Các tiêu chí đánh giá chính sách công, những nguyên nhân và giải pháp để tăng cường đánh giá chính sách công tại Việt Nam và liên hệ thực tiễn | Tiểu luận khoa học chính sách công

Cùng với hoạch định và triển khai thực hiện, thì đánh giá chính sách là một khâu  không thể thiếu của quy trình chính sách. Vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, mà khâu đánh giá chính sách chưa được thực sự coi trọng trong  thực tiễn Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
49 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Các tiêu chí đánh giá chính sách công, những nguyên nhân và giải pháp để tăng cường đánh giá chính sách công tại Việt Nam và liên hệ thực tiễn | Tiểu luận khoa học chính sách công

Cùng với hoạch định và triển khai thực hiện, thì đánh giá chính sách là một khâu  không thể thiếu của quy trình chính sách. Vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, mà khâu đánh giá chính sách chưa được thực sự coi trọng trong  thực tiễn Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

31 16 lượt tải Tải xuống
MỤC LỤC:
A, MỞ ĐẦU....................................................................2
B, NỘI DUNG.................................................................3
I, Đánh giá chính sách công.....................................3
1, Khái niệm đánh giá chính sách công...............3
2, Các tiêu chí đánh giá chính sánh công............5
2.1 Tính hiệu lực của chính sách công...............6
2.2 Tính hiệu quả của chính sách công..............9
2.3 Tính hữu dụng của chính sách....................11
2.4 Tính công bằng của chính sách..................12
2.5 Tính đáp ứng yêu cầu của đối tượng chính
sách.......................................................................16
2.6 Kết hợp hợp lý giữa hiệu quả và công bằng.
...............................................................................16
II, Liên hệ và đánh giá chính sách áp dụng.........18
1, Khái quát về chính sách:.................................19
2, Các tiêu chí đánh giá chính sánh:..................22
2.1 Tính hiệu lực của chính sách:.....................22
2.2 Tính hiệu quả của chính sách:....................22
2.3 Tính hữu dụng của chính sách:...................24
2.4 Tính công bằng của chính sách:.................29
2.5 Tính đáp ứng yêu cầu của đối tượng chính
sách:......................................................................30
2.6 Kết hợp hợp lý giữa hiệu quả và công bằng:
...............................................................................33
III, Những nguyên nhân và giải pháp để tăng
cường đánh giá chính sách công tại Việt Nam....34
1, Nguyên nhân:....................................................34
1
2, Các giải pháp tăng cường đánh giá chính sách
công.........................................................................36
C, KẾT LUẬN................................................................39
D, TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................39
A, MỞ ĐẦU
Cùng với hoạch định triển khai thực hiện, thì đánh giá
chính sách là một khâu không thể thiếu của quy trình chính sách.
nhiều nguyên nhân khách quan chủ quan khác nhau,
khâu đánh giá chính sách chưa được thực sự coi trọng trong thực
tiễn Việt Nam. Vậy, những giải pháp nào cần triển khai thực hiện
để khắc phục khiếm khuyết trên đây trong quy trình chính sách?
Đòi hỏi từ thực tiễn về đánh giá chính sách công.
Mỗi chính sách vận động theo một quy trình, bao gồm 3 giai
đoạn cơ bản: hoạch định chính sách, thực thi chính sách đánh
giá chính sách. Ở Việt Nam, lâu nay Nhà nước đã chú trọng nhiều
đến khâu hoạch định thực thi chính sách, song việc đánh giá
chính sách thì dường như bị bỏ qua hoặc rất ít được quan tâm.
Khi Việt Nam chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định
hướng hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế, đòi hỏi ban hành
các chính sách để tạo ra những nhân tố, môi trường cho sự
chuyển đổi trở thành cấp bách. vậy, trong một thời gian khá
dài, Nhà nước tập trung cao vào việc xây dựng ban hành các
thể chế, nhằm tạo các hành lang pháp cho mọi lĩnh vực kinh
tế, hội. Việc ban hành hàng loạt văn bản pháp luật trong
không ít trường hợp dẫn đến tình trạng chồng chéo, trùng lắp,
thậm chí mâu thuẫn nhau giữa các quy định pháp lý, cuối
2
cùng sự chi phối của chúng đối với các hoạt động kinh tế
hội theo các chiều khác nhau, khiến cho những hoạt động này
không đạt được mục tiêu mong muốn.
Nói cách khác, hàng loạt chính sách được ban hành, có hiệu
lực thi hành, song việc chính sách đó hiệu lực thực tế như thế
nào đáp ứng mục tiêu đặt ra đến đâu thì dường như không
được quan tâm. Đôi khi chính sách được ban hành chẳng những
không giải quyết được vấn đề đặt ra, còn gây ra những hiệu
ứng phụ làm phức tạp thêm vấn đề.
Chẳng hạn, chính sách hạn chế ùn tắc giao thông trong các
thành phố lớn đã được triển khai với nhiều giải pháp khác nhau,
song thực tế vẫn chưa giải quyết được vấn đề ùn tắc, trong khi
đó một số giải pháp đưa ra, như chặn các ngã tư, thu phí chống
ùn tắc lại gây ra các hiệu ứng phụ làm rắc rối thêm hiện trạng.
Hơn thế, việc hoạch định chính sách (thông qua việc soạn thảo
ban hành hàng loạt văn bản pháp luật) việc tổ chức triển
khai các chính sách đó trên thực tế đã tiêu tốn tiền của của nhân
dân và sức lực của không ít người, song nhiều khi các chính sách
này không đem lại lợi ích tương xứng với chi phí đã bỏ ra. Do đó,
đã đến lúc cần coi đánh giá chính sách như một khâu không thể
thiếu trong quy trình chính sách.
Chính vậy, em xin chọn đề tài: “Các tiêu chí đánh giá
chính sách công, những nguyên nhân giải pháp để
tăng cường đánh giá chính sách công tại Việt Nam liên
hệ thực tiễn”.
3
B, NỘI DUNG
I, Đánh giá chính sách công.
1, Khái niệm đánh giá chính sách công.
Đánh giá chính sách công việc xem xét mức độ đạt được
mục tiêu đề ra làm căm cứ cho việc lựa chọn và hoàn thiện chính
sách công. Đánh giá chính sách công nhiệm vụ: kết, tổng
kết việc thực hiện chính sách, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của
chính sách, rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết. Đánh giá
chính sách công trả lời các câu hỏi: Chính sách đó cần thiết
hay không? Mục đích của chính sách gì? Chính sách đã tác
động đến đối tượng ra sao? Hiệu quả thế nào? Ai đánh giá tác
động, các phản hồi của chính sách gì? Những tiêu chuẩn để
đánh giá chính sách? Chính sách đó nên duy trì, phát triển
hay chấm dứt?
Đánh giá chính sách việc xem xét, nhận định về giá trị
các kết quả thu được khi thực hiện một chính sách công. Việc
đánh giá chính sách thường thường do các quan chuyên môn
trong bộ máy chính quyền thực hiện. Những tổ chức hoặc
nhân liên quan hoặc quan tâm đến một chính sách nào đó
cũng thể tham gia đánh giá chính sách. Nhưng suy cho cùng,
người đánh giá chính sách công bằng nhất là nhân dân lao động.
Nhân dân sẽ phán xét chính sách bằng những kết quả cụ thể
trong đó việc cải thiện điều kiện làm việc đêm lại cuộc sống
ấm no cho họ.
Khi chính sách đã được triển khai thu được những kết
quả ban đầu, thời điểm cho phép tiến hành đánh giá tác động
của chính sách ( tác động về chính trị, kinh tế, tài chính, hội
(vùng, miền, lãnh thổ), môi trường...). công cụ quản liên
quan mất thiết đến sự vận động định hướng của cả hệ thống,
4
tác động của chính sách công những đặc trương tính cộng
đồng tính mục tiêu. Một điểm cần lưu ý là: Khi đánh giá nếu
chúng ta phát hiện kết quả của chính sách chưa đạt thì chưa nên
vội đưa ra kết luận, cần xem xét quá trình triển khai chính
sách sai sót không. Như vậy, trước khi đánh giá quyết định
chính sách phải đánh gia việc triển khai. Chỉ trong trường hợp
phát hiện rằng việc triển khai tiến hành tốt kết quả chưa đạt
yêu cầu, lúc ấy phải xem xét lại quyết định chính sách xác
định những phải thay đổi so với quyết định ban đầu. Trong
trường hợp đánh giá các tác động kết luận cho rằng những
mong muốn thay đổi đã được thực hiện, các nhà hoăchj định
chính sách cần phải thận trọng với những thay đổi mới. Mọi chính
sách được thông qua đều thể thay đổi, nhưng những sáng
kiến đã được thực hiện thì không cần thiết thay đổi hay điều
chỉnh quá nhiều.
