Các dạng văn hóa của doanh nghiệp - Kinh tế thị trường | Học viện Phụ nữ Việt Nam
Các dạng văn hóa của doanh nghiệp - Kinh tế thị trường | Học viện Phụ nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh Tế Thị Trường (KTTT)
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NHÓM 4
CÁC DẠNG VĂN HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP I. NỘI DUNG CÁC DẠNG
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1. Mô hình văn hoá gia đình
+Ưu điểm: Mô hình văn hóa gia đình thường mang đến sự gắn kết giữa các
thành viên bởi lòng trung thành và các giá trị truyền thống.
+Nhược điểm: Những giá trị của văn hóa gia đình sẽ kìm hãm sự sáng tạo và
phát triển của mỗi thành viên. Việc trao quyền cho nhân sự lớn tuổi khiến cho
lớp nhân viên trẻ cảm thấy không có động lực, tinh thần để cống hiến hết mình cho tổ chức.
2. Mô hình văn hoá thị trường
+Ưu điểm: Mô hình văn hóa thị trường tạo ra sự bình đẳng tại nơi làm việc,
khuyến khích các thành viên chủ động trong công việc với tinh thần tự giác, học
hỏi liên tục để nâng cao và phát triển kỹ năng.
+Nhược điểm: Các nhóm làm việc thường có mối quan hệ kém khăng khít, sự
gắn kết bắt đầu khi thành viên gia nhập vào dự án và trở nên tách rời khi kết thúc công việc nhóm.
3. Mô hình văn hóa sáng tạo
+Ưu điểm: Phát huy tối đa khả năng sáng tạo và đổi mới, nâng cấp kiến thức
cho mỗi nhân viên mà không bị ràng buộc bởi các quy trình là nét đặc trưng của
loại hình văn hóa doanh nghiệp này.
+Nhược điểm: Môi trường mang tính cạnh tranh cao nên nhân viên dễ rơi vào
áp lực và thiếu tinh thần làm việc nhóm
4. Mô hình văn hoá thứ bậc
+Ưu điểm: Doanh nghiệp nhanh chóng đi vào hoạt động với quy trình làm việc
thống nhất và hướng đến sự ổn định, phát triển cùng mục tiêu dài hạn, vững bền.
+Nhược điểm: Mô hình văn hóa thứ bậc hạn chế khả năng học hỏi và sáng tạo
của đội ngũ. Mọi sự thay đổi trong công việc sẽ tốn rất nhiều thời gian khi phải
thông qua các cấp quản lý và lãnh đạo với hướng dẫn, quy trình, thủ tục phức tạp. II.
CÁC DẠNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 1. Theo quyền lực
Dựa trên sự phân cấp quyền lực, VHDN được phân chia thành các dạng sau - Văn hoá nguyên tắc
: với hoạt động quản lý chặt chẽ và khô khan nhưng
đã bắt đầu chuyển dịch sang lấy con người làm trọng tâm. Văn hóa
nguyên tắc sẽ định hướng doanh nghiệp quản lý dựa vào công việc hơn là
phẩm chất cá nhân. Các quyết định đưa ra dựa trên cơ sở quy trình và hệ
thống. Các nhà lãnh đạo điều khiển dựa trên sự phối hợp và tổ chức dựa
trên hiệu quả công việc. Đối với họ, giữ cho tổ chức hoạt động trơn tru là quan trọng nhất.
Ví dụ: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam ( Vietnam Airlines) đúc kết giá trị
cốt lõi “An toàn là số 1”. Nhận thức sâu sắc rằng hàng chục nghìn hành khách
mỗi ngày, hàng chục triệu hành khách mỗi năm đang đặt niềm tin, và có thể nói
là cả sinh mạng vào mỗi chuyến bay của Vietnam Airlines. Công cuộc đảm bảo
an toàn và phát triển văn hóa an toàn sẽ luôn là hành trình lâu dài, liên tục,
không ngừng nghỉ của Hãng - Văn hoá quyền hạn
: dạng quản lý dựa trên cơ sở quyền lực cá nhân lãnh
đạo. Các quyết định được đưa ra dựa trên những gì lãnh đạo sẽ làm trong
các tình huống tương tự.
