Các câu hỏi ôn tập - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Các câu hỏi ôn tập - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (FC.001.03)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
22:33 3/8/24 Các câu hỏi ôn tập Contents
1. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong cuộc sống.........................3
a. Trong kinh tế và chính trị......................................................................................3
b. Trong việc xây dựng nền kinh tế mới...................................................................3
3. Cái chung và cái riêng..............................................................................................9
4. Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để nói lên thực trạng của vấn
đề tắc nghẽn giao thông thủ đô Hà Nội....................................................................10
a. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tắc nghẽn giao thông..............................10
b. Hậu quả của việc tắc nghẽn giao thông:............................................................12
c. Một số giải pháp và kiến nghị..............................................................................13
5. Nội dung và hình thức............................................................................................17
6. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu
nhiên qua 1 ví dụ trong lĩnh vực xã hội:..................................................................17
a. Khái niệm của phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên.............................................18
b. Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên trong ví dụ........................20
c. Ý nghĩa của phương pháp luận trong tư duy và thực tiễn.................................23
d. Phương pháp dự phòng để đáp ứng những thay đổi bất ngờ có thể xảy ra......25
7. Vận dụng thực tiễn cặp phạm trù bản chất và hiện tượng................................27
8. Ứng dụng quy luật lượng chất trong quá trình học tập và rèn luyện của học
sinh, sinh viên.............................................................................................................28
9. Ví dụ về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập......................29
10. Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập vào đời sống
thực tiễn hiện nay.......................................................................................................30
Bài số 1: Kinh tế thị trường và mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam..................................................................................................30
1. Khái quát chung về kinh tế thị trường (KTTT):.............................................30
2. Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam................................34
3. Những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường
ở Việt Nam............................................................................................................44
4. Kết luận.............................................................................................................65
11. Vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào học tập...................................72
12. Vận dụng vai trò của thực tiễn đối với nhận thức vào quá trình đổi mới ở
Việt Nam.....................................................................................................................74
1. Bước chuyển thứ nhất:........................................................................................75
2. Bước chuyển thứ hai:..........................................................................................76 1 about:blank 1/108 22:33 3/8/24 Các câu hỏi ôn tập
3. Bước chuyển thứ ba:...........................................................................................76
4. Bước chuyển thứ tư:............................................................................................76
5. Bước chuyển thứ năm:........................................................................................76
6. Từ lý luận về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức của Chủ nghĩa Mác - Lê-
nin.............................................................................................................................77
7. Đến quan điểm “Học đi đôi với hành” của Chủ tịch Hồ Chí Minh..................79
13. Sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam:.....................82
a. Những sai lầm về quy luật quan hệ sản xuất – lực lượng sản xuất trước kia..82
b. Sự hình thành và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong giai đoạn
hiện nay ở nước ta...................................................................................................84
c. Công nghiệp hóa vận dụng tuyệt vời quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với
tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong sự nghiệp đổi mới ở
nước ta hiện nay......................................................................................................86
14. Tìm hiểu kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam hiện nay......................................87
a. Hành động, tư tưởng dựa trên chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh.........................................................................................................................87
b. Chủ trương xây dựng nhà nước do dân và vì dân.............................................87
15. Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản trong điều kiện hiện nay...........88
a. Về điều kiện hiện nay của đấu tranh giai cấp....................................................88
b. Về nhận định về tình hình hiện nay của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội
IX).............................................................................................................................89
c. Đặc điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.........................................................................................................89
16. Về quan niệm, bản chất, giá trị, đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam....................................................................................................90
a. Về quan niệm và bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam..........................................................................................................................90
b. Về giá trị của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam....................91
c. Về đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam..............91
17. Cách mạng xã hội.................................................................................................97
a. Điều kiện khách quan..........................................................................................97
b. Nhân tố chủ quan................................................................................................98
c. Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan.........................98
18. Việc tìm hiểu và nhận thức sâu sắc, có hệ thống những quan niệm của triết
học Mác - Lênin về ý thức xã hội có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình xây dựng ý
thức xã hội mới Việt Nam hiện nay..........................................................................99
19. Vận dụng tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:.......................................103 2 about:blank 2/108 22:33 3/8/24 Các câu hỏi ôn tập
1. Báo:....................................................................................................................103
2. SV:......................................................................................................................104
20. Tìm hiểu luận điểm của C.Mác về bản chất con người và ý nghĩa trong phát
huy nguồn lực con người Việt Nam hiện nay.........................................................105
1 . Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong cuộc sống
a. Trong kinh tế và chính trị
Vận dụng của ĐCS Việt Nam vào sự nghiệp đổi mới – Từ lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lê nin, kinh nghiệm những thành công và thất bại trong quá
trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra bài học
kinh nghiệm quan trọng đó là “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải
xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”.
b. Trong việc xây dựng nền kinh tế mới
Hiện nay, người dân hiểu và tiếp thu những nghiên cứu, đúc kết từ phân
tích của nhà khoa học, nhà triết học vào thực tiễn cuộc sống. Sau đó áp
dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Nó là cơ sở để con người phản
ứng với thực tại vật chất thông qua những nhận thức cụ thể. Có những
thứ tồn tại trong thực tế cuộc sống cần phải có sự cải tạo của con người
mới có ích cho nhiều việc.
