Cách làm bài tập tự luận Pháp luật đại cương | Đại học Bách Khoa Hà Nội

Cách làm bài tập tự luận Pháp luật đại cương | Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!

CÁCH LÀM BÀI, TRÌNH BÀY BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
ĐỐI VỚI DẠNG BÀI TẬP THỪA KẾ:
1. Thời điểm mở thừa kế: sinh viên phải trình bày chính xác theo dữ kiện
đề bài nêu ra như ngày tháng năm thời điểm mở thừa kế là thời điểm
người có di sản để lại chết.
2. Chia di sản thừa kế
a. Trình tự: Trong một tình huống thì nếu có cả chia di sản theo di chúc
và theo pháp luật thì chia theo di chúc trước, còn lại mới chia theo pháp
luật.
b. Xác định di sản thừa kế: là phần tài sản riêng của người chết và tài sản
nằm trong khối tài sản chung (cách xác định tài sản riêng hay di sản thừa
kế đã có hướng dẫn trong đề cương ôn tập rồi). Nếu là di sản chung sinh
viên phải thực hiện phép chia cụ thể và có lập luận cụ thể (ví dụ tài sản
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung nên khi chấm dứt
hôn nhân được chia mỗi người một nữa…) nếu người để lại di sản thừa
kế có nghĩa vụ trong việc trả nợ hay nghĩa vụ tài chính khác thì phải trừ
các khoản tiền này trước khi chia (tiền nợ, chi phí chung trong việc bảo
quản sửa chữa tài sản chung, chi phí mai táng…).
c. Chia theo di chúc: ưu tiên lấy di sản thừa kế chia theo di chúc trước.
Trường hợp chia di sản cho những người không phụ thuộc vào nội dung
di chúc: nếu phát hiện có trường hợp này thì cần chia cho những người
này trước theo đúng quy định sau đó còn lại bao nhiều mới chia theo di
chúc
d. Chia theo pháp luật: phải xác định những người cùng hàng thừa kế
được nhận di sản (số lượng người được hưởng và lập luận vì sao?)
Kết luận: số tài sản mỗi người nhận được từ người chết theo đề bài đưa
ra (cộng số tiền chia theo di chúc với số tiền chia theo pháp luật nếu có).
Sinh viên thường nhầm lẫn, ở đây chỉ yêu câu xác định số tài sản nhận từ
người chết chứ không bao gồm số tài sản đương nhiên của họ.
II. DẠNG BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CẤU THÀNH TỘI PHẠM
1. Xác định tội danh: phần này chiếm từ 0,25 điểm đến 0,5 điểm, phần
lớn trong đề bài đã đưa ra 3 loại tội danh để sinh viên lựa chon dựa trên
kiến thức, hiểu biết của mình.
2. Phân tích các mặt cấu thành tội phạm:
a. Mặt khách quan: sinh viên phải chỉ ra được các yếu tố sau:
– Hành vi phạm tội (hành vi khách quan)
n
– Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả xảy ra: nếu tình huống
đã rõ ràng sinh viên chỉ cần nhấn mạnh lại là việc hậu quả xảy ra nêu trên
là do hành vi khách quan gây ra…
b. Mặt chủ quan: sinh viên phải chỉ ra được các yếu tố sau:
– Lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi: xác định là lỗi (là cố trực tiếp
hay cố ý gián tiếp; vô ý vì quá tự tin hay vô ý do cẩu thả). Trường hợp
tình tiết đưa ra không đủ để phân tích sâu hơn thì chỉ cần xác định là lỗi
cố ý hay vô ý.
– Về mục đích, động cơ vi phạm không yêu cầu sinh viên nhất thiết phải
phân tích tìm ra. (trong quá trình làm đáp án người ra đề chỉ cơ cấu nhiều
nhất 0,15 điểm cho 2 mục này)
c. Chủ thể: sinh viên phải chỉ ra được các yếu tố sau:
Chủ thể là cá nhân thực hiện hành vi phạm tội ( phải đủ tuổi và có năng
lực chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định và là người thực hiện hành vi
phạm tội)
d. Khách thể: sinh viên phải chỉ ra mối quan hệ xã hội mà bị hành vi trái
pháp luật xâm hại tới mà được pháp luật hình sự bảo vệ.
Ví dụ: Khách thể của tội cướp tài sản trực tiếp xâm hại đến 2 quan hệ xã
hội sau:
@ Quan hệ nhân thân, đó là quan hệ về tính mạng, sức khoẻ con người,
quyền được bảo vệ tính mạng sức khoẻ bởi Nhà nước của con người.
@ Quan hệ tài sản: quan hệ về quyền sở hữu, quyền sở hữu tài sản hợp
pháp của công dân được Nhà nước bảo vệ
– Khách thể của tội trộm cắp tài sản đó là @ Quan hệ tài sản: quan hệ về
quyền sở hữu, quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân được Nhà
nước bảo vệ
– Khách thể của các tội giết người (Điều 93) Tội cố ý gây thương tích
(Điều 104), Tội vô ý làm chết người (Điều 98): Quan hệ nhân thân, đó là
quan hệ về tính mạng, sức khoẻ con người, quyền được bảo vệ tính mạng
sức khoẻ bởi Nhà nước của con người. Cụ thể hơn là xâm phạm đến
quyền sống, đến tính mạng của con người. (Điều 93, Điều 98)
– Khách thể Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trực tiếp xâm hại tới 2 loại quan hệ xã hội, đó là:
+ Xâm phạm đến sự an toàn, sự hoạt động bình thường của các phương
tiện giao thông đường bộ.
