-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Các biện pháp ngăn chặn hành vi tránh thuế | Đại học Sư phạm Hà Nội
Các biện pháp ngăn chặn hành vi tránh thuế | Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Khoa học tự nhiên và Công nghệ 137 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Các biện pháp ngăn chặn hành vi tránh thuế | Đại học Sư phạm Hà Nội
Các biện pháp ngăn chặn hành vi tránh thuế | Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Khoa học tự nhiên và Công nghệ 137 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư Phạm Hà Nội
Preview text:
Các biện pháp ngăn chặn hành vi tránh thuế? ( tax avoidance)
Tránh thuế: Đây là hành vi sử dụng các phương pháp hợp pháp nhằm giảm mức
đóng thuế mà không vi phạm quy định pháp luật. Tránh thuế thường bao gồm việc
vận dụng các lỗ hổng pháp lý áp dụng các biện pháp và kỹ thuật tài chính để giảm
thiểu mức đóng thuế. Mục đích của tránh thuế là tận dụng các chính sách và quy
định thuế có sẵn để giảm chi phí thuế và tối đa hóa lợi nhuận. Tránh thuế hoàn toàn
hợp pháp và được chấp nhận trong phạm vi của quy định thuế
Dưới góc độ kinh tế, tránh thuế là một hiện tượng gây ảnh hưởng lớn đến ngân
sách nhà nước. Dưới góc độ đạo đức, hành động này cũng không phù hợp.
Pháp luật cần phải chính thức quy định và điều chỉnh hành vi tránh thuế. Bởi vì
hành vi này, mặc dù thực hiện những quyền mà pháp luật quy định, những việc
thực hiện có tính chất lợi dụng, trái với đạo đức xã hội và xâm phạm đến lợi ích chung của cộng đồng .
-Việt Nam ban hành quy chế chung về chống tránh thuế là phù hợp với xu
hướng chung của thế giới, giúp cho luật thuế thu nhập của Việt Nam ngày càng
tương tích với hệ thống luật thuế thu nhập của thế giới, tạo thuận lợi cho nhà đầu
tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Giải pháp:
-Tiếp tục cải cách, đổi mới chính sách thuế theo hướng đơn giản
hóa các quy định, rõ ràng minh bạch, công bằng và mang tính ổn định lâu dài
để người nộp thuế dễ dàng nắm bắt và thuận tiện trong việc tuân thủ các quy trình kê khai, nộp thuế
-Áp dụng mức trần 20% đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp ở
Việt Nam. Để giảm động cơ trốn và tránh thuế qua kênh chuyển lãi vay trong
dài hạn, nước ta cũng nên có lộ trình thắt chặt tỷ lệ này đồng thời phối hợp chặt
chẽ với các nước trong việc phòng chống trốn và tránh thuế, xóa bỏ sự phân
biệt đối xử giữa vốn vay và vốn cổ phần như khuyến cáo của Mạng lưới Công bằng Thuế Toàn cầu
- Việt Nam nên triển khai nghiên cứu thực hiện các quy định nhằm
chống xói mòn cơ sở thuế và chống vốn mỏng. Nghị định 20 chỉ nên điều chỉnh
hành vi vay nợ của các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, tuy nhiên để đảm
bảo cấu trúc tài chính lành mạnh của các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng
trong dài hạn, hành vi vay nợ của các doanh nghiệp độc lập cũng cần được khống chế.
- Tăng cường trao đổi thông tin với các nước khác, Việt Nam cần cải
thiện cơ sở dữ liệu phục vụ cho mục đích quản lý thuế thông qua việc yêu cầu
tất cả các công ty đa quốc gia lớn hàng năm phải lập báo cáo theo từng quốc
gia với dữ liệu tổng hợp về phân bổ thu nhập, lợi nhuận, thuế và các hoạt động
kinh tế giữa các khu vực pháp lý thuế mà nó có hoạt động kinh doanh
- Cần tiếp tục đẩy mạnh việc phổ biến kiến thức về thuế đến toàn dân
hiệu quả hơn, từ đó tác động đến ý thức của người nộp thuế. Hiện nay, các kênh
tuyên truyền chủ yếu thông qua các phương tiện trực tuyến (do số lượng người
dùng internet thường xuyên tại Việt Nam đã đạt 77 triệu người năm 2023 theo
Vnetwork). Tuy nhiên, số lượng người thực sự truy cập vào các nội dung liên
quan đến chính sách thuế chiếm một tỷ trọng chưa cao trong số người dùng internet.
-Các phương tiện thông tin đại chúng khác như truyền hình, radio hay báo in
cũng chỉ cung cấp giới hạn các thông tin liên quan đến chính sách thuế. Vì vậy,
cần nghiên cứu và tăng cường triển khai nhiều hình thức phổ biến thông tin về
các chính sách thuế tới mọi đối tượng người dân như nhắn tin qua điện thoại;
mời đại diện người dân tham gia các buổi thảo luận, đối thoại trực tiếp về các
chính sách sắp sửa được ban hành hay sửa đổi bổ sung.