-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Các đại hội đảng - Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đại hội 1 (28-31/3/1935) Khôi phục tổ chức, thống nhất các phong trào đấu
tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng
Tổng bí thư: Lê Hồng Phong Địa điểm: Ma cao (TQ) Số đại biểu: 13 Số Đảng viên: 600 Nhiệm vụ: o
Củng cố và phát triển Đảng o
Đẩy mạnh cuộc vận động tập hợp quần chúng o
Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc chiến tranh. Ủng hộ Liên
Xô và cách mạng Trung Quốc Hạn chế: o
Chưa đề ra được chủ trương, chiến lược cụ thể phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam o
Chưa đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và tập hợp lực
lượng cách mạng toàn dân tộc o
Chính sách đại hội đặt ra không sát với phong trào thế giới và trong nước lúc bấy giờ
Văn kiện: Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết về vận động quần chúng
Đại hội II: Đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn
Thời gian: 11 đến 19/2/1951
Địa điểm: Xã Vinh Quang (nay là Kim Bình) Chiêm Hóa, Tuyên Quang.
Tham dự: 158 đại biểu chính thức , 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho 766349
đảng viên trên cả nước
Chủ tịch Đảng: Hồ Chí Minh
Tổng Bí thư: Trường Trinh
Tên gọi: Đảng Lao động Việt Nam Bối cảnh:
Quốc tế: Liên xô và các nước XHCN lớn mạnh vượt bậc; nước Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa ra đời; Mỹ đã trỏ thành kẻ mạnh nhất trong phe đế quốc
và tăng cường giúp Pháp trong xâm lược Việt Nam đồng thời can thiệp ngày
càng sâu vào chiến tranh Đông Dương.
Trong nước: Cách mạng Việt nam, Lào và Campuchia thu được nhiều thắng
lợi nhưng cũng đặt ra nhiều yêu cầu mới cả về lý luận và thực tiễn cần phải
giải quyết để đưa cách mạng tiến lên mạnh mẽ hơn
Văn kiện: Báo cáo chính trị, Báo cáo bàn về cách mạng Việt Nam, Điều lệ Đảng
Lao động Việt Nam, Chính cương và điều lệ mới của Đảng Lao động Việt Nam,
các báo cáo tham luận khác và nhiều nghị quyết quan trọng
Chính cương của Đảng lao động Việt Nam: o
Tính chất xã hội: Dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến o
Nhiệm vụ cách mạng: đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập
và thống nhất thật sự...xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa
phong kiến, làm cho người cày có ruộng; phát triển chế độ dân chủ
nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội o
Động lực cách mạng: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp
tiểu tư sản và tư sản dân tộc, ngoài ra còn có thân sĩ (thân hào, địa
chủ) yêu nước và tiến bộ. Trong đó lấy nền tảng là giai cấp công nhân,
giai cấp nông dân và lao động trí óc; giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng... o
Triển vọng phát triển của cách mạng: Nhất định tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội o
Nêu lên 15 chính sách lớn của Đảng cần phải thực hiện trong giai đoạn hiện tại
Điều lệ mới của Đảng:13 chương, 71 điều
Đại hội III: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà
Thời gian: Từ 5 đến 10/9/1960
Địa điểm: Thủ đô Hà Nội
Số lượng đảng viên trong cả nước: 500.000
Số lượng đại biểu tham dự Đại hội: 525
Chủ tịch Đảng được bầu tại Đại hội: Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bí thư thứ nhất được bầu tại Đại hội: Đồng chí Lê Duẩn
Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội: 47 uỷ viên
Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 11 uỷ viên
Đường lối chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là: thực hiện đồng
thời hai chiến lược cách mạng trên hai miền:
Một là, thực hiện cách mạng XHCN ở miền Bắc.
Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà.
Mục tiêu chung: giải phóng miền Nam, hòa bình, thống nhất đất nước.
Vị trí, vai trò của cách mạng mỗi miền: Cách mạng XHCN ở miền Bắc giữ vai trò
quyết định nhất đối với cách mạng cả nước còn cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp.
Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961-1965:
- Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện một bước việc ưu tiên
phát triển công nghiệp nặng, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp toàn diện,
công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ...
- Hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp, thủ công
nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh, củng cố và
tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, mở rộng quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân, đẩy mạnh đào tạo cán bộ và công nhân
lành nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế của cán bộ, xúc tiến công tác khoa học và kỹ thuật.
- Cải thiện thêm một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, mở mang
phúc lợi công cộng, xây dựng đời sống mới ở nông thôn và thành thị.
- Ra sức củng cố quốc phòng, trật tự an ninh xã hội.
Hạn chế và khó khăn: Đại hội đã vấp phải một số sai lầm, khuyết điểm, chủ yếu là
do tư tưởng chủ quan, nóng vội, giáo điều, thể hiện rõ nhất qua việc đề ra phương
châm tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, đề ra các mục
tiêu, chỉ tiêu quá cao, không tính đến khả năng thực hiện và điều kiện cụ thể của đất nước