Các vấn đề lớn ôn tập nhân học đại cương | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Các vấn đề lớn ôn tập nhân học đại cương | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

CÁC VẤN ĐỀ LỚN ÔN TẬP NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG
CHƯƠNG I
Khái niệm nhân học
Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của nhân học
Phương pháp nghiên cứu trong điền dã nhân học (pp p. vấn sâu, pp quan sát tham dự)
Mqh giữa nhân học vs các ngành KHXH khác ( theo thứ tự ưu tiên: dân tộc học --> gốc
sử học -->...)
Mqh giữa chủ thể khách thể, sốc văn hoá trong n/cứu
CHƯƠNG II : CHỦNG TỘC
Khái niệm
Nguyên nhân hình thành
Các chủng tộc lớn trên TG
Sự giống và khác nhau giữa (4) các chủng tộc lớn
5 quá trình, giai đoạn tiến hoá
Thuyết phân biệt chủng tộc ( nạn phân biệt chủng tộc)
CHƯƠNG III: TỘC NGƯỜI
Khái niệm ( dt thiểu số, dân tộc, tộc người) có VD cụ thể
Tiêu chí tộc người (3 tiêu chí: ngôn ngữ, đặc trưng về mặt vhoa, ý thức tự giác tộc người;
tiêu chí từ xưa thời kì trước bh ít sử dụng: lãnh thổ, đặc trưng kinh tế) tiêu chí 1,2 đang
dần bị nhạt dần
Quá trình tộc người (học kĩ) ( hoà hợp, phân li, tiến hoá tộc người)
Quá trình hoà hợp của tộc người tại VN
Đặc điểm văn hóa tộc người ở VN
CHƯƠNG IV: VĂN HOÁ
Giao lưu và tiếp biến văn hoá
Mqh giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong quá trình cộng sinh văn hoá
CHƯƠNG V: TÔN GIÁO
Khái niệm
Đặc trưng của tôn giáo
Các loại hình tôn giáo nguyên thủy còn lại cho đến ngày nay ( vạn vật hữu linh, totem
giáo,...5cái)
Xu thế của đời sống tôn giáo hiện đại (tr163) ( toàn cầu hóa tôn giáo, đa dạng hóa tôn
giáo, thế tục hoá tôn giáo, dân tộc hoá tôn giáo) --> Trình bày xu thế, thế tục hoá ở VN
hiện nay: nêu kn, biểu hiện của nó ntn?
CHƯƠNG VIII: THÂN TỘC- HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (chủ yếu)
Hôn nhân
Khái niệm
Chức năng
Các hình thức cư trú sau hôn nhân
Lấy dẫn chứng ở VN
Gia đình
Chức năng
Vai trò
Liên hệ về biện pháp gìn giữ GĐ truyền thống trong bối cảnh hiện đại hoá
Các loại hình GĐ
Thân tộc
Khái niệm
Loại hình tiêu biểu
CHƯƠNG I
1.Khái niệm nhân học
Là ngành KH nghiên cứu tổng hợp về bản chất con người trên các phương diện sinh học, xã
hội, văn hoá của các nhóm người, các cộng đồng dân tộc khác nhau cả về quá khứ cho tới
hiện nay
Định nghĩa khác: NH nghiên cứu sự tiến hoá của con người, các XH và VH khác nhau do
con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử và tính đa dạng của các XH con người trên thế
giới ngày nay
Thuật ngữ NH (Anthropology) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, ghép bởi 2 tywf anthropos
nghĩa là người và logos là khái niệm, học thuyết.
2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của nhân học
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tổng hợp về bản chất của con người trên các phương
diện sinh học, văn hoá, xã hội của các nhóm người, cộng đồng dân tộc khác nhau của cả về
quá khứ tới hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu: Thông qua việc tìm hiểu để lý giải hiện tượng liên quan tới con
người thông qua KHNH, hướng tới sử dụng những tri thức ấy phục vụ cho mục đích sinh
tồn của con người.
Với Con người xã hội, nhiệm vụ nghiên cứu là: .nhân học văn hóa xã hội
o Khảo cổ học: nghiên cứu các di vật còn lại của con người thời cổ để làm sáng tỏ các
nền văn hóa cổ.
o Nhân học ngôn ngữ: tìm hiểu ngôn ngữ một cách toàn diện trong tương quan với bối
cảnh về văn hóa, lịch sử và sinh học.
o Dân tộc học: nghiên cứu văn hóa - xã hội của các dân tộc.
Với Con người sinh học, nhiệm vụ nghiên cứu là: nhân học hình thể
o Nhân học hình thể được chia thành 3 chuyên ngành nhỏ hơn: Cổ nhân học, Linh trưởng
học, Chủng tộc học.
o Cổ nhân học: nghiên cứu các hóa thạch của con người để tái hiện lại sự tiến hóa của
con người.
o Linh trưởng học: nghiên cứu những động vật có họ hàng gần gũi nhất với con người -
loài linh trưởng.
o Chủng tộc học: nghiên cứu các chủng tộc khác nhau trên thế giới khi tiến hành phân
loại cư dân trên thế giới thành 4 đại chủng: Ơrôpôit, Môngôlôit, Nêgrôit, Oxtralôit.
3.Phương pháp nghiên cứu
Điền dã
phương pháp nghiên cứu thực địa thông qua quan sát, phỏng vấn, đóng vai trò người
trong và ngoài cuộc trên quan điểm chủ thể khách thể phân tích và phát hiện ra những
vấn đề được gọi là sốc văn hoá.
Trong nghiên cứu NH, các phương pháp ấy cần được vận dụng linh hoạt, đảm bảo nguyên
tắc KH, có nhận định và phân tích xác thực, chân thực nhất về đối tượng nghiên cứu.
Quan sát tham dự
tham gia vào cộng đồng nghiên cứu để quan sát, thu thập tài liệu dân tộc. Người
nghiên cứu tham giaquan sát sự việc khidiễn ra mà không làm ảnh hưởng đến bối
cảnh tự nhiên. Thông qua quan sát 1 thời gian, nhà nhân học mô tả chính xác và chi tiết về
những vấn đề của đối tượng XH mà NH nghiên cứu
Ưu điểm:
o Cho kết quả cao hơn so với quan sát không tham dự vì nó cho phép đi sâu vào thế giới
nội tâm của con người để hiểu hơn nguyên nhân, động cơ của hoạt động được quan sát
o Cung cấp những thông tin liên quan đến hoạt động của nhóm
Hạn chế:
o Điều tra viên phải nắm bắt, tìm hiểu một số khía cạnh về nghề nghiệp, hoạt động của
người được quan sát
o Yêu cầu 1 thời gian dài quan sát để thích ứng với MT mới
o Điều tra viên tham gia thời gian dài sẽ tạo cảm giác quen thuộc hiển nhiên không
để ý đến những yếu tố khách quan
o Ảnh hưởng đến nhận định khách quan của ĐTV, không còn giữ được lập trường trung
lập trong nghiên cứu và đánh giá
Phỏng vấn
Là hình thức người được phỏng vấn sẽ trả lời một số câu hỏi mà người phỏng vấn đặt
ra nhằm mục đích thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu.
Câu hỏi PV có thể được soạn trước hoặc đặt ra trong quá trình PV.
Hình thức PV
o Bảng hỏi: Là hỏi những câu giống nhau đối với tất cả mọi người. Bảng hỏi thường
được tiến hành ở giai đoạn giữa hoặc sau của nghiên cứu điền dã. Để thực hiện loại
phỏng vấn này nhà nhân học phải cộng tác chặt ché với người cung cấp thông tin.
Nếu cộng đồng nghiên cứu đông thì nhà nhân học phải chọn một số lượng nhất định
để điều tra theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên.
o Phỏng vấn sâu: Người PV trò chuyện trực tiếp với người cung cấp thông tin, hỏi và
ghi chép câu trả lời. Nếu người điều tra kiến thức, ngôn ngữ địa phương sẽ
điều kiện thuận lợi để tiếp xúc với cộng đồng
Ưu điểm:
o Tìm được các thống tin cực kỳ chi tiết hơn là các số liệu
o Có thể linh hoạt trong phỏng vấn, phát hiện cách đặt câu hỏi phù hợp cho phỏng vấn
bán cấu trúc hoặc bộ câu hỏi.
o Có thể xây dựng mối quan hệ tốt với người cung cấp thông tin
o Hữu ích khi phỏng vấn các vấn đề tế nhị và nhạy cảm
o Không khí của buổi phỏng vấn thoải mái và cởi mở.
Nhược điểm:
o Người phỏng vấn cần tự tin và có kỹ năng cao
o Khi giải quyết số liệu thì khá khó khăn do không có mẫu chuẩn bị sẵn nên mỗi cuộc
phỏng vấn một cuộc trò chuyện không lặp lại, vậy rất khó hệ thống hóa các
thông tin cũng như phân tích số liệu.
o Dễ bị lan man, chi phối hoặc đi lạc hướng của đề tài
o Tốn nhiều thời gian quá nhiều việc phải làm trong quá trình phỏng vấn như
ghi chép và phân tích kết quả.
Người bên trong và người bên ngoài
Trong công tác nghiên cứu điền dã DT học, tác giả nghiên cứu có cả người bản địa
người nghiên cứu ngoài cuộc
Trong nghiên cứu tham dự xuất hiện 2 quan điểm, 2 ý kiến so sánh: Nếu người NC
bản địa thì khả năng nghiên cứu sẽ tốt hơn so với người bên ngoài. Còn người bên
ngoài sẽ có khả năng đặt nhiều câu hỏi sâu sắc và không ngại phỏng vấn
Chủ thể và khách thể
Chủ thểquan điểm của người bên trong đưa ra thế giới quan niệm về những đặc
trưng riêng về thế giới của họ
Khách thể quan điểm của người bên ngoài khi quan sát cách ứng xử của thể,
nhóm người trong cuộc phát biểu
Trong thực tế nghiên cứu DDTH sẽ xảy ra 1 trường hợp chuyển biến như sau: Người
NC là người bên ngoài với quan điểm khách thể để nghiên cứu. Trong quá trình tham
gia, quan sát, phỏng vấn sẽ trải nghiệm văn hoá của đối tượng nghiên cứu bằng quan
điểm chủ thể sau đó quay trở về ghi chép bằng quan điểm khách thể
Sốc văn hoá
1 thuật ngữ sử dụng để chỉ sự lo lắng những cảm xúc như ngạc nhiên, mất
phương hướng, bối rối 1 người cảm thấy khi phải hoạt động trong 1 nền văn hoá
hay môi trường hoàn toàn khác.
Sốc VH xảy ra khi:
o Khác biệt về những điều mình chưa biết về 1 nền VH khác
o sự gặp gỡ giữa VH của người nghiên cứu với đối tượng được NC
Khác biệt về ngôn ngữ và phong tục tập quán, đâyhành vi nhà nhân học chưa
thể dự đoán trước
ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Những báo cáo không thể bị sử dụng làm hại tới cộng đồng
Không xúc phạm, làm tổn hại phẩm chất, lòng tự trọng của người được biết đến
Giữ bí mật cho người được cung cấp thông tin
Đảm bảo tính trong sáng khi nghiên cứu, sự trung thực với các giá trị
4. Mqh giữa nhân học vs các ngành KHXH khác
Nhân học và Triết học
Triết học khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, hội và
duy. Quan hệ giữa nhân học và triết học quan hệ giữa một ngành khoa học cụ thể với
thế giới quan khoa học. Triết học là nền tảng của thế giới quan, phương pháp luận nghiên
cứu của nhân học mác xít. Các nhà nhân học vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng làm
cơ sở lý luận để nghiên cứu con người trong tính toàn diện của nó.
Nhân học và Sử học
Nhân học có mối quan hệ chặt chẽ với sử học bởi nhân học nghiên cứu con người về
các phương diện sinh học, văn hóa, xã hội thường tiếp cận từ góc độ lịch sử. Những vấn
đề nghiên cứu của nhân học không thể tách rời bối cảnh lịch sử cụ thể cả về không gian
và thời gian lịch sử. Nhân học thường sử dụng các phương pháp nghiên cứu của sử học
như: phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại.
Nhân học và Xã hội học
Nhân học chú trọng điều tra nghiên cứu xã hội tiền công nghiệp, trong khi đó xã hội học
lại chủ yếu quan tâm đến xã hội công nghiệp hiện đại. Nhân học có ảnh hưởng rõ rệt đến
xã hội học. Nhiều khái niệm mang tính lý thuyết của hội học bắt nguồn từ nhân học.
Ngược lại, hội học cũng tác động trở lại đối với nhân học về phương pháp luận
ngiên cứu.
Nhân học và Địa lý học
Nhân học và đại lý học có mối quan hệ gắn bó với nhau hình thành lĩnh vực nghiên cứu
Nhân học sinh thái nhằm giải quyết mối quan hệ tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên hành vi ứng xử của con người với môi trường hội nhân văn.
Nhân học sinh thái liên quan với địa lý kinh tế trong việc phân vùng lãnh thổ mà các tộc
người sinh sống, địa - văn - hóa đểcái nhìn tổng thể trong mối quan hệ đa chiều: tự
nhiên - con người - kinh tế - văn hóa và hành vi ứng xử.