+ Xâm phạm quan hệ về tính mạng, sức khoẻ và tài sản của người khác
– Khách thể Tội hối lộ, nhận hối lộ trực tiếp xâm sự hoạt động
đúng đắn của các cơ quan Nhà nước tổ chức xã hội.
Lưu ý: - Lời giải mang tính chất tham khảo
- Cách giải quyết có thể không đúng với luật mới.
Tình huống 1:
Ông A kết hôn với bà B năm 1952sinh ra anh C (năm 1954) chị D (1956).
Năm 1965, ông A và bà B phát sinh mâu thuẫn và đã ly hôn. họ thống
nhất thỏa thuận bà B nhận cả ngôi nhà đang ở (và nuôi chị D), ông A
nhận nuôi anh C và được chia một số tài sản trị giá là 20 triệu đồng. năm
1968 ông A dùng số tiền trên để xây dựng 1 căn nhà khác.Tháng 9/1970
ông A kết hôn với bà T sinh ra được 2 người con là E (1972) vÀ F
(1978).Hai ông bà sống trong căn nhà mới này và ông A tuyên bố nhà là
của riêng không nhập vào tài sản chung.
Tháng 10/1987 ông A chết để lại di chúc hợp pháp cho anh C hưởng 1/2
di sản của ông. Riêng ngôi nhà ông để lại cho bà T dùng làm nơi thờ cúng
mà không chia thừa kế. Tháng 1/1991, anh C yêu cầu bà T chuyển nhà
cho mình nhưng bà không chịu nên anh C đã hành hung gây thương tích
cho bà T. Đến thangs 5/2001, chị D có đơn gửi tòa án yêu cầu chia di sản
thừa kế của bố. Qua điều tra xác định: ngôi nhà của ông A trị giá 30 triệu
đồng, ông A và bà T tạo lập được khối tài sản trị giá 60 triệu đồng. Hãy
chia di sản thừa kế trên.
Lời Giải:
Vì đây là chia tài sản của ông A nên trước tiên bạn phải biết ông A có bao
nhiêu tiền để chia.
Tính tại thời điểm năm 2001: Ông A có 20 triệu tiền nhà (ko nhập với bà
T). và 1/2 của 60 triệu (là 30 triệu) mà ông A và bà T có. => ông A có 50
triệu.
Bắt đầu chia tiền nhé. Đầu tiên cần xác định là những ai được chia tiền
đã. Danh sách chia tiền gồm có Anh C, chị D, bà T, E và F.
Theo di chúc: Anh C được hưởng 1/2 tài sản của ông A => C được hưởng
60:2= 30 triệu .
Như vậy là tài sản còn lại 60- 30 = 30 triệu. Anh C không có quyền
hưởng tiếp trong phần này => đòi bà T là sai.
Tình huống 2:
Ông Khải và Bà Ba kết hôn với nhau năm 1935 và có 3 con là anh Hải,
anh Dũng, chị Ngân. Chị Ngân kết hôn với anh Hiếu và có con chung là
Hạnh. Năm 2006, Ông Khải chết có để lại di chúc cho con gái và cháu
ngoại được hưởng toàn bộ di sản của ông trong khối tài sản chung của
ông và bà Ba. Một năm sau bà Ba cũng chết và để lại toàn bộ di sản cho
chồng, các con người em ruột của chồng tên Lương. Năm 2009, anh
Dũng chết do bệnh nặng và có di chúc để lại tất cả cho anh ruột là Hải.
Sau khi Dũng chết thì những người trong gia đình tranh chấp về việc
phân chia di sản.
Hãy giải quyết việc tranh chấp, biết rằng bà Ba và ông Khải không còn
người thân thích nào khác, anh Hải có lập văn từ chối hưởng di sản của
bà Ba và anh dũng theo đúng qui định của pháp luật, chị Ngân cũng từ
chối hưởng di sản của anh Dũng, tài sản chung của ông Khải và bà Ba
cho đến thời điểm ông Khải chết là 1.2tỷ, sau khi ông Khải chết, bà Ba
còn tạo lập một căn nhà trị giá 300triệu
Giải:
Tình huống của bạn có vài chỗ không ổn, này nhé:
- Thứ nhất, anh Dũng di chúc toàn bộ tài sản lại cho anh Hải, vậy có
nghĩa là không có tên chị Ngân trong di chúc của anh Hải, vậy tại sao lại
có chj chị Ngân từ chối hưởng tài sản anh Dũng để lại?
- Thứ hai,"các con người em ruột của chồng tên Lương", chỗ này bạn viết
như thế người đọc dễ hiểu nhầm, theo P hiểu thì đó là các con của bà Ba
và người em ruột của chồng tên là Lương.
Rắc rối nhỉ. Theo P, khi ông Khải chết đã di chúc lại toàn bộ tài sản của
mình trong khối tài sản chung của 2 ông bà cho con gái và cháu ngoại,
như vậy một số tài sản của ông Khải (tạm xác định là 1/2x1,2t tỷ) sẽ được
chia đều cho con gái vá cháu ngoại, mỗi người 300 triệu.
vậy, sau khi thực hiện di chúc của ông Khải, số tiền còn lại thuộc tài sản
của bà Ba là 600 + 300 = 900 triệu. Bà Ba chết để lại tài sản cho các con
và người em ruột của chồng là Lương (tổng cộng 4 người), vậy số tiền
900 triệu sẽ được chia đều tiếp cho 4 người, mỗi người 225 triệu.
