Các dạng bài tập của môn kinh tế - Kinh tế vĩ mô | Trường Đại học Giao thông Vận Tải
Các dạng bài tập của môn kinh tế - Kinh tế vĩ mô | Trường Đại học Giao thông Vận Tải được được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vĩ mô (GTVT)
Trường: Đại học Giao thông vận tải
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40342981 Bài 1:
Một người tiêu dùng có thu nhập hàng tháng là 4.000.000đ chi cho việc mua đồ ăn (X) và
trò giải trí (Y). Biết giá Px = 20.000đ; Py = 40.000đ.
a) Hãy viết phương trình đường ngân sách và vẽ đồ thị
b) Giả sử việc giải trí bị đánh thuế 100%. Đường ngân sách thay đổi như thế nào?
c) Nếu việc tiêu dùng đồ ăn được khuyến khích bằng một chương trình khuyến mại: Cứmua
100 đơn vị X sẽ được khuyến mại thêm 10 đơn vị X nữa. Vẽ đồ thị đường ngân sách
mới(chỉ áp dụng cho 100 đơn vị hàng X đầu tiên).
d) Giả sử người tiêu dùng được trợ cấp cho việc tiêu dùng dưới hai hình thức:
- Trợ cấp bằng tiền mặt: 800.000đ
- Trợ cấp bằng hiện vật: 40 đơn vị hàng Y
Hãy mô tả đường ngân sách trong hai trường hợp nếu biết rằng giá cả của hai hàng hóa trên không thay đổi. Bài 2:
Một doanh nghiệp có hàm chi phí bình quân và hàm doanh thu biên là: ATC = Q/5 + 100 + 4500/Q MR = 500 - 2Q/5
Hãy xác định giá bán, sản lượng bán, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận nếu doanh nghiệp muốn:
a) Tối đa hóa lợi nhuận b) Tối đa hóa doanh thu
c) Tối đa hóa doanh thu với điều kiện lợi nhuận bằng 91500
d) Tối đa hóa sản lượng bán mà không bị lỗ. Bài 3:
Một doanh nghiệp đứng trước đường cầu P = 120 – 2Q. Chi phí cận biên của doanh nghiệp là MC = Q + 20. a)
Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm và đặt
giánào? Khi đó tổng doanh thu của doanh nghiệp bằng bao nhiêu? b)
Giả sử doanh nghiệp chịu thuế cố định đóng một lần là 50 đơn vị tính (đvt) thì
lợinhuận của doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích? lOMoAR cPSD| 40342981 c)
Nếu phải đóng thuế là 20 đvt trên 1 đơn vị sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ phải sản
xuấtlượng bao nhiêu và đặt giá nào để tối đa hóa lợi nhuận? d)
Nếu doanh nghiệp phải nhập khẩu sản phẩm với giá P = 40 đvt thì cần nhập bao
nhiêusản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận. Bài 4:
Một hãng có MC không đổi là 300 USD, MR = 1000 – 2Q. Khi hãng sản xuất 500 sản
phẩm thì chi phí sản xuất bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm là 545 USD. a) Hãng sẽ
sản xuất ở mức giá và sản lượng nào để tối đa hóa lợi nhuận?
b) Hãng sẽ sản xuất ở mức giá và sản lượng nào để tối đa hóa doanh thu?
c) Hãng nên đặt giá bao nhiêu để bán được nhiều sản phẩm nhất mà không bị thua lỗ
khimới bước vào thị trường?
d) Giả sử Chính phủ quy định mức thuế là t/1 đvsp bán ra. Khi đó sản lượng mà hãngtheo đuổi sẽ là bao nhiêu?
e) Xác định t để Chính phủ thu được tiền thuế cao nhất. Khi đó sản lượng, giá và lợi nhuận
của doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào? Bài 5:
Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi bình quân là: AVC = 2Q + 8
a) Xác định đường cung của hãng.