Nhân học và Kinh tế học
Nghiên cứu liên ngành giữa nhân học kinh tế học hình thành lĩnh vực nghiên cứu
Nhân học kinh tế. Nhân học không đi sâu nghiên cứu các quy luật của kinh tế học mà tập
trung tiếp cận trên bình diện văn hóa - xã hội của quá trình hoạt động kinh tế. Nhân học
kinh tế có mối quan hệ mật thiết với ngành kinh tế phát triển trong nghiên cứu nhân học
ứng dụng.
Nhân học và Tâm lý học
Mối quan hệ liên ngành giữa nhân học và tâm học xuất hiện trên lĩnh vực nghiên cứu
Nhân học tâm hay tâm lý tộc người. Trong tâm lý học, sự quan tâm chủ yếu dành cho
việc phân tích những nét tâm lý của cá nhân trong những kinh nghiệm nghiên cứu xuyên
văn hóa; còn nhân học tập trung nghiên cứu tính cách dân tộc, ý nghĩa của tính tộc người
với tư cách là tâm lý học cộng đồng tộc người. Mối quan hệ giữa nhân học và tâm lý học
thể hiện xu hướng tâm trong nghiên cứu văn hóa các thuyết văn hóa theo xu
hướng nhân học tâm lý trong những thập niên gần đây.
Nhân học và Luật học
Nghiên cứu liên ngành giữa nhân học và luật học hình thành lĩnh vực nghiên cứu Nhân
học pháp luật. Khác với luật học nghiên cứu các chuẩn mực và quy tắc hành động do
quan thẩm quyền chính thức của nhà nước đề ra, nhân học pháp luật nghiên cứu những
nhân tố văn hóa - xã hội tác động đến luật pháp trong các nền văn hóacác tộc người
khác nhau. Các nhà nhân học nghiên cứu mối quan hệ giữa luật tục và pháp luật để từ đó
vận dụng luật tục và pháp luật trong quản lý xã hội và phát triển cộng đồng.
Nhân học và Tôn giáo học
Mối quan hệ liên ngành giữa nhân học và tôn giáo học hình thành lĩnh vực Nhân học tôn
giáo. Nhân học tôn giáo nghiên cứu các hình thái tôn giáokhai, các tôn giáo dân tộc
và tôn giáo thế giới trong mối quan hệ với văn hóa tộc người.
CHƯƠNG II : CHỦNG TỘC
Các giai đoạn tiến hoá của loài người
1. Người khéo léo- Homo Habilis ( niên đại 2tr năm, sống từng bầy và thu lượm, ra đời nền
VH đá cuội, có phân công lao động, có tổ chức sơ khai, tín hiệu người đơn giản)
2. Người đứng thẳng - Homo Erectus ( phân bố ở nhiều khu vực khác nhau, 1891-93 tìm
thấy ở In, 1907 thấy ở Đức, chưa có khả năng phát ra âm tiết, sống từng bầy để thu lượm,
săn bắt, có dấu tích lán và bếp lửa)
3. Người cổ Xapien ( 20-40 vạn năm trước phát hiện ở Đức, Nam Phi, Châu Á, hái lượm
săn bắt, sử dụng công cụ đá được ghè đẽo cẩn thận, có phân công lao động, biết dùng
lông thú che thân, tạo ra nhiệt năng)
4. Người Xapien hiện đại ( 40.000 năm trước, phân bố từ Châu Úc, châu Mỹ và nơi giá
lạnh, cư trú trong hang động và dưới các mái đá, sống chủ yếu dựa vào săn bắn)-thuyết
trọng tâm và trung tâm
5. Tổ tiên trực tiếp của con người_ Oxtralopitec
1.Khái niệm chủng tộc
Là một quần thể hoặc tập hợp các quần thể đặc trưng bởi những yếu tố, những đặc điểm di
truyền về hình thái, sinh lý mà nguồn gốcquá trình hình thành của chúng liên quan đến
một vùng địa lý nhất định và rất phong phú
Chủng tộc được xác định giới hạn về mặt không gian địa lý
Quá trình hình thành chủng tộc diễn ra rất lâu dài
Chỉ giá trị phân biệt về mặt sinh học để chỉ sự khác biệt về những đặc trưng nhân học
của từng con người thể hiện tính biến dị
2. Nguyên nhân hình thành chủng tộc
Sự biệt lập quần thể kéo dài hàng vạn năm
Sự thích nghi với điều kiện sinh sống và khí hậu
Vai trò chọn lọc của tự nhiên
3. Các chủng tộc lớn trên thế giới
Tên chủng tộc Đặc điểm
Đại chủng Oxtraloit ( thổ dân da đen châu
Úc)
Da rất sẫm màu (đen hoặc nâu đen), mắt đen;
tóc đen uốn làn sóng; lông trên người rậm
rạp, đặc biệt là râu phát triển mạnh; mặt ngắn
hẹp; mũi rộng, lỗ mũi to, sống mũi gầy;
môi dày, môi trên vẩu; đầu thuộc loại đầu dài
hay rất dài; chiều cao trung bình khoảng
150cm.
Đại chủng Negroit ( da đen châu Phi)
da của đại chủng này đen sẫm. Đặc điểm hình
thái điển hình của đại chủng Nêgrôit là: da
đen, tóc xoăn tít, lông trên thân rất ít, trán
đứng, gờ trên mắt ít phát triển,cánh mũi rất
rộng làm cho mũi ngang, sống mũi không
gãy, môi rất dày nhưng hẹp. một số loại
hình mông rất phát triển. Về đặc điểm huyêt
học thì các nhóm máu A , A R tần số
1 2
cao.
Đại chủng Orôpoit ( da trắng châu Âu)
Sống tập trung ở châu Âu. Da thay đổi từ màu
sáng trắng tới nâu tối; lông trên thân rất phát
triển đặc biệt là râu; tóc thường uốn sóng; mặt
thường ra phía trước đặc biệt phần mặt
giữa; mặt hẹp dài không vẩu; màu mắt
thường xanh, xám hay nâu nhạt, không có nếp
mi góc, mũi cao hẹp; môi mỏng, cằm dài
vểnh, đầu thường tròn; đặc biệt núm
Carabeli răng hàm trên. Nhóm máu giống
người Phi.
Đại chủng Mongoloit (da vàng châu Á)
Đặc điểm thường vị trí trung gian giữa
Ơrôpôit Ôtxtralôit . Đặc điểm chung da
sáng màu có ánh vàng hoặc ngăm đen; mắt
tóc đen, hình tóc thẳng cứng; lông trên
thân ít phát triển; mặt bẹt vì hai xương gò má
rất phát triển; mũi rộng trung bình, sống mũi
không dô, gốc mũi thấp; môi dày trung bình,
hàm trên hơi vẩu; nếp mi mông cổ tỷ lệ cao;
đặc biệt răng cửa hình xẻng một đặc
trưng của đại chủng này. Thường nhóm
máu Diêgô không các đại chủng
khác. Không có nhóm A và rất ít nhóm R.
2
Thuyết phân biệt chủng tộc
Đã phân chia loài người thành những chủng tộc hạ đẳng và thượng đằng
Những người theo chủ nghĩa PBCT tìm cách chứng minh và cho rằng địa vị XH thấp
kém, trí thông minh, tính cách hay vẻ bề ngoài vĩnh viễn không thể thay đổi và truyền
qua nhiều thế hệ => Quan điểm này ủng hộ cho đức quốc xã, chế độ Apacthai và học
thuyết ly khai chủng tộc ở Mỹ.
Nghiên cứu cho thấy phần lớn sự khác biệt trong hành vi các nhóm người nằm trong vấn
đề VH. Nhân loại có khả năng tiến hoá VH như nhua
Sai lầm về KH và chính trị cần phê phán để bảo vệ quyền bình đẳng giữa dân tộc và
chủng tộc
CHƯƠNG III: TỘC NGƯỜI
1.Khái niệm
Tộc người là yếu tố cơ sở, nền tảng hình thành nên dân tộc. Có đặc điểm riêng về mặt sinh
học, ngôn ngữ, văn hoá, tập tục, có những đặc trưng, bản sắc của tộc người. =>> Là một tập
đoàn người ổn định hoặc tương đối ổn định được hình thành trong lịch sử dựa trên mối liên
hệ chung về ngôn ngữ, sinh hoạt VH và ý thức tự giác DT được thể hiện bằng 1 tộc danh
chung
Ví dụ: Tộc người Ethnic là 1 cộng đồng người hình thành và phát triển trong lịch sử trên
1 lãnh thổ nhất định, có đặc trưng chung về ngôn ngữ, đặc điểm sinh hoạt VH có chung ý
thức tự giác tộc người.
Dân tộc là chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, cùng sinh sống trên
1 lãnh thổ rộng lớn được vận hành bởi sự quản lý của Nhà nước,có thể chế chính trị nhất
định, có chung sinh hoạt kinh tế,cùng vận mệnh lịch sử, có ngôn ngữ và đặc thù VH riêng.
Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số dân của nước,
sử dụng ngôn ngữ và có những PTTQ riêng.
2. Tiêu chí tộc người
Ngôn ngữ
Là tiêu chí cơ bản để xác định tộc người nhưng không phải tiêu chí duy nhất vì sẽ có hiện
tượng song ngữ hoặc đa ngữ tồn tại
Là dấu hiệu cơ bản xem xét sự tồn tại một dân tộc và để phân biệt các dân tôc khác nhau
Vai trò của ngôn ngữ đối với tộc người:
o Hệ thống giao tiếp
o Cố kết nội bộ tộc người
o Tiếng mẹ đẻ lưu truyền các giá trị văn hóa
o Bảo vệ ngôn ngữ là bảo vệ sự tồn tại dân tộc, tộc người.
Văn hoá
Văn hoá của tộc người :tổng thể những thành tựu văn hoá thuộc về 1 tộc người nào
đó sáng tạo ra hay tiếp thu vay mượn từ tộc người khác trong quá trình lịch sử
Văn hóa tộc người: là tổng thể các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể giúp phân biệt tộc
người này với tộc người khác. Văn hóa tộc người là nền tảng nảy sinh và phát triển của ý
thức tự giác tộc người. Văn hóa tộc người tổng thể những yếu tố văn hóa mang tính
đặc trưng đặc thù tộc người, thực hiện chức năng cố kết tộc người này với tộc
người khác.
Ý thức tự giác tộc người
Là ý thức tự coi mình về 1 tộc người nhất định
Biểu hiện ở 3 khía cạnh:
o Sử dụng 1 tên gọi tộc người thống nhất
o ý niệm chung về lịch sử nguồn gốc, lịch sử huyền thoại về tổ tiên vận mệnh
lịch sử của tộc người
o Có đặc điểm VH, cùng tuân thủ PTTQ, lối sống của tộc người
3.Quá trình tộc người
sự thay đổi bất kỳ của 1 thành tố tộc người này hay một tộc người khác được diễn ra
trong quá trình. Bản chất có thể làm tộc người biến mất hoặc xuất hiện tộc người mới hoặc
xuất hiện tộc người trung gian.
2 trường hợp trong quá trình tộc người:
Quá trình biến hoá: sự thay đổi các thành tố riêng mang tính tiến hoá của tộc người,
không dẫn đến sự phá huỷ hệ thống nói chung và tộc người vẫn còn được giữ lại
Quá trình biến thể: là sự đứt đoạn với sự quá độ chuyển sang 1 tộc người mới
Quá trình phân ly
Chia nhỏ:
o 1 tộc người thống nhất được chia thành nhiều bộ phận khác, những bộ phận này trở
thành tộc người mới trong quá trình phân ly
o Ví dụ: Tộc người thống nhất là a, trong a gồm a1,a2,a3… chính là tộc người mới
Chia tách:
o Từ 1 bộ phận nhỏ của tộc người gốc, chia tách thành 1 tộc người độc lập và tộc gốc còn
tồn tại
o Ví dụ: Tộc người gốc là a, bộ phận nhỏ tách ra là a1 và cùng tồn tại
Quá trình hợp nhất
Cố kết trong nội bộ tộc người: Là tăng cường gắn kết chặt chẽ 1 tộc người bằng cách gạt
bỏ dần sự khác biệt về ngôn ngữ và VH của các nhóm địa phương, củng cố ý thức tự giác
tộc người
Cố kết giữa các tộc người trên sở chung nguồn gốc từ cộng đồng ngôn ngữ, VH
trong quá khứ
Quá trình hoà hợp diễn ra ở các tộc khác nhau về VH nhưng do quá trình giao lưu đã hoà
hợp với nhau nhưng vẫn giữ lại đặc điểm của tộc người mình
Quá trình đồng hoá
quá trình hoà tan hay làm mất đi của 1 dân tộc hoặc 1 bộ phận của dân tộc môi
trường của dân tộc khác.(3 TH)
Là mất đi hoàn toàn hay gần hết thuộc tính 1 tộc người, xuất phát vào DT khác, quá trình
này diễn ra trong các tộc người khác biệt về ngôn ngữ VH, diễn ra các DT nhỏ ít
người và kém khả năng cạnh tranh
Đồng hoá tự nhiên:
o Là quá trình giao lưu, tiếp xúc thường xuyên của 1 bộ phận hay cả tộc người với
1 tộc người khác, thường là giao lưu với DT trình độ cao hơn
o Diễn ra liên tục mang tính tự nguyện
Đồng hoá cưỡng bức
o Sử dụng chính sách của NN với biện pháp CT-KT-XH-VH để thúc đẩy quá trình
đồng hoá, thường thực hiện trong CT xâm lược
o Mang lại lợi ích cho cộng đồng lớn hơnlàm triệt tiêu ngôn ngữ, văn hoá của
cộng đồng nhỏ hơn, thường vì mục đích chính trị
4.Quá trình hoà hợp của tộc người tại VN
5. Đặc trưng VH ở VN
Là những thành tựu về VC và TT được tích luỹ trong quá trình đấu tranh sinh tồn, lao động
sáng tạo làm nên bản sắc VH riêng thể hiện qua phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, trang phục,
nhà cửa,di sản VH…
Các phong tục : ăn trầu, thổi kèn tìm bạn ở Sapa, uống rượu cần
Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, thờ thổ địa, quan công, thờ mẫu
Di sản phi VT: dân ca QHBN, Hát Xoan,Xoè Thái, Đờn ca tài tử NB
Di sản VT: cố đô Huế, Hoàng thành TL, vịnh HL, Tràng An, phố cổ Hội An
CHƯƠNG IV: VĂN HOÁ
1.Giao lưu và tiếp biến văn hoá
Biếến th Tiếến hoá Phân ly H p nhâết
Hoà
hợp
Đồg
hoá
Cố
kết
Chia
tách
Chia
nhỏ
ĐH
TN
ĐH
CB
Cố kết tộc
người chung
nguồn gốc
Cố kết giữa
tộc người
Là khái niệm do các nhà nhân học Anglo-Saxon đưa ra vào cuối thế kỉ 19 chỉ sự tiếp xúc
và lâu dài giữa hai nền VH khác nhau và hậu quả của sự tiếp xúc này là sự thay đổi hoặc
biến đổi của 1 số loại hình VH hoặc cả 2 nền VH đó.