Anh Dũng thừa kế từ bà Ba 225 triệu, sau khi anh chết, di chúc toàn bộ
tài sản này cho anh Hải, vậy anh Hải được hưởng thêm số tài sản này.
Nhưng anh Hải từ chối hưởng di sản của bà Ba và anh Dũng, vì vậy còn
dư ra 500 triệu. 500 Triệu này theo P sẽ được chia tiếp theo pháp luật,
theo hàng thừa kế thứ nhất gồm chị Ngân, vợ con anh Hải (nếu có)
Tình huống 3:
Năm 1972, Ô A kết hôn với bà B. Ô bà sinh được 3 con là M, N, C. Năm
1995, M kết hôn với E sinh được H & X. N lấy chồng sinh được con là K
& D. Tháng 3/1997 Ô A chết để lại di chúc cho X & N. Qua quá trình
điều tra thấy rằng Ô A lập di chúc không hợp pháp. Biết rằng tài sản của
ông A là 200 triệu VNĐ. Tài sản chung của Ô bà là 100 triệu VNĐ. Bà B
mai táng cho ông A hết 40 triệu. Hãy chia tài sản thừa kế.
Giải: Theo đề bài ta được các dữ kiện sau:
Tài sản riêng của ông A là 200.
Tài sản chung của ông A và B là 100.
Di sản của ông A là 200 + (100/2)=250.
Do bà B làm mai táng cho ông A hết 40 nên di sản của ông A còn lại là
250-40=210.
Theo luật định những người được hưởng tài sản thừa kế của ông A gồm
bà B, M, N và C: 210/4=52,5.
Tình huống 4:
Năm 1950, Ô A kết hôn với bà B. Ô bà sinh được 2 người con gái là chị
X (1953) & chị Y (1954). Sau một thời gian chung sống, giữa Ô A & bà B
phát sinh mâu thuẫn, năm 1959 Ô A chung sống như vợ chồng với bà C.
A & C sinh được anh T (1960) & chị Q (1963). Tháng 8/1979, X kết hôn
với K, anh chị sinh được 2 con là M & N (1979-sinh đôi). Năm 1990, trên
đường về quê chị X bị tai nạn chết. Năm 1993, Ô A mắc bệnh hiểm nghèo
& đã qua đời. Trước khi chết, Ô A có để lại bản di chúc với nội dung cho
anh T thừa hưởng toàn bộ tài sản do ông A để lại. Không đồng ý với bản
di chúc đó, chị Y đã yêu cầu tòa án chia lại di sản của bố mình. Qua điều
tra tòa án xác định khối tài sản của Ô A và bà B là 500 triệu đồng. Hãy
xác định hàng thừa kế đối với những người được hưởng di sản thừa kế
của chị X & Ô A?
Giải:
Theo dữ kiện bài ta thấy năm 1959 ông A chung sống như vợ, chống với
bà C thì việc này pháp luật vẫn thừa nhận ông A và bà C là vợ chồng hợp
pháp.
Năm 1990, chị X chết nhưng đề bài không nói tài sản của chị X là bao
nhiêu nên ta xem bằng 0.
Năm 1993 ông A mất và có lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh T.
Tài sản của ông A và bà B có được là 500
Tài sản của ông A và bà C đề bài không nêu nên ta xem như bằng 0.
Di sản của ông A là 500/2=250.
250 chính là giá trị tài sản mà ông A có quyền định đoạt.
Tài sản của anh T được hưởng là 250. Tuy nhiên theo quy định pháp luật
thì những người sau đây được hưởng thừa kế gồm bà B và bà C mỗi
người được hưởng 2/3 giá trị của một suất chia theo pháp luật.
Người được hưởng thừa kế chia theo pháp luật gồm bà B, bà C, anh T, Q,
X, Y: 250/6=41,6
Như vậy bà B=bà C=2/3 (250/6)=27,7
Tài sản của anh T còn lại là 250-(27,7x2)=194,6
Các trường hợp còn lại không được hưởng vì X đã mất, Y, Q đã thành
niên và không bị mất năng lực hành vi.
Tình huống 5:
Ô A kết hôn với bà B sinh được 5 người con. Anh con cả đã chết để lại 2
con: 1 trai & 1 gái đã thành niên. Gia tài của Ô bà gồm 2 ngôi nhà: 1 ngôi
nhà trị giá 100 triệu đồng, 1 cái trị giá 200 triệu đồng. Trước khi chết Ô A
lập di chúc cho bà B một ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng. Biết đứa con trai
út của Ô bà đã sinh được 1 cháu trai đã thành niên. Sau đó anh con trai út
này đã bị tai nạn & bị tâm thần. Anh (chị) hãy chia tài sản của ông A?
Giải:
Theo đề bài ta thì tài sản chung của ông A và bà B là 300
Di sản của ông A là 300/2 = 150
ông A để lại cho bà B 100
Như vậy giá trị tài sản còn lại sẽ được chia theo pháp luật là 150-100=50
Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật gồm bà B và 05 người
con; do anh con cả mất nên theo Đ677, Luật DS thì 02 con của anh cả sẽ
được hưởng thừa kế kế vị
Mỗi người được hưởng là 50/6=8,33
Mỗi người con của anh cả là 8,33/2= 4,165.
