-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Các thành tựu của hy lạp cổ đại | Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Democracy (Dân chủ): Hy Lạp cổ đại được coi là nơi ra đời của hình thức dân chủ đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Athens, một thành phố trong Hy Lạp cổ đại, đã thực hiện hệ thống dân chủ tại hội nghị Athens từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên.
Cơ sở văn hóa Việt Nam (ĐHQGHCM) 33 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Các thành tựu của hy lạp cổ đại | Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Democracy (Dân chủ): Hy Lạp cổ đại được coi là nơi ra đời của hình thức dân chủ đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Athens, một thành phố trong Hy Lạp cổ đại, đã thực hiện hệ thống dân chủ tại hội nghị Athens từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên.
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (ĐHQGHCM) 33 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 15962736
Các thành tựu của hy lạp cổ đại
Cultural Studies (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 15962736
II. Các thành tựu văn minh
Chữ viết và văn học Chữ viết :
+ Chữ viết của cư dân Cret – Myxen : Cư dân Cret – Myen đã sáng tạo ra chữ
viết, gồm có hai loại. Loại 1 : có niên đại khoảng đầu thiên niên kỷ II TCN, là loại
chữ tượng hình thuần túy ; Loại 2 : có dạng thức đơn giản hơn, được cấu tạo bởi
một số đường nét khá đều đặn, thống nhất về kiểu thức, nó lại chia ra làm hai
loại, trong đó loại A – cổ xưa hơn (1700 – 1400 TCN), chưa dịch được, B – muộn
hơn (1400 – 1200 TCN), đã dịch được[1]. Tuy vậy đó là hai thứ chữ không được
tiếp tục phát triển.
+ Chữ cái Hi Lạp : Qua quan hệ buôn bán (thế kỷ IX – VIII TCN), họ kế thừa và
phát triển từ chữ viết của người Phênixi (Phoenician), một tộc người chuyên về
buôn bán đường biển trên Địa Trung Hải. Bảng chữ cái của người Hi Lạp ban
đầu có 40 chữ cái, rồi có 24 chữ cái (18 phụ âm, và 6 nguyên âm). Ưu điểm : Tính
khái quát hóa cao, với cách ghép linh hoạt, có thể thể hiện mọi kết quả của tư
duy. Hệ thống chữ cái Slavơ và Latinh bắt nguồn từ đó, được phần lớn các dân
tộc trên thế giới sử dụng Văn học :
Thần thoại Hi Lạp :
+ Thuật ngữ thần thoại – Mitologia (tiếng Nga), Mythology (tiếng Anh) ,
Mythologie (tiếng Pháp) xuất phát từ chữ Hi Lạp Mythologos (Mythos : truyền
thuyết ; logos : lời nói, truyện kể, học thuyết).
+ Thần thoại Hi Lạp là thể loại văn học ra đời sớm, hình thành chủ yếu trong
thời kỳ tan rã của xã hội thị tộc, bộ lạc (thế kỷ XI - IX) và phát triển thành một
hệ thống hoàn chỉnh vào thế kỷ VIII TCN – VII TCN.
Thần thoại ra đời trong điều kiện trình độ phát triển của xã hội còn thấp và được
thể hiện dưới hình thức truyền thuyết, những câu chuyện hoang đường về giới tự lOMoAR cPSD| 15962736
nhiên, xã hội và con người, song thể phản ánh quá trình nhận thức của con người
về thế giới xung quanh, gắn với thực tiễn.
Thần thoại Hi Lạp, cùng với anh hùng ca, thể hiện thời kỳ lịch sử quan trọng của
Hi Lạp : chuyển tiếp từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp và nhà nước.
Giữa thần thoại và anh hùng ca vừa đan xen, vừa nối tiếp, trong đó thần thoại là
khúc dạo đầu, thể hiện tiến trình lịch sử đầu tiên ấy.
+ Thế giới các thần : đông đảo, với nhiều thế hệ, nhiều mối quan hệ phức tạp.
Dưới đây chỉ là các vị thần linh tiêu biểu cho hệ thống thần linh đông đảo ấy
Ban đầu vũ trụ chỉ là một khối hỗn mang Kaốt (Chaos), từ đó sinh ra thần đất
mẹ Gaia. Thần Gaia sinh thần bầu trời Uranos. Rồi Gaia và Uranos kết hôn, sinh
ra 12 thần khổng lồ Tităng (Titan), gồm 6 nam thần và 6 nữ thần. Đây là thế hệ «
các thần già ». Trong các thần đó, thần Cronos đã lật đổ cha mình – Uranos để
chiếm ngôi vi chúa tể. Các thần Tităng kết hôn với nhau theo cặp, sinh ra nhiều con.
