CÁC DẠNG BÀI TẬP PHẦN VI PHẠM PHÁP LUẬT | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh
CÁC DẠNG BÀI TẬP PHẦN VI PHẠM PHÁP LUẬT | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Phương pháp nghiên cứu (123456)
Trường: Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÁC DẠNG BÀI TẬP
PHẦN VI PHẠM PHÁP LUẬT
Trong nội dung vi phạm pháp luật có 3 dạng bài tập sau đây:
Dạng 1: Xác định Lỗi của VPPL
Dạng 2: Xác định các dấu hiệu VPPL (Hành vi nào đó có VPPL hay không?)
Dạng 3: Phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật (Chủ
thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan) Đây là dạng
quan trọng nhất, cần lưu ý. I. Cách làm
1. Dạng 1: Xác định Lỗi của VPPL
Bước 1: Xác định xem hành vi vi phạm pháp luật là hành vi nào ? của
chủ thể nào (là ai hay tổ chức nào)?
Bước 2: Phân tích xem hành vi vi phạm pháp luật đó thuộc nhóm lỗi
nào? (xem thêm giáo trình trang 100)
- Cố ý: trực tiếp hay gián tiếp
+ Cố ý trực tiếp: Chủ thể VPPL nhận thức hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội. Thấy trước hậu quả của hành vi đó. Mong muốn hậu quả xảy ra
+ Cố ý gián tiếp: Chủ thể VPPL nhận thấy hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội. Thấy trước hậu quả của hành vi đó. Để mặc cho hậu quả xảy ra
- Vô ý: Vì quá tự tin hay do cẩu thả
+ Vô ý vì quá tự tin: Chủ thể VPPL thấy trước hậu quả do hành vi của
mình gây ra. Nhưng tự tin hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc nếu xảy ra sẽ ngăn ngừa được
+ Vô ý do cẩu thả: Chủ thể VPPL không thấy trước hậu quả do hành vi
của mình. Mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước 1
2. Dạng 2: Xác định các dấu hiệu VPPL (Hành vi nào đó có VPPL hay không?)
Dựa vào phần dấu hiệu Vi phạm pháp luật để làm (giáo trình trang 97- 98)
Hành vi đó là hành vi gì ? Đã được thể hiện ra thực tế khách quan
dưới dạng hành động hay không hành động ?
Hành vi đó trái PL và xâm hại đến các QHXH được PL bảo vệ. Đó là
quan hệ xã hội gì ? Ví dụ: tính mạng, tài sản, sức khỏe….
Chủ thể thực hiện hành vi VPPL phải có lỗi. Phân tích lỗi gì ?
Chủ thể thực hiện hành vi VPPL phải có năng lực trách nhiệm pháp lý:
+ Đã đủ tuổi chịu TNPL:
+ Có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi
Dạng 3: Xác định các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật.
Lưu ý, nếu là vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hình sự thì người ta
gọi là cấu thành tội phạm.
Đây là phần quan trọng, các bạn phải lưu ý thật kỹ, vì khả năng ra
thi rất cao (năm nào cũng ra). Tập làm, tập trình bày
Khi làm bài không kẻ bảng, thầy kẻ bảng để các bạn dễ theo dõi
Xem thêm giáo trình trang 99 - 101 Các bộ phận cấu STT thành vi Nội dung Lưu ý phạm pháp luật 2
- Là Cá nhân:…..có năng lực Điền tên, tuổi trách nhiệm pháp lý: theo đề bài cho
+ Đã đủ tuổi chịu trách
nhiệm pháp lý theo quy định pháp luật: …. tuổi 1 Chủ thể
+ Có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Nếu là tổ chức thì điền tên tổ
- Là tổ chức: …….có năng lực chức (công ty,
trách nhiệm pháp lý: có tư cơ quan đó) cách pháp nhân
Hành vi của A đã xâm phạm Xem đề cho là đến… của……B. gì thì phân tích thêm vào Tài sản:….. Tính mạng….. 2 Khách thể Sức khỏe:….. Danh dự, nhân phẩm… Quyền tự do Trật tự xã hội
Trật tự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực….. 3 Mặt chủ
-Lỗi: Lỗi của…..trong trường Phân tích vì sao quan hợp này là:…… lại là lỗi đó. Dựa + Cố ý trực tiếp vào nội dung trong giáo trình + Cố ý gián tiếp trang 100 + Vô ý vì quá tự tin Nếu không chắc + Vô ý do cẩu thả thì chỉ ghi lỗi cố 3 ý hoặc lỗi vô ý.
