CÁC HỌC THUYẾT VỀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
ThếkỷXIXTCNđếnthếkỷIV:muabánhànghoápháttriểnđãvượtkhỏi biên giới quốc gia ( VD: con đường tơ lụa) nhưng chỉ ở quy mô nhỏ. ThếkỷVđếnthếkỷXIII:hìnhthànhcáctrungtâmgiaodịchthươngmại ( Venise, Florence,…). ThểkỷXIVđến1945:TMQTpháttriểnmạnh,sựxuấthiệncácdịchvụliên quan ( dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,…). Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Thương mại quốc tế (65TMQT)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÁC HỌC THUYẾT VỀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
Giai đoạn I ( trước năm 1945)
- Thế kỷ XIX TCN đến thế kỷ IV: mua bán hàng hoá phát triển đã vượt khỏi
biên giới quốc gia ( VD: con đường tơ lụa) nhưng chỉ ở quy mô nhỏ
- Thế kỷ V đến thế kỷ XIII: hình thành các trung tâm giao dịch thương mại
( Venise, Florence,…)
- Thể kỷ XIV đến 1945: TMQT phát triển mạnh, sự xuất hiện các dịch vụ liên
quan ( dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,…)
- Các quốc gia có các quan hệ chủ yếu là trao đổi hàng hoá – hàng hoá
( H – H ), sau đó tiến tới hàng hoá - Tiền – hàng hoá ( H – T – H )
- Các quan hệ thương mại quốc tế lúc này đươc điều chỉnh bằng nguyên tắc
pacta sunt servanda ( tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế )
a. Nguyên tắc này được hiểu là các chủ thể khi tham gia vào các quan
hệ quốc tế, thực hiện các điều ước quốc tế phải vì mục đích tốt
đẹp, vì lợi ích của tất cả các bên tham gia, ký kết.
b. Việc thực hiện các cam kết phải trên cơ sở tự nguyện, không chịu
sự ép buộc từ bất kỳ yếu tố nào khác.
- Tuy nhiên, quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ dựa trên nguyên tắc tự do
thương mại mà còn được điều chỉnhk kiểm soát bởi Nhà nước nhằm đảm
bảo quyền lợi của các pháp nhân và thể nhân của họ
- Các học thuyết kinh tế ra đời trong giao đoạn từ thế kỷ 15 – 19 :
a. Chủ nghĩa trọng thương:
• Ra đời vào TK 15 – 17 do phương thức sản xuất phong
kiến tan rã. Cần có một hệ lý luận kinh tế về phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế.
• Đại diện cho chủ nghĩa trọng thương: Thomas Mun – UK
( 1578 – 1641), Antoine Montchsetien – Pháp (1575 – 1629)
▪ Của cải là số sản phẩm dư thừa được sản xuất trong nước sau
khi đã thoả mãn nhu cầu tiêu dùng sẽ được chuyển thành tiền
thông qua thị trường nước ngoài
▪ Để tích luỹ phải thông qua hoạt động thương mại, mua bán, trao
đổi, đặc biệt là ngoại thương.
▪ Trong điều kiện mới ra đời của chủ nghĩa tư bản, vai trò của
Nhà nước là chủ đạo trong phát triển thương mại quốc tế
▪ Chủ nghĩa trọng thương chủ trương chính sách bảo hộ mậu dịch
( chế độ thuế quan bảo hộ):
i. Nhằm bảo hộ cho doanh nghiệp nội quốc trên thị trường nước ngoài
ii. Tạo ra những hạn chế đối với giới giao thương ngoại
quốc trên thị trường trong nước
▪ Chính sách bảo hộ mậu dịch làm tăng khả năng cạnh tranh của
quốc gia, ưu tiên mở rộng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu
▪ Tích luỹ các kim loại sản xuất tiền là vàng và bạc
▪ Chỉ chú ý đến xuất khẩu
b. Học thuyết về lợi thế so sánh tuyệt đối
• Ra đời trong bối cảnh:
o Cuộc cách mạng công nghiệp tâm điểm từ Anh phát triển mạnh
o Từ một xã hội nông nghiệp phát triển đơn giản
phát triển thành một xã hội kinh tế phức tạp với
nhiều ngành nghề khác nhau
o Hoạt động thương mại quốc tế được mở rộng với
nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ bó hẹp
trong phạm vi thuộc địa – chính quốc, không dựa
trên cơ sở trao đổi không ngang giá
o Các nước Nam Mỹ không còn là thuộc địa của Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha và các nước châu Âu khác,
Hoa Kỳ, Canada không còn là thuộc địa của Anh
và các nước châu Âu khác… vì thế, địa vị của các
quốc gia này trong TMQT cũng thay đổi, dẫn đến
việc họ không chấp nhận bị thiệt khi trao đổi
o Mặt hàng xuất khẩu đa dạng hơn( thay cho len và