Ví dụ: Tập đoàn Viettel xuất phát từ quân đội nên được thừa hưởng đức tính của
quân đội cũng như giá trị truyền thống trong đó nổi bật là văn hoá quyền hạn.
Các quyết định do lãnh đạo đưa ra và phụ thuộc hoàn toàn vào lãnh đạo
3. Mô hình văn hóa đồng đội
Đó là dạng mô hình văn hóa doanh nghiệp mà sự hỗ trợ lẫn nhau và hợp tác
trong nội bộ doanh nghiệp được coi là những giá trị rất quan trọng. Những
quyết định của doanh nghiệp đưa ra thường dựa trên những ý kiến do cán bộ
thừa hành hơn là do các nhà lãnh đạo và quản lý. Sự thực thi công việc được đo
lường về mặt mỗi cá nhân đón góp cho tổ chức như thế nào. Nhiều tổ chức đã
áp dụng dạng văn hóa này thông qua những vòng chất lượng hoặc nhóm cán bộ
được trao nhiệm vụ nghiên cứu và thực hiện hệ thống quản lý và cải thiện chất lượng sản phẩm.
Nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đây là một kiểu văn hóa đã giúp các
tập đoàn, xí nghiệp của Nhật Bản đạt được thành công trong nhiều thập niên qua.
Vd: Văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của Twitter là môi trường giúp đỡ lẫn
nhau, cuộc họp được tổ chức trên tầng thượng, đồng nghiệp thân thiện. Đặc biệt
mỗi cá nhân đều cảm thấy mình là một phần quan trọng trong tầm nhìn phát
triển chung. Bên cạnh đó, hoạt động theo nhóm thường xuyên mang lại hiệu quả
tốt. Các thành viên trong nhóm thường xuyên hỗ trợ nhau, tạo ra một môi
trường làm việc hoàn hảo. Bởi thế mà rất nhiều sáng kiến được đưa ra khi họ cùng làm việc nhóm.
4/ Mô hình văn hóa sáng tạo
Đây là một dạng văn hóa doanh nghiệp không cho phép quy trình hoạt động và
cảm nghĩ của các thành viên dừng lại ở những kết quả đạt được, mà sự sáng tạo,
thành công và hăng hái trong công việc là những giá trị quan trọng luôn theo sát
với dạng văn hóa này. Mọi người sẽ làm việc liên tục với ý thức tự giác cao và
sẵn sàng hy sinh nhu cầu cá nhân của họ cho tổ chức. Mô hình văn hóa này sử
dụng cơ chế tự do đối với các chuyên gia, chuyên viên. Loại hình này thường
được xây dựng trong những tổ chức như các công ty thực hiện dự án…
Ví dụ: Văn hóa của SquareSpace là “phẳng, mở, sáng tạo”. Phẳng tức là hầu
như không có hoặc ít tầng chỉ đạo giữa quản lý và nhân viên, đồng thời cung
cấp nhiều lợi ích lớn cho nhân viên của họ, 100% bảo hiểm sức khỏe loại tốt,
các kì nghỉ trong năm, văn phòng làm việc đẹp, các bữa ăn khác nhau, nhà bếp,
bữa tiệc hàng tháng, khu vực nghỉ ngơi, và các giảng viên đào tạo. SquareSpace
nhắm tới những lợi ích thiết thực đảm bảo cho nhân viên có thể làm việc hiệu quả, sáng tạo nhất.
Nhân viên sẽ thấy lời nói của mình có trong lượng nếu không bị quản lý quá vì
nhiều tầng lãnh đạo. Sự tự do cho phép họ có khả năng độc lập tư duy cũng như sáng tạo nhiều.
2. Theo vai trò của nhà lãnh đạo
• Văn hóa quyền lực: Thủ trưởng cơ quan nắm quyền lực hầu như tuyệt đối.
• Văn hóa gương mẫu: Vai trò chính của lãnh đạo là làm gương cho cấp dưới noi theo.
• Văn hóa nhiệm vụ: Chức vụ trong tổ chức dựa trên nhiệm vụ được giao hơn là
dựa trên hệ thống phân bố quyền lực.
• Văn hóa chấp nhận rủi ro: Vai trò của người lãnh đạo là khuyến khích các
nhân viên làm việc trong tinh thần sáng tạo, dám lãnh trách nhiệm.