Tiêu chuẩn để đánh giá tác động của chính sách cũng chính
các tiêu chuẩn để phân tích chính sách trong giai đoạn soạn
thảo. Sự khác biệt chỉ ở chỗ: Những tiêu chuẩn này được áp dụng
trong giai đoạn đầu để đánh giá tình phù hợp của chính sách vừa
ban hành, còn trong giai đoạn sau, chúng được sử dụng để đánh
giá những tác động cụ thể của chính sách. Những tiểu chuẩn chủ
yếu đánh giá chính sách là: (1) Kết quả đạt được đúng mong
muốn hay không? (2) tài chính đáp ứng cho việc thực hiện
chính sách hay không? (3) Chính sách có khả thi không?
2, Các tiêu chí đánh giá chính sánh công.
Tiêu chí thước đo, chuẩn mực đặt ra trong từng điều kiện
hoàn cảnh cụ thể, làm công cụ để phân tích, đánh giá lựa
chọn các phương án giải pháp chính sách. Đánh giá chính
sách việc xem xét, nhận định về giá trị kết quả của thực hiện
5
chính sách. Vì vậy, phải dựa vào thước đo nhất định hay còn gọi
những tiêu chí đánh giá chính sách gồm những tiêu chí hội
tiêu chí chính trị. Trong hai mặt đó, khó thể khẳng định
được tiêu chí nào tốt hơn và trội hơn bởi vì một chính sách có thể
lợi về mặt chính trị, nhưng hiểu quả hội thể không cao
ngược lại. Xác định các tiêu chí đánh giá chính sách công
việc khó khăn thường xuyên gây nhiều tranh cãi, bởi cùng
một kết quả thực hiện thể nhìn nhận dưới các góc độ khác
nhau. Song nhìn chung, tiêu chí đánh giá chính sách phải đáp
ứng các yêu cầu sau:
- Tính khoa học: Tiêu chuẩn đánh giá chính sách phản ánh
một cách chân thực và khoa học quy luật khách quan của sự vật,
vừa phải phù hợp với tính tổng thể, vừa phải đáp ứng tính đặc
thù của hệ thống. Các tiêu chuẩn đánh giá cũng phải được quy
phạm hóa.
- Tính khách quan: Đối với những tiêu chuẩn thể định
lượng được thì cần định lượng. Đối với những tiêu chuẩn thể
không thể lược hóa thì nên công khai để công chúng đánh giá.
- Tính so sánh: Để so sánh, đánh giá các kết quả của một
chính sách hoặc giữa các chính sách với nhau, cần phải có thước
đo chung. vậy, tiêu chuẩn đánh giá phải những chuẩn mực
chung.
- Tính phương phướng: Tiêu chuẩn đánh giá phải thể hiện
phương hướng cải cách phát triển của hội. vậy, những
tiêu chí chỉ tiêu cụ thể phải được đặt trong sự so sánh với các
tiêu chí, chỉ tiêu quốc tế.
- Tính chuẩn xác: Tiêu chuẩn đánh giá phải phù hợp với thực
tế, không được cao quá, cũng không được quá thấp. Phải kết hợp
6
chặt chẽ giữa tính nguyên tắc và tính linh hoạt, giữa các chỉ tiêu
định lượng và chỉ tiêu định tính.
2.1 Tính hiệu lực của chính sách công.
tiêu chí phản ánh mức độ tác động, làm biến đổi hoặc
duy trì tồn tại hội của chính sách đó trên thực tế theo mong
muốn của Chính phủ. Hiểu theo nghĩa thông thường thì hiệu quả
của chính sách những tác động hiện hữu của chính sách gây
ra. Tính hiện hữu thuộc tính tồn tại của chính sách, phản ánh
sự tác động của chính sách lên các đối tượng của . Được xác
định bằng bằng mốc thời gian bắt đầu phát sinh tác dụng (kể cả
tác hại) của chính sách. Đánh giá hiệu lực của chính sách trả
lời cho câu hỏi: Chính sách có đạt được các kết quả có giá trị hay
không?
Hiệu lực của một chính sách gồm hiệu lực thuyết hiệu
lực thực tế. Hiệu lực thuyết hiệu lực được nhà nước công
nhận để đưa chính sách vào vận hành trong cuộc sống. Hiệu lực
thực tế hiệu lực được khi chính sách tác động đến thực tế,
làm biến đổi thực tế theo mong muốn của Chính phủ. Chính sách
chỉ đạt được hiệu lực thực tế khi được áp dụng đem lại
những kết quả nhất định. Như vậy, hiệu lực thuyết của một
chính sách không trùng khớp với hiệu lực thực tế của nó. Hiệu lực
của một chính sách cao hay thấp chủ yếu lệ thuộc vào hiệu lực
thực tế của chính sách là tốt hay xấu, bởi vì đối với nhân dân, kết
quả thực thế của chính sách quan trọng hơn ý định ban đầu của
chính sách đó. Song, một chính sách chỉ đạt được hiệu lực thực
tế tốt đẹp nếu được ban hành đúng đắn về thuyết. Trên
thực tế, cũng trường hợp một chính sách hiệu lực thuyết
nhưng không đạt được hiệu lực thực tế (do những thiếu sót, khó
khăn gặp phải trong quá trình thực hiện). Song, cũng khó thể
7
khẳng định một chính sách thất bại trên thực tế lại hoàn toàn
đúng đắn về thuyết. Chính sách chỉ thể được coi đúng
đắn về thuyết khi được hoạch định sát hợp với thực tiễn.
Như vậy, hiệu lực của một chính sách phản ánh tính đúng đắn cả
về lý thuyết cũng như hoạt động thực thế kết quả tác động
tổng hợp của cả hiệu lực lý thuyết cũng như hiệu lực thực tế.
Trên thực tế, hiện tượng kém hiệu lực hay không hiệu lực
của một chính sách thường bắt nguồn từ những nguyên nhân
sau:
- Một là, những nguyên nhân khách quan: Các chính sách ra
đời, phát huy tác dụng suy giảm hiệu lực theo quy luật vòng
đời của chính sách. Thông thường, các chính sách đều phải trải
qua 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu (đưa chính sách vài thực hiện): Do mới ra
đời, chính sách ít được hội hưởng ứng gặp nhiều trở ngại
do nhiều nguyên nhân (do mới la, do quan hệ lợi ích thay đổi,
những người thực thi chính sách chưa đủ hiểu biết kinh
nghiệm hay chính sách có thể thiếu sót) nên trong giai đoạn này,
nên trong giai đoạn này chính sách thể chua hiệu lực
ràng ( vô hiệu trong gia đoạn đầu).
+ Giai đoạn 2 (giai đoạn hiệu quả và hiệu lực): Sau một thời
gian nhất định, mọi người dần hiểu đồng tình với chính sách.
Mặc khác, bản thân chính sách cũng từng bước được hoàn thiện,
nên trong giai đoạn này chính sách phát huy được hiệu quae
theo mong muốn của các nhà hoạch định chính sách.
+ Giai đoạn 3 (giai đoạn hiệu lực giảm): Do chính sách trở
nên quen thuộc với những người thực thi do những thay đổi
của hội nên tác động của chính sách suy giảm. vậy, trong
8
giai đoạn này thực thi chính sách phải những hình thức mới
thích hợp, nếu không sẽ trở nên lỗi thời (vô hiệu ngẫu nhiên).
+ Giai đoạn 4 (giai đoạn lạc hậu): Do điều kiện khách quan,
chính sách trở nên lõa hóa, gần như mất hết hiệu lực, đã làm
xong nhiệm vụ của mình đòi hỏi phải được điều chỉnh hoặc
xây dựng chính sách mới thích hợp với điều kiện mới (vô hiệu
trong giai đoạn cuối).
Như vậy , hiện tượng hiệu trong quá trình thực hiện
chính sách có tính quy luật và tính chu kỳ nhất định . Do đó , nếu
trong giai đoạn đầu nếu chính sách tỏ ra kém hiệu quả thì chúng
ta cũng không nên hoang mang cần phân tích nguyên nhân
để tìm cách giải quyết thích hợp .
- Hai là , những nguyên nhân chủ quan:
Ngoài những nguyên nhân khách quan, hiện tượng hiệu
của các chính sách còn có thể do các nguyên nhân chủ quan sau
:
+ Các chính sách không đem lại lợi ích thiết thực cho
hội. Do ý thức chủ quan của một số nhà lãnh đạo hoặc vấn tối
của đội ngũ viên chức giúp việc cho các nhà lãnh đạo khi đề ra
chính sách. Chính sách được đề ra không đủ các điều kiện thực
thi (kinh phí , nhân sự , tổ chức kinh nghiệm cần thiết) hoặc
nó được đưa ra tùy tiện cùng một lúc hàng loạt chính sách .
+ “Độ nhờn chính sách”: ấn tượng xấu của nhân dân
trong việc thực hiện các chính sách trong quá khứ. Do trước đó,
nhiều chính sách được ban hành thường bị “chìm vào bóng tối”,
không sự đánh giá, phán xét nghiệm minh hoặc không được
9
thực hiện đến nơi đến chốn, hiệu quả xấu là tạo ra một sự “khinh
nhờn” của nhân dân trước các chính sách của nhà nước. Người ta
không tin vào các chính sách mới ban hành cho rằng sẽ
giống mọi chính sách trước đó. thế, các chính sách vừa ra đời
đã bị mất hiệu lực một cách “vô hình”.
