-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Quản lý tài chính công | Tiểu luận khoa học chính sách công
Những thành tựu và hạn chế trong quản lý tài chính công ở Việt Nam. Những thành tựu trong quản lý tài chính công. Những hạn chế trong quản lý tài chính công. Quan điểm và giải pháp chủ yếu đổi mới quản lý tài chính công. Quan điểm đổi mới quản lý tài chính công. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Khoa học chính sách công 9 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Quản lý tài chính công | Tiểu luận khoa học chính sách công
Những thành tựu và hạn chế trong quản lý tài chính công ở Việt Nam. Những thành tựu trong quản lý tài chính công. Những hạn chế trong quản lý tài chính công. Quan điểm và giải pháp chủ yếu đổi mới quản lý tài chính công. Quan điểm đổi mới quản lý tài chính công. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Khoa học chính sách công 9 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN VÀ AN NINH TIỂU LUẬN
KHOA HỌC CHÍNH SÁCH CÔNG
Đề tài: Quản lý tài chính công
Sinh viên: Trần Hà Anh
Mã sinh viên: 2055310047
Lớp: chính trị phát triển A2K40
Hà nội, tháng 12 năm 2021 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................3
NỘI DUNG.....................................................................................................................................5
I. Cơ sở lý luận về tài chính công và quản lý tài chính công..................................................5
1.1 - Một số khái niệm, đặc điểm và chức năng về tài chính công...................................5
1.1.1. Khái niệm về tài chính công...........................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm của tài chính công.........................................................................................5
1.1.3. Chức năng của tài chính công........................................................................................6
1.2 - Khái quát về quản lý tài chính công.............................................................................7
1.2.1. Khái niệm quản lý tài chính công...................................................................................7
1.2.2.Mục tiêu quản lý tài chính công :....................................................................................8
1.2.3. Nguyên tắc quản lý tài chính công :...............................................................................9
1.2.4.Nội dung quản lý tài chính công...................................................................................10
II. Những thành tựu và hạn chế trong quản lý tài chính công ở Việt Nam........................11
2.1 Những thành tựu trong quản lý tài chính công...........................................................11
2.2 Những hạn chế trong quản lý tài chính công...............................................................11
III. Quan điểm và giải pháp chủ yếu đổi mới quản lý tài chính công.................................12
3.1 Quan điểm đổi mới quản lý tài chính công .................................................................12
3.2 Các giải pháp chủ yếu đổi mới quản lý tài chính công...............................................13
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................16 MỞ ĐẦU
Tài chính công gắn liền với hoạt động của nhà nước. Nó vừa là nguồn lực để
nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình , vừa là công cụ để thực hiện các dịch
vụ công, chi phối , điều chỉnh các mặt hoạt động khác của đất nước. Trong tiến
trình đổi mới, thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia, Đảng và nhà nước ta coi
đổi mới quản lý tài chính công là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu.
Nhận thức một cách đầy đủ, có hệ thống về tài chính công là đòi hỏi bức thiết
trong công tác nghiên cứu, học tập cũng như hoạt động thực tiễn cho cán bộ ở mọi
nghành, mọi cấp, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh cải cách hành chính hiện nay ở nước ta.
Mặt khác trong giai đoạn hiện nay, khi mà nước ta đang trong giai đoạn phát
triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cuộc cải
cách cơ bản tài chính nhà nước được thực hiện theo hướng “phải nhằm mục tiêu
thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tăng
tích luỹ để tạo vốn cho đầu tư phát triển; đáp ứng những nhu cầu chi thường xuyên
thật sự cần thiết, cấp bách; bảo đảm quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia,
giảm bội chi ngân sách, góp phần khống chế và kiểm soát lạm phát. Xử lý đúng
đắn các mối quan hệ như : tích luỹ và tiêu dùng; tài chính nhà nước, tài chính
doanh nghiệp và tài chính dân cư ,ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, chi bảo đảm quốc phòng an ninh, huy
đổng vốn trong nước và vốn bên ngoài, vay và trả nợ….Vì thế tài chính công là
một lĩnh vực vô cùng quan trọng đối với nhà nước và việc quản lý nó đòi hỏi phải chính xác và khoa học.
