









Preview text:
lOMoARcPSD| 45470368 lOMoAR cPSD| 45470368
Các cấu thành tội phạm bao gồm: + Mặt khách quan + Mặt chủ quan
+ Chủ thể của tội phạm + Khách thể
Thứ nhất, về yếu tố mặt khách quan:
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm
pháp luật. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật được thể hiện ở các yếu tố:
+Hành vi trái pháp luật.
+Hậu quả nguy hiểm cho xã hội hành vi đó.
+Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả do hành vi đó gây ra.
Hành vi trái pháp luật: là một trong những căn cứ quan trọng xác định có vi phạm
pháp luật xảy ra hay không. Bất kỳ một vi phạm pháp luật nào cũng được cấu thành bởi
hành vi trái pháp luật, nghĩa là nếu không tồn tại hành vi trái pháp luật của cá nhân hoặc tổ
chức cụ thể nào đó thì không thể xác định được vi phạm pháp luật.
Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội (sự thiệt hại của xã hội do hành
vi trái pháp luật gây ra). Hành vi trái pháp luật ở những mức độ khác nhau đều nguy hiểm
và gây thiệt hại cho xã hội. Tính nguy hiểm của hành vi trái pháp luật thể hiện ở chỗ là nó lOMoARcPSD| 45470368
đã gây ra hoặc có nguy cơ gây ra những thiệt hại về vật chất, về tinh thần cho xã hội, gây
ảnh hưởng xấu đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Mức độ nguy hiểm của hành
vi trái pháp luật được xác định thông qua mức độ thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ gây thiệt
hại cho xã hội mà hành vi đó gây ra.
Mọi quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả mà nó gây ra thể hiện
sự thiệt hại của xã hội là do chính hành vi trái pháp luật đó trực tiếp gây ra. Nói cách khác,
sự thiệt hại của xã hội xảy ra là kết - quả tất yếu từ hành vi trái pháp luật. Nếu giữa hành
vi trái pháp luật và sự thiệt hại của xã hội không có mối quan hệ nhân quả thì sự thiệt hại
đó không phải do hành vi trái pháp luật đó trực tiếp gây ra mà có thể do những nguyên
nhân khác. Tức là hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước, hậu quả nguy hiểm xảy ra sau,
giữa hành vi và hậu quả đó phải có nói su tiếp liên tục về mặt thời gian, hành vi đó phải là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả đó.
Ngoài ra, trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật còn có các yếu tố khác như
thời gian, địa điểm thực hiện hành vi trái pháp luật cùng với những công cụ, phương tiện
và cách thức mà chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi cũng là những yếu tố thuộc về mặt
khách quan của vi phạm pháp luật.
Các biểu hiện khác của mặt khách quan: Ngoài ba biểu hiện cơ bản trên , mặt khách
quan còn biểu hiện qua công cụ , phương tiện , thời gian , địa điểm , hoàn cảnh phạm tội ....
+Về công cụ , phương tiện phạm tội : Phương tiện pháp tội là đối tượng được chủ
thể của tội phạm sử dụng khi thực hiện hành vi phạm tội của mình . Công cụ phạm tội là
dạng cụ thể của phương tiện phạm tội . Ví dụ như : dao , rìu , búa ..
+Về phương pháp , thủ đoạn phạm tội : Phương pháp , thủ đoạn phạm tội là cách
thức thực hiện hành vi phạm tội , trong đó có cách thức sử dụng công cụ , phương tiện như
: thủ đoạn lừa đảo , hành hạ , ngược đãi người khác , uy hiếp tinh thần ... lOMoARcPSD| 45470368
+ Về thời gian , địa điểm , hoàn cảnh phạm tội : Tính nguy hiểm cho xã hội của một
số hành vi có thể phụ thuộc vào thời gian xảy ra . Thời gian vào mùa sinh sản thủy hải sản
có thể ảnh hưởng đến tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đánh bắt thủy hải sản trái phép . Ví dụ:
Hành vi hành động: Chủ thể xâm phạm đến các quan hệ xã hội mà Bộ luật Hình
sự bảo vệ qua phương thức hành động, ví dụ: hành vi giết người, hành vi dùng vũ lực tấn
công người khác,… Các tội phạm được bộ luật Hình sự quy định phần lớn hành vi nguy
hiểm cho xã hội được thực hiện qua hành động.
Hành vi không hành động: là trường hợp chủ thể có nghĩa vụ thực hiện một công
việc nhất định để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác hoặc của nhà
nước nhưng chủ thể không thực hiện để xảy ra thiệt hại về tài sản, tính mạng cho người
khác. Ví dụ: tại Điều 132 quy định về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng, mặt khách quan của tội này đó là hành vi thờ ơ của chủ thể,
không ra tay hành động khi nhìn thấy người khác đang ở trong tình huống nguy hiểm đến
tính mạng. Một số ví dụ điển hình khác như hành vi trốn thuế, trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Ví dụ:
Tại Điều 132 quy định về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng, mặt khách quan của tội này đó là hành vi thờ ơ của chủ thể, không ra
tay hành động khi nhìn thấy người khác đang ở trong tình huống nguy hiểm đến tính mạng.