Là quá trình 1 nền VH thích nghi, ảnh hưởng 1 nền VH khác bằng cách vay, mượn nhiều
nét đặc trưng của nền VH kia
Có thể diễn ra 1 cách cưỡng bức thông qua sự thống trị về quân sự hoặc diễn ra bằng con
đường hoà bình hơn thông qua các cơ chế như buôn bán, truyền đạo. Nền VH yếu hơn sẽ
có nguy cơ bị biến đổi rất nhiều có thể dẫn đến sự mất bản sắc của 1 nền VH ngay cả khi
nó vẫn đang tồn tại
2.Mqh giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong quá trình cộng sinh văn hoá
Là sự cùng tồn tại của yếu tố ngoại sinh và nội sinh của nhiều yếu tố VH thuộc những
nền VH khác nhau.
Những yếu tố ngoại sinh thâm nhập vào VH bản địa nếu không có chọn lọc, không có
bản lĩnh của phía tiếp nhận thì VH bản địa sẽ phải trả 1 cái giá rất đắt. Nếu nội lực VH
vững vàng, được định hướng tầm vĩ mô về chiến lược và chính sách VH thì sẽ tránh được
tình trạng bị động, phụ thuộc khi ngoại sinh xâm nhập
Trong quá trình phát triển VH tộc người, nội sinh luôn đóng vai trò quan trọng chủ đạo,
nó củng cố bản sắc VH của cộng đồng. Trền nền tảng nội sinh, ngoại sinh du nhập vào sẽ
làm phong phú, đa dạng cho nền VH bản địa, vì vậy ngoại sinh cần được chọn lọc để hài
hoà với VH bản địa.
Nhiều yếu tố VH ngoại sinh sau khi xâm nhập vào nền VH bản địa đã được tiếp nhận và
trở nên hoà hợp và nhanh chóng hoà trộn với VH nội sinh, lâu dần sẽ trở thành yếu tố nội
sinh(nội sinh hoá, bản địa hoá)
Ví dụ: Tại VN trong lĩnh vực kiến trúc vào cuối TK19 đầu TK20 có hiện tượng cộng sinh
VH trên cơ sở kết hợp những yếu tố nội sinh là kiến trúc dân gian và kiến trúc ngoại sinh
là kiến trúc phương Tây. Kết quả là phong cách kiến trúc Đông Dương ra đời như bưu
điện TT Sài Gòn, Bảo tàng LSVN, Trường Petrus…
CHƯƠNG V: TÔN GIÁO
1.Khái niệm
Tôn giáo có thể xem như là niềm tin và các dạng hành vi mà con người sử dụng để cố gắng giải
quyết những khó khăn trong cuộc sống mà những khó khăn này không thể giải quyết bằng kỹ
thuật công nghệ hay các kỹ thuật tổ chức và để vượt qua các khó khăn đó, con người hướng tới
các thế lực và vật thể siêu nhiên.
2.Đặc trưng của tôn giáo
Tôn giáo bao gồm nhiều nghi thức khác nhau như: cầu nguyện, hát xướng, vũ điệu, lời thỉnh cầu,
hiến tế…Thông qua các nghi thức, con người cố gắng chi phối, tác động vào các thế lực và thực
thể siêu nhiên bao gồm các vị thần, nữ thần, tổ tiên, thượng đế, các linh hồn hoặc các thế lực
khác tồn tại độc lập bên ngoài ý thức con người hoặc có thể kết hợp đa dạng với nhau.
Để thực hiện các nghi thức này thường có các cá nhân am hiểu và đặc biệt thành thạo trong vai
trò làm trung gian để tiếp xúc với các vật thể và thế lực này, họ giúp đỡ các thành viên của XH
để thực hiện các nghi lễ tôn giáo
3.Các loại hình tôn giáo
Tín ngưỡng vạn vật hữu linh(Animism)
Quan niệm này cho rằng tự nhiên đầy sức sống với đủ loại linh hồn. ĐV và TV đều
giống con người, đều có linh hồn như đá, suối, núi, cây cối hay những vật khác
trong tự nhiên. Do người ta quan niệm mọi vật đều có linh hồn nên những vật đó có
thể gây tai hoạ hay đem may mắn cho con người.
Trong thời nguyên thuỷ con người hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên do vậy cuộc
sống rất bấp bênh. MQH giữa con người với TN dẫn đến MQH con người với thần
linh. Con người thời này tạo ra sản phẩm nên cũng nhìn các hiện tượng TN như 1
sản phẩm do một hay những thế lực siêu nhiên tạo ra, ít nhiều mang dáng dấp người.
Ví dụ: Người Khmer Nam Bộ còn thờ tín ngưỡng Neak Tà dưới dạng thờ những hòn
đá trong ngôi miếu nhỏ,đó là tục thờ đá của người ĐNA zưa, hàng năm người dân
vẫn cúng bái trang trọng.
Tín ngưỡng vật tổ-Totem giáo
Là một trong những hình thức tôn giáo đầu tiên được công nhận trên sách báo dân
tộc học và sách báo nói chung
Theo nhà DT học Xô Viết totem giáo ban đầu không phải tôn giáo, mãi về sau mới
được phủ đầy những lễ nghi ma thuật và mới trở nên không tách rời với tôn giáo.
Được nhìn dưới góc độ là những nghi lễ chung cố kết cộng đồng xã hội. Totem chia
ra thành các nhóm gắn liền với họ hàng theo dòng cha hoặc mẹ và tin vào MQH của
mình với 1 totem nào đó, thường là ĐV hoặc TV như côn trùng, cây cỏ, mưa, mây.
Những vật thể dùng định dạng nhóm được xem lại totem vật tổ
Ví dụ: Người Arunta ở Úc có lễ nghi kinh điển về thờ vật tổ, đó là nhữung vật thể đá
được họ xem lại những vật thể hữu hình của linh hồn con người, vùng đất thiêng này
luôn được viếng bái mỗi năm một lần
Mana
Là khía cạnh của niềm tin vào sự huyền bí, niềm tin này cho phép con người kiểm
soát được các thế lực vô hình quanh mình. Vì mana là một lực ẩn, có thể dùng vào
việc có lợi cho con người qua những người có khả năng đặc biệt(xuất xứ ở
Melanesia)
Sự sợ hãi do mana huyền bí khuấy động có liên hệ mật thiết với thần linh và nhận
thức hiện hữu của thần linh
Mana làm tăng phong tục và các MQH xã hội, là quyền năng siêu phàm không
thuộc về con người mà được truyền từ một vật có mana sang một vật khác. Chữa
bệnh bằng cách đặt tay lên người bệnh là ví dụ
Shaman giáo
1 thuật ngữ để chỉ những “nhân vật đặc biệt”
Có khả năng nhập thần để tiếp kiến thần linh, để giải đáp những nguyện vọng của nhân
dân: hỏi cách chữa bệnh, cầu sự sinh sôi nảy nở, cầu xin được bảo vệ trong chiến tranh
Shaman đôi khi được coi là một hình thức “cộng sinh” với các tôn giáo tín ngưỡng khác.
Hay nói cách khác, đây là một dạng thức phổ biến của hành vi tôn giáo. Ví dụ: Hầu đồng
ở việt Nam (các cô đồng, cậu đồng)
Shaman hình thái tôn giáo thể hiện bằng phép thuật, các shaman sẽ vai trò trung
gian giữa con người & thần linh để giao tiếp ở cả 2 phía.
Shaman mang dấu ấn riêng của văn hóa dân tộc, là những sắc thái văn hóa truyền thống
thần bí cổ xưa nhất, có thể giới thiệu được bản sắc văn hóa tộc người.
Ví dụ: Người HoaNam Bộ gọi các shaman là Ông Bổn – Thổ thần: phúc thần bảo vệ
an lành, đem lại đời sống ấm no cho ND
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Là niềm tin vào sự linh thiêng của tổ tiên, dù họ đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn bên
cạnh con cháu, phù hộ cho con cháu.
Thứ nhất: niềm tin về xác - hồn, chết là về với tổ tiên chín suối, nhưng ông bà tổ tiên vẫn
thường xuyên đi về thăm nom và phù hộ cho con cháu
Cùng với đó là: sự dung hợp, đón nhận những giáo lí của Nhà Phật & Nho giáo → hoàn
thiện hơn cho tín ngưỡng này → phổ biến, phù hợp với người Việt.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã có từ xa xưa, tồn tại qua nhiều thế hệ và đóng vai trò rất
quan trọng trong đời sống tinh thần, đặc biệt là đối với người Việt
Vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đối với người dân Việt Nam:
o Giữ gìn truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.
o Giúp con người điều chỉnh hành vi và sống hướng thiện.
o Gợi nhắc thế hệ con cháu về ý thức trách nhiệm với chính mình, gia đình, cộng
đồng XH
4. Xu thế của đời sống tôn giáo hiện đại
Xu hướng đa dạng hóa tôn giáo
Đa dạng hóa tôn giáo không phải một xu hướng mới trên thế giới. Đa dạng hóa
tôn
giáo là một quá trình đã và đang diễn ra trong đời sống xã hội tôn giáo hiện đại.
Ví dụ, ở Việt Nam, nơi có một hệ thống tôn giáo đa dạng, bao gồm các tôn giáo
bản địa và những tôn giáo ngoại nhập (có lẽ trừ Do Thái giáo, còn các tôn giáo lớn
trên thế giới đều có mặt ở Việt Nam), các hiện tượng tôn giáo mới cũng ngày càng
tăng.
Đa dạng hóa tôn giáo góp phần làm phong phú thêm “thị trường tôn giáo”, làm sôi
động thêm “thị trường tâm linh”; điều đó cho thấy nhu cầu tâm linh của con người
ngày càng được đáp ứng tốt hơn, phù hợp hơn với từng cá nhân.
Xu hướng toàn cầu hóa tôn giáo
Song song với xu hướng đa dang
Ÿ
hóa tôn giáo, xu hướng toàn cầu hóa tôn giáo đã và
đang hống trị đời sống tôn giáo trên thế giới. Toàn cầu hóa tôn giáo là hệ quả tất yếu
của xu thế toàn cầu hóa kinh tế và toàn cầu hóa văn hóa đã diễn ra trên thế giới hơn
một thế kỷ qua.
Chúng ta có thể thấy rõ các tôn giáo từ dân tộc đã vươn đến tính quốc tế. Ấn Độ
giáo là một thí dụ điển hình cho xu hướng xâm nhập tôn giáo ngược theo chiều Nam
- Bắc. Ấn Độ giáo mang bản chất xã hội Ấn Độ, không thể tách rời khỏi xã hội Ấn
Độ, không có những thiết chế để truyền giáo ra ngoài xã hội Ấn Độ. Tuy nhiên, đến
những năm cuối của thế kỷ XX, sự gặp gỡ giữa đạo Tin Lành và Ấn Độ giáo đã hình
thành phong trào “Tân Ấn giáo”, và chính trong quá trình đó, Ấn Độ giáo đã được
xã hội phương Tây chấp nhận.
Xu hướng cá nhân hóa tôn giáo
Bên cạnh xu hướng chủ lưu toàn cầu hóa tôn giáo, xu hướng cá nhân hóa (cá thể hóa
tôn giáo) cũng đang dần trở nên rõ rệt hơn và ảnh hưởng đến xu hướng phát triển tôn
giáo thế giới nói chung cũng như xu hướng biến đổi tôn giáo của các quốc gia và các
dân tộc nói riêng.
CHƯƠNG VIII: THÂN TỘC- HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
I.Hôn nhân
1.Khái niệm
Là sự giao kết giữa nam và nữ
Được hợp thức hóa bởi các tập quán và luật pháp của XH
Nhằm chung sống khác giới tính với nhau để tái sản xuất ra con người
Từ đó sản sinh những quyền hạn và trách nhiệm của vợ chồng với nhau và con cháu của họ.