+ Các lực lượng chống đối chính sách quá mạnh nhà
nước lại không đủ năng lực để đối phó, xử lý .
+ Kỷ cương, pháp luật không nghiêm: chính sách đưa
đối tượng thực hiện lại chống đối hoặc không thực hiện nhưng
không bị xử nghiêm minh (không bị trừng phạt, hoặc trừng
phạt chỉ mang tính hình thức).
Điều đó cho thấy, khả năng thành công hay thất bại của
một chính sách phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đòi hỏi các nhà
hoạch định chính sách phải biết phân tích, lựa chọn phương án
tối ưu để thực hiện chính sách đó. Để đảm bảo cho việc thực hiện
mục tiêu đã định, cần nghiên cứu, tìm biện pháp khống chế mức
độ vô hiệu của chính sách .
Đánh giá tính hiệu lực của chính sách đòi hỏi nhiều thông
tin và phương pháp tiến hành phức tạp, song nó rất có ích đối với
các nhà hoạch định chính sách để cân nhắc việc duy trì hoặc
thay đổi một chính sách hiện hành.
2.2 Tính hiệu quả của chính sách công.
Hiệu quả của chính sách được xem xét mức độ đạt tới
mục tiêu thành công của một chính sách. Đánh giá hiệu quả
chính sách sự trả lời cho câu hỏi: Cần bao nhiêu nỗ lực để đạt
được các kết quả có giá trị?
10
Tính hiệu quả của một chính sách phản ánh tương quan so
sánh các kết quả đạt được của chính sách so với những chi phí
và công sức đã bỏ ra để đạt kết quả đó. Đánh giá hiệu quả chính
sách sự phối hợp các phân tích riêng lẻ các yếu tố chi phí
lợi ích trong suốt vòng đời chính sách để xác định kết quả tổng
hợp. vậy, để đánh giá xác thực về hiệu quả của chính sách,
yêu cầu trước hết phải cụ thể chi tiết hoá được các yếu tố
liên quan đến chi phí và lợi ích của chính sách đó.
Cần lưu ý rằng, hiểu quả của chính sách không phải chỉ tính
một lần, còn được tính trong suốt quãng thời gian chính
sách phát huy hiệu lực (lợi ích,tác hại) theo quy luật vòng đời của
chính sách, do đó phải được tính thông qua một tổng kết quả
chung.
Về nguyên tắc, khi đánh giá hiệu quả của một chính sách
người ta phải xác định hiệu quả tổng hợp của chính sách. Đó
11
Hình 1:Sơ đồ hoàn thiện Pareto
Từ quan điểm kinh tế học, sự nâng cao hiệu quả kinh tế tối
ưu thể được xác định theo hiệu quả Pareto (hay còn gọi tối
ưu Pareto). Theo hiệu quả Pareto, một thay đổi chia tách làm cho
phúc lợi của ít nhất một người tốt lên không làm phúc lợi của
mọi người bị xấu đi được gọi một hoàn thiện Pareto. thể
minh họa hiệu quả Pareto bằng . Giả sử trong hộiHình 1
(gồm 2 người là A và B) không đạt hiệu quả Pareto, thì nó sẽ nằm
tại điểm I nào đó ở phía trong đường cong giới hạn khả năng - lợi
ích là tiềm năng mà xã hội có thể đem lại phúc lợi tối đa cho A và
B). Bất kỳ một sự chuyển dịch nào của điểm I về phía đông bắc
đều làm cho phúc lợi của một số người này tốt lên phúc lợi
của người khác không bị xấu đi.
Trong , mọi di chuyển từ điểm I theo hướng đôngHình 1
bắc, I I , như đến điểm E (E điểm hiệu quả tối ưu Pareto)
0 1
hoàn thiện Pareto. Đương nhiên, sự chuyển dịch này thể
thực hiện được ngay cả khi chưa bổ sung nguồn lực làm cho
nền kinh tế tăng trưởng, tức là chưa làm cho đường cong giới hạn
khả năng - lợi ích mở rộng về phía ngoài. Khi nền kinh tế tăng
trưởng thì toàn bộ hội thể nhận được nhiều hơn so với
trước, nhưng các cá nhân thì chưa chắc. Do vậy, sự di chuyển từ I
đến H , kết quả của tăng trưởng, nhưng chưa một hoàn
1
thiện Pareto.
Các nhà kinh tế học đã chứng minh được rằng, một thị
trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ dẫn đến tối ưu Pareto. Nhưng
trong thực tế, nền kinh tế thị trường hoạt động không cạnh
tranh hoàn hảo, nên sự phân bố các nguồn lực không dẫn đến
hiệu quả Pareto. Đây lý do để dùng tiêu chí Hicks - Kaldor (tức
12
là một hoàn thiện Pareto tiềm năng - khi nhóm người được lợi sẵn
sàng bồi hoàn cho nhóm người bị thiệt đủ để họ không bị thiệt ,
và do vậy thoả mãn tiêu chí Pareto) cho việc nhà nước can thiệp
vào nền kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả. Nhà nước thể sử
dụng một tập hợp các chính sách để tạo nên một hoàn thiện
Pareto, làm tăng hiệu quả kinh tế phúc lợi hội. Các chính
sách trợ giúp của chính phủ cho tiến bộ khoa học hoặc để truyền
các biện pháp bảo vệ sức khoẻ cộng đồng những hoàn
thiện Pareto.
Ngoài ra, hiệu quả của một chính sách còn được thể hiện
hiệu quả của các hoạt động phối hợp chính sách. Đây một tất
yếu khách quan, bởi ranh giới giữa tác động chi phí của các
chính sách thường những khoảng không ràng chúng
đan xen, chi phối lẫn nhau (chẳng hạn: việc tách bạch tác động
của các chính sách phát triển văn hoá giáo dục chính sách
dân số và kế hoạch hoá gia đình đến việc giảm bớt dân số không
phải đơn giản. Thông thường, việc tính toán phải nhờ vào ý
kiến của các chuyên gia (các nhà hội học nhân loại học).
Với kinh nghiệm, hiểu biết tri thức thực tiễn được tích luỹ, các
chuyên gia thường những nhận định khá sát về việc phân tích
hiệu quả giáp ranh giữa các chính sách, sẽ giúp chúng ta có cách
đánh giá tương đối chuẩn xác về các chỉ tiêu tính toán hiệu quả
phải tìm.
2.3 Tính hữu dụng của chính sách.
Tính hữu dụng của chính sách phản ánh mức độ chính sách
đã được giải quyết đến đâu. Đánh giá tính hữu dụng của chính
sách trả lời cho câu hỏi: Các kết quả của chính sách đã giải quyết
được vấn đề mức độ nào? Chẳng hạn, xem xét chương trình
cho vay vốn để tạo việc làm cho người nghèo với mục đích giảm
13
nghèo nhờ thu nhập từ việc làm không đáp ứng được mục tiêu
đặt ra do không giải quyết đúng vấn đề theo mục tiêu đặt ra.
Những trở ngại đây xuất hiện trong khâu thực hiện, do thủ tục
phức tạp, do ý đồ cá nhân của những người tổ chức thực hiện đã
bóp méo ý định ban đầu của chính sách. Song điều đó cũng cho
thấy sai lầm trong khâu hoạch định chính sách đã không tính
hết các khả năng thể xảy ra trong điều kiện cụ thể lúc đó.
Tương tự, một chương trình nâng cao khả năng tiếp cận với hệ
thống giáo dục phổ thông đối với các dân tộc thiểu số cũng sẽ
khó đạt được mục tiêu đề ra nếu không quan tâm đến các vếu tố
như khó khăn về ngôn ngữ, chương trình giảng ạy phù hợp, công
tác đào tạo cũng như chế độ đối với iáo viên sở vật chất
cần thiết.
2.4 Tính công bằng của chính sách.
việc trả lời cho câu hỏi: Các chi phí lợi ích được phận
phối công bằng giữa các nhân các nhóm khác nhau hay
không? Công bằng là khái niệm dùng để đánh giá về việc những
cái đối tượng nào đó được hưởng xứng đáng trên sở
những điều kiện vốn cống hiến của đối tượng trong sự so
sánh với một hay nhiều đối tượng tương tự khác. Nội dung cơ bản
nhất của công bằng hội xử hợp nhất mối quan hệ giữa
quyền lợi nghĩa vụ trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Để
phản ánh được nội dung này, người ta đưa ra các khái niệm về
công bằng theo chiều dọc công bằng theo chiều ngang. Công
bằng theo chiều dọc sự đối xử khác nhau đối với những người
khác biệt bẩm sinh hoặc tình trạng kinh tế ban đầu khác
nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn (đối xử với người
giàu khác với người nghèo). Chẳng hạn, một chương trình sẽ
tăng tính công bằng nếu tiến hành chuyển dịch nguồn lực từ
14
những người giàu sang những người nghèo hơn. Công bằng theo
chiều ngang sự đối xử như nhau đối với những người tăng
trưởng kinh tế như nhau (có nghĩa những người kết quả
hoạt động như nhau, không phân biệt giới tính,dân tộc, tôn giáo,
màu da... đều được đối xử như nhau). Nếu như công bằng theo
chiều ngang có thể được thực hiện bởi cơ chế thị trường, thì công
bằng theo chiều dọc cần sự điều tiết của nhà nước. Chính phủ
thực thi chính sách phân phối công bằng theo chiều dọc nhằm
giảm chênh lệch về phúc lợi giữa các nhân (được thể hiện
nhất rong chính sách thuế và trợ cấp, đặc biệt là thuế lũy tiến).
Một trong những khiếm khuyết đáng kể của nền kinh tế thị
trường là nó luôn tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội (được xem
như căn bệnh của sự phát triển). “Tăng trưởng kinh tế đã làm
tăng mức sống của những người bình thường, nhưng vẫn một
số người luôn bị gạt ra ngoài hoặc bị hại trong quá trình phát
triển. Đối với những người này, phát triển kinh tế đau khổ chứ
không phải là niềm hạnh phúc”. Ngay cả khi nền kinh tế đạt hiệu
quả Pareto thì cũng chưa phải đạt được sự công bằng trong
phân phối thu nhập bởi tại điểm cân bằng của thị trường cạnh
tranh vẫn những người giàu những người nghèo. Theo
Simon Kuznets, trong lịch sử phát triển kinh tế, mỗi quốc gia đều
trải qua ba giai đoạn khác nhau của sự bất bình đẳng:
- Giai đoạn đầu, khi kinh tế chưa phát triển, thu nhập
phân phối tương đối đồng đều, tương đối công bằng. Nhưng đó là
công bằng trong nghèo khổ.
- Khi kinh tế thị trường phát triển, sự bất bình đẳng trong
thu nhập và phân phối tăng lên. Tại những thời điểm tăng trưởng
càng nhanh thì sự bất bình đẳng càng gia tăng, tức xuất hiện
15
sự mất công bằng trong phân phối thu nhập. Một số thu nhập
cao trở nên giàu có, một số có thu nhập thấp trở nên nghèo khó.
Và đến một lúc nào đó, sự mất công bằng trong phân phối trở
thành vật cản của sự phát triển. Khi đó, chính phủ phải dùng
chính sách tác động đến phân phối thu nhập để hạn chế bất bình
đẳng xã hội.
- Khi nền kinh tế phát triển mức cao, bất bình đẳng trong
thu nhập và phân phối sẽ giảm dần.
Hình 2: Chiều hướng bất bình đẳng trong mỗi quốc gia
Quá trình nói trên được thể hiện trong đô thị dạng chữ U úp
ngược của Simon Kuznets ( ). Tuy nhiên, dẫn chứng trongHình 2
những thập kỷ gần đây không xác nhận thuyết này về sự bất
bình đẳng tăng lên trong những giai đoạn đầu của quá trình phát
triển. Thực tế những năm qua cho thấy, sự tăng trưởng kinh tế,
quyền bình đẳng giảm bớt đói nghèo thể cùng tiến bước
16
với nhau. phần lớn các nước và vùng lãnh thổ Đông Á, nhiều
chính sách đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế sự bình đẳng
cùng một lúc.
Để biểu thị mức độ bất bình đẳng về thu nhập của một quốc
gia, người ta sử dụng phương pháp đường cong Lorenz, được thể
hiện trong . Đường cong Lorenz phản ánh tỷ lệ phần trămHình 3
của tổng thu nhập quốc dân cộng dồn được phân phối tương ứng
với tỷ lệ phần trăm cộng dồn của các nhóm dân số đã biết . Mọi
điểm trên đường phân giác OA phản ánh một sự công bằng tuyệt
đối. Đường cong Lorenz càng gần đường phân giác bao nhiêu thì
sự phân phối cùng công bằng bấy nhiêu.
Hình 3: Phương pháp đường cong Lorenz
Để lượng hoá phương pháp đường cong Lorenz, người ta
dùng hệ số Gini. Nếu gọi diện tích được giới hạn bởi đường phân
17
giác đường cong Lorenz A diện tích dưới đường cong
Lorenz với trục hoành B, thi hệ số Gini (G) được xác định bằng
công thức: G=A/A+B
Hệ số Gini nhận các giá trị trong đoạn [0,11], tức là 0 < G <
1.
G = 0: phản ánh sự phân phối tuyệt đối công bằng.
G = 1 : phản ánh sự phân phối hoàn toàn bất công bằng.
Cả hai trường hợp G = 0G = 1 chỉ ý nghĩa thuyết,
không có trong thực tế. Hệ số Gini càng gần 0 thì phân phối càng
công bằng. Người ta tính ra rằng nếu:
G > 0,5: thể hiện sự mất bình đẳng
0,3 < C < 0,5: thể hiện sự bất bình đẳng vừa phải
G < 0,3 : thể hiện sự ít bất bình đẳng.
Điều đó cho thấy, không thể dựa vào thị trường để được
sự công bằng chỉ nhà nước với vai trò quyền lực của
mình mới khả năng để giải quyết vấn đề công bằng hội.
vậy, các nhà nước trên thế giới đều quan tâm điều tiết sự công
bằng hội thông qua hàng loạt các chính sách khác nhau, như
chính sách thuế, chính sách x đói giảm nghèo, chính sách trợ
cấp hội, chính sách chống độc quyền... Đồng thời, mỗi chính
sách khi giải quyết một vấn đề nhất định cũng phản ánh tính
công bằng trong mục tiêu các giải pháp của nó. Thông
thường, một chính sách công thể mang lại lợi ích cho nhóm
người này nhiều hơn nhóm người khác , thậm chí có khi gây thiệt
hại cho nhóm người khác, ngay trong một nhóm người lại ích
hoặc thiệt hại cũng không đều nhau, do đó cần phải xử đúng
đắn mối quan hệ giữa lợi ích công cộng và lợi ích đặc thù .
18
Việc nhà nước thực hiện sự công bằng đến đâu tuỳ thuộc
vào sự đúng đắn hợp của các chính sách đề ra. Tuy nhiên,
nhà nước tác động tích cực như thế nào thì trong môi
trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường cũng không thể đạt
được sự bình đẳng tuyệt đối. Cũng cần phải hiểu: thực hiện
nguyên tắc công bằng không nghĩa cào bằng, “chia đều
nghèo khổ cho nhau” bất chấp chất lượng hiệu quả sản xuất,
kinh doanh sự đóng góp của mỗi người cho sự phát triển của
cộng đồng, như thế sẽ làm triệt tiêu động lực của sự phát
triển. Vấn đề chỗ, nhà nước phải làm để hội ít bất bình
đẳng hơn trong khi sản xuất vẫn phát triển một cách có hiệu quả
(hay thực hiện công bằng như thế nào để không phải “trả giá” về
xã hội cho tăng trưởng kinh tế?). Công bằng trong chính sách của
nhà nước chủ yếu việc tạo ra những hội ngang nhau cho
các đối tượng khác nhau.
2.5 Tính đáp ứng yêu cầu của đối tượng chính sách.
Là sự trả lời cho câu hỏi: việc thực hiện chính sách đề ra
đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của các nhóm đối tượng
của chính sách hay không? Trên thực tế, nhiều chính sách đề
ra không đáp ứng được đầy đủ nguyện vọng của nhóm đối tượng
chính sách.
2.6 Kết hợp hợp lý giữa hiệu quả và công bằng.
Khi đề ra thực hiện một chính sách, người ta thường gặp
mâu thuẫn phải giải quyết các yêu cầu về hiệu quả kinh tế
công bằng hội. Trong nền kinh tế thị trường, phân phối thu
nhập phúc lợi về bản được tiến hành theo năng lực thị
trường. Tự thân thị trường không khả năng giải quyết bất
công xã hội và suy thoái môi sinh. Vì vậy, nhà nước cần can thiệp
để điều hòa các lợi ích, giữ ổn định bảo vệ an sinh hội.
19
Thông thường, sự can thiệp của chính phủ nhằm tạo ra sự công
bằng trong hội sẽ được đánh đổi bằng một sự kém hiệu quả
về mặt kinh tế. Do đó, phải đánh giá tác động của chính sách
đến các đối tượng trong mối quan hệ giữa tính hiệu quả tính
công bằng. Mâu thuẫn giữa công bằng và hiệu quả được thể hiện
trong sơ đồ sau:
Hình 4: Mâu thuẫn giữa công bằng và hiệu quả.
Vấn đề đặt ra phải hy sinh bao nhiêu phúc lợi của nhóm
dân này để đổi lấy việc gia tăng phúc lợi của nhóm dân
khác? Thực hiện yêu cầu của chính sách này , một số thuộc về
hoàn thiện Pareto, một số khác thuộc về hoàn thiện Hicks -
Kaldor - phân phối lại thu nhập.
