Các câu hỏi vận dụng xử lý tình huống - Môn hệ thống thông tin quản lý | Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

Thông tin:
4 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Các câu hỏi vận dụng xử lý tình huống - Môn hệ thống thông tin quản lý | Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

29 15 lượt tải Tải xuống
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Mã SV: 11205542
Nhóm: 2
Câu 1: Hãy đưa ra những căn cứ để lý giải tại sao công ty Orion –Hanel lại lập kế
hoạch xây dựng thêm nhà máy tại Khu công nghiệp Sài Đồng B (2004).
Trả lời:
Do nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đối với sản phẩm bóng đèn hình của
công ty Orion-Hanel trong những giai đoạn trước 2004 là rất lớn.
Việc xây dựng thêm nhà máy sản xuất là phù hợp với hệ thống pháp luật hiện
hành.
Khi quyết định này được tiến hành sẽ giúp tăng khả năng sinh lợi nhuận, mở
rộng thị trường và nâng cao vị thế của công ty trong lĩnh vực sản xuất đèn
hình.
Sau 11 năm hoạt động, công ty có đủ nguồn lực (nhân lực, công nghệ, tài lực
và thời gian) để tiến hành quyết định này.
Câu 2: Quá trình xác định mục tiêu kế hoạch chiến lược của Orion-Hanel dựa trên
những yếu tố nào của môi trường nào (trong, ngoài)?
Trả lời:
*Quá trình xác định mục tiêu kế hoạch chiến lược của Orion-Hanel dựa trên những
yếu tố:
2.1. Môi trường bên ngoài
2.1.1. Môi trường chung
2.1.1.1. Môi trường kinh tế
Giai đoạn 1993-2004: Giá bán sản phẩm hợp lí, thị trường tiêu thụ sản phẩm
tốt dẫn đến thành công của công ty.
Giai đoạn sau 2004: Trên thị trường đã có mẫu cạnh tranh mới hiện đại hơn,
công ty mở rộng xây thêm nhà máy sản xuất nhưng không update sản phẩm,
tạo ra sản phẩm lỗi thời không thu hút được thị hiếu dẫn đến thất bại của
Orion-Hanel.
2.1.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài được nhà nước tạo điều kiện phát
triển, chính trị trong nước ổn định tạo sự yên tâm cho Orion.
2.1.1.3. Môi trường văn hóa - xã hội
Dân số tăng, nhu cầu giải trí, học tập cũng tăng.
Điều kiện sống của người dân tốt hơn.
Có nhu cầu được tiếp cận với công nghệ hiện đại.
2.1.1.4. Môi trường công nghệ
Giai đoạn 1993-2004: Công nghệ đèn hình màu mới lạ với người dân nên tạo
được sự chú ý.
Giai đoạn sau 2004:Công nghệ đèn hình màu đã bị thay thế dần bởi công nghệ
màn hình LCD và Plasma, khiến doanh nghiệp mất dần chỗ đứng trên thị
trường.
2.1.2. Môi trường tác nghiệp
2.1.2.1. Khách hàng
Giai đoạn 1993-2004: Khách hàng tiêu thụ sản phẩm đèn hình và phụ kiện ti
vi của hãng là rất lớn, thậm chí cung vượt cầu.
Từ 2004: Khách hàng dần chuyển thị hiếu sang 1 dòng sản phẩm công nghệ
mới.
2.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh
Dòng sản phẩm LCD và Plasma mới ra mắt.
2.2. Môi trường bên trong
Tài chính: Vốn đầu tư lớn lên tới 178 triệu USD, với thời gian hoạt động là 50
năm.
Marketing:
Có vị thế cao (từ năm 1993 đến 2004, Công ty luôn là doanh nghiệp dẫn
đầu trong trong số các doanh nghiệp ở Hà Nội).
Mức độ phản hồi từ thị trường tốt (Trong giai đoạn này, sản phẩm bóng
đèn hình của Oriel - Hanel sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu
và tiêu thụ nội địa).
Nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức: Doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam và
Hàn Quốc, có được nguồn nhân công giá rẻ, nguyên vật liệu và nhà máy tại
Việt Nam, đồng thời có được công nghệ và chuyên môn từ Hàn Quốc.
Câu 3: Bài học rút ra từ thất bại của Orion – Hanel?
Trả lời:
Từng có một thời hoàng kim như thế, từng phát triển mạnh mẽ tới mức không đáp
ứng đủ nhu cầu của thị trường, ấy thế mà đến năm 2008, mọi hoạt động sản xuất
lại phải dừng lại. Thất bại của Orion Hanel là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả các
doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời kì kinh tế khủng hoảng, dịch bệnh nguy hiểm
kéo dài như hiện nay. Chính vì thế mà chúng ta cần phải tự rút ra bài học để tránh
khỏi kết cục như doanh nghiêp này.