Từ sự hiện diện của vật chất trên thế giới này, con người nhận thức đúng,
thậm chí thay đổi và tác động trở lại một cách sáng tạo. Làm cho vật chất
đó sinh ra các vật thể, đồ vật, sinh vật, thực vật, …. đa dạng hơn hoặc nếu
chủ thể coi đó là vật có hại thì sẽ tìm cách kìm hãm sự phát triển của nó
và loại bỏ nó khỏi thế giới loài người.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, Đảng ta chủ trương: “huy động ngày càng cao mọi nguồn lực cả 3 about:blank 3/108 22:33 3/8/24 Các câu hỏi ôn tập
trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn lực của dân và công cuộc phát
triển đất nước”, muốn vậy phải “nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công
cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực
hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
2 . Vận dụng nguyên lý Mối liên hệ phổ biến
Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện,
quan điểm lịch sử - cụ thể góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân
chúng ta. Song để thực hiện được chúng, mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ
sở lý luận của chúng - nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về
sự phát triển, biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của
mình. Đối với sinh viên, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, vẫn có
thể sử dụng các nguyên tắc phương pháp luận đó vào việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị của mình góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn
vinh, xã hội ta ngày càng tươi đẹp.
Chúng ta có thể áp dụng những quan điểm này trong cuộc sống
Chúng ta hiện nay đều là những tân sinh viên, khi mới nhập học hầu như
là không quen biết nhau. Khi nhìn thấy 1 bạn nào đấy , chắc chắn chúng
ta đều có những ấn tượng đầu tiên về ngoại hình , tính cách của bạn đó.
Nhưng nếu chỉ qua 1 vài lần gặp mặt mà chúng ta đã đánh giá bạn là
người xấu hoặc tốt , dễ tính hay khó tính. Cách đánh giá như vậy là phiến
diện , chủ quan trái với quan điểm toàn diện.Điều có thể làm cho chúng ta
có những quyết định sai lầm . Chẳng hạn như khi nhìn thấy một người có
gương mặt ưa nhìn , ăn nói nhỏ nhẹ đã vội vàng kết luận là người tốt và 4 about:blank 4/108 22:33 3/8/24 Các câu hỏi ôn tập
muốn làm bạn , còn khi nhìn thấy một người ít nói , không hay cười thì
cho là khó tính không muốn kết bạn. Qua một thời gian kết bạn mới nhận
ra người bạn mà mình chọn có những đức tính không tốt như lợi dụng
bạn bè, ích kỷ. Còn người bạn ít nói kia thực ra rất tốt bụng , hay giúp đỡ
bạn bè. Ấn tượng đầu tiên chỉ quyết định đến quá trình giao tiếp về sau.
Quan điểm toàn diện dạy cho ta biết rằng khi xem xét, đánh giá một sự
vật, hiện tượng phải xem xét đánh giá một cách toàn diện , mọi mặt của
vấn đề để hiểu được bản chất thật sự của sự vật hiện tượng. Chúng ta
không thể chỉ nhìn bề ngoài mà phán xét về phẩm chất, đạo đức của
người đó.Vẻ bề ngoài không nói lên được tất cả , có thể bạn đó có gương
mặt lạnh lùng nhưng tính bạn rất cởi mở, hòa đồng, dễ gần. Vì vậy muốn
đánh giá 1 con người cần phải có thời gian tiếp xúc lâu dài , nhìn nhận họ
trên mọi phương diện , ở từng thời điểm ,từng hoàn cảnh khác nhau.
Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử
sao cho phù hợp với từng con người. Đối với những người bề trên như
ông ,bà ,bố ,mẹ, thầy cô… thì chúng ta cần có thái độ cư xử lễ phép, tôn
trọng họ. Đối với bạn bè thì có những hành động , thái độ thoải mái,tự
nhiên .Ngay cả quan hệ với một con người nhất định ở những không gian
khác nhau hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng phải có cách giao
tiếp, cách quan hệ phù hợp như ông cha đã kết luận: “đối nhân xử thế”.
Ví dụ như khi xưa anh ta là người xấu ,tính cách không tốt hay vụ lợi
không nên giao tiếp chơi thân, nhưng hiện nay anh ta đã sửa đổi tính cách
tốt hơn biết quan tâm mọi người không như xưa , chúng ta cần nhìn nhận
anh ta khác đi , có thể cư xử khác trước, có thể giao tiếp , kết bạn với anh ta.
Hay khi xem xét nguyên nhân của một vấn đề nào đó để giải quyết, chúng
ta cần xem xét chúng trong các mối liên hệ để xem nguyên nhân từ đâu 5 about:blank 5/108 22:33 3/8/24 Các câu hỏi ôn tập
để có cách giải quyết, xử lý tốt . Khi ta học kém đi , điểm số giảm cần tìm
nguyên nhân do đâu khiến ta như vậy. Do lười học, không hiểu bài,
không làm bài tập hay không có thời gian học. Nếu tìm được nguyên
nhân cụ thể, chủ yếu , thì sẽ tìm được cách giải quyết đúng đắn.
Chúng ta có thể áp dụng những quan điểm này trong việc học tập:
Trong học tập bao giờ cũng xác định mục tiêu, động cơ, thái độ đúng đắn
thì mới có kết quả cao hơn. Việc vận dụng quan điểm toàn diện và lịch sử
cụ thể trong học tập sẽ giúp định hướng học tập sâu hơn và cao hơn, quan
điểm toàn diện và lịch sử cụ thể là thế giới quan của mỗi con người.