Một số ví dụ điển hình khác như hành vi trốn thuế, trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Thứ hai, về yếu tố mặt chủ quan:
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện, diễn biến tâm lý bên trong
của chủ thể vi phạm pháp luật, là sự nhận thức, suy nghĩ, thái độ... của chủ thể khi thực
hiện hành vi trái pháp luật hay còn gọi là dấu hiệu bên trong của vi phạm pháp luật. Mặt
chủ quan được thể hiện ở các yếu tố như: lỗi, động cơ, mục đích của chủ thể khi thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật. lOMoARcPSD| 45470368
Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật do mình thực hiện
và hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi thể hiện thái độ I cực của chủ thể đối với xã hội, nó
là một trong những căn cứ đề truy cứu trách nhiệm pháp lý và tùy thuộc vào mức độ lỗi để
xác định mức độ trách nhiệm pháp lý của chủ thể.
Tùy thuộc vào thái độ tiêu cực của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật, mà
khoa học pháp lý chia lỗi ra thành hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý.
+ Lỗi cố ý gồm có cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
Trong lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả nguy hiểm do hành vi của mình gây ra và mong
muốn cho hậu quả đó xảy ra.
Trong lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây
ra, tuy không mong muốn cho hậu quả xảy ra, nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đỏ xảy ra.
+ Lỗi vô ý gồm có: vô ý do quá tin và vô ý do cẩu thả.
Trong lỗi vô ý do quá tin: chủ thể vi phạm nhận thức trước được hậu quả nguy hiểm
cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng hy vọng, tin tưởng rằng hậu quả đó sẽ không
xảy ra hoặc nếu xảy ra thì có thể ngăn chặn được nên vẫn thực hiện hành vi và do đó hậu quả đã xảy ra.
Trong lỗi vô ý do cẩu thả: chủ thể vi phạm đã không nhận thức trước được hậu quả
nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, không thấy trước được hậu quả nguy
hiểm có thể xảy ra từ hành vi đó, nhưng theo quy định thì bắt buộc chủ thể phải thấy trước
và có thể thấy trước. lOMoARcPSD| 45470368
Động cơ, mục đích: động cơ vi phạm là động lực bên trong, là động lực thúc đẩy
chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Thông thường, khi thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật chủ thể thường được thúc đẩy bởi một động cơ nhất định. Mục đích vi
phạm là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ của mình chủ thể mong muốn đạt được
khi thực hiện hành vi phạm pháp luật. Mục đích vi phạm của chủ thể cũng thể hiện tính
nguy hiểm của hành vi, là cái mốc phải đạt đến của chủ thể khi đã thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật. Do đó, đối với những vi phạm pháp luật do lỗi cố ý thường thể hiện động
cơ, mục đích rõ hơn so với lỗi vô ý. Cần lưu ý là không phải khi nào hậu quả đã xảy ra trên
thực tế cũng trùng hợp với mục đích mà chủ thể vi phạm mong muốn đạt được vì còn phụ
thuộc vào các điều kiện khách quan.
Động cơ, mục đích cũng là một trong những căn cứ để đánh giá về tính chất, mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà chủ thể đã thực hiện, qua đó còn xác định để truy
cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Ví dụ:
Về tội giết người, Khánh dùng dao dâm nhiều nhát vào Tâm, Tâm bị mất nhiều máu
dẫn đến tử vong. Trong ví dụ này nếu động cơ phạm tội của Khánh là do Khánh thích Hài
nhưng Hài không thích Khánh mà lại thích Tâm, Khánh căm ghét Tâm đến nỗi muốn giết
Tâm để được gần gũi với Hài. Như vậy, hành vi đâm nhiều nhát vào Tâm của Khánh vì
động cơ, mục đích là muốn Tâm chết. Hành vi này đủ yếu tố cấu thành tội giết người.
Thứ ba. Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể vi phạm pháp luật có thể là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm
pháp lý đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Chủ thể này phải có năng lực trách nhiệm
pháp lý để gánh chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình gây ra (nếu không có năng
lực trách nhiệm pháp lý thì không thể trở thành chủ thể của vi phạm pháp luật). lOMoARcPSD| 45470368
Nếu chủ thể là cá nhân thì năng lực trách nhiệm pháp lý tùy thuộc vào độ tuổi do
pháp luật quy định và cá nhân đó phải có trí óc bình thường để có đủ nhận thức, điều khiển
được hành vi của mình. Còn nếu chủ thể là tổ chức thì năng lực trách nhiệm pháp lý sẽ tùy
thuộc vào tư cách pháp nhân hoặc địa vị pháp lý của tổ chức đó. Ở mỗi loại vi phạm pháp
luật đều có cơ cấu chủ thể riêng.
Cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức của cá nhân đó về
tính nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi của mình và khả năng điều khiển hành vi đó.
Một người trong tình trạng bị tâm thần, không làm chủ được hành vi của mình thì không
phải là chủ thể chịu trách nhiệm về các hành vi nguy hiểm của mình theo quy định của luật hình sự.
Đạt độ tuổi luật định hoặc pháp nhân thương mại và đã thực hiện hành vi phạm tội
cụ thể. Cá nhân: Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người tại thời điểm thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội hoàn toàn có khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của
hành vi, khả năng điều khiển hành vi của mình và đạt độ tuổi nhất định. Điều 12 BLHS
2015: người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm trừ những
tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định
tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178,
248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Ngoài những dấu hiệu về khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi, khả
năng điều khiển hành vi của mình và đạt độ tuổi nhất định thì một số tội phạm yêu cầu
những dấu hiệu riêng biệt về mặt chủ thể ví dụ: giới tính, chức vụ,… gọi là chủ thể đặc
biệt. Pháp nhân thương mại: năng lực trách nhiệm của pháp nhân thương mại là khả năng
của pháp nhân thương mại có nghĩa vụ gánh chịu trách nhiệm hình sự khi hội tụ đủ các điều kiện sau:
*Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
*Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại; lOMoARcPSD| 45470368
*Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận
của pháp nhân thương mại; Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại
khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này. Bộ luật hình sự 2015 quy định điều kiện chịu
trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại khi: Hành vi phạm tội được thực hiện
nhân danh pháp nhân thương mại; vì lợi ích của pháp nhân thương mại; có sự chỉ đạo, điều
hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại.
Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định rõ rằng việc pháp nhân thương mại chịu trách
nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân. Cá nhân trong pháp nhân
thương mại có hành vi trái pháp luật vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mặc dù pháp
nhân do cá nhân đó làm chủ đã chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ:
Một người bị bệnh tâm thần khi thực hiện hành vi trái pháp luật không được xem là
vi phạm pháp luật vì người bị bệnh tâm thần không có năng lực hành vi dân sự.
Thứ tư, về yếu tố khách thể:
Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ,
nhưng đã bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới như tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm cá nhân, quyền sở hữu tài sản của nhà nước, của công dân, trật tự an toàn xã hội... Ví
dụ: hành vi trộm chiếc xe máy của anh A, đây là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi đó đã
xâm hại tới khách thể (quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ) là quyền sở hữu về tài sản
của anh A. Cần phân biệt khách thể của vi phạm pháp luật với đối tượng của hành vi vi
phạm pháp luật. Trong ví dụ này, thì đối tượng của hành vi vi phạm pháp luật là chiếc xe gắn máy của anh A.
Mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật phụ thuộc vào tính chất của khách thể.
Những quan hệ xã hội khác nhau thì có tính chất và tầm quan trọng của khách thể khác
nhau, đây cũng là một trong những yếu tố để xác định mức độ nguy hiểm của vi phạm pháp lOMoARcPSD| 45470368
luật. Khách thể đã bị xâm hại càng quan trọng bao nhiêu thì hành vi vi phạm pháp luật càng
thể hiện tính chất nguy hiểm bấy nhiều và trách nhiệm pháp lý cũng càng nặng bấy nhiêu.
Những vấn đề về mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể của vi phạm
pháp luật sẽ được làm rõ khi xem xét từng loại vi phạm pháp luật cụ the. Ví dụ :
Tội cướp giật tài sản: An đang đi bộ trên đường với chiếc túi khoác trên vai, Bảo
đi xe máy vượt qua giật thật nhanh chiếc túi của An, An kéo lại nhưng Bảo đánh vào tay
An rồi giật chiếc túi và chạy lên xe phóng đi. Bảo đã xâm hại đến khách thể trực tiếp là
quyền sở hữu chiếc túi của A, ngoài ra một khách thể nữa bị xâm hại trực tiếp đó là quan
hệ nhân thân (tính mạng và sức khỏe của An, vì hành vi dùng vũ lực của Bảo đã khiến An
hoảng sợ và có thể bị thương).
Ví dụ vi phạm pháp luật hình sự đối với tội cố ý gây thương tích, tội trộm
cắp và phân tích cấu thành tội phạm.