Vậy nguyên nhân dẫn đến việc phá sản của Orion Hanel là gì? Đầu tiên là nguyên
nhân khách quan, vào năm 2004, đã xuất hiện đối thủ cạnh tranh là dòng sản phẩm
ti vi công nghệ LCD và plasma. Ti vi đời cũ có sử dụng bóng đèn hình đứng trước
nguy cơ bị thay thế, thậm chí là xóa sổ. Thị trường của Orion - Hanel bị thu hẹp.
Tiếp đó là nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ chính doanh nghiệp này. Cơ quan
lãnh đạo chưa nhanh nhạy, thích ứng với những thay đổi của thị trường quá chậm
dẫn đến việc chuyển đổi mô hình sản xuất chậm. Vì không theo kịp được khoa học
kĩ thuật và công nghệ sản xuất nên khi chuyển đổi sản xuất giữa công ti mẹ và đối
tác sản xuất ở Việt Nam, không đủ vốn để đầu tư sản xuất thiết bị công nghệ cao.
Do đó, phá sản là tất yếu.
Thế cho nên, chúng ta cần rút ra kinh nghiệm, và đưa ra các giải pháp, không chỉ
mang tính chất tạm thời mà phải hiệu quả dài lâu, tạo ra con đường đi vững vàng
trong tương lai, giúp doanh nghiệp giải quyết cả những nguyên nhân sâu xa đến
những vấn đề trên bề mặt. Nếu không, bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể đứng
trước nguy cơ bị phá sản, ngay cả khi đang phát triển rất tốt. Và để tránh kết cục
giống như Orion - Hanel thì các doanh nghiệp phải giải quyết được tất cả các vấn
đề trên. Đó chính là, luôn luôn phải thay đổi, luôn luôn tiến bộ, thích ứng với nhu
cầu của xã hội, và phải luôn đón đầu công nghệ. Không chỉ thế, còn phải đánh giá
được đối thủ, nắm bắt được sự chuyển mình của thị trường để có được nguồn
khách hàng ổn định. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng nên tăng cường liên doanh,
liên kết để có thể phát triển trong thời kì khủng hoảng như hiện nay. Dĩ nhiên, một
hay vài phương pháp không thể cứu vớt sai lầm của Orion - Hanel mà phải kết hợp
tất cả các biện pháp, giải quyết tất cả các vấn đề từ nội tại đến bên ngoài.
| 1/4

Preview text:

Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Mã SV: 11205542 Nhóm: 2
Câu 1: Hãy đưa ra những căn cứ để lý giải tại sao công ty Orion –Hanel lại lập kế
hoạch xây dựng thêm nhà máy tại Khu công nghiệp Sài Đồng B (2004). Trả lời:
 Do nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đối với sản phẩm bóng đèn hình của
công ty Orion-Hanel trong những giai đoạn trước 2004 là rất lớn.
 Việc xây dựng thêm nhà máy sản xuất là phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành.
 Khi quyết định này được tiến hành sẽ giúp tăng khả năng sinh lợi nhuận, mở
rộng thị trường và nâng cao vị thế của công ty trong lĩnh vực sản xuất đèn hình.
 Sau 11 năm hoạt động, công ty có đủ nguồn lực (nhân lực, công nghệ, tài lực
và thời gian) để tiến hành quyết định này.
Câu 2: Quá trình xác định mục tiêu kế hoạch chiến lược của Orion-Hanel dựa trên
những yếu tố nào của môi trường nào (trong, ngoài)? Trả lời:
*Quá trình xác định mục tiêu kế hoạch chiến lược của Orion-Hanel dựa trên những yếu tố:
2.1. Môi trường bên ngoài 2.1.1. Môi trường chung
2.1.1.1. Môi trường kinh tế
 Giai đoạn 1993-2004: Giá bán sản phẩm hợp lí, thị trường tiêu thụ sản phẩm
tốt dẫn đến thành công của công ty.
 Giai đoạn sau 2004: Trên thị trường đã có mẫu cạnh tranh mới hiện đại hơn,
công ty mở rộng xây thêm nhà máy sản xuất nhưng không update sản phẩm,
tạo ra sản phẩm lỗi thời không thu hút được thị hiếu dẫn đến thất bại của Orion-Hanel.
2.1.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật
 Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài được nhà nước tạo điều kiện phát
triển, chính trị trong nước ổn định tạo sự yên tâm cho Orion.
2.1.1.3. Môi trường văn hóa - xã hội
 Dân số tăng, nhu cầu giải trí, học tập cũng tăng.
 Điều kiện sống của người dân tốt hơn.