Phân tích cấu trúc quy phạm pháp luật
Trực tiếp (đầy đủ cả 3 bộ phận)
Viện dẫn mẫu (cuối quy phạm thường có câu “theo quy định của pháp
luật)
Quy định ẩn
Gửi chế tài (chế tài được để ở cuối văn bản hoặc 1 văn bản khác)
Nhiệm vụ: phải đi xác định rõ các thành phần giả định, quy định, chế tài trong 1
quy phạm pháp luật cụ thể. Lưu ý:
-
Giả định thường quy định về thời gian, địa điểm, các chủ thể, các hoàn cảnh
cụ thể mà quy phạm pháp luật điều chỉnh. Giả định thường là phần trả lời cho
-
câu hỏi với từ để hỏi: ai, trong hoàn cảnh nào?
Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu rõ cách xử sự của chủ thể
pháp luật (cá nhân hay tổ chức) ở vào hoàn cảnh điều kiện đã nêu trong phần
giả định, gồm sự cho phép hay bắt buộc phải thực hiện. Bộ phận quy định trả
-
lời câu hỏi Phải làm gì (hoặc không được làm gì) và làm như thế nào?
Chế tài nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng
đối với chủ thể pháp luật đã không thực hiện theo đúng quy tắc xử sự nêu ở
bộ phận quy định của quy phạm pháp luật (là hậu quả bất lợi đối với chủ thể
vi phạm pháp luật).
Một số bài tập ví dụ:
1/ “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân,
với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ
Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng
đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. (Điều 65 Hiến pháp 2013)
Giả định: “Lực lượng vũ trang nhân dân”. Phần giả định trong trường hợp này
nêu lên quan hệ xã hội mà quy phạm này điều chỉnh, xác định rõ đối tượng phải
chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là lực lượng vũ trang nhân
dân.
Quy định: “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà
nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng,
Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực
hiện nghĩa vụ quốc tế”. Phần quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức
xử sự của đối tượng được nêu ở phần giả định.
Chế tài: không có.
2/ “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có
quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu” (Điều 132 Bộ
luật Dân sự 2005)
Giả định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa”.
Giả định trong trường hợp này đã nêu lên tình huống, hoàn cảnh chịu sự điều
chỉnh của quy phạm này đó là khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa
dối hoặc bị đe dọa.
Quy định: “có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”.
Quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự của đối tượng được nêu
ở phần giả định.
Chế tài: không có
3/ “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì
bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng
đến hai năm” (Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999)
Giả định: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người
khác”. Giả định trong trường hợp này đã nêu lên đối tượng phải chịu sự điều
chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là người xúc phạm nghiêm trọng nhân
phẩm, danh dự của người khác.
Quy định: không được nêu rõ ràng trong quy phạm pháp luật nhưng ở dạng quy
định ngầm. Theo đó, quy định trong trường hợp này là không được xúc phạm
nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Chế tài: “bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến hai năm”. Chế tài ở đây là biện pháp của Nhà nước tác động đến
chủ thể vi phạm pháp luật
II.
Phân tích cơ cấu của quan hệ pháp luật (xác định chủ thể, nội dung,
khách thể trong quan hệ pháp luật)
Một số bài tập ví dụ:
1/ Tháng 10/2009 bà B có vay của chị T số tiền 300 triệu đồng để hùn vốn kinh
doanh. Bà B hẹn tháng 2/1010 sẽ trả đủ vốn và lãi là 30 triệu đồng cho chị T.
Chủ thể: bà B và chị T
-
Bà B:
o Có năng lực pháp luật vì bà B không bị a án hạn chế hay tước đoạt
năng lực pháp luật;
o Có năng lực hành vi vì bà B đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân
sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm
thần.
Bà B có năng lực chủ thể đầy đủ
-
ð
Chị T:
o Có năng lực pháp luật vì chị T không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt
năng lực pháp luật;
o Có năng lực hành vi vì chị T đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ
dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh
ð
tâm thần.
Chị T có năng lực chủ thể đầy đủ
Nội dung:
Bà B
-
Quyền: được nhận số tiền vay
-
để sử dụng;
Nghĩa vụ: trả nợ gốc và lãi
Chị T
-
Nghĩa vụ: giao khoản tiền vay
-
cho bà B;
Quyền: nhận lại khoản tiền
theo thỏa thuận.
gốc và lãi sau thời hạn vay.
Khách thể: khoản tiền vay và lãi
III.
Các dạng bài tập về vi phạm pháp luật
1/ Xác định vi phạm pháp luật:
Cần xác định một hành vi vi phạm pháp luật dựa vào 4 dấu hiệu sau:
- Nêu lên hành vi cụ thể (ví dụ: hành vi giết người, hành vi cố ý gây
thương tích…). Hành vi này ở dạng gì? (hành động hay không hành động).
- Hành vi này trái pháp luật gì? (pháp luật hình sự, pháp luật hành chính,
pháp luật dân sự, pháp luật hôn nhân và gia đình,…).
- Có lỗi của người thực hiện hành vi vi phạm (lỗi cố ý trực tiếp, hay cố ý
gián tiếp, hay vô ý do quá tự tin, hay vô ý do cẩu thả).
- Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện (đủ tuổi theo quy
định + không bị mắc bệnh tâm thần).
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
TUÂN THỦ PHÁP LUẬT Thực hiện những quy phạm pháp luật mang
tính chất ngăn cấm bằng hành vi thụ động, trong đó chủ thể pháp luật
kiềm chế không làm những việc mà pháp luật cấm
CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT Thực hiện những quy định trao nghĩa vụ bắt
buộc của pháp luật một cách tích cực, trong đó các chủ thể thực hiện
nghĩa vụ bằng những hành vi tích cực.