- Động cơ: Vì trả thù hay vụ lợi Động cơ và mục
- Mục đích: Giết người hay đích: Đề có thì
cướp tài sản hay chỉ để thỏa ghi, ko thì thôi
mãn nhu cầu nào đó; chống
chính quyền; trốn thuế, trốn nghĩa vụ quân sự…. Bao gồm:
- Hành vi trái pháp luật: (Là hành vi gì phân tích ra)
………………………….
Thể hiện dưới dạng hành động/ không hành động
- Hậu quả thiệt hại cho xã Hành vi nào dẫn hội:….. đến hậu quả
- Mối quan hệ giữa hành vi nào ? Mặt khách
trái pháp luật và hậu quả 4 quan
thiệt hại cho xã hội: : Đề có thì ghi, không thì thôi. - Thời gian: - Địa điểm:
- Phương tiện: xe máy/ xe ô tô..
- Công cụ: dao, kéo, súng, …. II. Bài tập
A.Xác định lỗi trong các trường hợp dưới đây: 4
B. Phân tích các dấu hiệu vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau:
1. Do mâu thuẫn nên anh A bỏ thuốc độc vào bể nước nhà anh B làm
cả gia đình anh B bị ngộ độc, riêng anh B qua đời. Biết rằng A 26t,
không bị tâm thần, nhận thức đầy đủ.
2. C 28 tuổi, nhận thức bình thường. Do mâu thuẫn cá nhân, trên
đường đi làm về anh D đã bị anh C dùng dậy sắt đánh làm thương tích 15%.
3. Bác sĩ E 38t, nhận thức bình thường, sau khi khám bệnh cho chị F,
đã kê thuốc nhưng lại bốc nhầm thuốc cho chị F. Sau khi uống, chị F tử vong.
4. Khi phẫu thuật cho bệnh nhân Y, bác sĩ X vì quá tự tin vào khả
năng của mình nên cho rằng đây là một ca dễ, ông đã tự làm mà
không mời thêm chuyên gia nào để hội chuẩn trước khi phẫu thuật
dẫn tới hậu quả bệnh nhân Y đã tử vong do mất máu quá nhiều.
Biết rằng bác sĩ X 42t, nhận thức bình thường.
5. Bác sĩ E 38t, nhận thức bình thường, sau khi khám bệnh cho chị F,
đã kê thuốc nhưng lại bốc nhầm thuốc cho chị F. Sau khi uống, chị F tử vong.
6. M là bác sĩ chuyên khoa nhi của 1 bệnh viện, có mở phòng mạch
tại nhà. Trong lúc khám bệnh cho bé Y (5 tuổi), do sơ xuất bác sĩ M
đã kê toa thuốc cho bé Y theo toa người lớn. Bác sĩ M đã không
kiểm tra khi trao toa thuốc cho người nhà của bé. Người nhà bé Y
mang toa thuốc đến nhà thuốc mua thuốc, được dược sĩ N trực tiếp
bán thuốc và có biết việc bác sĩ kê toa có nhầm lẫn (kê toa thuốc
cho trẻ em thành toa thuốc cho người lớn), nhưng nghĩ là uống
cũng không sao nên vẫn bán thuốc theo toa thuốc. Sau đó, người
nhà cho bé Y uống đúng liều lượng của bác sĩ. Bé Y tử vong. Hỏi M,
N có lỗi không? (Đề thi học kì 1 - 2020.2021)
C. Phân tích các yếu tố cấu thành của VPPL (Chủ thể, khách thể,
mặt khách quan, mặt chủ quan) 5 Bài 1
A và B rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi A và B mỗi người mang theo khẩu
súng săn tự chế. Hai người thoả thuận người nào phát hiện có thú dữ,
trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần, nếu không thấy phản ứng gì sẽ bắn. Sau
đó họ chia tay mỗi người một ngả. Khi A đi được khoảng 200 mét, A
nghe có tiếng động, cách A khoảng 25 mét. A huýt sao 3 lần nhưng
không nghe phản ứng gì của P. A bật đèn soi về phía có tiếng động thấy
có ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, A
chạy đến thì phát hiện B đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. A vội
đưa B đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng B đã chết trên đường đi. Bài 2
Nguyễn Văn Cường (25 tuổi, Bến Tre) là sinh viên năm 2 – Trường Đại
học Tây Đô. Năm 2006, Cường quen với anh Huy (Việt kiều Úc). Năm
2009, Anh Huy về thăm quê và trú tại huyện Chợ Lách, Bến Tre. Lúc này
Cường không có tiền đóng học phí, nhiều lần bị trường nhắc nhở.
02/02/2009 Cường qua nhà anh Huy chơi và ngủ lại. Lợi dụng lúc anh
Huy đi vắng, Cường cạy tủ, lấy trộm 1 chiếc lắc 2 lượng vàng 18k. Sau
khi bán được 22 triệu đồng, Cường mua một chiếc xe máy và gửi tiền cho mẹ trả nợ Bài 3
Tháng 9/2008, Bộ tài nguyên và môi trường phát hiện ra vụ việc sai
phạm của công ty Bột ngọt Vedan (công ty TNHH Vedan Việt Nam).