2.Chức năng
Hôn nhân một thể chế nhằm thoả mãn nhiều loại chức năng khác nhau trong duy trì kéo dài
cuộc sống con người.
Hợp thức hóa quan hệ tình dục:
Quan hệ tình dục là thành phần quan trọng vì hôn nhânđiều kiện tiên quyếtchính
thức để có thể bắt đầu hoạt động tình dục
Các mối quan hệ tình dụcthể tồn tại mà không cần đến sự chung thủy hoặc cam kết
gắn bó ở nhiều XH khác
Sự ràng buộc của hôn nhân sẽ làm giảm đi sự xung đột tiềm tàng quan hệ tình dục đối
với những cá nhân → góp phần ổn định XH
Thiết lập các GĐ hạt nhân mới & XĐ quyền lợi, nghĩa vụ của các thành viên:
Kết hôn sẽ tạo ra gia đình mới vì lợi ích của các thành viên, không chỉ vợ chồng mà con
cái của họ sinh ra.
Hôn nhân hình thành các ràng buộc hội được thể chế hóa một cách hợp pháp mối
quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái.
Trong quan hệ tình dục, người vợ và chồng đều có quyền quan hệ với người kia
Người chồng người vợ toàn quyền hoặc một phần quyền đối với thành quả lao
động và tài sản của người kia, khối tài sản chung được thiết lập vì lợi ích của con cái
Tạo lập các liên minh họ hàng:
Hôn nhân tạo ra các liên minh giữa họ hàng của hai vợ chồng
Có sự liên quan sâu sắc và kéo dài với những người họ hàng được xem là đương nhiên
và có thuật ngữ quan hệ thích tộc.
Thông qua hôn nhân tạo nên các mối ràng buộc giữa những người quan hệ với nhau
qua hôn nhân gọi là liên minh thích tộc nhằm thể hiện các chức năng sinh tồn, chính trị,
pháp luật, kinh tế xã hội vì lợi ích những người liên quan.
Trách nhiệm của những người họ hàng là mang đến cho họ những thứ cần thiết cho cuộc
sống, giúp đỡ, chia sẻ với nhau nghĩa vụ của những người họ hàng là có trách nhiệm lẫn
nhau khi có chiến tranh.
Mối quan hệ họ hàng còn bị chi phối phong tục nghi lễ qua việc chuyển giao hàng hóa,
dịch vụ.
o Sính lễ: Là tài sản được chuyển từ gia đình chú rể đến với gia đình dâu. Sính lễ
thể động vật, tiền bạc, nhà cửa, Chất lượng phụ thuộc vào sự giàu
danh tiếng của chú rể, chú rể càng quyền thế thì sính lễ càng lớn
o Ví dụ: Ở dân tộc ít người trung du, miền núi Bắc Bộ nhà gái thách cưới nhà trau và
nhà trai phải thực hiện nếu không sẽ không cưới được vợ
o Tục rể: một hình thức đền khác cho gia đình dâu dưới hình thức lao
động của chú rể. Phổ biến trong xã hội du mục
o Của hồi môn: Trong câu hồi môn lợi ích chảy ngược với quà sính lễ hay việc làm
rể. Là phần của cải cha mẹ bên vợ cho con gái của mình đi lấy chồng hoặc gia
đình chồng cho con dâu.
3.Các hình thức cư trú sau hôn nhân
Phản ánh tính chất hôn nhân
Thể hiện vai trò của vợ và chồng thông qua quyền lợi và nghĩa vụ
Tính chất và thiết chế XH
Cư trú bên chồng
Khi cặp vợ chồng mới cưới sống với gia đình chồng được gọi là cư trú bên chồng
Hình thức thịnh hành nhất ngày nay
Cư trú bên vợ
Hình thức này được gọi là cư trú bên vợ, thường thấy nhất trong XH mẫu hệ
Nồng cốt của XH bao gồm 1 phụ nữ, các chị em gái và các con gái của họ với các ông
chồng
Cư trú độc lập
Cặp vợ chồng mới cưới sẽ không sống gần gia đình bên vợ hay bên chồng mà tách ra
ở chỗ riêng độc lập, phổ biến trong XH ngày nay
Cư trú bên cậu
Cặp vợ chồng mới cưới sống gần anh trai hay em trai của mẹ chồng-là người đàn ông
quan trọng nhất trong dòng họ bên mẹ, ít phổ biến
II.Gia đình
1.Khái niệm
Là một cộng đồng người chung sốnggắn bó với nhau bởi hai MQH cơ bản: quan hệ hôn
nhân & quan hệ huyết thống
Là thiết thế XH mang tính LS & đa dạng trong các nền văn hóa
Là có từ hai hay nhiều cá nhân tự xem mình có quan hệ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau về kinh
tế và cũng chia sẻ với nhau về trách nhiệm nuôi dạy con cáu
Có mối quan hệ sinh học – XH
2.Chức năng
Tái sản xuất ra con người
Quan hệ tình dục để tái sản xuất con người là chức năng cơ bản nhất cảu gia đình
Gia đình - nơi đảm bảo trật tự mối quan hệ giới tính trong hội loài người, bảo tồn
giống nòi của tộc người
Được thực hiện qua những mối quan hệ hôn nhân, quan hệ thân tộc, quan hệ dòng họ,
quan hệ lao động, tài sản
Có sự khác biệt giữa các dân tộc theo chế độ mẫu hệ và phụ hệ:
Mẫu hệ: của cải cho con gái được thửa hưởng khi lậpmới, có quyền chung sống
với GĐ cha mẹ
Phụ hệ: của cải ưu tiên cho con trai
VD: Ở VN, quan niệm gia đình có phúc là gia đình có nhiều con cháu, nhiều của cải
Kinh tế
Tiến hành các hoạt động kinh tế, chăm lo đời sống vật chất cho gia đình
Chức năng kinh tế gồm: Chức năng sản xuất & chức năng tiêu dùng
Trong XH nông nghiệp, KT hộ 1 đơn vị SX, phân công chủ yếu theo giới
tính và tuổi tác:
o Nam giới thường làm những CV nặng nhọc, SX ra của cải vật chất
o Nữ giới SX hàng tiêu dùng, nội trợ và chăm sóc con cái.
Trong XH công nghiệp, GĐ không còn là đơn vị sản xuất mà là đơn vị tiêu dùng.
o Các thành viên trong đóng góp tiền bạc vào vc tiêu dùng và mọi người lại
có những khoản tiền tiêu dùng riêng cho cá nhân
o Chức năng tiêu dùng đóng 1 vai trò quan trọng trong sinh hoạt kinh tế GĐ
Văn hoá-Giáo dục
một chức năng quan trọng của gia đình, gia đình MT hội đầu tiên để hình
thành nhân cách
Tâm lí học cho biết tình cảm và nhân cách của cá nhân hình thành từ ấu thơ
Gia đình truyền lại cho con cháu những di sản văn hóa, tạo những định hướng giá trị
Gia đình giáo dục cho con cháu những phẩm chất đạo đức, giá trị văn hóa dân tộc
để chúng tự ý thức, nhận biết về dân tộc mình
VD:
o Đứa trẻ sinh ra bỡ ngỡ bước vào đời, không khí yêu thương của những người
xung quanh gây cho nó cảm giác yên tâm với xung quanh
o Gia đình dạy đứa trẻ từ tấm bé, văn hóa dân tộc, học ăn, học nói, bắt chước
người lớn,…(“Giỏ nhà ai, quai nhà nấy”)
3.Liên hệ về biện pháp gìn giữ GĐ truyền thống trong bối cảnh hiện đại hoá
Một là:
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về nét đẹp truyền thống của
gia đình Việt Nam. Mỗi gia đình cần nhận thức sâu sắc rằng, nét đẹp văn hóa
truyền thống của gia đình là tài sản tinh thần vô giá, liều thuốc vạn năng giúp cho
mỗi con người có những suy nghĩ, hành động đúng đắn, hợp lý trong công việc,
cũng như trong cuộc sống.
Cần đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền giáo dục để mỗi cá nhân,
mỗi gia đình và toàn xã hội nhận thức đúng đắn về vai trò của đạo đức gia đình,
những nét đẹp của đạo đức truyền thống trong sự hình thành và phát triển nhân
cách của mỗi người.
Đặc biệt, cần chú trọng giáo dục cho thế hệ trẻ những giá trị đạo đức truyền
thống, gia phong và văn hoá ứng xử trong gia đình giúp họ thấy được sự tiếp nối
giữa truyền thống và hiện đại, cho họ nền tảng để rèn giũa phẩm chất đạo đức của
bản thân.
Hai là:
Đẩy mạnh xây dựng gia đình văn hóa trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống tốt đẹp, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu, tiếp biến
những giá trị tiến bộ, hiện đại. Gia đình Việt Nam có những giá trị tốt đẹp vừa tạo
nên sự gắn kết trong gia đình lại vừa tạo sự cố kết cộng đồng; tình yêu gia đình
gắn chặt với tình yêu dân tộc.
Cần thực hiện hôn nhân tiến bộ một vợ một chồng trên cơ sở tình yêu chân chính
giữa nam và nữ, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ; xây dựng bầu không khí gia
đình dân chủ, bình đẳng, hoà thuận, yêu thương; củng cố gia phong, xây dựng gia
giáo, giáo dục gia huấn cho các thế hệ trên cơ sở những giá trị đạo đức gia đình
truyền thống
Nhà nước một mặt, cần có các chính sách thúc đẩy việc hình thành những giá trị,
văn hóa gia đình hiện đại; mặt khác, phát huy được các giá trị tốt đẹp của văn hóa
gia đình truyền thống, chống lại sự đứt đoạn về văn hóa trong quá trình chuyển đổi
từ truyền thống sang hiện đại. Nhà nước cần ưu tiên bảo đảm nguồn lực, đồng thời
huy động sự đóng góp của toàn xã hội và tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế cho công tác
gia đình hiện nay.
Ba là
Ba là, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Sự
no ấm về đời sống vật chất, lành mạnh và phong phú về đời sống văn hóa tinh
thần là những tiền đề vững chắc bảo đảm cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, đạo
đức… của các thành viên gia đình.
Cần có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, chuyển dịch cơ cấu
ngành nghề, cơ cấu lao động; đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp; từng bước rút dần lao động nông nghiệp sang phát triển ngành nghề, tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ trong khu vực nông thôn…, qua đó tăng cơ hội việc
làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động cho gia đình và xã hội.
4.Các loại hình GĐ
Gia đình hạt nhân
Là loại hình gia đình gồm 2 thế hệ: 1 cặp vợ chồng và những đứa con chưa lập gia
đình, nó có thể mở rộng thêm khi có những người họ hàng độc thân
Là loại hình gia đình phổ biến
Gồm: Gia đình hạt nhân trọn vẹn(bố mẹ và con cái) và gia đình nhỏ không trọn
vẹn(vợ hoặc chồng và các con) hoặc một cặp vợ chồng không có con
Gia đình mở rộng
Là loại gia đình bao gồm tối thiểu từ 2 cặp vợ chồng trở lên và những đứa con của
họ có khả năng tồn tại độc lập như 1 gia đình. Hình thức sở hữu của gia đình với
ruộng đất, tài sản, cung cách sản xuất và quan hệ chi tiêu trong gia đình
Gia đình mở rộng theo chiều dọc(trực hệ) có ít nhất 3 thế hệ: cha mẹ, con cái đã có
vợ chồng và các cháu…cùng sống trong 1 gia đình
Gia đình mở rộng theo chiều ngang(bàng hệ) thì anh em trai gái sau khi lấy vợ lấy
chồng vẫn cùng chung sống với nhau trong 1 gia đình
Việc chăm sóc con cái không nhất thiết của bố mẹ mà bao gồm cả anh em, ông bà
hợp tác chăm sóc, kiểu gia đình này không phù hợp với cuộc sống di động cao
III.Thân tộc
Khái niệm
Thân tộc là cơ sở tổ chức XH mà trong dó các thành viên được xác lập MQH thông
qua MQH huyết thống và gia đình. Đây là MQH nổi trội nhất trong tất cả các MQH
của XH con người và có tác động ảnh hưởng rất lớn đối với MQH khác như MQH
chính trịi, kinh tế, văn hoá…
Hay nói cách khác, thân tộc có thể được xem như hạt nhân của 1 cơ cấu tổ chức XH
loài người từ xưa đến nay. Trong mỗi mối dây ràng buộc XH bằng huyết thống và
hôn nhân sẽ tạo nên cơ sở cho việc xây dựng tính cấu kết cộng đồng và những MQH
XH gắn bó mật thiết hơn
Hệ thống thân tộc
Nhóm hệ thống thân tộc ghép nhóm thuật ngữ không theo dòng: Hawai và Eskimo
Nhóm hệ thống thân tộc ghép nhóm thuật ngữ theo dòng: Ohama. Crow, Iroquois
Nhóm hệ thống thân tộc không ghép nhóm gồm Sudanese
| 1/23

Preview text:

CÁC VẤN ĐỀ LỚN ÔN TẬP NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG CHƯƠNG I  Khái niệm nhân học 
Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của nhân học 
Phương pháp nghiên cứu trong điền dã nhân học (pp p. vấn sâu, pp quan sát tham dự) 
Mqh giữa nhân học vs các ngành KHXH khác ( theo thứ tự ưu tiên: dân tộc học --> gốc sử học -->...) 
