nội quy, quy
chế của trại tạm giam, nhà tạm giữ.
III. Nguyên tắc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Nguyên tắc là những tư tưởng, quan điểm cơ bản đóng vai trò chỉ đạo các
hoạt động có mục đích. Tất cả các hoạt động có mục đích muốn đạt được mục đích
của hoạt động đều phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quyền con người, lợi ích
của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Nội dung nguyên tắc thể hiện: giam giữ phải đúng người, đúng trình tự, thủ
tục, thẩm quyền theo pháp luật; tổ chức quản lý, giam giữ phải đảm bảo an toàn và
theo đúng những quy định của PL.
Việc áp dụng tạm giữ, tạm giam phải tuân thủ triệt để những quy định của
BLTTHS về căn cứ, điều kiện, đối tượng, thời hạn, thẩm quyền áp dụng tạm giữ,
tạm giam. Việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam phải bảo đảm quyền con
người, không được tra tấn, đánh đạp, bức cung, dùng nhục hình hoặc các biện pháp
vô nhân đạo xâm phạm đến người bị tạm giữ, tạm giam; bảo đảm quyền và lợi ích
hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam và lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh lệnh, quyết định về tạm giữ, tạm
giam, trả tự do của cơ quan, người có thẩm quyền
Nội dung nguyên tắc thể hiện: những lệnh, quyết định áp dụng biện pháp
TGTG đã có hiệu lực pháp luật phải được thực hiện; việc thay đổi việc thi hành
TGTG được chấp hành nghiêm chỉnh (trích xuất, trả tự do, ...)
Các mục đích và nhiệm vụ khi áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam được
thực hiện khi lệnh, quyết định về tạm giữ, tạm giam của người có thẩm quyền được
thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế. Trong việc thi hành tạm giữ, tạm giam, cơ quan
và người có thẩm quyền phải nghiêm chỉnh thực hiện lệnh, quyết định về tạm giữ,
tạm giam, gia hạn tạm giữ, gia hạn tạm giam và trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm
giam. Người bị tạm giữ, tạm giam phải bị giam, giữ khi có lệnh, quyết định tạm
giữ, tạm giam và theo đúng thời hạn ghi trong lệnh, quyết định. Người bị tạm giữ,
tạm giam được trả tự do trong các trường hợp thời hạn tạm giữ, tạm giam đã hết,
có quyết định hủy bỏ lệnh, quyết định tạm giữ, tạm giam hoặc vụ án bị đình chỉ và
theo những quy định khác của PL. Người có thẩm quyền thi hành tạm giữ, tạm
giam mà vi phạm trong việc thực hiện lệnh, quyết định tạm giữ, tạm giam, quyết
định trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm giam thì tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị
xử lý theo quy định của PL.
3. Bảo đảm nhân đạo; không tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay bất
kỳ hình thực đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người
bị tạm giữ, người bị tạm giam
Nội dung nguyên tắc: những cơ quan chức năng, những người có thẩm quyền
phải có thái độ đúng đắn; mọi biện pháp, phương tiện sử dụng phù hợp với PL, với
đạo đức, thuần phong mỹ tục. Phải thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh chính sách,
chế độ của nhà nước với người bị tạm giữ, tạm giam. Nghiêm cấm hành vi tra tấn,
truy bức, dùng nhục hình.
Tính nhân đạo là bản chất trong PLXHCN của VN, thể hiện đường lối, chính
sách nhân đạo của Đảng và nhà nước đối với người phạm tội. Người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng cũng như quản lý, thi hành giam giữ không được áp dụng
các hình thức tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức phân biệt đối
xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam.
Việc áp dụng ác biện pháp vô nhân đạo, tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay các
hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giữ để
nhằm đạt được bất kỳ mục đích gì cũng bị nghiêm cấm và xử lý nghiêm khắc theo quy định của PL.
4. Bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền con
người, quyền và nghĩa vụ của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật thi
hành tạm giữ, tạm giam và luật khác có liên quan
Nội dung nguyên tắc: phải tổ chức điều kiện thực hiện các quyền; nghiêm
cấm hành vi cản trở người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện quyền thăm thân nhân,
quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, tiếp xúc lãnh sự, khiếu nại, tố cáo, quyền
con người, quyền và nghĩa vụ khác công dân.