Tài chính công và quản lý tài chính công là vấn đề còn tương đối mới cả về
nhận thức lý luận thực tiễn ở nước ta hiện nay. Từ những ván đề nêu trên e chọn đề
tài để viết bài thu hoạch môn quản lý kinh tế là: Quản lý tài chính công. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận về tài chính công và quản lý tài chính công.
1.1 - Một số khái niệm, đặc điểm và chức năng về tài chính công.
1.1.1. Khái niệm về tài chính công.
Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà
nước tiến hành, phản ánh các mối liên hệ nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử
dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước đối với xã hội.
Tài chính công là một phạm trù kinh tế , gắn với thu nhập và chi tiêu
của Nhà nước. Tài chính công vừa là nguồn lực để Nhà nước thực hiện các chức
năng vốn có của mình, vừa là công cụ để Nhà nước chi phối, điều chỉnh các hoạt
động khác của xã hội. Do vậy, sự tồn tại và phát triển của tài chính công là một tất
yếu khách quan và có tầm quan trọng đặc biệt.
1.1.2. Đặc điểm của tài chính công
- Về tính chủ thể :
Tài chính công thuộc sở hửu toàn dân Nhà nước là đại diện. Nhà nước
có trách nhiệm thay mặt nhân dân trực tiếp quản lý, diều hành các hoạt động tài
chính công phục vụ lợi ích của nhân dân, lợi ích của quốc gia, dân tộc.
- Về nguồn hình thành quỹ:
Các quỹ tài chính công được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, cả
nguồn trong nước và ngoài nước; từ nhiều lĩnh vực khác nhau, như sản xuất, lưu
thông, phân phối, luôn gắn chặt với diễn biến kinh tế vĩ mô, coi trọng nguồn thu
trong nước, đặc biệt là kết quả của hoạt động kinh tế trong nước để huy động. Hình
thành tài chính công, bắt buộc; đi vay và hoàn trả ( hoàn trả ngang giá và không ngang giá).
- Về tính hiệu quả:
Hiệu qur chi tiêu công là hiệu quả tổng thể mà nền kinh tế, xã hội đạt
được khi sử dụng các khoản chi đó; được đánh giá thông qua sự so sánh lợi ích mà
xã hội thu đướcau khi thực hiện chi tieu công và chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích
đó là: Lợi ích về kinh tế và lơi ích xã hội, lơi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp.
- Về phạm vi hoạt động:
Tài chính công có phạm vi hoạt động rất rộng và đa dạng, liên quan đến
mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và tác động đến tất cả chr thể trong xã
hội ( giữa Nhà nước trong một quốc gia và các nước trên thế giới).
1.1.3. Chức năng của tài chính công.
- Chức năng tạo lập vốn :
Chức năng tao lập vốn của tài chính công là khả năng khách quan của
tài chính công mà nhờ đó là một bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị được
huy động để hình thành các quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm phục vụ việc thực hiện
các chức năng mà Nhà nước phải đảm nhận.
Chức năng tạo lập vốn của tài chính công gắn liền với quyền lực chính
trị của Nhà nước, và được thực hiện thông qua các hình thức huy động thu thuế,
vay nợ trong và ngoài nước …
- Chức năng phân bổ nguồn lực:
Sự phân bổ tài chính công là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát
triển vững chắc và ổn định của nền kinh tế. Tính đúng đắn, hợp lý trong phân bổ
các nguồn lực tài chính công cũng như các nguồn lực khác trong xã hội, đều có tác
động to lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước.