Các thần con của Tităng gọi là thế hệ « các thần trẻ ». Một trong số đó, thần Dớt
(Zeus), con trai của Crônốt (Cronos), đã lãnh đạo các thần trẻ đánh bại « các
thần già » và cai trị thế giới, ngự trên đỉnh Ôlympơ (Olympe, một ngọn núi ở Bắc
Hi Lạp, phân biệt với thành phố Olimpia, nơi tổ chức thế vận hội Olimpic, nằm
trên bán đảo Pêlôpône). Trong thế giới thần linh đông đúc ấy có 12 thần tiêu biểu
do Dớt đứng đầu (Một số vị thần già tham gia phe Dớt cũng tiếp tục cai quản thế
giới, như thần Mặt trời Hêliốt)
Thần Dớt (Zeus) : thần tối cao, « cha của các thần » và của con người và thần sấm sét
Thần Đêmêtê : chị ruột Dớt, nữ thần nông nghiệp, tạo ra sự phì nhiêu
Thần Hađét : anh ruột Dớt, thần cai quản thế giới âm phủ lOMoAR cPSD| 15962736
Thần Hestia : chị ruột Dớt, thần cai quản bếp lửa gia đình
Thần Pôsêiđông : anh ruột Dớt, thần biển và các nguồn nước
Thần Hêra : em gái và vợ Dớt, quản lý việc hôn nhân và bảo vệ các bà mẹ khi sinh nở
Thần Apôlô : con trai Dớt, thần ánh sáng và nghệ thuật
Thần Áctêmít : con gái thần Dớt, nữ thần săn bắn
Thần Aphrôđit : Nữ thần tình yêu và sắc đẹp
Thần Ares : con trai Dớt, thần chiến tranh
Thần Hêphaixtốt: con trai Dớt, thần lửa – thợ rèn
Thần Atêna: con gái Dớt, thần trí tuệ, bảo trợ Aten và sự phát triển của khoa
học, nghệ thuật, nghề thủ công.
Thần Promete: thần đã sáng tạo ra loài người và mang ngọn lửa xuống trần gian.
Vì thế, Prômêtê bị xiềng vào núi, hàng ngày có con đại bàng đến xé lồng ngực để
ăn gan, khi ngày mới bắt đầu, lá gan lại như cũ và tiếp tục chịu cực hình đó. Về
sau, thần được Heraclex, con trai thần Dớt với một người trần đến cứu thoát.
Câu chuyện này là đề tài của vở kịch “Promete bị xiềng” của nhà bi kịch Etsin.
Qua cơn đại hồng thủy, con trai của thần đã sống sót, sinh ra chàng Hêlen, thủy
tổ của người Hi Lạp (Hellas) lOMoAR cPSD| 15962736
Thần thoại Hi Lạp có nét đặc trưng : hình ảnh, cuộc sống, những đặc điểm vê
tâm lý, tính cách gần gũi với con người. Đó là sự « thần thánh hóa » con người,
hội tụ những nét đẹp của con người (dũng cảm, hảo hiệp, vì nghĩa lớn, yêu chân
lý và cái đẹp) cũng như những khiếm khuyết của con người (sự độc ác, tính tị hiềm, ghen tuông,…).
Nhà thơ Hê-đi-ốt, sống khoảng cuối thế kỷ VIII, đầu thế kỷ VII TCN đã viết «
Gia phả các thần », phân rõ ba triều đại thần linh, sắp xếp nên một hệ thống thần linh hoàn chỉnh. Thơ ca :
Sử thi : Iliad và Odysse
Iliát (Iliad) : 15.693 câu thơ, chia ra 24 khúc ca, kể về 49 ngày cuối cùng trong
năm thứ 10 của cuộc chiến tranh thành Tơroa (Troy)[2], cũng gọi là thành Iliông
(Ilion), một thành bang ven bờ Tiểu Á, giữa các thành bang Hi Lạp do
Agamemnông (Agamemnon, vua của Myxen - Mycenae) thống lĩnh. Nội dung
chính là mối bất hòa giữa Asin (Achillse), vị tướng giỏi nhất của quân Hi Lạp và
Agamemnông vì nàng Brêdêit (Brideis). Cuối cùng Asin chết trong chiến trận, kết
thúc với lễ hỏa táng của Hector, hoàng tử và là tướng chỉ huy của Tơroa.
Ôđixê (Odyssey) : 12.110 câu thơ, gồm 24 khúc ca, kể về cuộc hành trình kéo dài
10 năm của Uylixơ (Uylisses, tức Odysseus), người đã nghĩ ra mưu kế « Con ngựa
thành Tơroa », sau chiến tranh Tơroa, trải qua sóng gió mới trở về quê hương
Itác (Ithaca) bên người vợ chung thủy Pêlênốp và con trai. Hai vợ chồng nhận ra
nhau qua chi tiết chiếc giường trong phòng ngủ có một chân vốn là một gốc cây
được đẽo nên không di chuyển được.