• Văn hóa đề cao vai trò cá nhân: Người lãnh đạo khéo léo hướng dẫn những cá
nhân có đầu óc sáng tạo cao vào các mục tiêu chung của tổ chức và không có
thái độ phô trương quyền uy đối với họ.
• Văn hóa đề cao vai trò tập thể: Vai trò của người lãnh đạo được hòa tan và chia
sẻ cho một nhóm người theo kiểu bộ tộc, hội đồng kỳ mục, băng nhóm, bang hội..
3. Theo cơ cấu và định hướng về con ngư ời và nhiệm vụ
Văn hóa doanh nghiệp phân loại theo định hướng về con người và nhiệm vụ, tập
trung vào nhân viên và mục tiêu bao gồm các dạng sau:
- Văn hoá gia đình Người Nhật đã xây dựng doanh nghiệp có tổ chức như
một gia đình truyền thống Văn hóa doanh nghiệp dạng gia đình hướng
đến phát triển doanh nghiệp theo chủ trương quyền lực phân cấp theo thứ
bậc từ trên xuống dưới. Người có kinh nghiệm, người lớn tuổi, người
nắm vị trí cấp cao sẽ có quyền quyết định lớn hơn và đóng vai trò cốt lõi
trong doanh nghiệp. Kết quả là sự hình thành văn hóa hướng quyền lực,
trong đó người lãnh đạo đóng vai trò như “người cha” biết nên làm gì và
biết điều gì tốt cho “con cái”. Nhiều tập đoàn theo mô hình văn hóa gia
đình như ở Ai Cập, Italia, Singapore, Bắc Triều Tiên, Tây Ban Nha và
điển hình là Nhật Bản. Người Nhật xây dựng doanh nghiệp như một gia
đình truyền thống. Những nhân viên của các công ty Nhật Bản thường
làm việc theo kiểu gắn bó trọn đời. Họ chỉ làm ở một công ty và coi đó là
gia đình thứ hai bởi sự dẫn dắt chuẩn mực của lãnh đạo, chế độ đãi ngộ
và sự quan tâm tận tình như những người thân trong gia đình.
- Văn hoá Eiffel là một trong các dạng văn hoá doanh nghiệp Văn hóa
doanh nghiệp tháp Eiffel không coi trọng phong cách cá nhân mà ở vai
trò tập thể Văn hóa doanh nghiệp Eiffel định hướng theo nguyên tắc, chú
trọng đặc biệt vào thứ tự cấp bậc và nhiệm vụ. Hình dạng tháp nói lên vai
trò của mỗi bộ phận, mỗi nấc thang trên tháp tương ứng với chức vụ khác
nhau trong một doanh nghiệp đảm nhiệm vai trò công việc riêng. Theo
loại hình văn hóa này, công việc được định hướng rõ ràng, nhân viên biết
rõ mình cần làm gì, mọi thứ sẽ được sắp xếp từ trên xuống. Tất cả quyền
hành đều xuất phát ở năng lực tập thể. Nếu 1 cá nhân không đủ năng lực,
sẽ có người khác thay thế ngay lập tức.
- Văn hoá theo kiểu tên lửa được định hướng Nhân viên SpaceX hiểu rằng
việc họ đang làm có ý nghĩa và công việc tạo ra lịch sử Khi một doanh
nghiệp có văn hóa hoạt động theo dạng này nghĩa là mỗi nhân viên trong
dự án đã nhận nhiệm vụ phải làm việc để hoàn thành nhiệm vụ một cách
hiệu quả nhất. Trong các dạng văn hoá doanh nghiệp thì văn hoá này
được mọi nhiệm vụ đều tập trung vào một mục tiêu, giữ vững ý định đầu
tiên và hoàn thành nó xuất sắc. Các kết quả công việc, mức độ hoàn thành
sẽ được trả thu nhập tương xứng. Dạng văn hóa doanh nghiệp này phù
hợp với các công ty có nhân viên được điều phối dự án liên tục. SpaceX
là công ty đang làm những việc lớn trong sản xuất hàng không vũ trụ và
vận chuyển không gian. Nhân viên ở đây luôn tập trung vào các dự án
khác nhau với mục tiêu có thể phóng tên lửa vào vũ trụ với thời gian làm
việc lên tới 60, 70 giờ trong tuần. Tuy nhiên, biết rằng việc họ đang làm
có ý nghĩa và công việc tạo ra lịch sử cho nên hầu hết nhân viên có động lực phấn đấu.