lúa mì là những sản phẩm chế biến như vải dệt, vật
dụng bằng sắt, da thuộc, than…)
• Adam Smith – Scotland (1723 – 1790)
o Kinh tế phải được phát triển dựa trên cơ sở tự do
kinh tế, tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan
và nhà nước không nên can thiệp
o Sự tồn tại, phát triển của sản xuất và trao đổi hàng
hoá do cơ chế tự điều tiết của kinh tế thì trường, tự
do cạnh tranh, và vai trò của sở hữu tư nhân
• Chủ nghĩa trọng thương đề cao quá mức vai trò của tiền
tệ, của ngoại thương, và làm giàu bằng cách trao đổi không ngang giá
• Chủ nghĩa trọng nông đề cao quá mức vai trò của thợ thủ
công, chủ công trường vốn không phải giai cấp sản xuất
• Tiền là hàng hoá đặc biệt với chức năng là phương tiện lưu thông
• Muốn làm giàu phải phát triển sản xuất
• Lợi thế so sánh tuyệt đối ra đời:
o Thương mại quốc tế chỉ phát triển trên cơ sở tận
dụng lợi thế tuyệt đối của từng quốc gia trong sản xuất hàng hoá
o Mỗi quốc gia có một lợi thế tuyệt đối về sản xuất
hoặc một số loại hàng hoá nào đó và ngược lại, và
khi trao đổi thương mại cả hai nước đều có lợi ích cao nhất
Mỗi quốc gia cần xác định lợi thế của mình để
chuyên môn hoá sản xuất loại hàng hoá mà họ có lợi
thế tuyệt đối nhằm thu lợi nhiều nhất khi trao đổi
c. Học thuyết lợi thế so sánh tương đối
- David Ricardo (1772 – 1823 ): lý thuyết lợi thế so sánh tương đối - CMCN đã hoàn thành
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xác lập địa vị thống trị hoàn toàn
với hai giai cấp tư sản và vô sản đối lập nhau
- Phân công lao động xã hội phát triển, mâu thuẫn giai cấp bộc lộ rõ ràng hơn
- Lý thuyết lợi thế so sánh tương đối ra đời:
• TMQT vẫn có thể diễn ra giữa hai quốc gia mà lợi thế tuyệt đối dồn hết về một phía
• Một nước có hiệu quả sản xuất thấp hơn ( chi phái cao hơn) trong
sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì vẫn có thể tham gia vào
phân công lao động quốc tế và trao đổi ngoại thương, thông qua
chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh
• Một quốc gia có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có khả năng sản
xuất một hàng hoá với mức chi phí cơ hội thấp hơn so với các quốc gia khác.
- Karl Marx(1818 – 1883): học thuyết giá trị thặng dư
• Chỉ rõ giá trị thặng dư là lao động không công của công nhân cho nhà tư bản
• Giá trị thặng dư chỉ được tạo ra trong quá trình sản xuất nhờ tính
chất đặc biệt của loại hàng hoá sức lao động
• Đây là nguồn gốc của sự bất công, bản chất bóc lột của tư bản
• Để tạo ragias trị thặng dư, nhà tư bản sử dụng các biện pháp như
kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, giảm tiền công
hoặc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật
- Học thuyết giá trị thặng dư:
• Sự tập trung sản xuất và tích tự tư bản tạo nên độc quyền, quyết
định được giá rẻ khi mua nguyên liệu thô và giá cao khi bán
• Các ngân hàng lớn bắt tay để chi phối các hoạt động kinh tế, chính trị ở các nước
• Xuất khẩu tư bản dưới hình thức đầu tư nước ngoài hoặc cho vay
là cách mà các nhà tư bản ở các nước phát triển bóc lột sức lao
động, tài nguyên thiên nhiên tại các nước kém phát triển
- John Maynard Keynes (1884 – 1946): chủ nghĩa tư bản có điều tiết
• Chính sách kinh tế tự do thả nổi và chủ trương mở rộng khả năng
can thiệp của Nhà nước toàn diện vào kinh tế là không phù hợp
• Nhà nước phải có chương trình đầu tư quy mô lớn ra nước ngoài
nhằm tránh thất nghiệp và khủng hoảng kinh tế
• Khuyến khích tiêu dùng cá nhân, đầu tư, sử dụng các các công cụ
tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ
Giai đoạn II ( Từ sau 1945 đến nay) Bối cảnh:
LHQ được thành lập vào ngày 24/10/1945. Điều 1 của Hiến chương LHQ nêu rõ:
a. Thúc đẩy sự hợp tác kinh tế, KHKT giữa các quốc gia
b. Thúc đẩy quá trình pháp điển hoá pháp luật quốc tế
LHQ và các tổ chức quốc tế chuyên môn đã ra đời nhằm thực hiện mục tiêu trên.