- Chức năng tái phân phối thu nhập:
Nhà nước sử dụng tài chính công để điều chỉnh lại thu nhập mà các
chủ thể trong xã hội đang nắm giữ. Sự điều chỉnh được thực hiện theo hai hướng,
bao gồm: Điều tiết bớt thu nhập cao và hỗ trợ thu nhập thấp. Do vậy, sự tính toán
cẩn trọng trong chính sách tái phân phối thu nhập để có thể đạt tới mục tiêu công
bằng trên cơ sở đảm bảo tính hiệu quả kinh tế của sự phân phối và ít gây ảnh
hưởng tieu cực nhất đến mục tiêu hiệu quả luôn có tầm quan trọng đặc biệt.
- Chức năng điều chỉnh và kiểm soát :
Để nền kinh tế, xã hội vận động theo quỹ đạo và đạt được mục tiêu đã
định, việc điều chỉnh và kiểm soát hoạt động của các chủ thể kinh tế - xã hội là một
tất yêu khách quan. Tài chính công là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện
việc điều chỉnh và kiểm soát đó.
Tài chính công điều chỉnh, kiểm soát quá trình tạo lập, phân bổ và sử
dụng các nguồn lực tài chính thuộc quyền chi phối của Nhà nước cũng như tính
cân đối, hợp lý của việc phân bổ, tính tiết kiệm, hiệu quả của việc sử dụng các
nguồn lực tài chính và sử dụng các quỹ công được đúng đắn, hợp lý, đạt hiệu quả
tối ưu nhất theo các mục tiêu, yêu cầu đã định. Những tác động này có tác dụng
điều chỉnh và kiểm soát quá trình phát triển các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã
hội theo quỹ đạo và mục tiêu đã đề ra.
1.2 - Khái quát về quản lý tài chính công.
1.2.1. Khái niệm quản lý tài chính công.
Quản lý tài chính công là quản lý quá trình lập kế hoạch, tổ chức,
điều chỉnh và kiểm soát các hoạt động thu và chi của Nhà nước nhằm thực hiện có
hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Trong quản lý tài chính công, các chủ thể quản lý sử dụng có chủ đích
các phương pháp quản lý, các công cụ quản lý để điều hành các hoạt động thu, chi
của Nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
1.2.2.Mục tiêu quản lý tài chính công : - Mục tiêu tổng quát.
Là tạo ra sự cân đối và hiệu quả của tài chính công, tạo môi trường
thuận lợi cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện thắng lợi các
mục tiêu của chiến lược phát triển đất nước trong từng thời kỳ. - Mục tiêu cụ thể.
Thứ nhất, bảo đảm kỷ luật tài khóa tổng thể, đòi hỏi Nhà nước phải
quản lý các nhu cầu chi tiêu có tính cạnh tranh nhau trong giới hạn nguồn lực tài
chính công cho phép nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công cũng như góp phần
ổn định kinh tế vĩ mô. Chi tiêu công tổng thể phải được quyết định trước khi ra
quyết địnhchi tiêu từng phần.
Thứ hai, bảo đảm hiệu quả phân bổ và huy động nguồn lực tài chính .
Mục tiêu này đòi hỏi Nhà nước phải xác định được thứ tự ưu tiên trong phân bổ và
huy động nguồn lực tài chính, đảm bảo phù hợp với các chiến lược và kế hoạch
quốc gia, của các bộ ngành và địa phương. Nhà nước phải có chiến lược phân bổ
và huy động nguồn lực tài chinh hợp lý.
bảo đảm hiệu quả hoạt Thứ ba,
động . Mục tiêu này nhằm đảm bảo cung
ứng được các hàng hóa và dịch vụ công với chất lượng mong muốn trong phạm vi
ngân sách cho trước hoặc với chi phí thấp nhất.
1.2.3. Nguyên tắc quản lý tài chính công :
Thứ nhất, nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ. Đây là nguyên tắc
hàng đầu trong quản lý tài chính công. Trước hết, nguyên tắc này đòi hỏi các hoạt
động tài chính công phải được thống nhất quản lý theo một qui định chung trong
tất cả các khâu của chu trình tài chính công, từ việc hình thành, phân bổ, sử dụng,
kiểm tra, thanh tra, thanh toán, quyết toán đến xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Thứ hai, nguyên tắc công khai, minh bạch. Nguyên tắc này đòi hỏi
đảm bảo công khai, minh bạch trong tất cả các khâu của chu trình tài chính công
cũng như trong toàn bộ hoạt động quản lý tài chính công. Mọi thông tin về tài
chính công và quản lý tài chính công phải được công khai, đảm bảo dễ hiểu, dễ tiếp cận và độ tin cậy cao.
