-
Thông tin
-
Hỏi đáp
các vấn đề liên quan đến việc Tìm hiểu về lao động của nước ta hiện nay
1. Nguồn lao động của nước ta. Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động. Đặc điểm nguồn lao động: + Nguồn lao động dồi dào:42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số (năm 2005). + Mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động; + Người lao động cần cù, ham học hỏi, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn liền với truyền thống dân tộc được tích lũy qua nhiều thế hệ, có khả năng tiếp thu KHKT. Tài liệu giúp bạn tham khảo, Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu Tổng hợp 695 tài liệu
Tài liệu khác 767 tài liệu
các vấn đề liên quan đến việc Tìm hiểu về lao động của nước ta hiện nay
1. Nguồn lao động của nước ta. Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động. Đặc điểm nguồn lao động: + Nguồn lao động dồi dào:42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số (năm 2005). + Mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động; + Người lao động cần cù, ham học hỏi, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn liền với truyền thống dân tộc được tích lũy qua nhiều thế hệ, có khả năng tiếp thu KHKT. Tài liệu giúp bạn tham khảo, Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài liệu Tổng hợp 695 tài liệu
Trường: Tài liệu khác 767 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Tìm hiểu về lao động của nước ta hiện nay
Bài viết dưới đây trình bày về các vấn đề liên quan đến việc Tìm hiểu về lao động của nước ta hiện nay
1. Nguồn lao động của nước ta
Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.
Đặc điểm nguồn lao động:
+ Nguồn lao động dồi dào:42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số (năm 2005).
+ Mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động
+ Người lao động cần cù, ham học hỏi, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn liền với
truyền thống dân tộc được tích lũy qua nhiều thế hệ, có khả năng tiếp thu KHKT.
+ Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu trong phát triển văn
hóa, giáo dục và y tế. Hiện nay có 10 triệu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 25% lực
lượng lao động, trong đó có khoảng 5,3% có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học. - Hạn chế:
+ Nhiều lao động chưa qua đào tạo (lao động phổ thông).
+ Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít.
+ Năng suất lao động xã hội thấp, chậm chuyển biến.
+ Nhìn chung còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.
+ Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành
nghề còn thiếu nhiều.
+ Phân bố không đều cả về số lượng và chất lượng giữa các vùng và các ngành: Đại bộ phận tập trung
ở đồng bằng và hoạt động trong nông nghiệp. Lao động có trình độ tập trung ở các thành phố lớn,
chiếm khoảng 37,7% (năm 1998), còn ở khu vực nông thôn thì lao động có trình độ kỹ thuật chỉ chiếm
có 8%. Miền núi và cao nguyên thiếu lao động, nhất là lao động có kĩ thuật. Điều này sẽ cản trở cho sự
phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước.
=> Để nâng cao chất lượng lao động và sử dụng hiệu quả nguồn lao động cần thực hiện việc phân bố
lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.
- Sử dụng lao động
+ Số lao động có việc làm tăng lên.
+ Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực: Tỉ trọng lao
động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng; Tỉ trọng lao động trong khu vực nông-
lâm-ngư nghiệp giảm.
=> Sự thay đổi này phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá đất nước hiện nay.
2. Cơ cấu lao động của nước ta
- Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế:
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và quá trình đổi mới đang làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng lao động nước ta. - Năm 2020:
+ Lao động trong ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất: 36,15%.
+ Lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp: 33,06%.
+ Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng: 30,79%
+ Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất.
+ Xu hướng: giảm tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng lao động công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ, nhưng còn chậm.
- Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế:
+ Lao động nhóm kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất, xu hướng giảm.
+ Tỉ trọng lao động nhóm kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm.
+ Tỉ trọng lao động nhóm kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng nhanh.
- Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn:
+ Phần lớn lao động ở nông thôn.
+ Tỉ trọng lao động nông thôn giảm, khu vực thành thị tăng. - Hạn chế.
+ Năng suất lao động thấp.
+ Phần lớn lao động có thu nhập thấp.
+ Phúc lợi lao động xã hội còn chậm chuyển biến.
+ Chưa sử dụng hết thời gian lao động.
Nhìn chung, năng suất lao động xã hội ngày càng tăng, song vẫn còn thấp so với thế giới. Phần lớn lao
động có thu nhập thấp, làm cho quá trình phân công lao động xã hội chậm chuyển biến. Mặt khác, quỹ
thời gian lao động trong nông nghiệp nông thôn và nhiều xí nghiệp quốc doanh chưa được sử dụng triệt để.
3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm
- Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta.
- Mỗi năm có khoảng 1 triệu việc làm mới được tạo ra.
- Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt.
- Năm 2020, trên cả nước tỉ lệ thất nghiệp là 2,48%, thiếu việc làm 2,52%; thành thị tỉ lệ thất nghiệp là
3,89%, thiếu việc làm là 1,69%; nông thôn tỉ lệ thất nghiệp là 1,75%, thiếu việc làm là 2,94%.
=> Hướng giải quyết:
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- Thực hiện tốt chính sách dân số và sức khỏe sinh sản.
- Thực hiện đa dạng hóa các họat động sản xuất, chú ý thích đáng đến ngành dịch vụ.
- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Có thể thấy, nguồn lao động dồi dào (năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu
người, chiếm 51,2% tổng dân số. Mỗi năm nước ta có thêm khoảng một triệu lao động). Người lao
động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú, có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ
thuật nhanh... Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Số lao động có chuyên môn kỹ thuật
đang làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 21% so với tổng lực lượng lao động
cả nước (năm 2005). So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là
đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. Để giải quyết vấn đề việc làm,
cần phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng; Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản
xuất địa phương (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...), chú ý thích đáng đến
hoạt động các ngành dịch vụ; Đa dạng hoá các loại hình sản xuất, tăng cường hợp tác liên kết kêu gọi
vốn đầu tư nước ngoài mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu; Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các
cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo những công việc hoặc
tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng thuận lợi; Đẩy mạnh xuất khẩu lao động; Tăng cường hợp
tác, liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu;.....
Nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài (vấn đề biến động giá cả, phụ thuộc
các đối tác thương mại, sự kiện chính trị trong khu vực và toàn thế giới). Điều này thể hiện rõ ràng
thông qua các tranh chấp lao động, khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo, tỷ lệ thất
nghiệp ngày càng gia tăng tại Việt Nam hiện nay.
Nhìn chung, vai trò quan trọng của thị trường lao động trong hệ thống thị trường đã được khẳng
định, trong đó, sự thừa nhận sức lao động là cơ sở để quan hệ cung cầu về lao động vận hành do đó
cần nghiên cứu tính quy luật chi phối qua hệ giữa người và người trong việc mua bán và sử dụng sức
lao động đã và đang diễn ra trên thực tế. Thị trường lao động được hình thành và phát triển trong
nền kinh tế thị trường và có mối quan hệ hữu cơ với các loại thị trường khác, như: vốn, khoa học kĩ
thuật, thông tin và tiền tệ.
Phát triển thị trường lao động ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
gắn liền với phát triển tri thức và hội nhập quốc tế, đã được Đảng, Nhà nước ta hết sức coi trọng bằng
những chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể, thiết thực.
Thị trường lao động là một trong những nội dung quan trọng của đổi mới kinh tế và làm thế nào để
phát triển, luôn được nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học, các chuyên gia và nhà hoạch
định chính sách. Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề lao động có vai trò
quan trọng, mang tính cấp thiết, lâu dài đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế.