Các vấn đề về biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Ngô Quyền -> Loạn 12 sứ quân -> Nhà Đinh -> Vua Đinh còn nhỏ tuổi -> Lê Hoàn được thái hậu nhường ngôi Nổi bật trong giai đoạn là cách ứng xử của LÊ ĐẠI HÀNH – LÊ HOÀN trong ứng xử khi đánh nhau với quân TỐNG và khi thời bình (dùng thơ để bang giao)

L
ỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM
Th i tềền Lề (980 ->) .................................................................................................................................... 1
1. Bốối c nh l ch s .................................................................................................................................... 2
2. Ho t đ ng Ngo i giao th i Tiềền Lề .......................................................................................................2
3. M t sốố nh n xét vềề ngo i giao Đ i Cốề Vi t th i Tiềền Lề v i Trung Quốốc ..............................................6
4. Liền h : ................................................................................................................................................7
NGO I GIAO TRIỀỀU LÝ (1009 – 1225) ...........................................................................................................8
1. Bốối c nh l ch s c a triềều Lý .............................................................................................................8
2. Bốối c nh nhà Tốống ............................................................................................................................8
NGO I GIAO V I CHAMPA TH I LÝ .......................................................................................................13
NGO I GIAO TH I NHÀ TRẦỀN ....................................................................................................................15
1. Bốối c nh l ch s ..............................................................................................................................16
2. Đấốu tranh ngo i giao trong cu c kháng chiềốn chốống quấn Nguyền Mống lấền th nhấốt ................16
3. Đấốu tranh ngo i giao trong cu c kháng chiềốn chốống quấn Mống Nguyền lấền th hai và ba .........17
4. Ngo i giao th i Trấền v i CHAMPA (Chiềm Thành) .............................................................................18
Liền h...................................................................................................................................................20
L ch s ngo i giao Vi t Nam th i H u Lề ...................................................................................................21
1. Khái quát bốối c nh .........................................................................................................................22
2. Ngo i giao trong giai đo n kháng chiềốn .........................................................................................22
3. Ngo i giao sau chiềốn thắống ............................................................................................................24
4. T ng kềốt .........................................................................................................................................25
5. Liền h - M r ng ..........................................................................................................................26
Nhà M c – Bắốc triềều ..................................................................................................................................26
1. Bốối c nh l ch s th i nhà M c ........................................................................................................27
2. Bốối c nh nhà Minh .........................................................................................................................28
3. Mốối quan h ngo i giao nhà M c v i Trung Quốốc ..........................................................................28
4. Nh n xét và t ng quan đánh giá vềề nhà M c .................................................................................32
Thi tin Lê (980 ->)
Ngô Quyền -> Loạn 12 sứ quân -> Nhà Đinh -> Vua Đinh còn nhỏ tuổi -> Lê Hoàn được thái hậu
nhường ngôi
Nổi bật trong giai đoạn là cách ứng xử của LÊ ĐẠI HÀNH – LÊ HOÀN trong ứng xử khi đánh nhau
với quân TỐNG và khi thời bình (dùng thơ để bang giao)
23:21 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
about:blank
1/54
1. Bối cảnh lịch sử
1.1. Bối cảnh nhà Tiền Lê
Thế kỷ X, Đại Cồ Việt là một quốc gia vừa mới thoát khỏi ách thống trị của phong kiến
phương Bắc không bao lâu lại gặp ngay lúc triều chính binh biến, loạn lạc, đe dọa nghiêm
trọng đến nền độc lập còn non trẻ. Năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Nam
Việt Vương Đinh Liễn bị sát hại, Vệ Vương Đinh Toàn còn nhỏ được tôn lên làm vua, Lê
Hoàn nhiếp chính và tự xưng phó vương. Vua ở ngôi được 8 tháng thì tình hình đất nước
nguy ngập, nội bộ triều đình lục đục, các phe phái đánh nhau tranh giành quyền lực. Trước
tình hình đó, được sự ủng hộ và suy tôn của các binh lính và thái hậu Dương Vân Nga, năm
980, Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Tiền Lê.
1.2. Bối cảnh Trung Quốc (triều Tống)
Nhà Bắc Tống cướp được ngôi vua của nhà Nam Hán, Hậu Chu năm 960, từ đó liên tiếp tiêu
diệt các tiểu quốc, kiểm soát toàn bộ Trung Hoa, đặt kinh đô ở Biện Kinh (Khai Phong). Tuy
là một nước lớn thế nhưng Bắc Tống luôn phải chịu sự đe dọa, uy hiếp của hai nước Liêu và
Tây Hạ nhưng không vì thế mà Bắc Tống từ bỏ mưu đồ mở rộng lãnh thổ xuống phía nam,
nhất là trong tình hình Đại Cồ Việt đang lục đục nội bộ.
2. Hoạt động Ngoại giao thời Tiền Lê
2.1. Kháng chiến chống Tống
2.1.1 Văn kiện ngoại giao của kẻ xâm lược
Tháng 7, năm 980, vua Tống đề ra chiến lược “xuất kỳ bất ý”, “đem quân đánh úp” nước ta
như “sét đánh không kịp bịt tai”. Triều Tiền Lê bắt đầu tổ chức chuẩn bị kháng chiến chống
quân xâm lược Tống.
Tháng 9, năm 980, vua Tống sai sứ Lư Đa Tốn mang tối hậu thư đe dọa nước ta, với lời lẽ thô
bạo, hống hách:
"[…] muốn ngươi đến chầu cho ta được vui khỏe, mà ngươi khỏi cái tủi áp mặt vào góc nhà
để làm rầy cho ta, [...] khiến ta phải dùng đến kế chặt xác băm xương, làm cỏ nước người, lúc
ấy hối sao kịp [...] Ta đương chỉnh bị xe ngựa, quân lính, sắp sửu các thứ chiêng trống, nếu
quy thuận thì ta tha cho, nếu trái lệnh thì ta quyết đánh. Theo hay không, lành hay dữ, tự người
nghĩ lấy [...]".
Đe dọa ngoại giao như thế này chính là cách nhà Tống tuyên bố mở ra cuộc chiến tranh xâm
23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
about:blank
2/54
lược. Binh thư tối cổ và tối ưu của đường lối chiến tranh xâm lược rất coi trọng biện pháp
"phạt giao" (theo Binh pháp Tôn Tử). "Phạt giao” có nghĩa là đánh bằng ngoại giao, tức là
dùng ngoại giao để đe dọa, nạt nộ, lừa gạt người để bắt người phải hàng phục, phải cống nạp,
phải chịu sự thống trị của mình. "Phạt giao" thành công thì không cần vũ trang xâm lược. “Phạt
giao" dù không hoàn toàn được như ý muốn thì cũng làm cho người bị đe dọa phải e sợ, nhuệ
khí sụt giảm; tiến hành xâm lược dễ dàng, nhanh chóng.
2.1.2 Xu hướng “đàm rồi mới đánh” của vua tôi nhà Tiền Lê
Tháng 10 năm 980, Lê Hoàn sai nha hiệu đưa thư sang nước Tống, giả làm thư của Vệ Vương
Đinh Toàn thỉnh cầu nối ngôi cha, xin ban cho mệnh lệnh chính thức, nhằm làm nhà Tống
hoãn lại việc xâm lược:
“Cúi mong ban cho chân mệnh được dụ hành phiên bang, để yên lòng kẻ tôi mọn giữ hết đạo
trung, ban ân điển của thánh triều thưởng cho đời sau”.
Đây là sách lược thể hiện sự nhạy bén và thức thời của Lê Hoàn với chính sách ngoại giao chủ
động đàm phán trước.
2.1.3 Vua Tống từ chối, chiến tranh nổ ra
Sau khi nhận được thư, Nhà Tống sai Trương Tông Quyền đưa thư trả lời, ý muốn Đinh Toàn
cùng thân quyến sang quy phục thì sẽ thân phong cho:
“Họ Đinh truyền nối ba đời, trẫm muốn cho Toàn làm thống soái, khanh làm phó. Nếu Toàn
không có tướng tài, hãy còn non dại thì nên bảo mẹ con sang quy phục.”
Lúc này, thấy không dùng ngoại giao để giải quyết được nữa, Lê Hoàn đã lãnh đạo nhân dân
đứng lên chống lại sự xâm lăng của kẻ thù.
Kết quả, chiến thắng lịch sử của các trận đánh Bạch Đằng, Chi Lăng và Tây Kết làm thất bại
âm mưu thôn tính nước ta của triều Tống và đem lại những ảnh hưởng to lớn đến chính sách
ngoại giao của Việt Nam sau này với Trung Quốc dưới thời Tiền Lê.
2.2. Thiết lập quan hệ Ngoại Giao với nhà Tống
2.2.1. Lý do nước ta phải thiết lập lại quan hệ ngoại giao với nhà Tống
Việc bang giao với phong kiến Trung Quốc đặc biệt quan trọng. Nước ta là nước nhỏ ở cạnh
nước lớn có tư tưởng bá quyền nhiều lần xâm lược và âm mưu đồng hóa nhân dân ta, vì vậy
cần giữ quan hệ hòa hảo để tránh đổ máu, giữ vững nền độc lập để nhân dân an cư lạc nghiệp.
Việc nhận phong vương của Thiên triều còn có ý nghĩa khẳng định tính “Chính danh” - sự cai
23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
about:blank
3/54
trị hợp pháp của vua Lê Hoàn khi chuyển từ triều Đinh sang triều Tiền Lê đối với Trung Quốc,
tạo “danh chính ngôn thuận” với lòng người trong nước, đồng thời cũng nhằm thuyết phục
những thổ ti, các nước chư hầu lân bang chịu ảnh hưởng của nước ta phải phục tùng. Việc này
không những bảo toàn tính chất độc lập của Việt Nam trong đối ngoại và đối nội, còn là sự
bảo đảm công nhận độc lập, hòa bình cho đất nước ta của Thiên triều.
2.2.2. Quá trình tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước
Thời vua Lê Hoàn
Sau chiến thắng về mặt quân sự, tương quan thực lực giữa ta và Tống triều đã có sự thay đổi:
Ta đã là một nước có tình hình triều chính tương đối ổn định và tiềm lực sức mạnh quân s
khiến người phương Bắc phải kiêng dè. Mặt khác, Tống triều bị thất bại ở Đại Cồ Việt làm
cho e ngại, kiêng dè trước dân tộc ta, đồng thời đang phải đối mặt với sự quấy nhiễu từ các bộ
tộc phía Bắc nên có xu hướng muốn mềm mỏng.
Xuất phát từ lợi ích dân tộc, Lê Hoàn chủ động cử sứ giả sang Tống. Từ năm 982 đến năm
985, hai nước nối lại quan hệ ngoại giao. Trong 5 năm, Lê Hoàn không đả động gì đến việc trả
tù binh cho Tống bởi lẽ vua Tống chưa sắc phong cho Lê Hoàn hay chính là chưa thừa nhận
nước ta là một nước độc lập và từ bỏ âm mưu xâm chiếm ta lần nữa. Mãi tới năm 985, vua
Tống mới sắc phong cho vua Lê Hoàn chức Tiết trấn. Vua đón tiếp rất nồng hậu và nhân dịp
này trao trả cho Tống hai tướng là Quách Quân Biện và Triệu Phục Huân cùng các binh sĩ đã
bị bắt. Vua còn sai Ngô Quốc An sang thăm nước Tống để đáp lễ.
Thời vua Lê Long Đĩnh
Năm 1005, Lê Hoàn qua đời. Cuối năm đó, Lê Long Đĩnh giết anh lên nối ngôi.
Lúc bấy giờ triều đình ta chưa đặt quan hệ ngoại giao với nhà Tống ngay vì vua Tống lại mưu
đánh cướp Đại Cồ Việt nhân dịp chúng ta có chính biến.
Nhưng cuối cùng mưu đồ vẫn chỉ dừng ở mưu đồ. Sức mạnh của dân tộc ta đã được thể hiện
rõ ràng dưới thời Lê Hoàn trị quốc khiến Tống triều e ngại không dám quyết. Sau đó Tống và
ta tiếp tục giao hảo.
2.3. Thông sứ, triều cống - sách phong
Hoạt động ngoại giao chủ yếu và xuyên suốt thời kỳ quân chủ ở các nước nằm trong trật tự
Hoa di của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, là thông sứ và triều cống - sách phong. Dưới
thời Tiền Lê, các hoạt động ngoại giao mang tính truyền thống này diễn ra tương đối thường
23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
about:blank
4/54
xuyên và ít có thăng trầm, biến động. Tuy nhiên, hoạt động thông sứ của hai nước dưới thời
Lê Sơ cũng có điểm riêng biệt so với các triều đại khác
2.3.1 Số lần thông sứ và mục đích
Nhà Tống có 9 lần phái sứ sang nước ta, chủ yếu nhằm mục đích phong hầu, ban chiếu thư,
gia phong thêm chức tước. Sứ bộ triều Lê Sơ có 6 lần sang sứ Biện Kinh, mục đích chủ yếu là
xin Kinh Phật, nộp cống, đặt quan hệ buôn bán, thăm hỏi đáp lễ.
2.3.2 Hoạt động sách phong nổi bật
Năm 986, vua Tống sai sứ sang phong cho Lê Hoàn chức “Kiểm hiệu Thái bảo xử trì Tiết đô
đốc Giao Châu chư quân sự, An Nam đô hộ, Tĩnh hải quân Tiết độ sứ, Giao Châu quản nội
quan sát xử trì đằng sứ, Kính triệu quân hầu”.
Lời chế đại lược viết: “Nay quyền tri tam ti lưu hậu Lê Hoàn, tư chất vốn kiêm nghĩa dũng bản
tính trung hậu thuận hòa, đã được lòng người trong nước. [...] (Nay ngươi) tỏ lòng thành cầu
lĩnh mao tiết… (Ngươi) vốn dòng giống, nên cho liệt vào chư hầu. Phải vỗ về bộ lạc, tuyên
dương đức hóa nhà vua” 1 Việc đó có thể coi như nhà Tống đã chính thức thừa nhận Lê Hoàn
là người cầm quyền cai trị ở nước ta và từ bỏ mưu đồ xâm lược một lần nữa.
Sau đó vào các năm 988, 993 và 997, vua Tống sắc phong cho Lê Hoàn lần lượt các chức tước
là Kiểm hiệu Thái úy, Giao Chỉ quận vương và Nam Bình vương kiêm Thị trung.
Như vậy là trong nghi lễ sách phong, triều Tiền Lê mới chỉ được Thiên triều phong làm Giao
Chỉ quận vương hay cao nhất là Nam Bình vương, là người đứng đầu cai quản một địa phương
của Trung Hoa mà thôi. Từ đó cho thấy việc phong vương không đơn giản, nhanh chóng; các
quyết định sách phong của Thiên không đơn giản mà phụ thuộc vào tiềm lực hai nước và chính
sách ngoại giao của mỗi triều đại. Thời Tiền Lê do đất nước còn đang trong “thời kì quá độ từ
ngoại thuộc qua tự chủ đến độc lập”, nhà Tống thì đang trong giai đoạn tương đối thịnh đạt nên việc
các vua Tiền Lê chỉ được sách phong chức tước như người cầm quyền của một địa phương là dễ hiểu.
Tuy nhiên, các vua Tiền Lê vẫn áp dụng sách lược ngoại giao truyền thống của nước ta là
“trong xưng đế, ngoài xưng vương” - giả thần phục triều đình phương Bắc để giữ mối bang
giao hai nước, tạo tiền đề xây dựng nội lực đất nước. Khi nhận chiếu thư sách phong của nhà
Tống, vua Lê Hoàn cũng không quỳ lạy theo nghi lễ của chư hầu.
Trong thời đại của Lê Đại Hành của nhiều hoạt động ngoại giao nổi bật (Giáo trình nhỏ t30)
- Khi sứ giả sang thì thiết đãi rất hậu
23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
about:blank
5/54
- Thơ bang giao: Lý Giác và sư Đỗ Thuận, sử dụng thơ trong trường hợp chào đón, từ biệt sứ giả,…
- Với sứ giả có thái độ tốt, yêu văn thơ thì thiết đãi tốt, đối đáp lại còn với sứ giả hống hách ngang
ngược thì có cách đối phó khác -> Thể hiện tinh thần ngoại giao, nhún nhường với nước lớn là nhà
Tống nhưng không thể hiện thái độ hoàn toàn khuất phục, mà sẵn sàng chống trả lại
2.3.3 Nét nổi bật trong hoạt động thông sứ dưới thời Tiền Lê
Thứ nhất, năm 990, vua Tống cử Tống Cảo, Vương Thế Tắc mang chiếu thư sang Đại Cồ Việt.
Sau khi uy hiếp tinh thần và làm bẽ mặt sứ thần kiêu căng, hống hách của Thiên triều, vua Lê
Hoàn bảo thẳng với sứ thần: “Sau này có quốc thư thì nên cho giao nhận ngay ở đầu địa giới,
không phiền sứ thần đến đây nữa” Đến năm 997, nhân dịp sang Tống đáp lễ sau khi được gia
phong tước Nam Bình vương, nước ta đã đạt được thắng lợi ngoại giao: theo yêu cầu của ta,
Tống Chân Tông hứa sẽ không cử sứ thần sang Đại Cồ Việt nữa; mỗi khi có gì gửi sang sẽ chỉ
đem đến biên giới đợi người của ta lên nhận.
Từ đấy cho đến khi vua Lê Hoàn qua đời, chỉ có người của ta sang nước họ mà không có sứ
Tống sang nước ta. Trong một thời gian dài, ta tránh được những hạch sách hống hách và sự
dò la tình hình của sứ thần Thiên triều.
Thứ hai, năm 1007, Lê Long Đĩnh cho sứ sang Tống biếu một tê ngưu và đề nghị mấy điều,
trong đó có yêu cầu nhà Tống cho người Việt Nam sang buôn bán tại Ung Châu (Nam Ninh
ngày nay). Vua Tống nhận lời để người Việt Nam sang buôn bán tại Liêm Châu và trấn Như
Hồng. Đây là lần đầu trong lịch sử ta có một chính sách ngoại giao mở đường về phát triển
ngoại thương với các triều đại Trung Quốc.
Tóm lại, so với các triều đại trước, hoạt động ngoại giao chủ yếu là thông sứ, triều cống - sách
phong của nhà Lê Sơ có phần thường xuyên và sôi nổi hơn, nhưng vì thời gian trị vì không
dài, nên so với các triều đại sau này thì không sôi nổi, có nhiều đặc sắc bằng.
3. Một số nhận xét về ngoại giao Đại Cồ Việt thời Tiền Lê
với Trung Quốc
Trên cơ sở một số nét nổi bật của ngoại giao Việt Nam với Trung Quốc thời Tiền Lê, ta có thể
đưa ra một số nhận xét như sau
Ngoại giao mềm dẻo, nhưng kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc: Sau khi đánh
bại quân Tống, Lê Hoàn vẫn duy trì mối quan hệ hòa hảo giữa hai nước, vừa là để giữ thể diện
cho Thiên triều, vừa hạn chế việc binh đao. Ở thời kì này, Lê Hoàn cũng đã có những hành
23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
about:blank
6/54
động và lời lẽ khôn khéo mà cứng rắn thể hiện ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền, phô trương
sức mạnh của Đại Cồ Việt, ngầm đe dọa Thiên triều, thể hiện qua một số lần tiếp sứ thần
phương Bắc.
Ngoại giao đã bắt đầu hỗ trợ cho ngoại thương: Dưới triều Lê Long Đĩnh, nước ta đã đặt
được quan hệ buôn bán với nhà Tống ở một vài địa phương. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử,
một vị quân chủ nước Nam muốn đặt quan hệ ngoại thương với Trung Quốc. Chính sách này
là đúng đắn vì vừa thúc đẩy mối quan hệ hòa hảo giữa hai nước, vừa mang lại giá trị kinh tế,
tạo điều kiện cho người dân có thể buôn bán làm ăn.
Đánh giá chung: Cùng với Ngô, Đinh, các sách lược đối ngoại với Trung Quốc dưới triều
Tiền Lê đã đặt nền móng cho ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc trong thời kỳ phong kiến độc
lập tự chủ dài lâu của nước ta. Tuy nhiên, dưới thời Tiền Lê, các chính sách ngoại giao chưa
có nhiều nét nổi bật và chưa tạo ra được những đột phá về vị thế trong quan hệ với Trung Quốc.
4. Liên hệ:
“Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc” chính là đường lối đối ngoại truyền thống
vẫn còn nguyên giá trị cho đến nay. Đảng và nhà nước vẫn luôn kiên định với nguyên tắc ngoại
giao: giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ; giải quyết các tranh
chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; linh hoạt khi tình hình quan hệ
quốc tế thay đổi để đưa ra những điều chỉnh phù hợp với thời đại; tạo điều kiện thuận lợi thúc
đẩy đa phương hóa, hợp tác khu vực và thế giới, nâng cao đời sống người dân cũng như vị thế
quốc gia trên trường quốc tế.
Năm 2020 đánh dấu 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, dù trải qua
thăng trầm, tình hữu nghị và hợp tác vẫn là xu hướng chủ đạo. Hai bên đã thực hiện nhiều hoạt
động trao đổi, giúp tăng cường quan hệ Đối tác “Chiến lược toàn diện” Việt Nam - Trung
Quốc. Năm 2021, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sang thăm Việt Nam để trao đổi về
các vấn đề thúc đẩy hợp tác, một số vấn đề khu vực và thế giới, trong đó quan trọng nhất là
bàn về việc viện trợ vacxin.
Về tình hình Biển Đông, thời gian qua, Việt Nam đã tăng cường tiếp xúc, trao đổi, phản đối,
trong các chuyến thăm và gặp gỡ cấp cao, hội đàm song phương và đa phương, trong khuôn
khổ đàm phán về các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc; kiên quyết bác bỏ các
yêu sách phi lý và các hoạt động phi pháp của Trung Quốc tại biển Đông, tôn trọng chủ quyền
23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
about:blank
7/54
và lợi ích quốc gia của Việt Nam.
NGOẠI GIAO TRIỀU LÝ (1009 1225)
1. Bối cảnh lịch sử của triều Lý
Người khởi đầu cho triều đại nhà Lý là Lý Công Uẩn (974-1028). Dưới triều vua Lê Long Đĩnh,
Lý Công Uẩn là một quan võ giữ chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, sau khi vua Lê Long Đĩnh qua đời;
do có đức, có tài mà Lý Công Uẩn được một số thế lực trong triều đình tôn lên làm vua, trị vì đất
nước trong 216 năm (1009-1225).4 Từ khi triều Lý được thành lập, công cuộc xây dựng đất nước
được đẩy mạnh với nhiều dấu ấn sâu đậm trên mọi phương diện văn hoá, tôn giáo, pháp luật, kinh
tế, chính trị: định đô tại Thăng Long, đặt quốc hiệu Đại Việt, hoàn chỉnh hệ thống quan lại, ban
hành bộ luật Hình Thư, tổ chức quân đội chính quy, lập Văn Miếu - Quốc Tử Giám, xây dựng hệ
thống đê điều, có nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp,
ngoại thương, phát triển văn hóa nghệ thuật, đồng thời đánh đuổi quân Tống xâm lược (1077).
Với hơn 200 năm tồn tại, nhà Lý đã có công làm cho đất nước trở nên cường thịnh, củng cố nền
tự chủ, thúc đẩy văn minh Đại Việt phát triển hùng mạnh
(Đại khái là vua Tống thời kì này toàn vua hiền nên không có quá nhiều ý tưởng để bành trướng
xuống phương Nam. Thứ 2, do thời này để phòng trừ hậu họa do cát cứ giống thời Đường nên
nhà Tống thời kì này không để quân đội mạnh ở địa phương, nên quân địa phương yếu và dẫn đến
ở biên giới dễ bị xâm lấn.
Sự kiện Nùng Trí Cao dễ dàng xâm lấn biên giới nhà Tống mà lại có thể để nhà Lí đánh tơi bời
khiến cho nhà Lý có nảy sinh những ý đồ mở rộng và xâm lấn vùng biên giới -> Những lần Đại
Việt cho quân đánh qua biên giới nhà Tống)
Trong thời điểm giao tranh với nhà Lý, nhà Tống còn phải đối mặt với khó khăn với Liêu và Tây
Hạ ở phía Bắc nên về cơ bản thì nhà Tống thực sự không quá để tâm đến Đại Việt. Không chỉ vậy
Tống còn gặp các khó khăn trong nước cũng như những tranh cãi trong nội bộ triều đình khiến
cho nhà Tống không có nhiều thời gian để tâm đến Đại Việt
Sự kiện trước trận Sông Như Nguyệt – Những vấn đề biên giới
- Vương An Trạch đệ đơn đòi đánh nước Đại Việt
- Sau đó là các chính sách của quan Tống là Lưu Gi ngăn cản giao thương 2 bên
- Nhà Lý cho thư hỏi triều Tống nhưng thư bị Lưu Gi chặn. Tức giận vua sai Lý Thường
Kiệt đánh sang Tống lấy cờ là nhà Tống đặt ra trăm phép làm khổ nd, Đại Việt sang cứu
vớt…
- Đánh phá ở châu Khâm, châu Ung, châu Liêm, giết người và lấy của về. Theo ước tính
giết khoảng 10 vạn người (Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim )
2. Bối cảnh nhà Tống
Triều Tống (960-1279) được coi triều đại lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Thành lập sau thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, thời gian tồn tại của Nhà Tống được chia thành hai
giai đoạn riêng biệt: Bắc Tống (960-1127) Nam Tống (1127-1279). Hai giai đoạn này phản
ánh sự phát triển và suy tàn của Nhà Tống, bởi lẽ, từ việc kiểm soát toàn bộ Trung Hoa đến việc
đánh mất toàn bộ phần lãnh thổ phía bắc cho nhà Kim ở giai đoạn cuối.
23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
about:blank
8/54
Dưới thời Tống, cụ thể là dưới thời Tống Thái Tổ, bộ máy nhà nước phong kiến tập quyền được
củng cố vững mạnh, với chính quyền trung ương bản thân quyền lực của Vua được gia tăng
hơn so với các Triều đại trước đó.
Quân đội của nhà Tống trải qua những thay đổi quan trọng. S tập trung quyền lực về trung
ương tạo ra yêu cầu về một quân đội mạnh thân cận với nhà Vua. Do vậy, dưới thời Nhà Tống,
các quanthường không được coi trọng, các thành bang biên giới không được tu sửacủng
cố thường xuyên nên thường chịu nhiều phục kích từ bên ngoài.
Kinh tế văn hóa phát triển rực rỡ dưới thời Nhà Tống. Cụ thể, nông nghiệp các nghề thủ
công đều có sự phát triển vượt bậc. Ngoại thương nhà Tống cũng phát triển mạnh mẽ với ngành
đóng tàu phát triển, nền mậu dịch hàng hải phát đạt. Điều này thể giải một phần do chính
sách của Nhà Tống, khi các đời Vua như Tống Thái Tổ, Tống Thần Tông không mưu cầu chiến
tranh nhằm mở rộng bờ cõi mà tập trung củng cố quyền lực và gây dựng đất nước.
Trong quan hệ đối ngoại, các thế lực phương Bắc, bao gồm nhà Hạ, nhà Liêu mối nguy lớn
nhất đối với Nhà Tống. Do vậy, giai đoạn trước chiến tranh, nhà Tống thường ưu tiên một mối
quan hệ hòa hảo với Đại Việt nhằm dồn lực vào đối phó với các thế lực phía bắc. Chế độ Triều
Cống được hoàn thiện và phát triển với việc có cơ quan quản lý cố định, quy định rõ ràng về thời
gian Triều Cống. Tuy nhiên, đến thời Kỳ Nam Tống,c hoạt động nhận vật phẩm cống nạp chỉ
được tiến hành với số lượng nhỏ, số còn lại dựa theo quy tắc để mua bán.
thể nói, Trung Hoa dưới thời Nhà Tống sự phát triển mạnh mẽ về cách thức vận hành
chính trị, kinh tế và văn hóa. Song các thay đổi của Nhà Tống cũng có những hệ quả quan trọng
đến chính sách đối ngoại và sự tồn vong của triều đại.
1. Ngoại giao với nhà Tống trước chiến tranh
Trước cuộc kháng chiến chống Tống lần 2, Đại Việt vẫn duy trì mối bang giao với phương Bắc
bắt nguồn từ nhà Đinh. Nhà Tống, cũng như các triều đại phương Bắc vẫn đối tượng ngoại
giao chủ yếu, quan trọng nhất với Đại Việt. Cùng với đó, nhà Lý, vẫn vị trí quan trọng nhất
định trong hệ thống bang giao của nhà Tống trong khu vực, đặc biệt trong hệ thống thượng quốc
chư hầu. Trong đó, Đại Việt đóng vai trò chư hầu còn nhà Tống thượng quốc với lãnh thổ,
dân số và tiềm lực kinh tế lớn hơn.
Các hoạt động chủ yếu thời kỳ này bao gồm cầu phong triều cống. Việc đi sứ qua lại giữa
hai nước thực hiện các nhiệm vụ trên vẫn tiến hành bình thường trước chiến tranh,. Cụ thể, các
23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
about:blank
9/54
hoạt động triều cống, cầu phong trước chiến tranh diễn ra đều đặn nhằm thiết lập quan hệ ngoại
giao chính thức và sự thừa nhận tính chính danh của Đại Việt. Cả hai hoạt động đều do các đoàn
sứ bộ qua lại hai nước, quy định nghiêm ngặt nhưng cách thức hoàn toàn phụ thuộc vào vị
thế, tiềm lực hai nước thời điểm đó, thực hiện với thái độ thượng quốc (nhà Tống) - chư hầu (Đại
Việt). Nửa đầu thế kỉ XI, hoạt động sứ bộ chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ 2 nước, cứ hơn 1
năm lại có một sứ đoàn đi lại giữa hai nước.
Bên cạnh các hoạt động ngoại giao triều cống, cầu phong, hai nước cũng tập trung giải quyết vấn
đề xung đột biên giới, bao gồm cả các biện pháp ngoại giao hòa bình cả việc sử dụng lực
trên lãnh thổ hai nước. Biên giới Việt - Tống, đã được xác lập giữa hai nước, vẫn trong tình
trạng bất ổn, do hai nguyên nhân. Trước hết là sự nổi dậy của các tù trưởng địa phương nhằm xin
lệ thuộc vào chính quyền Nhà Tống (như sự kiện Trần Công Vinh 1034 Nùng Trí Cao) luôn
đặt biên giới trong tình trạng bất ổn. Đồng thời, nhà Tống luôn khiêu khích, lấn chiếm lãnh thổ
vùng biên giới với mục đích thăm lực lượng thái độ của nhà để tiến hành chiến tranh
xâm lược khi cần thiết. Tổng quan chung về khu vực biên giới, những bất ổn, tranh chấp đã làm
liên tục xáo trộn diện tích lãnh thổ hai nước thời điểm đó và dẫn đến sự thay đổi trong chính sách
từ cả hai bên trong vấn đề biên giới, khiến cho tình trạng hai nước hết sức căng thẳng và là một
phần nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.
Về nhà Tống, giống như các triều đại phương Bắc trước và sau này, vẫn tồn tại ý định nhòm ngó
bành trướng xuống phía Nam (chủ ý đánh Đại Việt từ bản tấu lên vua Tống của tế tướng
Vương An Thạch những năm 1070). Cụ thể, Vương An Thạch đã tâu lên vua Tống rằng (trích
trang 146, Phạm Văn Sơn, Việt Sử Toàn Thư):
Giao Chỉ vừa đánh Chiêm Thành bị thất bại, quân không còn nổi một vạn, thể lấy quân
Ung Châu sang chiếm Giao Chỉ”
Do vậy, Đại Việt vẫn giữ sự kiên định về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược trong đối ngoại trước
chiến tranh. Nhà Lý, với s kết hợp giữa cương nhu trong đường lối ngoại giao, ngoài thần
phục như một chư hầu bằng cầu phong, triều cống nhưng tư tưởng hoàn toàn độc lập tự chủ, sẵn
sàng đáp trả bằng lực với hành động xâm phạm chủ quyền của nhà Tống khu vực biên giới,
thậm chí đưa quân sang bên đất Tống. Nhờ vậy, Đại Việt vừa nhận được sự thừa nhận từ thiên
23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
about:blank
10/54
triều, vừa giữ được hòa bình, ổn định trong nước, tạo môi trường hòa bình để phát triển tiềm lực
đất nước, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Tống lần 2.