Theo chương II Hiến pháp năm 2013 với những nội dung hết sức cụ thể như
quyền sống, quyền tự do, học tập, làm việc, quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan
quyền lực nhà nước, quyền được chăm sóc y tế, nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, chấp
hành pháp luật không ai được phép tước bỏ các quyền và nghĩa vụ đó một cách trái pháp luật.
5. Áp dụng các biện pháp quản lý giam giữ phải căn cứ vào tính chất,
mức độ của hành vi phạm tội, độ tuổi, giới tính, sức khỏe; bảo đảm bình đẳng
giới, quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em và các đặc điểm nhân thân
khác của người bị tạm giữ, bị tạm giam
Nội dung nguyên tắc: Việc phân loại giam giữ, việc áp dụng các biện pháp
quản lý, việc quy định các chế độ...
Người bị tạm giữ, bị tạm giam bị quản lý trong các cơ sở giam giữ của nhà
nước trong một thời hạn nhất định theo những quy định nghiêm ngặt của cơ sở
giam giữ. Các cơ sở giam, giữ khi thực hiện việc giam, giữ, quản lý người bị tạm
giữ, bị tạm giam phải phân loại các đối tượng bị tạm giữ, tạm giam theo các loại
tội phạm mà họ thực hiện, độ tuổi, giới tính, sức khỏe của họ như không giam giữ
chung những người phạm tội rất nghiêm trọng với ít nghiêm trọng, không giam giữ
người chưa thành niên với người đã thành niên.... nhằm bảo vệ tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, sự bình đẳng trước pháp luật của người bị tạm giữ, bị
tạm giam trong thời gian bị giam, giữ.
Chương 2: CƠ QUAN QUẢN LÝ, THI HÀNH TẠM GIỮ,
TẠM GIAM VÀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM
I. Cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Bao gồm cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam và cơ quan thi hành tạm giữ, tạm
giam. Các cơ quan này có nhiệm vụ quyền hạn quản lý việc tạm giữ, tạm giam và
thi hành tạm giữ, tạm giam.
1. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam
Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam là cơ quan nhà nước, được thành lập để
thực hiện việc quản lý tạm giữ, tạm giam trên phạm vi toàn quốc. Bao gồm: cơ
quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong CAND và cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong QĐND.
1.1. Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong CAND
Khoản 1 điều 10 Luật THTGTG thì cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong CAND bao gồm:
+ Cơ quan quản lý thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc BCA thực hiện
quản lý tạm giữ, tạm giam trong phạm vi cả nước (gọi chung là cơ quan quản lý
tạm giữ, tạm giam thuộc BCA)
+ Cơ quan thi hành án hình sự công an tỉnh, thành phố trực thuộc TW thực
hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW (gọi
chung là cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh)
+ Cơ quan thi hành án hình sự công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc TW thực hiện quản lý tạm giữ, tạm
giam trong địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc
thành phố trực thuộc TW (gọi chung là cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp huyện).
1.2. Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong QĐND
Theo khoản 2 điều 10 Luật THTGTG thì cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong QĐND bao gồm:
+ Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc BQP thực hiện quản lý tạm giữ,
tạm giam (gọi là cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc BQP).
+ Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương thực hiện quản lý
tạm giữ, tạm giam đối với trại tạm giam, nhà tạm giữ, khu vực thuộc phạm vi quản lý.
+ Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh thực hiện quản lý tạm giữ đối với
buồng tạm giữ của đồn biên phòng.
Nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam quy định tại điều 12 Luật THTGTG năm 2015.
2. Hệ thống tổ chức cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam
Các cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam được thành lập trên phạm vi toàn
quốc tạo thành hệ thống tổ chức cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam, các cơ quan đó bao gồm:
+ Trại tạm giam thuộc BCA.
+ Trại tạm giam thuộc BQP.