Thứ ba, nguyên tắc trách nhiệm giải trình. Theo đó, các tổ chức và cá
nhân trong hoạt động tài chính công và quản lý tài chính công phải thực hiện trách
nhiệm giải trình với, ( cơ quan quản lý cấp trên; với công chúng, xã hội về hoạt động tài chính công).
Thứ tư, nguyên tắc đảm bảo cân đối. Nguyên tắc này đòi hỏi quản lý tài
chính công phải đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi công, thể hiện trên các phương
diện, đảm bảo sự cân đối giữa tổng thu và tổng chi; đảm bảo sự hài hòa , hợp lý
trong cơ cấu các khoản thu, chi; giữa các ngành; lĩnh vực; giữa các cấp chính
quyền; vùng, miền, địa phương và các thế hệ.
Thứ năm, nguyên tắc đảm bảo công bằng. Theo đó, quản lý tài chính
công phải đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng, các nhóm dân cư, khu vực,
vùng miền, địa phương, các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế trong huy động
và phân bổ, sử dụng, thụ hưởng các nguồn lực tài chính công.
1.2.4.Nội dung quản lý tài chính công.
- Quản lý thu công. Là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, và
kiểm soát các hoạt động thu của Nhà nước nhằm thực hiện có hiệu quả các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Thu công là quá trình Nhà nước huy động các nguồn lực tài chính để
hình thành nên các quỹ tiền tệ công, được thực hiện thông qua các khoản thu như
thuế, lệ phí, phí, bán tài sản nhà nước, các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ
chức, các nhân trong nước, các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các
nước, các tổ chức, các nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền
địa phương, các khoản vay nợ trong và ngoài nước và các khoản thu khác theo qui
định của pháp luật. Quản lý thu không chỉ đảm bảo tập trung nguồn lực tài chính
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước mà còn phải đảm bảo khuyến khuých, thúc
đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ
mô, đảm bảo công bằng xã hội.
- Quản lý chi công. Chi công là quá trình Nhà nước sử dụng các nguồn
lực tài chính đã được tập trung vào quý tiền tệ công nhằm thực hiện các nhiệm vụ
của mình . Chi công bao gồm các khoản chi chủ yếu: Chi đầu tư phát triển, chi dự
trữ quốc gia, chi duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền nhà nước, chi trả nợ,
chi viện trợ và các khoản chi khác theo qui định của pháp luật. Cũng như thu công,
chi công có tác động rất lớn đến sự ổn định kinh tế vĩ mô và toàn bộ qua trình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Xét theo qui trình, quản lý tài chính công ( quản lý thu, chi công) được
thực hiện qua ba khâu chủ yếu sau: Lập kế hoạch tài chính công, tổ chức thực hiện
tài chính công, kiểm toán và đánh giá việc thực hiện kế hoạch tài chính công.
II. Những thành tựu và hạn chế trong quản lý tài chính công ở Việt Nam
2.1 Những thành tựu trong quản lý tài chính công.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý tài chính
công ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng đối với
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội, xử lý vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi
trường, ứng phó biến đổi khí hậu và đẩy mạnh công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Hệ thống pháp luật ( Luật ngân sách nhà nước, Luật quản lý nợ công,
các luật về thuế và Luật quản lý thuế…), cơ chế, chính sách về tài chính công từng
bước được hoàn thiện theo hướng công khai, minh bạch, phù hợp hơn với kinh tế
thị trường, tiếp cận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo,
điều hành vĩ mô đất nước theo từng giai đoạn.