2. Ngoại giao với nhà Tống giai đoạn chiến tranh Tống - Việt lần thứ hai
Vương triều nhà không chỉ được biết đến với những chiến thắng vang dội trước quân Tống
xâm lược, mà còn nổi tiếng với chính sách ngoại giao mềm mỏngkiên quyết, bất biến trong
nguyên tắc mềm dẻo, linh hoạt trong sáchợc, đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của triều
đình nhà Tống.
Thực hiện chiến lược quân sự chủ động, táo bạo: “Tiên phát chế nhân”, vào cuối năm 1075,
Thường Kiệt đã cho 10 vạn quân thuỷ, bộ tiến công địch. Khi tiến vào đất Tống, biết rõ nhân dân
Trung Quốc rất oán ghét những cải cách gọi là “tân pháp” của Vương An Thạch, Lý Thường Kiệt
đã tìm cách khoét sâu mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với triều đình Tống nhằm tranh thủ
sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân địa phương với cuộc tiến quân của ta. Với những tính toán
chiến lược ấy, dọc đường hành quân, Thường Kiệt đã cho truyền những bản hịch, gọi “lộ
bố”, kể tội triều đình nhà Tống, giải thích mục đích chính nghĩa sự cần thiết quân ta phải
tiến sang đất Tống để nhân dân Trung Quốc đồng tình với hành động quân sự của ta.
Dựa theo sách Tục Tư Trị Thông Giám Trường biên soạn thời Nam Tống thì nội dung bài hịch
như sau:
Những dân Giao Chỉ phản loạn, chạy trốn vào Trung Quốc, các quanđây lại dung nạp
giấu diếm. Ta đã sai sứ sang tố giác việc ấy, quan quản Quế Châu (Lưu Di) lại không
trả lời. Ta lại sai sứ vượt biển sang Quảng Châu, quan coi Quảng Châu cũng không phúc
đáp. Vì vậy ta phải đưa quân đến để truy bắt những tên phản loạn ấy.
Lại có việc quan coi Quế Châu điểm binh ở các động và đã tuyên bố muốn thảo phạt Giao
Chỉ.
Ở Trung Quốc dùng phép thanh miêu, trợ dịch làm dân chúng khốn khổ, nên ta mang quân
đến cứu.
Công tác vận động chính trị này đã có tác động đối ngoại rất lớn, giúp quân ta tranh thủ được sự
đồng tình ủng hộ của nhân dân nước địch trong khi hành quân ngay trên chính lãnh thổ của họ.
Cho nên “Dân Tống thấy lời tuyên cáo, đều vui mừng, đem trâu, rượu khao quân ta. Từ đó, mỗi
23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
about:blank
11/54
lúc dân Tống thấy cờ hiệu Thường Kiệt thì nói đó quân của người cha họ người nước
Nam, rồi cùng nhau bày hương án bái phục bên đường. Nhờ đó uy danh quân ta lan khắp”.
Đòn tấn công chính trị mang tính chất đối ngoại này cũng đã góp phần quan trọng đem lại thắng
lợi cho mục tiêu chiến lược của Thường Kiệt. Quân ta đánh đâu thắng đấy, vị không bị
nhân dân địa phương phản đối nên thắng rất nhanh.
Trong trận chiến tại sông Như Nguyệt, quân ta đã chiến đấu quyết liệt để bẻ gãy cuộc hành quân
vượt sông của địch. Trong trận đánh này, Lý Thường Kiệt đã làm bài thơ “Nam quốc sơn hà” để
động viên binh sĩ. Bài thơ ngắn gọn nhưng thể hiện quyết tâm chiến đấu của quân dân ta
nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyềntoàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bài thơ đã đi vào lịch sử như
“bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của nước ta. Sách Việt điện U-linh chép: “Đang đêm, nghe
tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi, quân Tống sợ táng đảm, không đánh
đã tan”
thời này, chính sách ngoại giao tiêu biểu đầu tiên nhà đã sử dụng chính sách
“Dùng biện bàn hòa”. “Dùng biện sĩ bàn hòa” thể hiểu dùng đàm phán để bàn việc hòa
bình giữa hai nước. “Biện sĩ” là ngườitài đàm phán, “bàn hòa”thương lượng để tìm kiếm,
gìn giữ hòa bình. “Dùng biện sĩ bàn hòa” là chủ trương kết hợp giữa đánh địch và thương lượng,
giữa quân sự ngoại giao, buộc vua Tống ra lệnh bãi binh từ bỏ ý đồ xâm lược Đại Việt.
Chính sách này được đưa ra đúng thời điểm trong thời nước ta liên tiếp chiến thắng trên khắp
mặt trận Quảng Tây dồn quân Tống vào bước đường cùng: thiếu thốn về lương thực, nguồn
nhân lực cạn kiệt,.... Do đó, Thường Kiệt đã kết thúc chiến tranh lợi cho ta mở ra lối
thoát cho địch. Ta thể đánh giá chính sách này một bước đi cùng sáng suốt của
Thường Kiệt đảm bảo mối quan hệ bang giao của hai nước sau này, vừa tôn trọng vị thế
của nước lớn như triều đình nhà Tống vừa không làm tổn hại danh dự của nước ta. Lần đầu tiên,
lịch sử chống xâm lược của dân tộc ta được kết thúc bằng thắng lợi của hòa đàm.
3. Ngoại giao với nhà Tống sau chiến tranh Tống- Việt lần thứ hai
Về giai đoạn sau chiến tranh Tống- lần thứ hai vào năm 1078, ta đã sử dụng ngoại giao
một khí để đòi lại vùng Quảng Nguyên của nước ta, nơi quân Tống nhất quyết giữ đến
cùng. Vùng Quảng Nguyên được nhà Tống xem như một mỏ vàng, mỏ bạc, chứa nhiều tài
nguyên quý hiếmđiều này khiến họ nhất quyết không chịu rút quân bằng mọi giá cho dù vẫn
đang thế yếu trong cuộc chiến tranh Tống- lần thứ hai. Về phía ta, Thường Kiệt chủ
23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
about:blank
12/54
trương để cho quân địch rút chạy hết rồi mới tiến hành đòi lại các vùng đất còn lại bằng phương
pháp đàm phán ngoại giao sau này. Do đó, sau chiến tranh chống Tống- Lý lần thứ hai, để đòi lại
vùng đất Quảng Nguyên, Thường Kiệt đã tạo sức ép lên cho nhà Tống bằng việc kết hợp hai
phương pháp quân sự ngoại giao. Đầu tiên Thường Kiệt cho đóng quân ngoài Quảng
Nguyên, phao tin sẽ tiến đánh nhà Tống với mục đích buộc nhà Tống phải đưa ra quyết định
nhanh chóng và khẩn cấp. Sau đó, ông cử sứ giả sang thương thuyết và đề nghị nhà Tống trả lại
vùng đất Quảng Nguyên bằng 5 con voi. Trên thực tế, 5 con voi chỉ một đề nghị đầu tiên của
nước ta với nhà Tống nhưng không phải thứ duy nhất chúng ta dùng để đòi lại vùng đất
Quảng Nguyên. Kèm theo lời đề nghị đó thì phía ta cũng phải trao trả 200 binh của nhà
Tống Tuy vậy đây vẫn một lời đề nghị lợi cho nhà ta cũng chỉ mất 5 con voi
không thiệt hại lớn về người hay của Đây một thành công trong công tác đối ngoại của triều
Lý, buộc nhà Tống phải trả lại vùng đất Quảng Nguyên khi không phải dùng chiến tranh để đòi
lại “mỏ vàng” của ta mà chỉ dựa trên phương pháp, trí tuệ trên bàn đàm phán.
Kết luận:
Dưới thời nhà Lý, nhiệm vụ đối nộiđối ngoại vẫn luôn song hành trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ đất nước. Về đối nội, nhà Lý xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền, tập trung
xây dựng kinh tế - quân sự và văn hóa xã hội, đặt nền tảng cho một Đại Việt hùng mạnh. Về mặt
đối ngoại, ta cũng đạt được nhiều thành tựu do chính sách ngoại giao mềm dẻo đồng thời cứng
rắn của triều đại nhà Lý. Nhà Lý biết dựa vào thế nước, dựa vào chiến thắng quân sự để tiếp tục
tiến công địch nhằm đè bẹp ý chí xâm lược của địch. Nhà đồng thời kết hợp đấu tranh quân
sự đấu tranh ngoại giao, uy hiếp bằng quân sự trong khi tiến hành hòa đàm thương lượng.
Bằng phương pháp ngoại giao này, ta cũng một phần giữ thể diện cho một “nước lớn” khi bị một
nước nhỏ đánh bại, làm tiêu tan ý đồ phục thù của kẻ địch. Việc đấu tranh kiên trì, chuyển sang
đấu tranh ngoại giao đúng lúc địch lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan đã tạo điều kiện cho
việc giải phóng đất nước thu hồi lại lãnh thổ. Nhìn chung, bằng việc kết hợp nhuần nhuyễn
lực - thế - thời - mưu ta đã đánh thắng giặc cũng như bảo vệ nền độc lập chủ quyền đồng thời
nâng cao vị thế của nhà Lý. thể thấy, kế sách giữ nước của ông cha ta, trong đó đường lối
đối ngoại dưới thời đã để lại nhiều bài học giá trị như kế sách “vừa đánh vừa đàm” để phục
vụ cho công tác đối ngoại của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
about:blank
13/54
NGOẠI GIAO VỚI CHAMPA THỜI LÝ
2.1. Hoạt động thông sứ
Trong 216 năm tồn tại của nhà Lý (1009-1225), Đại Việt và Champa đã thiết lập mối quan hệ
bang giao kéo dài hơn 200 năm. Trong đó có 24 lần Champa sai sứ thần sai triều cống Đại
Việt và có 18 lần ghi chép về những bất hòa xảy ra trong quan hệ giữa hai quốc gia. Cho nên
quan hệ bang giao giữa 2 nước duy trì tương đối lâu dài nhưng nó không phải là mối ràng
buộc khăng khít. Chính sách đối ngoại của Chăm Pa đối với Đại Việt trở nên thiếu nhất quán
không ổn định đến mức khó hiểu: “vừa tự hùng, vừa mặc cảm, chấp nhận tư thế cống nạp của
một nước nhỏ nhưng lại luôn sẵn sàng gây chiến khi có cơ hội”. Sự thần phục của Champa
chủ yếu diễn ra thông qua hình thức triều cống sản vật địa phương. Mặc dù số lượng sản vật
không nhiều nhưng nó đã trở thành biểu tượng thần phục của nước nhỏ, yếm thế hơn của một
quốc gia cường thịnh. Ngay sau khi triều Lý định đô ở Thăng Long, vào năm 1011, “mùa hạ,
tháng 4, nước Chiêm Thành sang dâng sư tử”, đây được coi là sự triều cống đầu tiên. Cho đến
năm 1225, khi vương triều Lý kết thúc, đã xảy ra 20 lần triều cống liên tiếp của Champa xen
lẫn sự phong vương của Đại Việt cho vua Chiêm. Sử chép vào năm 1198, “mùa thu, tháng
7… sứ Chiêm Thành sang cống và xin sách phong cho vua nước ấy” và năm 1199, “mùa
đông, tháng 10, vua Lý Cao Tông ngự đến phủ Thanh Hóa bắt voi. Rồi sai sứ sang phong vua
nước Chiêm Thành”. Đến cuối triều Lý, tới 4 lần phía Champa có người sang quy phụ và có
lần lên đến hơn trăm người. Cho đến cuối thời Lý, sử chép năm lần người Chiêm Thành
quấy rối, cướp phá Nghệ An vào các năm 1132, 1166, 1177, 1203, 1218. Trong các lần quấy
rối trên, có lẽ vụ xảy ra vào năm 1166 đời Lý Anh Tông, khi sứ Chiêm đến Ô, Lý, dùng quân phong thủy
vượt biển cướp bóc vùng ven biển dẫn đến việc hành binh của Tô Hiến Thành
năm 1167. Về vụ này, Việt sử thông giám cương mục chép rõ: “Hiến Thành đem quân đến
nước Chiêm, đưa thư cho chúa Chiêm, quở trách về việc không giữ lễ phiên thần, lại bày tỏ
sự lợi hại để chiêu dụ. Chúa Chiêm sợ sai sứ sang dâng châu báu và những sản vật địa
23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
about:blank
14/54
phương để xin hòa. Nhà vua y cho, hạ chiếu bảo Hiến Thành đem quân về”. Toàn thư chép
thêm “Từ đấy Chiêm Thành giữ lễ phiên thần, dâng cống không thiếu”.
2.2. Diễn biến xung đột biên giới
Số lần cống nạp thưa thớt của Champa đến Đại Việt cho thấy thực chất hành động bang giao
của Champa chỉ để lấy lệ mà thôi. Dù sau rất nhiều lần xâm lấn thất bại dưới thời Lý, tham
vọng của vương quốc Champa vẫn không hề giảm bớt. Người Chiêm Thành một mặt tỏ ra
thần phục Đại Việt, mặt khác lại tổ chức quân đội quấy rối, thậm chí tiến công trực tiếp ra
kinh sư Thăng Long. Năm 1068, vua Chăm tiến đánh Đại Việt, vua Lý Thánh Tông phản
ứng lại; đem quân đánh tiến kinh đô Vijaya và bắt được Rudravarman III, buộc vua này phải
nhượng ba châu Đại Lý, Ma Linh và Bố Chính. Năm 1103, Lý Giác- một quan chức của nhà
Lý nổi lên làm phản trốn sang Chiêm Thành, đầu hàng vua Chiêm là Chế Ma Na nói tình
hình hư thực của nước ta và xúi giục Chiêm Thành đem quân cướp phá, lấy lại 3 châu mà
Chế Củ đã dâng trước đây. Trước tình hình đó, Lý Thường Kiệt một lần nữa xin vua đi đánh
Chiêm Thành bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Với tài thao lược của 1 vị tướng đã từng
nhiều lần đánh Tống, bình Chiêm, lại được hưởng ứng của nhân dân; chỉ trong 1 thời gian
ngắn, Lý Thường Kiệt đã đánh tan quân Chiêm, lấy lại vùng biên cương phía nam đất nước,
bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Đại Việt
Số lần cống nạp thưa thớt của Champa đến Đại Việt cho thấy thực chất hành động bang giao của
Champa chỉ để lấy lệ mà thôi. Dù sau rất nhiều lần xâm lấn thất bại dưới thời Lý, tham vọng của
vương quốc Champa vẫn không hề giảm bớt. Lợi ích quốc gia - dân tộc chính là độc lập, chủ
quyền của đất nước. Ông cha ta đã ứng xử hết sức linh hoạt, khéo léo, vừa khẳng định chủ quyền,
vị thế của đất nước; vừa giữ hoà khí với nước láng giềng để đất nước được yên bình và phát triển
ổn định. Đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết là nguyên tắc tạo nên sự đồng thuận giữa nhân
dân và những người lãnh đạo, kim chỉ nam dẫn dắt dân tộc Việt Nam xuyên suốt những thăng
trầm lịch sử.
NGOẠI GIAO THỜI NHÀ TRN
23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
about:blank
15/54
1. Bối cảnh lịch sử
Thành Cát Tư Hãn thống nhất Mông Cổ và bắt đầu cuộc chinh phạt của mình vào khoảng đầu thế kỷ
XIII. Qua bao năm ròng rã, sau khi chiếm nước Tống, lãnh thổ Mông Cổ đã trải dài từ bờ Hắc Hải
đến Thái Bình Dương. Khi quân Mông Cổ bắt đầu cuộc chinh phạt thế giới của mình cũng là lúc
vương triều Trần ra đời và dần bước trên công cuộc dựng và phát triển đất nước. Sau cuộc chuyển
giao quyền lực với nhà Lý, nhà Trần đã ổn định tình hình quốc gia, gây dựng đời sống ấm no cho
nhân dân, tập trung quân sự và xây dựng quân đội. Do có vị trí quan trọng trong khu vực, nên từ khi
dựng nước, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam luôn bị các thế lực đế quốc thực dân hùng
mạnh nhất nhăm nhe xâm lược. Vì vậy, nhà Trần chủ trương xây dựng một quân đội hùng mạnh, áp
dụng nhiều chính sách tận dụng địa hình và tình thế rất khéo léo, điển hình phải kể đến là “ngụ binh ư
nông”. Triều Trần thành lập là một nền quân chủ chuyên chế có vị thế cao trong khu vực. Vương triều
Trần có thể đoàn kết được toàn dân thành một đội ngũ vững chắc, xông lên tiêu diệt “giặc Mông Cổ là
kẻ thù không đội trời chung”. Đặt trước thách thức đối mặt với vó ngựa Mông Nguyên, bên cạnh
những thành tựu về chính trị - xã hội - quân sự, nhà Trần đã có những đối sách ngoại giao vô cùng
linh hoạt.
2. Đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống
quân Nguyên Mông lần thứ nhất
Năm 1257, chúa Mông Cổ là Mông ke sai Ngột Lương Hợp Thai sau khi đánh thắng nước Đại Lý
(vùng Vân Nam) đánh thẳng vào nước Đại Việt. Trước khi tiến quân vào, chúng sai sứ ba lần sang dụ
vua Trần Thái Tông hàng phục. Để tỏ rõ ý chí kiên quyết chiến đấu của Đại Việt, vua Trần không hề
sợ hãi,và ra lệnh tống giam tất cả những tên sứ Mông Cổ. Bọn Mông Cổ đã trả thù bằng cách điên
cuồng tàn phá kinh thành. Sau cuộc đấu tranh lần thứ nhất, đất nước bước vào thời kì quan hệ ngoại
giao rất khó khăn và phức tạp trong 26 năm (1258-1284), luôn tìm cách hòa hoãn để xây dựng lực
lượng chiến đấu. Vì vậy trong việc tiếp đón sứ thần hay đi sứ sang Mông Cổ đều tuân thủ những
nguyên tắc triều đình đã đề ra. Tuy sứ bộ nhà Trần đã thỏa thuận được với nhà Nguyên ba năm cống
một lần theo những định lệ như các triều đại Trung Quốc trước nhưng nhà Nguyên vẫn dùng vũ lực
để uy hiếp, muốn Đại Việt làm nô lệ với những yêu sách mà chúng đưa ra bắt vua Trần phải tuân
theo. Những tên sứ Mông Cổ sang Đại Việt thời kì này đều cậy thế nước lớn, quân hùng mạnh, chinh
phục nhiều quốc gia trên thế giới, mà kiêu ngạo, coi thường vua quan nhà Trần. Để giữ gìn hòa bình,
chuẩn bị lực lượng chiến đấu nên vua quan Đại Việt vẫn giữ vững nguyên tắc bảo vệ chủ quyền độc
lập, giữ gìn quốc thể nhưng trong việc tiếp đãi cũng đã phải mềm dẻo, tranh thủ, mua chuộc chúng,
cứng rắn trước những điều luật vô lý mà chúng đặt lên đất ta. Tiêu biểu là Hốt Tất Liệt cử Nu-rút Đin
sang nước Nam với chức danh “Đạt Lỗ hoa xích”, nhà Trần tìm cách bao vây mọi hoạt động của y,
23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
about:blank
16/54
cấm nhân dân tiếp xúc, tìm cách mua chuộc để hắn làm môi giới tiếp tục duy trì quan hệ hòa hoãn.
Hốt Tất Liệt rắp tâm tiến hành xâm lược, liên tục thay đổi Đạt Lỗ hoa xích vì sợ bị mua chuộc, nhà
Trần đưa thư phản đối, quyết không nhân nhượng: “Nay nghe quốc công đến biên giới tôi, biên dân
không ai là không lo sợ, không biết sứ nào mà đến lối đó, xin đem quân về đường cũ mà đi”. Hịch
tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn có nhắc lại thời kì tiếp sứ khó khăn ấy: “... Huống chi ta cùng các ngươi
sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn
lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi
ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho
có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau…”
Nhận xét: Có thể nhận xét rằng: Các vua Trần đã thi hành một phương pháp ngoại giao “không từ
chối mà từ chối” để bác bỏ mọi yêu sách láo xược của Mông Cổ, giữ vững chủ quyền độc lập bằng
việc cử các sứ bộ mang biểu thư sang Nguyên, kiên trì không chấp nhận, biểu thị tinh thần tự tôn, tự
cường, giữ gìn quốc thể trong mọi trường hợp. Trên mặt trận đối ngoại không chỉ có các quan lại mà
cả tể tướng, vua cha và vua con cũng đều phải xung trận. Được hậu thuẫn bởi ý chí và lực lượng
chiến đấu, cuộc đấu tranh ngoại giao tiến hành song song với đấu tranh quân sự của toàn dân ta trong
thời kì này là những trang sử vẻ vang nhất của dân tộc. Bên cạnh việc bảo vệ vững chắc biên cương
phía Bắc, vua Trần vẫn kiên trì chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Nguyên, để ngăn ngừa âm
mưu tái xâm lược nước ta, giữ vững chế độ nhà Trần trong 175 năm. Cùng với đó, cha ông ta còn
thực hiện biện pháp nghi binh, đánh lừa, hòa đàm trong hoạt động đấu tranh ngoại giao. Những chính
sách trên, thể hiện sâu sắc văn hóa ứng xử nhân văn, nghệ thuật ngoại giao: “biết người, biết ta”, “biết
thời, biết thế”, “cương nhu kết hợp”, “tiến lúc mạnh, thoái lúc yếu”, của cha ông ta trong lịch sử
3. Đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống
quân Mông Nguyên lần thứ hai và ba
Cuộc chiến tranh Việt - Nguyên nổ ra sau khoảng thời gian 25 năm đấu tranh ngoại giao nhân
nhượng của nước ta. Tuy vậy, nhà Trần vẫn tranh thủ sử dụng những biện pháp ngoại giao để
tranh thủ thời gian thực hiện công tác chuẩn bị cho chiến đấu. Tháng 7 năm 1284, trung đại
phu Trần Khiêm được cử sang Kinh Hồ xin hoãn binh. Tháng 11 năm 1284, được tin Thoát
Hoan mang quân đến Vĩnh Châu (huyện Linh Lăng, tỉnh Hồ Nam), Trần Thánh Tông còn
nhắn nhà Nguyên chuẩn bị đồ tuế cống. Ngay cả khi quân Mông Cổ do Thoát Hoan dẫn đầu
đã tiến đến Lộc Châu (Lộc Bình, Lạng Sơn), vua Trần vẫn cử Nguyễn Đức Dư và Nguyễn
Văn Hàn đến gặp Thoát Hoan, nhưng lần này biểu thị thái độ cương quyết: “Trước đây, được
vâng thánh chiếu nói rằng: “Sắc riêng cho quân ta không vào bờ cõi nhà ngươi”, thế mà nay
23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
about:blank
17/54
thấy ở Ung Châu doanh trại cầu đường nối nhau san sát” (An Nam truyện), và yêu cầu Thoát
Hoan phải lui quân. Mặc cho những hoạt động ngoại giao của nhà Trần, nhà Nguyên vẫn
mang dã tâm cố tình thôn tính đất nước ta, không chỉ vậy, còn giữ lại một số sứ bộ của ta và
đưa ra nhiều yêu sách láo xược hơn. Với khí thế sôi sục căm thù và tinh thần quyết chiến,
quân và dân ta đi vào cuộc chiến đấu một cách bình tĩnh và tự tin. Trong suốt quá trình chiến
tranh, triều đình nhà Trần luôn cho sứ sang Nguyên để vạch rõ việc chúng đưa quân xâm
lược nước ta là phi nghĩa, đòi chúng phải rút quân về, cũng phần nào tác động nhiều đến tinh
thần toàn quân giặc, làm giảm sút ý chí chiến đấu vì mục đích xâm lược của chúng. Sau khi
cuộc chiến tranh chống quân Nguyên-Mông lần thứ hai kết thúc thắng lợi vào tháng 7 năm
1825, biết được tên vua hiếu chiến Hốt Tất Liệt sẽ không dễ từ bỏ ý đồ xâm lược nước ta nên
vào tháng 2 năm 1286, nhà Trần đã chủ động thả tù binh với tinh thần nhân nghĩa của dân
tộc. Nhưng đáp lại thiện chí của ta, quân Mông Cổ càng được đà lấn tới, khiến các sứ ta sang
cống phương vật đều bị giữ lại. Trước thái độ của giặc, triều đình nhà Trần vẫn bình thản
trong quan hệ ngoại giao, không bắt giữ sứ giặc, cũng không sợ giặc bắt giữ sứ mình, đoàn
sứ của ta vẫn lên đường, đáp lại việc giặc cho sứ sang ta. Sau cuộc kháng chiến lần hai, các
cuộc tiếp đón sứ nhà Nguyên, bên cạnh việc giải quyết các hậu quả của chiến tranh, còn bác
bỏ những yêu sách vô lý của vua Nguyên, trong đó có việc bắt vua Trần phải sang chầu.
Đồng thời, chuẩn bị binh lực cho kháng chiến lần ba. Quyết tâm báo thù, Hốt Tất Liệt hủy bỏ
kế hoạch tấn công Nhật Bản, huy động quân đội ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Ý định
của hắn trở nên rõ ràng khi hắn phong Trần Ích Tắc, một tôn thất của họ Trần đã đầu hàng kẻ
thù làm An Nam quốc vương, thành lập triều đình bù nhìn. Tuy bề ngoài chúng vẫn tỏ ra hòa
hảo, lợi dụng ta mất cảnh giác mà dễ dàng dò xét tình hình nhà Trần. Vào giữa năm 1286,
Hốt Tất Liệt cử sứ giả đến Đại Việt cốt là để thăm dò thái độ và đe dọa ta về mặt ngoại giao.
Về phía ta, nắm chắc ý đồ phục thù của kẻ địch sau cuộc chiến tranh vệ quốc lần thứ hai
(1285), nhà Trần đã không xao nhãng trong việc củng cố lực lượng, bảo vệ Tổ quốc.
4. Ngoại giao thời Trần với CHAMPA (Chiêm Thành)
4.1. Chiêm Thành
Sau khi bị Chân Lạp chiếm đóng, năm 1220 họ rút khỏi Chân Lạp, lập nên một chính quyền
với người đứng đầu là Jaya Paramesvaraman II. Suốt thời gian trị vì của mình từ năm 1220 –
23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
about:blank
18/54
1252, ông theo đuổi 2 chính sách: khôi phục kinh tế để ổn định đất nước sau chiến tranh và
giữ thái độ kì thị với Đại Việt (bắt nguồn từ việc bị mất 3 châu ở phía Bắc cho ta, gồm: Bố
Chính, Địa Lý, Ma Linh vào năm 1069)
Sau thời đại này là thời phát triển thịnh vượng của Chiêm Thành, mà ông vua có công lớn
nhất là Chế Mân – Jaya Sinhavarman IV trị vì từ năm 1285 đến năm 1305. Ông tiếp tục
những chính sách của vua cha và đưa Chiêm Thành đến thời huy hoàng.14 Quan hệ Đại Việt
- Chiêm Thành trong thời gian này nói chung là không có vấn đề lớn.
Từ 1258 đến 1288, Đại Việt phải đối phó với âm mưu chinh phục của quân Nguyên - Mông.
Chiêm Thành trong cùng khoảng thời gian đó (1283-1285) cũng phải chống lại cuộc xâm
Hoạt động thông sứ
Từ 1225 đến trước khi xảy ra các cuộc đụng độ vào khoảng những năm 50 thế kỷ 14, sử chép
có tới 21 sự kiện liên quan đến hoạt động ngoại giao, trong đó 16 sự kiện người Chiêm
Thành sang triều cống.
Đánh đuổi quân Mông-Nguyên
Năm 1282, nhà Nguyên muốn mượn đường Đại Việt để đi đánh Chiêm Thành, nhưng các
vua Trần kiên quyết phản đối. Cụ thể, sứ Nguyên đem thư sang đòi vua Trần phải chở quân
lương sang Chiêm Thành cho quân Nguyên, và khi Trấn Nam vương Thoát Hoan đưa quân
tới gần biên giới nước ta thì ta phải lên đón. Mới đi tới Hồ Nam, tức là còn rất xa biên giới
nước ta, quân Nguyên đã được tin triều đình nhà Trần cho quân lên tăng cường phòng thủ
biên giới, chứ không phải vua Trần lên biên giới để chờ đón chúng.
Tình trạng đối đầu
Nhưng mối quan hệ hữu nghị chỉ kéo dài cho đến khi vua Chế Mân mất (1307), Trần
Khắc Chung đón công chúa về nước. Từ đây, các đời vua Chiêm Thành đều âm mưu lấy
lại hai châu mà tiêu biểu là ba cuộc tiến công quyết liệt của Chế Bồng Nga. Mối quan hệ
hữu nghị, đồng minh kết thúc và chuyển sang thế đối lập. Năm 1360, Chế Bồng Nga lên
ngôi và từ đó đến năm 1390, Chế Bồng Nga liên tục tấn công Đại Việt và ba lần kéo quân
23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
about:blank
19/54
vào Thăng Long, lần thứ ba lưu lại mấy tháng liền. Quân Chiêm vào thành đốt phá cung
điện, sách vở, cướp con gái, ngọc lụa đem về Chiêm. Chỉ đến năm 1390, khi Chế Bồng
Nga đem quân ra Đại Việt đánh và bị đạn của ta bắn chết trên thuyền về Thăng Long thì
những cuộc tấn công từ Chiêm Thành mới tạm kết thúc
Quan hệ Đại Việt-Chiêm Thành thời nhà Trần thời đầu mang tính chất ngoại giao bang
hữu nghị nhưng còn thưa thớt, lỏng lẻo: nhà Trần trong quan hệ ngoại giao với Chiêm
Thành luôn giữ thế thượng phong còn Chiêm Thành tuy thần phục vua Trần nhưng thực
sự vẫn chưa chịu nội phục. Điều đó có thể thấy qua: Năm 1279, vua Chiêm Thành sai
Chế Năng, Tra Diệp sang cống. Bọn Chế Năng xin ở lại làm nội thần, nhưng chính Trần
Nhân Tông, người nổi tiếng nhân từ, đã không chấp nhận đề nghị đó. Toàn thư ghi: năm
1303, Đoàn Nhữ Hài đi sứ Chiêm Thành, trước khi đi sứ ông đã đến yết kiến Thượng
hoàng Trần Nhân Tông tại chùa Sùng Nghiêm (núi Chí Linh). Những mưu kế ngoại giao
của Nhữ Hài rất được Thượng hoàng khen ngợi. Trước đây, sứ nước ta tới Chiêm Thành,
đều lạy chúa Chiêm trước, rồi sau mới mở chiếu thư. Đến khi Nhữ Hài tới, liền bưng
ngay chiếu thư để lên trên án và nói với chúa Chiêm: “Từ khi sứ thiên triều mang chiếu
thư của thiên tử sang, xa cách ánh sáng lâu ngày, nay mở chiếu thư, thực như trông thấy
mặt thiên tử, tôi phải lạy chiếu thư đã, rồi mới tuyên đọc sau”. Rồi lập tức hướng vào tờ
chiếu mà lạy. Sau này, đi sứ Chiêm Thành, không lạy chúa Chiêm là bắt đầu từ Nhữ
Hài.18 Tuy vậy, không thể phủ nhận công lao của vua Trần Nhân Tông trong chính sách
ngoại giao bang và từ đó mở rộng bờ cõi nước Đại Việt cũng như tầm ảnh hưởng của đất
nước trong khu vực. Cuộc hôn nhân “cùng với thông điệp hoà bình chắc rằng Đại Việt
muốn mở rộng ảnh hưởng về phía Nam để tạo thế phòng ngự có chiều sâu về chiến
lược.”