Mqh giữa chủ thể khách thể, sốc văn hoá trong n/cứu
CHƯƠNG II : CHỦNG TỘC  Khái niệm  Nguyên nhân hình thành 
Các chủng tộc lớn trên TG 
Sự giống và khác nhau giữa (4) các chủng tộc lớn 
5 quá trình, giai đoạn tiến hoá 
Thuyết phân biệt chủng tộc ( nạn phân biệt chủng tộc)
CHƯƠNG III: TỘC NGƯỜI 
Khái niệm ( dt thiểu số, dân tộc, tộc người) có VD cụ thể 
Tiêu chí tộc người (3 tiêu chí: ngôn ngữ, đặc trưng về mặt vhoa, ý thức tự giác tộc người;
tiêu chí từ xưa thời kì trước bh ít sử dụng: lãnh thổ, đặc trưng kinh tế) tiêu chí 1,2 đang dần bị nhạt dần 
Quá trình tộc người (học kĩ) ( hoà hợp, phân li, tiến hoá tộc người) 
Quá trình hoà hợp của tộc người tại VN 
Đặc điểm văn hóa tộc người ở VN
CHƯƠNG IV: VĂN HOÁ 
Giao lưu và tiếp biến văn hoá 
Mqh giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong quá trình cộng sinh văn hoá
CHƯƠNG V: TÔN GIÁO  Khái niệm  Đặc trưng của tôn giáo 
Các loại hình tôn giáo nguyên thủy còn lại cho đến ngày nay ( vạn vật hữu linh, totem giáo,...5cái) 
Xu thế của đời sống tôn giáo hiện đại (tr163) ( toàn cầu hóa tôn giáo, đa dạng hóa tôn
giáo, thế tục hoá tôn giáo, dân tộc hoá tôn giáo) --> Trình bày xu thế, thế tục hoá ở VN
hiện nay: nêu kn, biểu hiện của nó ntn?
CHƯƠNG VIII: THÂN TỘC- HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (chủ yếu)  Hôn nhân  Khái niệm  Chức năng 
Các hình thức cư trú sau hôn nhân  Lấy dẫn chứng ở VN  Gia đình  Chức năng  Vai trò 
Liên hệ về biện pháp gìn giữ GĐ truyền thống trong bối cảnh hiện đại hoá  Các loại hình GĐ  Thân tộc  Khái niệm  Loại hình tiêu biểu CHƯƠNG I
1.Khái niệm nhân học
 Là ngành KH nghiên cứu tổng hợp về bản chất con người trên các phương diện sinh học, xã
hội, văn hoá của các nhóm người, các cộng đồng dân tộc khác nhau cả về quá khứ cho tới hiện nay
 Định nghĩa khác: NH nghiên cứu sự tiến hoá của con người, các XH và VH khác nhau do
con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử và tính đa dạng của các XH con người trên thế giới ngày nay
 Thuật ngữ NH (Anthropology) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, ghép bởi 2 tywf anthropos
nghĩa là người và logos là khái niệm, học thuyết.
2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của nhân học
 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tổng hợp về bản chất của con người trên các phương
diện sinh học, văn hoá, xã hội của các nhóm người, cộng đồng dân tộc khác nhau của cả về quá khứ tới hiện nay
 Nhiệm vụ nghiên cứu: Thông qua việc tìm hiểu để lý giải hiện tượng liên quan tới con
người thông qua KHNH, hướng tới sử dụng những tri thức ấy phục vụ cho mục đích sinh tồn của con người. 
Với Con người xã hội, nhiệm vụ nghiên cứu là: .
nhân học văn hóa xã hội o
Khảo cổ học: nghiên cứu các di vật còn lại của con người thời cổ để làm sáng tỏ các nền văn hóa cổ. o
Nhân học ngôn ngữ: tìm hiểu ngôn ngữ một cách toàn diện trong tương quan với bối
cảnh về văn hóa, lịch sử và sinh học. o
Dân tộc học: nghiên cứu văn hóa - xã hội của các dân tộc. 
Với Con người sinh học, nhiệm vụ nghiên cứu là: nhân học hình thể o
Nhân học hình thể được chia thành 3 chuyên ngành nhỏ hơn: Cổ nhân học, Linh trưởng học, Chủng tộc học. o
Cổ nhân học: nghiên cứu các hóa thạch của con người để tái hiện lại sự tiến hóa của con người. o
Linh trưởng học: nghiên cứu những động vật có họ hàng gần gũi nhất với con người - loài linh trưởng. o
Chủng tộc học: nghiên cứu các chủng tộc khác nhau trên thế giới khi tiến hành phân
loại cư dân trên thế giới thành 4 đại chủng: Ơrôpôit, Môngôlôit, Nêgrôit, Oxtralôit.
3.Phương pháp nghiên cứu  Điền dã 
Là phương pháp nghiên cứu thực địa thông qua quan sát, phỏng vấn, đóng vai trò người
trong và ngoài cuộc trên quan điểm chủ thể và khách thể phân tích và phát hiện ra những
vấn đề được gọi là sốc văn hoá. 
Trong nghiên cứu NH, các phương pháp ấy cần được vận dụng linh hoạt, đảm bảo nguyên
tắc KH, có nhận định và phân tích xác thực, chân thực nhất về đối tượng nghiên cứu.  Quan sát tham dự 
Là tham gia vào cộng đồng nghiên cứu để quan sát, thu thập tài liệu dân tộc. Người
nghiên cứu tham gia và quan sát sự việc khi nó diễn ra mà không làm ảnh hưởng đến bối
cảnh tự nhiên. Thông qua quan sát 1 thời gian, nhà nhân học mô tả chính xác và chi tiết về
những vấn đề của đối tượng XH mà NH nghiên cứu  Ưu điểm: o
Cho kết quả cao hơn so với quan sát không tham dự vì nó cho phép đi sâu vào thế giới
nội tâm của con người để hiểu hơn nguyên nhân, động cơ của hoạt động được quan sát o
Cung cấp những thông tin liên quan đến hoạt động của nhóm  Hạn chế: o
Điều tra viên phải nắm bắt, tìm hiểu một số khía cạnh về nghề nghiệp, hoạt động của người được quan sát o
Yêu cầu 1 thời gian dài quan sát để thích ứng với MT mới o
Điều tra viên tham gia thời gian dài sẽ tạo cảm giác quen thuộc hiển nhiên mà không
để ý đến những yếu tố khách quan o
Ảnh hưởng đến nhận định khách quan của ĐTV, không còn giữ được lập trường trung
lập trong nghiên cứu và đánh giá  Phỏng vấn 
Là hình thức người được phỏng vấn sẽ trả lời một số câu hỏi mà người phỏng vấn đặt
ra nhằm mục đích thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Câu hỏi PV có thể được soạn trước hoặc đặt ra trong quá trình PV.  Hình thức PV o
Bảng hỏi: Là hỏi những câu giống nhau đối với tất cả mọi người. Bảng hỏi thường
được tiến hành ở giai đoạn giữa hoặc sau của nghiên cứu điền dã. Để thực hiện loại
phỏng vấn này nhà nhân học phải cộng tác chặt ché với người cung cấp thông tin.
Nếu cộng đồng nghiên cứu đông thì nhà nhân học phải chọn một số lượng nhất định
để điều tra theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên. o
Phỏng vấn sâu: Người PV trò chuyện trực tiếp với người cung cấp thông tin, hỏi và
ghi chép câu trả lời. Nếu người điều tra có kiến thức, ngôn ngữ địa phương sẽ là
điều kiện thuận lợi để tiếp xúc với cộng đồng  Ưu điểm: o
Tìm được các thống tin cực kỳ chi tiết hơn là các số liệu o
Có thể linh hoạt trong phỏng vấn, phát hiện cách đặt câu hỏi phù hợp cho phỏng vấn
bán cấu trúc hoặc bộ câu hỏi. o
Có thể xây dựng mối quan hệ tốt với người cung cấp thông tin o
Hữu ích khi phỏng vấn các vấn đề tế nhị và nhạy cảm o
Không khí của buổi phỏng vấn thoải mái và cởi mở.  Nhược điểm: o
Người phỏng vấn cần tự tin và có kỹ năng cao o
Khi giải quyết số liệu thì khá khó khăn do không có mẫu chuẩn bị sẵn nên mỗi cuộc
phỏng vấn là một cuộc trò chuyện không lặp lại, vì vậy rất khó hệ thống hóa các
thông tin cũng như phân tích số liệu. o
Dễ bị lan man, chi phối hoặc đi lạc hướng của đề tài o
Tốn nhiều thời gian vì có quá nhiều việc phải làm trong quá trình phỏng vấn như
ghi chép và phân tích kết quả.
 Người bên trong và người bên ngoài 
Trong công tác nghiên cứu điền dã DT học, tác giả nghiên cứu có cả người bản địa và
người nghiên cứu ngoài cuộc 
Trong nghiên cứu tham dự xuất hiện 2 quan điểm, 2 ý kiến so sánh: Nếu người NC là
bản địa thì khả năng nghiên cứu sẽ tốt hơn so với người bên ngoài. Còn người bên
ngoài sẽ có khả năng đặt nhiều câu hỏi sâu sắc và không ngại phỏng vấn
 Chủ thể và khách thể 
Chủ thể là quan điểm của người bên trong đưa ra thế giới và quan niệm về những đặc
trưng riêng về thế giới của họ 
Khách thể là quan điểm của người bên ngoài khi quan sát cách ứng xử của cá thể,
nhóm người trong cuộc phát biểu 
Trong thực tế nghiên cứu DDTH sẽ xảy ra 1 trường hợp chuyển biến như sau: Người
NC là người bên ngoài với quan điểm khách thể để nghiên cứu. Trong quá trình tham
gia, quan sát, phỏng vấn sẽ trải nghiệm văn hoá của đối tượng nghiên cứu bằng quan
điểm chủ thể sau đó quay trở về ghi chép bằng quan điểm khách thể  Sốc văn hoá 
Là 1 thuật ngữ sử dụng để chỉ sự lo lắng và những cảm xúc như ngạc nhiên, mất
phương hướng, bối rối mà 1 người cảm thấy khi phải hoạt động trong 1 nền văn hoá
hay môi trường hoàn toàn khác.  Sốc VH xảy ra khi: o
Khác biệt về những điều mình chưa biết về 1 nền VH khác o
Có sự gặp gỡ giữa VH của người nghiên cứu với đối tượng được NC
Khác biệt về ngôn ngữ và phong tục tập quán, đây là hành vi mà nhà nhân học chưa thể dự đoán trước
ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
 Những báo cáo không thể bị sử dụng làm hại tới cộng đồng
 Không xúc phạm, làm tổn hại phẩm chất, lòng tự trọng của người được biết đến
 Giữ bí mật cho người được cung cấp thông tin
 Đảm bảo tính trong sáng khi nghiên cứu, sự trung thực với các giá trị
4. Mqh giữa nhân học vs các ngành KHXH khác
 Nhân học và Triết học 
Triết học là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư
duy. Quan hệ giữa nhân học và triết học là quan hệ giữa một ngành khoa học cụ thể với
thế giới quan khoa học. Triết học là nền tảng của thế giới quan, phương pháp luận nghiên
cứu của nhân học mác xít. Các nhà nhân học vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng làm
cơ sở lý luận để nghiên cứu con người trong tính toàn diện của nó.  Nhân học và Sử học 
Nhân học có mối quan hệ chặt chẽ với sử học bởi vì nhân học nghiên cứu con người về
các phương diện sinh học, văn hóa, xã hội thường tiếp cận từ góc độ lịch sử. Những vấn
đề nghiên cứu của nhân học không thể tách rời bối cảnh lịch sử cụ thể cả về không gian
và thời gian lịch sử. Nhân học thường sử dụng các phương pháp nghiên cứu của sử học
như: phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại.
 Nhân học và Xã hội học 
Nhân học chú trọng điều tra nghiên cứu xã hội tiền công nghiệp, trong khi đó xã hội học
lại chủ yếu quan tâm đến xã hội công nghiệp hiện đại. Nhân học có ảnh hưởng rõ rệt đến
xã hội học. Nhiều khái niệm mang tính lý thuyết của xã hội học bắt nguồn từ nhân học.
Ngược lại, xã hội học cũng có tác động trở lại đối với nhân học về phương pháp luận ngiên cứu.
 Nhân học và Địa lý học 
Nhân học và đại lý học có mối quan hệ gắn bó với nhau hình thành lĩnh vực nghiên cứu
Nhân học sinh thái nhằm giải quyết mối quan hệ tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và hành vi ứng xử của con người với môi trường xã hội và nhân văn.
Nhân học sinh thái liên quan với địa lý kinh tế trong việc phân vùng lãnh thổ mà các tộc
người sinh sống, địa - văn - hóa để có cái nhìn tổng thể trong mối quan hệ đa chiều: tự
nhiên - con người - kinh tế - văn hóa và hành vi ứng xử.
 Nhân học và Kinh tế học 
Nghiên cứu liên ngành giữa nhân học và kinh tế học hình thành lĩnh vực nghiên cứu
Nhân học kinh tế. Nhân học không đi sâu nghiên cứu các quy luật của kinh tế học mà tập
trung tiếp cận trên bình diện văn hóa - xã hội của quá trình hoạt động kinh tế. Nhân học
kinh tế có mối quan hệ mật thiết với ngành kinh tế phát triển trong nghiên cứu nhân học ứng dụng.