+ Trại tạm giam công an cấp tỉnh; trại tạm giam thuộc quân khu và tương
đương (gọi chung là trại tạm giam cấp quân khu)
+ Nhà tạm giữ công an cấp huyện; nhà tạm giữ cơ quan điều tra hình sự khu vực trong QĐND
+ Buồn tạm giữ của đồn biên phòng ở hải đảo, biên giới xa trung tâm hành chính huyện.
Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà tạm giữ, trại tạm giam được quy định tại khoản
1 điều 13 LTHTGTG năm 2015. Đối với nhà tạm giữ công an cấp huyện và trại
tạm giam, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 1 điều 13
LTHTGTG còn có nhiệm vụ, quyền hạn tiếp nhận, quản lý giam giữ, giáo dục cải
tạo phạm nhân và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp
luật về thi hành án hình sự.
2.1. Trại tạm giam thuộc BCA, CA cấp tỉnh
Trại tạm giam là nơi giam giữ bị can, bị cáo đã có lệnh tạm giam và người bị
kết án tù hoặc tử hình đang chờ thi hành án, tạm giữ đối với người có lệnh, quyết
định tạm giam. Trại tạm giam được thiết kế, xây dựng kiên cố, có đủ ánh sáng, bảo
đảm vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người bị tạm giam, tạm giữ, an toàn
phòng cháy, chữa cháy, phù hợp với đặc điểm khí hậu của từng địa phương và yêu
càu an toàn trong công tác quản lý giam, giữ theo quy định của BCA. Các buồn
tạm giam ở trại tạm giam đều phải được treo biển tên phù hợp với từng loại đối tượng giam giữ.
Được tổ chức 1 hoặc 2 trại giam để giam, giữ những đối tượng thuộc thẩm
quyền điều tra, truy tố, xét xử của CQĐT, VKSND và TAND. Ở cấp tỉnh do Giám
đốc công an tỉnh quản lý, ở Bộ do BCA quản lý. Được tổ chức theo quy định tại
khoản 2 điều 14 LTHTGTG năm 2015 như sau trại tạm giam có phân trại tạm
giam, khi giam giữ, buồng tạm giam, buồng tạm giữ, buồng buồng giam người
đang chờ chấp hành án phạt tù, buồng giam người bị kết án tử hình, buồng kỷ luật,
phân trại quản lý phạm nhân; các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt
động tố tụng, thi hành án, sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục người bị tạm giữ,
người bị tạm giam, thi hành án phạt tù; các công trình làm việc, sinh hoạt của sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công tác tại trại tạm giam;
Tổ chức bộ máy của trại tạm giam trong Công an nhân dân gồm có Giám thị,
Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội
trưởng, trưởng cơ sở y tế; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức và
được tổ chức thành các đội, phân trại tạm giam, phân trại quản lý phạm nhân để
làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, thi hành án hình sự, tham
mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
2.2. Trại tạm giam thuộc BQP, cấp quân khu
Trại tạm giam có phân trại tạm giam, khi giam giữ, buồng tạm giam, buồng
tạm giữ, buồng buồng giam người đang chờ chấp hành án phạt tù, buồng giam
người bị kết án tử hình, buồng kỷ luật, phân trại quản lý phạm nhân; các công trình
phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt động tố tụng, thi hành án, sinh hoạt, chăm sóc
y tế, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thi hành án phạt tù; các công
trình làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến
sĩ, công nhân, viên chức công tác tại trại tạm giam;
Tổ chức bộ máy của trại tạm giam trong Quân đội nhân dân gồm có Giám thị,
Phó Giám thị, Chính trị viên, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng,
Phó Đội trưởng, trưởng cơ sở y tế; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan,
binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng có thể được tổ chức thành các đội để làm
nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, thi hành án hình sự, tham
mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng,
Phó Đội trưởng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 14 LTHTGTG năm
2015 là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở
lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác do Chính phủ quy định.
Mỗi cấp quân khu đều có 1 hoặc 2 trại tạm giam để giam giữ người phạm tội.
2.3. Nhà tạm giữ công an cấp Huyện, nhà tạm giữ cơ quan điều tra hình sự khu vực trong QĐND
Nhà tạm giữ là nơi tạm giữ những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp,
phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc phạm tội tự thú, đầu
thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. Nhà tạm giữ được thiết kế, xây dựng
kiên cố, có đủ ánh sáng, bảo đảm vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người bị tạm
giam, tạm giữ, an toàn phòng cháy, chữa cháy,...