Liên hệ
Có thể thấy, trong các cuộc chiến tranh với Chiêm Thành, Đại Việt không có chủ trương chiếm đất,
dành dân, thiết lập bộ máy cai trị mà chủ yếu là xuất phát từ mục đích tự vệ, giữ vững biên cương phía
Nam, tập trung lực lượng đối phó với kẻ thù xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc. Trong
lịch sử quan hệ giữa nước ta và Chiêm Thành, người Chiêm thành đã nhiều lần tổ chức chiến tranh muốn
mở rộng lãnh thổ ra phía Bắc. Đại Việt luôn giữ mối quan hệ bang giao hoà hiếu và đã có nhiều chính
sách để giữ vững ổn định, hoà bình, để xây dựng đất nước. Ta liên hệ được với những giải pháp Đảng và
nhà nước ta đang thực hiện trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Xây dựng lực lượng bảo vệ chủ quyền,
23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
about:blank
20/54
| 1/54

Preview text:

23:21 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM Th i tềền Lề (980 ->) ờ
.................................................................................................................................... 1 1. Bốối c nh l ả ch s ị
ử....................................................................................................................................2 2. Ho t đ ạ ng Ngo ộ i giao th ạ i Tiềền L ờ
ề....................................................................................................... 2 3. M t sốố nh ộ n xét vềề ng ậ o i giao Đ ạ i Cốề Vi ạ t th ệ i Tiềền Lề v ờ i T
ớ rung Quốốc..............................................6 4. Liền h :
ệ ................................................................................................................................................7 NGO I GIAO TRIỀỀ Ạ
U LÝ (1009 – 1225)...........................................................................................................8 1. Bốối c nh l ả ch s ị c ử a triềều L ủ
ý.............................................................................................................8 2. Bốối c nh nhà T ả
ốống............................................................................................................................8 NGO I GIAO V Ạ I CHAMP Ớ A TH I L
Ờ Ý.......................................................................................................13 NGO I GIAO TH Ạ I NHÀ TRẦỀN Ờ
....................................................................................................................15 1. Bốối c nh l ả ch s ị
ử..............................................................................................................................16 2. Đấốu tranh ngo i giao tr
ạ ong cu c kháng chiềốn chốống quấn N ộ
guyền Mống lấền th nhấốt ứ ................16 3. Đấốu tranh ngo i giao tr ạ
ong cu c kháng chiềốn chốống quấn Mống Nguy ộ ền lấền th hai và ba ứ .........17 4. Ngo i giao th ạ i T ờ rấền v i CHAMP ớ
A (Chiềm Thành).............................................................................18
Liền hệ...................................................................................................................................................20 L ch s ị ngo ử i giao Vi ạ t Nam th ệ i H ờ u Lề ậ
...................................................................................................21 1.
Khái quát bốối cảnh.........................................................................................................................22 2. Ngo i giao tr ạ
ong giai đo n kháng chiềốn ạ
.........................................................................................22 3.
Ngo i giao sau chiềốn thắống ạ
............................................................................................................24 4. T ng k
ổ ềốt.........................................................................................................................................25 5. Liền h - M ệ r ở ng
ộ ..........................................................................................................................26
Nhà M c – Bắốc triềều ạ
..................................................................................................................................26 1. Bốối c nh l ả ch s ị th ử i nhà M ờ c
ạ ........................................................................................................27 2. Bốối c nh nhà Minh ả
.........................................................................................................................28 3. Mốối quan h ngo ệ i giao nhà M ạ c v ạ i T
ớ rung Quốốc..........................................................................28 4. Nh n x ậ ét và t ng qu ổ
an đánh giá vềề nhà M c
ạ .................................................................................32
Thời tiền Lê (980 ->)
Ngô Quyền -> Loạn 12 sứ quân -> Nhà Đinh -> Vua Đinh còn nhỏ tuổi -> Lê Hoàn được thái hậu nhường ngôi
Nổi bật trong giai đoạn là cách ứng xử của LÊ ĐẠI HÀNH – LÊ HOÀN trong ứng xử khi đánh nhau
với quân TỐNG và khi thời bình (dùng thơ để bang giao) about:blank 1/54 23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG 1. Bối cảnh lịch sử
1.1. Bối cảnh nhà Tiền Lê
Thế kỷ X, Đại Cồ Việt là một quốc gia vừa mới thoát khỏi ách thống trị của phong kiến
phương Bắc không bao lâu lại gặp ngay lúc triều chính binh biến, loạn lạc, đe dọa nghiêm
trọng đến nền độc lập còn non trẻ. Năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Nam
Việt Vương Đinh Liễn bị sát hại, Vệ Vương Đinh Toàn còn nhỏ được tôn lên làm vua, Lê
Hoàn nhiếp chính và tự xưng phó vương. Vua ở ngôi được 8 tháng thì tình hình đất nước
nguy ngập, nội bộ triều đình lục đục, các phe phái đánh nhau tranh giành quyền lực. Trước
tình hình đó, được sự ủng hộ và suy tôn của các binh lính và thái hậu Dương Vân Nga, năm
980, Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Tiền Lê.
1.2. Bối cảnh Trung Quốc (triều Tống)
Nhà Bắc Tống cướp được ngôi vua của nhà Nam Hán, Hậu Chu năm 960, từ đó liên tiếp tiêu
diệt các tiểu quốc, kiểm soát toàn bộ Trung Hoa, đặt kinh đô ở Biện Kinh (Khai Phong). Tuy
là một nước lớn thế nhưng Bắc Tống luôn phải chịu sự đe dọa, uy hiếp của hai nước Liêu và
Tây Hạ nhưng không vì thế mà Bắc Tống từ bỏ mưu đồ mở rộng lãnh thổ xuống phía nam,
nhất là trong tình hình Đại Cồ Việt đang lục đục nội bộ.
2. Hoạt động Ngoại giao thời Tiền Lê
2.1. Kháng chiến chống Tống
2.1.1 Văn kiện ngoại giao của kẻ xâm lược
Tháng 7, năm 980, vua Tống đề ra chiến lược “xuất kỳ bất ý”, “đem quân đánh úp” nước ta
như “sét đánh không kịp bịt tai”. Triều Tiền Lê bắt đầu tổ chức chuẩn bị kháng chiến chống quân xâm lược Tống.
Tháng 9, năm 980, vua Tống sai sứ Lư Đa Tốn mang tối hậu thư đe dọa nước ta, với lời lẽ thô bạo, hống hách:
"[…] muốn ngươi đến chầu cho ta được vui khỏe, mà ngươi khỏi cái tủi áp mặt vào góc nhà
để làm rầy cho ta, [...] khiến ta phải dùng đến kế chặt xác băm xương, làm cỏ nước người, lúc
ấy hối sao kịp [...] Ta đương chỉnh bị xe ngựa, quân lính, sắp sửu các thứ chiêng trống, nếu
quy thuận thì ta tha cho, nếu trái lệnh thì ta quyết đánh. Theo hay không, lành hay dữ, tự người nghĩ lấy [...]".
Đe dọa ngoại giao như thế này chính là cách nhà Tống tuyên bố mở ra cuộc chiến tranh xâm about:blank 2/54 23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
lược. Binh thư tối cổ và tối ưu của đường lối chiến tranh xâm lược rất coi trọng biện pháp
"phạt giao" (theo Binh pháp Tôn Tử). "Phạt giao” có nghĩa là đánh bằng ngoại giao, tức là
dùng ngoại giao để đe dọa, nạt nộ, lừa gạt người để bắt người phải hàng phục, phải cống nạp,
phải chịu sự thống trị của mình. "Phạt giao" thành công thì không cần vũ trang xâm lược. “Phạt
giao" dù không hoàn toàn được như ý muốn thì cũng làm cho người bị đe dọa phải e sợ, nhuệ
khí sụt giảm; tiến hành xâm lược dễ dàng, nhanh chóng.
2.1.2 Xu hướng “đàm rồi mới đánh” của vua tôi nhà Tiền Lê
Tháng 10 năm 980, Lê Hoàn sai nha hiệu đưa thư sang nước Tống, giả làm thư của Vệ Vương
Đinh Toàn thỉnh cầu nối ngôi cha, xin ban cho mệnh lệnh chính thức, nhằm làm nhà Tống
hoãn lại việc xâm lược:
“Cúi mong ban cho chân mệnh được dụ hành phiên bang, để yên lòng kẻ tôi mọn giữ hết đạo
trung, ban ân điển của thánh triều thưởng cho đời sau”.
Đây là sách lược thể hiện sự nhạy bén và thức thời của Lê Hoàn với chính sách ngoại giao chủ động đàm phán trước.
2.1.3 Vua Tống từ chối, chiến tranh nổ ra
Sau khi nhận được thư, Nhà Tống sai Trương Tông Quyền đưa thư trả lời, ý muốn Đinh Toàn
cùng thân quyến sang quy phục thì sẽ thân phong cho:
“Họ Đinh truyền nối ba đời, trẫm muốn cho Toàn làm thống soái, khanh làm phó. Nếu Toàn
không có tướng tài, hãy còn non dại thì nên bảo mẹ con sang quy phục.”
Lúc này, thấy không dùng ngoại giao để giải quyết được nữa, Lê Hoàn đã lãnh đạo nhân dân
đứng lên chống lại sự xâm lăng của kẻ thù.
Kết quả, chiến thắng lịch sử của các trận đánh Bạch Đằng, Chi Lăng và Tây Kết làm thất bại
âm mưu thôn tính nước ta của triều Tống và đem lại những ảnh hưởng to lớn đến chính sách
ngoại giao của Việt Nam sau này với Trung Quốc dưới thời Tiền Lê.
2.2. Thiết lập quan hệ Ngoại Giao với nhà Tống
2.2.1. Lý do nước ta phải thiết lập lại quan hệ ngoại giao với nhà Tống
Việc bang giao với phong kiến Trung Quốc đặc biệt quan trọng. Nước ta là nước nhỏ ở cạnh
nước lớn có tư tưởng bá quyền nhiều lần xâm lược và âm mưu đồng hóa nhân dân ta, vì vậy
cần giữ quan hệ hòa hảo để tránh đổ máu, giữ vững nền độc lập để nhân dân an cư lạc nghiệp.
Việc nhận phong vương của Thiên triều còn có ý nghĩa khẳng định tính “Chính danh” - sự cai about:blank 3/54 23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
trị hợp pháp của vua Lê Hoàn khi chuyển từ triều Đinh sang triều Tiền Lê đối với Trung Quốc,
tạo “danh chính ngôn thuận” với lòng người trong nước, đồng thời cũng nhằm thuyết phục
những thổ ti, các nước chư hầu lân bang chịu ảnh hưởng của nước ta phải phục tùng. Việc này
không những bảo toàn tính chất độc lập của Việt Nam trong đối ngoại và đối nội, còn là sự
bảo đảm công nhận độc lập, hòa bình cho đất nước ta của Thiên triều.
2.2.2. Quá trình tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Thời vua Lê Hoàn
Sau chiến thắng về mặt quân sự, tương quan thực lực giữa ta và Tống triều đã có sự thay đổi:
Ta đã là một nước có tình hình triều chính tương đối ổn định và tiềm lực sức mạnh quân sự
khiến người phương Bắc phải kiêng dè. Mặt khác, Tống triều bị thất bại ở Đại Cồ Việt làm
cho e ngại, kiêng dè trước dân tộc ta, đồng thời đang phải đối mặt với sự quấy nhiễu từ các bộ
tộc phía Bắc nên có xu hướng muốn mềm mỏng.
Xuất phát từ lợi ích dân tộc, Lê Hoàn chủ động cử sứ giả sang Tống. Từ năm 982 đến năm
985, hai nước nối lại quan hệ ngoại giao. Trong 5 năm, Lê Hoàn không đả động gì đến việc trả
tù binh cho Tống bởi lẽ vua Tống chưa sắc phong cho Lê Hoàn hay chính là chưa thừa nhận
nước ta là một nước độc lập và từ bỏ âm mưu xâm chiếm ta lần nữa. Mãi tới năm 985, vua
Tống mới sắc phong cho vua Lê Hoàn chức Tiết trấn. Vua đón tiếp rất nồng hậu và nhân dịp
này trao trả cho Tống hai tướng là Quách Quân Biện và Triệu Phục Huân cùng các binh sĩ đã
bị bắt. Vua còn sai Ngô Quốc An sang thăm nước Tống để đáp lễ. Thời vua Lê Long Đĩnh
Năm 1005, Lê Hoàn qua đời. Cuối năm đó, Lê Long Đĩnh giết anh lên nối ngôi.
Lúc bấy giờ triều đình ta chưa đặt quan hệ ngoại giao với nhà Tống ngay vì vua Tống lại mưu
đánh cướp Đại Cồ Việt nhân dịp chúng ta có chính biến.
Nhưng cuối cùng mưu đồ vẫn chỉ dừng ở mưu đồ. Sức mạnh của dân tộc ta đã được thể hiện
rõ ràng dưới thời Lê Hoàn trị quốc khiến Tống triều e ngại không dám quyết. Sau đó Tống và ta tiếp tục giao hảo.
2.3. Thông sứ, triều cống - sách phong
Hoạt động ngoại giao chủ yếu và xuyên suốt thời kỳ quân chủ ở các nước nằm trong trật tự
Hoa di của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, là thông sứ và triều cống - sách phong. Dưới
thời Tiền Lê, các hoạt động ngoại giao mang tính truyền thống này diễn ra tương đối thường about:blank 4/54 23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
xuyên và ít có thăng trầm, biến động. Tuy nhiên, hoạt động thông sứ của hai nước dưới thời
Lê Sơ cũng có điểm riêng biệt so với các triều đại khác
2.3.1 Số lần thông sứ và mục đích
Nhà Tống có 9 lần phái sứ sang nước ta, chủ yếu nhằm mục đích phong hầu, ban chiếu thư,
gia phong thêm chức tước. Sứ bộ triều Lê Sơ có 6 lần sang sứ Biện Kinh, mục đích chủ yếu là
xin Kinh Phật, nộp cống, đặt quan hệ buôn bán, thăm hỏi đáp lễ.
2.3.2 Hoạt động sách phong nổi bật
Năm 986, vua Tống sai sứ sang phong cho Lê Hoàn chức “Kiểm hiệu Thái bảo xử trì Tiết đô
đốc Giao Châu chư quân sự, An Nam đô hộ, Tĩnh hải quân Tiết độ sứ, Giao Châu quản nội
quan sát xử trì đằng sứ, Kính triệu quân hầu”.
Lời chế đại lược viết: “Nay quyền tri tam ti lưu hậu Lê Hoàn, tư chất vốn kiêm nghĩa dũng bản
tính trung hậu thuận hòa, đã được lòng người trong nước. [...] (Nay ngươi) tỏ lòng thành cầu
lĩnh mao tiết… (Ngươi) vốn dòng giống, nên cho liệt vào chư hầu. Phải vỗ về bộ lạc, tuyên
dương đức hóa nhà vua” 1 Việc đó có thể coi như nhà Tống đã chính thức thừa nhận Lê Hoàn
là người cầm quyền cai trị ở nước ta và từ bỏ mưu đồ xâm lược một lần nữa.
Sau đó vào các năm 988, 993 và 997, vua Tống sắc phong cho Lê Hoàn lần lượt các chức tước
là Kiểm hiệu Thái úy, Giao Chỉ quận vương và Nam Bình vương kiêm Thị trung.
Như vậy là trong nghi lễ sách phong, triều Tiền Lê mới chỉ được Thiên triều phong làm Giao
Chỉ quận vương hay cao nhất là Nam Bình vương, là người đứng đầu cai quản một địa phương
của Trung Hoa mà thôi. Từ đó cho thấy việc phong vương không đơn giản, nhanh chóng; các
quyết định sách phong của Thiên không đơn giản mà phụ thuộc vào tiềm lực hai nước và chính
sách ngoại giao của mỗi triều đại. Thời Tiền Lê do đất nước còn đang trong “thời kì quá độ từ
ngoại thuộc qua tự chủ đến độc lập”, nhà Tống thì đang trong giai đoạn tương đối thịnh đạt nên việc
các vua Tiền Lê chỉ được sách phong chức tước như người cầm quyền của một địa phương là dễ hiểu.
Tuy nhiên, các vua Tiền Lê vẫn áp dụng sách lược ngoại giao truyền thống của nước ta là
“trong xưng đế, ngoài xưng vương” - giả thần phục triều đình phương Bắc để giữ mối bang
giao hai nước, tạo tiền đề xây dựng nội lực đất nước. Khi nhận chiếu thư sách phong của nhà
Tống, vua Lê Hoàn cũng không quỳ lạy theo nghi lễ của chư hầu.
Trong thời đại của Lê Đại Hành của nhiều hoạt động ngoại giao nổi bật (Giáo trình nhỏ t30)
- Khi sứ giả sang thì thiết đãi rất hậu about:blank 5/54 23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
- Thơ bang giao: Lý Giác và sư Đỗ Thuận, sử dụng thơ trong trường hợp chào đón, từ biệt sứ giả,…
- Với sứ giả có thái độ tốt, yêu văn thơ thì thiết đãi tốt, đối đáp lại còn với sứ giả hống hách ngang
ngược thì có cách đối phó khác -> Thể hiện tinh thần ngoại giao, nhún nhường với nước lớn là nhà
Tống nhưng không thể hiện thái độ hoàn toàn khuất phục, mà sẵn sàng chống trả lại
2.3.3 Nét nổi bật trong hoạt động thông sứ dưới thời Tiền Lê
Thứ nhất, năm 990, vua Tống cử Tống Cảo, Vương Thế Tắc mang chiếu thư sang Đại Cồ Việt.