Theo đó, công ty Vedan hằng ngày sả nước bẩn chưa qua xử lý trực tiếp
ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm qua kể từ khi đưa vào hoạt động
(1994), khoảng 45000 m3/ 1 tháng. Hành động này gây ô nhiễm nặng 6
cho dòng sông Thị Vải, gây chết các sinh vật sống và ảnh hưởng trầm
trọng đến sức khỏe người dân ven sông. Bài 4
Chị Thanh (40 tuổi, không chồng), có quan hệ với anh Lê Mạnh H (đã có
vợ), và sinh được một đứa con (cháu Minh). Sau khi chấm dứt quan hệ
với anh H, chị luôn bị một người tên Đỗ Thị Kim Duân (43 tuổi) - vợ của
H, gọi điện thoại chửi mắng.- Ngày 06/11/2009, Duân đến nhà chị Thanh
(Đông Anh, Hà Nội). Tại đây, Duân xin được bế đứa trẻ, chị Thanh đồng
ý. Lấy cớ nghe điện thoại, Duân bế cháu xuống bếp và dùng chiếc kim
khâu lốp dài 7cm mang theo đâm vào đỉnh thóp đầu cháu. Sợ bị phát
hiện,Duân lấy mũ đậy vết đâm lại, nhưng máu chảy quá nhiều, cháu
khóc thét lên nên bị mọi người phát hiện. Sau khi đưa đi cấp cứu, cháu
Minh (40 ngày tuổi) qua đời.- Duân (sinh năm 1974, Đông Anh, Hà Nội)
không có bệnh về thần kinh, chưa có tiền án, là một người làm ruộng. Bài 5
Hiếu (40t) và Hòa (28t) kết hôn đã được 15 năm. Hiếu thường xuyên
uống rượu say thì về đập phá đồ đạc trong gia đình và đánh vợ rất dã
man. Mỗi khi không lo được tiền cho chồng mua rượu, chị Hoa lại phải
gánh chịu những lời lăng mạ tồi tệ cùng trận đòn quái ác của chồng. Có
lần chưa hả dạ, Hiếu còn kéo chị Hoa ra đầu làng và làm nhục chị. Do
quá uất ức và tủi nhục, chị Hoa đã nhảy sông để tự sát. Thấy vậy, Hiếu
nhảy xuống nhảy xuống sông dìm đầu vợ xuống nước và nói: “Muốn
chết tao cho chết luôn”. Mấy phút sau chị Hoa tắt thở. 7
III. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI VÀ GIẢI THÍCH
1. Các hình thức thực hiện pháp luật đều mang tính chất chủ động từ phía chủ thể
2. Mọi chủ thể đều có thể thực hiện tất cả các hình thức thực hiện pháp luật
3. Áp dụng pháp luật là hoạt động được tiến hành bởi tất cả các chủ thể trong xã hội
4. VBQPPL là VBADPL là đều được áp dụng đối với mọi cá nhân, tố chức trong xã hội
5. Chủ thể ban hành VBQPPL cũng chính là chủ thể ban hành VBADPL
6. Quyết định bổ nhiệm ông A giữ chức vụ giám đốc Sở Tư pháp X do
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố X ban hành là văn bản quy phạm pháp luật.
7. Hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật.
8. Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật.
9. Thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra phải là thiệt hại về vật chất. 10.
Hành vi trái với đạo đức, chuẩn mực thông thường trong xã
hội là hành vi vi phạm pháp luật. 11.
Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý mà thực hiện hành
vi trái pháp luật thì vi phạm pháp luật. 12.
Những quan điểm tiêu cực của chủ thể vi phạm pháp luật
được xem là biểu hiện bên ngoài (mặt khách quan) của vi phạm pháp luật. 13.
Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể chịu đồng thời nhiều
loại trách nhiệm pháp lý. 14.
Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội
thì không bị xem là có lỗi. 15.
Hành vi chưa gây thiệt hại cho xã hội thì chưa bị xem là vi phạm pháp luật. 16.
Chủ thể của vi phạm pháp luật phải là người đủ 18 tuổi trở lên 8 17.
Sự thiệt hại thực tế xảy ra cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc
trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật. 18.
Trách nhiệm pháp lý là bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật. 19.
Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý. 20.
Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thực
hiện dưới dạng vật chất. 21.
Một vi phạm pháp luật chỉ có thể gánh chịu một loại trách nhiệm pháp lý. 22.
Cơ sở pháp lý để áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể
vi phạm pháp luật là văn bản quy phạm pháp luật của cán bộ, cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền. 9