2.2 Những hạn chế trong quản lý tài chính công.
Cơ cấu thu ngân sách chưa hợp lý, thiếu bền vững; việc huy động
nguồn lực tài chính từ đất đai, tài nguyên, công sản chưa được quản lý và sử dụng
có hiệu quả; tình trạng trốn thuế, thất thu và nợ thuế còn nghiêm trọng. Thu không
đủ chi, tích lũy ngân sách cho đầu tư phát triển thấp, tro ng khi đó nhu cầu chi ngân
sách không ngừng tăng, vượt khả năng cân đối nguồn lực. Cơ cấu chi chưa hợp lý,
tỷ trọng chi thường xuyên tăng cao, chi đầu tư phát triển giảm. Cân đối nhà nước
khó khăn, bội chi cao, phải vay đảo nợ; nhiều địa phương chưa có khả năng cân
đối ngan sách và điều tiết về ngân sách trung ương. Nợ công và nghĩa vụ trả nợ
tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nhưng
chưa được kiểm soát chặc chẽ; nợ đọng xây dựng cơ bản và ứng trước ngan sách
còn lớn; việc quản lý, sử dụng vốn vay còn bất cập; thiếu gắn kết giữa quyết định
đàu tư với cân đối nghĩa vụ trả nợ. Việc sử dụng ngân sách và vốn đầu tư công còn
lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả.
III. Quan điểm và giải pháp chủ yếu đổi mới quản lý tài chính công.
3.1 Quan điểm đổi mới quản lý tài chính công .
Một là, đổi mới quản lý tài chính công phải được đặt trong nhiệm vụ
tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với mô hình tăng trưởng, bảo đảm hiệu quả,
toàn diện, công bằng, bền vững, động viên hợp lý các nguồn lực. Thực hành triệt
để tiết kiệm, chống lãng phí; xác định tiết kiệm là quốc sách hàng đầu; chỉ chi tiêu
triong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ. Siết chặc kỷ luật,
kỷ cương tài chính, tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của
các cấp chính quyền, các tổ chức, các nhân về thu, chi ngân sách nhà nước, sử
dụng vốn vay và xử lý nợ công, hạn chế vafv tiến tới xóa bỏ cơ chế “ xin – cho”.
Hai là, kết hợp hài hòa giữa giải quyết các vấn đề quan trọng, cấp
bách với các vấn đề cơ bản, dài hạn, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Bảo
đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, phát huy sự chủ động, sang tạo của
các bộ, ngành, địa phương; thu hút tối đa nguồn lực của xã hội. Điều chỉnh quan hệ
giữa tích lũy và tiêu dung, giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; tiết kiệm
chi thường xuyên để tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, chi trả nợ trong tổng chi
ngân sách nhà nước và giảm bội chi ngân sách nhà nước. Thực hiện, huy động,
phân bổ, sử dụng nguồn lực ngân sách nhà nước gắn với các ưu tiên chiến lược của nền kinh tế.
Ba là, đổi mới quản lý tài chính công phù hợp với thông lệ và chuẩn
mực quốc tế, hỗ trợ hiệu quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm độc lập,
tự chủ, chủ quyền đất nước.
3.2 Các giải pháp chủ yếu đổi mới quản lý tài chính công.
Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về tài chính công.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tạo thống nhất nhận thức
và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp về
chấp hành nghĩa vụ nộp thuế, pháp luật về ngân sách nhà nước, quản lý nợ công,
thực hành tiết kiệm và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhằm tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ trong cả hệ thống chính trị.
Hai là, hoàn thiện chính sách thu ngân sách nhà nước.
Hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước
theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn
thu mới; tăng tỉ trọng thu nội địa, bảo đảm tỉ trọng hợp lý giữa thuế gián thu và
thuế trực thu, khai thác tốt thuế từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường, đảm bảo
đồng bộ, minh bạch, bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo huy động
đầy đủ, chủ động, hợp lý nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời thúc đẩy
phát triển kinh tế bền vững trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Ba là, hoàn thiện chính sách chi ngân sách nhà nước.
