Các khái niệm và nội dung quy luật lượng - chất - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng có thể vận động và phát triển. Biến đổi vềlượng đến một mức nhất định sẽ dẫn đến biến đổi về chất, sản sinh chất mới. Rồi trên nềntảng của chất mới lại bắt đầu biến đổi về lượng (chất nào lượng ấy, lượng nào chất ấy). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Các khái niệm và nội dung quy luật lượng - chất:
a. Nội dung quy luật lượng chất:
Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng có thể vận động và phát triển. Biến đổi về
lượng đến một mức nhất định sẽ dẫn đến biến đổi về chất, sản sinh chất mới. Rồi trên nền
tảng của chất mới lại bắt đầu biến đổi về lượng (chất nào lượng ấy, lượng nào chất ấy). b. Các khái niệm:
- Chất: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm
cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật hiện tượng khác.
Chất của triết học dùng nó để phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác.
Ví dụ: Chất của con người là gì ? Để phân biệt con người với con vật: • Biết lao động • Có ngôn ngữ • Biết tư duy
* Phân tích khái niệm chất:
+ Đặc điểm cơ bản của chất là nó thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật hiện tượng.
+ Mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trình tồn tại, phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai
đoạn lại có những biểu hiện về chất khác nhau.
Ví dụ: Chất của nền kinh tế VN: đang trong giai đoạn là nền kinh tế đang phát triển và có
thu nhập trung bình.
. Đảng ta xác định năm 2045, VN một nền kinh tế phát triển có thu nhập cao (khác nhau về chất).
- Một sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất mà có thể có nhiều chất.
Ví dụ: Quan hệ trong phòng học ảo lúc này, chất của tụi mình là sinh viên. Nhưng khi kết
thúc, trong quan hệ với ba mẹ thì chất của tụi mình k còn là sinh viên nữa, mà là con ( tùy
thuộc vào quan hệ của nó).
+ Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Trong đó có thuộc tính cơ
bản và thuộc tính không cơ bản nhưng chỉ những thuộc tính cơ bản mới tạo thành chất
của sự vật. Tuy nhiên sự phân chia thuộc tính thành cơ bản và không cơ bản cũng chỉ mang tính tương đối.
Ví dụ: Khi phân biệt con người với con vật thì biết lao động, tư duy, có ngôn ngữ là thuộc
tính cơ bản, nhưng khi phân biệt giữa người với người thì nó là thuộc tính k cơ bản.
+ Chất của sự vật, hiện tương không những được quy định bởi những yếu tố tạo thành mà
còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật.
Ví dụ: Than chì và kim cương có yếu tố cấu thành giống nhau (carbon) , nhưng phương
thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành khác nhau.
Cho ra 2 chất khác nhau ( kim cương rất cứng, rất bền, rất đẹp >< than chì thì k được như vậy).
- Lượng: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về
mặt số lượng, quy mô trình độ, nhịp độ... của các quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Lượng trong con người:
+ Bên ngoài: chiều cao, tuổi thọ, cân nặng… +
Bên trong: cơ quan, giác quan...
* Phân tích khái niệm lượng
+ Đặc điểm cơ bản của lượng là tính biến đổi.
Ví dụ: lượng chương học thay đổi từ đầu năm học đến nay.
+ Lượng cũng mang tính quy định khách quan: sự vật, hiện tượng nào cũng có lượng,
lượng là một dạng của vật chất chiếm một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại
trong một thời gian nhất định.
+ Sự vật, hiện tượng có nhiều loại lượng khác nhau, có lượng diễn đạt bằng con số chính
xác (Ví dụ: chiều cao, cân nặng, tuổi...), có lượng chỉ nhận thức bằng khả năng trừu
tượng hóa...(Ví dụ: Bạn zai nói với bạn gái: ”Anh yêu em rất nhiều!” ).
b. Độ - điểm nút - bước nhảy:
- “Độ” dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó có sự thống nhất giữa chất và lượng (trong
khoảng đó, những biến đổi của lượng chưa làm cho chất tương ứng của nó thay đổi).
Ví dụ: Người sống lâu nhất thế giới từng được biết đến có tuổi thọ 146 tuổi. Nên với dữ
kiện này, ta có thể thấy giới hạn từ 0 – 146 năm là “độ” của con người xét về mặt tuổi.