 Nhân học và Tâm lý học 
Mối quan hệ liên ngành giữa nhân học và tâm lý học xuất hiện trên lĩnh vực nghiên cứu
Nhân học tâm lý hay tâm lý tộc người. Trong tâm lý học, sự quan tâm chủ yếu dành cho
việc phân tích những nét tâm lý của cá nhân trong những kinh nghiệm nghiên cứu xuyên
văn hóa; còn nhân học tập trung nghiên cứu tính cách dân tộc, ý nghĩa của tính tộc người
với tư cách là tâm lý học cộng đồng tộc người. Mối quan hệ giữa nhân học và tâm lý học
thể hiện xu hướng tâm lý trong nghiên cứu văn hóa và các lý thuyết văn hóa theo xu
hướng nhân học tâm lý trong những thập niên gần đây.
 Nhân học và Luật học 
Nghiên cứu liên ngành giữa nhân học và luật học hình thành lĩnh vực nghiên cứu Nhân
học pháp luật. Khác với luật học nghiên cứu các chuẩn mực và quy tắc hành động do cơ
quan thẩm quyền chính thức của nhà nước đề ra, nhân học pháp luật nghiên cứu những
nhân tố văn hóa - xã hội tác động đến luật pháp trong các nền văn hóa và các tộc người
khác nhau. Các nhà nhân học nghiên cứu mối quan hệ giữa luật tục và pháp luật để từ đó
vận dụng luật tục và pháp luật trong quản lý xã hội và phát triển cộng đồng.
 Nhân học và Tôn giáo học 
Mối quan hệ liên ngành giữa nhân học và tôn giáo học hình thành lĩnh vực Nhân học tôn
giáo
. Nhân học tôn giáo nghiên cứu các hình thái tôn giáo sơ khai, các tôn giáo dân tộc
và tôn giáo thế giới trong mối quan hệ với văn hóa tộc người.
CHƯƠNG II : CHỦNG TỘC
Các giai đoạn tiến hoá của loài người
1. Người khéo léo- Homo Habilis ( niên đại 2tr năm, sống từng bầy và thu lượm, ra đời nền
VH đá cuội, có phân công lao động, có tổ chức sơ khai, tín hiệu người đơn giản)
2. Người đứng thẳng - Homo Erectus ( phân bố ở nhiều khu vực khác nhau, 1891-93 tìm
thấy ở In, 1907 thấy ở Đức, chưa có khả năng phát ra âm tiết, sống từng bầy để thu lượm,
săn bắt, có dấu tích lán và bếp lửa)
3. Người cổ Xapien ( 20-40 vạn năm trước phát hiện ở Đức, Nam Phi, Châu Á, hái lượm
săn bắt, sử dụng công cụ đá được ghè đẽo cẩn thận, có phân công lao động, biết dùng
lông thú che thân, tạo ra nhiệt năng)
4. Người Xapien hiện đại ( 40.000 năm trước, phân bố từ Châu Úc, châu Mỹ và nơi giá
lạnh, cư trú trong hang động và dưới các mái đá, sống chủ yếu dựa vào săn bắn)-thuyết trọng tâm và trung tâm
5. Tổ tiên trực tiếp của con người_ Oxtralopitec
1.Khái niệm chủng tộc
 Là một quần thể hoặc tập hợp các quần thể đặc trưng bởi những yếu tố, những đặc điểm di
truyền về hình thái, sinh lý mà nguồn gốc và quá trình hình thành của chúng liên quan đến
một vùng địa lý nhất định và rất phong phú
 Chủng tộc được xác định giới hạn về mặt không gian địa lý
 Quá trình hình thành chủng tộc diễn ra rất lâu dài
 Chỉ có giá trị phân biệt về mặt sinh học để chỉ sự khác biệt về những đặc trưng nhân học
của từng con người thể hiện tính biến dị
2. Nguyên nhân hình thành chủng tộc
 Sự biệt lập quần thể kéo dài hàng vạn năm
 Sự thích nghi với điều kiện sinh sống và khí hậu
 Vai trò chọn lọc của tự nhiên
3. Các chủng tộc lớn trên thế giới Tên chủng tộc Đặc điểm
Đại chủng Oxtraloit ( thổ dân da đen châu
Da rất sẫm màu (đen hoặc nâu đen), mắt đen; Úc)
tóc đen uốn làn sóng; lông trên người rậm
rạp, đặc biệt là râu phát triển mạnh; mặt ngắn
và hẹp; mũi rộng, lỗ mũi to, sống mũi gầy;
môi dày, môi trên vẩu; đầu thuộc loại đầu dài
hay rất dài; chiều cao trung bình khoảng 150cm.
Đại chủng Negroit ( da đen châu Phi)
da của đại chủng này đen sẫm. Đặc điểm hình
thái điển hình của đại chủng Nêgrôit là: da
đen, tóc xoăn tít, lông trên thân rất ít, trán
đứng, gờ trên ổ mắt ít phát triển,cánh mũi rất
rộng làm cho mũi bè ngang, sống mũi không
gãy, môi rất dày nhưng hẹp. Ở một số loại
hình mông rất phát triển. Về đặc điểm huyêt
học thì các nhóm máu A1, A2 và R có tần số cao.
Đại chủng Orôpoit ( da trắng châu Âu)
Sống tập trung ở châu Âu. Da thay đổi từ màu
sáng trắng tới nâu tối; lông trên thân rất phát
triển đặc biệt là râu; tóc thường uốn sóng; mặt
thường dô ra phía trước đặc biệt là phần mặt
giữa; mặt hẹp và dài không vẩu; màu mắt
thường xanh, xám hay nâu nhạt, không có nếp
mi góc, mũi cao và hẹp; môi mỏng, cằm dài
và vểnh, đầu thường là tròn; đặc biệt có núm
Carabeli ở răng hàm trên. Nhóm máu giống người Phi.
Đại chủng Mongoloit (da vàng châu Á)
Đặc điểm thường có vị trí trung gian giữa
Ơrôpôit và Ôtxtralôit . Đặc điểm chung là da
sáng màu có ánh vàng hoặc ngăm đen; mắt và
tóc đen, hình tóc thẳng và cứng; lông trên
thân ít phát triển; mặt bẹt vì hai xương gò má
rất phát triển; mũi rộng trung bình, sống mũi
không dô, gốc mũi thấp; môi dày trung bình,
hàm trên hơi vẩu; nếp mi mông cổ tỷ lệ cao;
đặc biệt có răng cửa hình xẻng là một đặc
trưng của đại chủng này. Thường có nhóm
máu Diêgô mà không có ở các đại chủng
khác. Không có nhóm A và rất ít nhóm R. 2
 Thuyết phân biệt chủng tộc
Đã phân chia loài người thành những chủng tộc hạ đẳng và thượng đằng 
Những người theo chủ nghĩa PBCT tìm cách chứng minh và cho rằng địa vị XH thấp
kém, trí thông minh, tính cách hay vẻ bề ngoài vĩnh viễn không thể thay đổi và truyền
qua nhiều thế hệ => Quan điểm này ủng hộ cho đức quốc xã, chế độ Apacthai và học
thuyết ly khai chủng tộc ở Mỹ. 
Nghiên cứu cho thấy phần lớn sự khác biệt trong hành vi các nhóm người nằm trong vấn
đề VH. Nhân loại có khả năng tiến hoá VH như nhua 
Sai lầm về KH và chính trị cần phê phán để bảo vệ quyền bình đẳng giữa dân tộc và chủng tộc
CHƯƠNG III: TỘC NGƯỜI 1.Khái niệm
 Tộc người là yếu tố cơ sở, nền tảng hình thành nên dân tộc. Có đặc điểm riêng về mặt sinh
học, ngôn ngữ, văn hoá, tập tục, có những đặc trưng, bản sắc của tộc người. =>> Là một tập
đoàn người ổn định hoặc tương đối ổn định được hình thành trong lịch sử dựa trên mối liên
hệ chung về ngôn ngữ, sinh hoạt VH và ý thức tự giác DT được thể hiện bằng 1 tộc danh chung 
Ví dụ: Tộc người Ethnic là 1 cộng đồng người hình thành và phát triển trong lịch sử trên
1 lãnh thổ nhất định, có đặc trưng chung về ngôn ngữ, đặc điểm sinh hoạt VH có chung ý
thức tự giác tộc người.
 Dân tộc là chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, cùng sinh sống trên
1 lãnh thổ rộng lớn được vận hành bởi sự quản lý của Nhà nước,có thể chế chính trị nhất
định, có chung sinh hoạt kinh tế,cùng vận mệnh lịch sử, có ngôn ngữ và đặc thù VH riêng.
 Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số dân của nước,
sử dụng ngôn ngữ và có những PTTQ riêng.
2. Tiêu chí tộc người  Ngôn ngữ 
Là tiêu chí cơ bản để xác định tộc người nhưng không phải tiêu chí duy nhất vì sẽ có hiện
tượng song ngữ hoặc đa ngữ tồn tại 
Là dấu hiệu cơ bản xem xét sự tồn tại một dân tộc và để phân biệt các dân tôc khác nhau 
Vai trò của ngôn ngữ đối với tộc người: o Hệ thống giao tiếp o
Cố kết nội bộ tộc người o
Tiếng mẹ đẻ lưu truyền các giá trị văn hóa o
Bảo vệ ngôn ngữ là bảo vệ sự tồn tại dân tộc, tộc người.  Văn hoá 
Văn hoá của tộc người : Là tổng thể những thành tựu văn hoá thuộc về 1 tộc người nào
đó sáng tạo ra hay tiếp thu vay mượn từ tộc người khác trong quá trình lịch sử 
Văn hóa tộc người: là tổng thể các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể giúp phân biệt tộc
người này với tộc người khác. Văn hóa tộc người là nền tảng nảy sinh và phát triển của ý
thức tự giác tộc người. Văn hóa tộc người là tổng thể những yếu tố văn hóa mang tính
đặc trưng và đặc thù tộc người, nó thực hiện chức năng cố kết tộc người này với tộc người khác.
 Ý thức tự giác tộc người 
Là ý thức tự coi mình về 1 tộc người nhất định 
Biểu hiện ở 3 khía cạnh: o
Sử dụng 1 tên gọi tộc người thống nhất o
Có ý niệm chung về lịch sử nguồn gốc, lịch sử huyền thoại về tổ tiên và vận mệnh
lịch sử của tộc người o
Có đặc điểm VH, cùng tuân thủ PTTQ, lối sống của tộc người
3.Quá trình tộc người
 Là sự thay đổi bất kỳ của 1 thành tố tộc người này hay một tộc người khác được diễn ra
trong quá trình. Bản chất có thể làm tộc người biến mất hoặc xuất hiện tộc người mới hoặc
xuất hiện tộc người trung gian.
 2 trường hợp trong quá trình tộc người: 
Quá trình biến hoá: là sự thay đổi các thành tố riêng mang tính tiến hoá của tộc người,
không dẫn đến sự phá huỷ hệ thống nói chung và tộc người vẫn còn được giữ lại 
Quá trình biến thể: là sự đứt đoạn với sự quá độ chuyển sang 1 tộc người mới  Quá trình phân ly  Chia nhỏ: o
1 tộc người thống nhất được chia thành nhiều bộ phận khác, những bộ phận này trở
thành tộc người mới trong quá trình phân ly o
Ví dụ: Tộc người thống nhất là a, trong a gồm a1,a2,a3… chính là tộc người mới  Chia tách: o
Từ 1 bộ phận nhỏ của tộc người gốc, chia tách thành 1 tộc người độc lập và tộc gốc còn tồn tại o
Ví dụ: Tộc người gốc là a, bộ phận nhỏ tách ra là a1 và cùng tồn tại  Quá trình hợp nhất 
Cố kết trong nội bộ tộc người: Là tăng cường gắn kết chặt chẽ 1 tộc người bằng cách gạt
bỏ dần sự khác biệt về ngôn ngữ và VH của các nhóm địa phương, củng cố ý thức tự giác tộc người 
Cố kết giữa các tộc người trên cơ sở có chung nguồn gốc từ cộng đồng ngôn ngữ, VH trong quá khứ 
Quá trình hoà hợp diễn ra ở các tộc khác nhau về VH nhưng do quá trình giao lưu đã hoà
hợp với nhau nhưng vẫn giữ lại đặc điểm của tộc người mình  Quá trình đồng hoá 
Là quá trình hoà tan hay làm mất đi của 1 dân tộc hoặc 1 bộ phận của dân tộc và môi
trường của dân tộc khác.(3 TH) 
Là mất đi hoàn toàn hay gần hết thuộc tính 1 tộc người, xuất phát vào DT khác, quá trình
này diễn ra trong các tộc người khác biệt về ngôn ngữ và VH, diễn ra ở các DT nhỏ ít
người và kém khả năng cạnh tranh  Đồng hoá tự nhiên: o
Là quá trình giao lưu, tiếp xúc thường xuyên của 1 bộ phận hay cả tộc người với
1 tộc người khác, thường là giao lưu với DT trình độ cao hơn o
Diễn ra liên tục mang tính tự nguyện  Đồng hoá cưỡng bức o
Sử dụng chính sách của NN với biện pháp CT-KT-XH-VH để thúc đẩy quá trình
đồng hoá, thường thực hiện trong CT xâm lược o
Mang lại lợi ích cho cộng đồng lớn hơn và làm triệt tiêu ngôn ngữ, văn hoá của
cộng đồng nhỏ hơn, thường vì mục đích chính trị Biếến thể Tiếến hoá Phân ly H p ợ nhâết Chia Chia Cố Đồg Hoà nhỏ tách kết hoá hợp Cố kết tộc Cố kết giữa ĐH ĐH người chung tộc người TN CB nguồn gốc
4.Quá trình hoà hợp của tộc người tại VN
5. Đặc trưng VH ở VN
 Là những thành tựu về VC và TT được tích luỹ trong quá trình đấu tranh sinh tồn, lao động
sáng tạo làm nên bản sắc VH riêng thể hiện qua phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, trang phục, nhà cửa,di sản VH… 
Các phong tục : ăn trầu, thổi kèn tìm bạn ở Sapa, uống rượu cần 
Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, thờ thổ địa, quan công, thờ mẫu 
Di sản phi VT: dân ca QHBN, Hát Xoan,Xoè Thái, Đờn ca tài tử NB 
Di sản VT: cố đô Huế, Hoàng thành TL, vịnh HL, Tràng An, phố cổ Hội An
CHƯƠNG IV: VĂN HOÁ
1.Giao lưu và tiếp biến văn hoá
 Là khái niệm do các nhà nhân học Anglo-Saxon đưa ra vào cuối thế kỉ 19 chỉ sự tiếp xúc
và lâu dài giữa hai nền VH khác nhau và hậu quả của sự tiếp xúc này là sự thay đổi hoặc
biến đổi của 1 số loại hình VH hoặc cả 2 nền VH đó.