Sau khi uy hiếp tinh thần và làm bẽ mặt sứ thần kiêu căng, hống hách của Thiên triều, vua Lê
Hoàn bảo thẳng với sứ thần: “Sau này có quốc thư thì nên cho giao nhận ngay ở đầu địa giới,
không phiền sứ thần đến đây nữa” Đến năm 997, nhân dịp sang Tống đáp lễ sau khi được gia
phong tước Nam Bình vương, nước ta đã đạt được thắng lợi ngoại giao: theo yêu cầu của ta,
Tống Chân Tông hứa sẽ không cử sứ thần sang Đại Cồ Việt nữa; mỗi khi có gì gửi sang sẽ chỉ
đem đến biên giới đợi người của ta lên nhận.
Từ đấy cho đến khi vua Lê Hoàn qua đời, chỉ có người của ta sang nước họ mà không có sứ
Tống sang nước ta. Trong một thời gian dài, ta tránh được những hạch sách hống hách và sự
dò la tình hình của sứ thần Thiên triều.
Thứ hai, năm 1007, Lê Long Đĩnh cho sứ sang Tống biếu một tê ngưu và đề nghị mấy điều,
trong đó có yêu cầu nhà Tống cho người Việt Nam sang buôn bán tại Ung Châu (Nam Ninh
ngày nay). Vua Tống nhận lời để người Việt Nam sang buôn bán tại Liêm Châu và trấn Như
Hồng. Đây là lần đầu trong lịch sử ta có một chính sách ngoại giao mở đường về phát triển
ngoại thương với các triều đại Trung Quốc.
Tóm lại, so với các triều đại trước, hoạt động ngoại giao chủ yếu là thông sứ, triều cống - sách
phong của nhà Lê Sơ có phần thường xuyên và sôi nổi hơn, nhưng vì thời gian trị vì không
dài, nên so với các triều đại sau này thì không sôi nổi, có nhiều đặc sắc bằng.
3. Một số nhận xét về ngoại giao Đại Cồ Việt thời Tiền Lê với Trung Quốc
Trên cơ sở một số nét nổi bật của ngoại giao Việt Nam với Trung Quốc thời Tiền Lê, ta có thể
đưa ra một số nhận xét như sau
Ngoại giao mềm dẻo, nhưng kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc: Sau khi đánh
bại quân Tống, Lê Hoàn vẫn duy trì mối quan hệ hòa hảo giữa hai nước, vừa là để giữ thể diện
cho Thiên triều, vừa hạn chế việc binh đao. Ở thời kì này, Lê Hoàn cũng đã có những hành about:blank 6/54 23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
động và lời lẽ khôn khéo mà cứng rắn thể hiện ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền, phô trương
sức mạnh của Đại Cồ Việt, ngầm đe dọa Thiên triều, thể hiện qua một số lần tiếp sứ thần phương Bắc.
Ngoại giao đã bắt đầu hỗ trợ cho ngoại thương: Dưới triều Lê Long Đĩnh, nước ta đã đặt
được quan hệ buôn bán với nhà Tống ở một vài địa phương. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử,
một vị quân chủ nước Nam muốn đặt quan hệ ngoại thương với Trung Quốc. Chính sách này
là đúng đắn vì vừa thúc đẩy mối quan hệ hòa hảo giữa hai nước, vừa mang lại giá trị kinh tế,
tạo điều kiện cho người dân có thể buôn bán làm ăn.
Đánh giá chung: Cùng với Ngô, Đinh, các sách lược đối ngoại với Trung Quốc dưới triều
Tiền Lê đã đặt nền móng cho ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc trong thời kỳ phong kiến độc
lập tự chủ dài lâu của nước ta. Tuy nhiên, dưới thời Tiền Lê, các chính sách ngoại giao chưa
có nhiều nét nổi bật và chưa tạo ra được những đột phá về vị thế trong quan hệ với Trung Quốc. 4. Liên hệ:
“Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc” chính là đường lối đối ngoại truyền thống
vẫn còn nguyên giá trị cho đến nay. Đảng và nhà nước vẫn luôn kiên định với nguyên tắc ngoại
giao: giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ; giải quyết các tranh
chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; linh hoạt khi tình hình quan hệ
quốc tế thay đổi để đưa ra những điều chỉnh phù hợp với thời đại; tạo điều kiện thuận lợi thúc
đẩy đa phương hóa, hợp tác khu vực và thế giới, nâng cao đời sống người dân cũng như vị thế
quốc gia trên trường quốc tế.
Năm 2020 đánh dấu 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, dù trải qua
thăng trầm, tình hữu nghị và hợp tác vẫn là xu hướng chủ đạo. Hai bên đã thực hiện nhiều hoạt
động trao đổi, giúp tăng cường quan hệ Đối tác “Chiến lược toàn diện” Việt Nam - Trung
Quốc. Năm 2021, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sang thăm Việt Nam để trao đổi về
các vấn đề thúc đẩy hợp tác, một số vấn đề khu vực và thế giới, trong đó quan trọng nhất là
bàn về việc viện trợ vacxin.
Về tình hình Biển Đông, thời gian qua, Việt Nam đã tăng cường tiếp xúc, trao đổi, phản đối,
trong các chuyến thăm và gặp gỡ cấp cao, hội đàm song phương và đa phương, trong khuôn
khổ đàm phán về các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc; kiên quyết bác bỏ các
yêu sách phi lý và các hoạt động phi pháp của Trung Quốc tại biển Đông, tôn trọng chủ quyền about:blank 7/54 23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
và lợi ích quốc gia của Việt Nam.
NGOẠI GIAO TRIỀU LÝ (1009 – 1225)
1. Bối cảnh lịch sử của triều Lý
Người khởi đầu cho triều đại nhà Lý là Lý Công Uẩn (974-1028). Dưới triều vua Lê Long Đĩnh,
Lý Công Uẩn là một quan võ giữ chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, sau khi vua Lê Long Đĩnh qua đời;
do có đức, có tài mà Lý Công Uẩn được một số thế lực trong triều đình tôn lên làm vua, trị vì đất
nước trong 216 năm (1009-1225).4 Từ khi triều Lý được thành lập, công cuộc xây dựng đất nước
được đẩy mạnh với nhiều dấu ấn sâu đậm trên mọi phương diện văn hoá, tôn giáo, pháp luật, kinh
tế, chính trị: định đô tại Thăng Long, đặt quốc hiệu Đại Việt, hoàn chỉnh hệ thống quan lại, ban
hành bộ luật Hình Thư, tổ chức quân đội chính quy, lập Văn Miếu - Quốc Tử Giám, xây dựng hệ
thống đê điều, có nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp,
ngoại thương, phát triển văn hóa nghệ thuật, đồng thời đánh đuổi quân Tống xâm lược (1077).
Với hơn 200 năm tồn tại, nhà Lý đã có công làm cho đất nước trở nên cường thịnh, củng cố nền
tự chủ, thúc đẩy văn minh Đại Việt phát triển hùng mạnh
(Đại khái là vua Tống thời kì này toàn vua hiền nên không có quá nhiều ý tưởng để bành trướng
xuống phương Nam. Thứ 2, do thời này để phòng trừ hậu họa do cát cứ giống thời Đường nên
nhà Tống thời kì này không để quân đội mạnh ở địa phương, nên quân địa phương yếu và dẫn đến
ở biên giới dễ bị xâm lấn.
Sự kiện Nùng Trí Cao dễ dàng xâm lấn biên giới nhà Tống mà lại có thể để nhà Lí đánh tơi bời
khiến cho nhà Lý có nảy sinh những ý đồ mở rộng và xâm lấn vùng biên giới -> Những lần Đại
Việt cho quân đánh qua biên giới nhà Tống)
Trong thời điểm giao tranh với nhà Lý, nhà Tống còn phải đối mặt với khó khăn với Liêu và Tây
Hạ ở phía Bắc nên về cơ bản thì nhà Tống thực sự không quá để tâm đến Đại Việt. Không chỉ vậy
Tống còn gặp các khó khăn trong nước cũng như những tranh cãi trong nội bộ triều đình khiến
cho nhà Tống không có nhiều thời gian để tâm đến Đại Việt
Sự kiện trước trận Sông Như Nguyệt – Những vấn đề biên giới -
Vương An Trạch đệ đơn đòi đánh nước Đại Việt -
Sau đó là các chính sách của quan Tống là Lưu Gi ngăn cản giao thương 2 bên -
Nhà Lý cho thư hỏi triều Tống nhưng thư bị Lưu Gi chặn. Tức giận vua sai Lý Thường
Kiệt đánh sang Tống lấy cờ là nhà Tống đặt ra trăm phép làm khổ nd, Đại Việt sang cứu vớt… -
Đánh phá ở châu Khâm, châu Ung, châu Liêm, giết người và lấy của về. Theo ước tính
giết khoảng 10 vạn người (Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim ) 2. Bối cảnh nhà Tống
Triều Tống (960-1279) được coi là triều đại lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Thành lập sau thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, thời gian tồn tại của Nhà Tống được chia thành hai
giai đoạn riêng biệt: Bắc Tống (960-1127) và Nam Tống (1127-1279). Hai giai đoạn này phản
ánh sự phát triển và suy tàn của Nhà Tống, bởi lẽ, từ việc kiểm soát toàn bộ Trung Hoa đến việc
đánh mất toàn bộ phần lãnh thổ phía bắc cho nhà Kim ở giai đoạn cuối. about:blank 8/54 23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
Dưới thời Tống, cụ thể là dưới thời Tống Thái Tổ, bộ máy nhà nước phong kiến tập quyền được
củng cố vững mạnh, với chính quyền trung ương và bản thân quyền lực của Vua được gia tăng
hơn so với các Triều đại trước đó.
Quân đội của nhà Tống trải qua những thay đổi quan trọng. Sự tập trung quyền lực về trung
ương tạo ra yêu cầu về một quân đội mạnh thân cận với nhà Vua. Do vậy, dưới thời Nhà Tống,
các quan võ thường không được coi trọng, các thành bang biên giới không được tu sửa và củng
cố thường xuyên nên thường chịu nhiều phục kích từ bên ngoài.
Kinh tế và văn hóa phát triển rực rỡ dưới thời Nhà Tống. Cụ thể, nông nghiệp và các nghề thủ
công đều có sự phát triển vượt bậc. Ngoại thương nhà Tống cũng phát triển mạnh mẽ với ngành
đóng tàu phát triển, nền mậu dịch hàng hải phát đạt. Điều này có thể lý giải một phần do chính
sách của Nhà Tống, khi các đời Vua như Tống Thái Tổ, Tống Thần Tông không mưu cầu chiến
tranh nhằm mở rộng bờ cõi mà tập trung củng cố quyền lực và gây dựng đất nước.
Trong quan hệ đối ngoại, các thế lực phương Bắc, bao gồm nhà Hạ, nhà Liêu là mối nguy lớn
nhất đối với Nhà Tống. Do vậy, giai đoạn trước chiến tranh, nhà Tống thường ưu tiên một mối
quan hệ hòa hảo với Đại Việt nhằm dồn lực vào đối phó với các thế lực phía bắc. Chế độ Triều
Cống được hoàn thiện và phát triển với việc có cơ quan quản lý cố định, quy định rõ ràng về thời
gian Triều Cống. Tuy nhiên, đến thời Kỳ Nam Tống, các hoạt động nhận vật phẩm cống nạp chỉ
được tiến hành với số lượng nhỏ, số còn lại dựa theo quy tắc để mua bán.
Có thể nói, Trung Hoa dưới thời Nhà Tống có sự phát triển mạnh mẽ về cách thức vận hành
chính trị, kinh tế và văn hóa. Song các thay đổi của Nhà Tống cũng có những hệ quả quan trọng
đến chính sách đối ngoại và sự tồn vong của triều đại.
1. Ngoại giao với nhà Tống trước chiến tranh
Trước cuộc kháng chiến chống Tống lần 2, Đại Việt vẫn duy trì mối bang giao với phương Bắc
bắt nguồn từ nhà Đinh. Nhà Tống, cũng như các triều đại phương Bắc vẫn là đối tượng ngoại
giao chủ yếu, quan trọng nhất với Đại Việt. Cùng với đó, nhà Lý, vẫn có vị trí quan trọng nhất
định trong hệ thống bang giao của nhà Tống trong khu vực, đặc biệt trong hệ thống thượng quốc
– chư hầu. Trong đó, Đại Việt đóng vai trò chư hầu còn nhà Tống là thượng quốc với lãnh thổ,
dân số và tiềm lực kinh tế lớn hơn.
Các hoạt động chủ yếu ở thời kỳ này bao gồm cầu phong và triều cống. Việc đi sứ qua lại giữa
hai nước thực hiện các nhiệm vụ trên vẫn tiến hành bình thường trước chiến tranh,. Cụ thể, các about:blank 9/54 23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
hoạt động triều cống, cầu phong trước chiến tranh diễn ra đều đặn nhằm thiết lập quan hệ ngoại
giao chính thức và sự thừa nhận tính chính danh của Đại Việt. Cả hai hoạt động đều do các đoàn
sứ bộ qua lại hai nước, có quy định nghiêm ngặt nhưng cách thức hoàn toàn phụ thuộc vào vị
thế, tiềm lực hai nước thời điểm đó, thực hiện với thái độ thượng quốc (nhà Tống) - chư hầu (Đại
Việt). Nửa đầu thế kỉ XI, hoạt động sứ bộ chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ 2 nước, cứ hơn 1
năm lại có một sứ đoàn đi lại giữa hai nước.
Bên cạnh các hoạt động ngoại giao triều cống, cầu phong, hai nước cũng tập trung giải quyết vấn
đề xung đột biên giới, bao gồm cả các biện pháp ngoại giao hòa bình và cả việc sử dụng vũ lực
trên lãnh thổ hai nước. Biên giới Việt - Tống, dù đã được xác lập giữa hai nước, vẫn trong tình
trạng bất ổn, do hai nguyên nhân. Trước hết là sự nổi dậy của các tù trưởng địa phương nhằm xin
lệ thuộc vào chính quyền Nhà Tống (như sự kiện Trần Công Vinh 1034 và Nùng Trí Cao) luôn
đặt biên giới trong tình trạng bất ổn. Đồng thời, nhà Tống luôn khiêu khích, lấn chiếm lãnh thổ
vùng biên giới với mục đích thăm dò lực lượng và thái độ của nhà Lý để tiến hành chiến tranh
xâm lược khi cần thiết. Tổng quan chung về khu vực biên giới, những bất ổn, tranh chấp đã làm
liên tục xáo trộn diện tích lãnh thổ hai nước thời điểm đó và dẫn đến sự thay đổi trong chính sách
từ cả hai bên trong vấn đề biên giới, khiến cho tình trạng hai nước hết sức căng thẳng và là một
phần nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.
Về nhà Tống, giống như các triều đại phương Bắc trước và sau này, vẫn tồn tại ý định nhòm ngó
và bành trướng xuống phía Nam (chủ ý đánh Đại Việt từ bản tấu lên vua Tống của tế tướng
Vương An Thạch những năm 1070). Cụ thể, Vương An Thạch đã tâu lên vua Tống rằng (trích
trang 146, Phạm Văn Sơn, Việt Sử Toàn Thư):
“ Giao Chỉ vừa đánh Chiêm Thành bị thất bại, quân không còn nổi một vạn, có thể lấy quân
Ung Châu sang chiếm Giao Chỉ”
Do vậy, Đại Việt vẫn giữ sự kiên định về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược trong đối ngoại trước
chiến tranh. Nhà Lý, với sự kết hợp giữa cương và nhu trong đường lối ngoại giao, ngoài thần
phục như một chư hầu bằng cầu phong, triều cống nhưng tư tưởng hoàn toàn độc lập tự chủ, sẵn
sàng đáp trả bằng vũ lực với hành động xâm phạm chủ quyền của nhà Tống khu vực biên giới,
thậm chí đưa quân sang bên đất Tống. Nhờ vậy, Đại Việt vừa nhận được sự thừa nhận từ thiên about:blank 10/54 23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
triều, vừa giữ được hòa bình, ổn định trong nước, tạo môi trường hòa bình để phát triển tiềm lực
đất nước, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Tống lần 2.