SỬ DỤNG PHÁP LUẬT Thực hiện những quy định về quyền chủ thể
của pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động, tự mình quyết
định việc thực hiện hay không thực hiện điều mà pháp luật cho phép
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT . Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm
quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy
định của pháp luật một cách đầy đủ và nghiêm chỉnh
| 1/11

Preview text:

CÁCH LÀM BÀI, TRÌNH BÀY BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
ĐỐI VỚI DẠNG BÀI TẬP THỪA KẾ:
1. Thời điểm mở thừa kế: sinh viên phải trình bày chính xác theo dữ kiện
đề bài nêu ra như ngày tháng năm thời điểm mở thừa kế là thời điểm
người có di sản để lại chết. 2. Chia di sản thừa kế
a. Trình tự: Trong một tình huống thì nếu có cả chia di sản theo di chúc
và theo pháp luật thì chia theo di chúc trước, còn lại mới chia theo pháp luật.
b. Xác định di sản thừa kế: là phần tài sản riêng của người chết và tài sản
nằm trong khối tài sản chung (cách xác định tài sản riêng hay di sản thừa
kế đã có hướng dẫn trong đề cương ôn tập rồi). Nếu là di sản chung sinh
viên phải thực hiện phép chia cụ thể và có lập luận cụ thể (ví dụ tài sản
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung nên khi chấm dứt
hôn nhân được chia mỗi người một nữa…) nếu người để lại di sản thừa
kế có nghĩa vụ trong việc trả nợ hay nghĩa vụ tài chính khác thì phải trừ
các khoản tiền này trước khi chia (tiền nợ, chi phí chung trong việc bảo
quản sửa chữa tài sản chung, chi phí mai táng…).
c. Chia theo di chúc: ưu tiên lấy di sản thừa kế chia theo di chúc trước.
Trường hợp chia di sản cho những người không phụ thuộc vào nội dung
di chúc: nếu phát hiện có trường hợp này thì cần chia cho những người
này trước theo đúng quy định sau đó còn lại bao nhiều mới chia theo di chúc
d. Chia theo pháp luật: phải xác định những người cùng hàng thừa kế
được nhận di sản (số lượng người được hưởng và lập luận vì sao?)
Kết luận: số tài sản mỗi người nhận được từ người chết theo đề bài đưa
ra (cộng số tiền chia theo di chúc với số tiền chia theo pháp luật nếu có).
Sinh viên thường nhầm lẫn, ở đây chỉ yêu câu xác định số tài sản nhận từ
người chết chứ không bao gồm số tài sản đương nhiên của họ.
II. DẠNG BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CẤU THÀNH TỘI PHẠM
1. Xác định tội danh: phần này chiếm từ 0,25 điểm đến 0,5 điểm, phần
lớn trong đề bài đã đưa ra 3 loại tội danh để sinh viên lựa chon dựa trên
kiến thức, hiểu biết của mình.
2. Phân tích các mặt cấu thành tội phạm:
a. Mặt khách quan: sinh viên phải chỉ ra được các yếu tố sau:
– Hành vi phạm tội (hành vi khách quan) n
– Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả xảy ra: nếu tình huống
đã rõ ràng sinh viên chỉ cần nhấn mạnh lại là việc hậu quả xảy ra nêu trên
là do hành vi khách quan gây ra…
b. Mặt chủ quan: sinh viên phải chỉ ra được các yếu tố sau:
– Lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi: xác định là lỗi (là cố trực tiếp
hay cố ý gián tiếp; vô ý vì quá tự tin hay vô ý do cẩu thả). Trường hợp
tình tiết đưa ra không đủ để phân tích sâu hơn thì chỉ cần xác định là lỗi cố ý hay vô ý.
– Về mục đích, động cơ vi phạm không yêu cầu sinh viên nhất thiết phải
phân tích tìm ra. (trong quá trình làm đáp án người ra đề chỉ cơ cấu nhiều
nhất 0,15 điểm cho 2 mục này)
c. Chủ thể: sinh viên phải chỉ ra được các yếu tố sau:
Chủ thể là cá nhân thực hiện hành vi phạm tội ( phải đủ tuổi và có năng
lực chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định và là người thực hiện hành vi phạm tội)
d. Khách thể: sinh viên phải chỉ ra mối quan hệ xã hội mà bị hành vi trái
pháp luật xâm hại tới mà được pháp luật hình sự bảo vệ.
Ví dụ: Khách thể của tội cướp tài sản trực tiếp xâm hại đến 2 quan hệ xã hội sau:
@ Quan hệ nhân thân, đó là quan hệ về tính mạng, sức khoẻ con người,
quyền được bảo vệ tính mạng sức khoẻ bởi Nhà nước của con người.
@ Quan hệ tài sản: quan hệ về quyền sở hữu, quyền sở hữu tài sản hợp
pháp của công dân được Nhà nước bảo vệ
– Khách thể của tội trộm cắp tài sản đó là @ Quan hệ tài sản: quan hệ về
quyền sở hữu, quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân được Nhà nước bảo vệ
– Khách thể của các tội giết người (Điều 93) Tội cố ý gây thương tích
(Điều 104), Tội vô ý làm chết người (Điều 98): Quan hệ nhân thân, đó là
quan hệ về tính mạng, sức khoẻ con người, quyền được bảo vệ tính mạng
sức khoẻ bởi Nhà nước của con người. Cụ thể hơn là xâm phạm đến
quyền sống, đến tính mạng của con người. (Điều 93, Điều 98)
– Khách thể Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trực tiếp xâm hại tới 2 loại quan hệ xã hội, đó là:
+ Xâm phạm đến sự an toàn, sự hoạt động bình thường của các phương
tiện giao thông đường bộ.