Bối cảnh: hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế mới ra đời năm 1944 ( Brentton Woods System)
1. Ngân hàng quốc tế và tái thiết và phát triển. ( International Bank for
Reconstruction and Development) IBRD. ra đời với nhiệm vụ:
a. Nhiệm vụ ban đầu của IBRD vào năm 1944, là nhà tài trợ cho việc tái
thiết các quốc gia châu Âu bị tàn phá bởi thế chiến II
b. Sau khi tái thiết châu Âu, nhiệm vụ của Ngân hàng đã mở rộng để thúc đẩy phát triển
Tuy nhiên ý tưởng ra đời tổ chức thương mại quốc tế. ( International Trade
Organization) ITO bị thất bại do bất đồng giữa các nước thành viên mới giành
được độc lập và vấn đề nội bộ Mỹ
Chiến tranh lạnh phân chia thế giới thành hai cực đối đầu nhau nền kinh tế thế
giới cũng bị chia thành hai hệ thống kinh tế gần như tách biệt nhau hoàn toàn.
- Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển châu Âu ( 1948) ủng hộ tự do kinh tế
- Hội đồng tương trợ kinh tế Liên Xô và các nước XHCN chủ trương ngoại
thương là độc quyền nhà nước
- Giai đoạn 1960, các nước giành được độc lập đã đề xuất xây dựng một trật
tự kinh tế quốc tế mới ( New International Economic Order ) NIEO Phong trào NIEO
• Thương mại toàn cầu phải dựa trên nhu cầu giá cả ổn định • … • …
• Các nước ĐPT kiểm soát các tập đoàn xuyên quốc gia trên lảnh thổ của họ
• Quốc hữu hoá tài sản nước ngoài để phục vụ chính sách kinh tế quốc gia
• Mục tiêu: Cải tổ quản trị kinh tế thế giới theo hướng có
lợi cho các quốc gia ĐPT
▪ Kết thúc qúa trình địa chính trị phi thực dân hoá
▪ Xây dựng trật tự toàn cầu mới bình đẳng
Richard Cooper ( 1968) – kinh tế học của sự phụ thuộc lẫn nhau
1. Các quốc gia nhận thức được thách thức từ phụ thuộc kinh tế lẫn nhau 2. …
Dưới tác động của phong trào NIEO
John Maynard Keynes ( 1884 – 1946): chủ nghĩa tư bản có điều tiết bị chỉ
trích vào năm 1970 do chế đọ tỉ giá hối đoái cố định được xây dựng quanh
đồng đô la Mỹ và vàng
Học thuyết chủ nghĩa tự do mới ra đời được dựa theo học thuyết của Adam Smith:
a. Thị trường mở rộng hơn
b. Nhà nước can thiệp ít hơn
c. Chức năng của chính phủ với thị trường cần hài hoà và chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết
d. Nhóm nước ĐPT thúc đẩy thị trường, mở cửa cho thương mại và đầu tư nước ngoài.
Các diễn đàn kinh tế thế giới, khu vực mậu dịch tự do ra đời:
a. Quy tắc trọng tài 1976 ( sửa đổi bổ sung năm 2010 và 2013)
b. Bộ quy tắc về hoà giải 1980
c. Cơ quan giải quyếtt tranh chấp của WTO ➔ xu thế toàn cầu hoá
- Khủng hoảng tài chính năm 2009 đòi hỏi cải tổ cơ cấu tài chính quốc tế, chú
trọng kiểm soát của Nhà nước đối với quan hệ kinh tế quốc tế, sự dịch
chuyển dòng vốn, nhân lực, đầu tư nước ngoài.
- Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
- Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ra đời
- Các nội dung mới cần đàm phán: mua sắm chính phủ, lao động, thương mại
điện tử, sở hữu trí tuệ