Để vận dụng quan điểm trên chúng ta cần phân tích, xem xét các mặt của
việc học một cách cụ thể, toàn diện, phù hợp với từng thời điểm :
- Học tập là suốt đời, học bằng cái gì: bằng mắt, bằng tai, bằng tay, bằng
da, bằng mũi, bằng miệng, học cái gì trước, cái gì sau, học cái gì để biết,
cái gì để làm, học để tồn tại, học để chung sống với con người, với vạn vật, với muôn loài...
- Người học phải biết khiêm tốn, học phải hỏi, học ở mọi người.
- Nhiều thứ con người muốn học, nhưng muốn hiểu kỷ và sâu sắc thì phải
tốn nhiều thời gian, kiên trì, kiên nhẫn. ví dụ như người trồng lúa: học
biết các giống lúa, loại nào phù hợp vùng đất nào, thời tiết nào, những
điều kiện và cách chăm bón đúng cách để đạt năng suất, khi phát hiện có
sâu rầy phải giải quyết thế nào...
- Học phải gắn với hành thì việc học có kết quả nhanh hơn. Người xưa
vẫn dạy rằng: “Trăm hay không bằng tay quen”. Lao động thời nào cũng 6 about:blank 6/108 22:33 3/8/24 Các câu hỏi ôn tập
vậy, phải luôn ý thực là lí thuyết hay cũng không bằng thực hành giỏi.
Vai trò của thực hành được đề cao là điều hiển nhiên.
Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thực hành
được hiểu khác hơn, học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rời
nhau. Trước hết ta cần hiểu : “học” là tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ
trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn
khoa học, đồng thời tếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước.
“Học” là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự
hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu. “Học” là tìm hiểu, khám phá
những tri thức của loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục
vũ trụ. Còn “hành” nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lí
thuyết vào thực tiễn đời sống. Cho nên học và hành có mối quan hệ rất
chặt chẽ với nhau. Học và hành là hai mặt của một qua trình thống nhất,
nó không thể tách rời mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một.
Chúng ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học
tập. Một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận
dụng vào thực tiễn, thì học cũng trở nên vô ích. Có nhiều bạn trẻ khi rời
ghế nhà trường vào một nhà máy, một cơ quan… Lúng túng không biết
phải làm công việc mà chuyên môn mình đã được học như thế nào? Dẫn
đến gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi là sự hoang mang, chán nản.
Nguyên do dẫn đến việc “học” mà không “hành” được là do học không
thấu đáo, khi còn ngồi trên ghế nhà trường không thật sự chuyên tâm, rèn
luyện, trau dồi kiến thức hoặc thiếu môi trường hoạt động.
Ngược lại nếu hành mà không có lí luận, lí thuyết soi sáng và kinh
nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng
túng, gặp rất nhiều khó khăn trở ngại, thậm chí có khi còn dẫn đến những
sai lầm to lớn nữa. Do vậy việc học tập, trau dồi kiến thức và kinh 7 about:blank 7/108 22:33 3/8/24 Các câu hỏi ôn tập
nghiệm là nền tảng để mỗi người áp dụng vào thực tế, thực hành trong thực tiễn cuộc sống.
Một thực tế cho thấy, sự thiếu liên hệ giữa kiến thức với thực tiễn ở các
trường phổ thông đã khiến các sinh viên tương lai không biết nên lựa
chọn ngành học nào trước mùa thi. Đa số các em không biết sử dụng
những kiến thức đã được học vào việc gì ngoài việc để... thi đỗ đại học
Hậu quả sâu xa hơn của việc “học” không đi đôi với “hành” là có nhiều
học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng vẫn ngơ ngác khi
bước vào cuộc sống, nhiều thủ khoa sau khi ra trường, va vấp cuộc sống
mới tự hỏi: “Không biết việc chọn trường chọn ngành của mình đã đúng
hay chưa?”. Nhất là khi xã hội đang cần những người có tay nghề cao
phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì việc “Học đi
đôi với hành” càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
- Tuy nhiên, nếu chỉ chăm vào học tập thôi thì chưa đủ, chúng ta cần phải
rèn luyện cả về phẩm chất, đạo đức như Bác đã từng dạy “Có tài mà
không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì
cũng khó” Tài và đức là những phẩm chất khác nhau nhưng luôn luôn
gắn bó mật thiết không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người vô
dụng, bởi tài năng đó không phục vụ cái chung mà chỉ mưu cầu lợi ích
cho một cá nhân thì cũng trở thành vô giá trị. Con người ta không thể
sống một mình, không thể tách rời khỏi gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
nhân dân, nhân loại. Giá trị một con người được xem xét chính bởi tác
dụng của cá nhân đó trong mối quan hệ với đồng loại. Người không có
đức là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác. Nếu có tài,
họ cũng chỉ vun vén để có lợi cho riêng họ. Người có tài mà phản bội Tổ
quốc, đi ngược lại lợi ích của tập thể thì chẳng những vô dụng mà còn có
tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại mang đến cho gia đình, 8 about:blank 8/108 22:33 3/8/24 Các câu hỏi ôn tập xã hội càng lớn.
Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có đức,
có khát vọng hành động vì lợi ích của mọi người nhưng không có kiến
thức, năng lực kém thì những ý định tốt cũng khó trở thành hiện thực. Tài
năng giúp con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta trở
nên ít có tác dụng trong đời sống con người. Rõ ràng là giá trị con người
phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau thì con
người mới trở nên toàn diện, mới đạt hiệu quả lao động cao và mới có ích cho mọi người.
Chúng ta hiện nay đang là những sinh viên, là những người đang trong
quá trình phát triển về mọi mặt cả về thể lực và trí lực, tri thức và trí tuệ
nhân cách... cho nên thời kì này phải tranh thủ điều kiện để hoàn thiện
bản thân, phải rèn luyện cả phẩm chất, năng lực, cả đức cả tài, học hỏi
bạn bè, gia đình, nhà trường và xã hội để trở thành con người mới xã hội
chủ nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay làm nền tảng cho sự
phát triển tiếp tục trong tương lai.
3 . Cái chung và cái riêng
Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thông quan điểm cách mạng và khoa học, là
vũ khí lý luận của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ
chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế
giới. Đó là cái chung sâu sắc nhất, bản chất nhất, đúng đắn nhất để các
Đảng Cộng sản vận dụng vào từng quốc gia dân tộc, với tư cách là cái
riêng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã luôn luôn trung
thành, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của 9 about:blank 9/108 22:33 3/8/24 Các câu hỏi ôn tập
cách mạng Việt Nam. Thắng lợi vẻ vang của cách mạng dân tộc, dân chủ
nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay đã chứng
minh điều đó. Theo đó, Đảng ta luôn đặt ra yêu cầu cao việc tổng kết,
khái quát kinh nghiệm thực tiễn và bổ sung phát triển lý luận, bảo đảm
cho lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ được tính cách mạng và khoa học của nó.
4 . Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để nói lên thực
trạng của vấn đề tắc nghẽn giao thông thủ đô Hà Nội.
a. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tắc nghẽn giao thông.
*Nguyên nhân khách quan: Thực tế cho thấy nguyên nhân cơ bản của
ùn tắc giao thông là do số lượng phương tiện trên tham gia giao thông
ngày một lớn. Đặc biệt là từ khi xuất hiện trên thị trường xe máy Trung
Quốc giá rẻ, hợp với tói tiền của người dân Việt Nam, và các công ty sản
xuất xe máy trong nước đồng loạt hạ giá đã tạo điều kiện thuận lợi cho
mọi người mua sắm phương tiện đi lại này, điều đó làm cho số lượng
người có xe máy, tăng lên rất nhanh, nhất là các thành phố lớn đặc biệt là
Hà Nội. Tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng trầm trọng hơn cả ở các
tuyến phố chính đến các ngõ nhỏ. Tuy vậy việc xuất hiện xe gắn máy
Trung Quốc chỉ nh mét giọt nước nhỏ làm tràn ly, vì mấy năm trước đây
khi chưa có xe Trung Quốc thì chuyện ách tắc đường phố vẫn cứ xẩy ra
thường xuyên tuy chưa thật bức xóc nh hiện nay. Phải nói rằng nguyên
nhân chính là do dân số ở Hà Nội ngày càng gia tăng, nhu cầu đi lại ngày
càng lớn trong lúc cơ sở hạ tầng giao thông của Hà Nội vẫn còn hạn chế.
Hệ thống giao thông đường bộ không hoàn chỉnh: mặt đường hẹp, thiếu
bãi đậu xe, có quá nhiều nót giao thông chật hẹp. Quỹ đất dành cho giao
thông ở thủ đô Hà Nội chỉ khoảng 2,5% trong khi ở các nước tiên tiến
khác con số này phải là 20- 25%. Trong khi phương tiện tham gia giao 10 about:blank 10/108 22:33 3/8/24 Các câu hỏi ôn tập
thông ngày càng tăng nhanh thì các tuyến đường mới được mở ra là
không đáng kể. Thêm nữa đường phố thường xuyên bị đào xới để sửa
chữa, thay thế, lắp mới những công trình ngầm như hệ thống cấp nước và
thoát nước, cáp ngầm của các ngành bưu điện hoặc điện lực, rồi tình trạng
ngập lụt khá phổ biến vào mùa mưa. Vì thế ùn tắc giao thông là hệ quả tất yếu.
*Nguyên nhân chủ quan: Đó là sự thiếu kiên quyết của chính quyền đối
với việc định hướng phương tiện đi lại của người dân thành phố. Trong
khi hệ thống vận tải khách công cộng không được chú ý đầu tư đúng mức
thì phương tiện cá nhân lại được thả nổi, tha hồ phát triển. Việc buông
lỏng quản lý đô thị dẫn đến tình trạng lấn chiến lòng lề đường làm nơi
họp chợ, buôn bán, sản xuất, dịch vụ, để xe, chờ đón học sinh tan trường.
Và nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông là
do sự thiếu ý thức tự giác của nhiều người dân. Những người buôn bán
vẫn tranh nhau lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường, và các nhà chức trách
dẹp ở chỗ này lại đùn ra chỗ kia nên đường phố vốn đã hẹp lại càng hẹp
hơn. Đồng thời trên đường phố vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng đi
ngược chiều, vượt đèn đỏ nếu không có công an đứng gác, chưa kể đến
việc vượt Èu, tranh lấn đường. Thực tế việc tranh lấn đường là một
nguyên nhân thường xuyên dẫn đến nạn ùn tắc giao thông nhiều nhất.