Hai bộ sử thi đồ sộ này vừa là những kiệt tác văn học, vừa phản ánh một thời kỳ
lịch sử của người Hi Lạp, tức thời kỳ tan rã của xã hội nguyên thủy Hi Lạp –
Thời đại Hôme (thế kỷ XI – IX TCN), tương truyền do thi sĩ Hôme, người thi sĩ bị
mù chuyên đi kể chuyện tại các thành phố. Hai bộ sử thi ấy còn thể hiện sự gắn
bó chặt chẽ giữa thần thoại và tính chất anh hùng ca trong thần thoại và sử thi Hi lOMoAR cPSD| 15962736
Lạp. Đây là niềm tự hào của nền văn minh Hi Lạp và là tác phẩm phổ biến nhất
trong di sản văn học Hi Lạp. Thơ trữ tình :
Nhà thơ xác thực đầu tiên là Hêđiốt, khoảng nửa sau thế kỷ VIII TCN, đầu thế
kỷ VII TCN, tác giả của « Nguồn gốc các vị thần » và « Lao động và ngày tháng
». “Nguồn gốc các vị thần” là văn bản viết đầu tiên về thế giới thần thoại Hi Lạp,
hệ thống hóa những câu chuyện kể dân gian và do đó đôi khi có những khác biệt
so với truyền thuyết, sử thi (ví dụ: về nguồn gốc của nữ thần tình yêu Aphrôđit,
theo Hôme là do thần Dớt sinh ra, nhưng theo ông là do bọt biển sinh ra)
Các thi sĩ khác : Thế kỷ VII – VI TCN xuất hiện nhiều nhà thơ, tiêu biểu như
Ackhilốc (Archiloque), Ankây (Alcaeus), Saphô (Sappho)…
Nữ thi sĩ Sa phô (Sappho), được người Hi Lạp xưng tụng là nàng thơ thứ 10 của
thơ ca Hi Lạp (theo quan niệm của người Hi Lạp, có 9 nàng tiên bảo trợ cho hoạt
động thi ca). Bà để lại 9 tập thơ, thể hiện sâu sắc và tinh tế những sắc thái tình
cảm sâu sắc của con người.
Kịch thơ : Bi kịch và hài kịch
Kịch thơ là một trong thể loại văn học rất phát triển ở Hi Lạp cổ đại, vừa là một
loại hình nghệ thuật sân khấu, một đóng góp lớn vào kho tàng văn hóa nhân loại.
Chính kịch ra đời bắt nguồn từ các hoạt động ca hát, kể chuyện trong lễ hội tôn
vinh thần rượu nho Dionisos, nhất là khoảng thế kỷ VI TCN, được trình diễn lần
đầu tiên năm 534 TCN. Thế kỷ VI – V TCN là thời kỳ hoàng kim của kịch cổ điển
Hi Lạp. Các chủ nô tài trợ nhiều cho hoạt động sáng tác và trình diễn, chẳng hạn
như tổ chức thi và trao giải hàng năm.
* Bi kịch: Ba nhà sáng tác bi kịch lớn, Etslin, Xôphôcclơ và Ơripit lOMoAR cPSD| 15962736
Etsin (525 TCN – 456 TCN) : đứng về phía các chủ nô Aten, tham gia chống quân
Ba Tư. Ông tin vào vai trò quyết định của các thần linh, đề cao chính nghĩa, ca
ngợi tinh thần yêu nước và bất khuất của con người, phản kháng chuyên chế.
Hiện còn 7 vở kịch của ông (trong số 70 bi kịch và 20 hài kịch), tiêu biểu là Prômêtê bị xiềng.
Xôphôcclơ (496 TCN – 406 TCN) : có thế giới quan tôn giáo truyền thống. Ông
cho rằng bi kịch sinh ra từ sự phản kháng số mệnh của con người. Ông đã sáng
tác 123 vở kịch, nay chỉ còn lại 7 vở nguyên vẹn, chẳng hạn như Ơđip làm vua[3].
Ơripit (khoảng 485/480 TCN – 406 TCN) : viết 90 vở kịch, nay còn giữ được 18
vở kịch (17 bi kịch, 1 hài kịch). Quan điểm của ông là không tin vào số mệnh, con
người rơi vào bi kịch do không thắng nổi dục vọng của mình. Trong các tác phẩm
của ông, cuộc đấu tranh giữa trí tuệ và tình cảm rất mạnh mẽ, nên được xem là
người khởi đầu cho thể loại bi kịch tâm lí – xã hội.
* Hài kịch : Arixtôphan (khoảng 445 – 386 TCN)
Ông là nhà sáng tác hài kịch tiêu biểu nhất, với 44 ở kịch, nay còn 11 vở kịch, tiêu
biểu như Hòa bình, Kỵ sĩ, Đàn chim…Đề tài của ông xoay quanh các vấn đề thời
sự, chính trị, mang tính đả kích, châm biếm xã hội đương thời, như phản đối
cuộc chiến tranh Pêlôpônne (431 – 404 TCN), các thói hư, tật xấu của con
người… Về quan điểm chính trị, ông thuộc phái bảo thủ, thường chỉ trích các
nhà cầm quyền dân chủ của Aten.