Ví dụ 1: Vi phạm pháp luật hình sự đối với tội cố ý gây thương tích:
Anh N.N.H (20 tuổi) do có hiềm khích với L.Đ.T từ trước nên vào 20 giờ tối ngày
15/3/2021 khi bắt gặp T một mình uống rượu say về nhà, H lợi dụng tình hình trời tối vắng
bóng người qua lại và T lúc này đang không tỉnh táo, dùng gậy bóng chày hành hung và
đập rất nhiều phát lên người T, khiến T bị gãy xương đùi phải, gãy khuỷu tay, bầm tím tụ
máu rất nhiều nơi trên cơ thể, theo báo cáo tại bệnh viện nơi T điều trị thì tổn thương cơ thể là 60%. * Phân tích:
- Khách thể: xâm phạm đến sức khoẻ của T - Mặt khách quan:
+ Hành vi hành hung và đập rất nhiều phát lên người T thể hiện bằng hành lOMoARcPSD| 45470368 động.
+ Hậu quả: khiến T bị gãy xương đùi phải, gãy khuỷu tay, bầm tím tụ máu
rất nhiều nơi trên cơ thể, theo báo cáo tại bệnh viện nơi T điều trị thì tổn thương cơ thể là 50%.
+ Cách thức gây án: dùng gậy bóng chày hành hung và đập rất nhiều phát
lên người T, khiến T bị gãy xương đùi phải, bầm tím tụ máu rất nhiều nơi trên cơ thể, theo
báo cáo tại bệnh viện nơi T điều trị thì tổn thương cơ thể là 60%.
+ Phương tiện gây án: gậy bóng chày.
+ Địa điểm và thời gian: 20 giờ tối ngày 15/3/2021 trên đường ông T về nhà. - Mặt chủ quan:
+ H có lỗi cố ý trực tiếp: lợi dụng tình hình trời tối vắng bóng người qua lại và T lúc này
đang không tỉnh táo, dùng gậy bóng chày hành hung và đập rất nhiều phát lên người T.
+ Mục đích: đánh để trút cơn giận, hiềm khích.
+ Động cơ: H có hiềm khích với T từ trước.
- Chủ thể: là H, H đã 20 tuổi, hoàn toàn đủ năng lực trách nhiệm hình sự để
chịutrách nhiệm pháp lý.
Ví dụ 2: Vi phạm pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản:
Vào khoảng 14 giờ, ngày 23 tháng 10 năm 2017 Đặng Hồng P, 23 tuổi, đi bộ một mình từ
chợ xã Vĩnh Hòa Hiệp ra Quốc lộ 61 về Rạch Giá. Khi Phúc đi đến đoạn đường thuộc ấp
Vĩnh Thành A, xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang thì nhìn thấy một
chiếc xe môtô nhãn hiệu Honda Vision màu hồng với trị giá 30.000.000, mang biển kiểm
soát 68M3 – 2739 của chị Đặng Thị Kim H đang đậu trước sân nhà, P quan sát thấy trên
xe có cắm sẵn chìa khóa xe và không người trông coi nên P nảy sinh ý định lấy trộm chiếc
xe trên bán lấy tiền tiêu xài. P chạy đến ngồi lên xe và đề máy rồi điều khiển xe chạy về
hướng thành phố Rạch Giá. Sau đó, P đã bán chiếc xe đó cho một người khác. Sau khi có lOMoARcPSD| 45470368
tiền từ việc bán xe P đã bỏ trốn, P đi đến đường Nguyễn Thái Học thì bị Công an thành
phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang bắt giữ, P đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội. * Phân tích: -
Khách thể: xâm phạm đến quan hệ sở hữu của chị Đặng Thị Kim H. - Mặt khách quan:
+ Hành vi Đặng Hồng P đi đến ngồi lên xe và đề máy rồi điều khiển xe
chạy thể hiện bằng hành động.
+ Hậu quả: chị H thiệt hại 30.000.000 đồng.
+ Cách thức gây án: quan sát thấy trên xe có cắm sẵn chìa khóa xe và
không người trông coi nên P chạy đến ngồi lên xe và đề máy rồi điều khiển xe chạy.
+ Địa điểm và thời gian: khoảng 14 giờ, ngày 23 tháng 10 năm 2017, tại nhà chị H ở đoạn
đường thuộc ấp Vĩnh Thành A, xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. - Mặt chủ quan:
+ P có lỗi cố ý trực tiếp: P quan sát thấy trên xe có cắm sẵn chìa khóa xe và không người
trông coi nên P nảy sinh ý định lấy trộm chiếc xe trên bán lấy tiền tiêu xài. P chạy đến ngồi
lên xe và đề máy rồi điều khiển xe chạy và đã bán xe.
+ Mục đích: cướp xe bán để lấy tiền tiêu xài.
+ Động cơ: vì không có tiền nên P nảy sinh ý định lấy trộm chiếc xe bán lấy tiền tiêu xài. -
Chủ thể: là Đặng Hồng P, P đã 23 tuổi, hoàn toàn đủ năng lực trách
nhiệm hìnhsự để chịu trách nhiệm pháp lý.