Bởi người ta tranh nhau mà đi không ai chịu nhường ai một bước. Thử
quan sát một trường hợp kẹt xe ở một chỗ tránh tàu: nếu luồng người 1/2
đường bên này không chồm lấn sang 1/2 đường bên kia thì chắc chắn sẽ
không có chuyện 2 luồng giao thông đối đầu nhau và đều kẹt cứng tại
chỗ. Hàng năm trên đường phố có hàng nghìn vụ tai nạn giao thông,
không thể đổ thừa hết cho đường sá mà kết tội trước tiên cho sự thiếu tôn
trọng luật lệ đi đường, sự bất cẩn và thiếu văn hoá của con người. 11 about:blank 11/108 22:33 3/8/24 Các câu hỏi ôn tập
ý thức đi lại của người dân là một yếu tố quan trọng quyết định sự văn
minh của đường phố. Như đã nói ở trên, các phương tiện giao thông cá
nhân ngày càng cao và tiện lợi và đặc biệt hệ thống xe giao thông công
cộng như xe buýt thì lại thường bị quá tải không thể đáp ứng đủ nhu cầu
đi lại cho nên phương tiện giao thông cá nhân đăc biệt là se máy đươc
người đi lại sử dụng nhiều nhất. Với những chiếc xe máy người ta có thể
tạt vào bất kỳ một cửa hàng nào trên dãy phố để mua sắm, người ta có thể
ngồi trên xe dang cả 2 chân xuống đất, đằng trước đứa bé đằng sau đứa
lớn ghé lại mua mí rau, con cá, miếng thịt ngay bên chợ vỉa hè, chợ lề
đường “xe 2 bánh + nhà phè + chợ vỉa hè” dường như là một trong những
phương thức đi lại và sinh hoạt chủ yếu của người dân độ thị hiện nay. Từ
đó hình thành một lối sống, một nếp văn hoá chủ yếu được tạo dựng lên
bằng xe 2 bánh tốc độ chậm và nhà phố. Phải nói rõ là xe 2 bánh “tốc độ
chậm” vì tốc độ chậm khác xa với tốc độ nhanh. Khi đã ngồi lên xe với
tốc độ chậm thì mọi hành vi không phù hợp với một đô thị lớn đều có thể
xảy ra chứ chưa nói đến một thành phố văn minh hiện đại. Đàn ông ở
trần, mặc quần đùi, đàn bà mặc đồ ngủ diễu hành trên đường phố. Xe chở
2- 3 người thậm chí 4 người trên 1 chiếc xe, các người ngồi sau thõng
chân xuống đất. Xe máy chở 1 người ngồi sau vác theo 1 cây sắt, thanh
nhôm rất dài, hoặc một tấm kính rất lớn, và với mấy chiếc dây thun người
đi xe máy có thể chở 3- 5 két bia, 2- 3 bình ga. Xe máy, xe đạp đi hàng
đôi hàng ba, hoặc xe máy thò chân qua đẩy chiếc xe đạp hoặc xe xích lô.
Xe máy phóng thẳng từ trong nhà, trong ngõ, trên vỉa hè ra ngoài đường
bất chấp xe cộ nườm nượp qua lại. Chỉ vì sự thiếu ý thức đi lại của mỗi
người mà đã nảy sinh ra những kết quả có tác động ngược chiều nh ách
tắc giao thông, tai nạn giao thông. Từ đó kéo theo một loạt hệ quả như ô
nhiễm môi trường, do khói và bụi xe, làm giảm tốc độ lưu thông và phát
triển kinh tế một cách đáng kể việc phân luồng giao thông ở những tuyến
chưa hợp lý cũng như tình trạng thiếu đèn tín hiệu và các thiết bị điều 12 about:blank 12/108 22:33 3/8/24 Các câu hỏi ôn tập
khiển giao thông cũng góp phần làm cho tình trạng ùn tắc giao thông thêm trầm trọng.
b. Hậu quả của việc tắc nghẽn giao thông:
Chắc hẳn những ai đang sống hoặc đã sống ở Hà Nội trong nhưng năm
gần đây thi hẳn ai còng Ýt nhất một lần phải chứng kiến cảnh ùn tắc giao
thông của thủ đô, do đó hậu quả của việc ùn tắc giao thông chắc chắn là
ai cũng có thể hình dung ra được nên chỉ xin nêu một sè : Lãng phí thời
gian vô Ých , ô nhiễm môi trường bụi bặm, chen lấn sô đẩy nhau dẫn đến nhiều hành vi khác, …
c. Một số giải pháp và kiến nghị.
* Một số tồn tại cần khắc phục:
Vấn đề ùn tắc giao thông của thủ đô cho đến nay còn rất nhiều tồn tại cần
khắc phục như phân luồng giao thông một cách hợp lý, lập lại kỉ cương
quản lý đô thị, ý thức tham gia giao thông của người dân,…sẽ còn rất
nhiều tồn tai để phải giải quyết và điều quan trong là chúng ta phải bàn
đến giải pháp của các tồn tại vừa nêu trên.
* Giải quyết tồn tại và các biện pháp khắc phục:
Mặc dù mối liên hệ nhân quả có tính khách quan nhưng ta không thể vì
thế mà ỷ lại cho tự nhiên diễn ra. Không thể để tình trạng ách tắc giao
thông diễn ra mà không có những biện pháp khắc phục. Một kết quả do
nhiều nguyên nhân gây ra và ngược lại một nguyên nhân có thể sinh ra
nhiều kết quả. Muốn có kết quả tốt phải phát hiện nhiều nguyên nhân.
