-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Các loại thiết chế xã hội - Chủ nghĩa khoa học xã hội | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Các loại thiết chế xã hội - Chủ nghĩa khoa học xã hội | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ nghĩa khoa học xã hội (VHHCM) 20 tài liệu
Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Các loại thiết chế xã hội - Chủ nghĩa khoa học xã hội | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Các loại thiết chế xã hội - Chủ nghĩa khoa học xã hội | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa khoa học xã hội (VHHCM) 20 tài liệu
Trường: Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
CÁC LOẠI THIẾT CHẾ XÃ HỘI
1.Thiết chế gia đình: điều hòa hành vi, tình cảm, tình dục và nuôi dạy con cái.
Theo John.J.Macoinis: “Gia đình là một tập thể xã hội có từ hai người trở lên trên
cơ sở huyết thống, hôn nhân hay nghĩa dưỡng cùng sống với nhau. Đời sống gia
đình mang tính hợp tác, gia đình thường là các tập thể sơ cấp trong đó các thành
viên có cùng tài nguyên kinh tế và trách nhiệm hằng ngày”.
Thiết chế gia đình là một hệ thống quy định ổn định và tiru chuẩn hóa tính
giao và sự truyền chủng của con người. Hình thức phổ biến nhất là hôn nhân chế
độ một vợ một chồng sống với con cái trong gia đình. Nằm trong thiết chế này là
các thiết chế phụ thuộc như đính hôn, hôn nhân, nuôi dưỡng trẻ em, quan hệ thân tộc,…
Chức năng chính của thiết chế gia đình được coi như là sự tiếp nối của loài
người; duy tri sự tái sinh sản các thành viên trong gia đình từ thế hệ này sang thế
hệ khác; đồng thời đảm bảo cung cấp kinh tế gia đình cũng như xã hội,…
Ví dụ: về việc chăm sóc và giáo dục trẻ em trong gia đình - nơi được coi là
môi trường xã hội hóa đầu tiên của mỗi con người. Một đứa trẻ được sinh ra và
lớn lên trong gia đình truyền thống định hình nhân cách bằng sự quan tâm giáo
dục dạy bảo thường xuyên của ông bà cha mẹ ngay từ khi rất nhỏ. Còn trong gia
đình hiện đại, việc giáo dục trẻ em gần như được phó mặc hoàn toàn cho nhà
trường mà thiếu đi sự chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ. Chính điều đó đã gây ra hiện
trạng có nhiều trẻ em lang thang, phạm tội hay rơi vào các tệ nạn xã hội.
2. Thiết chế giáo dục: truyền thụ những tri thức khoa học nói chung. Bên
cạnh thiết chế gia đình thì thiết chế giáo dục cũng vô cùng quan trọng. là hệ thống
cách cách thức, quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh hành vi, hoạt động. theo
chuyên ngành xã hội học, đó là quá trình xã hội hóa phst triển mọt cách không
chính thức ngay trog gia đình và trong môi trường văn hóa chung, một cách chính
thức trong tổ chức giáo dục phức tạp của xã hội.
Vai trò của thiết chế nà là nhằm hoàn thiện con người thúc đẩy phát triển đất
nước và hình thành hệ thống giáo dục. Các thiết chế phụ thuộc nằm trong thiết chế
giáo dục bao gồm bừng cấp, thi cử, ứng tuyển hay học vị,…
3. Thiết chế kinh tế: đảm bảo quá trình sản xuất, phân phối lợi ích và các dịch
vụ. Thiết chế kte có vai trò quan trọng, nó đáp ứng nhu ầu thích nghi của tổ chức
xã hội đối với môi trường và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người về
sản phẩm và dịch vụ. Nhờ có thiết chế kte mà xã hội được cung cấp đầy đủ về vật
chất và dịch vụ.Bao gồm chủ yếu là sản xuất phân phối, trao đổi và tiêu thụ sản phẩm.
Nằm trong thiết chế kinh tế là các thiết chế phụ thuộc như hơp đồng, giao
dịch kinh tế, quỹ tín dụng,… Với chức năng chuyên biệt là sản xuất, phân phối,
trao đổi và tiêu dùng sản phẩm. Ví dụ:
điển hình về vai trò quan trọng của Thể chế kinh tế trong thực tế là việc
Ngân hàng Trung ương sử dụng chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Khi mức
lạm phát tăng cao, người dân và doanh nghiệp thường phải đối mặt với giá cả
tăng, giá trị tiền giảm, và cuộc sống trở nên khó khăn hơn.
Thiết chế chính trị: bảo đảm việc thiết lập và giữ vững quyền lực chính trị.
Gồm các cơ cấu như Quốc hội, chính phủ, các cơ quan và đảng phái chính trị, cùng
với các tổ chức có liên quan khác. Ví dụ, những thiết chế chính trị do nhà nước đề
ra có tác dụng hướng toàn bộ cá nhân trong xã hội có tính trách nhiệm, đồng bộ và
có kỷ luật. Tạo tính khuôn phép, chừng mực cho mỗi cá nhân không để bản thân sa
ngã. Thực thi các điều luật đã được thông qua. Giải quyết các xung đột xã hội về
quyền lực chính trị giữa các nhóm thành viên trong xã hội. Thiết lập các bộ phận
an sinh xã hội như chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giáo dục, phúc lợi.
Thiết chế pháp luật: đảm bảo trật tự, công bằng xã hội và kiểm soát xã hội.
Thiết chế pháp luật đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Việc hoàn thiện
và thực thi hiệu quả thiết chế pháp luật góp phần bảo đảm trật tự xã hội, an ninh
quốc gia, và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thiết chế pháp luật bao gồm nhiều
loại hình khác nhau như: hiến pháp, luật, nghị định, văn bản quy phạm pháp luật.
Thiết chế tôn giáo: thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Tôn giáo là một thiết chế xã hội
có mặt ở tất các xã hội và cung cấp nền tảng cho hệ thống tín ngưỡng của xã hội.
Từ chủ nghĩa vật linh, tín ngưỡng, thuyết vô thần, hữu thần (đơn, đa), xã hội loài
người luôn tồn tại một số dạng của hệ thống tín ngưỡng tôn giáo. Tôn giáo là một
thiết chế xã hội bởi vì nó thực hiện nhiều chức năng xã hội quan trọng và bao gồm
nhiều tổ chức khác nhau (ví dụ: nhà thờ, giáo đoàn, hội từ thiện…) mỗi tổ chức có
vai trò và vị thế riêng của nó và một hệ thống các giá trị, quy tắc cụ thể. Là một
thiết chế, tôn giáo thực hiện chức năng giúp con người biểu lộ cảm nghĩ về niềm tin, đức tin.
Câu hỏi: Có bao nhiêu loại thiết chế xã hội? Đáp án: 6