Các quan chuyên môn của Liên hợp quốc giám sát việc
thực hiện điều ước về quyền con người
Các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc như Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn, Tổ chức Văn hóa,
khoa học giáo dục của Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức Nông
lương thế giới.... Các tổ chức này giám sát việc thực hiện điều ước về quyền con người ra sao?
1. Khái quát chung
Liên hợp quốc có những cơ chế giám sát việc thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người theo mô hình
phương thức của các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc như thông qua Cao ủy Liên hợp quốc về
người tị nạn (UNHCR), Tổ chức Văn hóa, khoa học giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Y
tế thế giới (WHO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Nông lương thế giới (FAO)... Mỗi tổ chức giám
sát việc thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người từ góc độ chức năng lĩnh vực chuyên môn của
mình. dụ như UNESCO, WHO thậm chí cả WB cũng xét đến những vi phạm nhân quyền các vấn
đề môi trường khi quyết định tài trợ. ILO hoạt động đặc biệt tích cực trong các vấn đề liên quan đến quyền
lao động đại diện của ILO (vốn không chỉ đại diện của các quốc gia) quyền khiếu kiện về những vi
phạm quyền lao động và mỗi quốc gia thành viên của ILO phải đưa ra các bản báo cáo hàng năm.
2. Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (tiếng Anh: United Nations High Commissioner for Refugees, viết tắt
UNHCR), hay Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc, thường gọi tắt "Cao ủy Tị nạn", được thành lập ngày 14
tháng 12 năm 1950 và có trụ sở tại Genève (Thụy Sĩ).
Tiền thân của tổ chức này là Tổ chức quốc tế về người tị nạn (International Refugee Organization), và trước
nữa quan Liên Hiệp Quốc về Cứu tế Phục hồi (United Nations Relief and Rehabilitation
Administration).
Mục đích của Cao ủy chỉ huy phối hợp các hoạt động quốc tế nhằm bảo vệ người tị nạn giải quyết
các vấn đề về tị nạn trên toàn thế giới.
Cao ủy đã được tặng Giải Nobel Hòa bình hai lần: 1954 và 1981.
Chức năng của UNHCR như sau:
Chức năng bản của UNHCR mở rộng sự bảo vệ của quốc tế đối với những người tị nạn - những
người luôn bị đe doạ ngược đãi bởi những do sắc tộc, tôn giáo, dân tộc, v.v. khi họ sống ngoài tổ quốc.
UNHCR hoạt động nhằm đảm bảo để những người tị nạn được nơi nương náu, được cách pháp
nhân thuận lợi nơi họ tị nạn. Trong một số trường hợp như đối với người tị nạn châu Mỹ Latinh hay khu
vực Đông Dương, UNHCR còn tham gia vào việc đàm phán với Chính phủ các nước nhằm khuyến khích
những người di chuyển chỗ ở trở về quê hương.
Ngoài việc bảo vệ, UNHCR còn hỗ trợ cho những đối tượng liên quan, những người không thể tự đáp ứng
được các nhu cầu tối thiểu của họ một khi không những nguồn hỗ trợ khác. Các dạng hỗ trợ bao gồm:
cứu trợ khẩn cấp chương trình bảo vệ duy trì để đáp ứng các nhu cầu bản một cách thường xuyên;
chương trình tự nguyện hồi hương; hỗ trợ định tại quê nhà nhằm nâng cao sự tự chủ hoà nhập vào
cộng đồng quê hương; chương trình tái định tại các nước thứ ba cho những người tị nạn không thể trở
về quê hương và những người gặp khó khăn trong việc bảo vệ tại đất nước quê hương họ.