 Là quá trình 1 nền VH thích nghi, ảnh hưởng 1 nền VH khác bằng cách vay, mượn nhiều
nét đặc trưng của nền VH kia
 Có thể diễn ra 1 cách cưỡng bức thông qua sự thống trị về quân sự hoặc diễn ra bằng con
đường hoà bình hơn thông qua các cơ chế như buôn bán, truyền đạo. Nền VH yếu hơn sẽ
có nguy cơ bị biến đổi rất nhiều có thể dẫn đến sự mất bản sắc của 1 nền VH ngay cả khi nó vẫn đang tồn tại
2.Mqh giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong quá trình cộng sinh văn hoá
 Là sự cùng tồn tại của yếu tố ngoại sinh và nội sinh của nhiều yếu tố VH thuộc những nền VH khác nhau.
 Những yếu tố ngoại sinh thâm nhập vào VH bản địa nếu không có chọn lọc, không có
bản lĩnh của phía tiếp nhận thì VH bản địa sẽ phải trả 1 cái giá rất đắt. Nếu nội lực VH
vững vàng, được định hướng tầm vĩ mô về chiến lược và chính sách VH thì sẽ tránh được
tình trạng bị động, phụ thuộc khi ngoại sinh xâm nhập
 Trong quá trình phát triển VH tộc người, nội sinh luôn đóng vai trò quan trọng chủ đạo,
nó củng cố bản sắc VH của cộng đồng. Trền nền tảng nội sinh, ngoại sinh du nhập vào sẽ
làm phong phú, đa dạng cho nền VH bản địa, vì vậy ngoại sinh cần được chọn lọc để hài hoà với VH bản địa.
 Nhiều yếu tố VH ngoại sinh sau khi xâm nhập vào nền VH bản địa đã được tiếp nhận và
trở nên hoà hợp và nhanh chóng hoà trộn với VH nội sinh, lâu dần sẽ trở thành yếu tố nội
sinh(nội sinh hoá, bản địa hoá)
 Ví dụ: Tại VN trong lĩnh vực kiến trúc vào cuối TK19 đầu TK20 có hiện tượng cộng sinh
VH trên cơ sở kết hợp những yếu tố nội sinh là kiến trúc dân gian và kiến trúc ngoại sinh
là kiến trúc phương Tây. Kết quả là phong cách kiến trúc Đông Dương ra đời như bưu
điện TT Sài Gòn, Bảo tàng LSVN, Trường Petrus…
CHƯƠNG V: TÔN GIÁO 1.Khái niệm
Tôn giáo có thể xem như là niềm tin và các dạng hành vi mà con người sử dụng để cố gắng giải
quyết những khó khăn trong cuộc sống mà những khó khăn này không thể giải quyết bằng kỹ
thuật công nghệ hay các kỹ thuật tổ chức và để vượt qua các khó khăn đó, con người hướng tới
các thế lực và vật thể siêu nhiên.
2.Đặc trưng của tôn giáo
Tôn giáo bao gồm nhiều nghi thức khác nhau như: cầu nguyện, hát xướng, vũ điệu, lời thỉnh cầu,
hiến tế…Thông qua các nghi thức, con người cố gắng chi phối, tác động vào các thế lực và thực
thể siêu nhiên bao gồm các vị thần, nữ thần, tổ tiên, thượng đế, các linh hồn hoặc các thế lực
khác tồn tại độc lập bên ngoài ý thức con người hoặc có thể kết hợp đa dạng với nhau.
Để thực hiện các nghi thức này thường có các cá nhân am hiểu và đặc biệt thành thạo trong vai
trò làm trung gian để tiếp xúc với các vật thể và thế lực này, họ giúp đỡ các thành viên của XH
để thực hiện các nghi lễ tôn giáo
3.Các loại hình tôn giáo
 Tín ngưỡng vạn vật hữu linh(Animism) 
Quan niệm này cho rằng tự nhiên đầy sức sống với đủ loại linh hồn. ĐV và TV đều
giống con người, đều có linh hồn như đá, suối, núi, cây cối hay những vật khác
trong tự nhiên. Do người ta quan niệm mọi vật đều có linh hồn nên những vật đó có
thể gây tai hoạ hay đem may mắn cho con người. 
Trong thời nguyên thuỷ con người hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên do vậy cuộc
sống rất bấp bênh. MQH giữa con người với TN dẫn đến MQH con người với thần
linh. Con người thời này tạo ra sản phẩm nên cũng nhìn các hiện tượng TN như 1
sản phẩm do một hay những thế lực siêu nhiên tạo ra, ít nhiều mang dáng dấp người. 
Ví dụ: Người Khmer Nam Bộ còn thờ tín ngưỡng Neak Tà dưới dạng thờ những hòn
đá trong ngôi miếu nhỏ,đó là tục thờ đá của người ĐNA zưa, hàng năm người dân
vẫn cúng bái trang trọng.
 Tín ngưỡng vật tổ-Totem giáo 
Là một trong những hình thức tôn giáo đầu tiên được công nhận trên sách báo dân
tộc học và sách báo nói chung 
Theo nhà DT học Xô Viết totem giáo ban đầu không phải tôn giáo, mãi về sau mới
được phủ đầy những lễ nghi ma thuật và mới trở nên không tách rời với tôn giáo. 
Được nhìn dưới góc độ là những nghi lễ chung cố kết cộng đồng xã hội. Totem chia
ra thành các nhóm gắn liền với họ hàng theo dòng cha hoặc mẹ và tin vào MQH của
mình với 1 totem nào đó, thường là ĐV hoặc TV như côn trùng, cây cỏ, mưa, mây.
Những vật thể dùng định dạng nhóm được xem lại totem vật tổ 
Ví dụ: Người Arunta ở Úc có lễ nghi kinh điển về thờ vật tổ, đó là nhữung vật thể đá
được họ xem lại những vật thể hữu hình của linh hồn con người, vùng đất thiêng này
luôn được viếng bái mỗi năm một lần  Mana 
Là khía cạnh của niềm tin vào sự huyền bí, niềm tin này cho phép con người kiểm
soát được các thế lực vô hình quanh mình. Vì mana là một lực ẩn, có thể dùng vào
việc có lợi cho con người qua những người có khả năng đặc biệt(xuất xứ ở Melanesia) 
Sự sợ hãi do mana huyền bí khuấy động có liên hệ mật thiết với thần linh và nhận
thức hiện hữu của thần linh 
Mana làm tăng phong tục và các MQH xã hội, là quyền năng siêu phàm không
thuộc về con người mà được truyền từ một vật có mana sang một vật khác. Chữa
bệnh bằng cách đặt tay lên người bệnh là ví dụ  Shaman giáo 
1 thuật ngữ để chỉ những “nhân vật đặc biệt” 
Có khả năng nhập thần để tiếp kiến thần linh, để giải đáp những nguyện vọng của nhân
dân: hỏi cách chữa bệnh, cầu sự sinh sôi nảy nở, cầu xin được bảo vệ trong chiến tranh 
Shaman đôi khi được coi là một hình thức “cộng sinh” với các tôn giáo tín ngưỡng khác.
Hay nói cách khác, đây là một dạng thức phổ biến của hành vi tôn giáo. Ví dụ: Hầu đồng
ở việt Nam (các cô đồng, cậu đồng) 
Shaman là hình thái tôn giáo thể hiện bằng phép thuật, các shaman sẽ có vai trò trung
gian giữa con người & thần linh để giao tiếp ở cả 2 phía. 
Shaman mang dấu ấn riêng của văn hóa dân tộc, là những sắc thái văn hóa truyền thống
thần bí cổ xưa nhất, có thể giới thiệu được bản sắc văn hóa tộc người. 
Ví dụ: Người Hoa ở Nam Bộ gọi các shaman là Ông Bổn – Thổ thần: phúc thần bảo vệ
an lành, đem lại đời sống ấm no cho ND
 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 
Là niềm tin vào sự linh thiêng của tổ tiên, dù họ đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn bên
cạnh con cháu, phù hộ cho con cháu.
Thứ nhất: niềm tin về xác - hồn, chết là về với tổ tiên chín suối, nhưng ông bà tổ tiên vẫn
thường xuyên đi về thăm nom và phù hộ cho con cháu 
Cùng với đó là: sự dung hợp, đón nhận những giáo lí của Nhà Phật & Nho giáo → hoàn
thiện hơn cho tín ngưỡng này → phổ biến, phù hợp với người Việt. 
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã có từ xa xưa, tồn tại qua nhiều thế hệ và đóng vai trò rất
quan trọng trong đời sống tinh thần, đặc biệt là đối với người Việt 
Vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đối với người dân Việt Nam: o
Giữ gìn truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. o
Giúp con người điều chỉnh hành vi và sống hướng thiện. o
Gợi nhắc thế hệ con cháu về ý thức trách nhiệm với chính mình, gia đình, cộng đồng XH
4. Xu thế của đời sống tôn giáo hiện đại
 Xu hướng đa dạng hóa tôn giáo 
Đa dạng hóa tôn giáo không phải là một xu hướng mới trên thế giới. Đa dạng hóa tôn
giáo là một quá trình đã và đang diễn ra trong đời sống xã hội tôn giáo hiện đại. 
Ví dụ, ở Việt Nam, nơi có một hệ thống tôn giáo đa dạng, bao gồm các tôn giáo
bản địa và những tôn giáo ngoại nhập (có lẽ trừ Do Thái giáo, còn các tôn giáo lớn
trên thế giới đều có mặt ở Việt Nam), các hiện tượng tôn giáo mới cũng ngày càng tăng. 
Đa dạng hóa tôn giáo góp phần làm phong phú thêm “thị trường tôn giáo”, làm sôi
động thêm “thị trường tâm linh”; điều đó cho thấy nhu cầu tâm linh của con người
ngày càng được đáp ứng tốt hơn, phù hợp hơn với từng cá nhân.
 Xu hướng toàn cầu hóa tôn giáo 
Song song với xu hướng đa dang Ÿ hóa tôn giáo, xu hướng toàn cầu hóa tôn giáo đã và
đang hống trị đời sống tôn giáo trên thế giới. Toàn cầu hóa tôn giáo là hệ quả tất yếu
của xu thế toàn cầu hóa kinh tế và toàn cầu hóa văn hóa đã diễn ra trên thế giới hơn một thế kỷ qua. 
Chúng ta có thể thấy rõ các tôn giáo từ dân tộc đã vươn đến tính quốc tế. Ấn Độ
giáo là một thí dụ điển hình cho xu hướng xâm nhập tôn giáo ngược theo chiều Nam
- Bắc. Ấn Độ giáo mang bản chất xã hội Ấn Độ, không thể tách rời khỏi xã hội Ấn
Độ, không có những thiết chế để truyền giáo ra ngoài xã hội Ấn Độ. Tuy nhiên, đến
những năm cuối của thế kỷ XX, sự gặp gỡ giữa đạo Tin Lành và Ấn Độ giáo đã hình
thành phong trào “Tân Ấn giáo”, và chính trong quá trình đó, Ấn Độ giáo đã được
xã hội phương Tây chấp nhận.
 Xu hướng cá nhân hóa tôn giáo 
Bên cạnh xu hướng chủ lưu toàn cầu hóa tôn giáo, xu hướng cá nhân hóa (cá thể hóa
tôn giáo) cũng đang dần trở nên rõ rệt hơn và ảnh hưởng đến xu hướng phát triển tôn
giáo thế giới nói chung cũng như xu hướng biến đổi tôn giáo của các quốc gia và các dân tộc nói riêng.