+ Xâm phạm quan hệ về tính mạng, sức khoẻ và tài sản của người khác
– Khách thể Tội hối lộ, nhận hối lộ trực tiếp xâm sự hoạt động
đúng đắn của các cơ quan Nhà nước tổ chức xã hội.
Lưu ý: - Lời giải mang tính chất tham khảo
- Cách giải quyết có thể không đúng với luật mới. Tình huống 1:
Ông A kết hôn với bà B năm 1952sinh ra anh C (năm 1954) chị D (1956).
Năm 1965, ông A và bà B phát sinh mâu thuẫn và đã ly hôn. họ thống
nhất thỏa thuận bà B nhận cả ngôi nhà đang ở (và nuôi chị D), ông A
nhận nuôi anh C và được chia một số tài sản trị giá là 20 triệu đồng. năm
1968 ông A dùng số tiền trên để xây dựng 1 căn nhà khác.Tháng 9/1970
ông A kết hôn với bà T sinh ra được 2 người con là E (1972) vÀ F
(1978).Hai ông bà sống trong căn nhà mới này và ông A tuyên bố nhà là
của riêng không nhập vào tài sản chung.
Tháng 10/1987 ông A chết để lại di chúc hợp pháp cho anh C hưởng 1/2
di sản của ông. Riêng ngôi nhà ông để lại cho bà T dùng làm nơi thờ cúng
mà không chia thừa kế. Tháng 1/1991, anh C yêu cầu bà T chuyển nhà
cho mình nhưng bà không chịu nên anh C đã hành hung gây thương tích
cho bà T. Đến thangs 5/2001, chị D có đơn gửi tòa án yêu cầu chia di sản
thừa kế của bố. Qua điều tra xác định: ngôi nhà của ông A trị giá 30 triệu
đồng, ông A và bà T tạo lập được khối tài sản trị giá 60 triệu đồng. Hãy
chia di sản thừa kế trên. Lời Giải:
Vì đây là chia tài sản của ông A nên trước tiên bạn phải biết ông A có bao nhiêu tiền để chia.
Tính tại thời điểm năm 2001: Ông A có 20 triệu tiền nhà (ko nhập với bà
T). và 1/2 của 60 triệu (là 30 triệu) mà ông A và bà T có. => ông A có 50 triệu.
Bắt đầu chia tiền nhé. Đầu tiên cần xác định là những ai được chia tiền
đã. Danh sách chia tiền gồm có Anh C, chị D, bà T, E và F.
Theo di chúc: Anh C được hưởng 1/2 tài sản của ông A => C được hưởng 60:2= 30 triệu .
Như vậy là tài sản còn lại 60- 30 = 30 triệu. Anh C không có quyền
hưởng tiếp trong phần này => đòi bà T là sai. Tình huống 2:
Ông Khải và Bà Ba kết hôn với nhau năm 1935 và có 3 con là anh Hải,
anh Dũng, chị Ngân. Chị Ngân kết hôn với anh Hiếu và có con chung là
Hạnh. Năm 2006, Ông Khải chết có để lại di chúc cho con gái và cháu
ngoại được hưởng toàn bộ di sản của ông trong khối tài sản chung của
ông và bà Ba. Một năm sau bà Ba cũng chết và để lại toàn bộ di sản cho
chồng, các con người em ruột của chồng tên Lương. Năm 2009, anh
Dũng chết do bệnh nặng và có di chúc để lại tất cả cho anh ruột là Hải.
Sau khi Dũng chết thì những người trong gia đình tranh chấp về việc phân chia di sản.
Hãy giải quyết việc tranh chấp, biết rằng bà Ba và ông Khải không còn
người thân thích nào khác, anh Hải có lập văn từ chối hưởng di sản của
bà Ba và anh dũng theo đúng qui định của pháp luật, chị Ngân cũng từ
chối hưởng di sản của anh Dũng, tài sản chung của ông Khải và bà Ba
cho đến thời điểm ông Khải chết là 1.2tỷ, sau khi ông Khải chết, bà Ba
còn tạo lập một căn nhà trị giá 300triệu Giải:
Tình huống của bạn có vài chỗ không ổn, này nhé:
- Thứ nhất, anh Dũng di chúc toàn bộ tài sản lại cho anh Hải, vậy có
nghĩa là không có tên chị Ngân trong di chúc của anh Hải, vậy tại sao lại
có chj chị Ngân từ chối hưởng tài sản anh Dũng để lại?
- Thứ hai,"các con người em ruột của chồng tên Lương", chỗ này bạn viết
như thế người đọc dễ hiểu nhầm, theo P hiểu thì đó là các con của bà Ba
và người em ruột của chồng tên là Lương.
Rắc rối nhỉ. Theo P, khi ông Khải chết đã di chúc lại toàn bộ tài sản của
mình trong khối tài sản chung của 2 ông bà cho con gái và cháu ngoại,
như vậy một số tài sản của ông Khải (tạm xác định là 1/2x1,2t tỷ) sẽ được
chia đều cho con gái vá cháu ngoại, mỗi người 300 triệu.
vậy, sau khi thực hiện di chúc của ông Khải, số tiền còn lại thuộc tài sản
của bà Ba là 600 + 300 = 900 triệu. Bà Ba chết để lại tài sản cho các con
và người em ruột của chồng là Lương (tổng cộng 4 người), vậy số tiền
900 triệu sẽ được chia đều tiếp cho 4 người, mỗi người 225 triệu.