 Có nhu cầu được tiếp cận với công nghệ hiện đại.
2.1.1.4. Môi trường công nghệ
 Giai đoạn 1993-2004: Công nghệ đèn hình màu mới lạ với người dân nên tạo được sự chú ý.
 Giai đoạn sau 2004:Công nghệ đèn hình màu đã bị thay thế dần bởi công nghệ
màn hình LCD và Plasma, khiến doanh nghiệp mất dần chỗ đứng trên thị trường.
2.1.2. Môi trường tác nghiệp 2.1.2.1. Khách hàng
 Giai đoạn 1993-2004: Khách hàng tiêu thụ sản phẩm đèn hình và phụ kiện ti
vi của hãng là rất lớn, thậm chí cung vượt cầu.
 Từ 2004: Khách hàng dần chuyển thị hiếu sang 1 dòng sản phẩm công nghệ mới.
2.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh
 Dòng sản phẩm LCD và Plasma mới ra mắt. 2.2. Môi trường bên trong
 Tài chính: Vốn đầu tư lớn lên tới 178 triệu USD, với thời gian hoạt động là 50 năm.  Marketing:
 Có vị thế cao (từ năm 1993 đến 2004, Công ty luôn là doanh nghiệp dẫn
đầu trong trong số các doanh nghiệp ở Hà Nội).
 Mức độ phản hồi từ thị trường tốt (Trong giai đoạn này, sản phẩm bóng
đèn hình của Oriel - Hanel sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa).
 Nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức: Doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam và
Hàn Quốc, có được nguồn nhân công giá rẻ, nguyên vật liệu và nhà máy tại
Việt Nam, đồng thời có được công nghệ và chuyên môn từ Hàn Quốc.
Câu 3: Bài học rút ra từ thất bại của Orion – Hanel? Trả lời:
Từng có một thời hoàng kim như thế, từng phát triển mạnh mẽ tới mức không đáp
ứng đủ nhu cầu của thị trường, ấy thế mà đến năm 2008, mọi hoạt động sản xuất
lại phải dừng lại. Thất bại của Orion Hanel là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả các
doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời kì kinh tế khủng hoảng, dịch bệnh nguy hiểm
kéo dài như hiện nay. Chính vì thế mà chúng ta cần phải tự rút ra bài học để tránh
khỏi kết cục như doanh nghiêp này.
Vậy nguyên nhân dẫn đến việc phá sản của Orion Hanel là gì? Đầu tiên là nguyên
nhân khách quan, vào năm 2004, đã xuất hiện đối thủ cạnh tranh là dòng sản phẩm
ti vi công nghệ LCD và plasma. Ti vi đời cũ có sử dụng bóng đèn hình đứng trước
nguy cơ bị thay thế, thậm chí là xóa sổ. Thị trường của Orion - Hanel bị thu hẹp.
Tiếp đó là nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ chính doanh nghiệp này. Cơ quan
lãnh đạo chưa nhanh nhạy, thích ứng với những thay đổi của thị trường quá chậm
dẫn đến việc chuyển đổi mô hình sản xuất chậm. Vì không theo kịp được khoa học
kĩ thuật và công nghệ sản xuất nên khi chuyển đổi sản xuất giữa công ti mẹ và đối
tác sản xuất ở Việt Nam, không đủ vốn để đầu tư sản xuất thiết bị công nghệ cao.
Do đó, phá sản là tất yếu.
Thế cho nên, chúng ta cần rút ra kinh nghiệm, và đưa ra các giải pháp, không chỉ
mang tính chất tạm thời mà phải hiệu quả dài lâu, tạo ra con đường đi vững vàng
trong tương lai, giúp doanh nghiệp giải quyết cả những nguyên nhân sâu xa đến
những vấn đề trên bề mặt. Nếu không, bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể đứng
trước nguy cơ bị phá sản, ngay cả khi đang phát triển rất tốt. Và để tránh kết cục
giống như Orion - Hanel thì các doanh nghiệp phải giải quyết được tất cả các vấn
đề trên. Đó chính là, luôn luôn phải thay đổi, luôn luôn tiến bộ, thích ứng với nhu
cầu của xã hội, và phải luôn đón đầu công nghệ. Không chỉ thế, còn phải đánh giá
được đối thủ, nắm bắt được sự chuyển mình của thị trường để có được nguồn
khách hàng ổn định. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng nên tăng cường liên doanh,
liên kết để có thể phát triển trong thời kì khủng hoảng như hiện nay. Dĩ nhiên, một
hay vài phương pháp không thể cứu vớt sai lầm của Orion - Hanel mà phải kết hợp
tất cả các biện pháp, giải quyết tất cả các vấn đề từ nội tại đến bên ngoài.