3. Tổ chức Văn hóa, khoa học giáo dục của Liên hợp quốc
(UNESCO)
UNESCO với mục đích một nền hòa bình bền vững sự thịnh vượng của các dân tộc trên sở phát
triển hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa, tiến hành hoạt động nhằm đảm bảo
sự tuân thủ trên toàn thế giới sự công bằng, kỷ cương pháp luật các quyền tự do cơ bản của con người
được ghi nhận trong Hiến chương LHQ. Một trong số các văn bản quan trọng mang tính chương trình hành
động là văn bản do cơ quan cao nhất của Tổ chức thông qua vào năm 1966 - Tuyên bố các nguyên tắc của
sự hợp tác văn hoá quốc tế. Trong Tuyên bô' đó, sự hợp tác quốc tế quyền nghĩa vụ của tất cả các
dân tộc các quốc gia. Các mục đích của sự hợp tác văn hoá quốc tế truyền tri thức, thúc đẩy sự
phát triển các nền văn hóa; phát triển các quan hệ hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc thúc đẩy sự
hiểu biết lẫn nhau lối sống của mỗi dân tộc; hỗ trợ sự áp dụng các nguyên tắc của LHQ; đảm bảo cho
mỗi người có điều kiện tiếp cận với tri thức, nghệ thuật, văn học, tiến bộ, khoa học, sự giàu có của đời sống
văn hóa; làm tốt hơn các điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người ở mọi nơi trên thế giới.
UNESCO soạn thảo các công ước quốc tế về các vấn đề liên quan tới thẩm quyền của mình. dụ, một
trong số đó Công ước về đấu tranh chống sự kỳ thị trong lĩnh vực giáo dục, cảnh báo và ngăn ngừa mọi
sự kỳ thị sự thông qua của các quốc gia thành viên về các biện pháp được ghi nhận trong Công ước.
Trong số các hướng ưu tiên hoạt động của Tổ chức có các chương trình như: “Phân tích các vấn đề thế giới
nghiên cứu tương lai”, “Thế giới, sự hiểu biết lẫn nhau trên thế giới, các quyền của con người các
quyền của các dân tộc”, “Đẩy mạnh sự lên án, sự không dung thứ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
Apacthai”, “Phúc lợi lợi ích con người”, “Khoa học, kỹ thuật hội”, “Giáo dục dành cho tất cả”.
UNESCO có công lao to lớn trong việc hình thành trật tự thông tin quốc tế mối. LHQ và các tổ chức chuyên
môn của đã tạo ra hệ thống các chế kiểm tra quốc tế sự tuân thủ các cam kết của các quốc gia về
nhân quyền. Đó sự hoạt động thường xuyên của các ủy ban, hoạt động của các tiểu ban, sự chuẩn
bị các báo cáo cả về vấn đề riêng biệt liên quan tới sự đảm bảo quyền con người, cả về tình hình ở một số
quốc gia, quy chế xem xét các khiếu nại riêng biệt.
4. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)
Chức năng cơ bản của cơ quan cao nhất của ILO: Hội nghị Lao động quốc tế (General Conference) là soạn
thảo các quy định lao động quốc tế dưới hình thức các Công ước khuyến nghị. dụ, Công ước số 122
về chính sách trong lĩnh vực việc làm năm 1964 quy định rằng các mục đích thúc đẩy sự tăng trưởng
phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, đáp ứng các nhu cầu về sức lao động, loại trừ thất nghiệp và sự làm
việc không đầy đủ mỗi thành viên của ILO phải tuyên bố thực hiện chính sách tích cực để tác động tới
việc đảm bảo có việc làm cho mọi người một cách đầy đủ, chất lượng và tự do lựa chọn.
Công ước số 100 về trả công bình đẳng cho nam và nữ đối với lao động như nhau năm 1951 quy định rằng
mỗi thành viên của ILO cần áp dụng các biện pháp nhằm mục đích trả lương cho người lao động theo
nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ với công sức lao động như nhau. Theo Điều 2 Công ước của ILO số
111 về không phân biệt trong lĩnh vực lao động việc làm, mỗi thành viên ILO nghĩa vụ quy định
thực hiện chính sách khuyến khích sự bình đẳng trong lĩnh vực lao động và việc làm trên cơ sở phù hợp với
các điều kiện kinh tế - xã hội của mình. Một số công ước của ILO yêu cầu các quốc gia thành viên phải loại
bỏ các hình thức lao động cưỡng bức.