Tăng trưởng đi đôi với công bằng, bình đẳng đang mục
tiêu hướng phấn đấu của một hội tiến bộ. Mối quan hệ
giữa tính hiệu quả tính công bằng được phản ánh trong mối
tương quan giữa mục tiêu kinh tế mục tiêu hội của một
20
| 1/49

Preview text:

MỤC LỤC:
A, MỞ ĐẦU....................................................................2
B, NỘI DUNG.................................................................3
I, Đánh giá chính sách công.....................................3
1, Khái niệm đánh giá chính sách công...............3
2, Các tiêu chí đánh giá chính sánh công............5
2.1 Tính hiệu lực của chính sách công...............6
2.2 Tính hiệu quả của chính sách công..............9
2.3 Tính hữu dụng của chính sách....................11
2.4 Tính công bằng của chính sách..................12
2.5 Tính đáp ứng yêu cầu của đối tượng chính
sách.......................................................................16
2.6 Kết hợp hợp lý giữa hiệu quả và công bằng.
...............................................................................16
II, Liên hệ và đánh giá chính sách áp dụng.........18
1, Khái quát về chính sách:.................................19
2, Các tiêu chí đánh giá chính sánh:..................22
2.1 Tính hiệu lực của chính sách:.....................22
2.2 Tính hiệu quả của chính sách:....................22
2.3 Tính hữu dụng của chính sách:...................24
2.4 Tính công bằng của chính sách:.................29
2.5 Tính đáp ứng yêu cầu của đối tượng chính
sách:......................................................................30
2.6 Kết hợp hợp lý giữa hiệu quả và công bằng:
...............................................................................33
III, Những nguyên nhân và giải pháp để tăng
cường đánh giá chính sách công tại Việt Nam....34
1, Nguyên nhân:....................................................34 1
2, Các giải pháp tăng cường đánh giá chính sách
công.........................................................................36
C, KẾT LUẬN................................................................39
D, TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................39 A, MỞ ĐẦU
Cùng với hoạch định và triển khai thực hiện, thì đánh giá
chính sách là một khâu không thể thiếu của quy trình chính sách.
Vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, mà
khâu đánh giá chính sách chưa được thực sự coi trọng trong thực
tiễn Việt Nam. Vậy, những giải pháp nào cần triển khai thực hiện
để khắc phục khiếm khuyết trên đây trong quy trình chính sách?
Đòi hỏi từ thực tiễn về đánh giá chính sách công.
Mỗi chính sách vận động theo một quy trình, bao gồm 3 giai
đoạn cơ bản: hoạch định chính sách, thực thi chính sách và đánh
giá chính sách. Ở Việt Nam, lâu nay Nhà nước đã chú trọng nhiều
đến khâu hoạch định và thực thi chính sách, song việc đánh giá
chính sách thì dường như bị bỏ qua hoặc rất ít được quan tâm.
Khi Việt Nam chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đòi hỏi ban hành
các chính sách để tạo ra những nhân tố, môi trường cho sự
chuyển đổi trở thành cấp bách. Vì vậy, trong một thời gian khá
dài, Nhà nước tập trung cao vào việc xây dựng và ban hành các
thể chế, nhằm tạo các hành lang pháp lý cho mọi lĩnh vực kinh
tế, xã hội. Việc ban hành hàng loạt văn bản pháp luật trong
không ít trường hợp dẫn đến tình trạng chồng chéo, trùng lắp,
thậm chí mâu thuẫn nhau giữa các quy định pháp lý, mà cuối 2
cùng là sự chi phối của chúng đối với các hoạt động kinh tế – xã
hội theo các chiều khác nhau, khiến cho những hoạt động này
không đạt được mục tiêu mong muốn.
Nói cách khác, hàng loạt chính sách được ban hành, có hiệu
lực thi hành, song việc chính sách đó có hiệu lực thực tế như thế
nào và đáp ứng mục tiêu đặt ra đến đâu thì dường như không
được quan tâm. Đôi khi chính sách được ban hành chẳng những
không giải quyết được vấn đề đặt ra, mà còn gây ra những hiệu
ứng phụ làm phức tạp thêm vấn đề.
Chẳng hạn, chính sách hạn chế ùn tắc giao thông trong các
thành phố lớn đã được triển khai với nhiều giải pháp khác nhau,
song thực tế vẫn chưa giải quyết được vấn đề ùn tắc, trong khi
đó một số giải pháp đưa ra, như chặn các ngã tư, thu phí chống
ùn tắc lại gây ra các hiệu ứng phụ làm rắc rối thêm hiện trạng.
Hơn thế, việc hoạch định chính sách (thông qua việc soạn thảo
và ban hành hàng loạt văn bản pháp luật) và việc tổ chức triển
khai các chính sách đó trên thực tế đã tiêu tốn tiền của của nhân
dân và sức lực của không ít người, song nhiều khi các chính sách
này không đem lại lợi ích tương xứng với chi phí đã bỏ ra. Do đó,
đã đến lúc cần coi đánh giá chính sách như một khâu không thể
thiếu trong quy trình chính sách.
Chính vì vậy, em xin chọn đề tài: “Các tiêu chí đánh giá
chính sách công, những nguyên nhân và giải pháp để
tăng cường đánh giá chính sách công tại Việt Nam và liên hệ thực tiễn”
. 3 B, NỘI DUNG
I, Đánh giá chính sách công.
1, Khái niệm đánh giá chính sách công.

Đánh giá chính sách công là việc xem xét mức độ đạt được
mục tiêu đề ra làm căm cứ cho việc lựa chọn và hoàn thiện chính
sách công. Đánh giá chính sách công có nhiệm vụ: Sơ kết, tổng
kết việc thực hiện chính sách, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của
chính sách, rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết. Đánh giá
chính sách công là trả lời các câu hỏi: Chính sách đó có cần thiết
hay không? Mục đích của chính sách là gì? Chính sách đã tác
động đến đối tượng ra sao? Hiệu quả thế nào? Ai đánh giá tác
động, các phản hồi của chính sách là gì? Những tiêu chuẩn để
đánh giá chính sách? Chính sách đó có nên duy trì, phát triển hay chấm dứt?
Đánh giá chính sách là việc xem xét, nhận định về giá trị
các kết quả thu được khi thực hiện một chính sách công. Việc
đánh giá chính sách thường thường do các cơ quan chuyên môn
trong bộ máy chính quyền thực hiện. Những tổ chức hoặc cá
nhân có liên quan hoặc quan tâm đến một chính sách nào đó
cũng có thể tham gia đánh giá chính sách. Nhưng suy cho cùng,
người đánh giá chính sách công bằng nhất là nhân dân lao động.
Nhân dân sẽ phán xét chính sách bằng những kết quả cụ thể
trong đó việc cải thiện điều kiện làm việc và đêm lại cuộc sống ấm no cho họ.
Khi chính sách đã được triển khai và thu được những kết
quả ban đầu, là thời điểm cho phép tiến hành đánh giá tác động
của chính sách ( tác động về chính trị, kinh tế, tài chính, xã hội
(vùng, miền, lãnh thổ), môi trường...). Là công cụ quản lý có liên
quan mất thiết đến sự vận động có định hướng của cả hệ thống, 4
tác động của chính sách công có những đặc trương là tính cộng
đồng và tính mục tiêu. Một điểm cần lưu ý là: Khi đánh giá nếu
chúng ta phát hiện kết quả của chính sách chưa đạt thì chưa nên
vội đưa ra kết luận, mà cần xem xét quá trình triển khai chính
sách có sai sót gì không. Như vậy, trước khi đánh giá quyết định
chính sách phải đánh gia việc triển khai. Chỉ trong trường hợp
phát hiện rằng việc triển khai tiến hành tốt mà kết quả chưa đạt
yêu cầu, lúc ấy phải xem xét lại quyết định chính sách và xác
định những gì phải thay đổi so với quyết định ban đầu. Trong
trường hợp đánh giá các tác động có kết luận cho rằng những
mong muốn thay đổi đã được thực hiện, các nhà hoăchj định
chính sách cần phải thận trọng với những thay đổi mới. Mọi chính
sách được thông qua đều có thể thay đổi, nhưng những sáng
kiến đã được thực hiện thì không cần thiết thay đổi hay điều chỉnh quá nhiều.
Tiêu chuẩn để đánh giá tác động của chính sách cũng chính
là các tiêu chuẩn để phân tích chính sách trong giai đoạn soạn
thảo. Sự khác biệt chỉ ở chỗ: Những tiêu chuẩn này được áp dụng
trong giai đoạn đầu để đánh giá tình phù hợp của chính sách vừa
ban hành, còn trong giai đoạn sau, chúng được sử dụng để đánh
giá những tác động cụ thể của chính sách. Những tiểu chuẩn chủ
yếu đánh giá chính sách là: (1) Kết quả đạt được có đúng mong
muốn hay không? (2) tài chính có đáp ứng cho việc thực hiện
chính sách hay không? (3) Chính sách có khả thi không?
2, Các tiêu chí đánh giá chính sánh công.