Như ở trên ta đã chỉ ra được một số nguyên nhân chính dẫn đến nạn ách
tắc giao thông, vậy phải giải quyết vấn đề này như thế nào ? 13 about:blank 13/108 22:33 3/8/24 Các câu hỏi ôn tập
* Sau đây là một số giải pháp cơ bản.
- Phân luồng giao thông một cách hợp lý: Với phương châm phát huy
hiệu quả cao nhất những cơ sở vật chất hiện có, đồng thời bổ sung đầu tư
một số khâu chủ yếu trong hệ thống giao thông đô thị. Phân luồng giao
thông sao cho hợp lý, khoa học nhằm tháo tỡ những ách tắc giao thông
không đáng có mà nội dung chính là quy hoạch lại luồng tuyến xe buýt,
mạng lưới đường bộ, đường sắt ở thành phố. Một số tuyến đường chỉ đi
một chiều, thiết lập bằng được tuyến đường dành cho xe tải để tiến tới
cấm không cho xe tải có sức chở hơn 2,5 tấn lưu thông trong nội thành
giê cao điểm. Kiên quyết cấm xe 3 bánh chở hàng cồng kềnh chạy trong giê cao điểm.
- Giải pháp điều khiển giao thông sẽ hỗ trợ đắc lực giải pháp phân luồng
giao thông : Việc làm đầu tiên là hoàn thiện, bổ sung hệ thống biển báo
giao thông, đặc biệt là xây dựng hệ thống báo hiệu vị trí thường xẩy ra ùn
tắc giao thông để giảm lượng xe đi vào, và các chốt đèn có tín hiệu giây
chạy lùi và phát tín hiệu còi khi đèn chuyển màu. Cần đẩy nhanh tiến độ
xây dựng trung tâm điều khiển giao thông bằng camera, lắp đặt tại các
nót trọng điểm để kịp thời có biện pháp xử lý khi có triệu chứng.
+ Thành phố Hà Nội đã và đang gấp rút triển khai xây dựng các nót giao
thông ngã tư sở , xây dựng hàng loạt dải ngăn cách đường bộ …
- Lập lại kỉ cương quản lý đô thị: Đối với những chợ tự phát cần phải giải
toả và khuyến khích di dời vào các nhà lồng chợ, xe các chợ đầu mối ở
ngoại thành để giảm mật độ lưu thông ở nội bộ. Lập lại trật tự lòng lề
đường, vỉa hè, đầu cầu. Tăng cường hiệu lực cưỡng chế của các lực lượng
bảo vệ pháp luật và trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự đô thị
cũng là 1 giải pháp quan trọng. 14 about:blank 14/108 22:33 3/8/24 Các câu hỏi ôn tập
- Tác động vào ý thức ngươi dân: Tuyên truyền giáo dục người nông dân
nâng cao ý thức cộng đồng chấphành luật lệ giao thông và quy tắc quản
lý trật tự đô thị. Phát động những phong trào quần chúng trong thanh
niên, học sinh phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông để giữ gìn trật
tự giao thông tại các điểm nót. Giải quyết nạn ùn tắc giao thông ở các
khu vực đông người qua lại trong giê cao điểm nh trường học, bệnh viện,
chợ, khu vực chơi giải trí.
* Một số giải pháp khác cần bàn luận:
- Đầu tư nhiều vào đường xá hay bá xe máy: Nhà phố là cái chưa thể bỏ
ngay được vì liên quan đến nguồn sống đại đa số người dân thành phố
nhưng chắc chắn nó sẽ giảm bớt dần cùng với sự tiến lên công nghiệp hoá
hiện đại hoá của thành phố, xe 2 bánh tốc độ chậm còng không thể bỏ
ngay được vì nó là phương tiện đi lại của hơn 80% cư dân trong thủ đô và
nó còn là một phần tài sản quý giá của họ. Nhưng không thể cứ tiếp tục
bán xe máy, quảng cáo khuyến mãi xe máy, bán trả góp xe máy. Cái đó
chỉ có lợi cho nhà kinh doanh, còn rất bất lợi cho đô thị không chỉ riêng
về mặt giao thông. Bởi còn nhiều xe máy thì xe công cộng không thể phát huy được hiệu quả.
- Thu phí sử dụng đường bộ đối với ôtô và xe máy – giải pháp có tính khả
thi: Về thu phí ôtô,chúng ta cũng biết rằng, số lượng ô tô đang tham gia
giao thông phần lớn thuộc sở hữu nhà nước. Khoản phí mà các đơn vị này
phải đóng do nhà nước cung cấp. vì vậy thu phí ở đối tượng này thực chất
là quay tròn tiền của nhà nước. Nh thế các tổ chức nhà nước muốn mua
thì vẫn cứ mua, không đắn đo gì về các khoản phí.
- Đối với các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư
của nước ngoài thì họ bỏ vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh với mục 15 about:blank 15/108 22:33 3/8/24 Các câu hỏi ôn tập
đích là lợi nhuận nên mọi quyết sách đều dùa trên nhu cầu thực tế và hiệu
quả. Mua sắm phương tiện là bắt nguồn từ điều kiện cần của công việc
kinh doanh. Do đó ta không có cơ sở nào để khẳng định về khoản phí kia
mà họ giảm bớt việc mua xe ô tô để phục vụ việc kinh doanh.