Anh Dũng thừa kế từ bà Ba 225 triệu, sau khi anh chết, di chúc toàn bộ
tài sản này cho anh Hải, vậy anh Hải được hưởng thêm số tài sản này.
Nhưng anh Hải từ chối hưởng di sản của bà Ba và anh Dũng, vì vậy còn
dư ra 500 triệu. 500 Triệu này theo P sẽ được chia tiếp theo pháp luật,
theo hàng thừa kế thứ nhất gồm chị Ngân, vợ con anh Hải (nếu có) Tình huống 3:
Năm 1972, Ô A kết hôn với bà B. Ô bà sinh được 3 con là M, N, C. Năm
1995, M kết hôn với E sinh được H & X. N lấy chồng sinh được con là K
& D. Tháng 3/1997 Ô A chết để lại di chúc cho X & N. Qua quá trình
điều tra thấy rằng Ô A lập di chúc không hợp pháp. Biết rằng tài sản của
ông A là 200 triệu VNĐ. Tài sản chung của Ô bà là 100 triệu VNĐ. Bà B
mai táng cho ông A hết 40 triệu. Hãy chia tài sản thừa kế.
Giải: Theo đề bài ta được các dữ kiện sau:
Tài sản riêng của ông A là 200.
Tài sản chung của ông A và B là 100.
Di sản của ông A là 200 + (100/2)=250.
Do bà B làm mai táng cho ông A hết 40 nên di sản của ông A còn lại là 250-40=210.
Theo luật định những người được hưởng tài sản thừa kế của ông A gồm bà B, M, N và C: 210/4=52,5. Tình huống 4:
Năm 1950, Ô A kết hôn với bà B. Ô bà sinh được 2 người con gái là chị
X (1953) & chị Y (1954). Sau một thời gian chung sống, giữa Ô A & bà B
phát sinh mâu thuẫn, năm 1959 Ô A chung sống như vợ chồng với bà C.
A & C sinh được anh T (1960) & chị Q (1963). Tháng 8/1979, X kết hôn
với K, anh chị sinh được 2 con là M & N (1979-sinh đôi). Năm 1990, trên
đường về quê chị X bị tai nạn chết. Năm 1993, Ô A mắc bệnh hiểm nghèo
& đã qua đời. Trước khi chết, Ô A có để lại bản di chúc với nội dung cho
anh T thừa hưởng toàn bộ tài sản do ông A để lại. Không đồng ý với bản
di chúc đó, chị Y đã yêu cầu tòa án chia lại di sản của bố mình. Qua điều
tra tòa án xác định khối tài sản của Ô A và bà B là 500 triệu đồng. Hãy
xác định hàng thừa kế đối với những người được hưởng di sản thừa kế của chị X & Ô A? Giải:
Theo dữ kiện bài ta thấy năm 1959 ông A chung sống như vợ, chống với
bà C thì việc này pháp luật vẫn thừa nhận ông A và bà C là vợ chồng hợp pháp.
Năm 1990, chị X chết nhưng đề bài không nói tài sản của chị X là bao nhiêu nên ta xem bằng 0.
Năm 1993 ông A mất và có lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh T.
Tài sản của ông A và bà B có được là 500
Tài sản của ông A và bà C đề bài không nêu nên ta xem như bằng 0.
Di sản của ông A là 500/2=250.
250 chính là giá trị tài sản mà ông A có quyền định đoạt.
Tài sản của anh T được hưởng là 250. Tuy nhiên theo quy định pháp luật
thì những người sau đây được hưởng thừa kế gồm bà B và bà C mỗi
người được hưởng 2/3 giá trị của một suất chia theo pháp luật.
Người được hưởng thừa kế chia theo pháp luật gồm bà B, bà C, anh T, Q, X, Y: 250/6=41,6
Như vậy bà B=bà C=2/3 (250/6)=27,7
Tài sản của anh T còn lại là 250-(27,7x2)=194,6
Các trường hợp còn lại không được hưởng vì X đã mất, Y, Q đã thành
niên và không bị mất năng lực hành vi. Tình huống 5:
Ô A kết hôn với bà B sinh được 5 người con. Anh con cả đã chết để lại 2
con: 1 trai & 1 gái đã thành niên. Gia tài của Ô bà gồm 2 ngôi nhà: 1 ngôi
nhà trị giá 100 triệu đồng, 1 cái trị giá 200 triệu đồng. Trước khi chết Ô A
lập di chúc cho bà B một ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng. Biết đứa con trai
út của Ô bà đã sinh được 1 cháu trai đã thành niên. Sau đó anh con trai út
này đã bị tai nạn & bị tâm thần. Anh (chị) hãy chia tài sản của ông A? Giải:
Theo đề bài ta thì tài sản chung của ông A và bà B là 300
Di sản của ông A là 300/2 = 150
ông A để lại cho bà B 100
Như vậy giá trị tài sản còn lại sẽ được chia theo pháp luật là 150-100=50
Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật gồm bà B và 05 người
con; do anh con cả mất nên theo Đ677, Luật DS thì 02 con của anh cả sẽ
được hưởng thừa kế kế vị
Mỗi người được hưởng là 50/6=8,33
Mỗi người con của anh cả là 8,33/2= 4,165.