Hoạt động lập pháp của ILO rõ ràng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền con người.
5. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Tổ chức Y tế Thế giới viết tắt WHO (tiếng Anh: World Health Organization) hoặc OMS (tiếng Pháp:
Organisation mondiale de la santé) một quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc, WHO đóng vai trò
thẩm quyền điều phối các vấn đề sức khỏe và y tế cộng đồng trên bình diện quốc tế, WHO tham gia giúp đỡ
các quốc gia thành viên, WHO cung cấp những thông tin chính xác, những địa chỉ đáng tin cậy trên lĩnh vực
sức khỏe con người, WHO sẽ đứng ra để giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng và dịch
bệnh của con người. Kể từ khi WHO được thành lập, đã đóng một vai trò hàng đầu trong việc loại trừ
bệnh đậu mùa. Các ưu tiên hiện tại của tổ chức bao gồm các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt HIV / AIDS,
Ebola, sốt rét lao; giảm thiểu những tác động của bệnh không truyền nhiễm; theo dõi sức khoẻ sinh sản
tình dục, sự phát triển tuổi già; Dinh dưỡng, an ninh lương thực ăn uống lành mạnh; sức khỏe
nghề nghiệp; lạm dụng thuốc kháng sinh; và thúc đẩy sự phát triển của các báo cáo, các ấn phẩm và kết nối
mạng toàn cầu.
WHO được Liên Hiệp Quốc thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948. WHO kế thừa phần nhiều chức trách
và tài nguyên từ tổ chức tiền thân của nó là Tổ chức Sức khoẻ (Organisation de la Santé), một cơ quan của
Hội Quốc Liên trước đây.
Ngân sách 2015 của WHO khoảng 4 tỷ đô la Mỹ trong đó khoảng 930 triệu đô la Mỹ sẽ được cung cấp
bởi các quốc gia thành viên với thêm 3 tỷ đô la Mỹ nữa từ đóng góp tự nguyện. Song vào tháng 7 năm
2020 Mỹ đã chính thức tuyên bố ngưng hẳn tài trợ.
6. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO)
Tổ chức Lương thực Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc hay Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (viết tắt
FAO, Tiếng Anh: Food and Agriculture Organization of the United Nations) được thành lập ngày 16 tháng 10
năm 1945 tại Canada với vai trò một quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc (UN). Năm 1951, trụ sở
chính của FAO tại Washington DC, Mỹ được chuyển về Roma, Ý.
Tháng 5 năm 2015, FAO có tổng cộng 194 thành viên.
Mục tiêu cơ bản của FAO:
- Nâng cao mức sống cũng như mức dinh dưỡng của nhân dân các nước thành viên.
- Nâng cao hiệu quả của việc sản xuất lương thực và nông sản.
- Góp phần vào việc phát triển kinh tế thế giới và giải phóng nhân dân khỏi nạn đói.
Cùng với tổ chức Y tế thế giới (WHO), FAO tham gia quản lý Ủy ban Codex Alimentarius với mục đích tăng
cường sự cân bằng của yêu cầu về thực phẩm và do đó làm cho thương mại quốc tế phát triển hơn.
Việt Nam gia nhập FAO từ năm 1950 dưới chính thể Quốc gia Việt Nam. Năm 1955 chuyển sang Việt Nam
Cộng hòa rồi CHXHCN Việt Nam từ năm 1975 nhưng đến năm 1978, FAO mới chính thức mở Văn phòng
đại diện tại Hà Nội. Trong nhiều năm qua, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và FAO ngày càng phát triển theo
chiều hướng tích cực: hỗ trợ của FAO đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp lương thực Việt
Nam một cách hiệu quả thu được những thành tựu to lớn. Cho đến nay, FAO đã giúp Việt Nam thực
hiện hơn 100 dự án tập trung vào các lĩnh vực lập chính sách, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực
nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, an ninh lương thực, dinh dưỡng. Tổng số tiền viện trợ trị giá trên 100
triệu USD.