Tiêu chí là thước đo, chuẩn mực đặt ra trong từng điều kiện
và hoàn cảnh cụ thể, làm công cụ để phân tích, đánh giá lựa
chọn các phương án và giải pháp chính sách. Đánh giá chính
sách là việc xem xét, nhận định về giá trị kết quả của thực hiện 5
chính sách. Vì vậy, phải dựa vào thước đo nhất định hay còn gọi
là những tiêu chí đánh giá chính sách gồm những tiêu chí xã hội
và tiêu chí chính trị. Trong hai mặt đó, khó có thể khẳng định
được tiêu chí nào tốt hơn và trội hơn bởi vì một chính sách có thể
có lợi về mặt chính trị, nhưng hiểu quả xã hội có thể không cao
và ngược lại. Xác định các tiêu chí đánh giá chính sách là công
việc khó khăn và thường xuyên gây nhiều tranh cãi, bởi vì cùng
một kết quả thực hiện có thể nhìn nhận dưới các góc độ khác
nhau. Song nhìn chung, tiêu chí đánh giá chính sách phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tính khoa học: Tiêu chuẩn đánh giá chính sách phản ánh
một cách chân thực và khoa học quy luật khách quan của sự vật,
vừa phải phù hợp với tính tổng thể, vừa phải đáp ứng tính đặc
thù của hệ thống. Các tiêu chuẩn đánh giá cũng phải được quy phạm hóa.
- Tính khách quan: Đối với những tiêu chuẩn có thể định
lượng được thì cần định lượng. Đối với những tiêu chuẩn có thể
không thể lược hóa thì nên công khai để công chúng đánh giá.
- Tính so sánh: Để so sánh, đánh giá các kết quả của một
chính sách hoặc giữa các chính sách với nhau, cần phải có thước
đo chung. Vì vậy, tiêu chuẩn đánh giá phải là những chuẩn mực chung.
- Tính phương phướng: Tiêu chuẩn đánh giá phải thể hiện
phương hướng cải cách và phát triển của xã hội. Vì vậy, những
tiêu chí và chỉ tiêu cụ thể phải được đặt trong sự so sánh với các
tiêu chí, chỉ tiêu quốc tế.
- Tính chuẩn xác: Tiêu chuẩn đánh giá phải phù hợp với thực
tế, không được cao quá, cũng không được quá thấp. Phải kết hợp 6
chặt chẽ giữa tính nguyên tắc và tính linh hoạt, giữa các chỉ tiêu
định lượng và chỉ tiêu định tính.
2.1 Tính hiệu lực của chính sách công.
Là tiêu chí phản ánh mức độ tác động, làm biến đổi hoặc
duy trì tồn tại xã hội của chính sách đó trên thực tế theo mong
muốn của Chính phủ. Hiểu theo nghĩa thông thường thì hiệu quả
của chính sách là những tác động hiện hữu của chính sách gây
ra. Tính hiện hữu là thuộc tính tồn tại của chính sách, phản ánh
sự tác động của chính sách lên các đối tượng của nó. Được xác
định bằng bằng mốc thời gian bắt đầu phát sinh tác dụng (kể cả
tác hại) của chính sách. Đánh giá hiệu lực của chính sách là trả
lời cho câu hỏi: Chính sách có đạt được các kết quả có giá trị hay không?
Hiệu lực của một chính sách gồm hiệu lực lý thuyết và hiệu
lực thực tế. Hiệu lực lý thuyết là hiệu lực được nhà nước công
nhận để đưa chính sách vào vận hành trong cuộc sống. Hiệu lực
thực tế là hiệu lực có được khi chính sách tác động đến thực tế,
làm biến đổi thực tế theo mong muốn của Chính phủ. Chính sách
chỉ đạt được hiệu lực thực tế khi nó được áp dụng và đem lại
những kết quả nhất định. Như vậy, hiệu lực lý thuyết của một
chính sách không trùng khớp với hiệu lực thực tế của nó. Hiệu lực
của một chính sách cao hay thấp chủ yếu lệ thuộc vào hiệu lực
thực tế của chính sách là tốt hay xấu, bởi vì đối với nhân dân, kết
quả thực thế của chính sách quan trọng hơn ý định ban đầu của
chính sách đó. Song, một chính sách chỉ đạt được hiệu lực thực
tế tốt đẹp nếu nó được ban hành đúng đắn về lý thuyết. Trên
thực tế, cũng có trường hợp một chính sách có hiệu lực lý thuyết
nhưng không đạt được hiệu lực thực tế (do những thiếu sót, khó
khăn gặp phải trong quá trình thực hiện). Song, cũng khó có thể 7
khẳng định một chính sách thất bại trên thực tế lại hoàn toàn
đúng đắn về lý thuyết. Chính sách chỉ có thể được coi là đúng
đắn về lý thuyết khi nó được hoạch định sát hợp với thực tiễn.
Như vậy, hiệu lực của một chính sách phản ánh tính đúng đắn cả
về lý thuyết cũng như hoạt động thực thế và là kết quả tác động
tổng hợp của cả hiệu lực lý thuyết cũng như hiệu lực thực tế.
Trên thực tế, hiện tượng kém hiệu lực hay không hiệu lực
của một chính sách thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Một là, những nguyên nhân khách quan: Các chính sách ra
đời, phát huy tác dụng và suy giảm hiệu lực theo quy luật vòng
đời của chính sách. Thông thường, các chính sách đều phải trải qua 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu (đưa chính sách vài thực hiện): Do mới ra
đời, chính sách ít được xã hội hưởng ứng và gặp nhiều trở ngại
do nhiều nguyên nhân (do mới la, do quan hệ lợi ích thay đổi,
những người thực thi chính sách chưa đủ hiểu biết và kinh
nghiệm hay chính sách có thể thiếu sót) nên trong giai đoạn này,
nên trong giai đoạn này chính sách có thể chua có hiệu lực rõ
ràng ( vô hiệu trong gia đoạn đầu).
+ Giai đoạn 2 (giai đoạn hiệu quả và hiệu lực): Sau một thời
gian nhất định, mọi người dần hiểu và đồng tình với chính sách.
Mặc khác, bản thân chính sách cũng từng bước được hoàn thiện,
nên trong giai đoạn này chính sách phát huy được hiệu quae
theo mong muốn của các nhà hoạch định chính sách.
+ Giai đoạn 3 (giai đoạn hiệu lực giảm): Do chính sách trở
nên quen thuộc với những người thực thi và do những thay đổi
của xã hội nên tác động của chính sách suy giảm. Vì vậy, trong 8
giai đoạn này thực thi chính sách phải có những hình thức mới
thích hợp, nếu không sẽ trở nên lỗi thời (vô hiệu ngẫu nhiên).
+ Giai đoạn 4 (giai đoạn lạc hậu): Do điều kiện khách quan,
chính sách trở nên lõa hóa, gần như mất hết hiệu lực, nó đã làm
xong nhiệm vụ của mình và đòi hỏi phải được điều chỉnh hoặc
xây dựng chính sách mới thích hợp với điều kiện mới (vô hiệu trong giai đoạn cuối).
Như vậy , hiện tượng vô hiệu trong quá trình thực hiện
chính sách có tính quy luật và tính chu kỳ nhất định . Do đó , nếu
trong giai đoạn đầu nếu chính sách tỏ ra kém hiệu quả thì chúng
ta cũng không nên hoang mang mà cần phân tích nguyên nhân
để tìm cách giải quyết thích hợp .
- Hai là , những nguyên nhân chủ quan:
Ngoài những nguyên nhân khách quan, hiện tượng vô hiệu
của các chính sách còn có thể do các nguyên nhân chủ quan sau :
+ Các chính sách không đem lại lợi ích thiết thực cho xã
hội. Do ý thức chủ quan của một số nhà lãnh đạo hoặc tư vấn tối
của đội ngũ viên chức giúp việc cho các nhà lãnh đạo khi đề ra
chính sách. Chính sách được đề ra không đủ các điều kiện thực
thi (kinh phí , nhân sự , tổ chức và kinh nghiệm cần thiết) hoặc
nó được đưa ra tùy tiện cùng một lúc hàng loạt chính sách .
+ “Độ nhờn chính sách”: là ấn tượng xấu của nhân dân
trong việc thực hiện các chính sách trong quá khứ. Do trước đó,
nhiều chính sách được ban hành thường bị “chìm vào bóng tối”,
không có sự đánh giá, phán xét nghiệm minh hoặc không được 9
thực hiện đến nơi đến chốn, hiệu quả xấu là tạo ra một sự “khinh
nhờn” của nhân dân trước các chính sách của nhà nước. Người ta
không tin vào các chính sách mới ban hành và cho rằng nó sẽ
giống mọi chính sách trước đó. Vì thế, các chính sách vừa ra đời
đã bị mất hiệu lực một cách “vô hình”.
+ Các lực lượng chống đối chính sách quá mạnh mà nhà
nước lại không đủ năng lực để đối phó, xử lý .
+ Kỷ cương, pháp luật không nghiêm: chính sách đưa mà
đối tượng thực hiện lại chống đối hoặc không thực hiện nhưng
không bị xử lý nghiêm minh (không bị trừng phạt, hoặc trừng
phạt chỉ mang tính hình thức).