- Về việc thu phí xe máy, đây là phương tiện đi lại chủ yếu và tiện lợi
nhất của người dân thành phố. Với mức giá xe hiện nay (trừ xe Trung
Quốc) thì có thể nói là vẫn còn cao so với thu nhập của người dân Việt
nam. Vì thế bản thân người mua cũng phải tính toán, cân nhắc khi bá ra
một số tiền tương đối lớn để mua xe, nhưng khi xét thấy việc mua xe là
cần thiết và đem lại lợi Ých thì khoản phí 4 triệu đồng/xe mới là 400
ngàn đồng/xe lưu hành /1năm sẽ không ảnh hưởng lớn đến việc quyết
định mua xe máy mà có chăng là họ cân nhắc loại xe. Nh vậy biện pháp
thu phí đối với xe máy liệu có khả thi?
Bằng sự vận dụng cặp phạm trù nhân-quả, em đã phần nào nêu lên
được những nguyên nhân kết quả của nạn ách tắc giao thông. Để từ đó
đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Qua đó ta có thể hiểu được tầm quan trọng của mạng lưới giao thông
và vai trò, ý thức của con người với hiện tượng này nh thế nào, đó là do
chủ quan hay khách quan? phát hiện được nguyên nhân để hạn chế tác
động của nguyên nhân ngược chiều.
Và cuối cùng, theo chính kiến của mình, em cho rằng đi lại vốn là
chuyện bình thường trong đời sống đô thị nhưng đi lại còn là một hiện
tượng xã hội, hiện tượng văn hoá. Nó thể hiện tính trật tự kỷ cương, tính
tổ chức và cả tính nhân văn của cả một xã hội. Xây dựng thêm các tuyến
đường mới, mở rộng mặt đường, phân luồng hợp lý và tăng thêm các
phương tiện giao thông công cộng là tất yếu. Nhưng xây dựng một nếp đi 16 about:blank 16/108 22:33 3/8/24 Các câu hỏi ôn tập
lại có văn hoá lại là điều cần thiết hơn, bức xúc hơn, không cần đầu tư
quá tốn kém và mất nhiều thời gian có ý thức vàcó văn hoá trong đi lại là
sự giảm tải rất to lớn và ngăn chặn một cách hữu hiệu nhất nạn ách tắc
cho giao thông đô thị. Nên chăng, mỗi người dân cần có ý thức hơn nữa
trong việc đi lại hàng ngày để tránh nạn ách tắc giao thông nói riêng và sự
phát triển của xã hội nói chung.
5 . Nội dung và hình thức
Ví dụ: Thói trì trệ, chậm đổi mới các hình thức và phương pháp quản lí,
sự gia tăng tệ quan liêu, tuyệt đối hoá những hình thức tổ chức xã hội
được hình thành trước đây trong thực tiễn là một trong những nguyên
nhân chính của tình trạng khủng hoảng xã hội và của những xu hướng bất
lợi đã bộc lộ ở nước ta những năm gần dây. Xã hội có đạt tới sự phát triển
mới về chất hay không phần nhiều phụ thuộc vào việc đổi mới đến đâu
những hình thức xã hội già cỗi, phong cách và phương pháp làm việc cũ,
đưa chúng vào phù hợp đến mức độ nào với những điều kiện dạng thay đổi.
Ví dụ: Kim cương và than chì là hai dạng thù hình của cùng một nguyên
tố Cacbon nhưng sự khác biệt ở đây là cấu trúc tinh thể của chúng (khác biệt về hình thức).
Một ví dụ tiêu biểu khác của cặp phạm trù nội dung hình thức là quan hệ
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong cùng 1 phương thức
sản xuất. Nếu như lực lượng sản xuất là nội dung thì quan hệ sản xuất
chính là hình thức của phương thức sản xuất đó. 17 about:blank 17/108 22:33 3/8/24 Các câu hỏi ôn tập
6. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù tất nhiên
và ngẫu nhiên qua 1 ví dụ trong lĩnh vực xã hội:
Để làm rõ những nội dung đã nêu ở chương 1 sau đây ta sẽ đi sâu vào ví
dụ đã được nêu ra ở Lời nói đầu để hiểu rõ hơn về cặp phạm trù này và
ứng dụng thực tiễn của phương pháp luận của nó: với tất cả chúng ta ngồi
đây, để trở thành sinh viên của trường Đại học Luật Hà Nội thì điều“tất
nhiên” là chúng ta phải đỗ đại học còn “ngẫu nhiên” chúng ta được xếp
học chung một lớp, một nhóm của trường đại học luật.
a. Khái niệm của phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
Xét về khái niệm phạm trù tất nhiên, để chứng minh cho nó, ta thấy: ở ví
dụ đã nêu thì việc đỗ đại học là một điều“tất nhiên” với mỗi chúng ta bởi
lẽ: Một là, trong việc từ một học sinh trung học phổ thông mà muốn trở
thành sinh viên của trường đại học luật Hà Nội thì điều tất nhiên là ta
phải đỗ vào kì thi tuyển sinh đầu vào.
Việc đỗ Đại học này với mỗi chúng ta bắt buộc phải xảy ra vì nó là điều
kiện để ta thực hiện bước chuyển hóa của ta từ học sinh thành sinh viên.
