Các lưu ý trong khi thuyết trình môn Giao tiếp kinh doanh | Học viện Ngân Hàng
Các lưu ý trong khi thuyết trình môn Giao tiếp kinh doanh | Học viện Ngân Hàng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Và vậy thì GTPNN sẽ bao gồm yếu tố cận ngôn như là tốc độ, cường độ, giọng nói, phát âm,…
và các yếu tố ngoại ngôn: thuộc ngôn ngữ thân thể như cử chỉ, dáng điệu,…; thuộc ngôn ngữ vật
thể như quần áo, trang sức,… và thuộc ngôn ngữ môi trường như khoảng cách đối thoại, địa điểm giao tiếp…
Để giúp các bạn có thể hiểu và biết cách vận dụng thì bây giờ chúng ta sẽ đi sâu vào từng đối tượng cụ thể
1. Trước hết nếu bạn muốn người nghe có thể hiểu được minh bạch những gì chúng ta nói thì bạn
cần phải phát âm chuẩn xác và rõ ràng. VD như lỗi chính tả ngọng L-N chắc hẳn chúng ta ai
cũng từng gặp rồi, nó khiến cho người nghe cảm thấy khó chịu và buồn cười, xao nhãng trong
quá trình tiếp nhận thông tin.
Như vậy, giải pháp mình muốn đưa ra cho các bạn để có thể cải thiện việc phát âm đó là hãy tập
đọc mỗi ngày khoảng chục trang sách và phải chú ý đọc thật kỹ những chữ bị mắc lỗi, mỗi khi
đến chữ ấy nên đọc chậm và phát âm rõ ràng.
2. Bên cạnh phát âm thì giọng nói cũng là một vũ khí vô cùng lợi hại để có thể gây ấn tượng và
truyền cảm đến người khác. Tiếng miền Nam thì ngọt ngào, chìu mến. Tiếng miền Tây thì dễ đi
vào lòng người hơn. Còn trong thuyết trình thì tiếng miền Bắc sẽ chuẩn hơn. Tuy nhiên tuỳ vào
mục đích giao tiếp, bạn có thể nói bằng bất cứ ngôn ngữ giọng điệu nào cho phù hợp song hãy
đừng quên đặt cảm xúc và thái độ của mình vào trong đó. Giọng nói sẽ giúp chúng ta phản ánh
chân thực nhất những xúc cảm, bản chất.
Người xưa thì đã có câu gì ạ “Người thanh tiếng nói cũng thanh / Chuông kêu chuông đánh bên
thành cũng kêu” – Tiếng nói chính là tâm gương phản chiếu lại tâm hồn của con người.
Vì vậy nếu như bạn chưa có một chất giọng trời phú thì bạn hoàn toàn có thể luyện tập thông qua
các video hướng dẫn rất chi tiết cụ thể qua nền tảng youtube, tiktok,… Trên màn hình thì mình
có gợi ý cho các bạn một số kênh hay để tham khảo và sử dụng.
3. Tiếp theo, sẽ có các yếu tố nữa là tốc độ nói, nhịp độ nói và nhấn giọng. Sử dụng tốc độ nói
thích hợp , điều chỉnh nhanh hay chậm, ngắt giọng; nhịp độ nói trầm, bổng, có điểm nhấn - nhá là vô cùng cần thiết.
Mình vốn chưa từng có 1 chút kinh nghiệm nào trong việc làm MC nhưng mình sẽ cố gắng bắt
chước để cho các bạn thấy tầm quan trọng của tốc độ, nhịp độ và cách nhấn giọng nhé:
“XIN ĐƯỢC CHÀO MỪNG TOÀN THỂ QUÝ VỊ VÀ CÁCH BẠN ĐANG ĐẾN VỚI
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ NGÀY HÔM NAY.
TÔI RẤT VUI KHI ĐƯỢC GÓP MẶT TẠI ĐÂY CÙNG TẤT CẢ CÁC BẠN.”
Các bạn có thấy sự khác biệt không ạ? Thú thật là để có thể nói như vừa rồi thì mình đã phải tự
tập luyện khá nhiều. Mình đã đứng trước gương và tập nói đi nói lại, nói đi nói lại như thế.
Và các bạn ở đây không cứ là phải làm MC, khi chúng ta dành thời gian ra để luyện tập cách
ngắt nghỉ, nhấn nhá thì mọi lời chúng ta nói ra sẽ thu hút được người nghe hơn rất nhiều.
Bây giờ, hãy cùng chuyển sang khía cạnh thứ 2 của GTPNN: Ngoại ngôn
1. Trong ngoại ngôn thì mình sẽ chia ra thứ nhất ngôn ngữ thân thể bao gồm những cái như là
ánh mắt, nét mặt, cử chỉ,…
- Chúng ta không những chỉ giao tiếp với nhau bằng một cái miệng và hai cái tai mà còn thông
qua đôi mắt. Ánh mắt có khả năng truyền đạt những suy nghĩ nội tâm. Trong giao tiếp thì ánh
mắt thể hiện sự tậm trung, lắng nghe, sự phản đối. Hãy nhìn thẳng vào người đối thoại bằng cái
nhìn tự nhiên và bao quát, không lảng tránh cũng không nhìn chằm chằm.
- Nét mặt cũng vậy, nó biểu lộ cảm xúc thông qua sự điều khiển của bộ não. Trên khuôn mặt của
chúng ta thường biểu lộ 6 cảm xúc đó là: vui mừng, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận và ghê tởm.
- Có một loại ngôn ngữ không lời, một biểu hiện của phi ngôn ngữ, được đánh giá là hấp dẫn
nhất thế giới. Đó chính là nụ cười. Các bạn có công nhận điều đấy không ạ? Có bao giờ bạn cảm
nắng trước nụ cười của ai đó chưa ạ? Một ngày khi ra ngoài, bạn bắt gặp nụ cười của một người
bán hàng, của bác bảo vệ hay của của một bà cụ ăn xin dành cho mình thì chúng ta cũng cảm
thấy thật ấm áp và hành phúc. Nên là, đừng ngần ngại trao đi một nụ cười. Nó sẽ giúp ta truyền
tải thông điệp, xây dựng mối quan hệ, tạo ấn tượng tốt đẹp với người khác.
- Ngoài ra, không chỉ có những bộ phận trên gương mặt mà khi giao tiếp chúng ta cũng cần phải
kết hợp cả chân tay, cơ thể, tạo ra cử chỉ thích hợp trong mọi hoàn cảnh.
+ Về tư thế: Khi ngồi thì ngồi thẳng, ngay ngắn tạo cảm giác tự tin, thân thiện; đồng thời
cũng thể hiện thái độ tôn trọng người đối diện. Khi đi thì đi nhẹ nhàng, ngẩng mặt về phía trước.
+ Về hành động: Cử chỉ của tay và chân sẽ tạo ra ngôn ngữ bằng hình ảnh cũng như làm
cho lời nói thêm lôi cuốn.
2. Phần tiếp theo đó là về ngôn ngữ vật thể: Cách ăn mặc, lựa chọn trang phục, chỉn chu về ngoại
hình của chúng ta không những thể hiện thẩm mỹ, văn hóa giao tiếp mà còn thể hiện thái độ của
mình với người khác và đối với công việc.
3. Cuối cùng là ngôn ngữ môi trường:
- Tuỳ vào mức độ thân thiết, cấp độ trong mối quan hệ mà chúng ta có khoảng cách tiếp xúc phù hợp