Điều đó cho thấy, khả năng thành công hay thất bại của
một chính sách phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đòi hỏi các nhà
hoạch định chính sách phải biết phân tích, lựa chọn phương án
tối ưu để thực hiện chính sách đó. Để đảm bảo cho việc thực hiện
mục tiêu đã định, cần nghiên cứu, tìm biện pháp khống chế mức
độ vô hiệu của chính sách .
Đánh giá tính hiệu lực của chính sách đòi hỏi nhiều thông
tin và phương pháp tiến hành phức tạp, song nó rất có ích đối với
các nhà hoạch định chính sách để cân nhắc việc duy trì hoặc
thay đổi một chính sách hiện hành.
2.2 Tính hiệu quả của chính sách công.
Hiệu quả của chính sách được xem xét ở mức độ đạt tới
mục tiêu và thành công của một chính sách. Đánh giá hiệu quả
chính sách là sự trả lời cho câu hỏi: Cần bao nhiêu nỗ lực để đạt
được các kết quả có giá trị? 10
Tính hiệu quả của một chính sách phản ánh tương quan so
sánh các kết quả đạt được của chính sách so với những chi phí
và công sức đã bỏ ra để đạt kết quả đó. Đánh giá hiệu quả chính
sách là sự phối hợp các phân tích riêng lẻ các yếu tố chi phí và
lợi ích trong suốt vòng đời chính sách để xác định kết quả tổng
hợp. Vì vậy, để đánh giá xác thực về hiệu quả của chính sách,
yêu cầu trước hết là phải cụ thể và chi tiết hoá được các yếu tố
liên quan đến chi phí và lợi ích của chính sách đó.
Cần lưu ý rằng, hiểu quả của chính sách không phải chỉ tính
một lần, mà nó còn được tính trong suốt quãng thời gian chính
sách phát huy hiệu lực (lợi ích,tác hại) theo quy luật vòng đời của
chính sách, do đó nó phải được tính thông qua một tổng kết quả chung.
Về nguyên tắc, khi đánh giá hiệu quả của một chính sách
người ta phải xác định hiệu quả tổng hợp của chính sách. Đó là 11
Hình 1:Sơ đồ hoàn thiện Pareto
Từ quan điểm kinh tế học, sự nâng cao hiệu quả kinh tế tối
ưu có thể được xác định theo hiệu quả Pareto (hay còn gọi là tối
ưu Pareto). Theo hiệu quả Pareto, một thay đổi chia tách làm cho
phúc lợi của ít nhất một người tốt lên mà không làm phúc lợi của
mọi người bị xấu đi được gọi là một hoàn thiện Pareto. Có thể
minh họa hiệu quả Pareto bằng Hình 1 . Giả sử trong xã hội
(gồm 2 người là A và B) không đạt hiệu quả Pareto, thì nó sẽ nằm
tại điểm I nào đó ở phía trong đường cong giới hạn khả năng - lợi
ích là tiềm năng mà xã hội có thể đem lại phúc lợi tối đa cho A và
B). Bất kỳ một sự chuyển dịch nào của điểm I về phía đông bắc
đều làm cho phúc lợi của một số người này tốt lên mà phúc lợi
của người khác không bị xấu đi.
Trong Hình 1, mọi di chuyển từ điểm I theo hướng đông
bắc, I0 – I1, ví như đến điểm E (E là điểm hiệu quả tối ưu Pareto)
là hoàn thiện Pareto. Đương nhiên, sự chuyển dịch này có thể
thực hiện được ngay cả khi chưa có bổ sung nguồn lực làm cho
nền kinh tế tăng trưởng, tức là chưa làm cho đường cong giới hạn
khả năng - lợi ích mở rộng về phía ngoài. Khi nền kinh tế tăng
trưởng thì toàn bộ xã hội có thể nhận được nhiều hơn so với
trước, nhưng các cá nhân thì chưa chắc. Do vậy, sự di chuyển từ I
đến H1, dù là kết quả của tăng trưởng, nhưng chưa là một hoàn thiện Pareto.
Các nhà kinh tế học đã chứng minh được rằng, một thị
trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ dẫn đến tối ưu Pareto. Nhưng
trong thực tế, nền kinh tế thị trường hoạt động không có cạnh
tranh hoàn hảo, nên sự phân bố các nguồn lực không dẫn đến
hiệu quả Pareto. Đây là lý do để dùng tiêu chí Hicks - Kaldor (tức 12
là một hoàn thiện Pareto tiềm năng - khi nhóm người được lợi sẵn
sàng bồi hoàn cho nhóm người bị thiệt đủ để họ không bị thiệt ,
và do vậy thoả mãn tiêu chí Pareto) cho việc nhà nước can thiệp
vào nền kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả. Nhà nước có thể sử
dụng một tập hợp các chính sách để tạo nên một hoàn thiện
Pareto, làm tăng hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội. Các chính
sách trợ giúp của chính phủ cho tiến bộ khoa học hoặc để truyền
bá các biện pháp bảo vệ sức khoẻ cộng đồng là những hoàn thiện Pareto.
Ngoài ra, hiệu quả của một chính sách còn được thể hiện ở
hiệu quả của các hoạt động phối hợp chính sách. Đây là một tất
yếu khách quan, bởi ranh giới giữa tác động và chi phí của các
chính sách thường có những khoảng không rõ ràng mà chúng
đan xen, chi phối lẫn nhau (chẳng hạn: việc tách bạch tác động
của các chính sách phát triển văn hoá giáo dục và chính sách
dân số và kế hoạch hoá gia đình đến việc giảm bớt dân số không
phải là đơn giản. Thông thường, việc tính toán phải nhờ vào ý
kiến của các chuyên gia (các nhà xã hội học và nhân loại học).
Với kinh nghiệm, hiểu biết và tri thức thực tiễn được tích luỹ, các
chuyên gia thường có những nhận định khá sát về việc phân tích
hiệu quả giáp ranh giữa các chính sách, sẽ giúp chúng ta có cách
đánh giá tương đối chuẩn xác về các chỉ tiêu tính toán hiệu quả phải tìm.
2.3 Tính hữu dụng của chính sách.
Tính hữu dụng của chính sách phản ánh mức độ chính sách
đã được giải quyết đến đâu. Đánh giá tính hữu dụng của chính
sách trả lời cho câu hỏi: Các kết quả của chính sách đã giải quyết
được vấn đề ở mức độ nào? Chẳng hạn, xem xét chương trình
cho vay vốn để tạo việc làm cho người nghèo với mục đích giảm 13
nghèo nhờ thu nhập từ việc làm không đáp ứng được mục tiêu
đặt ra do không giải quyết đúng vấn đề theo mục tiêu đặt ra.
Những trở ngại ở đây xuất hiện trong khâu thực hiện, do thủ tục
phức tạp, do ý đồ cá nhân của những người tổ chức thực hiện đã
bóp méo ý định ban đầu của chính sách. Song điều đó cũng cho
thấy sai lầm trong khâu hoạch định chính sách là đã không tính
hết các khả năng có thể xảy ra trong điều kiện cụ thể lúc đó.
Tương tự, một chương trình nâng cao khả năng tiếp cận với hệ
thống giáo dục phổ thông đối với các dân tộc thiểu số cũng sẽ
khó đạt được mục tiêu đề ra nếu không quan tâm đến các vếu tố
như khó khăn về ngôn ngữ, chương trình giảng ạy phù hợp, công
tác đào tạo cũng như chế độ đối với iáo viên và cơ sở vật chất cần thiết.
2.4 Tính công bằng của chính sách.
Là việc trả lời cho câu hỏi: Các chi phí và lợi ích được phận
phối công bằng giữa các cá nhân và các nhóm khác nhau hay
không? Công bằng là khái niệm dùng để đánh giá về việc những
cái mà đối tượng nào đó được hưởng là xứng đáng trên cơ sở
những điều kiện vốn có và cống hiến của đối tượng trong sự so
sánh với một hay nhiều đối tượng tương tự khác. Nội dung cơ bản
nhất của công bằng xã hội là xử lý hợp lý nhất mối quan hệ giữa
quyền lợi và nghĩa vụ trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Để
phản ánh được nội dung này, người ta đưa ra các khái niệm về
công bằng theo chiều dọc và công bằng theo chiều ngang. Công
bằng theo chiều dọc là sự đối xử khác nhau đối với những người
có khác biệt bẩm sinh hoặc có tình trạng kinh tế ban đầu khác
nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có (đối xử với người
giàu khác với người nghèo). Chẳng hạn, một chương trình sẽ
tăng tính công bằng nếu nó tiến hành chuyển dịch nguồn lực từ 14
những người giàu sang những người nghèo hơn. Công bằng theo
chiều ngang là sự đối xử như nhau đối với những người có tăng
trưởng kinh tế như nhau (có nghĩa là những người có kết quả
hoạt động như nhau, không phân biệt giới tính,dân tộc, tôn giáo,
màu da... đều được đối xử như nhau). Nếu như công bằng theo
chiều ngang có thể được thực hiện bởi cơ chế thị trường, thì công
bằng theo chiều dọc cần có sự điều tiết của nhà nước. Chính phủ
thực thi chính sách phân phối công bằng theo chiều dọc nhằm
giảm chênh lệch về phúc lợi giữa các cá nhân (được thể hiện rõ
nhất rong chính sách thuế và trợ cấp, đặc biệt là thuế lũy tiến).