CHƯƠNG VIII: THÂN TỘC- HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH I.Hôn nhân 1.Khái niệm
 Là sự giao kết giữa nam và nữ
 Được hợp thức hóa bởi các tập quán và luật pháp của XH
 Nhằm chung sống khác giới tính với nhau để tái sản xuất ra con người
 Từ đó sản sinh những quyền hạn và trách nhiệm của vợ chồng với nhau và con cháu của họ. 2.Chức năng
Hôn nhân là một thể chế nhằm thoả mãn nhiều loại chức năng khác nhau trong duy trì và kéo dài cuộc sống con người.
 Hợp thức hóa quan hệ tình dục: 
Quan hệ tình dục là thành phần quan trọng vì hôn nhân là điều kiện tiên quyết và chính
thức để có thể bắt đầu hoạt động tình dục 
Các mối quan hệ tình dục có thể tồn tại mà không cần đến sự chung thủy hoặc cam kết gắn bó ở nhiều XH khác 
Sự ràng buộc của hôn nhân sẽ làm giảm đi sự xung đột tiềm tàng quan hệ tình dục đối
với những cá nhân → góp phần ổn định XH
 Thiết lập các GĐ hạt nhân mới & XĐ quyền lợi, nghĩa vụ của các thành viên: 
Kết hôn sẽ tạo ra gia đình mới vì lợi ích của các thành viên, không chỉ vợ chồng mà con cái của họ sinh ra. 
Hôn nhân hình thành các ràng buộc xã hội được thể chế hóa một cách hợp pháp mối
quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái. 
Trong quan hệ tình dục, người vợ và chồng đều có quyền quan hệ với người kia 
Người chồng và người vợ có toàn quyền hoặc một phần quyền đối với thành quả lao
động và tài sản của người kia, khối tài sản chung được thiết lập vì lợi ích của con cái
 Tạo lập các liên minh họ hàng: 
Hôn nhân tạo ra các liên minh giữa họ hàng của hai vợ chồng 
Có sự liên quan sâu sắc và kéo dài với những người họ hàng được xem là đương nhiên
và có thuật ngữ quan hệ thích tộc. 
Thông qua hôn nhân tạo nên các mối ràng buộc giữa những người có quan hệ với nhau
qua hôn nhân gọi là liên minh thích tộc nhằm thể hiện các chức năng sinh tồn, chính trị,
pháp luật, kinh tế xã hội vì lợi ích những người liên quan. 
Trách nhiệm của những người họ hàng là mang đến cho họ những thứ cần thiết cho cuộc
sống, giúp đỡ, chia sẻ với nhau nghĩa vụ của những người họ hàng là có trách nhiệm lẫn nhau khi có chiến tranh. 
Mối quan hệ họ hàng còn bị chi phối phong tục nghi lễ qua việc chuyển giao hàng hóa, dịch vụ. o
Sính lễ: Là tài sản được chuyển từ gia đình chú rể đến với gia đình cô dâu. Sính lễ
có thể là động vật, tiền bạc, nhà cửa, … Chất lượng phụ thuộc vào sự giàu có và
danh tiếng của chú rể, chú rể càng quyền thế thì sính lễ càng lớn o
Ví dụ: Ở dân tộc ít người trung du, miền núi Bắc Bộ nhà gái thách cưới nhà trau và
nhà trai phải thực hiện nếu không sẽ không cưới được vợ o
Tục ở rể: Là một hình thức đền bù khác cho gia đình cô dâu dưới hình thức lao
động của chú rể. Phổ biến trong xã hội du mục o
Của hồi môn: Trong câu hồi môn lợi ích chảy ngược với quà sính lễ hay việc làm
rể. Là phần của cải mà cha mẹ bên vợ cho con gái của mình đi lấy chồng hoặc gia đình chồng cho con dâu.
3.Các hình thức cư trú sau hôn nhân
 Phản ánh tính chất hôn nhân
 Thể hiện vai trò của vợ và chồng thông qua quyền lợi và nghĩa vụ
 Tính chất và thiết chế XH  Cư trú bên chồng 
Khi cặp vợ chồng mới cưới sống với gia đình chồng được gọi là cư trú bên chồng 
Hình thức thịnh hành nhất ngày nay  Cư trú bên vợ 
Hình thức này được gọi là cư trú bên vợ, thường thấy nhất trong XH mẫu hệ 
Nồng cốt của XH bao gồm 1 phụ nữ, các chị em gái và các con gái của họ với các ông chồng  Cư trú độc lập 
Cặp vợ chồng mới cưới sẽ không sống gần gia đình bên vợ hay bên chồng mà tách ra
ở chỗ riêng độc lập, phổ biến trong XH ngày nay  Cư trú bên cậu 
Cặp vợ chồng mới cưới sống gần anh trai hay em trai của mẹ chồng-là người đàn ông
quan trọng nhất trong dòng họ bên mẹ, ít phổ biến II.Gia đình 1.Khái niệm
 Là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai MQH cơ bản: quan hệ hôn
nhân & quan hệ huyết thống
 Là thiết thế XH mang tính LS & đa dạng trong các nền văn hóa
 Là có từ hai hay nhiều cá nhân tự xem mình có quan hệ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau về kinh
tế và cũng chia sẻ với nhau về trách nhiệm nuôi dạy con cáu
 Có mối quan hệ sinh học – XH 2.Chức năng
 Tái sản xuất ra con người 
Quan hệ tình dục để tái sản xuất con người là chức năng cơ bản nhất cảu gia đình 
Gia đình - nơi đảm bảo trật tự mối quan hệ giới tính trong xã hội loài người, bảo tồn
giống nòi của tộc người 
Được thực hiện qua những mối quan hệ hôn nhân, quan hệ thân tộc, quan hệ dòng họ,
quan hệ lao động, tài sản 
Có sự khác biệt giữa các dân tộc theo chế độ mẫu hệ và phụ hệ: 
Mẫu hệ: của cải cho con gái được thửa hưởng khi lập GĐ mới, có quyền chung sống với GĐ cha mẹ 
Phụ hệ: của cải ưu tiên cho con trai 
VD: Ở VN, quan niệm gia đình có phúc là gia đình có nhiều con cháu, nhiều của cải  Kinh tế 
Tiến hành các hoạt động kinh tế, chăm lo đời sống vật chất cho gia đình 
Chức năng kinh tế gồm: Chức năng sản xuất & chức năng tiêu dùng 
Trong XH nông nghiệp, KT hộ GĐ – 1 đơn vị SX, phân công LĐ chủ yếu theo giới tính và tuổi tác: o
Nam giới thường làm những CV nặng nhọc, SX ra của cải vật chất o
Nữ giới SX hàng tiêu dùng, nội trợ và chăm sóc con cái. 
Trong XH công nghiệp, GĐ không còn là đơn vị sản xuất mà là đơn vị tiêu dùng. o
Các thành viên trong GĐ đóng góp tiền bạc vào vc tiêu dùng và mọi người lại
có những khoản tiền tiêu dùng riêng cho cá nhân o
Chức năng tiêu dùng đóng 1 vai trò quan trọng trong sinh hoạt kinh tế GĐ  Văn hoá-Giáo dục 
Là một chức năng quan trọng của gia đình, gia đình là MT xã hội đầu tiên để hình thành nhân cách 
Tâm lí học cho biết tình cảm và nhân cách của cá nhân hình thành từ ấu thơ 
Gia đình truyền lại cho con cháu những di sản văn hóa, tạo những định hướng giá trị 
Gia đình giáo dục cho con cháu những phẩm chất đạo đức, giá trị văn hóa dân tộc và
để chúng tự ý thức, nhận biết về dân tộc mình  VD: o
Đứa trẻ sinh ra bỡ ngỡ bước vào đời, không khí yêu thương của những người
xung quanh gây cho nó cảm giác yên tâm với xung quanh o
Gia đình dạy đứa trẻ từ tấm bé, văn hóa dân tộc, học ăn, học nói, bắt chước
người lớn,…(“Giỏ nhà ai, quai nhà nấy”)
3.Liên hệ về biện pháp gìn giữ GĐ truyền thống trong bối cảnh hiện đại hoá  Một là: 
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về nét đẹp truyền thống của
gia đình Việt Nam. Mỗi gia đình cần nhận thức sâu sắc rằng, nét đẹp văn hóa
truyền thống của gia đình là tài sản tinh thần vô giá, liều thuốc vạn năng giúp cho
mỗi con người có những suy nghĩ, hành động đúng đắn, hợp lý trong công việc,
cũng như trong cuộc sống. 
Cần đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền giáo dục để mỗi cá nhân,
mỗi gia đình và toàn xã hội nhận thức đúng đắn về vai trò của đạo đức gia đình,
những nét đẹp của đạo đức truyền thống trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. 
Đặc biệt, cần chú trọng giáo dục cho thế hệ trẻ những giá trị đạo đức truyền
thống, gia phong và văn hoá ứng xử trong gia đình giúp họ thấy được sự tiếp nối
giữa truyền thống và hiện đại, cho họ nền tảng để rèn giũa phẩm chất đạo đức của bản thân.  Hai là: 
Đẩy mạnh xây dựng gia đình văn hóa trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống tốt đẹp, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu, tiếp biến
những giá trị tiến bộ, hiện đại. Gia đình Việt Nam có những giá trị tốt đẹp vừa tạo
nên sự gắn kết trong gia đình lại vừa tạo sự cố kết cộng đồng; tình yêu gia đình
gắn chặt với tình yêu dân tộc. 
Cần thực hiện hôn nhân tiến bộ một vợ một chồng trên cơ sở tình yêu chân chính
giữa nam và nữ, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ; xây dựng bầu không khí gia
đình dân chủ, bình đẳng, hoà thuận, yêu thương; củng cố gia phong, xây dựng gia
giáo, giáo dục gia huấn cho các thế hệ trên cơ sở những giá trị đạo đức gia đình truyền thống 
Nhà nước một mặt, cần có các chính sách thúc đẩy việc hình thành những giá trị,
văn hóa gia đình hiện đại; mặt khác, phát huy được các giá trị tốt đẹp của văn hóa
gia đình truyền thống, chống lại sự đứt đoạn về văn hóa trong quá trình chuyển đổi
từ truyền thống sang hiện đại. Nhà nước cần ưu tiên bảo đảm nguồn lực, đồng thời
huy động sự đóng góp của toàn xã hội và tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế cho công tác gia đình hiện nay.  Ba là 
Ba là, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Sự
no ấm về đời sống vật chất, lành mạnh và phong phú về đời sống văn hóa tinh
thần là những tiền đề vững chắc bảo đảm cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, đạo
đức… của các thành viên gia đình. 
Cần có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, chuyển dịch cơ cấu
ngành nghề, cơ cấu lao động; đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp; từng bước rút dần lao động nông nghiệp sang phát triển ngành nghề, tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ trong khu vực nông thôn…, qua đó tăng cơ hội việc
làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động cho gia đình và xã hội.
4.Các loại hình GĐ  Gia đình hạt nhân 
Là loại hình gia đình gồm 2 thế hệ: 1 cặp vợ chồng và những đứa con chưa lập gia
đình, nó có thể mở rộng thêm khi có những người họ hàng độc thân 
Là loại hình gia đình phổ biến 
Gồm: Gia đình hạt nhân trọn vẹn(bố mẹ và con cái) và gia đình nhỏ không trọn
vẹn(vợ hoặc chồng và các con) hoặc một cặp vợ chồng không có con  Gia đình mở rộng 
Là loại gia đình bao gồm tối thiểu từ 2 cặp vợ chồng trở lên và những đứa con của
họ có khả năng tồn tại độc lập như 1 gia đình. Hình thức sở hữu của gia đình với
ruộng đất, tài sản, cung cách sản xuất và quan hệ chi tiêu trong gia đình 
Gia đình mở rộng theo chiều dọc(trực hệ) có ít nhất 3 thế hệ: cha mẹ, con cái đã có
vợ chồng và các cháu…cùng sống trong 1 gia đình 
Gia đình mở rộng theo chiều ngang(bàng hệ) thì anh em trai gái sau khi lấy vợ lấy
chồng vẫn cùng chung sống với nhau trong 1 gia đình 
Việc chăm sóc con cái không nhất thiết của bố mẹ mà bao gồm cả anh em, ông bà
hợp tác chăm sóc, kiểu gia đình này không phù hợp với cuộc sống di động cao III.Thân tộcKhái niệm
Thân tộc là cơ sở tổ chức XH mà trong dó các thành viên được xác lập MQH thông
qua MQH huyết thống và gia đình. Đây là MQH nổi trội nhất trong tất cả các MQH
của XH con người và có tác động ảnh hưởng rất lớn đối với MQH khác như MQH
chính trịi, kinh tế, văn hoá… 
Hay nói cách khác, thân tộc có thể được xem như hạt nhân của 1 cơ cấu tổ chức XH
loài người từ xưa đến nay. Trong mỗi mối dây ràng buộc XH bằng huyết thống và
hôn nhân sẽ tạo nên cơ sở cho việc xây dựng tính cấu kết cộng đồng và những MQH
XH gắn bó mật thiết hơn  Hệ thống thân tộc 
Nhóm hệ thống thân tộc ghép nhóm thuật ngữ không theo dòng: Hawai và Eskimo 
Nhóm hệ thống thân tộc ghép nhóm thuật ngữ theo dòng: Ohama. Crow, Iroquois 
Nhóm hệ thống thân tộc không ghép nhóm gồm Sudanese