Cách mạng Việt Nam và sự phát triển thế giới? - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Học viện Phụ nữ Việt Nam
Hồ Chí Minh tìm thấy con đường cứu nước, cứu dân, sáng lập, lãnh đạo, rèn luyện Đảng ta thành một Đảng chân chính, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Câu 5. Phân tích giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và sự phát triển thế giới?
1. Đối với cách mạng Việt Nam
a. Tư tưởng Hồ Chí Minh đưa cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đến thắng lợi và bắt
đầu xây dựng một xã hội mới trên đất nước ta
- Hồ Chí Minh tìm thấy con đường cứu nước, cứu dân, sáng lập, lãnh đạo, rèn luyện Đảng ta
thành một Đảng chân chính, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân.
- Khẳng định tính đúng đắn, giàu sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống mở đầy sức sống được Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp
tục vận dụng sáng tạo, bổ sung, phát triển.
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam
- TTHCM tiếp tục soi đường cho ĐCSVN và nhân dân VN trên con đường thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
- TTHCM giúp nhân dân ta nhận thức đúng những vấn đề lớn có liên quan đến việc bảo vệ nền
độc lập dân tộc, phát triển KT- XH, bảo đảm tự do và hạnh phúc của con người, tiến tới xã hội XHCN
- TTHCM tiếp tục là chỗ dựa vững chắc để ĐCSVN có được đường lối cách mạng đúng đắn, dẫn
đường cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Việt Nam đi tới thắng lợi
2. Đối với sự phát triển tiến bộ của nhân loại
a. TTHCM góp phần mở ra cho các dân tộc thuộc địa con đường giải phóng dân tộc gắn với sự tiến bộ xã hội
- Cống hiến lý luận lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh là về cách mạng giải phóng dân tộc
- TTHCM về cách mạng giải phóng dân tộc có ý nghĩa lớn đổi với phong trào cách mạng giải
phóng dân tộc trên thế giới
b. TTHCM góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình, hợp tác
và phát triển trên thế giới
- HCM là người VN đầu tiên khẳng định hợp tác quốc tế là xu thể tất yếu của thời đại, phá bỏ sự
biệt lập, mở đường cho sự phát triển, liên kết các dân tộc trong cuộc đầu tranh vì độc lập, tự
do, hòa bình, dân chủ và tiến bộ XH
+ Lợi ích của việc hợp tác quốc tế
Thứ nhất, giúp mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trường, phát triển KT-XH.
Thứ hai, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KT, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu
quả và năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư vào nền KT.
Thứ ba, giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực, nền khoa học công nghệ quốc gia, tiếp thu
công nghệ mới ở các nước tiên tiến Thứ tư, tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng được tiếp cận và giao lưu
nhiều hơn với thế giới bên ngoài
- HCM đã gắn cách mạng VN với các phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh của
GCCN trong các nước từ bản và phong trào công sản quốc tế, phong trào vi hòa bình, hợp tác và phát triển
- HCM chủ trương hòa bình, hữu nghị, hợp tác lâu dài giữa các nước
- Làm bạn với tất cả và không gây thủ oán với một ai
- Việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh trở thành một bộ phận cấu thành nền tảng tinh thần vững chắc của XH VN hiện đại.
Câu 13.Trình bày quan nhiệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của nghĩa xã hội ở Việt
Nam? Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay?
a. Quan niệm của Hồ Chí Minh về CNXH
CNXH là xã hội ở giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Mặc dù còn tồn đọng tàn dư của
xã hội cũ nhưng xã hội XHCN không còn áp bức, bóc lột, xã hội do nhân dân lao động làm chủ,
trong đó con người sống ấm no, tự do, hạnh phúc, quyền lợi của cá nhân và tập thể vừa thống
nhất, vừa gắn bỏ chặt chẽ với nhau - Tàn dư của xã hội cũ + Tham nhũng + Mê tín dị đoan + Tảo hôn + Trọng nam, khinh nữ + Trọng giàu, khinh nghèo
+ Áp bức bóc lột, coi quan lại cán bộ là có quyền áp bức,...
- Thời kỳ quá độ đi lên CNXH trên phạm vi cả nước ta:
1954: cách mạng CNXH ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến
tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.
1795: Cả nước đi lên CNXH
Một xã hội không còn áp bức, bóc lột, xã hội do nhân dần lao động làm chủ, con người sống ấm
no, tự do, hạnh phúc, quyền lợi của cá nhân và tập thể vừa thống nhất, vừa gắn bó chặt chẽ với
nhau; điều đó được chứng minh rất rõ trong đời sống hàng ngày của nhân dân ở giai đoạn này
1986: Đề ra đường lối đổi mới
b. Tiến lên CNXH là một tất yếu khách quan
- Tiến lên CNXH là một quá trình lịch sử - tự nhiên, tuân theo những quy luật
Chế độ XH phát triển từ cộng sản nguyên thủy - nô lệ - phong kiến -tư bản chủ nghĩa - chế độ
XHCN và chế độ cộng sản chủ nghĩa.
→ Sự phát triển và tiến bộ đó không ai ngăn cản được
=> Đó chính là quá trình lịch sử tự nhiên
c. Một số đặc trưng cơ bản của xã hội XHCN
- Chính trị: Xã hội XHCN là xã hội do nhân dân làm chủ
Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ. nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao động
làm chủ. Nhà nước là của dân do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng
cốt là liên minh công - nông - lao động trí óc do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Mọi quyền lực trong xã hội đểu tập trung trong tay nhân dân. Nhân dân đoàn kết thành một
khối thống nhất để làm chủ nước nhà. Nhân dân là người quyết định vận mệnh cũng như sự
phát triển của đất nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh coi nhân dân có vị trí tối
thượng trong mọi cấu tạo quyền lực. Chủ nghĩa xã hội chính là sự nghiệp của chính bản thân
nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân.
- Kinh tế: Xã hội XHCN là XH có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại
và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu
Đó là xã hội có một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội cao, sức sản
xuất luôn luôn phát triển với nền tảng phát triển khoa học - kỹ thuật, ứng dụng có hiệu quả
những thành tựu khoa học - kỹ thuật của nhân loại.
- Văn hóa – ĐĐQHXH: Xã hội XHCN có trình độ phát triển cao về văn hóa và đạo đức, bảo đảm
sự công bằng, hợp lý trong các quan hệ xã hội
Đó là một xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn áp
bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa
thành thị và nông thôn, con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài
hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên.
- Về chủ thể XDCNXH: CNXH là công trình tập thể của nhân dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước quản lý và điều hành đất nước và
xã hội bằng pháp luật thể hiện quyền lợi và ý chí của nhân dân; vì vậy, là nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.