Mỗi CA cấp huyện và CQĐT hình sự trong QĐND được tổ chức một nhà tạm
giữ để giữ những đối tượng thuộc thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của CQĐT,
VKSND và TAND cấp huyện, cấp khu vực.
Nhà tạm giữ có buồng tạm giữ, buồng tạm giam, buồng kỷ luật, buồng quản
lý phạm nhân; có các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt động tố tụng
hình sự. Tùy quy mô giam giữ, nhà tạm giữ có thể có các công trình phục vụ sinh
hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thi hành án phạt
tù; có các công trình làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ
sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công tác tại nhà tạm giữ;
Tổ chức bộ máy của nhà tạm giữ trong Công an nhân dân gồm có Trưởng nhà
tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên
chức làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, tham mưu tổng
hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
Tổ chức bộ máy của nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong
Quân đội nhân dân gồm có Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ, sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng
làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, tham mưu tổng hợp, hậu
cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ phải là người có trình độ đại
học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn
khác do Chính phủ quy định.
2.4. Buồng tạm giữ của đồn biên phòng ở hải đảo, biên giới xa trung tâm hành chính cấp huyện
Bộ đội biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ, phát hiện tội phạm xảy ra trong
khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và trên các vùng biển do Bộ đội
biên phòng quản lý thì đồn trưởng đồn biên phòng (gọi tắt là đồn trưởng) có quyền
quyết định việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, truy nã và
ra quyết định tạm giữ theo quy định của BLTTHS.
Theo điều 15 LTHTGTG năm 2015 quy định: Đồn biên phòng đóng ở vùng
sâu, vùng xa có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra được tổ chức
buồng tạm giữ để quản lý, thực hiện chế độ tạm giữ đối với người bị tạm giữ theo
quyết định của Đồn trưởng đồn biên phòng và của người có thẩm quyền khác theo
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng có
Trưởng buồng tạm giữ và chịu sự quản lý trực tiếp của Đồn trưởng đồn biên
phòng. Trưởng buồng tạm giữ có các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý người bị
tạm giữ như Trưởng nhà tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 LTHTGTG
(thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-VKSTC-BTP ngày 17/02/2014)
II. Người bị tạm giữ, tạm giam
1. Quyền của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong
trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc phạm tội tự thú,
đầu thú và đối với họ đã có quyết tạm giữ,
Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp phạm
tội theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 điều 9 LTHTGTG năm 2015 thì người bị tạm giữ, người bị tạm giam
có các quyền sau đây: Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng
danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của
cơ sở giam giữ; Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo
quy định của Luật trưng cầu ý dân; Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh
hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận
sách, báo, tài liệu; Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự; Được
hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào
chữa, trợ giúp pháp lý; Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch
dân sự; Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam; Được
khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật; Được bồi thường thiệt hại theo quy
định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp
luật; Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này
và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được
do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.
2. Nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Khoản 2 điều 9 LTHTGTG quy định các nghĩa vụ sau: Chấp hành quyết định,
yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ,
tạm giam; Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Nếu người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm những quy định trong nhà tạm giữ,
trại tạm giam thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể người bị tạm giam
có thể bị phạt cảnh cáo, bị giảm cách ly trong buồn kỷ luật, có thể bị cùm một
chân. Trong trường hợp hành vi vi phạm là tội phạm thì sẽ bị truy cứu TNHS theo quy định chung của PLHS.
Chương 3: CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ GIAM GIỮ
I. Tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam là việc cơ sở giam giữ nhận
người đã có quyết định tạm giữ hoặc lệnh, quyết định tạm giam của CQNN có
thẩm quyền để tổ chức tạm giữ, quản lý họ.