Một trong những khiếm khuyết đáng kể của nền kinh tế thị
trường là nó luôn tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội (được xem
như là căn bệnh của sự phát triển). “Tăng trưởng kinh tế đã làm
tăng mức sống của những người bình thường, nhưng vẫn có một
số người luôn bị gạt ra ngoài hoặc bị hại trong quá trình phát
triển. Đối với những người này, phát triển kinh tế là đau khổ chứ
không phải là niềm hạnh phúc”. Ngay cả khi nền kinh tế đạt hiệu
quả Pareto thì cũng chưa phải nó đạt được sự công bằng trong
phân phối thu nhập bởi vì tại điểm cân bằng của thị trường cạnh
tranh vẫn có những người giàu và những người nghèo. Theo
Simon Kuznets, trong lịch sử phát triển kinh tế, mỗi quốc gia đều
trải qua ba giai đoạn khác nhau của sự bất bình đẳng:
- Giai đoạn đầu, khi kinh tế chưa phát triển, thu nhập và
phân phối tương đối đồng đều, tương đối công bằng. Nhưng đó là
công bằng trong nghèo khổ.
- Khi kinh tế thị trường phát triển, sự bất bình đẳng trong
thu nhập và phân phối tăng lên. Tại những thời điểm tăng trưởng
càng nhanh thì sự bất bình đẳng càng gia tăng, tức là xuất hiện 15
sự mất công bằng trong phân phối thu nhập. Một số có thu nhập
cao trở nên giàu có, một số có thu nhập thấp trở nên nghèo khó.
Và đến một lúc nào đó, sự mất công bằng trong phân phối trở
thành vật cản của sự phát triển. Khi đó, chính phủ phải dùng
chính sách tác động đến phân phối thu nhập để hạn chế bất bình đẳng xã hội.
- Khi nền kinh tế phát triển ở mức cao, bất bình đẳng trong
thu nhập và phân phối sẽ giảm dần.
Hình 2: Chiều hướng bất bình đẳng trong mỗi quốc gia
Quá trình nói trên được thể hiện trong đô thị dạng chữ U úp
ngược của Simon Kuznets (Hình 2). Tuy nhiên, dẫn chứng trong
những thập kỷ gần đây không xác nhận lý thuyết này về sự bất
bình đẳng tăng lên trong những giai đoạn đầu của quá trình phát
triển. Thực tế những năm qua cho thấy, sự tăng trưởng kinh tế,
quyền bình đẳng và giảm bớt đói nghèo có thể cùng tiến bước 16
với nhau. Ở phần lớn các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á, nhiều
chính sách đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và sự bình đẳng cùng một lúc.
Để biểu thị mức độ bất bình đẳng về thu nhập của một quốc
gia, người ta sử dụng phương pháp đường cong Lorenz, được thể
hiện trong Hình 3. Đường cong Lorenz phản ánh tỷ lệ phần trăm
của tổng thu nhập quốc dân cộng dồn được phân phối tương ứng
với tỷ lệ phần trăm cộng dồn của các nhóm dân số đã biết . Mọi
điểm trên đường phân giác OA phản ánh một sự công bằng tuyệt
đối. Đường cong Lorenz càng gần đường phân giác bao nhiêu thì
sự phân phối cùng công bằng bấy nhiêu.
Hình 3: Phương pháp đường cong Lorenz
Để lượng hoá phương pháp đường cong Lorenz, người ta
dùng hệ số Gini. Nếu gọi diện tích được giới hạn bởi đường phân 17
giác và đường cong Lorenz là A và diện tích dưới đường cong
Lorenz với trục hoành là B, thi hệ số Gini (G) được xác định bằng công thức: G=A/A+B
Hệ số Gini nhận các giá trị trong đoạn [0,11], tức là 0 < G < 1.
G = 0: phản ánh sự phân phối tuyệt đối công bằng.
G = 1 : phản ánh sự phân phối hoàn toàn bất công bằng.
Cả hai trường hợp G = 0 và G = 1 chỉ có ý nghĩa lý thuyết,
không có trong thực tế. Hệ số Gini càng gần 0 thì phân phối càng
công bằng. Người ta tính ra rằng nếu:
G > 0,5: thể hiện sự mất bình đẳng
0,3 < C < 0,5: thể hiện sự bất bình đẳng vừa phải
G < 0,3 : thể hiện sự ít bất bình đẳng.
Điều đó cho thấy, không thể dựa vào thị trường để có được
sự công bằng mà chỉ có nhà nước với vai trò và quyền lực của
mình mới có khả năng để giải quyết vấn đề công bằng xã hội. Vì
vậy, các nhà nước trên thế giới đều quan tâm điều tiết sự công
bằng xã hội thông qua hàng loạt các chính sách khác nhau, như
chính sách thuế, chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách trợ
cấp xã hội, chính sách chống độc quyền... Đồng thời, mỗi chính
sách khi giải quyết một vấn đề nhất định cũng phản ánh tính
công bằng trong mục tiêu và các giải pháp của nó. Thông
thường, một chính sách công có thể mang lại lợi ích cho nhóm
người này nhiều hơn nhóm người khác , thậm chí có khi gây thiệt
hại cho nhóm người khác, ngay trong một nhóm người lại ích
hoặc thiệt hại cũng không đều nhau, do đó cần phải xử lý đúng
đắn mối quan hệ giữa lợi ích công cộng và lợi ích đặc thù . 18
Việc nhà nước thực hiện sự công bằng đến đâu tuỳ thuộc
vào sự đúng đắn và hợp lý của các chính sách đề ra. Tuy nhiên,
dù nhà nước có tác động tích cực như thế nào thì trong môi
trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường cũng không thể đạt
được sự bình đẳng tuyệt đối. Cũng cần phải hiểu: thực hiện
nguyên tắc công bằng không có nghĩa là cào bằng, là “chia đều
nghèo khổ cho nhau” bất chấp chất lượng và hiệu quả sản xuất,
kinh doanh và sự đóng góp của mỗi người cho sự phát triển của
cộng đồng, vì như thế sẽ làm triệt tiêu động lực của sự phát
triển. Vấn đề là ở chỗ, nhà nước phải làm gì để xã hội ít bất bình
đẳng hơn trong khi sản xuất vẫn phát triển một cách có hiệu quả
(hay thực hiện công bằng như thế nào để không phải “trả giá” về
xã hội cho tăng trưởng kinh tế?). Công bằng trong chính sách của
nhà nước chủ yếu là việc tạo ra những cơ hội ngang nhau cho
các đối tượng khác nhau.
2.5 Tính đáp ứng yêu cầu của đối tượng chính sách.
Là sự trả lời cho câu hỏi: việc thực hiện chính sách đề ra có
đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của các nhóm đối tượng
của chính sách hay không? Trên thực tế, có nhiều chính sách đề
ra không đáp ứng được đầy đủ nguyện vọng của nhóm đối tượng chính sách.
2.6 Kết hợp hợp lý giữa hiệu quả và công bằng.
Khi đề ra và thực hiện một chính sách, người ta thường gặp
mâu thuẫn phải giải quyết các yêu cầu về hiệu quả kinh tế và
công bằng xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, phân phối thu
nhập và phúc lợi về cơ bản được tiến hành theo năng lực thị
trường. Tự thân thị trường không có khả năng giải quyết bất
công xã hội và suy thoái môi sinh. Vì vậy, nhà nước cần can thiệp
để điều hòa các lợi ích, giữ ổn định và bảo vệ an sinh xã hội. 19
Thông thường, sự can thiệp của chính phủ nhằm tạo ra sự công
bằng trong xã hội sẽ được đánh đổi bằng một sự kém hiệu quả
về mặt kinh tế. Do đó, phải đánh giá tác động của chính sách
đến các đối tượng trong mối quan hệ giữa tính hiệu quả và tính
công bằng. Mâu thuẫn giữa công bằng và hiệu quả được thể hiện trong sơ đồ sau:
Hình 4: Mâu thuẫn giữa công bằng và hiệu quả.
Vấn đề đặt ra là phải hy sinh bao nhiêu phúc lợi của nhóm
dân cư này để đổi lấy việc gia tăng phúc lợi của nhóm dân cư
khác? Thực hiện yêu cầu của chính sách này , một số thuộc về
hoàn thiện Pareto, một số khác thuộc về hoàn thiện Hicks -
Kaldor - phân phối lại thu nhập.
Tăng trưởng đi đôi với công bằng, bình đẳng đang là mục
tiêu và là hướng phấn đấu của một xã hội tiến bộ. Mối quan hệ
giữa tính hiệu quả và tính công bằng được phản ánh trong mối
tương quan giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội của một 20