Hai là, xét với mối quan hệ với những việc xảy ra trước đó thì việc đỗ
vào đại học luật Hà Nội là tất yếu vì: ta có một quá trình rèn luyện học
tập tốt từ thời THPT, bản thân ta là người có ý thức trong việc đưa ra
quyết định thi vào trường đại học luật Hà Nội …và có thể kể đến những
yếu tố khác như sức khỏe ,tâm lý ngày thi rất tốt .v.v.
Và như vậy, khi một thí sinh dự thi mà hội tụ được những điều cơ bản
như trên thì việc thí sinh đó trở thành sinh viên của trường đại học luật
Hà Nội là tất nhiên, nhất định không thể nào khác được. 18 about:blank 18/108 22:33 3/8/24 Các câu hỏi ôn tập
Xét về khái niệm phạm trù ngẫu nhiên, ta có thể xem xé ví dụ, chẳng hạn
như việc xếp lớp, xếp nhóm và điển hình là 11 bạn trong nhóm A3 của
lớp 18 này: Sau khi đỗ vào trường Đại học Luật Hà Nội thì với sự sắp xếp
của phòng Đào tạo nhà trường 11 bạn này sẽ được ngẫu nhiên ngồi chung
một lớp – lớp 18 và ngẫu nhiên họ lại được tập hợp thành 1 nhóm và được đặt là A3.
Việc ngồi chung một lớp hay một nhóm này không phải do các bạn tự
quyết định, cũng không phải do sự sắp đặt sẵn của nhà trường: những bạn
có tên, có điểm, có khối thi…như thế này phải vào lớp này, nhóm này.
Điều này chính là do nhân tố bên ngoài quyết định. Ở đây nhân tố bên
ngoài chính là sự sắp xếp một cách ngẫu nhiên của hệ thống máy tính,
của phòng đào tạo đã tạo ra kết quả đó.
Tuy nhiên cũng có thể do sự sắp xếp ngẫu nhiên này mà 11 người này có
thể không ngồi cùng một lớp hoặc ngồi cùng 1 lớp nhưng khác nhóm
nhau. Điều đó rất có thể xảy ra bởi lẽ nhóm A3 hiện tại chỉ là một tập hợp
ngẫu nhiên một nhóm người, là một khả năng xảy ra, không có điều gì chắc cắn cả.
Tóm lại việc chúng ta – những sinh viên đang học ở K3818 việc đỗ đại
học là điều tất nhiên, nhưng trước đó chúng ta cũng phải trải qua nhiều
việc ngẫu nhiên khác như chọn trường, may mắn v.v.v.. Và việc sau này
khi chúng ta được học chung một lớp liệu điều đó có phải là yếu tố “ngẫu
nhiên” nữa hay không hay đó cũng có thể là “tất nhiên” ? Và liệu rằng
yếu tố “ngẫu nhiên” trong việc được học chung một lớp sẽ ảnh hưởng đến
yếu tố “tất nhiên” khi chúng ta đỗ vào trường đại học luật Hà Nội như thế
nào? Để giải quyết vấn đề này, chúng ta hãy xét chúng trong mối liên hệ biện chứng của chúng. 19 about:blank 19/108 22:33 3/8/24 Các câu hỏi ôn tập
Để đi sâu hơn về cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên trong mối quan hệ
biện chứng của chúng với nhau , thông qua ví dụ ban đầu, ta cần tìm hiểu
“biện chứng” là gì ? Biện chứng ở đây là dùng để chỉ những mối liên hệ
với nhau, là sự tương tác, sự chuyển hóa, sự vận động và phát triển theo
quy luật của sự vật, hiện tượng và quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy
b. Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên trong ví dụ
Một là, tất nhiên và ngẫu nhiên luôn tồn tại khách quan. Mỗi chúng ta,
trước khi xác định đi thi đại học, đều đã hình thành trong đầu hai luồng
suy nghĩ trái chiều, đó là hai khả năng có thể xảy ra: hoặc là đỗ hoặc là
trượt. Ngay từ ban đầu, chúng ta đều nhận thức được rằng muốn đỗ vào
đại học phải trang bị cho bản thân đầy đủ những kiến thức cơ bản: đó có
thể là quá trình học tập tích lũy kiến thức, phương pháp học tập để hiểu
sâu nhớ lâu, mục đích học tập …
Khi đó, chúng ta mới chỉ trang bị cho bản thân về mặt tinh thần, đó là
những điều tất nhiên phải làm. Nhưng trong lúc thi xảy ra sự cố về tâm
lý, sức khỏe … thi chẳng phải việc chúng ta đỗ hay trượt nằm ngoài ý
thức của chúng ta hay sao và yếu tố ngẫu nhiên và tất nhiên tồn tại đối lập
với ý thức của chúng ta hay sao ?
Không những vậy, tất nhiên còn có vai trò quyết định chi phối đến sự
phát triển của sự vật và cái ngẫu nhiên thì có tác dụng làm cho sự phát
triển của sự vật diện ra nhanh hay chậm. Trở lại với ví dụ ban đầu chúng
ta đã đưa ra một ý rằng: “ngẫu nhiên chúng ta được học chung một lớp”
điều ngẫu nhiên này tác động như thế nào với yếu tố tất nhiên chúng ta đỗ
hay trượt vào trường đại học luật Hà Nội. 20 about:blank 20/108