Preview text:

Các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc giám sát việc
thực hiện điều ước về quyền con người

Các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc như Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn, Tổ chức Văn hóa,
khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức Nông
lương thế giới.... Các tổ chức này giám sát việc thực hiện điều ước về quyền con người ra sao? 1. Khái quát chung
Liên hợp quốc có những cơ chế giám sát việc thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người theo mô hình
và phương thức của các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc như thông qua Cao ủy Liên hợp quốc về
người tị nạn (UNHCR), Tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Y
tế thế giới (WHO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Nông lương thế giới (FAO)... Mỗi tổ chức giám
sát việc thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người từ góc độ chức năng và lĩnh vực chuyên môn của
mình. Ví dụ như UNESCO, WHO và thậm chí cả WB cũng xét đến những vi phạm nhân quyền và các vấn
đề môi trường khi quyết định tài trợ. ILO hoạt động đặc biệt tích cực trong các vấn đề liên quan đến quyền
lao động và đại diện của ILO (vốn không chỉ đại diện của các quốc gia) có quyền khiếu kiện về những vi
phạm quyền lao động và mỗi quốc gia thành viên của ILO phải đưa ra các bản báo cáo hàng năm.
2. Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (tiếng Anh: United Nations High Commissioner for Refugees, viết tắt
UNHCR), hay Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc, thường gọi tắt là "Cao ủy Tị nạn", được thành lập ngày 14
tháng 12 năm 1950 và có trụ sở tại Genève (Thụy Sĩ).
Tiền thân của tổ chức này là Tổ chức quốc tế về người tị nạn (International Refugee Organization), và trước
nữa là Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Cứu tế và Phục hồi (United Nations Relief and Rehabilitation Administration).
Mục đích của Cao ủy là chỉ huy và phối hợp các hoạt động quốc tế nhằm bảo vệ người tị nạn và giải quyết
các vấn đề về tị nạn trên toàn thế giới.
Cao ủy đã được tặng Giải Nobel Hòa bình hai lần: 1954 và 1981.
Chức năng của UNHCR như sau:
Chức năng cơ bản của UNHCR là mở rộng sự bảo vệ của quốc tế đối với những người tị nạn - những
người luôn bị đe doạ ngược đãi bởi những lý do sắc tộc, tôn giáo, dân tộc, v.v. khi họ sống ngoài tổ quốc.
UNHCR hoạt động nhằm đảm bảo để những người tị nạn có được nơi nương náu, có được tư cách pháp
nhân thuận lợi ở nơi họ tị nạn. Trong một số trường hợp như đối với người tị nạn châu Mỹ Latinh hay khu
vực Đông Dương, UNHCR còn tham gia vào việc đàm phán với Chính phủ các nước nhằm khuyến khích
những người di chuyển chỗ ở trở về quê hương.
Ngoài việc bảo vệ, UNHCR còn hỗ trợ cho những đối tượng liên quan, những người không thể tự đáp ứng
được các nhu cầu tối thiểu của họ một khi không có những nguồn hỗ trợ khác. Các dạng hỗ trợ bao gồm:
cứu trợ khẩn cấp chương trình bảo vệ và duy trì để đáp ứng các nhu cầu cơ bản một cách thường xuyên;
chương trình tự nguyện hồi hương; hỗ trợ định cư tại quê nhà nhằm nâng cao sự tự chủ và hoà nhập vào
cộng đồng quê hương; chương trình tái định cư tại các nước thứ ba cho những người tị nạn không thể trở
về quê hương và những người gặp khó khăn trong việc bảo vệ tại đất nước quê hương họ.
3. Tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO)
UNESCO với mục đích vì một nền hòa bình bền vững và sự thịnh vượng của các dân tộc trên cơ sở phát
triển hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa, tiến hành hoạt động nhằm đảm bảo
sự tuân thủ trên toàn thế giới sự công bằng, kỷ cương pháp luật các quyền và tự do cơ bản của con người
được ghi nhận trong Hiến chương LHQ. Một trong số các văn bản quan trọng mang tính chương trình hành
động là văn bản do cơ quan cao nhất của Tổ chức thông qua vào năm 1966 - Tuyên bố các nguyên tắc của
sự hợp tác văn hoá quốc tế. Trong Tuyên bô' đó, sự hợp tác quốc tế là quyền và nghĩa vụ của tất cả các
dân tộc và các quốc gia. Các mục đích của sự hợp tác văn hoá quốc tế là truyền bá tri thức, thúc đẩy sự
phát triển các nền văn hóa; phát triển các quan hệ hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc và thúc đẩy sự
hiểu biết lẫn nhau và lối sống của mỗi dân tộc; hỗ trợ sự áp dụng các nguyên tắc của LHQ; đảm bảo cho
mỗi người có điều kiện tiếp cận với tri thức, nghệ thuật, văn học, tiến bộ, khoa học, sự giàu có của đời sống
văn hóa; làm tốt hơn các điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người ở mọi nơi trên thế giới.
UNESCO soạn thảo các công ước quốc tế về các vấn đề liên quan tới thẩm quyền của mình. Ví dụ, một
trong số đó có Công ước về đấu tranh chống sự kỳ thị trong lĩnh vực giáo dục, cảnh báo và ngăn ngừa mọi
sự kỳ thị và sự thông qua của các quốc gia thành viên về các biện pháp được ghi nhận trong Công ước.
Trong số các hướng ưu tiên hoạt động của Tổ chức có các chương trình như: “Phân tích các vấn đề thế giới
và nghiên cứu tương lai”, “Thế giới, sự hiểu biết lẫn nhau trên thế giới, các quyền của con người và các
quyền của các dân tộc”, “Đẩy mạnh sự lên án, sự không dung thứ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và
Apacthai”, “Phúc lợi vì lợi ích con người”, “Khoa học, kỹ thuật và xã hội”, “Giáo dục dành cho tất cả”.
UNESCO có công lao to lớn trong việc hình thành trật tự thông tin quốc tế mối. LHQ và các tổ chức chuyên
môn của nó đã tạo ra hệ thống các cơ chế kiểm tra quốc tế sự tuân thủ các cam kết của các quốc gia về
nhân quyền. Đó là sự hoạt động thường xuyên của các ủy ban, là hoạt động của các tiểu ban, là sự chuẩn
bị các báo cáo cả về vấn đề riêng biệt liên quan tới sự đảm bảo quyền con người, cả về tình hình ở một số
quốc gia, quy chế xem xét các khiếu nại riêng biệt.
4. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)
Chức năng cơ bản của cơ quan cao nhất của ILO: Hội nghị Lao động quốc tế (General Conference) là soạn
thảo các quy định lao động quốc tế dưới hình thức các Công ước và khuyến nghị. Ví dụ, Công ước số 122
về chính sách trong lĩnh vực việc làm năm 1964 quy định rằng vì các mục đích thúc đẩy sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, đáp ứng các nhu cầu về sức lao động, loại trừ thất nghiệp và sự làm
việc không đầy đủ mỗi thành viên của ILO phải tuyên bố và thực hiện chính sách tích cực để tác động tới
việc đảm bảo có việc làm cho mọi người một cách đầy đủ, chất lượng và tự do lựa chọn.
Công ước số 100 về trả công bình đẳng cho nam và nữ đối với lao động như nhau năm 1951 quy định rằng
mỗi thành viên của ILO cần áp dụng các biện pháp nhằm mục đích trả lương cho người lao động theo
nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ với công sức lao động như nhau. Theo Điều 2 Công ước của ILO số
111 về không phân biệt trong lĩnh vực lao động và việc làm, mỗi thành viên ILO có nghĩa vụ quy định và
thực hiện chính sách khuyến khích sự bình đẳng trong lĩnh vực lao động và việc làm trên cơ sở phù hợp với
các điều kiện kinh tế - xã hội của mình. Một số công ước của ILO yêu cầu các quốc gia thành viên phải loại
bỏ các hình thức lao động cưỡng bức.