- Văn hoá lò ấp trứng Tại Thung lũng Silicon các cá nhân không bị ràng
buộc bởi lòng trung thành đối với công ty và có thể tự phát triển bản thân
Đặc trưng riêng biệt văn hóa doanh nghiệp theo dạng này là dựa trên
quan điểm: cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp không có ý nghĩa bằng
sự tự hoàn thiện cá nhân. Nhân viên được thỏa sức sáng tạo, không bị gò
bó, ép buộc theo bất kỳ lề lối nào, phát huy khả năng tự học hỏi, tự
nghiên cứu, tự hoàn thiện bản thân hơn. Doanh nghiệp lý tưởng là nơi để
các nhân viên tiềm năng có thể phát huy khả năng của bản thân Những
doanh nghiệp theo nền tảng này mang đậm bản chất của dân chủ, ưu tiên
phát triển và tự thể hiện cá nhân. Doanh nghiệp dạng lò ấp trứng đóng vai
trò là một sân chơi lành mạnh để phát huy những ý tưởng và đáp lại một
cách thông minh những sáng kiến mới. Ở thung lũng Silicon, California,
những người làm việc ở đây không bị ràng buộc bởi lòng trung thành đối
với công ty và có thể tự phát triển bản thân.
4. Theo mối quan tâm theo nhân tố con người và thành t ích
a. Văn hoá theo kiểu lãnh đạm
- Loại văn hoá này biểu hiện ở việc có rất ít mối quan tâm cả về con người
lẫn thành tích. Trong nền văn hoá này, các cá thể chỉ chú trọng đến lợi ích
của chính mình. Xu hướng thờ ơ có thể xuất hiện ở bất cứ một tổ chức nào.
Ví dụ: các doanh nghiệp như IBM, công ty sản xuất giấy Scott, thời báo Hoa Kì
có chính sách cắt giảm các chương trình thưởng. Các cử chỉ để tỏ lòng biết ơn
rất đơn giản như tặng những chiếc đồng hồ, nhẫn kỉ niệm hay tổ chức các bữa
ăn thân mật hay gửi thiếp chúc mừng sinh nhật người nhà nhân viên giờ đây
cũng bị lãng quên. Nhiều công ty coi những nhân viên lâu năm như những cảnh
khô và chẳng đóng góp được gì cho thành tích của công ty cả. Thái độ này
chính là biểu hiện sự thờ ơ của các công ty này. b. Văn hoá kiểu chăm sóc
- Loại văn hoá này quan tâm cao độ tới con người nhưng ít quan tâm đến
thành tích. Nếu xét về khía cạnh đạo đức thì văn hoá này thật là lý tưởng.
- Hãng hàng không Tây Nam từ lâu đã có tiếng là quan tâm đến nhân viên
của minh. Mỗi năm công ty tổ chức một buổi tiệc đứng phát thưởng cho
nhân viên, những bữa tiệc này được xem là đang cạnh tranh với với lễ
trao giải Academy Award của Hàn lâm viện điện ảnh khoa học Mỹ. Chủ
trì bữa tiệc là giám đốc điều hành Herb Kellcher, là một ông chủ rất khôn
khéo trong văn hoá công ty này. Các nhân viên nhất loạt “yêu công ty”
bởi vì công ty đã quan tâm và chăm sóc họ. Sự trung thành của nhân viên
ở hãng này rất cao. Người ta còn kháo nhau chuyện ông Keller đi tới chỗ
để hàng hoá quần áo, khăn lông chở bằng máy bay để giúp nhân viên xếp
dỡ hàng. Hãng hàng không Đông Nam tin rằng nếu các nhân viên được
chăm sóc tốt thì các khách hàng cũng được chăm sóc và tính cạnh tranh
của hãng sẽ vượt trội hơn.
c. Văn hoá kiểu đòi hỏi nhiều
- Loại văn hoá này rất ít quan tâm đến con người mà quan tâm nhiều đến
thành tích. Văn hoả này chú trọng vào lợi ích của cả tổ chức. Những thay
dổi trong công ty dịch vụ chuyển hàng liên hiệp nhấn mạnh điểm mạnh
của văn hoá này trong công ty. Công ty này thường đòi hỏi rất nhiều từ nhân viên.