Diễn đạt một cách chính xác hơn: Sự thống nhất giữa trạng thái còn sống và số tuổi từ 0 –
146 là “độ tồn tại” của con người. (Thuật ngữ “độ tuổi” mà chúng ta hay dùng cũng ít
nhiều liên quan ở đây).
- “Điểm nút” là những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất của sự vật.
Ví dụ: Với ví dụ nêu trên thì 146 tuổi chính là điểm nút.
- “Bước nhảy” là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự
vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra”.
- Các hình thức của bước nhảy phân loại như sau:
+ Bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần: dựa trên thời gian và tính chất của sự thay
đổi về chất của sự vật.
Những bước nhảy gọi là đột biến khi chất của sự vật biến đổi một cách nhanh chóng ở tất
cả các bộ phận cơ bản cấu thành nó.
Ví dụ: Khối lượng Uranium 235 (Ur 235) được tăng đến khối lượng tới hạn thì sẽ xảy ra
vụ nổ nguyên tử lập tức.
Những bước nhảy dần dần xuất hiện khi quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng con
đường tích lũy dần dần, lâu dài những nhân tố của chất mới và mất đi dần những nhân tốc của chất cũ.
Ví dụ: Quá trình chuyển hóa từ vượn thành người diễn ra hàng vạn năm, Quá trình cách
mạng đưa nước ta từ nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ lâu dài.
+ Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ: dựa trên sự xuất hiện của bước nhảy ở số
lượng bộ phận cấu thành sự vật.
Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi về chất của tất cả các mặt, bộ phận, yếu tố cấu thành sự vật…
Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi một số mặt, bộ phận… cấu thành sự vật..
Ví dụ: Chúng ta đang thực hiện những bước nhảy cục bộ ở lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực
chính trị, lĩnh vực xã hội và lĩnh vực tinh thần xã hội để đi đến bước nhảy toàn bộ - xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
+ Khi xem xét sự thay đổi về bản chất của xã hội, ta có thể chia sự thay đổi ra thành thay
đổi cách mạng và thay đổi có tính chất tiến hóa.
Cách mạng là sự thay đổi mà trong quá trình đó diễn ra sự cải tạo căn bản về chất của sự
vật, không phụ thuộc vào sự cải tạo đó được diễn ra như thế nào.
Tiến hóa là sự thay đổi về lượng cũng với những biến đổi nhất định về chất, nhưng là chất
không căn bản của sự vật.
c. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
- Sự thống nhất giữa chất và lượng:
Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng,
chúng tác động qua lại lẫn nhau, chúng tồn tại quy định lẫn nhau: tương ứng với một loại
lượng nhất định thì cũng có một loại chất tương ứng và ngược lại.
Ví dụ 1: Như tương ứng với cấu trúc H-Cl (tương ứng với 1 nguyên tử hiđro và 1 nguyên
tử clo) thì 1 phân tử axit clohiđric (HCl) được hình thành với tập hợp các tính chất cơ
bản, khách quan, vốn có của nó là không màu, mùi xốc, tan trong nước, có tính axit mạnh
nên có thể làm đỏ quỳ tím, tác dụng với bazơ,...
Ví dụ 2: Khi nói lớp AC001 và AC002 có tổng cộng 100 sinh viên là nói đến sự thống
nhất giữa chất và lượng của lớp đó.
“Chất” và “lượng” luôn thống nhất với nhau, không tách rời nhau, tác động lẫn nhau một
cách biện chứng. Sự thống nhất giữa chất và lượng theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng
đang tồn tại, chất và lượng ở trong một nhất định. độ
- Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất:
Trong mối quan hệ giữa chất và lượng: chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt dễ
biến đổi hơn. Vì thế sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng bắt
đầu từ sự thay đổi về lượng. Quá trình thay đổi của lượng diễn ra theo xu hướng hoặc
tăng hoặc giảm nhưng không lập tức dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
Chẳng hạn, khi ta nung một thỏi thép đặc biệt ở trong lò, nhiệt độ của lò nung có thể lên
tới hàng trăm độ, thậm chí lên tới hàng nghìn độ, song thỏi thép vẫn ở trạng thái rắn chứ
chưa chuyển sang trạng thái lỏng. Thỏi thép chỉ đỏ lên và nóng hơn ở bên ngoài. Vì thế
chất của nó vẫn chưa thay đổi.
