-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Các thao tác của tư duy và các loại tư duy là gì? - Nhập môn tâm lí học | Đại học Văn Lang
Các thao tác của tư duy và các loại tư duy là gì? - Nhập môn tâm lí học | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Nhập môn tâm lí học (NMTLH) 19 tài liệu
Đại học Văn Lang 741 tài liệu
Các thao tác của tư duy và các loại tư duy là gì? - Nhập môn tâm lí học | Đại học Văn Lang
Các thao tác của tư duy và các loại tư duy là gì? - Nhập môn tâm lí học | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Môn: Nhập môn tâm lí học (NMTLH) 19 tài liệu
Trường: Đại học Văn Lang 741 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn Lang
Preview text:
I.
Các loại tư duy và vai trò của chúng
Dựa theo lịch sử hình thành, mức độ phát triển của tư duy sẽ được chia làm 3 loại:
- Tư duy trực quan hành động: Đây là loại tư duy giải quyết vấn đề bằng các
hành động vận động có thể quan sát được.
- Tư duy trực quan hình ảnh: Đây là loại tư duy chỉ có ở người, giải quyết các
vấn đề bằng hình ảnh cụ thể.
- Tư duy trừu tượng: Đây là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được dựa
trên sự sử dụng các khái niệm, các kết cấu lôgic, được tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ.
Theo hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết nhiệm vụ (vấn đề) tư duy ở
người trưởng thành được chia làm 3 loại:
- Tư duy thực hành: Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra một cách trực
quan, dưới hình cụ thể, phương thức giải quyết là những hành động thực hành.
- Tư duy hình ảnh cụ thể: Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới
hình thức hình ảnh cụ thể và việc giải quyết nhiệm vụ cũng được dựa trên
những hình ảnh trực quan đã có.
- Tư duy lí luận: Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra và việc giải quyết
nhiệm vụ đó đòi hỏi phải sử dụng những khái niệm trừu tượng, những tri thức lí luận.
Dựa theo mức độ sáng tạo của tư duy, ta chia làm 2 loại:
- Tư duy angôrit: là loại tư duy diễn ra theo một chương trình, một cấu trúc
logic có sẵn theo một khuôn mẫu nhất định. Loại tư duy này có cả ở người và máy.
- Tư duy ơrixtic: là loại tư duy sáng tạo, có tính linh hoạt, không theo khuôn
khổ mẫu cứng nhắc, có liên quan đến trực giác. II.
Các thao tác của tư duy
- Phân tích – Tổng hợp:
+ Phân tích: Phân chia đối tượng nhận thức vốn là một thể thành những “bộ phận”,
những dấu hiệu, thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ giữa chúng để nhận thức
đối tượng sâu sắc hơn.
+ Tổng hợp: Hợp nhất những “bộ phận”, những thuộc tính, những thành phần đã
được tách ra nhờ phân tích thành một chỉnh thể mới, một hình ảnh mới về sự vật,
hiện tượng được phản ánh và tổng hợp liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho
nhau. Tổng hợp diễn ra trên cơ sở phân tích.
- So sánh: dùng trí óc để tìm ra sự giống nhau hay không giống nhau, sự đồng nhất
hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận
thức. So sánh dựa trên cơ sở và liên quan chặt chẽ với Phân tích – tổng hợp.
- Trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa:
+ Trừu tượng hóa: Gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ, quan
hệ thứ yếu, không cần thiết về phương diện nào đó của đối tượng phản ánh và chỉ
giữa lại những yếu tố quan trọng, cần thiết để tư duy.
+ Khái quát hóa: đưa nhiều đối tượng cụ thể khác nhau thành môt nhóm, một loại
theo những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ chung nhất định.
+ Cụ thể hóa: giải quyết những đối tượng mới có nhiều dấu hiệu, thuộc tính riêng
nhưng có cùng bản chất với một lớp sự vật, hiện tượng đã nhận thức bằng việc đưa
nó vào lớp đối tượng này.