- Công ty này biết chính xác mình cần bao nhiêu nhân viên để chuyển 10
triệu gói hàng một ngày. Với cuộc cạnh tranh ngày càng cao, các lái xe
phải làm việc vất vả hơn bao giờ hết, phải mang nhiều hành lí nặng hơn,
lái xe nhanh hơn, và phải làm quá giờ nhiều hơn để lấy được chỗ tiền
lương là 40.000 USD, các khoản lợi nhuận béo bờ. Kết quả là, tổ chức y
tế và an toàn nghề nghiệp đã thưởng xuyên tiến hành nhiều đợt kiểm tra
công ty này về an toàn nghề nghiệp. Hơn thế nữa, công ty này còn bị toà
án Seattle yêu cầu phải trả 12 triệu USD cho 2.000 lái xe vì đã buộc họ
phải làm việc qua cả giờ cơm trưa. Một lái xe đã phàn nàn về công ty này
và các luật lệ hà khắc của nó như sau: “Ông sẽ thắc mắc họ đã vắt kiệt
chúng tôi như thế nào". Sau đó công ty này đã gặp phải vấn đề nghiêm
trọng do nhân viên đình công và khách hàng ngày một ít đi. d. Văn hoá hợp nhất
- Loại văn hoá này kết hợp giữa sự quan tâm con người và thành tích. Một
công ty trở nên hợp nhất hai yếu tố khi những nhà quản lí nhận ra rằng
nhân viên đóng vai trò quan trọng - nhân viên có chất lượng sẽ giúp tăng
thành tích của công ty. Rất nhiều công ty trong số ấy có Johnson &
Johnson, Novell, công ty bảo hiểm nhân thọ Tây Bắc có nền văn hoá này.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là họ dừng dưng trước những vấn đề
đạo đức. Ví dụ như mặc dù công ty Johnson & Johnson rất có danh tiếng,
nhưng vài năm trước công ty này đã xé nhỏ hàng ngàn tài liệu liên quan
đến những cuộc điều tra liên bang về việc liệu công ty có sử dụng trái
phép thuốc trị mụn Retin-A để làm kem xoá nếp nhăn hay không. Hậu
quả là án phí và tiền phạt lên tới gần 7.5 triệu USD và ba nhân viên cao ,
cấp đã bị sa thải. Liệu sự thật này có ảnh hưởng đến văn hoá của Johnson
& Johnson hay không dễ những hành vi này không bị lặp lại nữa. Phát
ngôn viên của công ty cho biết công ty không tin rằng những hành động
của công ty lại vi phạm luật marketing của FDA, điều này khiến cho công ty phải nghi ngờ.
- Văn hoá của một tổ chức - gồm những tiêu chuẩn đạo đức, các chuẩn tắc,
niềm tin, và tập quán có thể nhận ra bằng việc tiến hành kiểm soát văn
hoá. Một cuộc kiểm soát văn hoá là sự ước định tiêu chuẩn đạo đức của
tổ chức. Những vấn đề này có thể giúp tổ chức nhận ra văn hoá doanh
nghiệp nào vi phạm đạo đức.
- Như chúng ta đã biết, văn hoá doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng
trong việc đưa ra các quyết định có đạo đức. Nếu văn hoá doanh nghiệp
khuyến khích hay thưởng cho các hành vi vô đạo đức thì chắc chắn nhân
viên sẽ hành động vô đạo đức. Nếu như văn hoả của một tổ chức ra lệnh
cho nhân viên, và nếu tiêu chuẩn đạo đức này bị xã hội coi là hành vi vô
đạo đức thì xã hội sẽ nhìn nhận tổ chức và những thành viên trong tổ
chức ấy là vô đạo đức.
Ví dụ: các doanh nhân thường bị coi là vô đạo đức bởi vì thỉnh thoảng họ sử
dụng những chiêu thức bán hàng làm cho khách hàng mua những thứ họ không
cần hoặc không muốn. Nếu như mục tiêu bản chất của công ty là kiếm được
càng nhiều lợi nhuận càng tốt thì văn hoá trong các công ty này sẽ ấp ủ các hành
vi vi phạm tiêu chuẩn đạo đức của xã hội.