2. Ngoại giao với nhà Tống giai đoạn chiến tranh Tống - Việt lần thứ hai
Vương triều nhà Lý không chỉ được biết đến với những chiến thắng vang dội trước quân Tống
xâm lược, mà còn nổi tiếng với chính sách ngoại giao mềm mỏng mà kiên quyết, bất biến trong
nguyên tắc mà mềm dẻo, linh hoạt trong sách lược, đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của triều đình nhà Tống.
Thực hiện chiến lược quân sự chủ động, táo bạo: “Tiên phát chế nhân”, vào cuối năm 1075, Lý
Thường Kiệt đã cho 10 vạn quân thuỷ, bộ tiến công địch. Khi tiến vào đất Tống, biết rõ nhân dân
Trung Quốc rất oán ghét những cải cách gọi là “tân pháp” của Vương An Thạch, Lý Thường Kiệt
đã tìm cách khoét sâu mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với triều đình Tống nhằm tranh thủ
sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân địa phương với cuộc tiến quân của ta. Với những tính toán
chiến lược ấy, dọc đường hành quân, Lý Thường Kiệt đã cho truyền những bản hịch, gọi là “lộ
bố”, kể tội triều đình nhà Tống, giải thích mục đích chính nghĩa và sự cần thiết mà quân ta phải
tiến sang đất Tống để nhân dân Trung Quốc đồng tình với hành động quân sự của ta.
Dựa theo sách Tục Tư Trị Thông Giám Trường biên soạn thời Nam Tống thì nội dung bài hịch như sau:
Những dân Giao Chỉ phản loạn, chạy trốn vào Trung Quốc, các quan ở đây lại dung nạp
và giấu diếm. Ta đã sai sứ sang tố giác việc ấy, quan quản Quế Châu (Lưu Di) lại không
trả lời. Ta lại sai sứ vượt biển sang Quảng Châu, quan coi Quảng Châu cũng không phúc
đáp. Vì vậy ta phải đưa quân đến để truy bắt những tên phản loạn ấy.
Lại có việc quan coi Quế Châu điểm binh ở các động và đã tuyên bố muốn thảo phạt Giao Chỉ.
Ở Trung Quốc dùng phép thanh miêu, trợ dịch làm dân chúng khốn khổ, nên ta mang quân đến cứu.
Công tác vận động chính trị này đã có tác động đối ngoại rất lớn, giúp quân ta tranh thủ được sự
đồng tình ủng hộ của nhân dân nước địch trong khi hành quân ngay trên chính lãnh thổ của họ.
Cho nên “Dân Tống thấy lời tuyên cáo, đều vui mừng, đem trâu, rượu khao quân ta. Từ đó, mỗi about:blank 11/54 23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
lúc dân Tống thấy cờ hiệu Lý Thường Kiệt thì nói đó là quân của người cha họ Lý người nước
Nam, rồi cùng nhau bày hương án bái phục bên đường. Nhờ đó mà uy danh quân ta lan khắp”.
Đòn tấn công chính trị mang tính chất đối ngoại này cũng đã góp phần quan trọng đem lại thắng
lợi cho mục tiêu chiến lược của Lý Thường Kiệt. Quân ta đánh đâu thắng đấy, và vị không bị
nhân dân địa phương phản đối nên thắng rất nhanh.
Trong trận chiến tại sông Như Nguyệt, quân ta đã chiến đấu quyết liệt để bẻ gãy cuộc hành quân
vượt sông của địch. Trong trận đánh này, Lý Thường Kiệt đã làm bài thơ “Nam quốc sơn hà” để
động viên binh sĩ. Bài thơ ngắn gọn nhưng thể hiện quyết tâm chiến đấu của quân và dân ta
nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bài thơ đã đi vào lịch sử như
“bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của nước ta. Sách Việt điện U-linh chép: “Đang đêm, nghe
tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi, quân Tống sợ táng đảm, không đánh đã tan”
Ở thời kì này, chính sách ngoại giao tiêu biểu đầu tiên mà nhà Lý đã sử dụng là chính sách
“Dùng biện sĩ bàn hòa”. “Dùng biện sĩ bàn hòa” có thể hiểu là dùng đàm phán để bàn việc hòa
bình giữa hai nước. “Biện sĩ” là người có tài đàm phán, “bàn hòa” là thương lượng để tìm kiếm,
gìn giữ hòa bình. “Dùng biện sĩ bàn hòa” là chủ trương kết hợp giữa đánh địch và thương lượng,
giữa quân sự và ngoại giao, buộc vua Tống ra lệnh bãi binh và từ bỏ ý đồ xâm lược Đại Việt.
Chính sách này được đưa ra đúng thời điểm trong thời kì nước ta liên tiếp chiến thắng trên khắp
mặt trận Quảng Tây và dồn quân Tống vào bước đường cùng: thiếu thốn về lương thực, nguồn
nhân lực cạn kiệt,.... Do đó, Lý Thường Kiệt đã kết thúc chiến tranh có lợi cho ta và mở ra lối
thoát cho địch. Ta có thể đánh giá chính sách này là một bước đi vô cùng sáng suốt của Lý
Thường Kiệt vì nó đảm bảo mối quan hệ bang giao của hai nước sau này, vừa tôn trọng vị thế
của nước lớn như triều đình nhà Tống vừa không làm tổn hại danh dự của nước ta. Lần đầu tiên,
lịch sử chống xâm lược của dân tộc ta được kết thúc bằng thắng lợi của hòa đàm.
3. Ngoại giao với nhà Tống sau chiến tranh Tống- Việt lần thứ hai
Về giai đoạn sau chiến tranh Tống- Lý lần thứ hai vào năm 1078, ta đã sử dụng ngoại giao là
một vũ khí để đòi lại vùng Quảng Nguyên của nước ta, nơi mà quân Tống nhất quyết giữ đến
cùng. Vùng Quảng Nguyên được nhà Tống xem như một mỏ vàng, mỏ bạc, chứa nhiều tài
nguyên quý hiếm và điều này khiến họ nhất quyết không chịu rút quân bằng mọi giá cho dù vẫn
đang ở thế yếu trong cuộc chiến tranh Tống- Lý lần thứ hai. Về phía ta, Lý Thường Kiệt chủ about:blank 12/54 23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
trương để cho quân địch rút chạy hết rồi mới tiến hành đòi lại các vùng đất còn lại bằng phương
pháp đàm phán ngoại giao sau này. Do đó, sau chiến tranh chống Tống- Lý lần thứ hai, để đòi lại
vùng đất Quảng Nguyên, Lý Thường Kiệt đã tạo sức ép lên cho nhà Tống bằng việc kết hợp hai
phương pháp quân sự và ngoại giao. Đầu tiên Lý Thường Kiệt cho đóng quân ngoài Quảng
Nguyên, phao tin sẽ tiến đánh nhà Tống với mục đích buộc nhà Tống phải đưa ra quyết định
nhanh chóng và khẩn cấp. Sau đó, ông cử sứ giả sang thương thuyết và đề nghị nhà Tống trả lại
vùng đất Quảng Nguyên bằng 5 con voi. Trên thực tế, 5 con voi chỉ là một đề nghị đầu tiên của
nước ta với nhà Tống nhưng không phải là thứ duy nhất mà chúng ta dùng để đòi lại vùng đất
Quảng Nguyên. Kèm theo lời đề nghị đó thì phía ta cũng phải trao trả 200 tù binh của nhà
Tống Tuy vậy đây vẫn là một lời đề nghị có lợi cho nhà Lý vì ta cũng chỉ mất 5 con voi mà
không thiệt hại lớn về người hay của Đây là một thành công trong công tác đối ngoại của triều
Lý, buộc nhà Tống phải trả lại vùng đất Quảng Nguyên khi không phải dùng chiến tranh để đòi
lại “mỏ vàng” của ta mà chỉ dựa trên phương pháp, trí tuệ trên bàn đàm phán. Kết luận:
Dưới thời nhà Lý, nhiệm vụ đối nội và đối ngoại vẫn luôn song hành trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ đất nước. Về đối nội, nhà Lý xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền, tập trung
xây dựng kinh tế - quân sự và văn hóa xã hội, đặt nền tảng cho một Đại Việt hùng mạnh. Về mặt
đối ngoại, ta cũng đạt được nhiều thành tựu do chính sách ngoại giao mềm dẻo đồng thời cứng
rắn của triều đại nhà Lý. Nhà Lý biết dựa vào thế nước, dựa vào chiến thắng quân sự để tiếp tục
tiến công địch nhằm đè bẹp ý chí xâm lược của địch. Nhà Lý đồng thời kết hợp đấu tranh quân
sự và đấu tranh ngoại giao, uy hiếp bằng quân sự trong khi tiến hành hòa đàm thương lượng.
Bằng phương pháp ngoại giao này, ta cũng một phần giữ thể diện cho một “nước lớn” khi bị một
nước nhỏ đánh bại, làm tiêu tan ý đồ phục thù của kẻ địch. Việc đấu tranh kiên trì, chuyển sang
đấu tranh ngoại giao đúng lúc địch lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan đã tạo điều kiện cho
việc giải phóng đất nước và thu hồi lại lãnh thổ. Nhìn chung, bằng việc kết hợp nhuần nhuyễn
lực - thế - thời - mưu ta đã đánh thắng giặc cũng như bảo vệ nền độc lập chủ quyền đồng thời
nâng cao vị thế của nhà Lý. Có thể thấy, kế sách giữ nước của ông cha ta, trong đó có đường lối
đối ngoại dưới thời Lý đã để lại nhiều bài học giá trị như kế sách “vừa đánh vừa đàm” để phục
vụ cho công tác đối ngoại của đất nước trong giai đoạn hiện nay. about:blank 13/54 23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
NGOẠI GIAO VỚI CHAMPA THỜI LÝ
2.1. Hoạt động thông sứ
Trong 216 năm tồn tại của nhà Lý (1009-1225), Đại Việt và Champa đã thiết lập mối quan hệ
bang giao kéo dài hơn 200 năm. Trong đó có 24 lần Champa sai sứ thần sai triều cống Đại
Việt và có 18 lần ghi chép về những bất hòa xảy ra trong quan hệ giữa hai quốc gia. Cho nên
quan hệ bang giao giữa 2 nước duy trì tương đối lâu dài nhưng nó không phải là mối ràng
buộc khăng khít. Chính sách đối ngoại của Chăm Pa đối với Đại Việt trở nên thiếu nhất quán
không ổn định đến mức khó hiểu: “vừa tự hùng, vừa mặc cảm, chấp nhận tư thế cống nạp của
một nước nhỏ nhưng lại luôn sẵn sàng gây chiến khi có cơ hội”. Sự thần phục của Champa
chủ yếu diễn ra thông qua hình thức triều cống sản vật địa phương. Mặc dù số lượng sản vật
không nhiều nhưng nó đã trở thành biểu tượng thần phục của nước nhỏ, yếm thế hơn của một
quốc gia cường thịnh. Ngay sau khi triều Lý định đô ở Thăng Long, vào năm 1011, “mùa hạ,
tháng 4, nước Chiêm Thành sang dâng sư tử”, đây được coi là sự triều cống đầu tiên. Cho đến
năm 1225, khi vương triều Lý kết thúc, đã xảy ra 20 lần triều cống liên tiếp của Champa xen
lẫn sự phong vương của Đại Việt cho vua Chiêm. Sử chép vào năm 1198, “mùa thu, tháng
7… sứ Chiêm Thành sang cống và xin sách phong cho vua nước ấy” và năm 1199, “mùa
đông, tháng 10, vua Lý Cao Tông ngự đến phủ Thanh Hóa bắt voi. Rồi sai sứ sang phong vua
nước Chiêm Thành”. Đến cuối triều Lý, tới 4 lần phía Champa có người sang quy phụ và có
lần lên đến hơn trăm người. Cho đến cuối thời Lý, sử chép năm lần người Chiêm Thành
quấy rối, cướp phá Nghệ An vào các năm 1132, 1166, 1177, 1203, 1218. Trong các lần quấy
rối trên, có lẽ vụ xảy ra vào năm 1166 đời Lý Anh Tông, khi sứ Chiêm đến Ô, Lý, dùng quân phong thủy
vượt biển cướp bóc vùng ven biển dẫn đến việc hành binh của Tô Hiến Thành
năm 1167. Về vụ này, Việt sử thông giám cương mục chép rõ: “Hiến Thành đem quân đến
nước Chiêm, đưa thư cho chúa Chiêm, quở trách về việc không giữ lễ phiên thần, lại bày tỏ
sự lợi hại để chiêu dụ. Chúa Chiêm sợ sai sứ sang dâng châu báu và những sản vật địa about:blank 14/54 23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
phương để xin hòa. Nhà vua y cho, hạ chiếu bảo Hiến Thành đem quân về”. Toàn thư chép
thêm “Từ đấy Chiêm Thành giữ lễ phiên thần, dâng cống không thiếu”.
2.2. Diễn biến xung đột biên giới
Số lần cống nạp thưa thớt của Champa đến Đại Việt cho thấy thực chất hành động bang giao
của Champa chỉ để lấy lệ mà thôi. Dù sau rất nhiều lần xâm lấn thất bại dưới thời Lý, tham
vọng của vương quốc Champa vẫn không hề giảm bớt. Người Chiêm Thành một mặt tỏ ra
thần phục Đại Việt, mặt khác lại tổ chức quân đội quấy rối, thậm chí tiến công trực tiếp ra
kinh sư Thăng Long. Năm 1068, vua Chăm tiến đánh Đại Việt, vua Lý Thánh Tông phản
ứng lại; đem quân đánh tiến kinh đô Vijaya và bắt được Rudravarman III, buộc vua này phải
nhượng ba châu Đại Lý, Ma Linh và Bố Chính. Năm 1103, Lý Giác- một quan chức của nhà
Lý nổi lên làm phản trốn sang Chiêm Thành, đầu hàng vua Chiêm là Chế Ma Na nói tình
hình hư thực của nước ta và xúi giục Chiêm Thành đem quân cướp phá, lấy lại 3 châu mà
Chế Củ đã dâng trước đây. Trước tình hình đó, Lý Thường Kiệt một lần nữa xin vua đi đánh
Chiêm Thành bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Với tài thao lược của 1 vị tướng đã từng
nhiều lần đánh Tống, bình Chiêm, lại được hưởng ứng của nhân dân; chỉ trong 1 thời gian
ngắn, Lý Thường Kiệt đã đánh tan quân Chiêm, lấy lại vùng biên cương phía nam đất nước,
bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Đại Việt
Số lần cống nạp thưa thớt của Champa đến Đại Việt cho thấy thực chất hành động bang giao của
Champa chỉ để lấy lệ mà thôi. Dù sau rất nhiều lần xâm lấn thất bại dưới thời Lý, tham vọng của
vương quốc Champa vẫn không hề giảm bớt. Lợi ích quốc gia - dân tộc chính là độc lập, chủ
quyền của đất nước. Ông cha ta đã ứng xử hết sức linh hoạt, khéo léo, vừa khẳng định chủ quyền,
vị thế của đất nước; vừa giữ hoà khí với nước láng giềng để đất nước được yên bình và phát triển
ổn định. Đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết là nguyên tắc tạo nên sự đồng thuận giữa nhân
dân và những người lãnh đạo, kim chỉ nam dẫn dắt dân tộc Việt Nam xuyên suốt những thăng trầm lịch sử.
NGOẠI GIAO THỜI NHÀ TRẦN about:blank 15/54 23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG 1. Bối cảnh lịch sử
Thành Cát Tư Hãn thống nhất Mông Cổ và bắt đầu cuộc chinh phạt của mình vào khoảng đầu thế kỷ
XIII. Qua bao năm ròng rã, sau khi chiếm nước Tống, lãnh thổ Mông Cổ đã trải dài từ bờ Hắc Hải
đến Thái Bình Dương. Khi quân Mông Cổ bắt đầu cuộc chinh phạt thế giới của mình cũng là lúc
vương triều Trần ra đời và dần bước trên công cuộc dựng và phát triển đất nước. Sau cuộc chuyển
giao quyền lực với nhà Lý, nhà Trần đã ổn định tình hình quốc gia, gây dựng đời sống ấm no cho
nhân dân, tập trung quân sự và xây dựng quân đội. Do có vị trí quan trọng trong khu vực, nên từ khi
dựng nước, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam luôn bị các thế lực đế quốc thực dân hùng
mạnh nhất nhăm nhe xâm lược. Vì vậy, nhà Trần chủ trương xây dựng một quân đội hùng mạnh, áp
dụng nhiều chính sách tận dụng địa hình và tình thế rất khéo léo, điển hình phải kể đến là “ngụ binh ư
nông”. Triều Trần thành lập là một nền quân chủ chuyên chế có vị thế cao trong khu vực. Vương triều
Trần có thể đoàn kết được toàn dân thành một đội ngũ vững chắc, xông lên tiêu diệt “giặc Mông Cổ là
kẻ thù không đội trời chung”. Đặt trước thách thức đối mặt với vó ngựa Mông Nguyên, bên cạnh
những thành tựu về chính trị - xã hội - quân sự, nhà Trần đã có những đối sách ngoại giao vô cùng linh hoạt.
2. Đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống
quân Nguyên Mông lần thứ nhất
Năm 1257, chúa Mông Cổ là Mông ke sai Ngột Lương Hợp Thai sau khi đánh thắng nước Đại Lý
(vùng Vân Nam) đánh thẳng vào nước Đại Việt. Trước khi tiến quân vào, chúng sai sứ ba lần sang dụ
vua Trần Thái Tông hàng phục. Để tỏ rõ ý chí kiên quyết chiến đấu của Đại Việt, vua Trần không hề
sợ hãi,và ra lệnh tống giam tất cả những tên sứ Mông Cổ. Bọn Mông Cổ đã trả thù bằng cách điên
cuồng tàn phá kinh thành. Sau cuộc đấu tranh lần thứ nhất, đất nước bước vào thời kì quan hệ ngoại
giao rất khó khăn và phức tạp trong 26 năm (1258-1284), luôn tìm cách hòa hoãn để xây dựng lực
lượng chiến đấu. Vì vậy trong việc tiếp đón sứ thần hay đi sứ sang Mông Cổ đều tuân thủ những
nguyên tắc triều đình đã đề ra. Tuy sứ bộ nhà Trần đã thỏa thuận được với nhà Nguyên ba năm cống
một lần theo những định lệ như các triều đại Trung Quốc trước nhưng nhà Nguyên vẫn dùng vũ lực
để uy hiếp, muốn Đại Việt làm nô lệ với những yêu sách mà chúng đưa ra bắt vua Trần phải tuân
theo. Những tên sứ Mông Cổ sang Đại Việt thời kì này đều cậy thế nước lớn, quân hùng mạnh, chinh
phục nhiều quốc gia trên thế giới, mà kiêu ngạo, coi thường vua quan nhà Trần. Để giữ gìn hòa bình,
chuẩn bị lực lượng chiến đấu nên vua quan Đại Việt vẫn giữ vững nguyên tắc bảo vệ chủ quyền độc
lập, giữ gìn quốc thể nhưng trong việc tiếp đãi cũng đã phải mềm dẻo, tranh thủ, mua chuộc chúng,
cứng rắn trước những điều luật vô lý mà chúng đặt lên đất ta. Tiêu biểu là Hốt Tất Liệt cử Nu-rút Đin
sang nước Nam với chức danh “Đạt Lỗ hoa xích”, nhà Trần tìm cách bao vây mọi hoạt động của y, about:blank 16/54 23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
cấm nhân dân tiếp xúc, tìm cách mua chuộc để hắn làm môi giới tiếp tục duy trì quan hệ hòa hoãn.
Hốt Tất Liệt rắp tâm tiến hành xâm lược, liên tục thay đổi Đạt Lỗ hoa xích vì sợ bị mua chuộc, nhà
Trần đưa thư phản đối, quyết không nhân nhượng: “Nay nghe quốc công đến biên giới tôi, biên dân
không ai là không lo sợ, không biết sứ nào mà đến lối đó, xin đem quân về đường cũ mà đi”. Hịch
tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn có nhắc lại thời kì tiếp sứ khó khăn ấy: “... Huống chi ta cùng các ngươi
sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn
lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi
ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho
có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau…”
Nhận xét: Có thể nhận xét rằng: Các vua Trần đã thi hành một phương pháp ngoại giao “không từ
chối mà từ chối” để bác bỏ mọi yêu sách láo xược của Mông Cổ, giữ vững chủ quyền độc lập bằng
việc cử các sứ bộ mang biểu thư sang Nguyên, kiên trì không chấp nhận, biểu thị tinh thần tự tôn, tự
cường, giữ gìn quốc thể trong mọi trường hợp. Trên mặt trận đối ngoại không chỉ có các quan lại mà
cả tể tướng, vua cha và vua con cũng đều phải xung trận. Được hậu thuẫn bởi ý chí và lực lượng
chiến đấu, cuộc đấu tranh ngoại giao tiến hành song song với đấu tranh quân sự của toàn dân ta trong
thời kì này là những trang sử vẻ vang nhất của dân tộc. Bên cạnh việc bảo vệ vững chắc biên cương
phía Bắc, vua Trần vẫn kiên trì chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Nguyên, để ngăn ngừa âm
mưu tái xâm lược nước ta, giữ vững chế độ nhà Trần trong 175 năm. Cùng với đó, cha ông ta còn
thực hiện biện pháp nghi binh, đánh lừa, hòa đàm trong hoạt động đấu tranh ngoại giao. Những chính
sách trên, thể hiện sâu sắc văn hóa ứng xử nhân văn, nghệ thuật ngoại giao: “biết người, biết ta”, “biết
thời, biết thế”, “cương nhu kết hợp”, “tiến lúc mạnh, thoái lúc yếu”, của cha ông ta trong lịch sử
3. Đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống
quân Mông Nguyên lần thứ hai và ba
Cuộc chiến tranh Việt - Nguyên nổ ra sau khoảng thời gian 25 năm đấu tranh ngoại giao nhân
nhượng của nước ta. Tuy vậy, nhà Trần vẫn tranh thủ sử dụng những biện pháp ngoại giao để
tranh thủ thời gian thực hiện công tác chuẩn bị cho chiến đấu. Tháng 7 năm 1284, trung đại
phu Trần Khiêm được cử sang Kinh Hồ xin hoãn binh. Tháng 11 năm 1284, được tin Thoát
Hoan mang quân đến Vĩnh Châu (huyện Linh Lăng, tỉnh Hồ Nam), Trần Thánh Tông còn
nhắn nhà Nguyên chuẩn bị đồ tuế cống. Ngay cả khi quân Mông Cổ do Thoát Hoan dẫn đầu
đã tiến đến Lộc Châu (Lộc Bình, Lạng Sơn), vua Trần vẫn cử Nguyễn Đức Dư và Nguyễn
Văn Hàn đến gặp Thoát Hoan, nhưng lần này biểu thị thái độ cương quyết: “Trước đây, được
vâng thánh chiếu nói rằng: “Sắc riêng cho quân ta không vào bờ cõi nhà ngươi”, thế mà nay about:blank 17/54 23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
thấy ở Ung Châu doanh trại cầu đường nối nhau san sát” (An Nam truyện), và yêu cầu Thoát
Hoan phải lui quân. Mặc cho những hoạt động ngoại giao của nhà Trần, nhà Nguyên vẫn
mang dã tâm cố tình thôn tính đất nước ta, không chỉ vậy, còn giữ lại một số sứ bộ của ta và
đưa ra nhiều yêu sách láo xược hơn. Với khí thế sôi sục căm thù và tinh thần quyết chiến,
quân và dân ta đi vào cuộc chiến đấu một cách bình tĩnh và tự tin. Trong suốt quá trình chiến
tranh, triều đình nhà Trần luôn cho sứ sang Nguyên để vạch rõ việc chúng đưa quân xâm
lược nước ta là phi nghĩa, đòi chúng phải rút quân về, cũng phần nào tác động nhiều đến tinh
thần toàn quân giặc, làm giảm sút ý chí chiến đấu vì mục đích xâm lược của chúng. Sau khi
cuộc chiến tranh chống quân Nguyên-Mông lần thứ hai kết thúc thắng lợi vào tháng 7 năm
1825, biết được tên vua hiếu chiến Hốt Tất Liệt sẽ không dễ từ bỏ ý đồ xâm lược nước ta nên
vào tháng 2 năm 1286, nhà Trần đã chủ động thả tù binh với tinh thần nhân nghĩa của dân
tộc. Nhưng đáp lại thiện chí của ta, quân Mông Cổ càng được đà lấn tới, khiến các sứ ta sang
cống phương vật đều bị giữ lại. Trước thái độ của giặc, triều đình nhà Trần vẫn bình thản
trong quan hệ ngoại giao, không bắt giữ sứ giặc, cũng không sợ giặc bắt giữ sứ mình, đoàn
sứ của ta vẫn lên đường, đáp lại việc giặc cho sứ sang ta. Sau cuộc kháng chiến lần hai, các
cuộc tiếp đón sứ nhà Nguyên, bên cạnh việc giải quyết các hậu quả của chiến tranh, còn bác
bỏ những yêu sách vô lý của vua Nguyên, trong đó có việc bắt vua Trần phải sang chầu.
Đồng thời, chuẩn bị binh lực cho kháng chiến lần ba. Quyết tâm báo thù, Hốt Tất Liệt hủy bỏ
kế hoạch tấn công Nhật Bản, huy động quân đội ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Ý định
của hắn trở nên rõ ràng khi hắn phong Trần Ích Tắc, một tôn thất của họ Trần đã đầu hàng kẻ
thù làm An Nam quốc vương, thành lập triều đình bù nhìn. Tuy bề ngoài chúng vẫn tỏ ra hòa
hảo, lợi dụng ta mất cảnh giác mà dễ dàng dò xét tình hình nhà Trần. Vào giữa năm 1286,
Hốt Tất Liệt cử sứ giả đến Đại Việt cốt là để thăm dò thái độ và đe dọa ta về mặt ngoại giao.
Về phía ta, nắm chắc ý đồ phục thù của kẻ địch sau cuộc chiến tranh vệ quốc lần thứ hai
(1285), nhà Trần đã không xao nhãng trong việc củng cố lực lượng, bảo vệ Tổ quốc.
4. Ngoại giao thời Trần với CHAMPA (Chiêm Thành) 4.1. Chiêm Thành
Sau khi bị Chân Lạp chiếm đóng, năm 1220 họ rút khỏi Chân Lạp, lập nên một chính quyền
với người đứng đầu là Jaya Paramesvaraman II. Suốt thời gian trị vì của mình từ năm 1220 – about:blank 18/54 23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
1252, ông theo đuổi 2 chính sách: khôi phục kinh tế để ổn định đất nước sau chiến tranh và
giữ thái độ kì thị với Đại Việt (bắt nguồn từ việc bị mất 3 châu ở phía Bắc cho ta, gồm: Bố
Chính, Địa Lý, Ma Linh vào năm 1069)
Sau thời đại này là thời phát triển thịnh vượng của Chiêm Thành, mà ông vua có công lớn
nhất là Chế Mân – Jaya Sinhavarman IV trị vì từ năm 1285 đến năm 1305. Ông tiếp tục
những chính sách của vua cha và đưa Chiêm Thành đến thời huy hoàng.14 Quan hệ Đại Việt
- Chiêm Thành trong thời gian này nói chung là không có vấn đề lớn.
Từ 1258 đến 1288, Đại Việt phải đối phó với âm mưu chinh phục của quân Nguyên - Mông.
Chiêm Thành trong cùng khoảng thời gian đó (1283-1285) cũng phải chống lại cuộc xâm Hoạt động thông sứ
Từ 1225 đến trước khi xảy ra các cuộc đụng độ vào khoảng những năm 50 thế kỷ 14, sử chép
có tới 21 sự kiện liên quan đến hoạt động ngoại giao, trong đó 16 sự kiện người Chiêm Thành sang triều cống.
Đánh đuổi quân Mông-Nguyên
Năm 1282, nhà Nguyên muốn mượn đường Đại Việt để đi đánh Chiêm Thành, nhưng các
vua Trần kiên quyết phản đối. Cụ thể, sứ Nguyên đem thư sang đòi vua Trần phải chở quân
lương sang Chiêm Thành cho quân Nguyên, và khi Trấn Nam vương Thoát Hoan đưa quân
tới gần biên giới nước ta thì ta phải lên đón. Mới đi tới Hồ Nam, tức là còn rất xa biên giới
nước ta, quân Nguyên đã được tin triều đình nhà Trần cho quân lên tăng cường phòng thủ
biên giới, chứ không phải vua Trần lên biên giới để chờ đón chúng. Tình trạng đối đầu
Nhưng mối quan hệ hữu nghị chỉ kéo dài cho đến khi vua Chế Mân mất (1307), Trần
Khắc Chung đón công chúa về nước. Từ đây, các đời vua Chiêm Thành đều âm mưu lấy
lại hai châu mà tiêu biểu là ba cuộc tiến công quyết liệt của Chế Bồng Nga. Mối quan hệ
hữu nghị, đồng minh kết thúc và chuyển sang thế đối lập. Năm 1360, Chế Bồng Nga lên
ngôi và từ đó đến năm 1390, Chế Bồng Nga liên tục tấn công Đại Việt và ba lần kéo quân about:blank 19/54 23:22 6/8/24
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG
vào Thăng Long, lần thứ ba lưu lại mấy tháng liền. Quân Chiêm vào thành đốt phá cung
điện, sách vở, cướp con gái, ngọc lụa đem về Chiêm. Chỉ đến năm 1390, khi Chế Bồng
Nga đem quân ra Đại Việt đánh và bị đạn của ta bắn chết trên thuyền về Thăng Long thì
những cuộc tấn công từ Chiêm Thành mới tạm kết thúc
Quan hệ Đại Việt-Chiêm Thành thời nhà Trần thời đầu mang tính chất ngoại giao bang
hữu nghị nhưng còn thưa thớt, lỏng lẻo: nhà Trần trong quan hệ ngoại giao với Chiêm
Thành luôn giữ thế thượng phong còn Chiêm Thành tuy thần phục vua Trần nhưng thực
sự vẫn chưa chịu nội phục. Điều đó có thể thấy qua: Năm 1279, vua Chiêm Thành sai
Chế Năng, Tra Diệp sang cống. Bọn Chế Năng xin ở lại làm nội thần, nhưng chính Trần
Nhân Tông, người nổi tiếng nhân từ, đã không chấp nhận đề nghị đó. Toàn thư ghi: năm
1303, Đoàn Nhữ Hài đi sứ Chiêm Thành, trước khi đi sứ ông đã đến yết kiến Thượng
hoàng Trần Nhân Tông tại chùa Sùng Nghiêm (núi Chí Linh). Những mưu kế ngoại giao
của Nhữ Hài rất được Thượng hoàng khen ngợi. Trước đây, sứ nước ta tới Chiêm Thành,
đều lạy chúa Chiêm trước, rồi sau mới mở chiếu thư. Đến khi Nhữ Hài tới, liền bưng
ngay chiếu thư để lên trên án và nói với chúa Chiêm: “Từ khi sứ thiên triều mang chiếu
thư của thiên tử sang, xa cách ánh sáng lâu ngày, nay mở chiếu thư, thực như trông thấy
mặt thiên tử, tôi phải lạy chiếu thư đã, rồi mới tuyên đọc sau”. Rồi lập tức hướng vào tờ
chiếu mà lạy. Sau này, đi sứ Chiêm Thành, không lạy chúa Chiêm là bắt đầu từ Nhữ
Hài.18 Tuy vậy, không thể phủ nhận công lao của vua Trần Nhân Tông trong chính sách
ngoại giao bang và từ đó mở rộng bờ cõi nước Đại Việt cũng như tầm ảnh hưởng của đất
nước trong khu vực. Cuộc hôn nhân “cùng với thông điệp hoà bình chắc rằng Đại Việt
muốn mở rộng ảnh hưởng về phía Nam để tạo thế phòng ngự có chiều sâu về chiến lược.” Liên hệ
Có thể thấy, trong các cuộc chiến tranh với Chiêm Thành, Đại Việt không có chủ trương chiếm đất,
dành dân, thiết lập bộ máy cai trị mà chủ yếu là xuất phát từ mục đích tự vệ, giữ vững biên cương phía
Nam, tập trung lực lượng đối phó với kẻ thù xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc. Trong
lịch sử quan hệ giữa nước ta và Chiêm Thành, người Chiêm thành đã nhiều lần tổ chức chiến tranh muốn
mở rộng lãnh thổ ra phía Bắc. Đại Việt luôn giữ mối quan hệ bang giao hoà hiếu và đã có nhiều chính
sách để giữ vững ổn định, hoà bình, để xây dựng đất nước. Ta liên hệ được với những giải pháp Đảng và
nhà nước ta đang thực hiện trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Xây dựng lực lượng bảo vệ chủ quyền, about:blank 20/54