Để bảo đảm tạm giữ, tạm giam đúng người, đúng mục đích, khi tiếp nhận
người bị tạm giữ, người bị tạm giam, cơ sở giam giữ phải thực hiện các việc theo
điều 16 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
Hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam bao gồm các tài liệu quy định tại điều 17
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
Đối với người bị tạm giam mà trước đó đã bị tạm giữ thì hồ sơ tạm giam còn
bao gồm các tài liệu trong hồ sơ tạm giữ.
II. Quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bố trí theo khu và phân loại như
sau: (điều 18 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam) - Người bị tạm giữ. - Người bị tạm giam. - Người dưới 18 tuổi. - Phụ nữ. - Người nước ngoài.
- Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A (khoản 1 điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007).
- Người thực hiện hành vi phạm tội có tính chất côn đồ; giết người; cướp tài
sản thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm;
- Người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia;
- Người bị kết án tử hình;
Trường hợp người bị kết án tử hình có quyết định ân giảm xuống tù chung
thân hoặc có bản án giảm xuống tù chung thân, tù có thời hạn thì thủ trưởng cơ sở
giam giữ chuyển người đó đến nơi giam giữ người chờ chấp hành án phạt tù.
Trường hợp hủy án để điều tra lại thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ chuyển người bị
kết án tử hình đến buồng tạm giam để phục vụ hoạt động điều tra.
- Người đang chờ chấp hành án phạt tù;
- Người thường xuyên vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ;
- Người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám
định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
Không giam giữ chung buồng những người trong cùng một vụ án đang trong
giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
Trong trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam
không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng hoặc để bảo đảm yêu cầu điều tra,
truy tố, xét xử, bảo đảm an toàn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì
Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên
phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định bằng văn bản những
người được giam giữ chung.
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở
buồng riêng: Người đồng tính, người chuyển giới; Người mắc bệnh truyền nhiễm
nhóm A; Người bị kết án tử hình; Người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ
sở bắt buộc chữa bệnh; Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng.
2. Chế độ quản lý
Điều 19 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam
Cơ sở giam giữ phải được canh gác, bảo vệ, quản lý, kiểm tra, giám sát 24/24 giờ trong ngày.
Người bị tạm giữ phải ở trong buồng tạm giữ; người bị tạm giam phải ở trong
buồng tạm giam. Khi có lệnh của thủ trưởng cơ sở giam giữ thì mới được ra khỏi
buồng tạm giữ, buồng tạm giam để thực hiện lệnh trích xuất và các hoạt động khác
theo quy định tại khoản 5 Điều 20 của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam và nội quy của cơ sở giam giữ.
- Đối với người bị kết án tử hình, trại tạm giam phải tổ chức buồng riêng và
khu riêng để giam gữ. Trong quá trình quản lý tạm giam người bị kết án tử hình,
nếu xét thấy họ có biểu hiện bỏ trốn, tự sát hoặc có hành vi nguy hiểm khác thì thủ
trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc cùm một chân và phải tổ chức theo dõi, quản lý, ngăn ngừa.
- Đối với trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn thì Thủ
trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức truy bắt ngay, lập biên bản về việc trốn khỏi
nơi giam giữ đồng thời báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án và VKS có thẩm quyền phối hợp xử lý.
- Đối với trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết trong thời gian
bị tạm giữ, tạm giam (điều 26 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam) thì thủ trưởng cơ
sở giam giữ phải tổ chức bảo vệ hiện trường, thông báo ngay cho CQĐT và VKS
có thẩm quyền để tiến hành xác định nguyên nhân chết, đồng thời thông báo cho
nhân thân, người đại diện hợp pháp của người chết. Đại diện cơ sở giam giữ phải
chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi của cơ quan có
thẩm quyền. Trường hợp người chết là người nước ngoài thì việc thông báo cho cơ
quan lãnh sự và nhân thân, người đại diện hợp pháp của họ do cơ quan đang thụ lý
vụ án thực hiện. Cơ sở giam giữ làm thủ tục khai tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Khi Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đồng ý cho làm các thủ tục an táng
người chết thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho thân nhân của người chết.
Trường hợp thân nhân người chết có văn bản yêu cầu thì bàn giao thi hài đó
cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự
và vệ sinh môi trường. Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà họ không nhận
thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm tổ chức an táng. Trường hợp thân nhân của