Từng bước điều chỉnh chính sách chi ngân sách nhà nước theo hướng
cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước nhằm tăng hợp lý tỉ trọng chi đầu tư, giảm dần tỉ
trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập theo
cơ chế tự chủ và tinh gọn bộ máy, biên chế, thực hiện cải cách tiền lương, từng
bước tính đúng, tính đủ chi phí vào giá dịch vụ công, điện, nước, đất đai, … và có
chính sách hỗ trợ phù hợp cho đối tượng chính sách, người nghèo, người yếu thế
trong xã hội. Đổi mới chính sách chi ngân sách nhà nước phù hợp với kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, tăng cường kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước.
Thực hiện nghiêm nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước
chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên; cải
thiện cân đối ngân sách nhà nước, từng bước tăng tích lũy cho đầu tư phát triển và
trả nợ vay. Xây dựng và triển khai ké hoạch tài chính trung hạn gắn với chiến lược
quản lý nợ công, kiểm soát bội chi ngân sách và kế hoạch đầu tư công trong cùng thời kỳ.
Năm là, hoàn thiện quản lý nợ công phù hợp với kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế.
Hoàn thiện thể chế, đặc biệt là chính sách, công cụ, nghiệp vụ và bộ
máy quản lý nợ công bảo đảm đúng qui định của hiến pháp và pháp luật có liên
quan để kiểm soát toàn diện rủi ro và hiệu quả nợ công; điều chỉnh phạm vi nợ
công phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc
sử dụng vốn vay về cho vay lại. Hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các
khoản vay mới, khống chế hạn mức bảo lãnh cho hai ngân hàng chính sách tối đa
bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hàng năm.
Sáu là, đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả đầu tư công.
Tập trung nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư các công trình trọng
điểm, có sức lan tỏa lớn và giải quyết các vấn đề phát triển của quốc gia, vùng và
liên vùng, tạo thuận lợi thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bảy là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính; thực hiện có hiệu quả
việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong quản lý tài chính công; đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính công; ngăn chặn và xử lý nghiêm
các hành vi vi phạm liên quan.
Trên cơ sở dự toán thu ngân sách được xây dựng trên dữ liệu quản lý
thuế và dự toán chi ngân sách theo mục tiêu, nhiệm vụ, định mức kinh tế kỷ thuật,
đơn giá dịch vụ và cam kết chi, cần thực hiện thu, chi trong phạm vi dự toán; hạn
chế tối đa việc ứng trước dự toán, chuyển nguồn. Không chuyển vốn vay, bảo lãnh
chính phủ thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp,
trao quyenf tự chủ nhiều hơn cho các đơn vị trong quản lý, sử dụng nguồn lực tài
chính công đii đôi với thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ,
nâng cao năng lực dự báo và xay dựng kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước và
nợ công cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính; xây dựng chế độ công vụ rõ
ràng, minh bạch, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu và trách nhiệm giải trình;
thực hiện công khai, minh bạch, tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm
toán, xử lý nghiêm minh, kiệp thời các vi phạm trong quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính công. KẾT LUẬN
Như vậy qua phân tích ở trên cho thấy vấn đề tài chính công gắn liền
với hoạt động của nhà nước. Nó vừa là nguồn lực để nhà nước thực hiện tốt chức
năng của mình , vừa là công cụ để thực hiện các dịch vụ công, chi phối , điều chỉnh
các mặt hoạt động khác của đất nước. Trong tiến trình đổi mới, thực hiện cải cách
nền hành chính quốc gia, Đảng và nhà nước ta coi đổi mới quản lý tài chính công
là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu. Nhận thức một cách đầy đủ, có
hệ thống về tài chính công là đòi hỏi bức thiết trong công tác nghiên cứu, học tập
cũng như hoạt động thực tiễn cho cán bộ ở mọi nghành, mọi cấp, đặc biệt là trong
thời kỳ đẩy mạnh cải cách hành chính hiện nay ở nước ta. Đặc biệt là đối với thế
hệ trẻ, là những người làm chủ đất nước trong tương lai cần phải hiểu một cách cụ
thể về vấn đề tài chính công, cũng như quản lý tài chính công.