Ví dụ 1: Một sinh viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh khi vào trường học tập, trong
bốn năm học, sinh viên đó phải tích lũy những kiến thức những học phần theo quy định.
Sự tích lũy những kiến thức đó chính là sự thay đổi về lượng, nhưng vẫn chưa dẫn đến sự thay đổi về chất.
Trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật,
hiện tượng khác. Chỉ khi nào lượng thay đổi đến giới hạn nhất định (đến độ) mới dẫn đến sự thay đổi về chất.
Vậy sự thay đổi về mặt lượng tạo điều kiện cho chất thay đổi. Kết quả là sự vật, hiện
tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời.
Ví dụ 2: Khi bạn bắt đầu làm một bài tiểu luận Triết học, bạn sẽ mất nhiều thời gian để
tìm hiểu kết cấu, phương pháp của một bài tiểu luận hay thông tin (khái niệm, quy luật,
tính chất,…), dữ liệu để phục vụ bài tiểu luận đó (khi đó bạn đang bỏ ra lượng). Nhưng
sau khi bạn đã tìm hiểu rõ kết cấu, phương thức làm bài tiểu luận và những kiến thức, dữ
liệu cần thiết. Khi đó bạn thay đổi, bạn viết rất nhanh, ít phải tìm hiểu thêm thông tin.
(khi đó chất thay đổi).
Ví dụ 3: Bạn có một hạt giống, bạn trồng nó vào đất, hằng ngày bạn đều tưới và chăm sóc
cho nó. Một thời gian sau, hạt giống đó nảy mầm, phát triển thành cây to rồi đơm hoa kết
trái. Đến một ngưỡng nào đó sự thay đổi về thời gian (lượng) sẽ thay đổi về thành quả là
đơm hoa, cuối cùng là kết trái (chất). Trái (chất mới) sinh ra thay thế cho hoa (chất cũ) và
chất cũ là hoa đã mất đi. Tương tự với các quá trình khác.
Kết luận: Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng: Mọi đối tượng đều là sự thống
nhất của hai mặt đối lập chất và lượng, những sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới
hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của nó. Kết quả là sự vật, hiện tượng
cũ mất đi, chất mới ra đời tiếp tục tác động trở lại duy trì sự thay đổi của lượng.
2. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra khi nghiên cứu về quy luật lượng và chất:
a. Ý nghĩa trong nhận thức:
Phương pháp luận về quy luật lượng và chất đã giải thích rằng bất cứ sự vật, hiện tượng
nào cũng tồn tại sự vận động và phát triển. Sự vật và hiện tượng nào cũng tồn tại và xuất
hiện về hai mặt: lượng và chất. Phải có được những nhận thức rõ ràng về cả 2 mặt để có
thể đảm bảo được ánh nhìn phong phú và đa chiều hơn về những sự vật, hiện tượng xuất
hiện và tác động xung quanh con người. Làm rõ quy luật phát triên của sự vật và hiện
bằng cách xác định giới hạn của bước nhảy.
b. Ý nghĩa trong thực tiễn:
Để có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì để biến đổi về lượng. Cần tránh hai khuynh
hướng sau: Nôn nóng tả khuynh: Đây là việc mà một cá nhân không có mang sự kiên trì
và nỗ lực để đem đến sự biến đổi. Bảo thủ hữu khuynh: một lượng đã được tích lũy đến
mức điểm nút nhưng không muốn thực hiện bước nhảy để có sự thay đổi về chất.Để tránh
mắc phải hai khuynh hướng đó thì: cần thiết lập bản thân ra khỏi sự nôn nóng; phải mang
một trạng thái khách quan, với quyết tâm thực hiện các bước nhảy để đưa đến chất mong
muốn, tránh thái độ trì trệ, bảo thủ quá mức. Nếu không muốn chất có sự thay đổi thì cần
biết cách kiểm soát lượng trong mức giới hạn. Bước nhảy là một một giai đoạn hết sức đa
dạng và phong phú về mặt hình thức nên trong các hoạt động thực tiễn phải được thực
hiện một cách linh hoạt và cẩn thận các bước nhảy khác nhau để phù hợp với từng điều kiện.