b) Khi giá bán một sản phẩm là 24 thì hãng bị thua lỗ 168. Tìm mức giá và sản lượng hòavốn.
c) Nếu giá bán sản phẩm là 64 thì lợi nhuận của hãng là bao nhiêu?
d) Khi nào hãng phải đóng cửa sản xuất? Bài 6:
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi (VC) là:
VC = Q2 + 5Q (triệu đồng). Trong đó: Q là số lượng sản phẩm hàng hóa tính bằng đơn vị sản phẩm. Yêu cầu:
a) Xác định hàm cung của doanh nghiệp. lOMoAR cPSD| 40342981
b) Xác định hàm tổng chi phí của doanh nghiệp, cho biết nếu giá cân bằng thị trường là45
triệu đồng/ đơn vị sản phẩm thì doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối đa là 300 triệu đồng.
c) Xác định mức giá hòa vốn và mức giá đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp.
d) Giả sử giá bán trên thị trường là 55 triệu đồng/ đơn vị sản phẩm. Xác định mức sảnlượng
tối đa hóa lợi nhuận và mức tổng lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp. Bài 7:
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi bình quân AVC = 2(Q+2)
(triệu đồng/sản phẩm), Q là số lượng sản phẩm. Doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp là 1680 triệu đồng.
a. Xác định phương trình đường cung của doanh nghiệp.
b. Xác định mức giá hòa vốn và giá đóng cửa của doanh nghiệp.
c. Xác định phương trình đường tổng chi phí của doanh nghiệp. Bài 8:
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sản xuất sản phẩm A sẽ hòa vốn ở mức giá 84000
đồng/sản phẩm. Chi phí biến đổi của doanh nghiệp là VC = 2Q2 + 4Q (nghìn đồng). a.
Tìm chi phí cố định của doanh nghiệp
b. Viết phương trình đường cung của doanh nghiệp
c. Ở mức giá P = 124000 đồng/sản phẩm doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng nàovà
thu lợi nhuận là bao nhiêu?
d. Tìm giá đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp. Bài 9:
Một nhà độc quyền có hàm cầu như sau: P = 400 – Q. Nhà độc quyền có chi phí bình quân không đổi ATC = 200.
a) Quyết định sản xuất của nhà độc quyền?
b) Tính chỉ số LERNER và phần mất không nhà độc quyền gây ra cho xã hội là baonhiêu?
c) Nếu nhà độc quyền áp dụng phân biệt giá hoàn hảo, thì lợi nhuận thu thêm được là
baonhiêu? Lợi nhuận thu được sau khi phân biệt giá hoàn hảo là bao nhiêu? d) Minh họa
kết quả trên đồ thị? lOMoAR cPSD| 40342981 Bài 10:
Số liệu trong hệ thống tài khoản quốc gia như sau:
Đầu tư ròng: 50 Nhập khẩu : 100
Tiêu dùng của hộ gia đình: Thuế thu nhập doanh nghiệp: 400 40
Tiền lương: 550 Xuất khẩu: 200
Thu nhập từ yếu tố xuất
Lợi nhuận giữ lại: 60 khẩu: 100
Tiền thuê đất: Thuế gián thu: 50
Chi tiêu của chính phủ: 400 Thuế thu nhập cá nhân: 30 150
Lợi nhuận: 150 Chi chuyển nhượng: Tiền lãi cho vay: 50
Thu nhập từ yếu tố nhập khẩu: 50 50
Trên lãnh thổ có 3 khu vực: công nghiệp (CN), nông nghiệp (NN), dịch vụ (DV) Khu vực CN NN DV Chi phí trung gian 100 140 60 Khấu hao 60 50 40 Chi phí khác 400 360 190 Giá trị sản lượng 560 550 290
a. Tính chỉ tiêu GDP danh nghĩa theo giá thị trường bằng 3 phương pháp.
b. Tính chỉ tiêu GNP theo giá thị trường và giá sản xuất.
c. Tính chỉ tiêu NNP, NI, PI và DI.