Phân tích cấu trúc quy phạm pháp luật
Trực tiếp (đầy đủ cả 3 bộ phận)
Viện dẫn mẫu (cuối quy phạm thường có câu “theo quy định của pháp luật) Quy định ẩn
Gửi chế tài (chế tài được để ở cuối văn bản hoặc 1 văn bản khác)
Nhiệm vụ: phải đi xác định rõ các thành phần giả định, quy định, chế tài trong 1
quy phạm pháp luật cụ thể. Lưu ý: -
Giả định thường quy định về thời gian, địa điểm, các chủ thể, các hoàn cảnh
cụ thể mà quy phạm pháp luật điều chỉnh. Giả định thường là phần trả lời cho -
câu hỏi với từ để hỏi: ai, trong hoàn cảnh nào?
Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu rõ cách xử sự của chủ thể
pháp luật (cá nhân hay tổ chức) ở vào hoàn cảnh điều kiện đã nêu trong phần
giả định, gồm sự cho phép hay bắt buộc phải thực hiện. Bộ phận quy định trả -
lời câu hỏi Phải làm gì (hoặc không được làm gì) và làm như thế nào?
Chế tài nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng
đối với chủ thể pháp luật đã không thực hiện theo đúng quy tắc xử sự nêu ở
bộ phận quy định của quy phạm pháp luật (là hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật).
Một số bài tập ví dụ:
1/ “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân,
với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ
Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng
đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. (Điều 65 Hiến pháp 2013)
Giả định: “Lực lượng vũ trang nhân dân”. Phần giả định trong trường hợp này
nêu lên quan hệ xã hội mà quy phạm này điều chỉnh, xác định rõ đối tượng phải
chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là lực lượng vũ trang nhân dân.
Quy định: “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà
nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng,
Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực
hiện nghĩa vụ quốc tế”. Phần quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức
xử sự của đối tượng được nêu ở phần giả định. Chế tài: không có.
2/ “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có
quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu” (Điều 132 Bộ luật Dân sự 2005)
Giả định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa”.
Giả định trong trường hợp này đã nêu lên tình huống, hoàn cảnh chịu sự điều
chỉnh của quy phạm này đó là khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa.
Quy định: “có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”.
Quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự của đối tượng được nêu ở phần giả định. Chế tài: không có
3/ “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì
bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng
đến hai năm” (Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999)
Giả định: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người
khác”. Giả định trong trường hợp này đã nêu lên đối tượng phải chịu sự điều
chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là người xúc phạm nghiêm trọng nhân
phẩm, danh dự của người khác.
Quy định: không được nêu rõ ràng trong quy phạm pháp luật nhưng ở dạng quy
định ngầm. Theo đó, quy định trong trường hợp này là không được xúc phạm
nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Chế tài: “bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến hai năm”. Chế tài ở đây là biện pháp của Nhà nước tác động đến
chủ thể vi phạm pháp luật II.
Phân tích cơ cấu của quan hệ pháp luật (xác định chủ thể, nội dung,
khách thể trong quan hệ pháp luật)
Một số bài tập ví dụ:
1/ Tháng 10/2009 bà B có vay của chị T số tiền 300 triệu đồng để hùn vốn kinh
doanh. Bà B hẹn tháng 2/1010 sẽ trả đủ vốn và lãi là 30 triệu đồng cho chị T.
Chủ thể: bà B và chị T - Bà B:
o Có năng lực pháp luật vì bà B không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt năng lực pháp luật;
o Có năng lực hành vi vì bà B đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân
sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần.
Bà B có năng lực chủ thể đầy đủ - ð Chị T:
o Có năng lực pháp luật vì chị T không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt năng lực pháp luật;
o Có năng lực hành vi vì chị T đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ
dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh ð tâm thần.
Chị T có năng lực chủ thể đầy đủ Nội dung: Bà B -
Quyền: được nhận số tiền vay - để sử dụng;
Nghĩa vụ: trả nợ gốc và lãi Chị T -
Nghĩa vụ: giao khoản tiền vay - cho bà B;
Quyền: nhận lại khoản tiền theo thỏa thuận.
gốc và lãi sau thời hạn vay.
Khách thể: khoản tiền vay và lãi III.
Các dạng bài tập về vi phạm pháp luật
1/ Xác định vi phạm pháp luật:
Cần xác định một hành vi vi phạm pháp luật dựa vào 4 dấu hiệu sau:
- Nêu lên hành vi cụ thể (ví dụ: hành vi giết người, hành vi cố ý gây
thương tích…). Hành vi này ở dạng gì? (hành động hay không hành động).
- Hành vi này trái pháp luật gì? (pháp luật hình sự, pháp luật hành chính,
pháp luật dân sự, pháp luật hôn nhân và gia đình,…).
- Có lỗi của người thực hiện hành vi vi phạm (lỗi cố ý trực tiếp, hay cố ý
gián tiếp, hay vô ý do quá tự tin, hay vô ý do cẩu thả).
- Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện (đủ tuổi theo quy
định + không bị mắc bệnh tâm thần). THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
TUÂN THỦ PHÁP LUẬT Thực hiện những quy phạm pháp luật mang
tính chất ngăn cấm bằng hành vi thụ động, trong đó chủ thể pháp luật
kiềm chế không làm những việc mà pháp luật cấm
CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT Thực hiện những quy định trao nghĩa vụ bắt
buộc của pháp luật một cách tích cực, trong đó các chủ thể thực hiện
nghĩa vụ bằng những hành vi tích cực.
SỬ DỤNG PHÁP LUẬT Thực hiện những quy định về quyền chủ thể
của pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động, tự mình quyết
định việc thực hiện hay không thực hiện điều mà pháp luật cho phép
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT . Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm
quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy
định của pháp luật một cách đầy đủ và nghiêm chỉnh