Hoạt động lập pháp của ILO rõ ràng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền con người.
5. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Tổ chức Y tế Thế giới viết tắt WHO (tiếng Anh: World Health Organization) hoặc OMS (tiếng Pháp:
Organisation mondiale de la santé) là một cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc, WHO đóng vai trò
thẩm quyền điều phối các vấn đề sức khỏe và y tế cộng đồng trên bình diện quốc tế, WHO tham gia giúp đỡ
các quốc gia thành viên, WHO cung cấp những thông tin chính xác, những địa chỉ đáng tin cậy trên lĩnh vực
sức khỏe con người, WHO sẽ đứng ra để giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng và dịch
bệnh của con người. Kể từ khi WHO được thành lập, nó đã đóng một vai trò hàng đầu trong việc loại trừ
bệnh đậu mùa. Các ưu tiên hiện tại của tổ chức bao gồm các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là HIV / AIDS,
Ebola, sốt rét và lao; giảm thiểu những tác động của bệnh không truyền nhiễm; theo dõi sức khoẻ sinh sản
và tình dục, sự phát triển và tuổi già; Dinh dưỡng, an ninh lương thực và ăn uống lành mạnh; sức khỏe
nghề nghiệp; lạm dụng thuốc kháng sinh; và thúc đẩy sự phát triển của các báo cáo, các ấn phẩm và kết nối mạng toàn cầu.
WHO được Liên Hiệp Quốc thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948. WHO kế thừa phần nhiều chức trách
và tài nguyên từ tổ chức tiền thân của nó là Tổ chức Sức khoẻ (Organisation de la Santé), một cơ quan của
Hội Quốc Liên trước đây.
Ngân sách 2015 của WHO là khoảng 4 tỷ đô la Mỹ trong đó khoảng 930 triệu đô la Mỹ sẽ được cung cấp
bởi các quốc gia thành viên với thêm 3 tỷ đô la Mỹ nữa là từ đóng góp tự nguyện. Song vào tháng 7 năm
2020 Mỹ đã chính thức tuyên bố ngưng hẳn tài trợ.
6. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO)
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc hay Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (viết tắt là
FAO, Tiếng Anh: Food and Agriculture Organization of the United Nations) được thành lập ngày 16 tháng 10
năm 1945 tại Canada với vai trò là một cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc (UN). Năm 1951, trụ sở
chính của FAO tại Washington DC, Mỹ được chuyển về Roma, Ý.
Tháng 5 năm 2015, FAO có tổng cộng 194 thành viên.
Mục tiêu cơ bản của FAO:
- Nâng cao mức sống cũng như mức dinh dưỡng của nhân dân các nước thành viên.
- Nâng cao hiệu quả của việc sản xuất lương thực và nông sản.
- Góp phần vào việc phát triển kinh tế thế giới và giải phóng nhân dân khỏi nạn đói.
Cùng với tổ chức Y tế thế giới (WHO), FAO tham gia quản lý Ủy ban Codex Alimentarius với mục đích tăng
cường sự cân bằng của yêu cầu về thực phẩm và do đó làm cho thương mại quốc tế phát triển hơn.
Việt Nam gia nhập FAO từ năm 1950 dưới chính thể Quốc gia Việt Nam. Năm 1955 chuyển sang Việt Nam
Cộng hòa rồi CHXHCN Việt Nam từ năm 1975 nhưng đến năm 1978, FAO mới chính thức mở Văn phòng
đại diện tại Hà Nội. Trong nhiều năm qua, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và FAO ngày càng phát triển theo
chiều hướng tích cực: hỗ trợ của FAO đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và lương thực ở Việt
Nam một cách có hiệu quả và thu được những thành tựu to lớn. Cho đến nay, FAO đã giúp Việt Nam thực
hiện hơn 100 dự án tập trung vào các lĩnh vực lập chính sách, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực
nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, an ninh lương thực, dinh dưỡng. Tổng số tiền viện trợ trị giá trên 100 triệu USD.